dưới đây là những bài phụ lục tiếp theo tập hồi ký.
.
.
Loạt bài con thuyển tháng bẩy, 77 . chuyến đi tìm tự do .
by duongtiden
.
phần phụ lục, bài một.
.
Chuyện ba
người bạn còn lại tại trại tị nạn Batu Anan ở Tangjung Pinang.
.
.
Cuối tháng một năm 78, tôi rời trại tị nạn đi định cư trước, về Jakarta ở
hai tuần, rồi đến Honolulu ngày 14 tháng 2 năm 78. PhD, Boy và Dao ở lại chờ đợi
đến phiên đi. PhD và Boy chuyển tiếp thư từ của gửi tới trại cho tôi qua Mỹ, còn
thuốc lá thì ở lại trại, mấy dứa hút dùm cho miễn phí. Qua tháng sau thì PhD và
Boy cũng lên đường về Jakarta, mọi
chuyện đều kể cho tôi biết. Sau đó thì Boy đi về Hawaii nơi thân nhân làm giấy
tờ định cư do bà dì ở đó đón nhận, nhưng là đảo Hawaii lớn hình như là thành phố
Hilo, còn tôi thì ở đảo Oahu thành phố Honolulu.
.
PhD về với gia đình người chị hai ở
Pittsburgh, tiểu bang
Pennsylvania, bờ biển miền đông
nước Mỹ. Hai đứa đều cho biết ý định sẽ theo nhau về dưới vùng Nam Cali, Orange
County. Dao người bạn thứ tư thì vẫn còn chờ được đi định cư ở trại tị nạn, lúc
này dưới trại chỉ còn chừng 20 người, nên chính quyền Nam Dương chuyển tất cả
người tị nạn VN ở trại Batu Anan tại TP về trại ở thủ đô Jakarta. Câu chuyện đi
định cư của Dao về sau thì tôi không rành.
.
Vài tháng sau thì hai đứa Boy và PhD đều về nam cali, ở đâu Anaheim, tôi
thì vẫn nghỉ hè ở Hawaii, chờ người anh từ bên Úc muốn qua đó chơi. Tới tháng
bẩy 78 thì tôi vào Portland, tiểu
bang Oregon, nằm bên trên
Cali. Đi học CETA là chương trình
huấn nghệ dậy nghề ba tháng, tôi học làm thợ mộc đóng sườn nhà và làm cabinet,
đồ mộc trong nhà. Sau đó đi học hai khóa English ở Portland State
University, làm việc toàn thời gian ở Tektronic, rồi chuyển trường xuống học lại
Kiến Trúc, Graduate School về kiến trúc tại University of Oregon.
.
Boy đi làm về construction, kiến tạo cho tới bây giờ, PhD vừa đi làm hãng
kiến trúc, vừa đi học lại Kiến Trúc tại California State University, Pomona
Campus, sau này tốt nghiệp, bây giờ có bằng Kiến trúc Sư tiểu bang Cali. Còn Dao
thì tôi không rõ lắm. Ba đứa đều ở gần nhau dưới đó, từ lúc qua Mỹ tới
giờ.
.
.
boy, tmd
và PhD chuyẩn bị xuống dưới đáy Grand Canyon vào mùa đông tuyết gíá 1981. Lúc đó
tôi nghèo, tiếc tiền mua cái ba lô và ngứa tay, đi mua hai ba cái quần jean cũ
đâu mất ba đồng, dùng máy may của PhD tự may cái ba lô xanh, đeo ở trên, cũng
rất gọn gàng cho hành trình cắm trại hai tuần.
.
.
Hồi đầu, năm 1981, mùa đông nghỉ học, trường đóng cửa nghỉ lễ, tôi có
xuống dưới đó, mấy đứa với hai người em của PhD, kéo nhau đi camping cắm trại
hai tuần suốt mùa đông ở dưới Grand Canyon Arizona, qua tới Bryce Canyon rồi
Zion Canyon ở Utah. Sau đó tôi về
Texas làm việc mỗi khi đi vacation
nghỉ hè qua Cali, đều có ghé
thăm.
.
Bây giờ thì PhD còn là Pilot có bằng lái máy bay, có du thuyền nhỏ, đi
biển chơi, cuộc sống chúng tôi từ sau chuỗi ngày ở trại tị nạn chia ra hướng
riêng, cuộc sống riêng của từng người. Quý trọng những kỷ niệm thời gian mấy
chục năm trước chung cùng mái trường Kiến Trúc SG và chia xẻ sống chết trên hành
trình tìm tự do, sự thiếu thừa riêng tư của từng người, hợp chung nhau lại thành
một hành trình kết thúc bằng thành công tốt đẹp, phần lớn dựa trên phúc đúc của
gia đình, của định mệnh cá nhân gài chung vào định mệnh của dân tộc VN, trong
giai đoạn lịch sử vừa qua.
.
Cùng khoảng thời gian sau chúng tôi một chút, thì có hành trình vượt biển
của anh Lâm Tỷ KT68 đến Mả Lai, Hùng túy Trước KT72, bạn của PhD và Boy, đến Mã
Lai, anh Phạm văn Đạt KT65 cùng anh Lý kim Hùng KT65 đến Mã Lai, Nguyễn văn Tư
Râu KT73, đến Mã Lai, Nguyễn Bá Cung KT65 và Hùng Sùi CSKT đến Phi luật Tân,
chúng tôi đều có thư từ cho nhau, qua các trại tị nạn. Sau đó lần lượt đến
chuyến đi của anh Trần quang nhật Huân KT63 và Nguyễn ngọc Dũng KT66 đến Mã
lai, anh Lâm công Quyền KT65, tới Mã Lai. Trong thư từ qua lại đều kể lẫn cho
nhau nghe về chuyện đồn đãi của người đi sau về chuyến đi của chúng tôi đi
trước. Tư Râu cho biết đài BBC có nói về chuyện chúng tôi, lúc ở Biên Hòa Tư có
mở đài nghe, thư từ qua lại viết cho nhau coi, bây giờ tôi vẫn còn giữ, đọc lại
thật là nhiều kỷ niệm. Chắc là chuyện vượt biển của anh chị em KT là đề tài qua
biết bao nhiêu ly cà phê đen cay đắng của những người bạn học KT còn ở lại tại
VN.
.
Rồi theo lời anh Quyền còn có tiếp nhiều chuyến đi của anh chị em KT tiếp
tục sau đó nữa, không kể hết: " Ngoài ra còn Nguyễn-Duy-Hạnh KT65 đi tới Mã-Lai
năm 79-80 gì đó. Sau đó thì Nguyễn-Kiển-Thành KT65, Trịnh-Hoài-Hùng KT66,
Phạm-Việt-Cường KT66, Võ-Minh-Cẩm KT65, anh Lâm-Quốc-Thùy KT63 thi đi trên con
tầu chung với Nguyễn-Ngọc-Ngạn và cung chiu cảnh thương tâm nhu NNNgan, vợ con
bị kẹt trong tầu, chỉ còn người con gái lớn sống sót, ở Bi Đông.
.
Bên trên chỉ là số ít anh chị em biết được khi ra đi sau chuyến đi của
chúng tôi trong khoảng thời gian đó. Có một số anh chị em và gia đình đã không
may mắn, biết là đã đi mà không đến bến bờ tự do nào hết, như gia đình anh chị
Đào huệ Chi và Nguyễn văn Đoàn KT66, hay nằm lại ở đảo Galang sau này, như anh
Nguyễn anh Cần KT68. Còn thân nhân và bạn bè của mọi người cũng ra đi vượt biển
tìm tự do thì nhiều không kể xiết.
.
.
.
Boy và PhD ngồi, đứng là hai vợ chồng Hùng túy Trước KT72,
nhân ngày trước nhận giải thưởng viết bài hay của Việt báo ở Cali. Hình vài năm
trước.
.
Những chuyến đi đầu thành công, mở đường cho bao trăm ngàn người đi sau,
đời sống thành công bên xứ Mỹ, được thư từ về VN lại làm cho bao người nôn nóng
ra đi nhiều hơn nữa, cho đến mười mấy năm sau vẫn còn ra đi, nhưng sự đón tiếp
không còn dễ dàng ở các nước chung quanh nữa mà trở thành tù đầy giam lỏng qua
bao năm tháng dài chờ thanh lọc để được đi định cư, tới năm 89, tôi đã có công
trình design ở Jakarta, lúc đó mới có bạn Đặng Đăng Đẳng KT70, rồi Đặng đình
Thành KT77, lúc đó mới rời VN vượt biển chuyến chót, nằm vài năm (4) ở Galang
chờ đợi, rồi sau cùng cũng qua Mỹ.
.
Năm rồi gặp hai bạn này ở đại hội KT kỳ 4 ở
Tampa, Floria. Có lẽ anh Hoàng đình
Tuyên KT 63 đang ở Paris, là người
vượt biển đầu tiên đi năm 76, sau 75, rồi đến chuyến ba đứa KT chúng tôi năm 77.
Chuyến chúng tôi đi có lẽ là chuyến duy nhất do ba nguời bạn KT tự làm thuyền tự
tổ chức, tự lái ghe đi lấy, không mua vé đi từ tầu thuyền của người
khác.
.
.
.
by duongtiden
.
.
con thuyen thang
bay, july 4 boat, dai hoc kien truc saigon, kien truc viet nam, images vietnam
architecture, 4 of july, can tho, escape from vietnam, boat people, thuyen nhan,
ti nan viet nam . Loạt bài con thuyền tháng bẩy, 77. chuyến đi tìm tự do, bài
thứ 22 tiếp theo. The July 4th Boat, part 22 cont. by
duongtiden. Loạt bài con thuyển tháng bẩy, 77 . chuyến đi tìm tự do. Phần phụ lục, bài một. by duongtiden
.
No comments:
Post a Comment