.
.
.
Những đoạn viết bố lếu bố láo của những tay viết VNCH, những tuyên truyền bố lếu bố láo, khi dễ sự ngu si của người đọc. Khi dễ sự thông minh ưu việt của người dân VN ngày nay, nên VC … tiếp tục tuyên truyền, sửa lịch sử của An Lộc trong qúa khứ, với chuyện mộ 3000 dân bị đế quốc giết ngày 3.10.72 ....
.
.
.
Dưới đây là một chương trong quyển sách “Mùa Hè Đỏ Lửa” của Phan nhật Nam, một sĩ quan Nhẩy Dù trong quân đội VNCH, làm phóng viên chiến trường nổi tiếng!!. Tôi thu được bài này trên internet gần đây khi tham khảo các tài liệu viết và hình chụp trận đánh An Lộc năm 1972, bắt đầu từ ngày 5 tháng tư cho đến tháng bẩy.
.
Để viết bài tóm lược về trận đánh AL, tôi đưa lên những huyền thoại tưởng tượng, những tuyên truyền lố bịch, sai sự thực, không cần biết của bên nào. Ai thắng ai thua, là chuyện của qúa khứ đã đi qua. Việc cần thiết là ghi lại sự thực, kiểm chứng bằng hình ảnh, mốc thời gian, bằng nhân chứng trong trận chiến. Đó làm điều tôi muốn làm trong những bài tới. Đưa những điều không đúng và lố bịch lên trước bằng những bài phụ lục, đó là điều cần thiết để tôn trọng người đọc.
.
Phần trích: “” …
.
Mùa Hè Đỏ Lửa
.
Chương 10 Địa Ngục Trước Mặt,
.
Khi đứng trước An Lộc, dẫu kiễng chân, mở to mắt, tôi cũng chỉ thấy được một tòa lầu cao, ngói đỏ, con đường hơi ép trái trước khi vào thành phố, chiếc tăng T54 nằm bên vệ đường, che khuất một phần không gian. An Lộc cách một khoảng 1700 thước, nhưng sao đã thấy từng cơn rung trong lòng, đã thấy thái dương giật giật.Đâu phải chiến tranh chỉ có ở trong đó, nơi tôi đứng, năm mươi sáu xác chết của C7, C8 (đại đội 7, 8) của Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 275, Công Trường 7 đang nằm chật trong các công sự phòng thủ; nơi đây cũng có hai T54, ba PKR 79 nằm chúi đầu xuống hố bom, bộ máy bị tan nát vì lựu đạn công phá. Nơi tôi đứng, chỉ mười lăm phút trước, Đại Đội 62 Tiểu Đoàn 6 Nhẩy Dù đã xung phong cú chót bắt tay với Đại Đội 81 Tiểu Đoàn 8 Nhẩy Dù. Lần bắt tay vinh quang của quân sử người Việt phương Nam. Nhưng, nơi tôi đứng cũng dậy mùi người chết gây tanh trong gió...Chiến trường nơi đây cũng đã quá nặng độ, nào cần vào đến trong kia.Nhưng An Lộc nơi xa 1700 thước ấy lại gây cho tôi cơn đau đớn giật ngược, người cồn cào nóng rực tưởng như đứng trước một người thân vừa ngã chết!
.
- Tôi vào trong đó nghe anh Năm? Tôi hỏi trung tá Đỉnh, tiểu đoàn trưởng 6 Dù.
.
- Khoan, mai sớm hẵn hay, đợi đi, từ thằng 8 (tiểu đoàn 8) vào trong kia đâu có yên, nó pháo chết cha mày. Chết lại không có được “tuyên dương công trạng” nữa,
.
- Ừ vậy thôi, ngày mai.
.
Đêm xuống thật nhanh trong rừng, rừng cũng chỉ là chữ để gọi tên một vùng cây, vì ở đây rừng chỉ còn những thân cây cháy đen tua tủa dựng lên trời với cành khô không lá. Cây ngổn ngang và rừng điêu tàn. Bom đánh xuống cháy một xóm nhà vốn là sự thường trong chiến tranh, nhưng đốt cháy hẳn một cánh rừng bao la thì chỉ có ở Việt Nam. Nơi thiên nhiên biến dạng bởi lửa đỏ. Tắt lửa, trời tối thẫm, vài viên đạn đại pháo cầm canh điểm giọt dài từ bắc An Lộc đến cuối nơi đóng quân của Trung Đoàn 33 Sư Đoàn 21 Bộ Binh. Lần đầu tiên tôi dự trận chiến “bắn quấy phá” do pháo của Cộng quân.Ưu thế hỏa lực vùng này không cần phải xét thêm, địch hơn hẳn ta một chặng đường dài, quá dài không theo kịp. Trời sáng tôi sửa soạn hành lý để dông. Có tiếng người gọi 64 (Đỉnh) ở trong máy. Tiểu đoàn trưởng5 Dù ngỏ lời chào mừng Tiểu Đoàn 6,
.
-Ông bắt tay được với tiểu đoàn 8 là tay cừ,tụi này đợi cả hai tháng, chả có ai nắm được tay mình, mỏi bỏ mẹ...
.
- Hì... hì, Đỉnh cười thích chí. Hiếu khóa 14, Đỉnh 15 Đà-Lạt, cùng là dân năm 54 “mang rau muống vào Nam diệt thù”, nay gặp được nhau giữa rừng chiến trận, câu chuyện vang vang những lời thống khoái... Có Nam Xương (Danh hiệu truyền tin trước kia của tôi, Nam là tên, Xương nghĩa là không có... thịt) lên đây với tôi, 55 (Hiếu) có muốn gần nó không ?
.
- Đâu đâu, cho tôi nói chuyện với nó một chút, lâu không được nói chuyện với dân civil !!Chắc giọng nó “thơm” lắm.
.
Tôi cười ngượng ngùng, có một chút xấu hổ làm cứng mặt, đàn anh của tôi đã nói thật. Nhu cầu được gặp và nói chuyện với người lạ là một phản ứng thông thường của người lính miệt mài torng rừng rậm. Bao nhiêu lần tôi cũng đã có cảm giác này.Chui rúc mãi trong rừng sâu, đóng quân ở nơi hoang dã, khi thấy được một con đường, dù chỉ là loại đường đất trải đá dẫn đến một làng xóm cũng gây nên cảm giác ấm áp trong lòng - Cảm giác sống giữa nơi có người, không lẻ loi ... Gặp mặt người, ước muốn sao nghe quá cay đắng, nhưng chính là một hạnh phúc tội nghiệp mà chỉ có người lính trong chiến tranh mới cảm thấy.
.
Tám trăm thước từ tiểu đoàn 6 đến khu vực tiểu đoàn 5 tôi đi hơn nửa giờ...”Mày đi qua đó thì coi chừng, có hai hướng pháo, một ở tây-bắc, một ở đông-nam. Nếu ở hướng đông-nam lại thì không sợ, chỉ sợ hướng tây-bắc, khi nào nghe pháo tới thì đứng xây lưng vào cây cao su hoặc nhẩy xuống hố”.Đỉnh dặn dò tôi trước khi vào vùng pháo.
.
- Anh coi thường tôi quá, cũng đã là Đại Đội Trưởng Đại Đội 93 Tiểu Đoàn 9 từ 1965 chứ đâu phải là dân cù lần chưa đánh giặc,
.
- Tại vì mày đeo cái máy ảnh, tao cứ tưởng mày làm báo thứ thiệt!!
.
- Báo quái gì, giang hồ chơi vậy thôi, tôi dọt, về viết bài bốc anh. Rừng không nắng, đất đỏ tung tóe, cây gẫy đổ chắn lối đi, xác Bắc quân chôn tập thể ngổn ngang gò đống, pháo rời rạc rơi, cứ năm phút từng cặp một... Tôi cũng nhiều phen tìm hố để ẩn nhưng người làm sao nhanh hơn đạn, khi đứng được trong hố thì đạn đã chạm nổ rồi!! Mới hơn một năm đã quên bố hết phản ứng... Chẳng bù năm xưa khi trái đạn đầu tiên vừa nổ ở vùng phi quân sự, tôi đã ở nguyên con trong hố đào bằng nón sắt! Mình hết thời lính rồi.Tôi lẩm bẩm nhắm hướng tiểu đoàn 5 đi mặc kệ pháo rơi trên mặt lộ... Nếu nhỡ mình chết ở đây thì với tư cách gì nhỉ?Dân cũng không, lính chẳng phải.Không có một điều gì kéo tôi đến đây, không lẽ để lấy tài liệu làm “tác phẩm”?!!
.
Mồm ngậm điếu thuốc, tay bỏ túi quần, tay giữ máy ảnh, tôi cũng lạ với mình trong phút giây “đạt đạo” này. Đời là sự vô thường !! Tôi luận lung tung trong đầu khi bước chân đi qua vùng rừng được lính Nhẩy Dù đặt danh hiệu “bãi pháo”. Pháo là pháo kích, đại pháo của Cộng. Hơn ngàn người dân An Lộc đã chết trên tám trăm thước ngắn này trong những ngày trước khi họ cố bỏ nơi đỏ lửa để xuôi nam... Gạo xấy, tay nải, nón, guốc còn lác đác đầy khoảng rừng.Chụp hình được hết những mảnh vụn này không ? Tôi tự hỏi khi loay hoay điều chỉnh ống kính. Chẳng thấy được gì, thôi vậy.Tôi xếp máy đi hết quãng đường.
.
Đến khu đóng quân của tiểu đoàn 5, chẳng có người lính nào trên mặt đất, pháo đang nổ ngoài đường. Dứt pháo, những cái nón sắt từ từ nhô lên khỏi nắp hầm, hầm dưới đất, nắp hầm khum khum như những nấm mồ nhỏ... Cảnh tượng giống như đàn còng gió khi thấy người đi đến vội tụt xuống cát trên bãi biển. Những người lính vừa nhô lên thấy tôi nhoẻn miệng cười.
.
- Báo hả? Có thuốc lá không ?
.
- Chẳng phải báo beo gì cả! Thuốc lá còn mỗi điếu ở mồm đây, hút không?
.
- Hút ! Người lính thò tay lấy điếu thuốc không chậm một giây.
.
Đến hầm ông Hiếu, phải một phút kêu gọi, ông Tiểu Đoàn Trưởng thâm niên nhất của Nhẩy Dù mới “bò” ra khỏi ổ... À Toa, đợi đấy, moa đãi toa hộp bia và bánh do bà vợ vừa gởi lên. Tôi cởi áo giáp, máy ảnh, nhận hộp bia vàng sánh.Như những người lính im lặng chung quanh, tôi bình thản uống từng hớp bia hạnh phúc. Đến một độ nào đó con người “bão hòa” với đau đớn, trở thành trơ, mất xúc cảm và vô vi như một kẻ đạt đạo cao siêu. Tôi chỉ mới qua vài ngày chiến trận, chỉ mới ở vài ngày dưới vùng “hỏa tập tiên liệu” của địch, đầu cũng đã cứng và lòng phẳng trắng vô tri.Uống, bia lúc nào cũng ngon và ngọt, thở một hơi thuốc thơm lên vòm trời âm u.Ầm !Ầm !Lại hai hỏa tiễn, tôi thụt đầu vào lại hầm, hộp bia sóng sánh trào ra chút bọt nhỏ.Uống thật say đắm, cạn giọt cuối cùng, biết đâu lát nữa khi vào An Lộc lại bế ngay một quả.
.
- Lâu quá moa không thấy mặt trời, cao su ở đây còn lá, ngày lại nhiều pháo kích, ở luôn trong hầm cho tiện.Ra khỏi hầm chẳng làm được gì, nhỡ có chuyện gì lại thiệt cho đơn vị.Người tiểu đoàn trưởng số 1 đã nói thế, trận chiến này quả thật không còn chỗ để khai sinh anh hùng. Đánh nhau bằng lưỡi gươm, người làm tướng thuở xưa có cơ hội chứng tỏ được mưu lược, can đảm và tài nghệ riêng mình.Đánhbằng gươm, lối đánh mã thượng, quân tử, đánh đối mặt, và chết không ân hận. Chiến tranh hôm nay với đại pháo xa hàng chục cây số và viên đạn vô tình nổ chụp. Người thụ động toàn thể dưới vũ khí tàn ác vô nhân. Chiến tranh không những chỉ hủy diệt đời sống. Chiến tranh còn làm mất giá trị con người.
.
Mãn thiên hoa vũ,
.
Vượt hẳn hết ý niệm từ trước, bỏ xa trí tưởng tượng đã xếp đặt, An Lộc không “hư” từng khu, không đổ từng khóm, An Lộc vỡ nát, vỡ tan tành, vỡ vụn...Không còn sự sống trên mặt đất, không còn dấu vết người trên mặt đất, thành phố chìm dưới hầm, sâu dưới đất, càng sâu càng tốt như một ổ mối khổng lồ dưới lớp đất bùn bề mặt. Vòng đai thành phố bây giờ đã nới rộng lên phía Bắc đến gần được sân bay. Những ngày “tử thủ” đường phòng thủ này rút xuống ngang hoành độ 88, từ đây kéo thẳng đến cực nam bãi trực thăng B45 đo được 800 thước và bề ngang được 500.Một diện tích rộng chưa tới cây số vuông đã có lần nhận được 8000 viên đạn như trong đêm 11 rạng 12 tháng 5; 8000 viên đạn loại xuyên phá chưa kể hỏa tiễn và cối tung hoành trên mảnh đất chỉ bằng khu vực Đa Kao.Mỗi thước vuông đất phải nhận hơn 10 trái đạn.Đạn Delay xuyên xuống đất hơn một thước mới nổ. Không cần phải trúng ngay hầm chỉ cần nổ bên cạnh cũng đủ xô ngã vách hầm. Dân và lính thụ động co rút dưới hỏa ngục đổ từ trên trời xuống trong hơn hai tháng. Pháo không phải từng cơn, từng giờ, từng loạt, pháo đầy trời như mưa, pháo ào ạt như gió, pháo kín mít như mây. Pháo không vạch từng đường như Mậu Thân, pháo không đi từng luồn như ở Hạ Lào. Pháo và trời chan hòa trộn lẫn như mưa bay giăng giăng che kín không gian của những ngày xuân mưa bụi. Dưới bầu trời đầy những đóa hoa tử thần đó. An Lộc co quắp, vật vã, tan thành mảnh, phất phới bay như tờ giấy xé nát được tung lên giữa trời lộng gió. Một hỏa tiễn nâng chiếc xe jeep bay bổng, khối sắt nặng 1/4 tấn vừa rơi xuống chạm mặt đất lại bị thổi ngược lên cao, nhẩy lên một mái hầm như hộp thiếc nhỏ bị quay cuồng vì những viên đạn tinh quái chính xác trong phim cao bồi Mỹ.
.
Pháo đầy trời nên sự chết cũng ở khắp nơi, chết lan như cỏ gà, chết tự nhiên, như sống thì phải chết. Chết ở An Lộc là hiện tượng tất nhiên. Gia đình bẩy người, hai vợ chồng năm người con cùng trú trong một cái hầm. Hầm đào dưới nền nhà trên lót vài tấm ván và một lớp bao cát. Tất cả đo được một thước bề dày. Tội nghiệp, dân đâu biết được cường độ công phá của đạn 130 ly. Nên, ầm một tiếng ngắn ngủi, cái nắp hầm tội nghiệp đó tung lên vỡ tan từng mảnh nhỏ như những hạt nước tóe lên khi hòn đá nặng rơi xuống... Chết! Sáu xác chết được một người còn sống chắp nhặt, vá víu để xác người mẹ không có tay người con, để thằng anh không lẫn chân thằng em. Người cha chậm rãi, từ tốn bình thản đi chọn lựa từng phần thân thể một của mỗi người thân yêu, còn gì trong đầu óc khô cứng đó. Không còn gì, chẳng nên gọi đó là óc não con người.Người đã chết. Con người thật đã chết toàn phần ở An Lộc.
…. “” Ngưng trích lại.
.
.
.
về phía bắc, ít ra còn khoảng cách vài trăm mét an toàn, trước khi bộ binh VC có thể tiến sát đến gần bộ chỉ huy của LĐ81 BCND hay trung đoàn 8/sư đoàn 5. nên chiều dài từ bắc xuống nam tới rừng cao su Xa Cam phải dễ dàng dài đến 2km trong đêm 11 tháng 5, khi VC pháo dữ dội nhất để tấn công vào. Còn xe tăng thì dễ dàng đi lạc một mình xuyên thành phố cho tới khi bị bắn cháy hay phải đầu hàng vì hết xăng.
.
Đọc bài trên, tôi thấy PNN không cần phải cường điệu viết ẩu tả cho những con số hoang đường như trong phần đoạn chữ được tô đỏ lên. Như trong bài phụ lục trước, ông ta huênh hoang cho ra những con số trong thiên đường tưởng tượng, 8000 trái đạn pháo đủ loại trên 400 thước vuông trong hai giờ, rồi làm phép tính chia con nít rất đúng là 20 trái đạn được rót xuống trên một thước vuông. Lúc đó tôi tưởng ông ta chưa vào AL trong trận đánh nên ngồi tưởng tượng. Đọc bài trên thì hóa ra là ông ta cho biết có vào AL theo tiểu đoàn Dù 6, bắt tay TĐ 8 Dù ngày 8 tháng 6 ở Xa Cam. Bước vào AL, không biết ông ta có thấy dấu vết 20 trái đạn trên từng thước vuông trong hai giờ, sáng sớm ngày 11 tháng 5, của trước đó một tháng, và có thấy 400 mét vuông to chưa bằng một nửa sân vận động, thực ra 400 mét vuông chỉ là con đường ngang 4m nhân 100m dài là có ngay 400m, An Lộc ở đâ mà tí teo như vậy. Vậy mà ông ta viết ra được đoạn mà tôi đã trích lại trong bài phụ lục ở phần trước.
.
.
Tới khi tôi đọc bài này, con số 8000 trái đạn nhiệm mầu của PNN lại được lập đi lập lại, lần này ông ta cho 8000 này lại rơi trên 800mx500m là 400.000 mét vuông: .. 400 mét vuông kỳ trước biến đi đâu mất?
.
.
“ … Những ngày “tử thủ” đường phòng thủ này rút xuống ngang hoành độ 88, từ đây kéo thẳng đến cực nam bãi trực thăng B45 đo được 800 thước và bề ngang được 500.Một diện tích rộng chưa tới cây số vuông đã có lần nhận được 8000 viên đạn như trong đêm 11 rạng 12 tháng 5; 8000 viên đạn loại xuyên phá chưa kể hỏa tiễn và cối tung hoành trên mảnh đất chỉ bằng khu vực Đa Kao.Mỗi thước vuông đất phải nhận hơn 10 trái đạn.Đạn Delay xuyên xuống đất hơn một thước mới nổ …”
.
(bãi đáp B15, tức là nằm ngay phía nam trại biệt kích B15 thời CIDG dân sự chiến đấu hay là biệt kích Mỹ, chứ không phải B45 như PNN viết ở trên)
.
Lần này thì tài làm toán thi đậu tú tài hai của sĩ quan Dù, tốt nghiệp Sĩ Quan ĐaLat của PNN tuột dù thê thảm như là chưa hề thi đậu được bằng tiểu học khó hơn với tính tam suất, lấy 800mx500m là khu phòng thủ thu nhỏ nhất theo PNN, mà tôi nhìn theo bản đồ của các đơn vị phòng thủ thì là sai, kích thước này lớn hơn nhiều. PNN cũng khoe tài nhìn bản đồ, lấy đường hoành độ 88 cho oai, khoe tài đi lính từng làm đại đội trưởng Dù để hù người đọc, nhưng khi đo chiều dài, thì lại không biết từng vị trí đơn vị phòng thủ AL nằm ở đâu để mà đo cho đúng. Bên trên đường hoành độ 88, ngang đường Phan Bội Châu còn cóTrung Đoàn 8/SĐ5 và Liên Đoàn BCND 81, bộ chỉ huy nằm tại Chợ Mới và tuyến phòng thủ cách BCH ít ra vài trăm mét về hướng Bắc phía trước. Từ hoành độ 88 phải cộng thêm hơn nửa cây số khá xa mới tới tuyến đầu có VC.
.
800m nhân 500m là 400.000 mét vuông, chia cho 8000 (con số nhiệm mầu, chỗ nào cũng có con số này) thì mỗi 50 thước vuông nhận được một trái đạn pháo, hay một trái pháo cho mỗi 50 thước vuông, lấy 8000 trái pháo nhân cho 50 thước vuông có phải ra 400.000 mét vuông của 800mx500m, theo toàn những con số bịa đặt của PNN đưa ra không. Nhưng phóng viên chiến trường PNN chuyên khoe con số và tài làm toán ra sai bét để cho bài viết được hấp dẫn hơn hù họa dân vô học. PNN tính ra mỗi thước vuông nhận hơn 10 trái đạn, đã giảm từ 20 trái đạn trên trước vuông trong cùng những bài viết của ông ta trong cùng một quyển sách, chỉ khác chương.
.
.
.
Từ mặt bắc, lằn ranh tiền sát cách bộ chỉ huy của Liên Đoàn 81 BCND 500 mét, cho tới mặt sau của Lữ Đoàn 1 Dù, thì trục bắc nam của quân trú phòng, trong khi bị pháo kích trước cuộc tấn công ngày 11 tháng 5, phải dài hơn 1km rất nhiều. Đó là chiều dài của thị xã An lộc. Sau khi ngừng pháo để tấn công, vì VC không muốn pháo lên đầu quân và tăng VC đang tấn công sâu vào thị xã. Phía bắc VC tấn tới gần được khu trường tiểu học Hoa bằng một mũi nhọn chứ không phải dàn hàng ngang, gần chợ Cũ, phía tây, tấn công một mũi nhọn tới sát được con đường phân cách Ty Công Chánh và Bịnh Viện Bình Long, đó là sau khi tấn công.
.
Con số 8000 ngàn trái pháo trong một ngày, những tác giả sĩ quan cố vấn Mỹ, nằm chịu đạn trong An Lộc có nêu ra trong các bài viết của họ, được PNN xào nấu kỹ lưỡng theo ý làm toán sai bét của ông ta. Nhưng mà NGU thì hay KHOE vậy thôi. Cái tật này không bỏ được, ngay cố vấn Mỹ họ cũng chẳng nói ra cách đếm như thế nào? cứ 10 giây có một trái pháo nổ trong suốt 24 tiếng mới có 8000 ngàn trái đạn trong một ngày. Còn bao lâu thì là 10 giây, cứ đếm “ba ngàn lẻ một .. “ như vậy 10 lần là 10 giây. “bùm” đạn nổ như vậy mỗi 10 giây suốt một ngày không ngủ, ngồi đếm pháo liên tục.
.
.
Mà 8000 ngàn trái đạn pháo, chỉ là con số để ca tụng không công cho tài chuyển vận đạn của VC, cho dù VC đoạt được đạn của VNCH bỏ lại trước đó, cho dù Chi Khu Lộc Ninh thất thủ, số đạn ở đó không thể nào hơn 1000 trái. Không ai chứa đạn nhiều như vậy để bị nổ, khi đụng trận thì đạn sẽ được tiếp tế. Căn cứ Cần Lê, 10 km bắc An Lộc, đạn pháo do Lực Lượng Đặc Nhiệm 52 của sư đoàn 18 bỏ lại khi tháo chạy, đạn 105mm 155mm cũng chỉ tới 1000 trái là cùng, chưa kể là sau khi tháo chạy, đơn vị trưởng nào cũng khai báo là ĐÃ PHÁ HỦY SÚNG ĐẠN hết. Súng pháo thì chỉ cần cho lựu đạn lân tinh vào nòng, hay phá ống nhắm, phá kích nổ.
.
.
.
trong hình trên sau cuộc pháo kích 8000 trái trong 2 giờ của PNN ngày 11 tháng 5, đâu thấy dấu vết gì tàn phá qúa mức tới 20 trái pháo trên thước vuông? trong khu chỉ huy của tướng Hưng. VC không tập trung pháo vào đây, thì pháo đi đâu? đó là noi đây phải nhận hơn số trung bình gấp mấy lần. 400 m vuông, 1 chiều 4mx100m, hay 20m x 20m nhỏ xíu nhưng to hơn sân tennis của PNN nằm ở đâu vậy?.
.
Viết như vậy mục đích để khoe tài chịu đựng của quân phòng thủ, bao nhiêu đạn pháo mà VC không chiếm nổi An Lộc, nhưng mà viết như vậy, cũng cho thấy VC có khả năng dùng bao nhiêu xe tải đạn trong suốt mấy tháng, vận chuyển hơn 200 ngàn trái đạn khơi khơi mà tình báo VNCH, quân đoàn 3, sư đoàn 5, không biết hơn một quân đoàn VC đang ở đâu? Làm gì, bao nhiêu khẩu pháo mấy trăm ngàn trái đạn nằm ở đâu, cho tới khi bị pháo vào An Lộc mới giật mình tự dưng biết mình bị bao vây, như vậy tình báo, phòng 2 của quân VNCH là hạng bét.
.
.
Lúc VC đi bộ bao vây Lộc Ninh và An Lộc, thì quân VNCH hành quân bên Cam Bốt, tung hoành như chốn không người, tưởng VC chạy về Bắc hết, té ra VC đang ở đầy chung quanh Bình Long, hơn một quân đoàn là ba sư đoàn, cộng thêm nhiều trung đoàn chiến xa và pháo. vậy trong thời gian đó, tình báo của quân đoàn 3 VNCH đang làm gì vậy? không biết vài chục ngàn lính VC đang ở đâu với trăm xe tăng, trăm khẩu pháo hạng nặng, kèm biết bao thực phẩm xăng dầu đạn pháo để nuôi đoàn quân có thể đến 50 ngàn người này (tăng lên để nói lên sự anh dũng của quân phòng thủ, thực ra chỉ từng 35 đến 40 ngàn quân VC bao vây). Các sĩ quan quân báo của quân đoàn 3 đã làm gì?
.
.
Chưa hết :
trích: …
Một hỏa tiễn nâng chiếc xe jeep bay bổng, khối sắt nặng 1/4 tấn vừa rơi xuống chạm mặt đất lại bị thổi ngược lên cao, nhẩy lên một mái hầm như hộp thiếc nhỏ bị quay cuồng vì những viên đạn tinh quái chính xác trong phim cao bồi Mỹ.
… ngưng trích.
.
.
.
trái hỏa tiễn rơi xuống toét đầu 122mm của VC này, có đủ sức làm xe Jeep bằng giấy của PNN bay tung lên trời, rớt xuống, lại bay lên vì trái khác lại rớt trúng hay không???
.
Khối sắt của PNN nặng ¼ tấn là 250 kg, bao gạo 100 kg là một tạ, mười tạ là 1 tấn, 1000kg, xe jeep dưới con mắt PNN nặng có 250 kg là nặng hơn hai bao gạo một tại, hai người khiêng được hai bao gạo là khiêng được xe này. Nhìn xuống chân khi đứng trong An Lộc, ông này không thấy có 20 hay 10 trái đạn nổ trên thước vuông dưới đôi chân, ông lại ngước nhìn lên thì thấy xe jeep bay lên trời vì hỏa tiễn VC, lúc này VC chỉ có hỏa tiễn 122 mm. Một trái hỏa tiễn nổ bay cái xe jeep nhà binh lên trời thì chỉ có PNN nhìn thấy. Tui có cái xe sport lâu rồi Nissan 300ZX, nó nặng chỉ có khoảng trên 2000 pound, chia cho 2,2 thì được 980 kg, dĩ nhiên là cái xe jeep quân sự đầy sắt thép nặng hơn 1000kg là một tấn rất nhiều, hỏa tiễn 122 mm nào mà rớt tung được nó lên trời. Vừa phải thôi PNN, xe jeep bằng giấy của ông thì có, cho nên bay lên trời, vừa rơi chạm đất, lại bay lên nữa, hình như viết như thế này, nên cuốn sách “Mùa Hè Đỏ Lửa” của PNN có nhận được giải văn hoá nghệ thuật “ba xạo” của VNCH hồi đó. Ngày nay, chiếc Jeep dân sự Wrangler, có nhiều đồ plastic trong đó, không cần sắt thép chống đạn bắn và bền như xe quân sự, nó cũng nặng đến gần 3000 pound (lbs) là khoảng trên 1300 kg.
.
.
.
hình trên trong tiểu khu AL, khu này có hầm của tướng Hưng, nhìn về sân vận động bên cạnh, với dù tiếp tế đang rơi... dấu vết 20 trái đạn trên từng thước vuông của PNN nằm ở đâu. Qua tháng 5, dù được thả chính xác hơn bằng loại dù mới có nhiều khe gió thủng để kiện hàng rơi xuống nhanh hơn ở cao độ thấp, dù mới bung ra.
.
.
Tháng mười, ngày 3 tháng mười 1972 mà VC đề trên bia tưởng niệm mộ 3000 người bị đế quốc Mỹ tàn sát. Bố lếu bố láo cho VC, hình chụp hai cố vấn Mỹ đứng ở Chợ Mới, trước nghĩa trang BCND 81, thấy còn dân và quân đi tới lui vui như đi chợ, đầu trần không áo giáp, chưa kể nhìn xuống đất không thấy dấu vết 20 trái đạn pháo trên thước vuông của ba xạo PNN. Chỗ hình chụp là bộ chỉ huy của BCND 81. đối diện nghĩa trang, cách con đường phía nam là bộ chỉ huy trung đoàn 8, VC không tập trung pháo vào đây thì pháo đi đâu cho phí đạn pháo???.
.
.
.
Nguyễn văn Thiệu đầu trần không áo giáp vào An Lộc ngồi bên nghĩa trang Dù 81, thì trận chiến đang tàn nguội rồi. thì VC lấy căn cứ ở đâu ra cái ngày 3 tháng mười 72. Đế quốc Mỹ mới tàn sát 3000 dân An Lộc. Có VC pháo AL suốt ba tháng làm chết vài trăm dân rất có tội vì không chịu bỏ chạy về vùng đã giải phóng thì có.
.
Rồi tới mấy ông cố nội VC, đã không chiếm nổi An Lộc năm 72, rút đi, rồi ngày nay cho dựng bia tưởng niệm 3000 dân An Lộc bị đế quốc Mỹ giết trong ngày 3 tháng 10 năm 72, cái ngày này được móc từ đâu ra, khi dân An Lộc đã tháo chạy, liều chết rút ra khỏi An Lộc gần hết vào ngày 12 tháng 6/72, thì còn lại bao dân nhiêu để cho đế quốc Mỹ giết tới 3000 trong một ngày?.
.
.
.
.
.
hình chụp nam 2007
.
.
.
.
Ngày 7 tháng 7.72, thì Ng văn Thiệu TT VNCH bay trực thăng vô đây đầu trần không nón sắt, không áo giáp để tăng thưởng quân sĩ trong nhiều giờ, tức là VC không còn khả năng tác chiến chung quanh AL nữa, pháo chỉ còn rơi lẻ tẻ, thế thì đế quốc Mỹ lại thảnh thơi giết 3000 dân làm gì, vào tháng 10 như bia và bảng ghi rõ, đang cắm ngày hôm nay ở An Lộc. Ai cũng biết cả ngàn dân An Lộc bị chết vào tay VC vì bị pháo vô tội vạ trong trận An Lộc, nếu không có bị tấn công giải phóng, thì dân An Lộc đã không bị chết bị thương, bị bao vây không cho chạy thoát đi, để làm gánh nặng cho VNCH phải nuôi dân bị thương tích bằng dù tiếp tế trong suốt hai ba tháng, để làm cản chân vướng víu cho quân trú phòng. Sau khi VC rút đi, đế quốc Mỹ mới có dịp giết 3000 dân, mà thế giới không ai biết, chỉ có VC biết mà thôi. Hay thật. Mỹ Lai đã xẩy ra với trên 500 dân thiệt mạng mà thế gìới đều biết năm 67-68, đến năm 72, trong khi thế giới dòm ngó, đế quốc Mỹ lại giết 3000 dân AL mà chỉ có VC biết, thế giới ngày nay vẫn làm thinh với tội ác đầy trời này. Thiệt là lố bịch vừa thôi.
.
.
.
hình trên chụp sau năm 73, Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân lên trấn An Lộc. Người sĩ quan Tiểu Khu Bình Long, đứng trước cổng chào phía Nam, ngay khu đầu thị xã.
.
.
Bài đang viết, còn tiếp và sẽ thêm hình ảnh …
.
.
An Loc Binh Long va toi … duongtiden, duongtiman. phan nhat nam ba xao . mo 3000 ngưoi ba xao. by duongtiden, duongtiman, an loc binh long va toi, truong tieu hoc an loc. duongtiden, duongtiman, an loc binh long va toi ... mot truyen dai. An Lộc, Bình Long và tôi, bài 6 tiếp tục. By duongtiden. An Lộc, Bình Long và tôi.bài thứ bẩy .. anh bán cà rem trước trường tiểu học. By duongtiden..
.
Xin nga non kinh chao anh ! toi da bo ra gan ca thang Troi de doc nhung bai viet cua anh ( moi dem 2-3 hrs. ) vi su cuon hut khong the cuong lai duoc !!! voi nhung bai viet va hinh anh tuyet hao ve chien truong An Loc mua he khoi lua nam 1972 ! va nhung nguoi con cua to quoc VNCH rat tu hao ve chien thang lung lay vang danh khap 5 Chau nay ! va lan dau tien toi duoc chung kien hinh anh cua co giao Pha, tac gia cua 2 cau tho bat hu ! toi dang mong cho bai viet phu luc cua anh ve co giao noi tieng nay !!! Tran trong chao anh va men chuc anh va gia dinh luon manh khoe, binh an !!!
ReplyDelete