copy of tmddesign old multiply blog

Pageviews

Friday, April 30, 2010

30 tháng tư 2010. by duongtiden

.

,.
.

.
Hôm nay ngày 30 tháng  4, 35 năm sau, tôi lại thêm lần nữa ngồi xuống viết lại những giòng cảm nghĩ của mình. Một người chào đời vào những ngày tháng năm 75 đó, bây giờ đã 35 tuổi, đã có con cái, thêm hai thế hệ rồi. Nghĩ lại ngày đó, tuổi đời của tôi cũng chỉ vừa 22 tuổi. Vậy mà bây giờ tôi đã sống trên 32 năm ở xứ Mỹ này, một quãng đời trưởng thành còn dài hơn lúc sống ở VN.
.
Nhiều năm rồi, tôi nghĩ nhiều về chuyện này. Lúc đó, Miền Nam chắc có tối đa chỉ chừng 19 triệu người, miền Bắc chắc có 22 triệu người. Đó là đã mất mát đến 3 triệu người nằm xuống vì người Việt giết người Việt cho cái chủ nghĩa ngoại lai, bắt chước của da trắng, Vậy mà ngày nay, có lẽ có đến trên 90 triệu người trong xứ VN, vì số đếm chính thức bao giờ cũng ít hơn số người ngoài thực tế. Thêm vài triệu người VN có mặt trên khắp thế giới. Nghĩ hơi buồn cười. Như vậy nếu không có chiến tranh nội chiến, người Việt không giết lẫn nhau, thì như vậy, dân số bây giờ sẽ là bao nhiêu. Diện tích đất thì cứ nhỏ lại.
.
.
z-td-black4-1.jpg picture by tddesign
.
.

Ngày xưa cái xứ thực dân Pháp, diện tích cũng chỉ cỡ như xứ VN, dân số thì nhiều hơn VN, nhưng ngày nay thì xứ Pháp chỉ có chừng trên 56 triệu, có lắm thì cũng dưới 60 triệu, thế mà dân số VN trong 35 năm qua, tăng lên tới 300%. Như vậy thì với diện tích đất chỉ có nhiêu đó, mà người cứ tăng lên? Như vậy cuộc chiến vừa qua, đâu có làm giảm bớt dân số VN trên qủa địa cầu này đâu ??? tôi cứ thắc mắc: có gì hãnh diện làm người VN rồi để làm cu li ở đợ mọi nơi trên thế giới đâu? Mà cứ ham đẻ ra thêm người VN vậy, chỉ làm giảm gía trị của người VN đi mà thôi, khi phẩm lượng không còn nữa.
.
Nghĩ mà thấy buốn cười, sau đó thấy ngậm ngùi. Sau ngày 30 tháng tư, mở màn cho cuộc sống mới của vài triệu người VN trên thế giới. Đâu có ngày nào khi lớn lên tại SG mà tôi lại nghĩ rằng bây giờ tôi là một người Mỹ gốc VN ?. Một cái xứ sở lập ra chỉ từ vài trăm năm trước, được quy tụ từ mọi giống người trên thế giới. 35 năm qua, có thêm người từ VN đến nhập chung vào thành Hiệp Chủng Quốc. 35 năm qua, chuyện con người VN trên thế giới như một định mạng nào đó cho một dân tộc, nếu tin vào một chút tâm linh. Đến ngày giờ nào đó, thời điểm nào đó, tự giết nhau vì chủ nghĩa của những thằng da trắng khốn nạn mũi lõ. Rồi qúa khứ cho biết, theo sự lựa chọn cần thiết về tinh thần mà con người liều chết để chọn lựa lối sống, khi còn có dịp để mà chọn, không cần biết sẽ lưu lạc đến đâu, hay quê hương có đẹp đến đâu mà bị trù dập cai trị tàn nhẫn thì người ta vẫn từ bỏ như thường.
.
Người Việt đi đâu, mang quê hương theo đến đó. Thực ra quê hương nằm trong lòng người thì đúng hơn. Như xứ Hiệp Chủng Quốc Mỹ này, ngày nay nó to bự hơn tất cả các xứ gốc mà người từ bỏ nó đó đi đến đây lập nghiệp. Thế hệ đầu, còn nhớ thương chuyện cũ. Thế hệ sinh đẻ ở Mỹ rồi, thì nơi đây là quê hương. Đất lành chim đậu. Đất có chém giết người, thì con giun con dế cũng lủi đi, đừng nói đến những con chim có cánh và con người. Sẽ bay đi tìm tự do thôi.
.
35 năm sau, nhin về qúa khứ như một câu chuyện xưa, đã có đầu có ngọn, đã có nguyên nhân, không ai uốn nắn hay thay đổi được sự thực của lịch sử. Chi vì sự hạnh phúc và ấm no không có đủ cho mọi người trên qủa địa cầu này, thì những gì ai đang có mà không do hai bàn tay mình làm ra, thì cũng chỉ là của ăn trộm, cướp bóc, chiếm đoạt của người khác. Con người cũng chẳng qua chỉ là loài súc vật, cắn giết lẫn nhau để dành quyền lợi, dành của cải, chẳng qua, giết lẫn nhau, cướp bóc lẫn nhau, hành hạ lẫn nhau … chỉ vì hẻn, thích giết hại người trong nhà, vẫn dễ dàng hơn … chỉ là sự lừa bịp khổng lồ trong lịch sử của những con người, có nguồn gốc từ xứ VN, vị trí ngày nay trên bản đồ thế giới.
.
35 năm rồi, nhìn về lại xứ VN, nhìn ra toàn thế giới. 35 năm rồi, người gốc VN đã tiến xa ra khỏi ranh giới cái xứ VN … như một định mệnh đã được xếp đặt trước. Có điều chắc, là người VN chắc không còn vui thú gì chuyện giết nhau nữa. Một chuyện mà qúa khứ đã cho thấy là không cần thiết, nhất là ngu dốt giết nhau vì quyến lợi của mấy thằng da trắng mũi lõ. Không có gì ngu hơn nữa. 35 năm sau, người Việt sẽ khôn hơn chăng ??? Phải đợi câu trả lời trong 35 năm nữa.
.

.
by duongtiden. duongtiman.
.
.


Monday, April 26, 2010

Saigon ngập nước, ngập lụt, bài phụ lục trong phần giải pháp... by duongtiden.

.
.

.
Trong phần giải pháp chống ngập, phải giải tỏa nhà cửa và đất để đào lại những con kinh rạch cũ, kinh mới, và những hồ chứa nước. Dưới đây là bài viết tháng 11 năm 2008, nói về những chương trình giải tỏa những khu thấp, tăm tối, lấn chiếm kinh rạch, lấn chiếm khu thấp chứa nước ngập cho thành phố. Bài viết mang nhiều khía cạnh về kinh tế và chính trị, dựa trên lý thuyết cộng sản, là cộng tài sản lại chia đều ra cho mọi người trong khu bị giải tỏa đều được chung hưởng, chứ không phải cộng sản lại rồi giữ, chiếm đoạt xài riêng cho một thiểu số cầm quyền, vua chúa phong kiến, cha truyền con nối mà những cuộc cách mạng dân chủ đều lên án và cắt đầu những kẻ chơi cha ăn trên đầu trên cổ dân đen, cai trị trên đầu những người cùng khổ. Nhân dân thực sự làm chủ thành phố, chứ không phải dân bị cai trị như súc vật.
.
.
Dự án giải tỏa trong thành phố, để làm những cơ sở tiện lợi công cộng.
.

.
Hà Nội cũng như Saigon, hai thành phố đang có những ung nhọt, dơ bẩn, cần phải cải thiện lại, cho đời sống hợp vệ sinh an lành hơn, tăng giá trị kinh tế lên, đồng thời chia quyền lợi ra cho chính người dân đang chịu đựng những khổ cực hiện nay. Chứ không phải đuổi xua họ đi, cướp đất, cướp nhà, theo lòng tham của những kẻ có tiền và quyền lực, đồng thời giải quyết những tệ trạng bí tắc giao thông, ngập lụt và đời sống thiếu vệ sinh, thiếu kích thước sống cho ra con người, không thể nào có những nhà bề ngang chỉ có hai ba mét, hay ít hơn nữa ...ánh sáng, không khí trong lành, khô ráo, cây xanh, nước mát và sạch là quyền lợi của chung cho mọi người đều được an hưởng như nhau.
.

Một dự án, phát triển lại từ khu phố nhỏ, sẽ lan ra toàn thành phố.
.
A. Lấy vùng phố cũ dơ bẩn, ngập lụt, lập ra phố mới:
.
Chọn một vùng nhỏ, nơi cần cải thiện nhất. Một công ty tư nhân, hợp tác đóng tiền thế chân cho chính phủ, bảo hiểm cho công trình. Mọi người trong phố cũ sẽ là cổ phần viên cơ bản đầu tiên. Trị giá nhà cửa cũ được tính ra cổ phần. Ai cần bán nhà cửa ra để đi sống nơi khác trong 2 năm xây cất, thì có thể bán cổ phần mình ngay, tuy nhiên cũng sẽ có cơ hội trở về mua lại với tiền phạt. Công ty chỉ có vốn trả số cổ phần nhất định cho người ở cũ, di chuyển đi sinh sống tạm nơi khác trong 2 năm. Ai không cần bán cổ phần, có vốn, ưu tiên mua thêm cổ phần phố mới, làm nơi sinh sống cho con cháu khi gia đình tăng nhân số về sau. Sau khi giải quyết cồ phần, tiền sinh sống cho những người có tài sản và đang sống trong phố cũ. Chương trình xây dựng bắt đầu cho bán cổ phần mới gọi vốn cho những công trình không có từ trước trong phố cũ, như cao ốc văn phòng, khác sạn, thương mại. Những cổ phần mới sẽ chịu thêm chi phí an sinh như nay có cây xanh, công viên, hồ, trường học, nơi đậu xe công cộng. Những người từ phố cũ không phải chiụ những phí khoản mới này.
.
.
z-td-newblocks.jpg picture by tddesign
.

.
B: Phố mới, phác họa, chương trình:
.
Những đơn vị gia cư trong phố cũ, được xây dựng lại đầy đủ trong phố mới, trên các nhà cao từng, hay phố song lập, hay thấp từng, có đơn vị gia cư có vưòn, có giáp giới hồ, mỗi đơn vị như vậy sẽ định giá trị khác nhau. Những nơi dính đuờng xá lớn, buôn bán chung quanh, sẽ có đơn vị thương mại dưới thấp, gia cư trên cao, gọi là M: mixed used, thương mại là B: business. Gia cư thuần túy là R: residences. Có thêm trường học: T, mà trước đó không có. Thêm văn phòng, chợ nhỏ, buôn bán ngoài trời, tiệm ăn vân vân.
.
.


Nơi trũng nhất, nay thành hồ lớn chứa nước ngập, có sàng lọc, bên dưới có hồ nước ngầm, cho mưa bão lớn, đây là buồng phổi cho phố mới, có đường đi bộ, công viên, có khu vườn nhỏ cho mọi người trồng trọt chung. Trường học, gia cư, nhà công cộng, thư viện, có ưu tiên gần hồ. Trục đường chính ngang qua hồ, khu thương mại, văn phòng trên cao, bên mặt đưòng chính, có hướng đẹp nhìn xuống hồ. Mở khu phố cũ ra nơi thấp nhất, mở rộng đón không khí, ánh sáng làm phố mới có sinh khí sống động an toàn và sạch sẽ hơn.
.
Hồ nước sẽ có kinh đào nối với hồ lân cận của các khu khác, trở thành thắng cảnh du lịch, có thể đi đò, đi ghe xuồng vui chơi qua những khu phố khác, dùng nước sạch làm sinh hoạt giải trí, đồng thời làm hệ thống chứa rồi thoát nước mưa từ từ ra sông để tránh ngập những nơi thấp khác.

Phố mới bây gìờ đầy ánh sáng, đầy không khí cây xanh và nước thay vì khói xe và bụi bặm, kèm theo nhà đậu xe công cộng, chợ nhỏ, phố buôn bán bên trong quãng trường chỉ dành cho đi bộ, không xe nào được vào. Có thêm trường học, công viên, nhà thủy tạ. Cung cấp nơi ở cho 2000 người cũ, thêm chỗ cho 1000 người mới, thêm cao ốc văn phòng, hành chánh, nơi đậu xe, có thể thêm khách sạn, tạo ra nơi sống và làm việc ngay tại chỗ cho 3000 người sống liên tục, 1000 người đến làm việc mỗi ngày, còn người qua lại mua bán thì không kề.
.
.

Phố mới bây giờ tăng khả năng thu thuế cho thành phố, cho đất nước, làm giầu cho mọi người.
.

Nhưng phải dựa trên quyền lợi mục đích giúp gia tăng an sinh, nhân bản, chứ không được có gian lận, tham nhũng làm giầu phi pháp, thì dự án phố mới mới có dịp thành tựu.
.

.
C: Phối cảnh chung.
.
Thông thoáng của phố mới với các toà nhà cao thấp khác nhau, tương xứng để mọi người đều hưởng chung cây xanh, không khí ánh sáng cùng bóng mát, phố mới còn nhìn thấy đất, thấy cây, con nít còn có dịp thấy cỏ cây, chim chóc hoa lá ngay cả rau mọc trên vườn công cộng, còn hơn phố cũ tăm tối không có đất, cây … toàn ngập lụt nước dơ bần.
.
.
z-td-newblocks-2.jpg picture by tddesign
.
.
.
D. tài chánh, cổ phần:
.
Những người có nhà cửa, đất trong khu phố hiện tại, sẽ có cổ phần căn bản, và ưu tiên bắt thăm chọn đơn vị trong khu gia cư mới. Những người có nhà cũ nơi mặt tiền buôn bán, nhà cũ có giá trị cao, họ sẽ có quyền ưu tiên chọn những đơn vị thương mại, buôn bán trong khu phố mới. Những ưu tiên, giá trị sở hữu nhà cũ bị giải tỏa sẽ tính ra trị giá, và làm chủ trương xứng những đơn vị cổ phần mới. Nói chung là những ngươì đang có tài sản trong khu phố cũ, đương nhiên là sẽ có quyền ưu tiên chọn lựa vị trí sinh sống theo đơn vị cổ phần của mình nơi phố mới. Những cư dân cũ trong khu phố cũ, đương nhiên là người có quyền ở trong phố mới.
.
.

Những người đang ở thuê trong phố cũ, cũng có quyền ưu tiên được sống trong phố mới, tùy theo khả năng tài chánh của họ. Mua đơn vị mới nếu có khả năng, hay ưu tiên được thuê nhà trong phố mới.
.
Thí dụ như có 2000 người trong khu phố cũ, vừa làm chủ, vừa thuê. Phố mới sẽ cung cấp nơi ở cho 3000 người. 1000 người mới sẽ được cho mua sau khi những người ở cũ, được ưu tiên chọn lựa trước. Những người cũ, không muốn ở phố mới thi chuyển nhượng cổ phần của mình sau, nhưng không có quyền bán chuyển sự ưu tiên của mình, chỉ có thể bỏ ưu tiên thôi.
.
1000 đơn vị gia cư mới, 500 đơn vị văn phòng, những đơn vị buôn bán mới, sẽ được chuyển ra những cổ phần mới, bán ra, gây vốn cho khu phố mới. Kiếm vốn ban đầu và lấy tiền lời cho toàn cổ phần căn bản, là những người có sở hữu trong khu phố cũ.
.
Nói chung là những người có nhà, làm chủ trong khu phố cũ, có phần ưu tiên trong phố mới, những người thuê cũ, có quyền ưu tiên thuê khu mới. Cổ phần mới dư ra, bán ra ngoài, lấy tiền lời chung, chia ra cho những cổ phần căn bản. Rồi sau khi khu phố mới hoàn thành xong, chia, bắt thăm cho người cũ xong, bán cho người mới đặt mua lúc ban đầu xong, mọi chuyện ổn định xong. Không được buôn bán sang nhượng trong 6 tháng. Sau đó, trả lại khu phố mới, cho tự do buôn bán, trao đổi theo thị trường. Những người ở cũ có quyền lợi được bảo vệ và cho ưu tiên, những cổ phần mua mới ngay ban đầu lúc gọi vốn, có quyền lợi ưu tiên của họ, được chọn lựa sau chủ nhân khu phố cũ. Bây giờ mọi người có quyền trao đổi mua bán tài sản của họ theo thị trường, theo nhu cầu và sở thích thay đổi.
.
.

Bài toán tài chánh, nói chung, giải quyết cho những cư dân cũ, cho quyền lợi ưu tiên cho những ngươì mua cổ phần vào ban đầu. 1000 đon vị mới, là gia tăng cho thân nhân của những người ở cũ, con cái họ, nếu họ biết dùng tiền lời của mình mang ra đầu tư mua thêm cổ phần mới ban đầu. Những đơn vị mua bán, văn phòng là ưu điểm làm gia tăng công ăn viêc làm. Trường học, công viên, hồ, cây cối ánh sáng thông thoáng, trục giao thông là những lợi điểm chung trong thành phố, góp phần tăng triển môi trường sinh sống vệ sinh.
.
.


Những ý tưởng tổng quát là như vậy, bàn vào chi tiết cần phải viết nhiều hơn nữa. Căn bản là những người đang ở cũ không bị chiếm đoạt tài sản đuổi đi, mà họ là những cổ phần cơ bản, ưu tiên ở lại, hoặc bán cổ phần đi chỗ khác ở theo ý thích, tài sản ban đầu được đảm bảo, tăng lời theo thị trường khi phố mới hoàn tất, mà không có cảnh: bán rẻ, sau đó khó chịu vì thấy người ta làm lời nhiều trên nhà đất cũ của mình.
.
Nhưng căn bản vẫn là thành thật không gian xảo, bất cứ nơi khúc mắt nào mà có người gian lận, từ kẻ làm chủ cho tới công ty, thì tự nhiên là bể ra. Công ty vào lập ra chương trình có quyền thu lợt tối đa tới 18%, quyền đó được bảo vệ do công và tiền của họ, nhưng công ty phải biết, phố mới là quyền lợi chung của thành phố, cho môi trường sống, quyền sống của người dân chứ không phải là chỉ thuần lợi lộc cho công ty. Nên phải giới hạn lời của công ty, còn lỗ thì chịu chung. Nếu ai đó muốn tham dự lời hay lỗ đầu tư tự do, thì mua cổ phần mới của dự án mới, góp phần xây dựng phố mới này.

Monday, April 19, 2010

Saigon ngập lụt .. phần giải pháp, bài thứ chín. by duongtiden

.
.
Saigon ngập lụt, phần giải pháp, bài thứ chín .. tiếp theo.
.


.
.
Không hiểu là những người làm quy hoạch hay thiết kế đô thị cho Saigon trong vài chục năm qua nghĩ làm sao? học hành như thế nào? lấy kinh nghiệm ở đâu mà cho lấp kinh rạch làm nhà, coi kinh rạch là chuyện thừa thãi, chuyện ruồi bu, của người xưa và tàn dư bỏ lại chăng? .  Mục đích của kinh rạch làm ra từ ngày xưa là để thoát nước theo mưa bão và dùng cho giao thông đường thủy, có cần thì mơí bỏ sức bỏ tiền ra làm, và đúng hay sai thì nó đã hoạt động cho thấy ích lợi qua trăm năm.  Mà mưa bão thì có lúc nhiều lúc ít, người ta phải dựa theo dữ kiện 50 năm, 100 năm. Phòng hờ cho những khi có mưa bão nhiều và tệ hại nhất để làm ra hệ thống cống rãnh thoát nước. Thế rồi, chính quyền đồng lõa lấp kinh rạch chiếm đất? chỉ vì mối lợi cho vài trăm cái nhà ổ chuột để chia chác buôn bán.  Như vậy bầy ra cái trò học hành quy hoạch thành phố làm chi cho mệt, bầy ra đại học với bằng cấp làm chi cho mệt để làm những chuyện ngu ngốc nhất trần đời là: lấp kinh rạch với mục đích làm cho nước chẩy nhanh hơn khi tăng dân số thành phố ? chuyện tưởng tượng chỉ xẩy ra trong xã hội loài … ??? loài động vật không có óc, vậy mà nhũng chuyện đó đã xẩy ra tại Saigon trong vài chục năm qua. Chưa thấy xẩy ra nơi nào khác trên thế giới loài người !!
.
.

Khi có nhiều xe, thì phải làm nhiều đường, làm đường rộng hơn, dành nhiều diện tích đất cho lưu thông. Khi thành phố tăng nhiều dân, nhiều nhà, nhiều xi măng, nhiều bê tông hơn, phải thấy nước sẽ không thấm đất, sẽ gây ra ngập lụt,  thì phải đào nhiều kinh rạch, đào nhiều cống, đào nhiều hồ để thoát nước, phải dành nhiều đất làm hồ, đào kinh để thoát nước. Nhưng không! người ta lấp kinh lấp rạch, lấy chỗ trũng chứa nước để tráng xi măng xây nhà tiếp, rồi tự hỏi tại sao ngập, tại sao nóng, tại sao kẹt xe, tại sao tệ hại xẩy đến và tại sao đổ lỗi cho thời tiết, cho thiên nhiên !!! tại vì tham lam, tại vì ích kỷ chỉ lo riêng cho một thiểu số nào đó mà coi quyền lợi chung của cả tập thể, cả thành phố, cả vài triệu dân không ra gì hết? đó là xã hội cộng sản chăng, ăn đều chia đều chăng? cộng lại chia đều chăng? hay là xã hội tự tiêu hủy, tự hủy hoại môi trường sống của mình, tự hủy tương lai.
.
.
Cho nên trong chuyện giải quyết ngập lụt cho Saigon, những chuyện đầu tiên phải làm, là đi lùi lại phục hồi lại những sai lầm, tái tạo lại những gì đã do tham lam và ngu dốt khi tự hủy những hệ thống thoát nước đã có và đang hoạt động làm cho Saigon không bị ngập nước từ xưa. Sau đó sẽ thêm những giải pháp mới, để thích ứng với dân số và nhà cửa gia tăng.
.
Chuyện giảm dân số của Saigon là chuyện cần thiết đầu tiên để giảm lượng xây dựng, giảm bê tông hóa, giảm xi măng hoá thành phố, để giảm sinh nhiệt, giảm kẹt cứng giao thông. giảm xóa lấp công viên, cắt bỏ cây xanh. Một thành phố cứ để tăng dân số lên hoài không phải là một chuyện có lợi cho môi trường sống và có lợi cho kinh tế sản xuất, vì giá sinh hoạt tăng lên qúa mức, di chuyển kẹt cứng, ô nhiễm, không có lợi cho sản xuất vì sản xuất đòi hỏi chi phí thấp, di chuyển nhanh, gần nơi có nguyên liệu và giá nhân công rẻ, sức khoẻ nhân công cao, chỉ có sức khỏe khi giá sinh hoạt thấp, y tế đầy đủ, giáo dục đầy đủ trong môi trường sống sạch sẽ và đời sống an lành.
.
.
Saigon_city-1a.jpg picture by tddesign
.
.

Dưới đây tuần tự theo từng mục, nói chung cho chuyện làm giảm ngập lụt cho thành phố SG. Phải hiểu trước tiên là theo vị thế, độ cao, nước thải phải đi ngay xuống phía Nam, nơi thấp nhất của thành phố để thoát ra biển. Sông Saigon, chỉ nằm bên phía đông thành phố, không thể dựa vào đó mà mang nước chẩy từ tây qua đông rồi lại xuống Nam, chi đi xa xôi tốn thời gian, coi đó là lối thoát nước cho toàn thành phố. Chuyện kinh Nhiêu Lộc chẩy ngang ra sông SG, rồi sông SG lại chẩy quanh co đi xuống Nam, chỉ làm chậm chuyện thoát nước, sông SG nhận thêm nước thì cũng sẽ chẩy xuống Nam và nhiều nước hơn, lại có thể dâng lên gây ngập hai bên bờ. Chuyện cần thiết là phải có các đường kinh, rạch thẳng ngắn nhất từ hướng Bắc xuống Nam, đi theo đường ngắn nhất để thoát nước qua hướng Tây Nam, và khoảng thoát nước phải thật ngắn, chuyển bớt nước từ kinh Nhiêu Lộc qua hệt thống kinh, cống Bắc Nam mới này. Khi nước xuống Nam rồi sẽ theo kinh rạch tự nhiên của hệ thống kinh Bến Nghé, Tầu Hũ, ra các kinh Đôi, Kinh Tẻ, nối với các sông rạch vùng Nam SG mà ra biển.
.
.

Việc làm 1:
.
.
z-td-sgngap-baisay-cu.jpg picture by tddesign
.
.

Trả lại con kinh Bãi Sậy, đã dùng cho lưu thông hàng hóa phía sau chợ Bình Tây, và thoát nước cho vùng này , khômg hiểu tại sao người ta lấp con kinh này để tạo ra khu nhà ổ chuột, nhà ống chen lấn quanh những cây cầu có từ trước. Một con kinh với chiều sâu bề ngang hai luồng ghe to di chuyển được, chứa hàng ngàn m3 nước, không thể thay bằng những cống ngầm với đường kính 1m, không có sự tương đương về lượng nước lưu thông ??? thật là ngu đần, thế mà học hành quy hoạch thành phố, học ra tiến sĩ làm gì ??? thật ngu si, vô học. Nếu không cần kinh thoát nước thì ngày xưa, tiền nhân khổ công đào ra nó làm gì, bao tốn kém, làm bờ đá, trồng hai hàng cây hai bên, đó không phải chỉ là cảnh đẹp, công viên, đường hai bên, phồn vinh gỉa tạo. Bây giờ cần thay vào đó hàng dẫy nhà ổ chuột, chắc thiết thực hơn !!.
.
.
z-sgngap-kbaisay-2.jpg picture by tddesign
.
nhìn hình trên, và hình dưới rồi so sánh con kinh biến mất, những hàng cây xanh biến mất, thay vào đó xóm nhà mái tôn ổ chuột, nhà ống, nóng hừng hực không cây xanh. So sánh sự tươi mát, đẹp đẽ và xấu xí, khô khan ngày nay ???..


.
z-sgngap-kbaisay-1.jpg picture by tddesign
.
nhìn hình ảnh tươi mát của con kinh Bãi Sậy phía sau chợ Bình Tây, với kiến trúc cổ thật đẹp của dẫy nhà chung quanh chợ, với các tháp mang đặc thù kiến trúc tại các góc đường, old charracters of nice architecture .. so sánh với hình sau này, phá nát kinh, phá nát kiến trúc đẹp ... hỡi ôi, dân trí, đầu óc con người chỉ ở tầm mức không qua khỏi cái ngu của mình .. thật tội nghiệp !!
.

.
.

Thiệt là kinh hãi, không nói là kinh tởm cho lòng tham lam, đúng là vô chính sách, kế hoạch, một đám ăn trộm kinh rạch, ăn cướp nguồn sống môi sinh của thành phố. Khôi phục lại kinh Bãi sậy với đường hai bên, với các Kios buôn bán như thời xưa, tạo thành nơi du lịch cho du khách, nối con nước với kinh Tầu Hũ như trước, vét kinh, làm đẹp trồng cây hai bên, biến sông rạch thành  đẹp và sạch như Venice, với những thuyền chèo tay, chạy bằng động cơ điện, đưa du khách từ Nguyễn Huệ, từ bến SG vào đây thăm chợ Bình Tây, đi một vòng theo kinh Bao Ngạn, ra kinh Nhiêu Lộc, về sông Saigon, thành một vòng tròn để du lịch.
.

Trên bản đồ được đánh dấu: (1)
.
.
.
z-td-sgngap-solution-map.jpg picture by tddesign
.
.
.

Việc làm 2:
.
Làm lại con kinh Bao Ngạn đã có từ xưa, từ cả trăm năm trước, tiền nhân đã nhìn và dự tính ra những con kinh đào thẳng để thoát nước vùng giữa và vùng phía Tây của Saigon. Đào lại, làm to và sâu ra kinh Bao Ngạn, nối từ phía Bắc kinh Nhiêu Lộc, đi qua Phú Thọ, về hướng tây, xuống nam, nối vào kinh Lò Gốm và kinh Bãi Sậy, rồi ra kinh Tầu Hũ, đây là đoạn thoát nước thẳng ngắn, đưa nước ra khỏi vùng tâm Saigon nhanh nhất.
.
z-td-sgngap-Saigon1772.jpg picture by tddesign
.
.

Cuối kinh Bao Ngạn, sẽ nối vào kinh Bãi Sậy chỗ đi thẳng ra kinh Tầu Hũ, chỗ Cầu Ba Cẳng cũ, bằng cống ngầm, đủ tiết diện lớn để đưa nước thẳng xuống Nam. Phía trên đầu kinh Bao Ngạn ngày xưa, có nối kinh Nhiêu Lộc, từ dưới Ông Tạ thẳng ra chỗ gần cầu Công Lý, NKKN, để thu ngắn những đoạn qúa quanh co của kinh Nhiêu Lộc làm nước chẩy không nhanh.
.
Trên bản đồ được đánh dấu: (2) và (7)
.
.
Việc làm 3:
.
Ngày xưa có một nhánh rạch, nối từ trại Lê văn Duyệt, băng qua đường LVD, CMT8, nối vào kinh Nhiêu Lộc ở gần Ga xe lửa SG bây giờ. Con rạch này đã bi lấp. Nên khôi phục lại con rạch này, đào thêm nối với hồ Kỳ Hòa, vì vùng này, chẳng có lối thoát nước tự nhiên nào. Khu này thường hay bị ngập lụt. Cần đào sâu và rộng ra hồ Kỳ Hòa để thu nước và điều hòa khi mưa, vùng này có nhiều căn cứ khu công quyền, có thể cho đào các giếng thu nước ngầm tại đây, như trong công viên trường QG Hành Chánh, trong các trại quân sự ở nơi đó. Đào một con kinh mới, dựa theo đường xe lửa hồi xưa chạy từ công trường Dân Chủ, Nguyễn thượng Hiền, ra phía sau nhà thờ Huyện Sĩ, ra ngã bẩy chợ Thái Bình, ra Cống Quỳnh, thẳng ra kinh Tầu Hũ.
.
Đây là kinh đào mới, thu nước từ trên kinh Nhiêu Lộc, cho chạy thẳng xuôi hướng Nam, ngắn nhất, đồng thời lấy thêm nước ở các các vùng hai bên kinh. Ngày xưa có những con kinh, đi từ kinh Tầu Hũ, vào tận chợ Thái Bình, đi dọc ngược lên tới gần chợ Bếbn Thành, thoát nước tự nhiên cho vùng này. Sau bị san lấp hết. Tham khảo các bản đồ SG xưa trong các bài trước.
.
.
z-td-sgngap-bensay.jpg picture by tddesign
.
ngày xưa hai bên con kinh Bãi Sậy là hai con đường buôn bán với cửa tiệm, lót đá bờ kinh, trồng cỏ, cây xanh, làm đường đi bộ, ghế ngồi thì đẹp không thua các bờ kinh ở San Antonio của Mỹ, Venice của Italy !!! buồn thay cho sự hiểu rộng của các đỉnh cao !! Kinh đào mới sẽ đẹp hơn, với kiến trúc mang đường nét đông phương, đường nét dân tộc hai bên. Chỉ là giấc mơ chăng !!!
.
 
.


Đây là con kinh quan trọng, cần phải giải tỏa đất, chung quanh hai bên kinh, và làm thêm số cầu băng qua kinh. Tuy nhiên, nếu thi hành đúng, hai con đường hai bên kinh sẽ thành công viên nối từ kinh Tầu Hũ lên cho tới ga SG, và kinh nhiêu Lộc, đó là con kinh và đường cây xanh rất đẹp, tạo thành đại lộ đẹp, thảnh những trục thương mại đẹp, có giá trị cho thành phố. Hai bên sẽ có các khu xây dựng mới gồm gia cư, và trung tâm thương mại để đền bù lại cho đất giải tỏa. Ưu tiên cho người người bị giải tỏa có quyền mua cổ phần trước, mua lại những đơn vị gia cư xây mới dọc theo hai bên kinh này.
.
Nếu mà khó khăn qúa cao, thì đào con kinh ngầm bên dưới, ít ra với đường kính trên 4m để đủ dẫn nước với dự trù cho trên 100 năm tới.
.
Trên Đại Lộ Hàm Nghi, nếu còn chỗ, đào con kinh nhỏ từ sông SG vào thẳng bùng binh trước chợ Bến Thành, giới hạn di chuyển xe cộ trên đây, nếu cần, biến hoàn toàn thành quãng trường đi bộ, pedestral square, công viên thuyền nước chỉ dành cho đi bộ, giải tỏa lượng nước ngập tại trước chợ và ĐL Lê Lợi. Khi có nhà ga, trung tâm xe điện ngầm, metro, thì đi lên tại đây, đi bộ ra trung tâm chung quanh chỉ vài trăm mét là đến khắp nơi trung tâm SG. Từ xưa, trên các bản đồ cũ hai trăm năm trước, chung quanh trung tânm SG toàn là kinh rạch di chuyển và thoát nước. Bây giờ thì trung tân SG, đã ngập nước.
.

.
Trên bản đồ, được ghi chú: (3)
.
.
Việc làm 4:
.

Saigon không hề có hồ lớn ngoài công cộng, với đường đi dạo bên bờ hồ, Cần đào hồ lớn ở những tâm của nơi trũng từ kinh rạch có trước, như khu Văn Thánh ở Thị Nghè, những khu trũng  trồng rau muống, cần khoanh vùng lại, biến thành hồ lớn. Nếu cần gia cư, vẫn có thể biến thành khu nhà nổi trên hồ, với đường rạch nối ra sông. Khu hồ này với những biệt thự, nhà ở nổi có bến tầu, ca nô, bến thuyền riêng. Như vậy sẽ rất là đẹp và trở nên khu cư ngụ với mức sống  cao, có các giải trí bằng thuyền trên nước chung quanh hồ và sông rạch.
.
.

Vùng quận Bình Thạnh hiện nay hay bị ngập lụt thường xuyên là một vùng đặc biệt rất thấp, với sông Saigon nằm dọc một bên, không giải quyết được chuyện thoát nước mấy, mà lại mang nước thủy triều ngập thêm vào, hay mang nước lớn ngập theo mùa mưa, mùa nưóc từ trên rừng xuống. Khu này đáng lẽ không nên phát triển với mật độ quá cao. Tuy nhiên nay thì qúa trễ, đã đầy nhà cửa quá dầy đặc. Khu này cần có giải pháp riêng, phải giải toả, đào ra nhiều hồ rộng, dùng để tự chứa nước ngập tại chỗ, theo rạch mới hướng Bắc Nam, đi thẳng xuống chỗ sông Thị Nghè chẩy ra sông SG. Những hồ lớn này có những nhà nổi, với bến thuyền riêng, những biệt thự nổi với giá cao cho những ai có thể đủ chi phí theo lối sống này, với du thuyền, tầu bè riêng, thông với sông rạch, đi ngay ra sông SG.
.
Sẽ có thêm bài, nói riêng về khu vực Bình Thạnh.
.
Trên bản đồ, được ghi chú: (4)
.
.
Việc làm 5:
.
Đây là một phương pháp mới, giải quyết nước mưa tại chỗ, trước khi cho chẩy đi ra cống và kinh rạch, kèm theo phương pháp thu nước mưa ngay tại chỗ, tại ngay trên mái nhà bằng mái xanh trồng cây cỏ, giữ nước thoát chậm đi xuốg đất, chứa nước mưa bằng hồ bể trên cao, hoặc dưới đất tùy theo điều kiện kien tạo an toàn và không tốn kém. Trữ nước mưa tại chỗ bằng lu bồn nước, giếng nước ngầm để dùng lại tưới cây, hay dùng trong việc lau rửa không cần nước sạch, phải lọc như nước uống.
.
Ở những vận động trường, sân đá banh, công viên, sẽ đào thêm ao hồ, hay giếng ngầm bên dưới. Giếng có thể thật sâu, có thể rộng và to như mương ngầm, để chưá nước mưa chẩy vào từ các đường xá chung quanh. Nước sẽ từ từ thấm ra đất, để cần bằng lại lượng nước bị mất do các giếng nước được bơm lên mà 1/3 dân thành phố đang phải xài nước giếng.
.
.
z-td-raymond2.jpg picture by tddesign
.
.

Những  khu đất thuộc công quyền, thuộc thành phố, thuộc về nhân dân đều có thể đặt các giếng, hố thấm, bể thấm ngầm, mà bên trên được đổ đất dầy, vẫn duy trì được công viên, duy trì được khoảng trống, không có gì thay đổi, chỉ có các giếng ngầm khổng lổ ở bên dưới. Ngay ra tại các vòng quay trục giao thông, ngay bên dưới đường, đều đặt các hố thấm ngầm, để lấy trả nước mưa trên đường  xuống ngay lòng đất, và có thể giảm tới 50% lượng nước thoát, nước thải sẽ đi tiếp ra sông rạch những khi gặp mưa qúa lớn.
.
Hệ thống thâu nước mưa giải quyết tại chỗ sẽ giải quyết phần lớn nước gây ra ngập lụt. Những khu gia cư, khu công sở, khu thương mại có bề mặt đất lớn rộng, có thể tự thu nước mưa, giải quyết tại chỗ, cho thấm đất hay trữ dùng lại, mà không hề phải thải nước mưa ra đường, như vậy sẽ giải quyết phần lớn nước gây ra ngập lụt, mà còn quân bình lại áp suất nước ngầm bên dưới đất, tránh được nạn sụt lở, tạo ra các lỗ hổng lớn dưới đất, làm lún nguyên thành phố.
.
Trên bản đồ, được ghi chú: (5)
.
.
z-td-sgngap-hotham.jpg picture by tddesign
.
.


Việc làm 6:
.
Đào thêm các cống ngầm, to và sâu dưới đất theo trục Bắc Nam, cứ hai ba cây số cách khoảng để nối các cống nhỏ của đường xá chung quanh vào cống ngầm mới, đưa nước thẳng xuống kinh rạch dưới phía Nam. Các cống ngầm này phải to ít nhất 3m, đường kính để dự trù cho tương lai nữa. Nếu cần, xây luôn các mương bê tông ngầm để chạy cáp, những thứ cần đi ngầm, dây điện ngầm khi cần thiết. Kèm theo các trạm, bơm để nâng nước lên xưống những nơi không có đủ độ dốc 1% để cho nước chẩy tự nhiên.
.
.
z-td-sgngap-cong.jpg picture by tddesign
.
Đùa chút chơi, hình trên là đường ngầm giao thông hiện đại tại HN, xây giỏi qúa, tính toán giỏi qúa, nên bất đắc dĩ thành hệ thống cống ngầm khi mưa. Làm cống ngầm đẹp như vậy mới là đỉnh cao cho toàn thế giới ngưỡng phục. Ôi thôi ... cười một tiếng, khóc ba tiếng cho các nhân tài tiến sĩ hiện đại ngày nay .. ai cũng phải ngưỡng mộ ... vì cười.
.
.
 
.

Trên bản đồ, được ghi chú: (6)
.
.

Việc làm 7:
.
Nối lại kinh Bao Ngạn đã có thời xưa, khi nối thẳng kinh Nhiêu Lộc qua những đoạn qúa quanh co để giúp nước thoát nhanh hơn. Kinh Bao Ngạn này không hiểu vì sau bị lấp, chỉ vì tham lam và ngu si.
.
Trên bản đồ, được ghi chú: (7)
.
.

Việc làm 8:
.
Nạo vét, đào sâu kinh rạch chính phía Nam, làm rộng, đào thêm, chứ không được lấp. Nếu làm đường lớn, đại lộ, nên nhớ trục đông tây là trục ngang chận nước thoát, phải duy trì thật nhiều cống băng ngang bên dưới để thông nước chẩy và thấm tự nhiên theo trục Bắc Nam. Vùng quận 7-8 và Phú Mỹ Hưng, là vùng thấm nước và giữ nước từ xưa, ngay cả nơi không ngập, nhưng đất ướt cũng là nơi trữ nước cao trong đất, giữ hàng ngàn m3 nước thấm trong đất, tránh làm khô vùng này, vì làm khô thì khi thuỷ triều lên, đất sẽ không giữa nước nữa, sẽ đầy nước thủy triều ngập đi lên cao theo sức ép, len lỏi theo điều kiện tự nhiên, làm lụt những vùng đất trên cao, mà từ xưa chưa hề bị ngập nước thủy triều, đó là chưa nói tới lúc mưa lớn.
.
Nói chung, vùng này chỉ nên duy trì mật độ dân thấp, nhà thấp tấng với sân vườn rộng để thấm nước, đừng bê tông hóa, xi măng hóa vùng này, đây là vùng đất quan trọng cho nước từ trung tâm SG thoát ra. Bịt nguồn nước thấm ra bên dưới đất, hay trên mặt đất của vùng này là làm ngập thành phố SG ở bên trên. Nên suy nghĩ sâu rộng một chút.
.
Nếu cần, nên làm ra mô hình thành phố SG với sông rạch nhỏ, vùng đất thấp, đất ướt, rồi đổ nước mưa xuống, thì sẽ thấy nước chầy đi đâu, làm ra mô hình thí nghiệm, trong các trường đại học Quy Hoạch, Thủy Lợi, dùng thí nghiệm kiểm chứng, sẽ thấy tại sao ngập lụt đã xẩy ra, và sẽ trầm trọng hơn nếu không lo giải quyết từ bây giờ. Các bài viết bên trên, trước đây, đã nói nhiều đến chuyện, tại sao ngày xưa, người ta để yên Thủ Thiêm, để yên vùng Nam SG để cho nước thoát.
.
Còn vùng Thủ Thiêm, xin miễn bàn, chỉ hy vọng khu này được để yên, làm vùng xanh cho toàn SG rộng lớn nay đã bị bao phủ đầy bê tông nhựa đường và mái nhà nóng hừng hực. 1/3 khu Thủ Thiêm đã đầy nhà rồi, mầu xanh đã bị xóa hơn một nửa, hy vọng khu này được giữ làm công viên quốc gia, công viên, rừng sông nước hồ, vì chỉ cách trung tân SG một con sông, để dân thành phố qua đây đi dạo, nghỉ ngơi, tìm lại không khí trong xanh ngay giữa thành phố khi cần thiết mà không phải đi xa xôi.
.
Nói tóm lại, để nguyên Thủ Thiêm, không xây cao ốc, giữ toàn vùng thành công viên xanh, hơn là tham lam, bê tông hóa khoảng xanh duy nhất còn lại. Giống như thành phố Paris với những khu rừng, giống như New York với Central Park, giống như thành phố San Francisco với Golden Gate Park, đừng hỏi làm sao tụi tư bản dẫy chết đã ngu dồt không xây cao ốc nhà chọc trời chia chác bỏ túi riêng tư những khu đất vàng này nhe. Đó là sự khác biệt giữa loài người có óc, và loài không óc chỉ thấy đâu cũng là $$$$. Đó là loài sinh sống tự hủy. Đó là sự khác biệt giữa nhân dân làm chủ, và thiểu số cai trị làm chủ.
.
.
Trên bản đồ, được ghi chú: (8)
.
.
Kết luận:
.
Cuối cùng là giảm dân, giảm dân và giảm dân, giảm giao thông, đó là lý do, nguyên nhân, gây ra mọi tệ hại, vùng đất SG không thể chứa dân đông tới như vậy mà không gây ra tệ trạng,. Và VN không văn minh, không kỷ luật, như các nước tân tiến đi trước như Tây Mỹ, may ra chỉ có Tây hay Mỹ hay Nhật với đủ nghiên cứu đủ kỹ thuật văn minh, đủ tiền bạc giầu có, và đủ tính toán, đủ luật lệ, mơi duy trì nổi những thành phố trên 7,8 triệu dân .. cón ngu đần, lấp kinh rạch, ăn cắp đất, ăn cắp công viên xây nhà chọc trời, và chọc cười sự thông minh như SG thì xin can … chưa điều hành nổi thành phố ba bốn triệu, không ngập lụt, thì đừng đòi những thành phố tới 10 triệu dân rồi xả rác, lấp cống, lấp kinh rạch, sống trên đầu nhau, đi trên đầu nhau, không có cà cây xanh để mà thở … đó là lối sống tự hủy .. sống ngu mà tưởng làm sang, tưởng là hay ??
.
.
Paris, Washington DC, những thành phố đã có từ xưa, có trước SG, hay cùng lúc với SG, nhưng nhìn lại coi, Paris vẫn vậy, Washington DC vẫn vậy, vẫn đẹp và trong lành, với đầy di tích lịch sử, di tích thành phố cổ kính, vẫn ít dân hơn Saigon, không ai đập nát kiến trúc cỏ kính, xóa công viên, hay lấp sông rạch, làm cho tệ hại hơn. Người ta chỉ giản dị đi lập các thành phố vệ tinh mới ở gần chung quanh theo nhu cầu phát triển của dân số và xây cất. Cuối  cùng xứ  tân tiến có thêm nhiều thành phố, ghi nhận theo thời gian, duy trì thành phố cổ kính, có thêm thành phố tân tiến song hành với nhau. Vì người ta có đủ suy nghĩ, có đủ kỹ thuật, làm ra đường xá mới, khu mới, gì cũng mới từ hạ tầng cơ sở tới mọi chi tiết, chứ như SG, không làm nổi những con đường mới, phải bám những con đường chật hẹp, cống rãnh cũ do Tây thực dân bỏ lại, rồi đập phá hết nhà với di tích kiến trúc cỏ kính, xây nhà chọc trời. Từ trên cao nhìn xuống thì những nhà chọc trời này cũng chẳng khác gì nhà ống, không có khoảng trống, quãng trườngđể thở trước mặt nhà chọc trời, trên một tỷ lệ thành phố to lớn với những con đường, nay thành con hẻm chật chội vì cỡ nhà cao ốc qúa to lớn, chưa kể sống trên nước ngập lụt, không có hệ thống thu phân thải tập trung tại nhà máy để phân xử, mà ăn đâu thì ỉ.. đó, đầy bụi bặm, trụi lủi cây, trên chục triệu người chen chúc, trên diện tích nhỏ bé, kẹt xe chật cứng, chạy luôn trên lề đường. Đi từ điểm A tới B, có khi còn thua đi bộ … xin chào thua, những người khổng lồ thiếu óc, hoặc không có óc. Thời đại của người khổng lồ không tim óc đang sống tự hủy.
.
.
Sẽ còn thêm nhiều bài riêng, viết thêm về những chi tiết nhỏ của chuyện ngập thoát nước của Saigon.
.
.
By duongtiden.
.

Sunday, April 18, 2010

hôm nay thay đổi chút .. đọc tạp chí Kiến Trúc Xây Dựng Mới của Tổng Nha Kiến Thiết năm 1967. kientruc5sj.

.
.

.

bài này lấy về từ site của Đại Hội Kiến Trúc kỳ 5 tại San Jose, tháng 6, 2010.
.
www.kientruc5sj.wordpress.com
.
trong đó có mọi chi tiết về đại hội sắp tới và hình ảnh cũ mới của gia đình Đại Học Kiến Trúc Saigon trên toàn thế giới.
.
.
hôm nay thay đổi chút .. đọc tạp chí Kiến Trúc Xây Dựng Mới của Tổng Nha Kiến Thiết năm 1967. kientruc5sj.
.
.
z-xaydungmoi-1.jpg picture by tddesign
.
.
.
.
z-xaydungmoi-2.jpg picture by tddesign
.
.
.
z-xaydungmoi-3.jpg picture by tddesign
.
.
.
z-xaydungmoi-4.jpg picture by tddesign
.
.
.
bài trên trong tạp chí Xây Dựng Mới của Tổng Nha kiến Thiết ấn hành, do thầy Lê văn Lắm làm tổng giám đốc. Anh Nguyễn hoàng Phố KT69 đã có nhã ý scan tặng cho anh chị em đọc nhớ những ngày xưa … kiến trúc Saigon, gần nửa thế kỷ trước. Cám ơn anh Nguyễn hoàng Phố.
.
.

Sunday, April 11, 2010

Saigon ngập lụt, bài thứ tám, bắt đầu phần giải pháp từ giảm cho đến hết ngập nước, by duongtiden.

.
.


.
.

.
Đã có nhiều bài trên về nguyên nhân ngập lụt của Saigon ngày nay, nhiều bài phân tích về nước lụt là loại gì, nước thải ra sao, và bây giờ là tới phần băt đầu viết về giải pháp. Có thể nói chung chung, vô thưởng vô phạt, hay có thể đổ lỗi cho trời đất gây ra mưa to nên ngập lụt, hay có thể như thơ ngây cho rằng xưa nay chưa có bao giờ có mưa lớn, mưa bão, bây giờ mới có !!. đó là lý do tại sao xưa không lụt, bây giờ mới bị.
.
.
z-td-sgngap-mappre75.jpg picture by tddesign
.
.
 
Tất cả chỉ là những ngụy biện chối chạy trách nhiệm, do quan chức nói ra chẳng qua lại chỉ là thói quen tuyên truyền, chối chạy trách nhiệm mà thôi. Đi ngược lại từng bước trở về thời xưa chưa bị lụt, thời lụt chút ít, thời lụt vừa phải, thời bây giờ, không mưa cũng lụt, cũng phải trải qua mấy chục năm. Trong mấy chục năm đó, bao nhiêu nhân tai đã xẩy ra, nhà cầm quyền và dân sống trong thành phố đã làm ra những gì tệ hại vô trách nhiệm đến như thế nào để gây ra tình trạng ngập lụt ngày nay. Dân có tội một, nhà cầm quyền có tội 10 lần nhiều hơn, vì ham lợi, vì nông cạn, và vì ngu xuẩn, cộng thêm tự kiêu, tự xưng là đỉnh cao trí tuệ … những hỡi ôi, nay sống trên nước ngập lụt và nước phân thải dơ bẩn.
.
.

Trong vài chục năm qua, lấp sông rạch, làm biến mất con kinh Bao Ngạn, một hệ thống thoát nước từ đầu nguồn kinh Nhiêu Lộc, dẫn nước về hướng Tây qua Phú Thọ, đưa xuống Nam qua kinh Lò Gốm, Tầu Hũ rồi xuôi theo sông rạch về Bình Chánh, qua vùng thấp, ra biển theo hướng nam của Saigon. Đây là một hướng thoát nước quan trọng phía Tây, lấp kinh Bao Ngạn rồi, vùng này chẳng có thoát đi đâu nữa, mà chỉ có ngập nước dâng lên tại chỗ. Kiếm lợi được vài trăm cái nền nhà, một lối sinh sống tự hủy, thay vì sống tái tạo, duy trì và phát triển môi trường sống cho tương lai.
.
.
z-td-sgngap-mp1.jpg picture by tddesign
.
Hình trên cho thấy con kinh Bao Ngạn nối kinh Nhiêu Lộc với kinh Lò Gốm đã bị lấp, chiếm đất.
1: Kinh Bao Ngạn, cần phục hồi lại, cuối con kinh, nối thẳng bằng cống ngầm, cho bớt nước chẩy thẳng ra rạch Tầu Hũ, qua kinh Bãi Sậy. Kinh Bao Ngạn và Kinh Bãi Sậy cần được tái lập, với những cửa hàng kios buôn bán nhỏ như ngày xưa, làm sạch, trồng cây, hai bên bờ đẹp như công viên, để đi dạo. 2. Kinh bến Bãi Sậy sau chợ Bình Tây đã bị lấp, Cầu Ba Cẳng nay trở thành cầu không cẳng nên biến mất. 3. Ngày xưa có con kinh rạch, dẫn nước từ đây vào kinh Nhiêu Lộc, trên đường LVD, CMT8, gần cổng trại LVD ngày xưa, vẫn còn hai lan can thành cầu bằng bê tông. Nay không biết còn hay không, nhưng con rạch đã bị lấp. 4. vị trí những hố ngầm, giếng ngầm, cần làm mới để thấm nước, tại những vị trí công cộng đang làm chủ bởi dân (nhưng quan chức đang muốn bán xây cao ốc để kiếm tiền bỏ túi riêng), nơi đây sẽ đào hồ lộ thiên, hay hồ ngầm, để trữ nước, cho thấm ngược lại vào lòng đất. Dùng hồ mới mở ra để quân bình mực nước mưa ngập.
.
 
Cho nên, rất giản dị là cần phải đào thêm kinh rạch để thoát nước khi dân số tăng, thì không đào, trái ngược lại là lấp kinh, lấp hồ , lấp vùng đất ướt và thấp để xây nhà, thì bây giờ đừng hỏi tại sao Saigon đang bị ngập sâu và lâu như vậy. Một con kinh, giả sử bề ngang 4,5 m, bề sâu 3 mét, thì thay vào đó một diện tích cống to bao nhiêu thì mới đủ thay một con kinh, một con rạch.? chưa kkể tới kinh phí và kỹ thuật đào sông ngầm.
.
.
Một giải pháp, là phá nhà, lập lại những kinh rạch đã bị lấp từ xưa, đào thêm hồ, đào thêm giếng thấm ngầm ở những nơi công viên, sân thể thao, những nơi công cộng, có thể có hầm ngầm bên dưới, bên trên vẫn duy trì được công viên và sân thể thao, duy trì được khoảng trống, khoảng xanh có từ trước.
.
.
 

Họ đã lấp luôn bến Bãi Sậy, một con kinh nằm ngay sau chợ Bình Tây, thông ra Cầu Ba Cẳng chỗ chợ Kim Biên, rồi ra rạch Tầu Hũ. Bây giờ thì kinh, bến và cầu không còn nữa. Chi còn nhà xây lên lấp kín kinh rạch. nếu không có chính quyền đồng ý trong hai chuyện lấp kinh Bao Ngạn, từ Ông Tạ, theo đường Bắc Hải xuống Phú Thọ, lấp kinh Bãi Sậy, dẹp cầu Ba Cẳng, thì ai mà dám làm, trong chuyện này, thì công an cán bộ địa phương kiếm chác, chia nhau được bao nhiêu tiền.
.
.
z-td-sgngap-mp3.jpg picture by tddesign
.
City_Market_NoteStreets1.jpg picture by tddesign
.


hình trên: Bến Bãi Sậy, kinh thoát nước và lưu thông không còn nữa, cầu Ba Cẳng, di tích cổ, hiếm có, không còn nữa. Chỉ còn nước ngập lụt thêm.
.
.

Ngoài ra những vùng ngập lụt, vùng thấp để chưá nước ngập, thấm nước ngập thủy triều như vùng Bình Thạnh, Thủ Đức giáp sông SG, vùng Phú Mỹ Hưng, Nam Saigon, vùng đất thấp quận 7,8 trước đây, đã được để yên để làm quân bình nước thấm, nước ngập, nước mưa, nước thủy triều. Nói chung là đất vùng đó như cái khăn ướt, những khi không có nước xấp xỉ trên mặt, đất bên dưới cũng đã giữa đến 50% nước bên dưới. nay nâng nền, bịt mặt, tráng xi măng và bê tông, coi như vắt nước ra khỏi đất, coi như vắt nước ra khỏi cái khăn ướt. Bao như mét khối nước đó thoát đi đâu? Khi thủy triều lên từ phiá Nam, vùng đất ướt đó, nay thành khô, không thấm nước nước, mà ép nước dâng theo thủy triều đi qua những vùng khác chung quanh, theo áp suất của nước thủy triều ngập cao vào vùng chưa hề bị ngập trước đây.

.
.


Cho nên bây giờ, không mưa, nước thủy triều vẫn len lỏi lên vào vùng nghèo, vùng quận 7,8 vùng Bình Chánh, nước tránh khu Phú Mỹ Hưng, vì đất vùng mới này đắp nền lên cao rồi, ép đất xuống, không cho thấp nước nữa, nên nước lên tránh vùng này, len lỏi lên cao hơn ở vúng khác. Gặp đại lộ Ng văn Linh, chạy theo hướng đông tây như con đê đập ngăn nước trên bắc đổ xuống nam, ngăn nước dâng phía duới lên, nên nước len lỏi vài làm ngập những vùng nghèo mà mấy chục năm trước không bị ngập, nên mới có đường xá, nhà cửa ở đó từ mấy đời trước khi có khu Phú Mỹ Hưng.
.
.

Bây giờ giải pháp dễ dàng nhất là tháo bỏ những gì đã làm bậy từ trước. Nhà xây trên kinh rạch thoát nước bị lấp lại để chiếm đất, không có lý do gì được tồn tại, vì quyền lợi lấn chiếm miếng đất căn nhà, là quyền lợi cá nhân, trước quyền thoát nước của một thành phố với bao triệu dân. Nhà xây ở vùng ngập lụt cũng không có giá trị gì, vì lấn chiếm thiên nhiên, làm ngập lụt những vùng khác mà trong qúa khứ chưa bao giờ bị ngập lụt. Nhà thì nền lên cao như một ốc đảo, vẫn bị ướt đít khi đi phải ra vào khu đất thấp chung quanh !!
.

.
.
 
z-td-sgngap-mp2.jpg picture by tddesign
.
Vùng trên, khu trung tâm chợ SG, khu giáp rạch Bến Nghé, ngày xưa còn có cầu Ông Lãnh, còn những con kinh đi sâu tới chợ Bến Thành để thoát nước, nau không còn nữa, kể cả rạch Bến Nghé, đừng hỏi tại sao trung tâm SG bây giờ bị ngập. Một giải pháp là phục hồi lại các kinh rạch cũ này, và đuổi bớt dân ra khỏi khu trung tâm, đuổi bớt nhà chọc trời đi chỗ khác vì để ở đó chỉ chọc cười thế giới, có nhà chọc trời trên con đường ngập nước, chỉ có SG mới có trò lý thú chọc cười sự thông minh này ..!!
.
.

.

Trả sông rạch lại, trả đất nâng nền bất hợp pháp, hay hợp pháp do chính quyền đã làm, nhưng vì làm sai, nên phải trả lại điều kiện như thiên nhiên từ trước, để làm nhiệm vụ: chứa nước ngập lụt, và dung hoà môi trường sống. Nói vậy, nhưng thực tế, coi như khó mà hoàn toàn phá bỏ 100% trở về ban đầu, nhưng không phải như vậy mà cứ để yên tình trạng như hiện nay. Chưa kể là có những kẻ vẫn đang ngấm ngầm tiếp tục lấp sông rạch, chặt cây, xóa bỏ công viên thành nhà cao từng để kiếm tiền. Những kẻ nào mà coi thường sự an lành của cả thành phố với chục triệu người sống vậy …. kẻ nào đang có sức mạnh, đang kiếm tiền trên đầu người dân đen, ai cũng biết. Cái công viên nhỏ tí, ngoài Tụ Do, Đồng Khởi, coi như bị dẹp để quan to chia tiền xây nhà cao từng, mở máy lạnh xài điện là mát rượi, tổ cha dân nghèo ráng chịu nóng, chịu ngập lụt, kệ cha nước biển dâng lên vì nóng, ngập nước mặn đồng bằng Cửu Long, quan to ở nhà chọc trời chân không thấm nước, xả phân thải ra cũng ở trên đầu người dân đen?? quan to đang cười chọc dân đen nghèo và ngu.
.
.

Địa thế SG là cao bên trên phía Bắc, thấp phía Nam, thoát nước nhanh nhất là trục Bắc Nam, sông SG chẩy theo trục này, có những đoạn đi ngang vì đất quá bằng phẳng và sông chẩy rất chậm. Nước ngọt cần chuyển qua hướng Tây Nam, tưới nước canh tác vùng này, đã có kinh Tham Lương, đi qua Hóc Môn, rồi xuống hướng Bình Chánh, cần có ao hồ to, giữ nước ngọt lại, trước khi thấm với nước mặn làm uổng phí nước ngọt đi.
.
.
z-td-sgngap-sgmap1.jpg picture by tddesign
.
.
.
Làm lại những kinh thoát nước ngập về hướng Tây Nam như đả có kinh Bao Ngạn ngày xưa, làm kinh rạch lộ thiên, tạo ra cảnh đẹp hai bên bờ, dùng làm công viên, đường đi dạo, chạy bộ, đạp xe, ngay cả lưu thông công cộng bằng thuyền bè, như water taxi cũng rất tiện lợi và dùng cho du lịch. Thêm hệ thống cống ngầm, đi thẳng hướng Bắc Nam, mang nước thẳng xuống phiá thấp, nơi thủy triều ngoài biển đi vào sông phía nam.
.
.
 
Kinh Nhiêu Lộc là rạch thiên nhiên, chẩy tây qua đông, chẩy ngang, rồi lại đi xuống nam, đó là tự nhiên ngày xưa. Với tình trạng ngày nay, thì không thể dựa vào kinh đó, cho thêm nước vào, làm ngập sống SG phiá Đông Nam trên cao vùng Thủ Đức, Thủ Thiêm, nên tránh bớt lượng nước đổ vào kinh Nhiêu Lộc, làm thêm kinh đào mới thẳng từ Bắc xuống nam, cho nước ra ngay vùng thấp dưới Bình Chánh, dưới khu Phú Mỹ Hưng để đi thẳng ra biển, nhanh và gọn gàng hơn.
.
Những kinh lộ thiên, hay cống ngầm to lớn, sẽ theo các đường xá, đại lộ có sẵn, hay phải hy sinh đất và nhà cửa, mở một vài con kinh lớn này. các công viên, sân chơi thể thao, hay các nơi trũng sẽ được đào rộng ra làm hồ bão hoà nước ngập, làm các hồ ngầm, các giến thấm sâu bên dưới, trả nước thấm ngầm xuống lại lòng đất để tránh tình trạng đất lún, vì nước ngầm bị hút lên quá nhiều. Bên trên hồ ngầm, giếng thấm, vẫn duy trì được công viên hay các sân chơi thể thao, vận động trường.
.
.
 
Ngoài ra, cần có biện pháp làm giảm nước mưa ngập, bằng cách giải quyết nước mưa ngay tại chỗ. Dùng mái nhà xanh, green living roof, trồng cây cỏ, trồng rau trên mái nhà, làm mát thành phố, giảm nóng và giữ số lượng nước mưa tại chỗ. Dùng hệ thống thu nước mưa qua máng xối mái nhà, chứa xuống hồ dưới đất, cho vào giếng thấm, giảm được rất nhiều lượng nước mưa sẽ phải chầy đi chỗ khác. Sau đó có thể xử dụng nước mưa này cho việc tưới cây, rửa ráy, dùng trong sinh hoạt mà không cần phải dùng nước tinh khiết. Mỗi căn nhà, mỗi cao ốc sẽ có cách xử lý nưóc mưa xuống trong diện tích bề mặt của mình, xử dụng nước mưa, hay cho thấm ngay xuống lòng đất ngầm bên dưới, thay vì chẩy đi chỗ khác, dễ gây ngập lụt.
.
.
z-td-sgngap-curbfilter.jpg picture by tddesign
.
.
.
Vecchio20Installations20cesspool20i.jpg picture by tddesign
.
.
Vecchio20Installations20cesspool-1.jpg picture by tddesign
.
.
giếng thấm nước xuống đất, có thể cho thấm nhiều m3 nước xuống đất khi mưa to, từ miá nhà xuống, từ hai bên đường vào, để duy trị lại lượng nước ngầm bị hút đi bởi giếng nước bơm nước ngầm lên. Hai bên hố đào sẽ được lót đá to rồi nhỏ, rồi tới cát. Đặt ngầm dưới đất ở những nơi trống, công viên, hay ngay dưới lòng đường, để chứa nước cho thấm xuống đất, tránh ngập lụt, và giảm số lượng nước phải chẩy đi chỗ thấp hơn.
.
.
.
Trên đường xá, hai bên vỉa hè có hệ thống thu nước, cho thấm xuống giếng thấm bên dưới, thay vì vào cống chẩy đi nơi khác, cho ngấm nước mưa nội bộ ngay tại chỗ một phần lớn nước, sau đó nếu hết sức chứa, mới cho chẩy ra sông rạch. Những biện pháp này đã được xử dụng tại các nước tân tiến, thu nước hai bên đường cho vào hố thấm dưới các vỉa hè trồng cây cao, hay cho vào các vỉa hè với cây xanh trang trí như những hồ nhỏ cho thấm nước xuống đất, để làm chậm lượng nước phải thoát đi để khỏi làm ngập sông rạch ở nơi thấp hơn.
.
.
z-td-sg-ngap-drain.jpg picture by tddesign
.
.
 
Nơi các ngã tư đường có bố trí các giếng thấm thật sâu, thật lớn, bố trí cùng với vị trí các đường cáp ngầm, các đường mương bê tông ngầm, để chạy các loại giây bên dưới, trả nước mưa cho ngấm xuống đất để bảo vệ mực nước ngầm và áp suất đất, chống bị sụt lở. Nói chung là làm sao cho nước mưa, khi xuống đất sẽ thấm ngay xuống đất như đất thiên nhiên, hoặc là còn giữ lại được nhiều nước hơn khoảng xanh thiên nhiên. Sau đó nước sẽ được dùng lại khi cần, hay dùng nuôi dưỡng các mạch nước ngầm, để chống lún và sụt đất. Đây làm biện pháp vừa thoát nước, vừa giảm lượng nước phải thoát đi, tức là giải quyết nguyên nhân ngay tại nguồn gốc.
.
.
z-td-sgngap-curbretention.jpg picture by tddesign
.
.
.
 
Trong nước bài tới, sẽ nói tới từng giải pháp, từ chi tiết của từng biện pháp nhỏ, để tấn công toàn diện chuyện ngập lụt của SG, chuyện môi trường an sinh đầy ô nhiễm của SG, nhiều giải pháp, từng bộ phận, từ nguyên nhân cho tới điểm giải quyết cuối cùng. Sẽ cón nhiều bài viết tiếp về giải pháp, kèm theo sơ đồ và hình ảnh. Bài này chỉ nói tổng quát về hệ thống của nhiều giải pháp hợp lại, từ đào lại kinh bị lấp, kinh mới, kinh ngầm, hồ tụ nước, mái xanh giữ nước trên nhà ở, thâu giữ nước mưa, hố thấm nước hai bên đường, hệ thống vỉa hè thấm nước, khoảng xanh ngăn cách lưu thông và giữ nước, cho ngấm đất ... để giải quyết tình trạng ngập lụt của SG, càng ngày càng tệ hại hiện nay.
.
.
 
Đã và đang có những công trình xây cấy giải quyết ngập lụt cho SG được chính quyền cho tiến hành qua nhiều năm, và đang tiếp tục, như vét kinh, đào cống ngầm, tuy nhiên sẽ không nói tới, để có một giải pháp khác, qua lối nhìn khác, không bị ảnh hường bởi những chuyện đang làm, chưa biết đúng hay sai, chưa biết có kết qủa hay không, nhưng chỉ biết đầy tham nhũng trộm cắp trầm trọng, đầy sai lầm về tính toán, dữ kiện dự trù sai bét, lỗi thời, dữ kiện tính toán không còn phù hợp nữa vì sự phá hoại tăng nhanh hơn tiến độ của công trình thoát nước ... mãi vẫn chưa làm xong ... và những tai nạn đã xẩy ra, có những con robot đào cống đã bị chôn vùi thất thoát yên nghỉ bỏ lại trong lòng đất vì thiếu tính toán và nghiên cứu ... làm SG bớt ngập cũng là cơ hội cho chính quyền nạo vét tiền công, ăn cắp và tham nhũng, cái đó thì đã thấy rõ ... còn càng giải quyết .. thì nước ngập lụt càng cao .. và càng ngập lâu và thường xuyên hơn ... y như chuyện đã lấp mương, lấp kinh rạch, lấp đất thấp, lấy đất thấp xây thành phố để cho Saigon mau lụt hơn trong vài chục năm qua.
.
 
.
.
 
Chưa viết xong ... còn tiếp ngay trong bài này ..
.
 
.
Natural__impervious_cover_diagrams_.jpg picture by tddesign
.
đất thiên nhiên giữ nước chỉ cho chẩy đi chỗ khác 10% khi ngập, còn thành phố, sàn xi măng, đường nhựa thì hơn 55% nước sẽ chẩy đi chỗ khác, gây ngập lụt.
.
 
 
.
.
 
.
 
 
z-td-sgngap-arialpic-3-10.jpg picture by tddesign
.
Hình trên, từ không ảnh cho thấy SG ngày nay là một biển bê tông, nhựa đường mái nhà .. nóng hổi dưới ánh mặt trời... cây xanh, khoảng xanh thì không có ... Thủ Thiêm thì bị mất 1/3 mầu xanh rồi ... sống giữa rừng bê tông sắt thép và ngập lụt nước dơ ... SG đã quá mức chịu đựng ... chưa giải quyết được tệ trạng cũ, lại làm ra tệ trạng mới .. từ trên cao nhìn xuống, Saigon giống như cái sân xi măng hừng hừng nóng rực lửa dưới mặt trời vì thiếu cây xanh, thiếu hồ nước, thiếu khoảng trống xanh.
.
Tới khi mưa tới thì lại là cái ao ngập lụt dơ bẩn. Thường thì tăng dân số, phải tăng sông rạch thoát nước, theo tỷ lệ thuận. Nhưng trái ngược lại một cách ngớ ngẩn, không tưởng tượng là .. tăng diện tích xây cất, tăng dân số, tăng nhà cửa, thì lại lấp kinh rạch ao hồ thoát nước. Những người có óc, tại sao làm cái chuyện buồn cười như vậy, để mau bị ngập lụt hơn.
.
Khi mua nhiều xe hơi, xe gắn máy, tăng số lượng xe, thì phải tăng số lượng, tăng diện tích mặt đường, tăng chỗ đâu xe, còn không thì đường xá sẽ đứng yên tại chỗ vì xe phủ kín mặt đường. Chuyện ngập lụt cũng vậy, khi xưa cũng có ngập lụt nhỏ, thay vì vét cống đào thêm mương, thêm kinh rạch, người có óc thông minh tối thiểu lại lấp mương lấp cống, lấp kinh rạch, rồi hy vọng là nước ngập sẽ thoát đi nhanh hơn? ... thoát đi đâu khi đường thoát bị ngăn lấp? thế mà tự hào là đỉnh cao trí tuệ, phải nói là retard, không hề có trí khôn, người không có óc mới đúng.
.
Cuối cùng hậu qủa ngày nay, là do nguyên nhân tự tạo ra bao chục năm qua, tự lãnh đạo thành phố gây ra cảnh bế tắc ngập lụt ngày nay. Giản dị nhất là đi tháo gỡ ngược lại những gì đã chặn nước thoát đi, tháo gỡ đập bỏ, xây dựng lại khoảng xanh, làm lại sông rạch, đào thêm ao hồ, và giảm dân của SG đi !!! nhưng hiện nay, người ta vẫn làm những chuyện tự hủy diệt thành phố, hủy diệt môi sinh, không có sustainable living, tức là sống và tiếp tục duy trì nguồn sống, mà trái lại ... thêm một cái công viên nhỏ xíu trên đường Tự Do, ĐK, gần nhà thờ Đức Bà đang được chia chác, lấp đất , lấp khoảng trống xanh cây này bằng cao ốc ... cái đó là sống và đang tự hủy môi trường sống.
.
 
.
by duongtiden.
.
.


Labels Loại Bài

Followers

Blog Archive

About tmd.design

My photo
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com
Powered by Blogger.