copy of tmddesign old multiply blog

Pageviews

Thursday, January 26, 2012

Chiến trường, trận đánh An Lộc, Bình Long hè 1972, ngày 18 tháng tư 72 tới tuần đầu tháng năm. Bài thứ 6 .... tiếp tục sau một thời gian gián đọan. An Loc Battle by duongtiden.

.

.
.
Chiến trường, trận đánh An Lộc, Bình Long hè 1972, bài thứ 6 .... tiếp tục sau một thời gian gián đọan. Đầu năm mới tâm nguyện của tôi là sẽ tiếp tục viết nhanh cho hết về Chiến Trường An Lộc Bình Long năm 1972.
.
.
.
.
Bài thứ 6 (jan 15, 2012) ….
.
.
Chiều ngày 16 tháng 4, sau khi đổ quân xuống, lấy đồi 169 làm nơi tập hợp, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù xuống mặt tây của đồi trên đường tiến vào An Lộc, mang theo một nhóm Biệt động Quân trở về đơn vị. Tiến vào ấp Sóc Ton Cui, nghỉ đêm tại đây, không đụng quân VC, đến sáng ngày 17, Liên Đoàn thẳng đường di hành vào sườn đông nam của An Lộc. Đến chiều cùng ngày thì BCD tiến vào khu nhà lồng Chợ Mới ngay cạnh BCH Trung Đoàn 8/SĐ5. Thiết lập bộ chỉ huy mới của Liên Đoàn 81, về phía bắc của ĐL Hoàng Hôn, nằm trong khu dẫy nhà bê tông hai từng cách bch TrĐ8 một góc đường, bên hông phía tây nhà lồng chợ.
.
.
.
.
Anh Trung Sĩ Nhất Đỗ đức Thịnh thuộc LĐ81 có viết bài hồi ký dài về những ngày dài chiến đấu tại An Lộc qua góc nhìn của một hạ sĩ quan ngay lằn đạn đủ loại và không quên những ghi lại những chi tiết cảm động của những giờ giấc bình thường xen lẫn với sự sống và cái chết. Tôi sẽ đưa nguyên bài của anh Thịnh lên với những tình tiết ngày tháng rất chính xác, tuy nhiên có những phương hướng vị trí ghi lại có lúc mâu thuẫn với nhau một chút, tuy nhiên qua mấy chục năm sau, viết lại được như anh Thịnh qủa là một trí nhớ hiếm có.
.
.
.
.
.
.
Sau khi tiến vào tới An Lộc, LĐ 81 chuẩn bị ngay cuộc tấn công vào đêm khua hừng sáng chứ không nghỉ ngơi sau hai ngày đổ quân mệt mỏi, để tạo yếu tố bất ngờ khi tình báo của VC chưa hề biết được BCD đã có mặt ngay tuyến đầu phía bắc thành phố An Lộc. Các chiến sĩ Biệt cách Dù chỉ có vài tiếng nghỉ ngơi tắm rửa ăn uống, chợp mắt chút là đến giờ G tập họp lúc 9 giờ tối ngày 17 tháng tư, lên đường len lỏi ra tuyến đầu thành phố đã bị VC tấn chiếm trong vài ngày qua. Nguyên đêm họ len lỏi tiến quân ngay sát phòng tuyến của quân VC, chờ chút sáng lên là mở màn tấn công ngay, bất ngờ cho đặc công và quân VC ngay tuyến đầu, không ngờ có một lực lượng mới, quân số hùng mạnh, cùng vũ khí đầy đủ bất thình lình tấn công trực diện ngay vào lúc bình minh.
.
.
.
ztdal-4-17-81bcnd.jpg
.

Đại đội 3 của Đại úy Phạm châu Tài (có mặt trong hình), LĐ 81 BCD, chiếc T54 này nằm tại góc đường phía nam, QL 13 hay ĐL Nguyễn Huệ và Hùng Vương.

.
.
BCD bất ngờ tấn công VC ngay phía bắc, tây bắc thành phố An Lộc phía trên Chợ Mới về phía hàng rào phòng thủ bìa thị xã. Điểm chốt là đồn Cảnh Sát Dã Chiến với các công sự phòng thủ kiên cố, lọt vào tay VC trong đợt tấn công đầu tiên ngày 12, 13 thángtư. Hai có vấn Mỷ theo LĐ81 là Đại Úy Higgins và Thượng sĩ Yearta đã có mặt trong tuyến đầu điều động, hướng dẫn những chiến đấu cơ, các pháo đài bay Spectre hay Dragon Fire, Hỏa Long bắn phá các vị trí lô cốt và hầm kiên cố của VC bằng đại bác 105 ly. Đến giữa ngày 18 tháng tư thì quân VC đã bị đẩy lui ra khỏi gần 2/3 các vị trí chiếm được phía Bắc An Lộc, mũi phản công của BCD đẩy lùi VC theo hướng tây bắc ra được một khoảng cách an toàn hơn cho quân phòng thủ An Lộc về hướng này của thành phố. Vì thiếu quân phụ chiến theobảo vệ hai cánh sườn phải và trái do TrĐ8, và Biệt động Quân không tiến theo trợ chiến, nên LĐ81 không tiến được xa hơn trong ngày 18 tháng tư vì sợ bị trống trải hai bên sườn mũi tiến công.
.
.
.
ztdal-4-17-81bcnd.jpg
.

Trên chiếc C130 Spectre, đại bác 105 ly bắn trực xạ xuống mục tiêu yiểm trợ cho trận địa bên dưới.

.

.
.
Trong ngày 17, 18 tháng tư, ở vùng đồi Gió, phía Đông Nam An Lộc, nơi mà trong vài ngày qua, liên tiếp Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù đổ quân rồi LĐ81 đổ quân cùng tiến vào đến AL tiếp sức được thêm vài ngàn quân mới sung sức, làm tăng khả năng phòng thủ AL lên gấp đôi. Bây giờ thì VC mới điều quân đến đây để bịt đầu cầu tiếp viện của VNCH. Tuy nhiên, bây giờ chỉ còn Tiểu Đoàn 6 Nhẩy Dù và bộ chỉ huy nhẹ của LĐ1 Dù lẻ loi nằm lại với một pháo đội pháo Dù 6 khẩu 105ly.
.
.
Mang một lực lượng lớn trên một Trung Đoàn, tăng và pháo cùng phòng không đến để chận quân tiếp viện có phần qúa trễ, nhưng nay chỉ còn mỗi TiĐ 6 Dù giữ vị trí, nên VC lợi dụng tình trạng đông quân số hơn mấy lần có sẵn, bắt đầu dứt điểm Tiểu đoàn Nhẩy Dù và pháo đội duy nhất có tầm súng đại bác yiểm trợ được cho quân trú phòng trong AL. Rạng sáng ngày 19, VC dứt điểm đồi Gió, quân Nhẩy Dù rút xuống khỏi đồi lui qua phía đông, một phần khác của Tiểu Đoàn 6, cùng với bộ chỉ huy nhẹ mở đường rút được vào trong An Lộc nhập với LĐ1 Nhẩy Dù. Trận đánh rất ác liệt với chiến xa và pháo VC đã làm Tiểu Đoàn 6 Dù thiệt hại nặng.
.
.
Trận đánh trải rộng trên đồi Gió, và khu vự dưới chân đồi bên liên tỉnh lộ và Srok Ton Cui dai dẳng trên một ngày. Lực lượng Nhẩy Dù không còn trừ bị tại hậu cứ để tăng viện nhẩy trực thăng lên tiếp cứu ngay, ngoài ra cũng không có đơn vị thiện chiến khác của bộ binh có cùng khả năng tác chiến di động nhanh như Nhẩy Dù, nên chỉ còn các phi vụ ném bom đánh yiểm trợ, nhưng về đêm nên cũng không hiệu qủa mấy. Cuối cùng, Hơn một đại đội ND rút vào AL, còn lại chỉ đến trên trăm người rút qua hướng đông đến vùng sông Bé và được trực thăng tiếp cứu đưa về Chơn Thành. Còn pháo đội sáu khẩu 105 ly cùng đạn đều được phá hủy. Sau ngày 21 tháng tư, 72, Tiểu Đoàn 6 Nhẩy Dù lại được tái tân lập với các sĩ quan chỉ huy còn lại, được tăng cường quân số, tái huấn luyện tân binh cùng các sĩ quan mới chuyển binh chủng, và họ lại nhẩy vào chiến trường AL hơn một tháng về sau, bắt tay với LĐ 1 Nhẩy Dù trong An Lộc.
.
.
.
Các diễn tiến trận đánh có được viết lại qua phóng viên gốc ND sau này, nhưng tình tiết thêm thắt chi tiết như câu chuyện tiểu thuyết, nên chỉ tóm lược lại ở đây. Giản dị là quâ VC đã bị LĐ1 Nhẩy Dù và Liên Đoàn 81 BCD bất ngờ đổ quân vào ngay sát chân AL và tiến vào tăng viện được cho quân trú phòng, lực lượng tiếp viện này có tới khoảng 3 ngàn quân tinh nhuệ nhất của VNCH, như một liều thuốc hồi sinh cho quân trú phòng tại An Lộc. Đây là một lỗi lầm chiến lược qúa lớn, quyết định chiến trường một tháng sau đó. Nếu VC đủ khôn ngoan, đủ chiến lược, đủ quân số chận được quân tăng viện cần thiết này, thì chiến trường An Lộc đã có kết thúc khác.
.
.
.
.
Các chiến sĩ BĐQ, trấn đóng lại Đồi Gió sau khi trận đánh An Lộc theo qui mô chấm dứt. Xác các khẩu pháo của ND còn nằm lại đây.
.
.
.
Tiểu Đoàn 6 Dù chịu thiệt hại lớn lao trên một nửa quân số, mất pháo đội Dù cùng Công Binh Chiến Đấu, tuy nhiên sự hy sinh này chính là cái gía phải trả cho LĐ 1 ND và LĐ81 BCD đã vào tăng viện và giữ vững chiến trường sau này cho đến khi đại quân VC phải tan vỡ, lui quân ra và An Lộc vẫn còn nằm trong tay của VNCH. Thực ra nếu cần phải chiếm đuợc An Lộc dễ dàng, các chỉ huy quân sự cao cấp của VC chịu trách nhiệm chiến trường An Lộc, chỉ cần để mở lối thoát phía Nam quốc lộ 13 cho quân trú phòng VNCH rút lui trong những hoảng loạn đầu tiên cuộc chiến ngay sau trận Lộc Ninh, khi An Lộc chưa được tăng viện chỉ có đơn độc SĐ 5 bộ binh và một trung đoàn của SĐ 18 bộ binh, thì trong hỗn loạn và sự thay đổi quá nhanh của chiến trường, lực lượng trú phòng có thể đã sợ hãi rút ngược về phía Nam, bỏ ngỏ An Lộc.
.
.
Quân VC chỉ cần thả lỏng QL13 xuôi Nam, đánh phá cầm chừng, tiêu diệt chiến cụ nặng, nếu rút lui có lẽ quân VNCH ở An Lộc cũng bỏ lại chiến cụ nặng hay phá hủy. Sau đó thì quân VC chỉ cần vào tiếp thu An Lộc, quân trải rộng dười phía Nam từ Lai Khê lên An Lộc dọc đường 13 chỉ cần khép kín lại, khóa chặt không cho VNCH mang đủ quân số và chiến cụ nặng lên tái chiếm lại AL như họ đã làm tại Quảng Trị thì ít ra, chiến trường An Lộc đã thay đổi chủ, VC đã tạm thời có được mảnh đất làm thủ đô ra mắt MTGPMN, cho dù ngắn ngủi hay lâu dài. Chỉ tiếc là VC quá tự tin và không dự tính được lòng kiên trì và dũng mãnh của quân trú phòng và sự quyết tâm hy sinh của cấp chỉ huy VNCH tại chiến trường An Lộc, không rút lui bỏ chạy. Trên đây là giả thiết của tôi, có thể nếu VC thả lỏng đường rút, quân trú phòng và Đại Tá Hưng, tư lệnh chiến trường An Lộc sẽ tử thủ không rút, bằng chứng là chỉ ngay sau trận Lộc Ninh thất thủ, chính Đại Tá Hưng đã mang bộ chỉ huy tiền phương SĐ5 lên tử thủ An Lộc. Trong khi toán cố vấn của Trung Đoàn 8 / SĐ5 do một trung tá cố vấn Mỹ đã chết nhát từ chối tăng viện theo Trung Đoàn, trong khi đại tá Miller côốvấn SĐ5 thì lại có mặt tử thủ cùng đại tá Hưng.
.
.
Thành ra, bịt kín đường 13, làm cho quân VNCH không rút ra, không tiếp viện lên được, nhưng lại để hở mặt Đông Nam khu đồi Gió cho quân thiện chiến VNCH nhầy ngay lên vào thẳng An Lộc không qua một đụng độ đáng kể nào. Rồi sau đó VC mới chậm trễ vài ngày sau mới bịt được lỗ hổng này. Cho nên sự hy sinh ngày 19 tháng tư của hơn nửa Tiểu Đoàn 6 ND tại đồi Gió, chính là sự hy sinh rất đáng giá cho toàn chiến trường An Lộc được đứng vững và làm mất mặt cho đại quân VC đã không nuốt trôi được An Lộc nhỏ bé. Chiếm cứ và đổ quân tiếp viện thành công tại khu vực Đồi Gió là một thành qủa, một chiến lược quyết định vận mạng của tất cả quân trú phòng trận địa An Lộc. Sự chiến đấu oanh liệt qua thành qủa giữ an toàn Đồi Gió trong vài ngày, sau đó dù bị thiệt hại nặng, sự can cường và hy sinh nặng của Tiểu Đoàn 6 cùng Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù đã quyết định sự thất bại của đại quân VC không nuốt trôi được An Lộc suốt gần hai tháng sau đó.
.
.
Tuy nhiên nói về các cấp chỉ huy quân đoàn, sư đoàn VNCH thì đây là một thất bại về tình bào, chuẩn bị và điều quân phòng thủ, từ hơn năm trước còn tung hoành diệt VC sâu tại sào huyệt bên Cam Bốt, mà chỉ hơn năm sau, VC không hề bị thiệt hại lớn, mà còn mang được chiến xa đủ loại, phòng không, pháo hạng nặng 130 ly, đủ tiếp viện xăng dầu, đại pháo bắn không hề thiếu đạn từ đủ mọi hướng vào An Lộc mà quân VNCH và đồng minh Hoa Kỳ không thể ngăn chận ngưng được sự pháo kích cường tập này, không tìm diệt được các vị trí pháo VC , các kho đạn tiếp liệu của VC từ trên không, và ngay cả các toán biệt kích thăm dò của BCD 81 cũng được thả ở đâu đó ngoài chiến trường An Lộc, nhiều nhất bên Cam Bốt hay Tây Ninh mà không hề khám phá ra được sự di quân cùng tiếp liệu khổng lồ hay chiến xa của VC đến vây quanh An Lộc, chưa kể về mặt nam, VC trải đại quân dài sâu tới gần Lai Khê, chỉ cách SG trên vài chục cây số. Đây là sự thất bại to lớn của tình báo quân VNCH hay chiến lược, chiến thuật, hay điều hành của các cấp tư lệnh chỉ huy của  vùng 3 chiến thuật. Để cho một lực lượng VC tới 45 ngàn quân (theo ước lượng của VNCH) có đầy đủ tiếp tế súng đạn lương thực suốt hai tháng trời, không có không quân yiểm trợ hay thả dù tiếp tế, tải đạn và lương thực tới gần bằng đôi chân. Mà cho tới khi bị tấn công trận Lộc Ninh, VNCH mới biết và vội vàng tram quân tiếp chiến, đó là một bất ngờ của VC hay mù tịt tình báo quan sát của quân VNCH.
.
.
.
.

Chiếc T54 bị không quân HK bắn hạ ngày đầu tiên ngay góc ĐL Hòang Hôn và Ngô Quyền, kế sát bên bch Trung Đòan 8 /SĐ5, không biết vì lý do gì, đang bị đốt thêm sau đó, chiến trường đang yên lặng.

.
.
.
.
.
.
.
Ngoài ra trong suốt trận chiến, không hề thấy VNCH hay đồng minh có những cố gắng truy lùng đường tiếp liệu của bên VC, chung quanh đường vào chiến trường An Lộc để ngăn chận lương thực và súng đạn của VC. Nếu VC có khả năng chận đường tiếp liệu, bắn rớt máy bay tiếp tế của VNCH, thì ngược lại, không thấy bên VNCH có khả năng hay cố gắng nào để biết tiếp liệu của một lực lượng đại quân VC ba lần lớn hơn quân trú phòng để ngăn chận đánh phá tiếp liệu của VC, đó cũng là những chiến lược cần thiết để duy trì sinh mạng của quân trú phòng An Lộc. Một lực lượng lớn của VC như vậy cần tới bao nhiêu lương thực đạn được với đạn pháo xăng dầu cho chiến xa, không phải là một chuyện nhỏ, hay có thể dấu diếm kỹ được cách di chuyển trên 200 ngàn trái đạn pháo đến chiến trường. Nói chung thiếu xót của VNCH là trú phòng ở một chỗ cố định, nếu VC không tiến đánh thì coi như là may mắn, may ra thì chỉ hoạt động thám sát được hai ba cây số bán kính chung quanh nơi đồn trú, còn không dám hay không biết bung xa hơn để thám sát, tìm tới vị trí pháo của VC trước khi chúng khai hỏa. hay quân đoàn, sư đoàn có chiến thuật liên hoàn để truy lùng tình báo trước khi VC đặt kho tàng đạn được cho pháo hạng nặng hay chiến xa.
.
 .
.
.

Cũng chiếc tăng góc Ngô Quyền / ĐL Hòang Hôn sau trận An Lộc. Căn nhà gạch hai từng bên phải trong hình chỉ còn một nửa, phía sau là đồi Đồng Long thẳng hướng bắc.

.
.
.
.

Nơi khi chưa có chiếc tank T54 tràn đến và bị bắn cháy ngay tại đây: đường Ngô Quyền, góc phía bắc ĐL Hòang Hôn, kế ngay bên chợ Mới, phía sau là đồi Đồng Long ở phía bắc.

.
.
.
Biết bao bài viết tường thuật nói lên sự dũng cảm chịu pháo của quân trú phòng, cố gắng đếm tới trên 200 ngàn trái đạn đủ loại rót vào An Lộc mà không thấy ai nói tới tại sao các tướng lãnh quân đoàn 3 VNCH lại để cho VC có thể mang tới số đạn được khổng lồ như vậy với khoảng xa trung bình cách An Lộc 10, 15 km để bắn vung vãi vào, tại sao không ngăn chận được trước, tại sau sau khi thấy khả năng và số lượng của pháo VC mà suốt hai tháng không thấy có khà năng nào tiêu diệt hay ngăn chận được lưọng pháo đó cùng sự tiếp tế đạn của VC, đó là chưa kề VC không có tiếp tế đạn bằng máy bay Chinook như VNCH, và VC cũng phải kéo pháo và tăng bằng xe vận tải trong rừng cây và đất bùn, không hề có quốc lộ đường nhựa ngay thẳng như VNCH. Không hề thấy có chiến thuật hay khả năng tìm và diệt kho tàng đạn pháo của VC trên không hay bằng các toán biệt kích đê chỉ định vị trí cho không quân oanh tạc. Chỉ ngủ yên, nằm yên trong căn cứ suốt những tháng trước, hay cả năm trước để cho VC tự do tàng trữ đạn được và thực phẩm chung quanh để bao vây. Trong chiến trường An Lộc, VC làm chủ trận pháo, bắn không hề thiếu đạn, đó là tường thuật của VNCH để nói lên tài chịu pháo giỏi đồng thời cũng nói lên sự bất tài của tư lệnh vùng VNCH để cho VC có khả năng làm như vậy, không hề thấy VNCH có khả năng pháo lại, hay chấp luôn, không có pháo trên thị xã An Lộc.
.
.
.
.
.
.
.

Quận đường An Lộc, ngay đầu tỉnh phía nam, đối diện với trại biệt kích B15, xéo góc sân vận động Nguyễn Huệ.

.
.
.
.
.
.
.
.
Đa số những bài viết thường nói về các quân tinh nhuệ nhất như BCD, Nhẩy Dù tại trận địa Bình Long mà ít nói tới một binh chủng quan trọng nhất, hy sinh cũng không ít, mà toàn là các sĩ quan cao cấp và hạ sĩ quan trải qua nhiều công sức huấn luyện đào tạo với kinh nghiệm chiến trường gìa dặn, đó là binh chủng Không Quân. Không Quân VNCH và Hoa Kỳ là lực lượng giữ vững sự sống còn của mặt trận An Lộc từ ngày đầu và sự hy sinh của họ không phải là ít, và xẩy ra rấy nhanh chóng trong khoảng khắc qua lằn súng nặng nhẹ đủ loại của phòng không VC kèm theo lần đầu tiên hỏa tiễn cá nhân tầm nhiệt của Nga là SA7 được xử dụng.
.
.
.
ztdal-quanan-loc1.jpg
.

C130 thả dù tiếp liệu bằng phương pháp thành công HALO, bay cao thả nhanh, dù chỉ mở tại cao độ thấp khá chính xác, không thất thóat ra ngòai.

.
.
.
Trong tháng 4, không kể các thiệt hại của trực thăng đổ quân, chiến đấu và tải thương, các Chinook trực thăng vận tải là phương tiện chính yếu dùng tiếp quân, tiếp liệu và tải thương trong những ngày đầu, đã chịu nhiều thiệt hại nặng với sự tử nạn của phi hành đoàn trong đó có các sĩ quan cao cấp bậc chĩ huy Không Đoàn cũng đích thân bay các phi vụ này. Khi VC đã đưa được các trọng pháo phòng không hạng nặng, cùng hỏa tiễn phòng không tới chiến trường bọc chung quanh An Lộc cho tới mặt nam gần Chơn Thành thì Chinook không còn được dùng đáp thẳng vào An Lộc nữa mà sự tiếp tế nhẹ chuyển quân được UH-1 thay thế, thả dù tiếp tế do Không Đoàn vận tải cơ C123 thay thế. Tuy nhiên súng phòng không và hỏa tiễn của VC cũng không khó khăn mấy khi bắn hạ các vận tải cơ bay chậm và thả thấp C123 này. Ngày 15, ngày 19 hai C123 của Không Đoàn … đã bị bắn hạ trên không phận An Lộc, một phi hành đoàn do Đại Úy Phạm văn Công chỉ huy, phi hành đoàn khác do Thiếu Tá Nguyễn thế Thân chỉ huy đã tử thương trong phi vụ thả dù tiếp tế. An Lộc đứng vững được là do sự hy sinh đồng hành của các chiến sĩ Việt Mỹ trên không, các đơn vị bộ chiến tử thủ bên dưới trận địa.
.
.
ztdal-4-17-81bcnd.jpg
.
.
.
Qua ngày cuối  tháng tư thì thả dù tiếp tế cho An Lộc được C130 của USF Hoa Kỳ đảm trách hoàn toàn vì loại vận tải cơ này bay nhanh và bay cao hơn, thả dù tại độ cao an toàn hơn, tuy nhiên tỷ lệ thất thoát tiếp liệu qua đối phương vẫn còn cao, nên sau đó các toán nghiên cứu từ Okinawa chuyển qua tăng viện, phương pháp thả dù HALO, sẽ nói tới sau này được ứng dụng, thả dù các kiện hàng từ trên cao, xuống nhanh mục tiêu, tới cao độ thấp dù mới bọc ra, nên sự chính xác cao hơn và an toàn hơn cho phi hành đoàn tránh được phòng không dầy đặc cùng hỏa tiễn của VC rất nguy hiểm ở cao độ thấp.
.
.
.
.

Một chiếc C130 Hoả Lực, bị trúng đạn phòng không của VC, đang được các lực lượng tiếp cứu của không quân Hoa Kỳ bốc ra khỏi chiến trường.

.
.
.
Qua ngày 20 tháng tư và sau đó, vài cuộc tiến công lẻ tẻ vào phía bắc AL, vào phía nam  từ Xa Cam lên, không có áp lực hay quân số đông mà chỉ là thăm dò, quân VC lại để lại vài xác tăng, tăng phòng không, có vài chiếc chỉ chạy dở qúa trong đêm tối lọt vào hố bom sâu có sẵn, rồi bỏ đó vì không leo lên được. Ngoài ra VC tiếp tục pháo đều đặn vào An Lộc để làm tiêu hao, thiệt hại sinh mạng hay làm mệt mỏi quân trú phòng, điều này rất hiệu qủa vì đa số thiệt hại của quân tử thủ là do pháo của VC. Tuy nhiên gần đến một nửa quân phòng thủ lại vừa được tăng viện, lại là quân thiện chiến nhất của VNCH, nên những ngày yên lặng chỉ có pháo kích này lại là dịp cho họ dàn quân bố phòng với hầm hố vũng chắc, chuẩn bị kháng cự những đợt tiến công mới của VC.
.
.
.
ztdal-4-17-81bcnd.jpg
.
.
.
Bây giờ thì, Nhẩy Dù nắm phần lớn tuyến phòng thủ về hướng nam, qua khỏi ranh tỉnh lỵ vào trong rừng cao su mép Xa Cam cùng với các lực lượng Địa phương Quân và Nghĩa Quân của Tiểu Khu Bình Long, dọc theo mặt đông kéo dài lên phía bắc là Liên Đoàn 3 BĐQ, mặt bắc, tây bắc AL do LĐ81 và Trung Đoàn 8 / SĐ5, mặt Tây còn lại là Trung Đoàn 7 /SĐ5. Bộ chỉ huy của Đại Tá Hưng nằm trong khu Tòa Hành Chánh, Tiểu khu của Bình Long với một đại đội trinh sát SĐ5. Còn Tiểu Khu BL của Đtá Nhật tỉnh trưởng thì di chuyển trước trận chiến nhường cho bch SĐ5, qua trại Biệt Kích B15, hay là trại Đỗ cao Trí, bch LĐ1 Nhẩy Dù của Đtá Lưỡng cũng nằm ở đây, kế bên, về phía đông nam là bch của Liên Đoàn 3 BĐQ.
.
.
.
Bên dưới mặt trận An Lộc, bắc và nam Chơn Thành, thì sau khi LĐ1 ND rút đi nhẩy vào khu đồi Gió để vào AL, thì VC lại tiến ra làm các nút chận trên quốc lộ 13, phía bắc và nam Chơn Thành. Sư Đoàn 21 bộ binh từ miền Tây lên chiến trường, lại phải đẩy các ụ chốt quân VC để khai thông QL13, mất nhiều ngày cho SĐ 21 quen chiến trường vùng khô, dằng co với VC, nhổ xong chốt trụ VC ngày hôm nay, thì ngày mai lại có chốt mới tràn ra, chứng tỏ VC có đông quân số, sặn sang thay thế thiệt hại, hay chỉ tạm thời rút đi khi bị tấn công mạnh rồi lại bò ra chận sau đó, mục đích là gây rối và cầm quân tiếp viện để VC có thể tấn công dứt điểm thị xã An Lộc chỉ cách đó vài chục cây số.
.
.
.
ztdal-anlanh-chocu.jpg
.

An Lộc thật an lành đẹp đẽ phồn thịnh, chỉ hai tháng trước tháng tư như vầy.... cần đâu chi phải được giải phóng !!!
.
.
ztdal--chocu-66-bac.jpg
.
Từ 68, xe hơi đã nhiều hơn xe gắn máy ... đồi sống ấm no như vầy !!! trên chợ Cũ, mất phố phía bắc.
.
.
ztdal-quanan-loc1.jpg
.
Có cần phải tàn phá như thế này... gây chết chóc tan nát đến cho bao ngàn người dân An Lộc ... rổi đến ngày nay mừng rỡ vì bám đít được tư bản để xin tiển làm cu li và đi ở đợ làm điếm bốn phương.


.
Ngày 24 tháng 4, Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù sau khi được rút khỏi chiến trường Tây Nguyên Kontum, được đưa lên Lai Khê, bắt vào mặt trận bắc Chơn thành tiến lên khu vực Tầu Ô. LĐ3 gồm ba tiểu đoàn 1,2 và 3 do Trung Tá Trương vĩnh Phước chỉ huy. Ngày 25 tháng tư, Tiểu Đoàn 2 ND bắt đầu vào khu vực gần Tân Khai và Tầu Ô, thiết lập ngay căn cứ hỏa lực Anh Dũng với một pháo đội để yiểm trợ cho hoạt động trong vùng, nhưng chỉ đến ba ngày sau thì VC đã mang đại bác 57 ly không giật đến bắn hư hại được bộ phận nhắm ba khẩu 105 ly của pháo đội Nhẫy Dù. Quân ND bung ra khỏi điểm đóng quân lục soát thăm dò chiến trường, nhưng VC tránh đụng độ lớn chỉ dùng pháo một cách dư thừa vào vị trí của ND. Chứng tỏ đại quân VC đã chuẩn bị rất kỹ càng cho chiến trường An Lộc với quân số và tiếp viện đạn được trọng pháo cùng lương thực đầy đủ, cho dù chưa thấy xe vận tải quân sự của VC ngay sát chiến trường trải dài từ mặt bắc Lộc Ninh xuống tới tận gần căn cứ Lai Khê, căn cứ hậu phương của SĐ 5 bộ binh VNCH.
.
.
.
ztdal-airvn-2-72.jpg
.

Cho tới Air Vietnam bay taxi cũng có mặt tại phi trường An Lộc.

.
.
.
Tiểu Đoàn 1 và 3 ND cũng vào ngay sau đó, cùng với TĐ2 ND hoạt động chung quanh khu vực tầu Ô, tân Khai, đánh phá các chốt kiềng chận đóng quốc lộ 13  của VC dùng chận đường tiến công theo QL13 lên mặt bắc để tiếp viện giải tỏa cho An Lộc. Các trận chiến to nhỏ, giằng dai cho tới đầu tháng 5 thì có các trận đụng độ lớn hơn tới cấp tiểu đoàn VC. Trong thời gian này VC tránh đụng độ lớn chỉ bám sát  phía sau ND để quấy phá tiêu hao, chứng tỏ VC không có đủ quân số lớn, hay đang đợi di quân từ nơi khác chung quanh An Lộc về đây.
.
.
Ngày 16 tháng năm, một lực lượng của Trung Đoàn 31 / SĐ21 được trực thăng vận lên Tân Khai cùng với một đại đội công binh chiến đấu để thiết lập căn cứ hỏa lực với pháo binh để yiểm trợ cho các lực lượng trong vùng.
.
.
.
.
.

Còn tiếp tục qua nhiều bài sau... mời theo dõi sau.
.
.
an loc, binh long, duongtiman, duongtiden ...
.
.




Sunday, January 22, 2012

Thân chúc mọi người năm mới Nhâm Thìn an khang và thịnh vượng, chân thành cám ơn các bạn đã theo dõi blog. Thân mến.

.
.




.

.
.
Thân chúc mọi người năm mới Nhâm Thìn an khang và thịnh vượng, chân thành cám ơn các bạn đã theo dõi blog. Thân mến.
.
.
.
ztd-nhamtrhin-card.jpg
.
.
.
kien truc Viet Nam, dai hoc kien truc Saigon, Vietnam architecture . duongtiman, duongtiden .
.


Thursday, January 19, 2012

Trung Tâm Họat Động Sinh Viên trong trường đại học cộng đồng kiến tạo miệt vườn Việt Nam, sáng tạo của kts Dương mạnh Tiến, AIA. Student Union in the Rural-self-build college of Rural Vietnam design by Tien Duong, AIA .

.

.
.

.
Trung Tâm Họat Động Sinh Viên trong trường đại học cộng đồng kiến tạo miệt vườn Việt Nam, sáng tạo của kts Dương mạnh Tiến, AIA.




.

Có chút sáng tạo với khuôn dạng Việt Nam, kiến trúc xanh, tái tạo địa phương vối tre mây, tường đất nén, bê tông cốt tre... và các vật liệu hiện đại khác.
.
.
ztd-tienongtu-bw.jpg
.

.
Sẽ vào bàn lọan thêm một chút ... vui lòng theo dõi sau.
.
.
.
ztd-tienongtu-bw.jpg
.
.
.
Trung Tâm Sinh Viên Vụ trong Viện Đại Học Kiến Tạo Cộng Đồng Miệt Vườn Việt Nam.
.
.
Ý tưởng đến từ các cánh đồng lúa xanh tươi, những bực thềm trồng lúa trên những vùng đất cao, lên và xuống. Các sàn nhà cao thấp được nối liền bên ngoài với nhau bằng các bậc thềm dốc. mái trồng cỏ xanh, hoa trên đó để giữ nước mưa, làm mát nhà, tạo ra vùng xanh cho côn trùng sinh vật nhỏ. Kiến tạo nặng bên dưới bằng các tường dầy đất nén, bên trong là cốt tre. Tre và cây hay khung vì kèo mái bằng kim loại sẽ được đặt tại các nơi thích hợp. Dùng khuôn dạng miệt vườn Việt Nam trong các nét kiến trúc, mang lại và nhắc nhở các thế hệ tương lai về sự tự hào của Văn Hóa Việt
.
.
Một Viện Đại Học Kiến Trúc, Kiến Tạo Cộng Đồng, trong đó những tòa nhà là những ứng dụng thực tế làm bài học cho Sinh Viên sáng tạo và thực hành bằng chính sức của mình. Trung Tâm Sinh Hoạt Sinh Viên sẽ cung cấp những hoạt động cần thiết cho đời sống hàng ngày, câi lạc bộ, nơi giải trí, đọc sách, sinh hoạt văn nghệ, trụ sở cho các hoạt động sinh viên hổ trợ cho học hành và các tiện ích khác của đời sống. Tại các đại học lâu đời lớn trên thế giới Tây Phương, các viện đại học đều có một trung tâm sinh hoạt cho sinh viên như vầy, trong đó có hàng quán, tiệm hớt tóc, các tiện nghi giải trí thể thao nhẹ, nhà trẻ, các văn phòng dịch vụ do sinh viên đảm trách, ngoài ra còn theo sự đặc biệt của từng vùng địa phương sẽ có thêm các tiện nghi thích hợp khác và các diện tích trống để cho các thương mại địa phương thuê cung cấp thêm các cần thiết cho sinh viên. Trung tâm này được mở cửa liên tục, nhất là các ngày nghỉ cuối tuần để sinh viên được tận dụng các tiện nghi này.
.
.
.
.
ztd-tienongtu-bw.jpg
.
.

.

.
.
.
kien truc tinh tu dan toc Vietnam, Vietnam architecture, kien truc Vietnam , kien truc su duong manh tien, aia , tien duong aia, duongtiman, duongtiden .
.

.


Friday, January 13, 2012

The Gehry Residence in Santa Monica, Calif., has been selected for the 2012 AIA Twenty-five Year Award. Gehry trúng giải thưởng 25-năm kiến trúc của Kiến Trúc Sư Đòan Hoa Kỳ qua căn nhà được sửa lại năm 1978 tại Santa Monica, California.

.



.
Gehry trúng giải thưởng 25-năm kiến trúc của Kiến Trúc Sư Đòan Hoa Kỳ qua căn nhà được sửa lại năm 1978 tại Santa Monica, California.
.
.
Gehry Residence | Notes of Interest
.
.


By Zach Mortice, Managing Editor, AIArchitect
.
.
.

.
.
.
The Gehry Residence in Santa Monica, Calif., has been selected for the 2012 AIA Twenty-five Year Award. A seemingly ad hoc collection of raw, workmanlike materials wrapped around an unassuming two-story clapboard bungalow, Frank Gehry’s, FAIA, home for his wife, Berta, and two sons found a literal, but unexpected, answer to the question of neighborhood context, and used it to forever re-shape the formal and material boundaries of architecture.
.
.
Enormously influential in both theory and practice, the home’s fundamental material modesty and formal experimentation marks a Rubicon in the history of contemporary architecture, tearing down inherited stylistic standbys to declare a new design language for the modern suburban architectural condition. Recognizing architectural design of enduring significance, the Twenty-five Year Award is conferred on a building that has stood the test of time for 25 to 35 years as an embodiment of architectural excellence. Projects must demonstrate excellence in function, in the distinguished execution of its original program, and in the creative aspects of its statement by today’s standards. The award will be presented this May at the AIA National Convention in Washington, D.C.
.
.
.


Who are we?
.
.
Quite plainly, the Gehry Residence is a suburban house totally unconcerned with traditionally pleasing aesthetics. As soon as it was completed in 1978 reactions ranged from hagiography to anathema. Over time, critical reactions mirrored the role the house would play in the larger canon of contemporary architecture. A 1979 review by New York Times architecture critic Paul Goldberger, Hon. AIA, recognized the house as an extremely successful provocation—if not much more. He called the Gehry Residence the most significant new house in Southern California in years, admiring its central conceptual conceit: an old house wrapped in jagged panels of corrugated metal, creating a new band of patio-like indoor/outdoor space on three sides. Windows were inflated into small skylight atriums, canted and distorted into sculptural expressions of transparent mass. A thoroughly collaged composition, plywood and (most infamously) chain-link fence punctuate the house’s rough-hewn exterior. Inside the added indoor/outdoor space, the floor was asphalt, and the now-interior wall was still the original painted (salmon-pink) siding. Throughout the interior, Goldberger appreciated the abundance of natural light and the exposed wood beams Gehry revealed after he gutted the original house, which communicate a sense of structural honesty not often associated with his work.
.
The exposed structure, chaotic fusion of disparate materials, and aggressive juxtaposition of old and new communicate a sense of real-time formal evolution and conflict, as if the building were dynamically, violently creating itself with found objects. This notion of embracing unfinished imperfection has been powerfully influential among progressive building designers, especially in Gehry’s home base of Southern California. The sculptural qualities of Gehry’s house presage the wild eruptions of form at the Guggenheim Museum in Bilbao and Walt Disney Concert Hall that would make him a world design icon, still recognizable under the rectilinear massing of the old bungalow and its curious new armature.
.
Goldberger was careful to note Gehry’s exacting, though superficially obscured, compositional hand. “What Mr. Gehry is saying, then, is that there can be beauty in such harsh elements when they are carefully wrought and precisely put together, that they can create a new kind of order which can yield as much physical ease and comfort as a conventional house,” he wrote.
.
By 1993, the next Times critic, Herbert Muschamp, concluded that the house was much more than a well-played provocation: It was a residence that defined modernity in built form just as Jefferson’s Monticello, Wright’s Taliesin, and Johnson’s Glass House had before it. The Gehry Residence exemplified its age because it was made of its age, cheap-looking construction, chain-link, and all. When Frank Gehry surveyed the suburban Southern California landscape where he’d built a career as a moderately successful commercial architect, he seized on the omnipresent elements that are easiest to ignore: concrete block and chain-link fence, RVs and boats on trailers hauled into driveways, and cars up on cement blocks stranded in front yards—coarse, utilitarian, and cozy, with not a brick of travertine to be seen for miles. The post-WWII exodus from central cities was carpeting Southern California in inexpensive wood-framed tract homes, their skeletons offering sweet glimpses of structural honesty and expression before being papered over in anachronistic style book patterns.
.
.
For Gehry, these were the fundamental symbols of the vast American middle class that he found himself a part of, and they had to be taken seriously and integrated honestly. Instead of the historicist styles (Tudor, Cape Cod, etc.) that still dominated suburban home building, Gehry drew from art traditions like Cubism and Pop Art, and in the process became a standard bearer for the Deconstructivist strain of architecture that gained prominence throughout the ’80s and ’90s.
.
.
But the Gehry Residence was most fundamentally derived from Frank Gehry’s own searing self-critique of who he and his economic cohort truly were—not from any external design tradition. From the house’s award submission portfolio: “I agonized about the symbols of the middle class to which I belonged, and to the particular symbols of my future neighbors. I searched for an interpretation of what I found that could suit my family, myself. I dug deep into my own history and education for cues and clues and then followed my intuitions.”
.
.
Authenticity and modernity
.
.
The Gehry Residence’s confrontational use of materials is meant as a sly comment on how homes are made and what is appropriate to make them out of. Its superficial crudeness points out the still relatively primitive way houses are built, and the upfront use of chain-link makes it harder to ignore that this ungainly material covers vast tracts of cities. The use of these types of materials has been hugely influential. The Gehry Residence has probably done as much as any other contemporary building to de-stigmatize the use of simple, raw, industrial materials for the bourgeois urban class.
.
.
As a commercial architect, Gehry had only started using such inexpensive materials to please clients on tight budgets, and it’s a supreme irony of his career that once he took this approach to it apotheosis in his own home, he soon found some of the world’s largest, most lavish commissions headed his way. Gehry responded in kind by building in titanium.
.
.
And from the glitz and shimmer of his Guggenheim at Bilbao, it’s easy to forget the fundamental humility of the Gehry Residence. Whether you question its formal resolution or not, it’s an authentic attempt to define the contemporary American suburban architectural condition—a building context many architects don’t touch. It uses modest, inexpensive materials to renovate an existing home on a typical suburban block. Architects stifled by the recession might be comforted to know that for her book Conversations with Frank Gehry, the architect told Barbara Isenberg that purchasing the house and renovating it cost only $260,000.
.
.
Despite its brazen forms and material selections, Gehry has denied designing his house as any kind of built manifesto. It’s class conscious, but only in the sense of attempting to define the position of the largest, most “ordinary” species of American. Over the years, Gehry has added another bedroom and turned the garage into flexible living space for his children, now grown. His aspirations for the house are as uncomplicated as those of his neighbors. “All in all,” he wrote in the house’s submission portfolio, “the house has graciously adapted to our changing family.” With his home, Frank Gehry may have defined a new modernity in architecture, but he’s kept the brick fireplace all along.
.
Photo Credit
.
© Gehry Partners LLP
.
.
.
.
2012 Institute Honor Awards for Architecture Jury
Rod Kruse, FAIA, Chair
BNIM Architects
Des Moines
.
Barbara White Bryson, FAIA
Rice University
Houston
.
Annie Chu, AIA
Chu & Gooding Architects
Los Angeles
.
Dima Daimi, Assoc. AIA
Rossetti
Farmington Hills, Michigan
.
Harry J. Hunderman, FAIA
Wiss, Janney, Elstner Associates, Inc.
Northbrook, Illinois
.

Scott Lindenau, FAIA
Studio B Architects
Aspen, Colorado
.
Kirsten R. Murray, AIA
Olson Kundig Architects
Seattle
.
Thomas M. Phifer, FAIA
Thomas Phifer & Partners
New York City
Seth H. Wentz, AIA
LSC Design, Inc.
York, Pennsylvania
.
.
.

Khi căn nhà này được sửa xong, có nhiều hàng xóm ghét tới độ lái xe đi ngang qua, bắn súng vào nhà... !!! vì nó qúa xấu và làm giảm giá trị của nhà hàng xóm !!!  Gehry rất có tài chọc tức thiên hạ.
.
.

.
.
.

mấy tấm hình trên, chưa cho thấy sự "kỳ cục" của căn nhà sau khi được sửa và xây thêm, phía góc cạnh khá xấu không có hình cho thấy. Frank Gehry sau này có những sáng tạo kiến trúc, theo nhiều người nói: cứ lấy tay bóp vò tờ giấy cứng, rồi buông ra, nó ra hình thù gì, thì đó là sáng tạo của Gehry.
..
.


.

.
Disney concert hall của Gehry tại trung tâm thành phố Los Angeles.
.
.


Labels Loại Bài

Followers

About tmd.design

My photo
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com
Powered by Blogger.