copy of tmddesign old multiply blog

Pageviews

Monday, August 31, 2009

loạt bài con thuyền tháng bẩy, 77 . chuyến đi tìm tự do .. bài thứ mười một . by duongtiden

.


.
.

.
.

Loạt bài con thuyền tháng bẩy, 77 . Chuyến đi tìm tự do …

.
 


bài thứ mười một tiếp theo … … trời ơi biển cả lại mênh mông vô tận mà.. , tôi đấm tay vào mấy trái dừa ứa nước mắt, cắn môi muốn bật máu .. cứ hỏi tại sao tôi không nghe theo linh tính của mình.

.
.
 


Sau một hồi rất lâu trên cabin chỉ huy tầu HK, PhD và Boy trở xuống ghe, tầu HK cho một cái hải bàn lớn loại tròn bằng cái tô nhỏ. Họ chuyển xuống cho một thùng bánh khô bằng thiếc loại 20 lít, chút mì gói, và một thùng can dầu trống do chúng tôi mang lên, nay đầy dầu cặn. Với 8 tiếng hải hành nữa thì số dầu trong ghe vẫn đủ, chỉ lấy thêm để đề phòng. Tầu HK vẫn không cho hải đồ, không biết tại sao. Bây giờ tôi vẫn nửa muốn lên tầu HK, tách ra đi riêng về Hồng Kông, nửa vẫn muốn tiếp tục đi tới hòn đảo mà PhD nói là trên tầu HK gọi là “beautiful island” phủ đầy dừa và nước trong xanh, nghe cũng ham lắm. PhD cũng trấn an tôi và cho biết đã nhìn kỹ trên hải đồ thì phía sau hòn đảo này là một quần đảo rất lớn, có đảo rất to, có quận lỵ trên đó, tên là Natuna, nếu có đi trật, hay không đến đảo đầu tiên thì sẽ đụng rất nhiều đảo kế cận liền đó.

.
 

Thấy cũng yên tâm, tôi quyết định đi tiếp trên ghe, thay vì muốn lên tầu HK một mình theo như linh tính của tôi muốn như vậy. Lấy tờ giấy nãy giờ đã viết sẵn ra lúc nãy bằng tiếng Anh, trong đó có địa chỉ thuộc lòng của anh tôi ở Australia, viết tên tuổi mọi đứa, đại khái diễn tả đã ra đi làm sao, rồi gửi tầu HK, yêu cầu họ khi trở về bờ, đưa cho cảnh sát và báo chí ở HK. Sau này khi Tư Râu hay Tư Lù hay Bốn Lù, KT73, khi qua Mỹ năm 78 có gửi thư kể chuyện lúc ở VN, nghe đài BBC, nói chúng tôi được tầu Anh vớt, đưa về HK hay Anh Quốc. Lần về VN đầu tiên cũng nghe bạn bè kể lại như vậy lần nữa, có lẽ cũng đúng, đó là do lá thơ tiếng Anh của tôi nhờ đưa cho Cảnh Sát và báo chí ở HK. Có lẽ tầu HK đã làm như vậy. Lúc đó, thật sự chuyến đào thoát của chúng tôi đâu đã bước lên đến bờ đâu, đâu đã kết thúc. Gửi theo lá thư, cho người nhà sau này biết, hy vọng là như vậy, nếu chuyện đi tìm tự do cuối cùng không thành công.

.
 

Mọi thứ, đồ ăn, dầu, hải bàn, được chuyển xuống ghe, chuyển lên tầu lại là vài chục trái dừa tươi, hai bên chia tay nhau, bắt tay chúc may mắn, thật là những người Tầu ở Hồng Kông đầy lòng hảo tâm và hiếm có. Từ lần đầu, gặp tầu Đài Loan cho đồ ăn, nay thì may mắn hơn, gặp được mấy người này, sẵn sàng đón nhận, họ chúc chúng tôi sẽ được bình an. Kể ra lúc đó tại sao tôi không lấy tên tuổi, số tầu của họ, ít ra có chi tiết của một người, để ngày nay gửi đến lời cám ơn, hay đi qua tận HK thăm hỏi lại. Không hiểu tại sao, một lỗi lầm, mà ngày hôm nay, hơn ba chục năm sau, ngồi viết lại, thấy ân hận, có lẽ vì tôi không đuợc lên tầu nói chuyện nhiều với họ như PhD và Boy. Nay ân hận và cám ơn lần nữa những ân nhân đã cứu sống chúng tôi…. bằng cách neo tầu yên ngủ giữa biển. Định mệnh xếp đặt cho một cái tầu HK không quen biết, nằm ngủ chờ sẵn trên đường chúng tôi đi, đó là một sự mầu nhiệm.

.
 

Rời tầu HK xuôi hướng đi về hòn đảo, the beautiful island, PhD cho biết đã coi hải đồ rất kỹ và kể là người thuyền trưởng HK cứ luôn miệng gọi nó là “beautiful island”, và sau đó chỉ chệch về hướng Đông Nam một chút là một chùm đầy những đảo khác, còn lớn hơn nữa. Chỉ có PhD và Boy là được nhìn thấy hải đồ và trao đổi chi tiết, hỏi thăm phương hướng với tầu HK. Bây giờ thì với sự vui mừng, đồ ăn, bánh bích quy khô trong thùng sắt, cái hải bàn tròn, mà Dao cứ ngồi dưới ghe ôm nó nhìn, mỗi lần trên ghe lái khác một chút, là nó lại kêu gào lên là đi sai hướng, riết, PhD phải xuống tịch thu cất đi, và nói “ mày ngu quá, lái ghe phải quẹo qua lại tránh sóng, đâu có đi thẳng đưọc, tránh sóng xong, thì nhìn hướng đi lại” … như vậy mà qua một đêm thật êm đềm, thật nhiều hy vọng đẹp cho ngày mai, sẽ đến The beautiful Island, một hòn đảo thật đẹp, còn muốn gì hơn cho hơn một tuần đã trải trên biển đầy giông bão, đói, mệt.

.
 

Trưa ngày hôm sau, thì bắt đầu thấy đốm đen cuối chân trời, cứ đi thẳng tới, bóng đảo dài cứ từ từ hiện ra rõ dần hơn. Chúng tôi đi vào phía đầu, cạnh nhỏ của đảo, PhD cho biết đây là đảo Laut, phía này nhìn không thấy nhà cửa, đi xa theo bờ chuyển qua cạnh dài của đảo, thì thấy dừa xanh với bóng nhà ẩn hiện bên trong. Biền chung quanh đầy mầu xanh lá cây nhạt và trong, mầu của đá san hô, chúng tôi có thể thấy lờ mờ đá bên dưới, nên vẫn đi vòng bên ngoài để đến khu biển, mà bên trong bờ có thấy nhiều nhà hơn, trung tâm của đảo, có thể có cầu tầu chăng. Thấy một cái tầu sắt trắng, có chữ Đại Hàn trên đó, mắc cạn, kẹt tầu, bỏ xác đó giữa đám đá san hô, phải cẩn thận, chung quanh biển đầy đá nguy hiểm. Muốn cặp sát bờ, thì phải biết chỗ nào có luồng nước sâu mà len lỏi vào cho dù ghe chúng tôi cũng nhẹ không có đáy sâu gì hết.
.
.

z-td-477-laut.jpg picture by tddesign
.
.

.
 

Lúc bấy giờ là bốn năm giờ chiều, thấy rõ nhà lá bên trong, xóm nhỏ, không có nhà gạch to lớn, hầu như toàn nhà lá, nhà sàn lấn ra trên biển. Chung quanh không thấy ghe tầu gì hết, không phải là làng đánh cá. PhD chần chừ không chịu tìm cách vào gần hơn. Tôi nói mình có thể la hét, làm dấu hiệu cho ngườì bên trong đảo thấy lạ, tìm ra ngoài và dẫn ghe mình vào, không thì nổi lửa cho khói lên báo hiệu, thiếu gì cách ra dấu hiệu cầu cứu, hay neo ghe lại, một hai đứa bơi vào kêu người ra dẫn ghe vào bờ cũng đâu khó, đâu có xa bờ đâu, phải lên bờ chứ. PhD nói là đã nhìn thấy hải đồ trên tầu HK rất kỹ, thì phiá sau đảo này có cả chục đảo, rất lớn, trên đó mới có quận lỵ, mới có Cảnh sát, còn ở đây nhỏ quá, chắc không có ai, không cần lên. PhD chê đảo này nhỏ, sẽ không có chính quyền, không lên. Tôi không chịu, nói là cứ vào nghỉ ngơi ăn uống cho khỏe, rồi không thích, thì tính toán sau, còn ghe đó cứ đi tiếp đâu sao.

.
 

PhD và Boy chỉ về phía ngang hông đảo này, có hình bóng hai đảo khác liên tiếp, nói cứ đi về hướng đó là gặp nhiều đảo khác lớn hơn, cứ đảo này liên tiếp đến đảo khác, ban ngày là nhìn thấy được nhau hết. Tôi nói là muốn đi tiếp thì tới đảo bên cạnh rồi nghỉ, neo ghe ngủ qua đêm, sáng mai tính tiếp, còn muốn đi tiếp xa hơn thì đánh thức tôi dậy, cho biết, tôi sẽ lên đảo đó không đi tiếp nữa. PhD và Boy trấn an tôi, là hai đứa đã coi bản đồ, sau đó là đảo Natuna rất lớn có quận ly trong đó. Tôi quyết định là tới đảo tới, làm ơn ngừng cho tôi lên, tôi không đi nữa. Không cần phải có tôi ghe mới đi được, và cũng đâu còn dầu mà đi xa hơn được bao nhiêu lâu nữa. Tôi quyết định và cho mọi người biết quyết định sẽ lên đảo phía trước, bây giờ là đến lượt ca của tôi và PhD đi ngủ. Chúng tôi ăn no đủ ngày hôm đó, vì đồ ăn tầu HK cho, vì đảo ngay trước mặt nên đâu còn đi xa nữa, đâu cần phải để dành đồ ăn lại, mà nay lại không chịu vào đảo. Trước khi đi ngủ tôi còn nhìn thấy ánh đèn lập lờ của những nhà trên đảo, theo hướng hai hòn đảo trước mặt, đều có ánh đèn đỏ chập chờn.

.
 


Tối đó tôi ngủ ngon lắm, đã tới đảo “beautiful island” mà PhD không chịu lên, chê đảo đó nhỏ, làng mạc thưa thớt, sẽ không có chính quyền, cảnh sát, lại nhìn ngay thấy hai đảo gần bên nữa, cứ nhìn đảo này đi qua đảo khác, cứ giữ đúng hướng đang đi. Khi thức dậy, không biết ngủ bao lâu rồi, không hiểu tại sau, không ai đánh thức dậy. Tỉnh dậy vẫn thấy bềnh bồng ghe lắc lư đi. Tôi rất ngạc nhiên, vì khoảng cách từ đảo hồi chiều, nhìn thấy đảo kế tiếp, như vậy không xa, tai sao giờ ghe vẫn còn chạy. Có gì lạ chăng. Tôi chui ra ngoài nghe, và ngạc nhiên hơn nữa, chung quanh tối mù, toàn là biển bốn bề không thấy một ánh đèn đỏ của bờ nào hết, trong khi trước khi đi ngủ, tôi đã thấy đèn đỏ của những đảo kế tiếp.

.
 

PhD và Boy đều đứng bên ngoài không nói gì, tôi gặng hỏi tại sao không thấy đảo nào chung quanh hết, đã đi được bao lâu rồi từ chiều qua, Boy cho biết đi cả đêm. Tại sao không thấy đảo nào, tôi đã nói nếu qua đảo bên cạnh lúc trời bắt đầu tối, còn nhìn thấy, tại sao không kêu tôi dậy, để tôi vào bờ, tôi đã nói là không muốn đi nữa mà. Boy và PhD giải thích là tại tôi không được lên tầu nhìn bản đồ nên không biết đằng sau đảo đầu tiên là rất nhiều đảo lớn hơn nên, tụi nó đi tiếp vì trước sau cũng sẽ gặp. Tôi bàng hoàng hỏi thế bây giờ nhiều đảo lớn nữa đâu, tại sao chung quanh lại vắng lặng, bây giờ đang ở đâu trên biển vậy. PhD cũng yên lặng, nhưng nét mặt thì không còn tự tin gì nữa. Tôi không hề được nhìn thấy bản đồ, không hề được tàu HK căn dặn là phải đi như thế nào, hướng như thế nào để gặp đảo mà đã đi đến được đảo đầu tiên, đi đúng hướng do tầu HK chỉ mà.
.
 

Tôi hỏi thật kỹ lại, phương hướng đã đi như thế nào từ lúc tầu HK chỉ như thế nào. PhD và Boy cho biết là nó trải hải đồ ra, chỉ vào cái đảo đầu tiên gần nhất, đó là đảo hồi chiều qua đến, rồi nếu không thích muốn đi tiếp thì tiếp hướng 260 độ là từ Đông Nam qua gần Nam thì đi tới quần đảo lớn Natuna rất bự, chỉ cách đảo đầu tiên chừng 6 tiếng, hồi đêm Boy lái theo hải bàn vì tối trời không nhìn thấy đảo kế tiếp nữa. Tôi hỏi mày lái bằng địa bàn đeo cổ hay hải bàn mới, Boy nói, lái bằng hải bàn mới nhiều hơn vì có số thật to, không cần nhìn kim địa bàn khó nhìn như cái đia bàn nhỏ đeo cổ.

.
 

Tôi bắt PhD và Boy chỉ tay, diễn tả lại hải đồ như thế nào, hướng Bắc là trên đầu tờ giấy nhe, chỉ sợ tụi nó coi bản đồ lộn ngược, này là hướng Bắc, mình đi từ trên xuống Tây Nam đến đảo đầu tiên, rồi mấy đảo lớn sau đó nằm bên gần Nam tới Đông Nam nè, đúng rồi, tầu HK nói là lái theo hướng 260 độ thì tới, hài bản đi biển, thường thì tụi nó nói bằng độ cho chính xác hơn, 360 độ là tứ hướng Bắc 0 độ, chuyển theo kim đồng hồ qua hướng Đông 90 độ, chuyển xuống hướng Nam 180 độ, quay qua hướng Tây 270 độ, chuyển về Bắc giáp vòng 360 độ, hay hướng Bắc 0 độ trở lại, một vòng tròn. Tôi hỏi Boy vì hắn lái tối qua, tối qua đi theo độ của hải bàn lớn tròn. Mày đi theo độ nào, Boy nói 260 độ, PhD cũng đồng ý với góc độ như vậy trước khi đi ngủ, hai đứa nói, thằng thuyền trưởng tầu HK nói, không thích đảo đầu tiên thì đi 260 độ xuống đảo lớn, rõ ràng như vậy. Thấy đảo lớn trên bản đồ về hướng gần Nam từ Đông Nam của đảo đầu tiên, thấy như vậy.

.
 

Tôi bàng hơàng muốn khóc, chưa hề được thấy hải đồ, chưa được thấy vị trí ,, tên của đảo nào hết, chưa nghe thằng thuyền trưởng tầu HK nói gì hết, tôi muốn hét lớn lên. Sai … Sai .. rồi, Đông Nam qua rất gần Nam là 160 độ thì có, 260 độ là đã qua 180 độ của hướng Nam rất nhiều, vòng qua gần hướng Tây rồi, là tụi bay đã đi theo 260 độ suốt đêm là đi vòng qua hơn Tây Nam gần tới hướng Tây, sai tới hơn một góc vuông  trên 90 độ, là tụi bay đã đi quẹo vòng văng ra phía ngoài khu quần đảo lớn rồi, hèn gì thay vì chừng 6 tiếng là đụng đảo Natuna lớn, giờ thì nhìn quanh đi có thấy đảo nào đâu. Có phải nhiều đảo nằm hướng từ Đông Nam qua kế Nam trên bản đồ không? Có nhìn lộn không, PhD và Boy nói nhìn đúng không lộn, quần đảo lớn nằm hướng gần như xuôi Nam. Tôi nói tiếp, từ Đông Nam cho tới Nam là chưa tới Nam, góc độ chưa tới 180 độ, tại sao mày đi tới 260 độ, qua hẳn Nam, qua luôn Tây Nam, gần tới Tây 270 độ còn gì nữa.

.
 

PhD và Boy còn cố cãi, nói, nhưng thằng thuyền trưởng nói, 260 độ. Tôi hỏi nó nói tiếng gì, tiếng Ba Tầu hay tiếng Anh, nói tiếng gì thì cũng kệ mẹ nó, nó nói trật hết, hay tụi bay nghe trật lất hết. Phải biết hướng trên bản đồ và góc độ của hải bàn có tương xứng với nhau không chớ. Tôi chỉ vào cái hải bàn bằng cái tô có độ lớn của tầu HK mới cho để giải thích, nhìn nè, hướng Nam là 180 độ, từ Nam tới Đông Nam thì số độ phải nhỏ hơn 180 độ, 160 độ thì có, đi từ Đông Nam xuống gần Nam thì đụng đảo lớn phải không? Đi 260 độ là đi hơn Tây Nam từ lúc rời đảo nhỏ đầu tiên, đi văng ra ngoài một góc hơn 90 độ, hèn gì giờ giữa biển mênh mông không thấy gì hết. Lúc này thi Boy và PhD im lặng hoàn toàn. Tôi thật không biết cảm nghĩ mình lúc đó ra sau nữa. Tôi hỏi tại sao không ngừng khi tới đảo kế tiếp, bỏ cho tôi lên đó như đã đồng ý trước khi tôi đi ngủ, sau đó tụi nó muốn đi đâu thì đi, tùy ý. Tôi hết ý kiến. Thật là đau đớn, giờ thì linh cảm nhiều chuyện không may sẽ đến, đổi ngược chuyện đang thấy đảo khi gần hết mọi thứ tiếp liệu, chê đảo không thèm lên, nay lênh đênh trên biển lại y như những ngày đầu mới ra khỏi VN, làm gì còn đủ dầu mà đi, đồ ăn đâu còn nữa, làm tôi lạnh toát người hồi hộp, không ngờ mình bị đùa dỡn với sinh mạng một cách vô lý, không ai cố tình hết, thật không ngờ, thật giản dị cho ai đi biển, phải biết dùng bản đồ, biết đọc địa bàn hay hải bàn, 360 độ, một vòng tròn, vậy mà không hề biết hướng Đông Nam nằm giữa Đông và Nam, nằm giữa 90 độ và 180 độ. Có đi trật xuôi thẳng Nam 180 độ, cũng không thê thảm đến độ như 260 độ, quay ngang hơn 90 độ đi ngã khác, suốt đêm. Sau năm sáu tiếng, không thấy gì hết,cũng không báo động cho ai khác biết, tự hỏi mình có đi sai hướng không, để điều chỉnh kịp thời.
 

.
.
 
z-td-477-semiun.jpg picture by tddesign
.
.
từ đảo đầu tiên, Laut (6) cứ đi theo hướng 160 độ gần sát hướng Nam thì sẽ tới quần đảo lớn Natuna (7), nhưng vì không biết dùng góc độ hải bàn, Boy và PhD không biết sự khác biệt, nên nghe 160 độ thành 260 độ, đi trật văng ra biển hoang vắng lại..
.
 
 
.
 

Lúc tranh luận về góc độ, thì ghe vẫn đi tiếp chuyển xuống Tây Nam, vì bây giờ không cách nào biết ghe đang ở đâu trên biển hết. Tôi hỏi tiếp, thế thì nhìn hải đồ trên tầu HK, nhìn qua Tây Nam, từ đảo Laut đầu tiên có thấy đảo nào kế gần không? Hai đứa trả lời là không, vì hải bàn chi tiết, nên hướng đó đã ra bên ngoài tờ hải đồ, hướng Tây Nam, chỉ có đảo phía dưới Nam nghiêng qua Đông chút, coi như ngoài biên giới tờ bản đồ nên không biết về hướng Tây Nam hiện giờ đi có gì ở đó. Bây giờ thì thật là lo sợ, dầu máy chỉ tính đi đủ tới đảo đầu tiên, đâu có xin thêm dầu gì nhiều đâu, đồ ăn, thì đã ăn cho đã vì thấy đảo, chỉ vài tiếng là lên đảo lớn hơn, đã ăn cho đã, không biết còn gì để ăn không. Thật là bỏ cái đã đựơc sống hai ba lần, giờ lao đầu đi tiếp vào chỗ vô vọng vì cái ngu dốt không biết góc độ của hải bàn. Nếu không có cái hải bàn lớn, hướng nhỏ hơn góc độ thì dùng địa bàn cầm tay, qúa nhỏ làm gì nhìn rõ góc độ, số, có số đâu mà coi, chỉ nhìn hướng thì đâu sao, làm sao lại đi trật trên một góc trên 90 độ, như quẹo đi ngang ra, thay vì đi xuống dưới.

.
 

Bây giờ tôi đau lòng lắm, hối hận kinh khủng và nóng giận chính mình, đã không làm được gì hết. Lúc gặp tầu HK, thi đã không chịu lên tầu để về HK, tới đảo đầu tiên, tụi nó không chịu cặp vào, tôi vẫn có thể la hét, kêu người bên trong đảo ra, hay đòi tụi nó ghé gần hơn cho tôi bơi vào bờ, áo phao đầy đủ, đâu có khó, không làm. Tới khi yêu cầu tới đảo tiếp thì tôi sẽ lên, không đi nữa. Ai ngờ, đêm tối xuống là tụi nó chuyển hướng đi 260 độ thay vì 160 độ, sai tới 100 độ, chỉ dự trù là có thêm 6 tiếng nữa, dư dầu, dư đồ ăn, chỉ có sáu tiếng mà. Trời ơi, tôi đã quyết định sai lầm tới hai ba lần, không thể tưởng ttượng đưọc, mấy đứa kia muốn sai lầm, muốn ra sao thì ra, tại sao, tôi lại để tôi vào hoàn cảnh bỏ cái sống kiếm cái chết này.

.
 

Giận muốn điên lên, mà chẳng làm gì được, tôi chưa hề biết tài dùng địa bàn, đọc hải đồ của PhD như thế nào, còn Boy thì coi như chắc lần đầu dùng địa bàn, nó đâu có đi Hướng Đạo, đâu có lái ghe đi biển lần nào. Còn PhD thì lái ghe từ hôm đầu rời VN tới gìờ chỉ có đi hướng Đông, rồi chuyển Tây Nam, có đi góc độ bao gìờ, tại sao có thể không biết, sự khác biệt giữa Đông Nam và 260 độ. Không làm gì hơn được nữa, không khí thật nặng nề, không biết làm gì, ghe vẫn chạy hướng xuôi Tây Nam, coi như đi ra vùng biển tầu đi HK-Singapore, hy vọng lại gặp tầu lớn vớt … hơn một tuần lễ, gặp vô số tầu lớn có cái nào vớt đâu? Có tầu đánh cá HK chịu vớt, lại chê không thèm đi biển bằng tầu sắt thêm hai tuần nữa. Thật đáng đời. Giờ thì đang ở đâu trên biển cả mênh mông đây, không ai biết, dầu máy lại sắp hết, đồ ăn giờ chắc chỉ còn cùi dừa khô.

.
 

Không biết làm gì hơn, không biết bây giờ đổi hướng đi đâu nữa, đành thôi cứ lủi theo Tây Nam mà đi, đi hoài, nếu còn dầu thì sẽ đâm vào bờ Tây của Mã lai Á, Malaysia, hay trôi lang thang trên biển cho đến khi có ai vớt hay chết đói mà thôi. Không khí thảm não, không đứa nào muốn nói chuyện với nhau nữa, nhìn mặt ai cũng rất nặng nề, mỗi người giữ sự suy nghĩ riêng cho mình. Bao sự may mắn đã xẩy ra, chỉ một sự ngu dốt, thơ ngây không hề biết, mà giờ lâm vào hoàn cảnh trở lại mò kiếm sự sống từ đầu, khi đã nắm cái sống vào lòng bàn tay, không biết tri ân nắm chắc cái sống mà lại nhả ra vì qúa tham lam và ngu khờ, giờ lại mơ ước, cầu gặp thêm một tầu lớn nào cứu vớt. Phép lạ lại xẩy ra chăng?

.
 

Tới gần trưa, trời khô và nắng, gặp vài tầu lớn ngoài xa, thủ tục cầu cứu lại diễn ra thành quen thuộc quá nhiều lần, vẫy cờ S.O.S, vẫy phao đỏ, rồi cũng yên lặng, như không có gì, đường ai nấy đi, không có hào hứng gì hết, coi như có lệ. bây giờ thì tôi chán nản lắm, cũng chẳng muốn nói gì hơn, cũng chẳng đứa nào muốn nói chuyện với nhau nữa. Xong những lần tát nước, tôi chỉ ra ngoài ghe nhìn biển nước, yên lặng, nghĩ đến những chuyện vừa rồi, làm sao tôi đã thấy cái sống trước mặt, thấy tầu HK, thấy con người, bắt tay nhau rồi, thấy bờ . thấy đảo, thấy nhà, rồi giờ đây bền bồng văng ra đại dương man dại, không biết mình ở đâu, không biết sẽ chết lúc nào nữa. Từ hôm đi đến nay, bây giờ thì biển lặng, không có gì nguy hiểm, mà thấy như cái chết đang đến từ từ một cách khó chịu.

.
 

Lúc đi ngủ, cũng không ngủ được, chỉ nằm im, thổn thức, nghĩ từ lúc bé tới giờ, cuộc sống ra sau, nhớ tới những kỷ niệm từ lúc nhỏ tới lớn, giờ mà chết trên biển, thì đau tức căm giận biết chừng nào, đúng là chết vì ngu chứ không còn là do số mạng, hay do ai chận bắt rượt bắn nữa. Đã thấy cái sống rồi mà lại bỏ đi. Có lúc không ngủ được, nằm chập chờn, có đứa nào vào trong nằm, nó nằm lên mấy trái dừa cộm, đau lưng nên nhấc bỏ qua một bên, nó bỏ ngay vào mặt tôi vì không thấy. trái dừa rớt vào mặt, đau kinh hồn như muốn bất tỉnh, nhưng tôi chẳng kêu la chửi rủa gì hết, cái chết chập chờn làm tôi buồn bực đau đón còn hơn bất cứa cái gì hết. Sự ám ảnh tại sau tôi kông nghe theo lòng mình nói từ lúc gặp tầu HK là cứ việc tách ra đi về HK, hay lúc gặp đảo, cứ vào bờ rồi tính, không lẽ người trên đảo sẽ giết tôi. Đau lắm, tôi cứ nằm đó, mà ứa nước mắt, tức cho mình, không nghe theo lý trí, phản xạ tự nhiên.

.
 
Lúc thấy tầu lớn ngoài xa, chúng tôi cũng chán lắm, thây kệ, chẳng thèm cầu cứu ai nữa, thấy kệ, muốn tới đâu thì tới, đêm khua, thấy ánh đèn tầu cũng thây kệ, không có dư dầu dư sức lực đâu mà bỏ đi theo tìm đến gần, cứ hướng Tây Nam 235 độ mà đi, chắc đi hoài cho đến khi đụng bờ bên kia, nếu mà còn dầu chạy máy. Qua ngày hôm sau, giông bão nổi lên, mưa gió nổi lên, đêm tát nước có vẻ nhiều hơn thường lệ, có lẽ vì mưa gió, nước vào, tới gần sáng thì tát nước lại gần nhau hơn, như vậy là chết rồi, ghe lủng, nước thấm vào chăng. lầy đèn pin đi soi tìm dưới đáy ghe, lúc ra gần đáy đằng mũi thì thấy miếng ván ghe rung lên xuống theo nhịp sóng, nước biển cứ ứa vào, ván nứt đã nứt khe trét, sút đinh ra rồi vì đi lâu quá nhiều ngày trên biển liên tục, sóng đằng mũi đánh khe ván bung ra, giớ chỉ còn dính lại với nhau, do lớp tôn mỏng đóng dưới đaý ghe đi sông, cho khi ủi bãi bớ không bị bể đáy ghe. Rồi, mũi ghe hở, đi ngược sóng, ngược gió, nên nước biển ép vào nhiều hơn.

.
 

Dầu thì không biết sẽ cạn lúc nào, chắc chỉ còn chừng 40 lít dầu thôi. Khi đến beautiful Island đầu tiên, coi như là xong, đâu cần dầu để chạy máy đi đâu nữa, mấy đứa chê The Ugly Island, hòn đảo xấu xí, nghèo không cảnh sát, đã bỏ đi, bỏ đi tìm cái chết xấu xí hơn ngàn lần hòn đảo có người sống trên đó, nghĩ đến mà cứ cắn môi ứa nước mắt. Tôi bàn với PhD, như vầy thì ít tiếng nữa là chìm ghe thôi, hết sức tát nước rồi, bây giờ hy vọng cuối là quay lại đi xuôi sóng, đi ngược lại hướng đã bỏ đi từ đảo đầu tiên, hy vọng câu giờ thêm chút, đi xuôi sóng sẽ ít nước vào ghe và máy chạy đỡ tốn dầu hơn. Chúng tôi đổi hướng quay lại 180 độ, nếu chìm ghe, thì xuống bè làm bằng dừa và những thùng nylông hết dầu bên trong, còn nổi trên biển, theo cơn gió đang thổi ngược về hướng đảo bỏ đi thì có thể trôi trở lại vào vùng đảo đó, hy vọng thấy ghe tầu là sẽ được vớt, còn đi ghe như vầy, gặp tầu lớn đâu ai vớt, họ tưởng ghe của dân đi biển bình thưòng, hay hải tặc thôi.

.
 

Quay ghe đi ngược lại hướng cũ, thì đầu ghe xuôi sóng, nước ít vào hơn, còn tát kịp, còn dầu máy thì không biết còn đi được bao lâu nữa. Chúng tôi kéo cột buồm sắt ra, dựng lên, để hết dầu thì treo buồm lên, thực ra dựng cột buồm lên cho lên tinh thần một chút, chứ lá buồm thì tôi thấy má của PhD, ngồi may ở Sài Gòn bằng cái dù thì nó không to lớn là bao nhiêu. Dựng cột buồm lên cũng khá vất vả, Dao đằng sau ghe lái tôi và PhD ngoài đầu ghe, nơi tôi đã gắn được chân cột buồm khi còn ở trong sông, tôi chận chân cột xuống ghe, PhD đẩy lên, Boy thì di chuyển trên mui từ dưới kéo cột buồm lên cao. Lần đầu thì cột buồm và Boy đều văng qua một bên, rớt hết xuống biển. Kéo cột buồm lên ghe, kéo Boy dưới biển lên ghe lại. Làm lại từ đầu, lần thứ hai thì dựng được cột buồm lên, kéo cái cờ trắng nhỏ có dấu S.O.S treo thuờng trực luôn trên đó.

.
.
 
z-td-477-mast.jpg picture by tddesign
.
.
 
 

Xong cột buồm cao lên rồi, thì tinh thần hứng lên một chút, lát sau thì lại ảm đạm, không ai muốn nói năng gì nữa, tôi cũng bỏ đi nằm cố ngủ để dưỡng sức còn xuống bè sau này, đói khát nữa. Ngủ được chút, tôi nằm mơ thấy mình đang bay là là trên cao, qua một vùng biển đẹp lắm, nhà cửa cao ráo, đồi núi bờ biển cỏ xanh, cây cối, rừng xanh tươi thật đẹp, nhưng tôi cứ bay là là trên cao như chim, qua nhiều thung lũng đẹp, nhà thật đẹp chưa bao giờ thấy, mà chỉ lạ là không có bóng người nào hết. Tôi cứ tưởng tượng là khi mình sắp chết thì hay nằm mơ nhìn thầy kỷ niệm cũ, thấy cuộc đời xoay lại một vòng kỷ niệm từ nhỏ tới lớn. Nhưng tôi không mơ như vậy, cứ mơ là là bay trên cao, qua một đảo xa lạ, cảnh vật núi đồi thật đẹp và đầy nhà cửa nữa.

.
 

Tỉnh dậy tôi đi ra ngoài tát nước, và nói chuyện với PhD, chắc không sao đâu, tụi mình không chết đâu, tôi kể giấc mơ lạ kỳ cho PhD nghe, tôi nói, ít khi tôi mơ ban ngày mà lạ lùng như vậy. Sau đó đến lượt Boy ra lái ghe, lúc này ảm đạm hơn, mọi người chỉ chuẩn bị khi hết dầu máy ngưng là trôi ghe, rồi làm bè là vừa, nước ngập tát không nổi nữa là chìm ghe. Chỉ có một mình Boy lái ghe, mấy đứa nói với Boy nếu muốn thì cột lái lại xuôi sóng về hướng cũ, kệ nó nghỉ cho khỏe, đợi hết dầu máy ngưng, thì trôi ghe thôi. Boy vẫn ra ngoài lái ghe một mình, nó tự nói chuyện một mình lải nhải, kêu tụi tôi ra ngoài cho có bạn, nhưng không đứa nào ra.

.
 

Tôi không ngủ được, chỉ nằm suy nghĩ coi giai đoạn tiếp theo khi máy ghe ngưng nổ thì làm gì, ăn uống cũng chẳng tha thiết nữa, chỉ uống và cạp cùi dừa cầm hơi. Boy lúc này, thì lúc lái, rồi cột lái, xuống coi nước ngập, canh chừng, tát ít nước rồi chạy lên lái ghe, coi hướng. Trời mây u ám mưa nhẹ, rồi tạnh. Boy nói vọng vào. Tao đi ỉa nè, có đứa nào ra lắc ghe đi. Lúc trước buồn không có chuyện gì làm, mỗi lần thấy đứa nào ra sau ghe bám ngồi đi ị, là tụi nó lái ghe lắc ghe qua lại, cho khó ị để dỡn chơi. Tôi nằm ngay khoang ghe trong cabin, ngay cạnh Boy đang ở bên ngoài sàn nghe phía sau. thấy boy nói chuyện một mình thấy thật tôi nghiệp, chắc nó cũng hoang mang lắm, nên tới lui làm đủ trò cho đừng căng thẳng. Một hồi nó lại loay hoay làm chanh muối, bằng bịch chanh mua ở chợ Cần Thơ, bọc bao ny lông, bỏ nước biển vào, nay thành chanh muối, chanh muối với nước mưa từ khăn vắt ra, coi vậy mà uống không sao hết. Cũng chẳng có ai thèm bò ra làm bạn với Boy hết. cái không khí im lặng chết người trùm phủ toàn ghe.

.
 

Tôi nằm đó yên lặng, nhưng Boy làm gì ngoài ghe đều biết hết, một lúc Boy chui đầu vào, đụng tôi, kiếm kiếng cận thị, rồi nói nhỏ với tôi, ra ngoài này, tao nhìn thấy cái này lạ lắm. Tôi chui ra ngoài, Boy chỉ cho coi một bóng mây đen, ngoài xa chân trời, tôi nói có gì lạ đâu trời mới mưa u ám, mây đen là thường mà. Boy nói. Không, nó thấy đám mây đen này từ cái đốm nhỏ rổi nở to ra thành đám mây đen, chứ không phải đám mây to sẵn như vậy, từ đâu bay đến !!!

.
.
 

Hết bài thứ mười một … đọc tiếp bài thứ mười hai … ai nói phép lạ trên đời chỉ xẩy ra một lần ???
.
.
by duongtiden . duongtiman
.

Saturday, August 29, 2009

Học viện âm nhạc cổ truyền tại Huế . bài cũ tháng 5/08 từ YH360 . by duongtiden

.
.



.
.

toà nhà mái lá .. học viện âm nhạc cổ truyền - Huế
.
 
 
.
Huế Music Hall
.
Tình bằng có cái lá đa
khen anh khéo vẽ, ý a..
ý a, .. là cái lá đa..
.. a à a..a..aa
..
The people tradition leaf-hat roof is the character of this building at the center, the hat roof above the main hall, all the rest roofs having the leaf form. This building could situated in Hue, the old capital of Vietnam, on the Hương, Perfume River. The Tradition Music Institute of Hue.
.

.
zz-leaf-hat-color.jpg picture by tddesign
.


Huế với sông Hương trữ tình và những câu thơ giọng hò âm nhạc cổ truyền sẽ được gìữ lại, lưu truyền, trình diễn trong Học Viện Âm Nhạc Cổ Truyền một cách lịch sự đáng tầm vóc hơn là thương mại ngày nay, trên những con thuyền rồng rắn kệch kỡm, xanh xanh đỏ đỏ, máy nổ phành phạch, dị hợm, đang kiếm tiền lẻ từ khách ngoại quốc, không hề nói lên sự thanh tịnh thanh cao, của âm nhạc cổ truyền Huế, và sự thơ mộng êm đềm, những con thuyền nhẹ nhàng lơ lững trôi theo giòng nước, vang vọng tiếng nhạc bềnh bồng.
.
Khối nhà, nằm trên giòng sông Hương, có bến thuyền nối vào lối từ học viện ra. Trong đó có nhiều phòng trình diễn âm nhạc lớn nhỏ, những phòng học nhỏ, riêng biệt, và nơi triền lãm nhạc cụ và lịch sử âm nhạc cổ truyền VN qua ba miền.
.
Khối chính giữa có mái chiếc nón bài thơ của Huế, đêm đến những slide show sẽ được chiếu ngược tử trong rọi lên mái thông kiếng mờ này, làm điểm nổi bật trên nền trời bên sông Hương.
.
Các mái còn lại, tượng hình bằng những chiếc lá, đùm bọc, che chở khối nhà.
.
Học Viện Âm Nhạc Cổ Truyền Huế .. một nơi gìn giũ, duy trì, phát triển văn học nghệ thuật quê hương, điểm du lịch thanh tao, đầy nét nghệ thuật cho khách du lịch đến khám phá âm nhạc cổ VN. Sau đó, người thăm viếng sẽ lên những con thuyền bằng gỗ, trườn mình im lặng trên làn nước bằng động cơ điện, im lặng cho tiếng nhạc cụ vang lên trầm bổng theo những lời ca đậm đà tình tứ dân ca, dân tộc.

.

 

by duongtiden . duongtiman

.
 




nhà căn bản cho VN . basic house in VN . by duongtiden . bài cũ tháng 5/08 từ YH360 blog

.
.
Khi chuyển Blog từ YH360 qua Multiply, không chuyển được tất cả Blog cũ qua, có lẽ quá nhiều, vượt trên giới hạn của Multiply cho phép, nên tuần tự tôi sẽ chuyển bài cũ qua bằng .. tay.
.
.
nhà ở căn bản cho VN .. ở đồng quê, đất rộng.
.
.
nhà quê Việt Nam .. rural house for Vietnam
.
.
.
Actualy, a house like this, seem to be too much for VN rural area ??? since most of the wealth stays in the few urban, big cities. This style, could fit into any region: Australia, Africa, US ... South America, and of course, Vietnam.
.
Phác họa nhà VN giản dị này xong, tôi tự hỏi, người dân quê VN đủ tiền có nhà như vậy không, hay là qúa sức. Dân giầu chỉ có ở thành thị, nhà không có đất, sát vách, chỉ có một mặt tiền, thì nhà này chỉ ở thôn quê. Nhìn lại kiểu nhà, thì thực tình, thích hợp ở mọi nơi, Úc, Phi Châu, Mỹ, Nam Mỹ .., nơi thành phồ tôi ở, nhà như vầy, mái kim loại, trong một miếng đất nhỏ, thì thật là dễ thương, nhiều người muốn mua, chưa chắc mua được.
.
Tại vùng nhiệt đới, nhà cần thông thoáng, chống lại sức nóng, xâm nhập vào nhà khi mặt trời rọi nắng lên mái, lên tường, khí nóng xâm nhập vào nhà, nên thông thoáng tự nhiên rất là quan trọng, nếu không muốn mua cái máy lạnh, cắm điện vào, tiêu xài năng lượng. Tuy nhiên do xã hội đỉnh cao trí tuệ, nghèo quá nên mở cửa cho thông thoáng thì ăn trộm vào nhà ăn cắp. Kẻ thù nào cũng đánh thắng mà không thắng được ăn cắp. Không hù được thằng ăn cắp, Cũng như không.
.
Trong diagram phía dưới, có hình làm ấm thiên nhiên, ở VN, có nhiều vùng mà mùa đông lạnh cắt da, cũng nên chú ý đến cách làm ấm tự nhiên một chút, sẽ nói trong kỳ khác.

.

.


.
zz-nhaque-5-1.jpg picture by tddesign
.
.

Phiá thấp dưới tường có khe lấy gió mát vào, hơi nóng tỏa ra sẽ lên cao , thoát ra bằng khe gió trên mái cao và ở hai tường đầu hồi. Các khe gió có góc 45 độ cho kín đáo, và cửa lưới đóng lại khi không cần. Mái hiên rộng che lối vào trước nhà, cũng coi như phòng khách ngoài trời, nơi ngồi nghỉ, làm việc nhà những khi nóng bức. Ngoài ra, những cây cối trong vườn, dàn hoa leo, cây leo cũng làm mát nhà và chận nắng, cần nghiên cứu, trồng đúng chỗ.
.

.

zz-dhkt-passive.jpg picture by tddesign
.
.

.

.


.zz-moment-connect.jpg picture by tddesign
.

Tại VN hình như học KT, không có khái niệm gì về shear wall, tường chống xô đẩy, mỗi tường nhà, phải có một khoảng tường cố định, chắc chắn từ móng lên mái nhà, nối chắc vào mái để chống lại các lực xô đẩy ngang do giông bão hay động đất. Nếu nhà chỉ có cột, thì một khung cột cần phài có theo mỗi hướng nhà, với các chống chéo hình chữ X, để tạo ra một khung kết cấu chống lại lực xô đẩy. Tại Mỹ, nhà bình thường phải có đầy đủ shear walls, tường chống xô đẩy, theo chiều dài và diện tích nhà. ngoài ra, mái nhà phải là shear diaphram, một mảng phẳng chống lại xô đẩy các chiều, thường là mái ván ép liên tục, hay bêtông, trên đó mới có mái chống thấm nước như ngói, kim loại. Nếu không dùng ván ép liên tục, thì sườn mái, vì kèo phải có chống chéo qua lại tương xứng chống xô đẩy, có luật đòi hỏi, tính toán tường chống xô đẩy cho đầy đủ.
.
Nhà đẹp không bằng nhà chắc, đi dọc đường VN,thầy nhiều nhà dán tiền ra mặt tiền khoe giầu có bằng cột hàng cột cổ điển lai căng thực dân La Mã, bắt chước tầu chệt Đài Lon .. bắt chước tàn dư rác rưởi của thực dân bỏ lại, để có một cái nhà Tây .. tây lai căng, mái củ hành lai Rệp một cách ngu xuãn, kệch kỡm, làm nhà sao cho chắc chắn thì không biết gì cả mà bỏ tiền vào cho đúng chỗ làm cho nhà chắc chắn.
.

.

zz-moment-connect-1.jpg picture by tddesign
.
.

.
Nhà nhân gian tại VN, hầu như thiếu sự hiểu biết về các mối nối kết chuyển lực, các nơi nối đà sàn nhà vào tường, đà mái vào tường, vào cột, thường chĩ là gác lên trên, sơ xài đóng vài cái đinh cho khỏi rời chỗ, với sức nén, compression thì không sao, chỉ sợ đà gẫy, không chịu đủ sức, chứ hai đầu đà không văng ra khỏi vị trí. Nhưng với các sức xô đẩy, gíó bão thì các mối nối không chuyển lực này sẽ làm đà rớt xuống, sút ra khỏi vị trí, trong khi đà chưa hề chiụ sức nặng mà bị gẫy. Cho nên phải hiểu biết về các lực sẽ xẩy ra tại những chố nối kết, vật liệu nào chịu được sức kéo, sức xô đẩy, các vật liệu nào chỉ chịu sức nén, không chịu nổi sức kéo .. mà áp dụng cho đúng, không thì phí tiên, nguy hiểm vì không hiểu biết.
.

.



zz-nhaque-vn.jpg picture by tddesign
.

by duongtiden . duongtiman

.

.

 





Friday, August 28, 2009

loạt bài con thuyền tháng bẩy, 77 . chuyến đi tìm tự do . bài thứ mười .. tiếp theo . by duongtiden



.
Loạt bài con thuyền tháng bẩy, 77 . chuyến đi tìm tự do ..
.

.
.

bài thứ mười .. tiếp theo bài chín … một ánh đèn đỏ giữa biển .. thật là mầu nhiệm ..


.
.
 

Ba bóng tầu ở ngoài xa một lúc, thật hiếm có ..

.


Buổi sáng, trời nắng nhẹ, gió thoang thoảng một sáng rất đẹp, chúng tôi từ từ tiến ghe lại gần mấy chiếc tầu sắt trắng ngoài xa, hìng như lúc đó vẫn đi xuôi về hướng đông. lại gần hơn, thi không bóng nguời trên ba chiếc tầu sắt, cách khoảng khá xa nhau. Ba chiếc tầu hoang, mắc cạn trong khu biển san hô, đầy đá ngầm bên dưới. Biển xanh trong nhạt, đượm mầu nước trong cạn. Nhìn biển chung quanh, khu này toàn đá ngầm san hô cạn, ba chiếc tầu sắt không biết làm sao lạc vào đây bỏ xác lại, chắc mới thôi, vì chưa thấy tầu sắt chuyển qua mầu rỉ sét đỏ. Không hiểu sao với hải hành đầy đủ, bản đồ mà họ lại bị mắc cạn, đâm tầu vào san hô, bỏ xác tầu lại, tới ba chiếc xa gần nhau, giờ nằm thẳng trên đá san hô, không chìm. Chúng tôi cũng chẳng đến gần hơn nữa làm gí, san hô đá ngầm lởm chởm chung quanh, ghe có thề đụng đá bể, kẹt ở đó là chết. Mấy chiếc tầu nằm đó chắc cũng khá lâu, từ xa đã nhìn thấy những thứ gì có thể gỡ đi trên tầu, đã được gỡ, đã được salvage nên chúng tôi giờ chỉ lo quay đi ra khỏi vùng biển đầy đá ngầm, nhìn kỹ để không bị va vào đá, bỏ xác ở đó như mấy cái tầu này.

.

Nhìn biển đầy san hô chung quanh thấy ngao ngán, chúng tôi đi chậm lại và bàn bạc, tôi dự đoán là đã đi vào vùng biển Trường Sa rồi, vùng biển này có nhiều đá san hô ngầm, rất khó đi, như vậy là cũng rời VN xa lắm rồi, đi tới nữa thì vào vùng phía nam của Palawan, Phi luật Tân, nhưng không có hải đồ và vị trí trên biển thì quá nguy hiểm, ban đêm có thể lao vào đá ngầm san hô, y như chỗ này, thì coi như bể ghe mà chết đói thôi, vì không có ai lang thang vùng biển này để hy vọng được cứu vớt, tôi đã nhìn thấy trên hải đồ trên chiến hạm số 5, ghi rõ là vùng dangerous sea cho tầu tránh. Tôi bàn là bây giờ có thể xuôi xuống Tây Nam, tìm đường ra hải phận quốc tế lại, rồi tính sau, nếu đủ dầu, thì cứ đi hoài xuống Nam có thể đụng Borneo hay xa hơn nữa, còn đi trong vùng biển san hô này, ban ngày còn nhìn thấy để tránh san hô, ban đêm thì chết chắc. Chúng tôi chuyển hướng đi khác về Tây nam … hướng đi định mệnh !! .

.

Bây giờ hình như mì gói vẫn còn, sữa đậu nành thì hết rồi, mỗi ngày, bốn đứa chỉ ăn có hai gói mì, rồi cạp cùi dừa để sống. Đi ra khỏi VN được gần đúng một tuần rồi, không ngờ đi lâu tới như vậy mà vẫn chưa được cứu vớt hay tới được bờ bên kia. Thực sự theo tính toán từ trước với PhD, không hy vọng gì đi tới bờ bên kia bằng cái ghe nhỏ này, chỉ hy vọng được tầu lớn cứu vớt thôi. Lúc này tình hình sức khỏe bốn đứa, thì chưa có đứa nào ngả bịnh gì, còn nôn mửa say sóng thì cũng bình thường theo những cơn giông, cơn sóng mạnh. PhD và Boy thì cận thị, đeo kiếng, kiếng hai tên này thi bể gọng rồi, tuy nhiên vẫn giữ được kiếng, hai khúc.

.

Tới tối, trời không mưa, trong, nhìn thấy đầy sao, tôi có dịp nhìn chùm sao Hiệp Sĩ hay Nam Tào học từ sách Hướng Đạo, ba sao đỉnh đầu vai, ba sao ngay thắt lưng, thanh kiếm rồi sao dưới chân, cứ từ chân lên đầu là hướng Nam, hướng chúng tôi đang xuôi xuống, chệch qua Đông Nam. PhD lái ghe, tôi tát nước, trời không mưa, sóng không lớn mà biển yên lặng, nên nước không vào ghe nhiều, tôi không phải tát nước gần nhau, mà rất lâu mới phải xuống tát nước một chút, còn thì ở sau ghe, nói chuyện với PhD, ngó trời biển mênh mông, nhiều sao, cứ vậy mà ngó vòng quanh chân trời. Ống nhòm đã bị văng mất mấy ngày trước rồi, giờ chỉ có quan sát bằng mắt trần. PhD cận thị, mắt tôi thì nhìn xa còn rất tốt.
.

Tối nay, ngoài ghe khô ráo, nguyên ngày nắng ấm, đêm đầu tiên không bị ướt át, nên đứng ngoài ghe trời mát, nhìn chung quanh, đều tối như nhau và chỉ ít sao trên trời, nên vùng không gian lúc đó không nhiều mầu lắm, chỉ đen tối gần chung quanh và sao sáng nhạt trên trời. Tự nhiên, mắt tôi thấy vướng bận một cái gì, một cái gì mầu đỏ. Tôi nhìn thấy một đốm đỏ giữa vùng đêm tối, dụi mắt cho kỹ và nhìn lại nữa, tôi vẫn thấy cái đốm đỏ trong bầu trời đêm, ngang tầm mắt ngoài xa. Tôi nhìn thấy một ánh đèn đỏ. Vỗ mặt cho tỉnh táo, rửa mặt bằng nước biển, để nhìn cho kỹ lần nữa, chứ không phải bị mê vì tưởng tượng. Đúng, tôi đã nhìn thấy một ánh đèn đỏ nhỏ xíu trên biển, nhỏ lắm nên PhD không hề thấy, dù cũng nhìn quanh như tôi.

.

Tôi cho PhD biết là đang nhìn thấy ánh đèn đỏ trên biển, tôi xúc động lắm, có thể sẽ gặp một cơ hội sống sót, hay ít ra cũng đã ra lại được vùng có nhiều tầu qua lại. PhD cũng bàng hoàng, nhưng nhìn theo hướng tôi chỉ, không thấy gì, phải lấy kiếng bể trong túi ra, đưa lên ngắm rồi cũng rất mừng vì cũng thấy cái điểm đỏ giữa đêm tối, lúc đó phải qua nửa đêm. Khi quan sát, tôi thấy hình như ánh đèn đỏ này không di chuyển. PhD đổi hướng ghe qua lại để tôi đo khoảng cách và chờ ánh đèn đỏ di chuyển theo hướng khác. Đổi hướng ghe vài lần, nhưng thấy ánh đèn đỏ nằm yên một chỗ. Tôi e ngại, mình chưa thấy có cái tầu nào đứng yên trên biển trong đêm tối bao giờ, giữa biển, cái gì cũng di chuyển hết.

.

Bàn với PhD, đèn đỏ không di chuyển là có thể đèn bờ, ngoài ra thì có thể là tầu bỏ neo giữa biển, khoảng này biển cạn, có thể có tầu bỏ neo nằm một chỗ. Ngoài ra có thể là đang trong vùng biển của quần đảo Trường Sa, có thể là đèn bờ của hòn đảo nào đó, cũng khó lắm, lúc đó chỉ có một đảo An Bang của Trung Hoa Quốc Gia là có đóng quân từ sau đệ nhị thế chiến, VNCH có đóng trước 75, nhưng làm gì có dư nhiên liệu chạy máy đèn đỏ vào ban đêm. Bây giờ lại gần, rồi nếu là bờ thì tính sau. Tôi và PhD nhắm đèn đỏ mà đưa ghe tới lần. lâu lắm mới thấy đèn đỏ gần và rõ hơn. Tôi nói với PhD nếu mà thấy núi cao chập chờn lờ mờ phía sau thì đổi hướng chạy ra, vì coi như quay về lại bờ VN, mới có núi cao, còn đảo nhỏ ngoài Trường Sa thì hầu như không có núi, chỉ cao hơn biển ít thước. Còn bờ VN, không lẽ vô duyên tới độ cắm đầu chạy về hướng Tây mà không biết, mới quay chiều xuống Tây Nam hơn nửa ngày, làm gì đã dạt về bờ VN sớm thế, tuy nhiên vẫn phải đề phòng, không lẽ đã đi nguyên cái vòng tròn trên biển ?

.
 

Trời ơi sống rồi, sống rồi … không bị xua đuổi nữa !!!

.
 



Mất cái ống nhòm rồi, nếu không, cũng thu khoảng cách vài cây số lại gần, gần hơn nữa, thì là một cái tầu sắt, đầy đủ cabin, như tầu đánh cá nhỏ, nằm yên giữa biển, bỏ neo nghỉ. Đánh thức Boy và Dao dậy, để sửa soạn mọi thứ cầu cứu khi gặp tầu. Khung cảnh rất yên lặng, bắt đầu nhìn thấy nhiều ánh đèn sáng khác trong tầu tỏa ra, ánh đèn đỏ là cái đèn cao nhất trên cột tầu, một lá cờ đỏ, toàn mầu đỏ, nhưng có góc xanh trên đầu. Chúng tôi hạ máy ghe từ từ đến gần, không muốn làm cho người trên tầu này kinh hoảng, vì ghe chúng tôi không có đèn đuốc, dầu hiệu, hay ánh sáng gì hết, như con ma, man dại đi trong đêm tối. Đến gần hơn nữa thì thấy trên tầu không có sinh hoạt gì, hình như họ đều ngủ hết, rất yên lặng, đèn sáng trên cabin, ngoài bong tầu, chỗ nào cũng có đèn sáng đầy đủ. Đây là tầu đánh cá Hồng Kông, đã nhìn thấy lá cờ đỏ với góc xanh, cờ Anh nhỏ trong đó.

.
 

Họ ngủ thật, không có ai nhìn thấy, hay ghe tiếng máy ghe của chúng tôi nổ, trên tầu cũng chỉ có tiếng máy điện của họ chạy tiếng máy nhỏ. Trời ơi, mừng quá, một cái tầu HK nằm ngủ giữa biển thiệt hiếm có, chúng tôi đã đi một tuần trên biển rồi, đói mệt, khát, giờ chỉ có việc cặp lén vào, nhẩy qua, tìm chỗ ngủ, rồi ra sao thì ra, không lẽ họ giết hết chúng tôi, thả ghe mình đi rồi thì chỉ có quăng chúng tôi xuống biển thôi. Tôi nói với PhD, bây giờ cặp ghe lại, nhe nhẹ, leo lên tầu họ kiếm chỗ ngủ, rồi tính sau. PhD không chịu, nói làm vậy không được, không lịch sự. Tôi cũng bực mình cằn nhằn “ vậy mày đâm hụt cái tầu Đài Loan mấy lần không được, cũng là lịch sự lắm phải không, bây giờ có cơ hội thoát lên tầu, không làm thiệt hại ai hết, may mắn lắm mới có dịp này, không phải lúc nào cũng có cái tầu ngủ giữa biển chờ đâu”. PhD vẫn không đồng ý. Boy và Dao thì yên lặng, không ý kiến gì.

.
 

Rồi mặc kệ cho tôi phản đối, PhD đưa nhẹ ghe ngang gần cabin tầu, lúc này ánh đèn tầu này tỏa ra vùng biển chung quanh, có thể nhìn thấy ghe chúng tôi bên cạnh rất rõ, không có ma quái nữa. PhD kêu ai đó phất cái cờ trắng S.O.S lên rồi rống lớn:
.
 
_ Hi .. Hello !!!! how are you … we need help !!! help !!! help !!!
.
 

Mấy tên rống theo, chỉ có tôi yên lặng vì tức, vì không leo được lên tầu HK trước. rồi bỏ ghe trôi đi, một giải pháp dễ dàng và nhẹ nhàng, khỏi bận tâm. Từ trên đài chỉ huy, cabin trên cao, có một người có lẽ là người canh gác, phải thức mà lại ngủ quên, tung cửa cabin chạy ra, xuôi theo thang xuống bong tầu, nhưng vội qúa, người này trượt thang dốc, té từ trên cao xuống thấp, rồi bò dậy, kêu la mấy người khác trong tầu kéo nhau ra. Trên cabin có người khác, pha đèn lên, quay đèn pha vào ghe chúng tôi, không thấy có người nào cầm súng ra hết. Chúng tôi đúng bên này ghe, đưa hai tay trống ra, chỉ có cầm phao đỏ, và cầm cờ trắng S.O.S vẫy, dáng điệu hiền lành, tự mở thêm đèn pin, chiếu vào ghe chúng tôi.

.
 

Sau giây phút bàng hoàng đó, thì họ dàn ngang bong tầu, trên dưới nhìn chúng tôi. PhD giữ ghe cách khoảng không gần tầu sắt lắm cho có vẻ không gây ra nguy hiểm cho họ.

_ We are Vietnamese refugees … ve run away from Viet Nam, please save us !!!

Chúng tôi gào to bằng tiếng Anh, Tiếng Pháp .. chỉ thiếu tiếng Quảng Đông mà thôi .. không biết có đứa nào gào lên .. Ngộ Chẩu VN không ? nếu có, chắc họ cũng hiểu. Mừng quá, bên tầu HK, nói được lập bập tiếng Anh, trời ơi mừng quá, mừng chẩy nước mắt, nhớ tầu Đài Loan mấy ngày trước, không biết tiếng gì hết, thì bây giờ thật là mừng. Mấy người bên tầu HK cởi mở hơn, không còn nghi ngờ chúng tôi là cướp biển nữa, vì lúc họ đang ngủ, chúng tôi đã có thể dễ dàng đánh cướp tầu họ nếu muốn. Nhờ điểm này, nên họ không nghi ngờ nữa, mà vui vẻ trao đổi dấu hiệu tay, tíếng Anh rất tối thiểu với chúng tôi. Họ ở trên lan can tầu cao nói vọng xuống và làm dấu, chúng tôi đứng trên mui ghe nói vọng tiếng Anh lên và cũng làm dấu khi họ không hiểu rõ. Tầu HK biết một chút xíu tiếng Anh là dĩ nhiên, vì HK lúc đó là thuộc địa của Anh Quốc. Chiếc tầu sắt HK này to lớn và nhiều người hơn chiếc tầu cây của Đài Loan mấy hôm trước.

.
 

Trao đổi được bằng tiếng Anh và dấu hiệu ngôn ngữ tay chân, thiệt là qúa mừng, họ hiểu chính xác là chúng tôi vừa thoát ra khỏi VN tìm tự do, sau một tuần đi trên biển, giờ chúng tôi sắp hết dầu máy, hết đồ ăn và thiếu nước, và trong ghe có vài trăm trái dừa tươi. Còn họ, tầu Hồng Kông, mới bắt đầu rời bến đi đánh cá, theo chương trình thì phải 14 ngày nữa, đầy cá, họ mới trở về HK. Còn đón vớt chúng tôi thì không có vấn đề gì khó khăn, sẵn sàng vớt, chúng tôi cứ đi theo họ đánh cá, rồi về Hồng Kông sau. Còn vị trí chúng tôi ở đâu trên biển, thì ở hải phận quốc tế, cách một vùng đảo phiá Đông Nam, chỉ cách chừng 8 tiếng, muốn đi tiếp tới đó cũng dễ.

.
.
 
z-td-477-map1.jpg picture by tddesign
.
.
1: ra cửa sông Hậu Giang từ cần Thơ. 2: Đảo Côn Sơn ở phía Nam. 3: từ cửa sông Hậu, đi xuống Đông Nam rồi đâm thẳng hướng Đông ra hải phận quốc tế, gặp tầu đánh cá Đài Loan ở khoảng này. 4: đến đây thì nhìn thấy đầy san hô và tầu mắc cạn, chuyển hướng đi xuống Tây Nam, hy vọng ra đường tầu lớn trở lại. 5: gặp tầu đánh cá Hồng Kông sau nửa đêm. 6: nơi có nhiều hòn đảo nhỏ do tầu HK chỉ hướng ....
.
 

Tôi thì chỉ muốn xách bị bao dù, lên tầu HK nằm ngủ một giấc, 14 ngày sau sẽ đi về HK, hơn hai tuần nữa là ở HK, coi như thoát khỏi VN và thành công vượt biển tìm tự do. Còn PhD thì muốn đi tiếp, vì chỉ cách hòn đảo có 8 tiếng, còn hơn phải đợi trên hai tuần nữa lềnh bềnh trên biển, say sóng. Tôi thì thấy an toàn, cầm chắc dịp may trước mặt là hơn. Cứ suy nghĩ, nếu PhD không đổi ý, có lẽ tôi sẽ tách ra một mình đi lên tầu Hồng Kông. Bây giờ tôi lấy giấy tờ ra, ghi chép bằng tiếng Anh đại khái chúngtôi là ai, đi từ VN ra ngày 4/77, bây giờ gặp tầu HK, cho địa chỉ của anh tôi ở Australia, để sửa soạn nếu phải giã từ tầu HK. PhD thì muốn đi tiếp, không muốn bỏ ghe, giờ sau một tuần, PhD thích lái ghe lắm, vả lại chỉ có thêm 8 tiếng là tới bờ thay vì ba tuần nữa. PhD chỉ muốn phóng ghe tới vùng nhiều đảo có người đó, thay vì bám đi theo theo tầu HK trên hai tuần nữa. PhD chỉ muốn lên hoang đảo làm Robinson.

.

Tôi suy nghĩ, đi chung với nhau, mà giờ tôi ham sống hơn bỏ tách ra, mà tôi đi tìm cái sống thì ham sống là lẽ tự nhiên, là quyền chọn lựa, quyền sống của cá nhân, đâu làm thiệt hại ai, tại sao lại phải chọn đường mơ hồ khó khăn hơn, tôi đâu có tài năng nhiều như mấy đứa kia, hay có thể là tài ngu hơn tới như vậy, không biết gì sẽ xẩy ra, mấy tên kia không thích đi theo tầu HK đó là chọn lựa không ngoan hơn của tụi nó, đâu ai ép. Tuy nhiên, chỉ có 8 tiếng tới đảo có người, cũng là điều hấp dẫn nếu sợ say sóng, lắc lư thêm vài tuần nữa. Tầu HK sẵn sàng cho đồ ăn, và chỉ đường cho đi, xin bản đồ thì họ không cho, còn thấy cái địa bàn nhỏ xíu cầm tay của chúng tôi, thì họ nói sẽ cho cái hải bàn tốt hơn. Xin lên tầu coi hải đồ và định vị trí cho chắc ăn, thì họ không cho lên hết 4 đứa, mà chỉ cho 2 đứa lên thôi. Dĩ nhiên là PhD phải lên, còn tôi cũng muốn lên lắm, nhưng Boy cũng muốn lên, nên tôi nhường cho Boy lên vì tên này lái ghe trên biển được, tôi thì không lái được khi gặp sóng to. PhD và Boy leo lên trên tầu HK, tôi có dặn kỹ coi phương hướng và nhớ tên đảo, nhớ hải đồ cho thật kỹ. Tôi cũng không muốn dành lên tầu làm gì, vì lát nữa tôi có thể quyết định đi theo tầu HK một mình về HK tị nạn, nếu mấy đứa kia không muốn đi theo, thì tôi đâu cần phải coi vị trí, hải đồ làm gì. Tôi, chính tôi nhìn ra cái đèn đỏ tầu HK, định mệnh cuộc đời tôi đã hẹn trước, dàn xếp ra cái đèn đỏ ra nằm sẵn đó chờ đợi tôi mà. nếu lúc đó tôi không thèm nhìn gì cả trên biển, thì số phận tất cả sẽ ra sao ?


.
 

Trên tầu HK cũng cho hai người xuống coi ghe, và coi số dầu còn lại của chúng tôi, coi có đủ đi tiếp không, lúc thấy mấy trăm trái dừa thì họ thích lắm, tôi biếu họ dừa tươi, nói muốn lấy bao nhiêu thì lấy. Họ lấy lên vài chục trái dừa tươi. Lúc này, tôi băn khoăn lắm, vẫn chưa quyết định là theo tầu HK, hay đi tiếp trên ghe với ba tên còn lại. Theo kinh nghiệm đời ngắn ngủi và sự suy nghĩ theo logic, thì tôi trải qua quá nhiều khổ cực, có thể đây là may mắn cuối cùng, để tìm sống, không nên bỏ qua. Phần còn lại thì cũng không nguy hiểm lắm, chỉ chục tiếng nữa là đến đất liền, tha hồ làm theo ý mình, một tuần trên biển, thêm nửa ngày nữa là tới đảo. Tuy nhiên gần ba tuần nữa, đến HK tị nạn vẫn hơn là lên cái đảo hoang vắng nào đó, dù tầu KH cho biết vùng đảo này thuộc Nam Dương, xứ tự do Indonesia, và có chính quyền chấp nhận người tị nạn.

.

Tôi mừng lắm, thật là may mắn gặp được tầu đánh cá HK, thật là thân thiện giúp đỡ, vui vẻ và thán phục chúng tôi đã liều mình ra đi. Trời ơi sống sót rồi.

hết bài thứ mười …
 
.
 
.
 

đọc tiếp bài thứ mười một …. Tôi không hiểu tại sao lúc đó tôi lại ra ngoài ghe để nhìn trời tối chung quanh, nhìn vẩn vơ để thấy cái đèn đỏ, cái đèn đỏ mà gần đây, vài năm trước, tôi nhìn cái đèn đỏ giao thông ở ngã tư, mà tự nhiên toát mồ hôi lạnh, định mệnh của tôi đặt trước cho tôi cái đèn đỏ neo ngoài biển … mênh mông biển trời, định mệnh neo ngay cái đèn đỏ trên đường ghe chúng tôi đi … tại sao có chuyện tình cờ như sắp đặt như vậy … trời ơi biển cả mênh mông vô tận mà.. , tôi đấm tay vào mấy trái dừa ứa nước mắt, cắn môi muốn bật máu ..

.
.

hết bài thứ mười ... sẽ tiếp theo bài thứ mười một ...
tôi chỉ có tự trách mình một cách .. thật là ngu si .. bây giờ sắp chết cũng đáng cái ngu ... may mắn không phải cứ tự tìm đến lần nữa ...
.
.

Thursday, August 27, 2009

tình tự dân tộc . VN motif complex

.
.


.
.

z-td-tinhtudantoc89-c.jpg picture by tddesign
.
.
.
z-td--tinhtudantoc89.jpg picture by tddesign
.
.
by duongtiden . duongtiman . tinhtudantoc
.

" Pray " by Vo minh Cam KT65

.

.


.
Tấm hình "nguyện cầu" của anh Võ minh Cẩm KT65 ở Houston
.
.
z-vmc-pray.jpg picture by tddesign
.
.
Mấy hôm viết loạt bài vượt biển tìm tự do của tôi và của vài triệu người Việt Tự Do, đã có vài triệu thân nhân của họ "nguyện cầu" cho người thân đến được bờ Tự Do, rồi cũng có nhiều gia đình ngậm ngùi "cầu nguyện" cho những người thân, đường đi đã không đến ....
.
Có tấm hình "nguyện cầu" của anh Võ minh Cẩm hôm nay ... để tưởng niệm một phần dân tộc Việt đã bỏ mình trên đại dương vì tự do ...
.
Và để nhớ loài bần tiện súc vật vẫn đi theo trả thù bia mộ của dân Việt chết trên đại dương, ngoài hoang đảo:
.

zz-vcdapbiamo-thuyennhan.jpg picture by tddesign
.
.

Wednesday, August 26, 2009

tiếp loạt bài con thuyền tháng bẩy, 77 . chuyến đi tìm tự do . bài thứ chín . by duongtiden

.
.


Loạt bài con thuyền tháng bẩy, 77 . .. bài thứ chín tiếp theo ….


.


bài thứ chin tiếp theo … bài thứ tám. … không biết là tầu của xứ Tầu nào đây ? … Đài Loan, Hồng Kông .. hay tệ hơn nữa … Trung Cộng !
.

Tiếp xúc với người .. đầu tiên trên biển ..

.

Hướng về chiếc tầu nhỏ, đoán là tầu đánh cá lần đầu tiên gặp trên biển, họ cứ giữ hướng đi sẵn có từ trước giờ không thay đổi, còn ghe chúng tôi thì tăng tốc độ lại gần hơn. Bây giờ đã quan sát được lá cờ đỏ quấn trên đỉnh cột cao của tầu này. Tôi và PhD bàn là chắc không phải là tầu của Trung Cộng, họ đâu có cho dân đi đánh cá xa bờ đâu, cũng sẽ tị nạn CS luôn. Đây là chiếc tầu đánh cá bằng gỗ, sơn mầu nâu đậm và đỏ. Chúng tôi cứ tiến lại gần, nếu đúng là tầu của Trung Cộng, thì họ cũng chẳng làm được gì chúng tôi, tầu của họ không phải là loại lớn, không lẽ họ dùng súng cá nhân bắn vào ghe, vả lại đâu biết chúng tôi từ đâu ra, từ nước nào, ngoài này là hải phận quốc tế mà.

.

Từ hôm qua đến nay, trời ảm đạm, ra biển tới giờ chưa thấy nắng, chỉ mưa lúc to lúc nhẹ, nên lá cờ cũng ủ rũ bám vào cột như bị ướt chăng. Đúng lúc đó thì cơn gió thổi đến, mở ra cái cờ đỏ, một góc xanh đậm tung ra, đó là cờ của Trung Hoa Quốc Gia, tức là Đài Loan. Chúng tôi mừng lắm, tống ga cho ghe chạy thẳng lại gần. Bây giờ trên tầu của họ, nổi khá cao so với mặt biển, có hai người ra vịn thành tầu nhìn xuống chúng tôi, nhìn qua cabin thì thấy hình như có thêm hai người nữa trong đó, họ giảm tốc độ xuống di chuyển chậm tầu lại. Lúc này bốn đứa đã đứng tất cả ngoài đằng sau ghe, đưa tay vẫy, vẫy quần áo, vẫy phao đỏ, vẫy lá cờ nhỏ có chữ S.O.S đen to vẽ trên đó. Ghe chúng tôi đi sát gần lại song song với tầu của họ, nhưng giữ khoảng cách không đụng vào nhau, muốn cặp sát cũng không được vì họ lại đưa tầu ra xa ghe tôi.

.

Chúng tôi hét lớn lên bằng tiếng Anh, rồi tiếng Pháp, xin được vớt, cấp cứu, cho họ biết ghe từ VN cộng sản thoát ra đi tìm tự do. Hai người trên tầu nhìn xuống, họ lắc đầu ra dấu không hiểu, tuy nhiên vẫn im lặng không hét lên tiếng của họ, là tiếng Trung Hoa. Phải nói là hét nếu muốn được nghe thấy vì tiếng máy của hai cái tầu, ghe, và sóng biển. PhD kiếm ra cuộn dây nhỏ và cái cục gì nặng, cùng tập sổ vẽ, giơ lên làm hiệu xin được quang dây qua trao đổi bằng chữ viết trên giấy. Chúng tôi quăng dây qua, họ đón bắt và chuyển lên tờ giấy cột vào đó, viết cầu cứu bằng hai thứ tiếng Anh và Pháp, xin được vớt đi theo họ. Họ viết gì trong đó rồi chuyển xuống, tôi thấy toàn chữ Hoa, coi như huề vốn, chúng tôi cũng chẳng hiểu gì. Cái khổ ở đây là trên ghe, không có đàn bà con nít, mà chỉ là 4 thanh niên, dưới con mắt họ có lẽ đều khỏe mạnh và rành nghề đi biển nên mới có mặt ở đây, giữa đại dương nơi rất xa bờ. Ghe chúng tôi chẳng giống gì ghe đánh cá, không có mũi nhọn cắt sóng, phủ lên tấm vải che hầu hết ghe, làm cho họ nghi ngờ chúng tôi có thể cướp tầu của họ hay mang đến sự nguy hiểm.

.

Tuy nhiên họ không bỏ đi, không viết chữ được thì PhD lại vẽ giấy lên vẽ hình giải nghĩa là chúng tôi muốn được đi theo đến đất liền, vẽ tranh phác họa. Họ đón lên tò mò coi rồi cũng vẽ lại nguệch ngoạc là có thể cho đồ ăn, nước uống, vậy thôi. Chúng tôi hội ý, coi vẻ họ không chịu vớt người như mong muốn. PhD bàn là bây giờ có hai giải pháp, bỏ ghe nhẩy xuống biển thì về lòng nhân đạo của những người đi biển coi như họ phải vớt, tôi không đồng ý, xuống biển mà họ không vớt thì như không, tự nhiên đang có ghe để sống, nay chết chắc, hay họ nổi lòng tham, chỉ cần bỏ kệ chúng tôi trên biển, cặp vào ghe rồi qua lấy đồ hay kéo theo thì cũng như không, cũng lấy được cái máy ghe và dầu.Với lại họ đâu biết chúng tôi chỉ có 4 người, lỡ trong ghe kín che vải bên dưới còn nhiều người ẩn nấp bên trong thì sau, sẽ nhào ra cướp tầu khi có đồng bọn được kéo lên trên tầu làm nội ứng.

.

Suy nghĩ một hồi thì PhD quyết định sẽ lái ghe đâm vào tầu ĐL. Tầu này lớn hơn sẽ không sao, ghe chúng tôi vỡ chìm thì họ sẽ phải vớt thôi. Thiệt là một ý nghĩ điên rồ, nhưng PhD nhất định làm. nghe của PhD mà. Chúng tôi đều đeo phao vào người, thổi hơi phao lên hết, quấn theo túi cá nhân, sẵn sàng bị văng xuống biển. Bây giờ, PhD lái ghe quay ngang ra, chạy vòng ngang, để đâm vào tầu Đài Loan này. Khi thấy chúng tôi chuyển hướng, thì họ chỉ nhìn coi, đến lúc chúng tôi tăng tốc độ hướng thẳng vào tầu lao tới, thì người lái tầu trên cabin cao biết ý định chúng tôi, hai người bên ngoài chạy trên bong coi chúng tôi làm gì, họ tăng tốc độ chuyển hướng né dễ dàng. PhD chạy tuốt qua bên kia vì đâm hụt, lại quay mũi ghe lại húc tiếp. Trên tầu cao, họ chia người ra coi chừng chúng tôi ở hai bên thành tầu để báo động cho người lái tầu trên cabin cao, biết đường mà lái tránh.

.

PhD lại đổi kiểu, đâm ngang hơi khó, gìờ đâm phía sau đít tầu của họ. Giờ viết lại đoạn này, tôi có thắc mắc tại sao tầu nàyt không tăng máy tầu bỏ đi nhanh hơn sau khi chúng tôi đâm hụt, mà cứ từ từ ở đó, như muốn dự cuộc chơi đâm tầu với chúng tôi đầy thích thú này để giải trí sau nhiều ngày đi biển qúa nhàm chán chăng. PhD nhắm vào đít tầu họ đâm ngang. Chiếc tầu Đài Loan tăng máy, quẹo tránh, lúc này thì PhD đâm thiệt, hai lần đầu cũng chưa thực tình muốn đâm, chỉ cho họ biết tình cảnh tuyệt vọng của chúng tôi muốn bỏ ghe, muốn đưọc cứu vớt. Lúc đâm thẳng vào cuối tầu để cho người lái tầu ĐL khó thấy, họ tăng tốc độ, tầu chồm lên, phía sau đít tầu hạ thấp xuống, vừa lúc PhD lao ghe qua lọt tuốt sau, đít tầu ĐL đập xuống không xa chỗ PhD đứng lái, đập tung hết lan can giây và cột sắt của ghe chúng tôi, đập văng miếng ván cuối thường để ngồi bám ị luôn.

.

Bây giờ hai chiếc tầu và ghe tách ra ngoài, PhD cũng hoảng hồn vì tầu ĐL đập vào chút xíu là trúng người, sẽ bị thương hay chết nữa, chứ đừng nói là bể ghe văng xuống biển. Chúng tôi coi thiệt hại ra sao. Trên tầu ĐL cũng cho người ra sau coi thiệt hại tầu của họ, không có gì, chúng tôi bị nặng hơn văng hết lan can. Bây giờ hai chiếc tách xa ra, chúng tôi hoảng hồn, chưa biết tính sẽ làm gì tiếp đây. Nghĩ cũng rất là đau đớn, tìm gặp được tầu giữa biển, nhìn thấy người, trao đổi được tín hiệu mà giờ vẫn chưa được cứu thoát.

.

Chiếc tầu ĐL cũng hạ máy, đứng yên hồi lâu, không biết họ toan tính gì, nhưng lạ là nếu bị chúng tôi làm phiền quá, tại sao tầu này không làm chuyện giản dị nhất là tăng máy bỏ đi, hay sách súng ra bắn vài phát hăm doạ chúng tôi đừng làm phiền họ nữa. Lúc sau, khỏi lo, bây giờ tầu ĐL tăng ga lái xa ra, bỏ đi. Nhưng không ! , họ quay lại, chỉ đánh nửa vòng tròn, bây giờ hai người ra ngoài mũi tầu đứng trên đó, quay lại lái thẳng vào chúng tôi, bây giờ đến phiên tầu ĐL chơi trò đâm lại chăng. Chúng tôi hoảng hốt, nếu họ đâm vỡ ghe chúng tôi vì bực tức chăng. Họ đâm thiệt, tăng tốc độ, đâm ngang chúng tôi. Tất cả im lặng không biết gì sẽ xẩy ra, phao đã đeo vào người, túi trang bị đeo theo người, chúng tôi đã chuẩn bị để đâm tầu, đã đâm vài lần, để văng xuống biển mà.

.
.

Bây giờ tới phiên tầu Đài Loan đâm thẳng vào ghe chúng tôi …
.


Chiếc tầu ĐL lớn mấy lần hơn chiếc ghe nhỏ bé của chúng tôi, lừng lững đi tới, chúng tôi chi im lặng đứng ghe yên chỗ chờ đợi thôi, muốn đâm bể ghe để xuống biển, thì bây giờ họ giúp làm chuyện đó, đâm ghe chúng tôi bằng mũi tầu cao và chắc chắn  … rồi bỏ đi không vớt thì sao, chết là chắc rồi. Trên tầu ĐL, thêm người ra hông tầu nhìn chúng tôi. Hai người ở đằng mũi, la hét gì đó lên cabin lái..

.

Khi sát đến gần ghe chúng tôi, chiếc tầu ĐL chuyển mũi nhẹ, hai người đầu tầu chồm lên, thật sát đầu ghe chúng tôi, họ quăng xuống một cái bao to, làm ghe chúng tôi chòng chàng, rồi chiếc tầu đánh cá ĐL, lừng lững đi ngang suốt mũi ghe chúng tôi, mấy người chồm ra mạn tầu ngó xuống vẫy tay chào chúng tôi, sóng từ tầu ĐL làm rung động chiếc ghe nhỏ … trong sự sửng sốt bàng hoàng, không biết làm gì hơn ngoài chuyện lái ghe ra xa chỗ sóng của tầu ĐL bỏ lại.

.

Họ đã bỏ đi rồi. Chúng tôi vẫn bàng hoàng và ân hận, phải chi trên tầu có được một người biết chữ Hoa, tiếng Hoa, là dễ năn nỉ để được vớt rồi, còn tiếng Pháp, ba thằng có bằng Bac II, tiếng Anh gì ở trong hoàn cảnh này chẳng có chút tiện lợi gì hết, hay nếu chúng tôi có đàn bà con gái, con nít đi theo, thì cũng xong rồi, được vớt lên rồi. Thực ra khá tiếc, nếu không có màn đâm tầu của họ, thì chúng tôi có thể thương lượng xin giúp đỡ biết phương hướng và vị trí của mình trên biển, đang ở đâu, vì chúng tôi không hề biết mình đang ở đâu trên biển. Rồi xin giúp đỡ thực phẩm, phương hướng đi tiếp, nếu tầu ĐL vẫn từ chối vớt.

.

Trong bao vải do tầu vứt xuống, có mì gói và những chai sữa đậu nành rất lạnh, bây giờ không nhớ rõ là bao nhiêu gói mì, nhưng không nhiều. Còn những chai sữa đậu lành lạnh, thì phải nói là tuyệt vời. Chúng tôi chia nhau một chai ra uống, không dám uống, mà chỉ ngậm từng ngụm nhỏ, cho thấm dần xuống họng, thời gian đó, chiến tranh và nghèo đói sau 75 của VN, chưa hề thấy loại chai sữa đậu nành lạnh được sản xuất kỹ nghệ, có thêm chút đậu xanh trong đó, được Pasteurize sẵn, chỉ vặn nắp ra uống, thật là ngọt ngào lạnh mát, đồ uống từ thế giới bên ngoài, sau mấy năm với VC. Thực tình mà nói, không ngờ người bên ngoài được tiếp xúc đầu tiên là người Trung Hoa, lúc đó có hét lên là Ngộ ái Nị, thì họ cũng chẳng hiểu gì, vì đó là tiếng Quảng Đông, còn Quan Thoại thì không biết chữ nào. Sự giúp đỡ đầu tiên không từ tầu hàng lớn mà đến từ người Đài Loan đánh cá, không biết Anh Pháp gì hết.

.

Rồi chiều tối đến, đụng chạm được với người đầu tiên từ khi rời bờ đến giờ, mang lại nhiều xúc cảm lẫn lộn cho chúng tôi. Cái cảm giác thấy tầu, thấy người trên biển nó đỡ cô đơn làm sao, tai nạn đụng tầu xẩy ra tại chúng tôi muốn, không có bị thiệt hại gì nhiều, giờ thêm được chút đồ ăn, đồ uống, nhưng câu hỏi chính là bây giờ chúng tôi đang ở đâu, chính xác ở đâu trên biển, ngày mai đi về đâu. Cuộc đụng chạm ngày hôm nay, cho chúng tôi biết là hy vọng được tầu vớt là chuyện có thể không xẩy ra nữa đâu. Chiều nay, đã nhìn thấy mặt nhau, đã rờ được tầu khác rồi mà giờ đây lại vẫn một mình lang thang trên biển. Đêm đó, hai gói mì, mỗi đứa nửa gói, hai chai sữa đậu nành pha đậu xanh, coi như bữa tiệc vui chút, hơn hẳn bột Bích Chi và dừa, bột thì hết ngay ngày đầu, dừa thì đập ra được một trái, không dễ, nhất khi là lắc lư ghe đi và say sóng nở bong bóng mửa ra lỗ mũi, phải coi là đại tiệc, bập bùng ánh lửa từ cái lò gas phát ra để nấu mì gói. Sau đó lại im lặng đi trong đêm, mỗi đứa theo đuổi những ý ghĩ riêng của mình. … ngày mai ra sao … một câu hỏi lớn đi vào giấc ngủ nằm trên những trái dừa tròn cứng ngắc, đau cả lưng.

.
.
z-td-477-soup.jpg picture by tddesign
.
.
.
 

Vẫn đều đặn, hai ca, người lái, người tát nước, chúng tôi tiếp tục đi ngày như đêm, cứ đi về hướng Đông, coi như không ai vớt thì sẽ đi qua tới Phi luôn, máy ghe vẫn nổ đều đặn, hộp số vẫn quay, không có triệu chứng gì là sẽ hư máy hết vì thiếu dầu hộp số, dầu thì giảm xuống một phần, chưa có gì là đã dùng tới nửa số dầu, lúc này khi mưa gió, thì gió thổi xuôi ghe đi về hướng Đông cũng đỡ tốn dầu.
.

Hôm sau, trời vẫn âm u, thấy vài tầu lớn, vội vàng phóng lại gần được, lại diễn ra màn đeo phao vào, vẫy phao đỏ vàng, vẫy cờ S.O.S cầu cứu, rồi lại gần hơn đọc được cả tên trên thân tầu hàng lớn như Manhattan King, nhưng không thấy bóng ai trên tầu, có lẽ trên đài chỉ huy họ đều nhìn thấy ghe chúng tôi từ xa bằng ống nhòm, nhưng bỏ mặc kệ. Xáp ghe lại gần coi có dây nào có thể leo trèo lên không, nhưng không có gì, đành xuôi ghe dạt sang một bên cho khỏi lọt vào cơn sóng sủi bọt cuốn ra sau tầu lớn. Nhìn lên cái tầu sắt lớn kinh khủng, nhìn bờ tầu sắt lạnh lẽo, vẫn di chuyển với tốc độ nhanh, ghe chúng tôi chỉ như chiếc lá trôi trên biển, không nghĩa lý gì với họ. Rồi ngày qua, qua tới đêm, mưa gió bão tăng lên. Đêm không còn đủ sức lái ghe nữa mà, cột lái, thả xuôi về hướng Đông, để máy nổ, cứ thế mà ngủ luôn 4, 5 tiếng mới thức dậy tát nước, nếu nước không ngập nhiều thì lại lăn ra ngủ nữa vì say sóng và mệt.

.

Ngày sau nữa, cũng thấy tầu lớn ngoài xa, nhưng thây kệ, chúng tôi không tốn sức lái tìm theo nữa mà chỉ tìm cách đến chiếc nào tình cờ đi ngược chiều lại gần. Gần đến có thể thấy chữ tên như King Corvais. Không chiếc nào có bóng người ra ngoài nhìn chúng tôi mà chỉ lặng lẽ tiếp tục hành trình riêng của họ. Vẫn chưa hề có nắng, đúng là ra đi vào mùa giông bão, không lo thiếu nước, vì vắt được nhiều nước mưa, nước dơ dáy vắt từ cái khăn tắm của đứa nào chưa được giặt khi ra đi, uống vào mà chưa có đứa nào bịnh hay ỉa chẩy, chỉ có ướt át quần áo, lúc ngủ về đêm, rất lạnh. Boy và PhD và Dao thì bắt đầu bị lở mụt da và ngứa, mấy đứa ban ngày không lạnh, hay ra ngoài lái ghe, tụi nó trần truồng không quần áo, giữ cho quần khô, nên để bên trong, đợi lúc vào sẽ mặc đồ khô để ngủ. Nhiều khi thấy tầu lớn ngoài xa, phải nhắc chừng mặc quần vào vì sợ trên tầu lớn họ nhìn bằng ống nhòm thấy ở truồng thì không cứu.

.
.
z-td-477-tmd.jpg picture by tddesign
.
hình này tôi tự chụp năm 74 tại Trường Sa, năm 77, ba năm sau, chắc tôi cũng không khác mấy, dùng phao vẫy tầu cứu, hay mặc phao vào những khi nguy hiểm. Bây giờ vẫn còn giữ cái phao này.
.
.
 

Có lúc chán qúa, thấy bóng tầu ngoài xa, cũng thây kệ, không thèm muốn đến gần hay cầu cứu nữa. Một buổi chiều, còn chút cà phê đường, Boy làm cà phê uống với chút sữa đậu nành, sau đó chui xuống dưới nằm trên đống dừa nghỉ ngơi, chút sau trời nổi giông lắc lư ghe đi, Boy chạy ra ngoài cuối ghe mửa vì say sóng, tiếc bữa ăn chiều, nửa gói mì và ly cà phê sữa mới làm xong, tiếc hùi hụi, đêm lắc lư giông bão, lần sau khi gần say sóng thì nhịn ăn, vì tiếc đồ ăn. Một đêm sóng nhồi to qúa, PhD bị nước đánh mạnh khi lái bên ngoài, cái ống nhòm rất bự của hải quân văng mất xuống biển. Bây giờ mỗi khi đổi ca lái ghe, thì hai đứa chuyền cái địa bàn đeo cổ bên trong ghe, thắt chặt lại trước khi đi ra ngoài lái, sợ văng mất địa bàn nữa là xong. Ngày đi, đêm nào động quá thì ngủ tuốt, bắt đầu không còn thấy tầu lớn qua lại nữa. Chúng tôi biết là đã bỏ đường tầu quốc tế đi lên xuống từ đường Hồng Kông - Singapore rồi, bây giờ chỉ có biển vắng lặng, và giông bão làm bạn mà thôi.

.


Một buổi sáng, bắt đầu có mặt trời, hết mưa nhẹ, chút mặt trời thôi, PhD và tôi đang trên ca, PhD nói vọng xuống cho biết có bóng tầu, tới ba cái lận. Tôi bỏ tát nước, phóng lên trên ra ngoài. Bây giờ thì định hướng tầu lớn, coi hướng di chuyển của họ, nghề lắm rồi, nhưng phát giác ra là mấy chiếc tầu này hình như không di chuyển, PhD và tôi quyết định lại gần, vùng này nước biển không xanh thẫm sâu và chuyển qua xanh nhạt, xanh có mầu lá cây, biển không sâu, có lẽ là đoàn tầu đánh cá, họ kéo lưới chung chăng, hay bỏ neo nghỉ gần nhau, hay có đảo gần đó. Tôi đoán là như vậy, theo dự đoán, vùng biển chúng tôi đi vào là cạnh bên ngoài của quần đảo Trường Sa, vùng biển này tôi có đi một lần trên Tuần Dương Hạm số 5, Trần bình Trọng, từ cửa sông Vàm Cỏ, dưới Vũng Tầu, đi thẳng ra hướng Đông.

.

Một hồi lâu sau, kêu Boy và Dao ra hết ngoài, chúng tôi đã nhận ra ba bóng tầu đều mầu trắng, không phải là tầu hàng, mà là tầu sắt đánh cá nhỏ có hai ba cột cao, hiện rõ từ từ ngoài xa, trời nắng đẹp, gió nhè nhẹ, biển thong thả không sóng gíó gì nhiều. Một ngày thật tốt, đón ánh nắng thiếu xót cả tuần nay …
.
.
 
Hết bài thứ chín ... coi tiếp bài thứ mười ... những hôm cột lái ngủ ban đêm, mà lao vào khu biển cạn đầy san hô này là coi như vỡ ghe, nằm đó chờ chết đói mà thôi ..
.
.
 
by duongtiden . duongtiman
.




Labels Loại Bài

Followers

Blog Archive

About tmd.design

My photo
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com
Powered by Blogger.