.
.
.
Bài phụ lục thứ 5, chuyện Đại Tá Lê nguyên Vỹ, chỉ huy phó sư đoàn 5 dùng M72 bắn hạ xe tăng địch trong trận chiến hè 1972 tại thị xã An Lộc tỉnh Bình Long.
.
.
Từ khi còn trong VN, trong lúc và sau trận hè 72, mặc dù theo dõi rất kỹ, tôi chưa từng nghe câu chuyện kể về Tướng Vỹ (trong trận AL là Đại Tá) tự tay mình bắn hạ tăng VC bên hầm chỉ huy của sư đoàn 5, mà Tướng Hưng, lúc bấy giờ là Đại Tá, làm chỉ huy trưởng sư đoàn 5. Ngay cả những bài phóng sự, bài viết, sách xuất bản sau trận đánh, của quân đội VNCH không hề nhắc đến sự kiện này. Ngay cả Tướng Vỹ cũng không hề nhắc đến hay trả lời phỏng vấn về chuyện đích thân hạ tăng địch này.
.
.
.
.
Khoảng trên năm năm trở lại đây, có một cuộn Video được thực hiện tại hải ngoại, có phần trình chiếu một ông cựu sĩ quan SĐ5, ngồi kể từng chi tiết chuyện Tướng Vỹ bắn hạ tăng ngay trước hầm chỉ huy bằng M72. Đại Tá Vỹ, trong trận chiến An Lộc là sư đoàn phó, chạy đôn đốc các phòng tuyến, thân hành đến các nơi đóng quân trong thị xã để khích lệ và kiểm soát sự phòng thủ của từng đơn vị. Chuyện can đảm,xông xáo coi thường cái chết của ĐT Vỹ, không ai từ chối được điều nhận xét đó qua các bài viết lại của những sĩ quan của từng đơn vị binh chủng khác nhau khi cùng chung sức phòng thủ vòng đai AL lúc đó.
.
.
Trên internet, tôi cũng thấy những bài viết kể tình tiết nào là xe tăng VC chui vào khu chỉ huy sư đoàn 5, Tướng Hưng cầm lựu đạn, tăng VC loay hoay tìm hầm tướng Hưng, không biết là hầm nào ??? sau đó bị ĐT Vỹ lấy M72 bắn cháy ... sau đó còn la to: "tôi hạn nó rồi ... !!! " . Mà không ảnh khu chỉ huy SD 5 nằm sau Toà Hành Chánh trong tiểu khu BL, không thấy một xác chiếc tăng nào, sau trận chiến cho tới 75 không có xác tăng nào được di chuyển vì không có cơ giới nặng để trục xe. Ngay cả Ng văn Thiệu, Tổng Thống VNCH, đến đây ngày 7 tháng 7, 1972, chụp hình trước hầm tướng Hưng, không thấy có xác xe tăng nào gần đó, nếu có NVT và Tướng Hưng sẽ ra đây làm một tấm hình, chiếc tăng VC do ĐT Vỹ bắn cháy ??? . Chuyện hoang tường. Cho nên tôi không mang mấy bài lái cải đó về đây. Thiếu gía trị.
.
Ngay cả cố vấn Mỹ, ĐT Ulmer đến làm cố vấn SĐ 5 đầu tháng 5,72. Sau đó viết bài cho tạp chí Mỹ Armor, có chụp hình nhiều tăng VC, mô tả từng chiếc, bắn cách nào, đạn loại gì, ai bắn, đều không có nói tới ĐT Vỹ bắn tăng, chiếc tăng ngay bên cạnh hầm ĐT Ulmer ??? nếu có ??
.
.
Tuy nhiên chuyện bắn hạ tăng VC mới thấy xẩy ra sau này trong ít năm gần đây tại Mỹ, rồi từ đó, thêm vài người viết dựa vào chi tiết đó viết thêm với những tình tiết lâm ly hơn. Chi sưu tầm những bài viết phóng sự nóng hổi ngay trong trận chiến, sau trận chiến vài chục năm trước, đã được đăng báo, viết thành sách phổ biến chỉ vài tháng sau trận chiến hè 72 lắng dịu, thì không thấy ai viết, ai kể lại chuyện này từ 72 cho đến tháng tư 75, hay chính ĐT Vỹ có đã hay không lên tiếng về chi tiết nói về mình đã đích thân dùng M72 bắn hạ tăng VC ngay bên khu hầm phòng thủ của bộ chỉ huy sư đoàn 5 này. Nếu có thực như vậy, thì các phóng viên có chút tên tuổi hay sinh nghề tử nghiệp sống bằng nghề phóng viên đã phải nhắc tới một cách oanh liệt, trong khi các chi tiết vu vơ không quan trọng khác như đạn ghim vào cả ống lon, hay hỏa tiễn pháo xe jeep bay lên bay xuống, được họ ghi nhận đầy đủ, như đếm được 20 trái đạn nổ trên từng thước vuông, từng 1cm vuông của An Lộc cũng không thoát được con mắt soi mói của phóng viên quân đội Phan Nhật Nam, thì làm sao chuyện ĐT Vỹ, chỉ huy phó sư đoàn 5 đích thân bắn hạ xe tăng, và cái xác xe tăng còn lù lù đó, ngay kế hầm chỉ huy mà thoát được khi PNN vào An Lộc, dĩ nhiên phải đến khu hầm chỉ huy này để trình diện và xin tiếp chuyện với Tướng Hưng, ĐT Vỹ. Đây là một dịp may hiếm có cho QĐ VNCH trong đó có một số tướng lãnh chết nhát, chết nhát trong suốt cuộc chiến và nhanh chân lẹ tay chạy trước cuối tháng tư 75, nhưng miệng vẫn hô hào tử thủ, chứ không anh hùng tuẫn tiết tự sát như tướng Lê Nguyên Vỹ, tướng Lê văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam và các tướng lãnh, bao sĩ quan cùng binh sĩ anh hùng khác.
.
.
Chưa kể tới từng chiếc tăng bắn hạ trong thị xã An Lộc đều được chụp hình lại nhiều lần, kẻ sơn trắng, ghi nhận chiến công của đơn vị nào đã hạ hay tịch thu đàng hoàng. Chưa kể biết bao phái đoàn cao cấp, phái đoàn quốc tế tới viếng thăm tướng Hưng ngay hầm chỉ huy, viếng thăm chiến trường, chụp hình là phải thấy xác chiếc tăng nổi tiếng đó, nếu có, đã bị bắn hạ bởi tay ĐT Vỹ. Làm sao mà quân đội VNCH lại quên không cho lên chi tiết này, nhất là chiếc tăng nằm gục chết ngay gần trước hầm chỉ huy, do chính tay sư đoàn phó bắn hạ, nơi có biết bao ống kiếng máy quay phim, chụp hình, quốc tế đói hình đói tin trận chiến An Lộc đang nóng bỏng bốc khói tăng, chỉa ống kiếng vào. Vậy mà nay chẳng có tấm hình nào của phóng viên ghi nhận chuyện bắn tăng đó. Ngay khi Đại Tá cố vấn SĐ5, Ulmer (tốt nghiệp sĩ quan thiết giáp) viết bài kể từng chi tiết những chiếc xe tăng VC bị hạ trong An Lộc, do ai hạ, từ binh sĩ tới sĩ quan, có tên tuổi và hình ảnh gần như đầy đủ kèm theo nơi chốn và chi tiết thời gian, cách bắn, bắn bằng gì, thì làm sao lại không hề nhắc tới, chụp hình xác chiếc tăng ngay bộ chỉ huy có ĐT Ulmer ngay ở đó, ông ĐT cố vấn Mỹ làm sao không biết chuyện ông ĐT sư đoàn phó, Lê Nguyên Vỹ đã đích thân bắn hạ tăng.
.
.
Sau khi kiểm soát coi kỹ tất cả không ảnh trong suốt trận đánh, nhiều tấm, với thời gian khác nhau suốt trận chiến, sau trận đánh, không thấy một xác xe tăng nào nằm gần bộ chỉ huy sư đoàn 5, bên trong tiểu khu Binh Long, cả trăm thước chung quanh, không thấy một xác xe tăng nào hết. Những phóng viên nhẩy vào AL trong và sau trận chiến không hề thấy và viết về chiếc tăng bị hạ ngay hầm chỉ huy này (họ phải tò mò chui vào trong để coi xác lính VC bị xích chân trong xe chứ, và chụp hình những sợi xích đáng giá ngàn vàng này). Trong khi ai vào đó cũng đi gặp tướng Hưng ngay khu vực hầm chỉ huy này để phỏng vấn, dèu phải thấy chiếc tăng cháy này, gần đó, 5m, 10m, 50 m, còn xa hơn trên 100m thì là ba xạo rồi. Nếu có thật, thì khi Ng văn Thiệu đến ngay hầm chỉ huy này ngày 7 tháng 7 năm 72, phải ra đây chụp một tấm hình, vì đó là do chính tay ĐT sư đoàn phó hạ tăng. Sau trận chiến, xác tăng, từng chiếc tăng vẫn nằm y nguyên nơi bị hạ, không có ai di chuyển xác tăng, vì không có cơ giới nặng nào có mặt tại AL để di chuyển, từ năm 72 cho đến khi tàn chiến tranh VN năm 75.
.
.
Tướng Vỹ đã tự sát cuối tháng tư 75, thay vì buông súng đầu hàng như hàng tướng Dương văn Minh, hành động của ông đã nói lên sự anh hùng khí tiết không tham sống sợ chết của mình. Tư cách một người tướng đuợc tự chính tay ông ghi xuống, chọn chỗ cho mình trong lịch sử. Vị chỉ huy trưởng cuối cùng của Sư Đoàn 5, sư đoàn tử thủ An Lộc, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tự ông đã dưa mình vào lịch sử, không cần phải có những binh sĩ, sĩ quan dưới quyền ông, mấy chục năm sau phải viết thêm một huyền thoại, nếu không có, đừng làm như vậy. Tư cách của Tướng Vỹ đã do ông đích thân chọn chỗ cho mình trong lịch sử, không cần phải có thêm những bài viết, rất may, của những người chưa viết từ trước 75 bao giờ, viết ra những chuyện không có. Nếu có, thì làm ơn tìm và đưa ra chứng tích, nhất là chẳng có xác xe tăng VC nào nằm gần bộ chỉ huy sư đoàn 5 trong An Lộc hết. Ngay cả tài liệu ghi vị trí từng xác xe tăng VC bị hạ trong thị xã AL của Bộ Tổng Tham Mưu QĐ VNCH đã ghi theo không ảnh cũng không thấy có chiếc tăng VC nào chung quanh bộ chỉ huy sư đoàn 5 trong vòng 200m.
.
.
.
.
.
.
Nên kính trọng người anh hùng, Tướng Vỹ đã khuất, trả lại sự thực cho ông và sự thực cho lịch sử. Tuy nhiên, tôi chỉ là người kiểm chứng sau ba mươi mấy năm sau bằng tài liệu và hình ảnh có thể tìm thấy. Quý vị nào là chứng nhân, có mặt mắt nhìn thấy sự kiện thì lên tiếng. Chỉ cần nói rõ xác chiếc xe tăng nằm chỗ nào. Thời gian nào, là có thể tìm thấy chứng tích. Mong lắm thay, chỉ thấy sau ngay năm 72 không thấy xuất hiện câu chuyện hiếm có này, mà mãi hơn 30 năm sau ở Mỹ mới thấy có người ngồi trước ống kiếng video nói như vậy. Mong lắm thay, nếu sự thực là như vậy, còn không, cái gì không, cái gì có, nên trả sự thực lại cho lịch sử của An Lộc anh dũng, Bình Long kiêu hùng. Tất cả chúng ta đều là người bình thường, trong hoàn cảnh làm nên anh hùng mà thôi. Xin cám ơn trước.
.
.
.
Số của chiếc T54 này là 361, sau nhiều lần nhìn kỹ, ghi chú trong hìng số 321 là sai, cũng gần trúng, như vậy số chiếc T54 này là 361. Sẽ sửa hình ghi chú lại khi có dịp.
.
.
.
Một năm sau trở về đọc lại loạt bài An Lộc và nghiên cứu thêm không ảnh và bản đồ. Chíêc tank này ùi vào cổng một trụ sở, góc Lê Lợi và Hàm Nghi, quay mặt về hướng tây, nhìn bản đồ có ghi chú các tăng 361 bên trên, đề lao nằm bên phải về hướng nam, cơ sở này nằm về hướng Tây trên đường Lê Lợi phía xéo góc sau Ty Công Chánh. Khoảng trống thấp phía sau là phần dốc xuống con suối phía hướng đi Phú Lố về Tây, phía đó là hết ranh của thị xã An Lộc. Chiếc T54 này bị máy bay hạ, sau đó đạn bên trong nổ, đẩy lùi pháo tháp thụt ra phần sau hở vòng quay của pháo tháp dưới bệ xe. Ghi chú ngày 26 tháng 8 năm 2011.
.
còn tiếp nhiều bài ...
by duongtiden
còn tiếp nhiều bài ...
by duongtiden
.
đại tá Lê nguyên Vỹ bắn tăng? An loc binh long va toi, duongtiden, duongtiman, dai hoc kien truc Saigon, chien tranh Viet Nam, Vietnam war, battle of An Loc, .
.
No comments:
Post a Comment