copy of tmddesign old multiply blog

Pageviews

Wednesday, March 28, 2012

Tiếng Việt trong sáng và tiếng Việt lố bịch . !! . Thiết Kế, Quy Hoạch … được cố tình lạm dụng.

.
.
..
.
.


.
Tiếng Việt trong sáng và tiếng Việt lố bịch . !! . Thiết Kế, Quy Hoạch … được cố tình lạm dụng.
.
.
Ngày tôi còn nhỏ, đọc những tập san Xây Dựng Mới của Tổng Nha Kiến Thiết Việt Nam Cộng Hòa có những bài viết về Thiết Kế Đô Thị hay những mẫu nhà của Tổng Cục Gia Cư hay các mẩu vẽ biệt thự của những KTS lúc đó đang dậy tại Trường Cao Đẳng Kiến Trúc thuộc Viện Đại Học Saigon.
.
Chữ Thiết Kế Đô Thị, đó là lần đầu tiên tôi thấy hai chữ Thiết Kế, và có lẽ không thấy xử dụng riêng rẽ khi nào hết mà luôn đi chung với Thiết Kế Đô Thị trong thời gian tôi lớn lên cho tới ngày 30 tháng tư năm 1975. Thiết ở đây là một phần của chữ Kiến Thiết, Kế là một phần của chữ Kế Hoạch. Thiết Kế Đô Thị là xây đô thị hay một khu vực, thành phố theo một kế hoạch chính trị, kinh tế, văn hoá nào đó. Kiến thiết rất là to lớn đòi hỏi nhiều thời gian và tiền bạc, và như vậy dĩ nhiên là phải nằm trong một kế hoạch, hay phải có kế hoạch trước để hướng kiến thiết làm thành công kế hoạch đó. Thí dụ như Thiết Kế Đô Thị khu Đại Học Thủ Đức vùng đồi cao Tăng nhơn Phú trong kế hoạch nối rộng thành phố Saigon lên vùng cao, nối với Biên Hòa, đã có xa lộ SG-BH trong kế hoạch từ trước với mục đích dãn dân Saigon ra, mang khu hành chánh giáo dục ra để làm rộng thành phố Saigon, đòi hỏi cà chục năm mới làm xong.
.
.
zkt-saigonwatermap.jpg
.
Thiết Kế Đô Thị hay Urban Planning
.

.
Thiết kế đô thị đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu thu tập dữ kiện để phác họa ra giải pháp, cần được chính quyền, quốc hội chấp thuận ở tầm mức quốc gia và phải có kinh phí, thời gian, qua nhiều kế hoạch thực hiện cho từng phần.
.
.
Chữ ghép, Thiết Kế Đô Thị trước 75, hầu như chỉ dùng để chỉ định ngành nghề chuyên môn: Urban Planning, hay là môn Thiết Kế Đô Thị mà Viện Đại Học có cấp chứng chỉ tốt nghiệp qua trường Kiến Trúc. Vì tính chất to lớn của Kiến Thiết và Kế Hoạch, ghép lại là Thiết Kế Đô Thị cho nên, danh từ ghép này chỉ được dùng cho những chuyện to lớn lâu dài với tầm mức quốc gia, chứ không phải tầm thường vớ vẩn như vẽ kiểu áo dài, hay đan rổ rá, làm bàn ghế vân vân, những chuyện không cần phải có kế hoạch, vì không gây nguy hiểm, thiệt hại kinh tế ở tầm mức quốc gia khi làm sai lầm. Tháo cái áo dài ra làm lại, tháo bàn ghế ra làm lại. Còn Thiết Kế thì không gở ra, thay đổi lại được.
.

.
zkt-thietkedaiduong.jpg
.
.
.
Sau 75, khi đỉnh cao trí tuệ vô tiếp thu Miền Nam, thì có Viện Thiết Kế, để vẽ nhà cửa công trình kiến trúc, có Viện Quy Hoạch để làm chuyện Thiết Kế Đô Thị. Sau đó Thiết Kế xuống cấp là tuột hạng xuống thành tầm thường như Thiết Kế áo dài, may cái áo dài phải có kế hoạch và sau đó kiến thiết qua thời gian dài mới xong. Có lẽ đúng, nghèo đói rách nát qúa, phải có kế hoạch cứ mặc áo dài cũ rách thêm vài năm nữa, có kế hoạch bán chợ đen đồ được chia, hay kế hoạch chờ được mua vài mới tính chuyện kế hoạch có áo dài, sau đó kiến thiết áo dài cũng lâu không kém … phải gỡ nút áo dài cũ ra, dành dụm chỉ hay đợi được mua chỉ mua kim, đi mượn máy may hay nhờ vả trả tiền “kết nạp” ai đó dùng tình cảm để may cho cái áo dài, cho tử đó có “Thiết Kế Áo Dài” ngang tầm mức quan trọng của Viện Thiết Kế vẽ với các công trình lớn … Ngây ngô thay từ Viện Thiết Kế “xuống cấp” tới thiết kế áo dài, thiết kế tô phở, thiết kế rổ rá, thiết kế cái quần xả lỏn, chắc phải mang ra phường xóm xin giấy chấp nhận cùng chung số phận với thịt con gà để thiết kế cái phao câu cũng phải xin phép, chờ cán bộ nhất trí sau khi triển khai gói thuốc lá … vân vân và vân vân … tiếng VC càng trở nên phong phú bao la đúng là đỉnh cao văn hoá …. “cam dai bay”.
.
.
.
zkt-saigonwatermap.jpg
.
.

.
Trở lại rổ rá, quần xà lỏn, quần xi líp áo dài, phải có kế họach, sau đó mới kiến thiết xong …. thiết kế băng rôn, thiết kế nùi giẻ, thiết kế giẻ lau nhà …. thiết kế và thiết kế, sự sáng tạo, vẽ kiểu, design tuột xuống hàng vỉa hè, gió thổi bay bay trên lề đường cùng lẫn với rác rưởi mà không có thiết kế nào làm cho sạch sẽ hơn, thiết kế nào mà thoát ngập lụt, thiết kế nào mà không kẹt xe, thiết kế nào …. đi nữa, cũng phải cần thiết kế cái khố, thiết kế cái tã sau cho khỏi chẩy nước dơ, khỏi thối hạp vệ sinh, mặc vào thấy êm ả … lỗ tai cái đã …. Thành qủa của đỉnh cao trí tuệ. Ngôn Ngữ trở thành Ngông Ngữ cùng vần điệu với NGÔ NGHÊ.
.
.
Viết sau khi có các đấng KT, gửi thư xin bầu cho … , để duy trì tình thần VNCH và Saigon, và đề cao quốc kỳ VNCH bằng cách “thiết kế” logo hay tiếng Việt là dấu hiệu của Little Saigon ở Seattle …. Ôi VNCH và VC …. Ôi thiết kế cái quần xì líp, việc gì phải kế hoạch và kiến thiết trong đó, mang dao mổ bò, tầm mức đỉnh cao trí tuệ ra đuổi ruồi bu cái quần lót hay là cái khố sau 75.
.
.

.
.
.
.
Thiet ke do thi, thiet ke cai quan lot …. kien truc Viet Nam, Dai hoc kien truc Saigon …
.

Friday, March 23, 2012

Bài thứ 7: Chiến trường An Lộc qua tháng 5, những ngày 10,11, 12, 13, 14 tháng 5, 1972. An Loc battle by duongtiden.

.
Tiếp theo từ bài thứ 6 và các bài khác về An Lộc, dùng tag "An Loc" để coi hết các bài. Tôi sẽ cố gắng viết liên tục để không gián đọan, qua đầu tháng 6 là chiến trường AL sẽ kết thúc.
.
.
.

.


Bài thứ 7: Chiến trường An Lộc qua tháng 5, những ngày 10,11, 12, 13, 14 tháng 5, 1972.
.
.
.
ztdal-datdobinhlong.jpg
.
.
.
Giữa tháng tư, chiến trường An Lộc được thay đổi chiến thuật giữa hai bên, quân tấn công VC sau hai đợt chính vào tuần thứ nhì của tháng tư đã phạm những lỗi lầm hay vì không hiểu biết căn bản của trận địa, khinh thường, không nắm vững tình hình quân trú phòng bên trong, sau khi thắng nhanh ở Lộc Ninh, ngây ngô xử dụng chiến xa trong trận địa chiến lần đầu trong thành phố ở miền Nam, qua những lỗi lầm căn bản đó, đã bị đánh bật ra, không chiến thắng thần tốc như Lộc Ninh. Quân phòng thủ cũng học bài học về cách đánh chiến xa khá dễ dàng, không sợ hãi nữa, tiêu diệt được phần lớn khả năng chiến xa nặng của VC, An Lộc cũng học cách hứng chịu pháo qúa nặng nệ từ phía VC bắn tới từ gần hay xa. VC làm điều này qúa dễ dàng với khả năng dư thừa súng đạn trọng pháo, quân trú phòng lại gặp thêm khó khăn về tiếp liệu và tải thương, vì khả năng phòng không của VC càng ngày càng lên cao, tăng cường với sự xuất hiện của hỏa tiễn tầm nhiệt SA7.
.
.
Phía VNCH vội vàng thay đổi cách tăng viện quân từ phía Nam lên cho quân trú phòng, không thể giải tỏa bằng đường bộ theo QL 13 kịp thời cho thị xã An Lộc, bộ chỉ huy quân đoàn 3, tung ngay LĐ1 Nhẩy Dù và LĐ BCND 81 vào ngay sát An Lộc bằng trực rthăng vận, và quân tiếp viện khi đã lọt vào thị xã thì phản công ngay, đánh bung ra không cần nghỉ ngơi mở rộng vòng đai phòng thủ lại về hướng bắc và mặt nam của thị xả trong sự bất ngờ của VC.
.
.
ztdal-m72-vodanh.jpg
.
.
.
Mặt trận phía bắc Chơn Thành, quân đoàn 3 vẫn duy trì với các lực lượng bộ binh mới từ miền Tây lên cùng chiến xa, đánh từ từ mở thông đường 13. Quân VC sau khi vội vã điều quân để khóa lại khu vực đổ quân của Nhẩy Dù và BCND 81 vào An Lộc, cũng đang thay đổi chiến thuật, tăng viện tiếp tế, chuẩn bị lần dứt điểm An Lộc mới, sau khi điều chỉnh lại các thất bại của hai lần tấn công chính vào trung tuần tháng tư. Ngoài ra VC vẫn tiếp tục duy trì pháo binh nã đạn đều đặn vào thị xả tiếp tục gây thiệt hại từ từ chậm chạp, gây mệt mỏi cho quân trú phòng đồng thời tiếp tục duy trì và tăng thêm hiệu qủa phòng không ngăn chận những phi vụ tiếp tế và tải thương của không quân Viêt Mỹ.
.
.
ztdal-tancong11-5c.jpg
.
.
.
Qua đầu tháng 5, phía VC đã thiệt hại khá nặng qua các đợt tấn công từ giữa tháng tư mà không thanh toán được An Lộc của sư đoàn 9 hay công trường 9 VC, nên đã phải lui ra chỉnh đốn thiệt hại, tái tiếp liệu. Phía VNCH thì đã đổ được hai đơn vị thiến chiến nhất là Nhẩy Dù và Biệt cách Dù 81 vào thằng ngay An Lộc thành công, tiến chiếm lại một phần thị xã về mặt bắc, tăng cường vòng phòng thủ ở mặt nam. Các đơn vị từ miền Tây lên như sư đoàn 21 BB, trung đoàn 15 của sư đoàn 9 BB, lữ đoàn 3 Dù rút về từ cao nguyên, tiếp tục luân chiến với sư đoàn 7 VC đóng chốt khoảng giữa An Lộc và Chơn Thành từ Tầu Ô tới Tân Khai. Mặc dù không tiến nhanh lên khai thông được QL 13 vào An Lộc, nhưng đã giữ chân được SĐ 7 VC tại đây đang phải chia quân giữ đường 13, phải chia quân tấn công lại mặt đông nam AL tại đồi Gió để phá bãi nhẩy trực thăng vận của quân VNCH tăng việc trực tiếp đã thiết lập trọng pháo yiểm trợ tại đây. Bộ chỉ huy VC của mặt trận An Lộc phải tung thêm quân, một sư đoàn dự bị vào tiếp tăng viện cho chiến trường từ bên kia biên gìới Cam Bốt, một phần quân VC tiếp viện này vào thẳng mặt tây An Lộc, một phần đi xuống tăng viện cho SĐ 7 VC gìữ chốt đường 13 chận quân VNCH đang giải cứu lên bằng đường bộ.
.
.
Bộ chỉ huy VC quyết định phải tấn công nhanh An Lộc tiếp tục mạnh hơn các lần trước và bằng các hướng tấn công mới, sau khi cố gắng tìm hiều điều nghiên coi vị trí phòng thủ, điều quân trú phòng của VNCH đang được bố trí như thế nào, các đơn vị yếu nào, đang đóng giữ các mặt nào của thị xã. Ngoài ra VC vẫn tin tưởng là hàng ngàn đại pháo bắn vào đều đặn phủ đầy An Lộc một mầu tang tóc đã làm tử thương rất nhiều quân trú phòng, điều này VC không thể kiểm chứng được vì tình báo không còn mấy nằm vùng, nếu có cũng không liên lạc ra ngoài được và nếu có thì cũng đã chết vì đạn pháo VC, hay chui kỹ dưới hầm tránh đạn thì làm sao biêt quân trú phòng ở nhiểu vị trí hầm hố các chỗ khác có bị chết hết hay chưa.
.
.
Vào đêm 10 qua rạng sáng 11 tháng 5, VC lại bắt đầu pháo dồn dập hàng trăm, lên hàng ngàn, tr ên 8 ngàn qủa đạn, không dứt từ mọi mặt để chuẩn bị tấn công bộ chiến cùng chiến xa vào mọi mặt của thị xã. Hướng bắc chính, trấn giữ bởi Biệt cách nhẩy Dù 81 và trung đoàn 8 / SĐ5, kéo qua hướng đông trải dài xuống Nam là Liên Đoàn 3 Biệt động Quân, mặt Nam, bây gìờ do Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù cùng với hai tiểu đoàn ĐPQ của tiểu khu Bình Long cùng với một phần quân của SĐ18 còn sót lại sau trận Cần Lê, phía tây kéo dài từ nam lên gần bắc là do trung đoàn 7 / SĐ5 trấn giữ.
.
.
.
z-td-anloc-nhatoi-map.jpg picture by tddesign
.
.
.
Lần này ngoài các hướng tấn công cũ, dễ dàng từ mặt bắc Lộc Ninh xuống, tăng VC đi theo quốc lộ hay đông bắc từ Quản Lợi sang, VC đã điều quân, nghiên cứu vị trí của các đơn vị phòng thủ bên trong An Lộc, tìm hiểu tình trạng thiện chiến hay mệt mỏi của từng đơn vị quân trú phòng, đa dạng từ Địa phương Quân, Nghĩa Quân cho tới BĐQ, Nhẩy Dù hay BCD. Lần này VC vẫn không chuẩn bị các tiến công được cùng lúc và nhịp nhàng từ mọi mặt, có lẽ thiếu quân hay thiếu tình báo. Trong tháng tư trước, các lần tiến công của VC chỉ nhắm từ hướng bắc và đông tới vì không đủ quân hay thấy không cần thiết  tấn công vào mặt nam và tây. Lần này VC nhắm mạnh vào hướng Tây, bên mặt đường đi Phú Lố, phía này có rừng cao su ở cao phía sau, dễ dàng tập trung quân và ém giấu chiến xa, chỉ cần băng qua suối là tới vòng đai thị xã, do trung đoàn 7 / SĐ5 trấn giữ.
.
.
ztdal-tancong11-5a.jpg
.
.
.
Trung đoàn 7 / SĐ5 là đơn vị phòng thủ Bình Long từ lâu khi chiến trận chưa bắt đầu, sau khi bị đẩy lui từ Quản Lợi họ đã mệt mỏi và thiệt hại, TĐoàn 7 là đơn vị trấn giữ hướng mặt Tây của An Lộc. Lần này VC nhắm chỉa mũi dùi vào đây có lẽ tin rằng nếu thay đổi mặt tiến quân vào các đơn vị trú phòng qúa mệt mỏi sẽ có thể phá được tuyến phòng thủ, có thể cắt đôi An Lộc nối tay với cánh quân từ đông bắc tấn công xuống xuống. Mà không ngờ ở mặt tây này, BCH trung đoàn 7 nằm chung với BCH tiền phương SĐ5 từ trước trận chiến, có hầm chỉ huy toàn mặt trận có ĐTá tư lệnh Hưng trong đó. Nếu đã biết rõ như vậy từ trước thì VC chỉ cần tập trung thật nhiều quân vào đây từ lâu. Một mũi tiến công khác rất mạnh với nhiều tăng từ phi trường An Lộc, mặt đông bắc xuống phải qua tiểu đoàn 36, Liên Đoàn 3 BĐQ và hai đại đội của Liên Đoàn 81 Biệt cách Dù. Một mũi tiến công trực diện hướng tây vào thị xã theo đường vòng đai sau đề lao và Ty Công Chánh, sẽ thẳng qua bệnh viện. Hai mũi tấn công này hy v ọng cắt đôi thị xã gặp nhau ở trường Trung Học Bình Long ngay bên cạnh bộ chỉ huy tiền phương của SĐ 5, tức là khu vực Tòa hành Chánh của Tiểu Khu Bình Long đã nhường chỗ lại, còn BCH cũa ĐTá Nhựt đã dời qua trại biệt kích B15 cũ, nằm chung với BCH của LĐ1 Nhẩy Dù.
.
.
.
ztdal-tancong11-5b.jpg
.
.
.
.
Thực ra, cho tới lúc này thì tình báo của VC vẫn chưa biết chính xác các bộ chỉ huy của từng đơn vị VNCH cấp trung đoàn trở lên nằm tại những vị trí nào, trong tháng tư chiến xa VC chạy ngang qua các BCH này mà không hề biết để tập trung tấn công vào. Nhất là BCH của ĐTá Hưng tư lệnh SĐ 5, VC không ngờ là nằm ngay sau Tòa hành Chánh tỉnh, ngôi nhà to lớn nhất, hai từng cao, cộng mái ngói dốc, thành ba từng nằm sừng sững trong chu vi khu hành chánh tỉnh sau bờ rào phòng thủ. Lần này VC tấn công thẳng vào hướng tây với lực lượng mạnh nhất trên trung đoàn cộng chiến xa từ dốc Phú Lố, Ty Công Chánh lên, chỉ cần qua đến Bịnh Viện, là quân bộ chiến VC đã đến hàng rào của BCH tiền phương SĐ 5, trong đó có hầm của chỉ huy chiến trường là ĐTá Hưng.
.
.
Sau các trận pháo dồn dập có đến trên 8 ngàn trái đạn suốt đêm, vào 5 giờ sáng sau khi ngưng pháo, quân trú phòng ra khỏi hầm chờ bị tấn công như các lần trước, quân VC tấn công đồng loạt vào mặt tây bắc, phòng thủ bởi Trung Đoàn 8 / SĐ5 và Biệt cách Dù, mặt đông bắc, phòng thủ bởi BCD và BĐQ, mặt hướng Tây, các tiểu đoàn của Trung Đoàn 7 / SĐ5 bị đẩy lui dần vào trong thị xã. Tiểu đoàn 3/7 bị đẩy lui từ ngoài vòng đai dốc Phú Lố vì trung đoàn VC tấn công rất mạnh cùng xe tăng, quân trú phòng tại đây lùi dần vào trong, mất trung tâm cải huấn kiên cố hay gọi là đề lao, lùi qua ty công chánh. Tin bất lành này đưa khẩn cấp vào trong BCH trung đoàn 7 nằm cùng với BCH SĐ5, tư lệnh SĐ5, ĐTá Hưng kiểm soát hỏi đại đội trưởng trinh sát về tình trạng quân số phòng thủ BCH sư đoàn, mới biết đại đội này chỉ còn nửa quân số đã từ lâu, điều này cho thấy LVHưng nằm trong hầm chỉ huy qúa lâu không hề ra ngoài hầm tiếp xúc hỏi han khuyến khích trực tiếp tinh thần binh lính phòng thủ nên không biết sự tổn thất bên ngoài rào phòng thủ của họ đã lên đến mức nào.
.
.
Ông vội vàng ra lệnh cho các đơn vị khác gửi quân ngay đến tiếp cứu cho BCH chính của mặt trận An Lộc, vì lo sợ VC sẽ tiến quân vào được tới nơi này. Lực lượng tiếp viện chính là Nhẩy Dù, ĐTá Lưỡng tư lệng Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù cho tăng viện với hai đại đội 54, 51 của Tiểu Đoàn 5 ND, Trung Đoàn 8 / SĐ5 gửi qua được  một đại đội tuy nhiên chỉ có 20 người, còn không thấy nói tới BĐQ của Liên Đoàn 3 ở mặt trận phía đông tăng viện đơn vị nào, và hồi ký trong BCH LĐ3 BĐQ không nhắc tới chi tiết quan trọng này. Các chi tiết bên trên theo hồi ký của Trung Uý Việt, quyền ĐĐTrưởng 51 của TĐ5 Nhẩy Dù, từ mặt nam Xa Cam vào nhận lệnh của ĐTá Lưỡng, rồi chuyển quân qua phòng thủ ở mặt tây của bịnh viện Bình Long, đối đầu với Trung Đoàn VC lúc này đã chiếm đề lao, là nhà tù kiên cố của thị xã, dùng nơi này làm BCH. Tăng VC thì chưa bò lên khỏi dốc Phú Lố. sau này nhìn bản đồ vị trí xác tăng VC ở An Lộc của bộ Tổng Tham Mưu QĐVNCH thì thấy chiếc tăng VC tiến xa nhất vào mặt này, nằm bỏ xác tại góc Ty Công Chánh và Bịnh Viện, xa cách hầm ĐTá Hưng có trên 200 mét đường thẳng bên ngoài rào phòng thủ khá xa, không gây nguy hiểm gì.
.
.
Các vị trí phòng thủ của Trung Đoàn 7 / SĐ5 ở mặt tây này không thấy có ai nói tới chiến đấu ra sao với chi tiết, đon vị và tên tuổi, hay không thấy có ai ở TĐoàn 7 viết hồi ký, nên không có chi tiết để nhắc tới ở đây. Theo hồi ký của Trung Uý Nhẩy Dù Nguyễn tiến Việt, quyền đại đội Trưởng 51, 51 đóng bên Bịnh Viện lúc này đã được di chuyển đi nôi khác, (lúc này, vì bị tàn phá nhiều qúa và số người chết qúa đông không được chôn cất trong BV, gây ra tình trạng không vệ sinh, nên BV được dời qua khu trại B15, nơi đặt BCH Tiểu Khu Bình Long, thiết lập lại BV dã chiến mới tại nơi này), còn thương binh của các đơn vị xa, thì tự lo liệu lấy tại chỗ do bác sĩ và y tá của đơn vị, vì di chuyển chỉ gây thêm thiệt hại cho quân khiển dụng mà thôi. Đại đội 54 Nhẩy Dù nằm bên kia đường, trong khu cư xá công chức, qua khu cư xá này là tới đường Cách Mạng 1 tháng 11, chu vi vòng ngoài hàng rào khu tòa hành chánh tỉnh có hầm của tư lệnh Hưng bên trong, sau lưng tòa hành chánh cao. Mỗi đại đội ND bây chỉ còn có trên 60% quân số. Họ giữ chặt mặt này, chận đứng trung đoàn VC tấn công, dành giựt nhau khu Ty Công Chánh trước mặt BV. Cuộc chiến rất khốc liệt theo hồi ký của Trung Uý Việt. Các phi tuần hỏa lực của  AC-130 Spectre và AC-119 Stinger thay phiên nhau nã đại bác xuống các vị trí VC bên dưới, tiêu diệt các chiến xa VC, và có khi bắn lầm vào vị trí ND, vì quá sát nhau.
.
.
.
.
.
Mặt Đông Bắc thị xã, VC chỉa mũi dùi tấn công mạnh, nhiều toán đặc công nhỏ xuyên qua khu chợ cũ, nhưng không nối được với mũi tấn công từ hướng tây của VC, đang bị chận đứng tại Ty Công Chánh bởi Nhẩy Dù tăng viện kịp thời. Như vậy là bộ chỉ huy của tư lệnh SĐ 5, ĐTá Hưng được yên ổn trong trận tấn công nặng nề nhất lần này, VC không hành động đồng nhất tấn công từ mọi phía đông bắc hay tây thị xã, hay mặt nam và phía đông vào ngay những giờ đầu tiên nên quân trú phòng có dịp di quân tăng viện tới đối phó với các nơi nguy hiểm vì VC tiến sâu quá như mũi tấn công hướng tây, sẽ vào sát BCH SĐ5 nếu không chận kịp.
.
.
Mặt đông VC cũng chỉ  tấn công cầm chừng vào LĐ 3 BĐQ, trận chiến không thấy ác liệt như mặt tây thị xã, hay vì LĐ3 BĐQ chiến đấu ác liệt không lùi tuyến phòng thủ, nên không thấy nói đến VC xuyên qua được mặt này. Các phi tuần không trợ với các chiến đấu cơ đủ loại, từ trực thăng chiến đấu Cobra, Phantom F4, A37 và Skyraider A-1E của không quân Việt Mỹ hoạt động ngày đêm cùng các phi cơ hỏa lực AC-130, AC-119 bắn đại bác 105 mm và 40mm thẳng từ trên xuống chận đánh tăng và các đợt xung kích của VC. Cũng như các lần tấn công trước, tăng và quân bộ chiến VC không hiệp đồng tấn công công được nên lại đi lẻ loi tấn công riêng làm mồi cho quân trú phòng lại có dịp bắn tăng khốc liệt hơn vì có nhiều kinh nghiệm rồi. Các chiến xa VC chạy lẻ loi, không biết rõ mục tiêu nằm ở đâu hay mục tiêu nào là chính, không biết rõ BCH chính của quân trú phòng nằm ở đâu nên không cùng di chuyển sát yiểm trợ lẫn nhau để tiến đánh đầu não quân trú phòng mà lạc mục tiêu đi lung tung, lọt vào các hố bom có sẵn, hay khi hết xăng phải tự lái xuống các hố bom sâu không lên được để tự bất khiển dụng tăng của mình, và dĩ nhiên các toán viên tăng VC cũng phải bỏ mình ngay chung quanh đó, không thoát xa được họng súng của quân trú phòng đang chờ ngay bên.
.
.
.
ztdal-mattay11-5.jpg
.
.
.
Mặt nam thị xã, tây nam, đông nam cũng bị tấn công tuy không nặng bằng các mặt đông bắc hay trực tây, vài chiếc tăng tiến sát vào vòng đai tới đường Hoàng hoa Thám gần trại tâm lý Chiến cũng bị bắn hạ do Địa phương Quân, nhiều chiến xa theo hướng đông nam tiến lên từ hướng đồi Gió cũng bị Tiểu Đoàn 8 ND triệt hạ với nhiều tăng bỏ xác lại, chiến trường mặt này lắng dịu lại nên Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù mới gửi quân tăng viên về hướng tây để phòng thủ vòng ngoài cho BCH SĐ5 của tư lệnh Hưng.
.
.
.
ztdal-skyraider.jpg
.
.
.
.
Trả giá trong ngày 11, không quân Việt Mỹ cũng phải bỏ lại chiến trường từ trực thăng Cobra, Skyraider, máy bay hướng dẫn Bronco tới 4, 5 chiếc, có phi hành đoàn thoát hiểm, có phi hành đoàn hy sinh. Một phi công VNCH, Skyraider bị bắn hạ bởi hỏa tiễn SA7, còn gắng bỏ bom xong mới nhẩy dù thoát về hướng nam may mắn vào vùng của trung đoàn 7. VC lại bỏ lại chiến trường thêm vài chục chiến xa, do quân trú phòng như Nhẩy Dù bây giờ có thêm súng chống chiến xa XM202  giống như M72 nhưng nặng hơn, có 4 trái đạn, 4 nòng, bắn liên tiếp. Ngoài ra chính các súng chống chiến xa của VC như B40, 41 cũng đuợc quân trú phòng mang ra xử dụng để diệt tăng VC. Ngoài ra các đơn vị VNCH đã có kinh nghiệm trong các lần phản công trước nên chuẩn bị chiến trường dùng súng cối 81 ly, các pháo 105 ly còn sót lại, bắn chụp lên đầu các đợt tiến công của tăng và quân tùng thiết VC, làm tách rời ra, bộ chiến VC nằm lại tìm trú ẩn, xe tăng tiến lên riêng rẽ, vì không lẽ chạy lui lại cán VC, và phải đóng pháo tháp lại chống đạn nổ chụp nên đành làm mồi cho hỏa tiến M72 chống chiến xa bắn gần bên hông, phía sau hay các chiến đấu cơ từ trên cao săn đuổi xuống bằng đại bác và hỏa tiễn.
.
.
Các trận tấn công tiếp tục của VC qua ngày 12, 13 tháng 5, trở nên lẻ loi không đồng nhất, không có áp lực mạnh cùng lúc, VC không tiến xa hơn được nữa, mũi dùi nguy hiểm nhất về hướng Tây bị chặn lại do hai đại đội Nhẩy Dù của TĐ5 và trung đoàn 7, Mặt đông bắc xuống sâu tới Chợ Cũ, nhưng cũng bị khép kín lại do LĐ81 BCD và BĐQ đẩy lui với nhiều chiến xa VC bị bỏ xác tại đây. Còn mặt tây thì VC không tràn qua được tới đường Ngô Quyền bên BV Bình Long, VC chỉ cố thủ bên đề lao là nhà tù của Bình Long với tường cao, nhà giam có công sự khá kiên cố, cho tới khi phải rút lui sau đó vì bị tổn thất nặng và thiếu tiếp liệu.
.
.
.
Một chi tiết nhỏ, ngày 14 tháng 5, một phi công Mỹ (First Lieutenant "Pep" McPhilips) lái Cessna 02, bay thám sát điều chỉnh cho các chiến đấu cơ khác bị trúng SA7 từ hướng bắc, bay xuống nam rớt trong rừng cao su Xa Cam được tiểu đoàn 5 Nhẩy Dù cứu thoát trước khi VC tới, đưa vào trong hầm chỉ huy của Lữ Đoàn và Tiểu Khu Bình Long, cùng từ thủ mấy ngày tại đây, được gắn huy hiệu Nhẩy Dù VN trước khi được bốc ra khỏi An Lộc.
.
.
.
Trận tấn công vào tuần thứ hai tháng 5 này coi như qui mô nặng nề nhất của VC, vì đã rút kinh nghiệm tứ các đợt thất bại vào tháng tư, công trường 9 VC rút ra để cho công trường hay SĐ 5 VC thay thế các mũi tấn công chính. Tuy nhiên, ngay cuối ngày 11 tháng 5, các phi vụ B52 được điều động tới đánh bom trải thảm ngay gần sát vào tuyến đầu với khoảng cách rất sát trới quân trú phòng làm họ cũng phải vào tư thế trú ẩn sát đất để không bị chấn thương vì sức ép của bom nổ quá gần. Có các phi vụ B52 đánh bất thình lình ngay lúc VC vừa chuyển quân đến còn đang đào hầm vì các phi vụ B52 yiểm trợ cho quân đoàn 2 ở trên Cao Nguyên của quân đoàn 2 bị hủy bỏ, nên được chuyển ngay tới chiến trường An Lộc không tới một tiếng sau đó, nên quân VC không kịp chuẩn bị đào hầm trú ẩn vì thường là mất gần 10 tiếng, B52 mới từ đảo Guam bay tới kịp trên chiến trường, đã gây thiệt hại trầm trọng cho VC trên đợt tiến công này, từ mặt tây qua bắc, qua đông của thị xã An lộc. Phải nói nhờ vào hỏa lực không quân hùng hậu của Hoa Kỳ từ pháo đài B52 tới các oanh tạc chiến đấu cơ cùng thả dù tiếp liệu tải thương, không quân Việt Mỹ đã giữ vững An Lộc suốt cuộc chiến.
.
.
Theo dõi các tài liệu viết về lần tấn công tháng 5 này, tôi có hơi thất vọng khi đọc được bài viết của Trung Tướng Ngô quang Trưởng viết lại bằng Anh Ngữ sau này tại Mỹ nói về trận An Lộc, được dịch ra tiếng Việt do ông Kiều công Cự, trong đó có đoạn nói là LĐ81 Biệt cách Dù, tiến lên mặt Đông Bắc tàn sát một trung đoàn VC. Ở dưới đây là một phần của bài đó:
.
.
Cuộc Chiến 1972
Nguyên bản Anh ngữ của Cố Trung Tướng NGÔ QUANG TRƯỞNG
Kiều Công Cự chuyển ngữ*
(TS/BĐQ trích đăng từng phần)
.
.
“” ..
Chiều hướng của trận chiến đã nghiêng hẳn về phía ta khi những pháo đài bay B52 bắt đầu xuất trận lúc 0900 G, đúng vào lúc Cộng quân xua toàn bộ lực lượng bộ binh và thiết giáp của chúng vào cuộc tấn công. 30 phi xuất B52 đổ lửa xuống vùng chiến trận trong 24 giờ liên tiếp và khả năng tàn phá thật khủng khiếp. Đến trưa cuộc tấn công của Cộng quân đã hoàn toàn bị bẻ gãy. Tất cả kinh hoàng bỏ chạy, nhiều đơn vị bị những đợt B52 đánh ngay đội hình, nhiều chiếc tăng địch mà nhân viên phải bỏ xe. Đến xế trưa không còn một chiếc tăng nào di chuyển. Những chiếc còn lại bị phá hủy hay bỏ lại, có chiếc máy vẫn còn nổ. Trong khu vực phía đông bắc, toàn bộ một Tr/đoàn địch bị Liên đoàn Biệt kích 81 xông lên tàn sát. “”
.
.
Tôi chưa đọc nguyên bản chính tiếng Anh của Trung Tướng Trưởng, cách dịch sang tiếng Việt cũng không chính xác hay thậm chí còn dùng tiếng của VC, có lẽ người dịch ở với VC lâu qúa, quên chữ của VNCH. Tuy nhiên tôi không nghỉ người dịch dám bịa một câu: Trong khu vực phía đông bắc, toàn bộ một Tr/đoàn địch bị Liên đoàn Biệt kích 81 xông lên tàn sát..”  Ngoài ra, Biệt Cách Nhẩy Dù là tên chính thức chứ không phải biệt kích.
.
.
.
.
.
.
.
Theo hồi ký của anh Đỗ đức Thịnh, Trung Sĩ 1, Biệt cách Dù trong hai tháng ở An Lộc, có kể về trận tấn công ngày 11 tháng 5, không hề nói tới LĐ81 xông lên tàn sát một trung đoàn VC ở mặt đông bắc là khu phi trường An Lộc, mà tới đầu tháng 6 mới tiến công. Hồi ký của anh Thịnh diễn tả chân thật từ người bị thương, hy sinh tới bắn súng cối, tới ăn rau muống, tới con chó trúng đạn pháo kích mà quên mất chuyện toàn Liên Đoàn xung phong tàn sát một trung đoàn VC ngày đó, qủa thật anh Thịnh này là lính giả rồi. Trung đoàn VC vô phước đó tên gì, thuộc sư đoàn nào của VC (trung đoàn E6, công trường 5 VC tấn công mặt này). Liên Đoàn 81 vô AL ngày 17 tháng tư, quân số khiêm nhường chỉ có 550 người từ khinh binh tới sĩ quan chỉ huy, trong hai tháng ở AL, họ tự an táng 68 chiến sĩ tại chỗ, bị thương chắc cũng khoảng đó, vậy tới ngày 11 tháng năm, họ cũng đã bị tổn thất gần một trăm chiến sĩ thương vong,cùng số ít nằm lại bộ chỉ huy bắn súng nặng yiểm trợ và ban quân y, trạm xá, thì lấy đâu 400 người xung phong tàn sát một trung đoàn VC (ba tiểu đoàn, chừng 1200-1500 người) ở mặt đông bắc, trong khi LĐ81 đóng quân chính ở mặt bắc, một phần qua tây bắc, còn đông bắc, chính yếu là do Liên Đoàn 3, tiểu đoàn 36 và 31 BĐQ có trách nhiệm trấn giữ, tại mặt này bị VC đẩy lùi sâu tới gần chợ Cũ. Thành ra, tôi nghĩ là ông Kiều công Cự không tự mình dịch phịa được câu nói trên nếu bản Anh Ngữ không có, tuy nhiên nếu từ Trung Tướng Trưởng viết ra, thì bài viết thiếu giá trị qúa mức. Chưa kể LĐ81 có hai cố vấn Mỹ, đại úy Huggins và thượng sĩ Yerta đều an lành sau trận chiến làm chứng, làm gì tới mức độ LĐ81 BCD có khả năng tiến lên tàn sát một trung đoàn VC ??? pháo của VC, có khả năng rót nhiều 8,000 tới 10,000 qủa một ngày, lai rai 2,000 qủa một ngày, bỏ đi đâu mà không yiểm trợ pháo cho VC rút lui.
.
.
.
ztdal-tancong11-5f.jpg
.
.
.
.
.
.
Ngoài ra 30 phi vụ B52 trong 24 tiếng cũng là quá mức, mỗi phi vụ B52 gồm ba chiếc, mỗi lần đánh bom, one pass, one box, trải thảm từng ô, trung bình hiệu qủa là một  bề 1km, dài 3km là 3km2, 30 phi vụ là 90km2, 30 phi vụ liên tiếp là cần số lượng nhiều máy bay bỏ bom B52, ở Guam có bao nhiêu chiếc B52, mổi 3 chiếc đi được có một chuyến trong ngày vì mất 10 tiếng đi,10 tiếng về, như vậy là chết hết quân VC trong vòng bán kính 4, 5, 6 km chung quanh AL rồi bao từ bắc đồi Đồng Long qua Quản Lợi, xuống Đồi Gió qua Xa Cam vòng lại Phú Lố, nhìn không ảnh của trận chiến sau đó, mặt đất bên dưới làm gì có hố bom qúa ít tới như vậy ?
.
.
.
ztdal-tbcnd-thuongbinh.jpg
.
.
.
.
Cũng như các lần trước, VC nhất định tin tưởng là quân trú phòng đã chết gần hết vì bị pháo kích, VC chỉ tấn công vào để tiếp thu thị xã, nên chiến xa và quân bô chiến VC vẫn không thèm điều hợp tấn công hổ trợ cho nhau, hay tập trung toàn bộ tăng vào một mũi tấn công thật mạnh và khủng khiếp, trái lại, tăng VC vào lẻ tẻ lung tung khắp nơi, không đủ số đông, lại đi rải rác không có bộ chiến, không có mục tiêu nhất định nên hầu như tăng đi vào An Lộc đều nằm lại, chỉ có những chiếc tăng chưa dám vào thì may ra còn sống sót, tuy nhiên nếu bị lộ diện ra từ xa, thì cũng không thoát khỏi tầm oanh kích của phi cơ Việt Mỹ. Chưa kể nhiều đơn vị của VC bị chính pháo binh VC bắn chụp lên đầu khi đi vào tấn công vị trí của quân trú phòng vì thiếu liên lạc truyền tin, vì mất mật mã ám hiệu, pháo binh VC cứ tưởng chính quân VNCH trong An Lộc đang giả dạng yêu cầu pháo VC ngưng vì đã bắn lầm, nên tiếp tục pháo mạnh hơn vào quân tiến công VC.
.
.
.
ztdal-chiensivodamh.jpg
.
.
.
.
.

Friday, March 16, 2012

“Tôi thà làm một người có giá trị hơn là một người thành công … !!!.” Câu nói của Albert Einstein.

.
.


.

.
.
.
“Tôi thà làm một người có giá trị hơn là một người thành công … !!!.” Câu nói của Albert Einstein.
.
.
Ăn cơm xong nằm coi TV, mắt lim dim buồn ngủ, không có gì hấp dẫn, tôi tắt đèn nằm im trong bóng tối ngủ gà gật, nghe gió thổi ào ạt bên ngoài, ba cơn mưa tầm tã qua ba ngày vẫn còn lại những cơn gió mạnh thổi vù vù, gây những tiếng động đụng chạm ngoài deck, là cái sàn cây có mái che bên hông phòng ngủ.
.
.
Trong giấc ngủ, tôi mơ về một khoang thuyền, bên trong có giường, có phòng tắm vệ sinh, đậu ở bến bên giòng sông nào đó ở bên Mỹ. Một cái du thuyền của một hãng kiến trúc, mà thỉnh thoảng tôi ngủ trong đó, sau ngày làm việc, sáng lại lên bờ vào văn phòng làm việc tiếp. Vẫn trong giấc mơ, tính ra từ trước nay làm cho khá nhiều hãng khác nhau, cố nhớ coi có hãng nào lại có du thuyền đậu ở bến, mà trong giấc mơ tôi còn thuộc từng chi tiết từ giường ngủ, phòng vệ sinh cùng những đứa lên xuống trong đó. Lúc đó vẫn còn nằm mơ, coi như tỉnh dậy cố nhớ chắc chuyện có thật vì trong giấc mơ nhớ rõ từng chi tiết trong du thuyền này, rất nhỏ chỉ có chỗ cho chừng 4 người thôi. Chắc là hãng BOORA, mà không phải, hãng này chỉ có nhà nghỉ mát ngoài bờ biển Oregon riêng của tư nhân thôi.
.
.
Trong lúc tìm lục memory, quay lại coi hãng nào mà có du thuyền, lại thấy hình một ông già ngồi câu cá bên bờ cầu, với đứa cháu nhỏ bên chiều tàn, trên góc in hàng chữ: “ I rather be a man of value than a man of success” , nói theo tiếng Việt: “ Tôi thà làm một người có giá trị hơn làm một người thành công”. Sau đó, trong giấc mơ, tới hồi mắc tè khá lâu rồi, không nhịn được, biết rằng trong giấc mơ khi hồi nhỏ, nếu mà tè luôn trong giấc mơ là đái dầm, nên tôi chấm dứt giấc mơ, tỉnh dậy đi tè, rồi nằm xuống, ngủ tiếp, nhưng không ngủ được nữa, hai giờ rưỡi sáng, không biết mơ đã bao lâu mà bây giờ không ngủ tiếp lại được nữa.
.
.
Làm ly trà chanh đường nóng, hai muỗng đường, bây giờ không ăn bánh ngọt donut hay uống Coke nữa, cả ngày chì có đường từ ăn cơm gạo và uống trà đường thôi, nên có lẽ vẫn còn thiếu đường chăng. Nhớ lại tấm hình ông già kiên nhẫn ngồi câu cá bên đứa cháu, với câu châm ngôn của nhà toán học Einstein trên đó.
.
.
Năm 78 tôi vào Mỹ từ trại tị nạn bên Indonesia. Tới Oregon, thành phố Portland, vào tiệm J.K Gills, chuyên bán văn phòng phẩm, các đồ vẽ kỹ thuật kiến trúc và đồ mầu vẽ nghệ thuật, say mê thèm khát rờ mó những bộ viết vẽ, những quyển sách nghệ thuật kiến trúc v..v. Rồi tôi ngừng lại ở một tấm poster nhỏ, trong đó có hình chụp tôi kể ở trên và câu nói của Einstein. Mặc dầu tị nạn vừa vào Mỹ, tiền đếm từng đồng đô la, nhưng tôi vẫn mua cái khung hình có tấm card nhỏ về, đêm đêm trước khi ngủ, nhìn ông già dậy cháu câu cá trên cầu tầu buổi chiều tàn vắng lặng, không biết họ đã ngồi bao lâu rồi mà vẫn chưa có con cá nào, mà còn mang câu nói của nhà tóan học lừng danh ra an ủi: Tôi thà làm một người có gía trị hơn một người thành công để tự an ủi, câu mãi không được cá, mà cũng không có tiền có xe, lái ra siêu thị mua ngay một con cá salmon mang về ăn cùng với cháu như những người thành công khác, hay chỉ cần gọi điện thoại cho người làm công ra lệnh: “ chiều nay làm cá salmon cho ông cháu tao ăn nhe …” đó có lẽ mới thực sự là người đàn ông có giá trị cùng thành công ???
.
.
Sau khi nằm nghĩ vớ vẩn như vậy khá lâu mà vẫn không ngủ lại được, đêm mùa đông giá lạnh vẫn còn dài, ngoài kia gió ngưng thổi vì thổi mãi ông trời cũng mỏi mồm nên đi ngủ rồi, chỉ có tôi vẫn loay hoay, nghĩ ngợi vớ vẩn mở đèn lên viết tiếp …
.
.
Mỗi ngày chuyển xe bus đi về để xuống SE Powel học CETA về làm thợ mộc đóng nhà, ngày xưa cha chúa Jesus cũng làm thợ mộc mà … sinh ra CHÚA. Tôi thích đổi xe bus ngay bên cổng trường Đại Học Portland State University, thích lấy tay sờ cái bảng đồng có tên đại học này ở góc tường nhà Lincoln Hall, rồi chờ lên xe bus. Hàng ngày tôi sờ xoa cái bảng đồng này, mong chờ cái ngày sẽ bước chân vào đây đi học lại. Không biết tôi có gía trị hay không chứ năm trước tôi đã vượt được đại dương bằng chính công sức của mình chứ không bỏ tiền mua vé đi, hay ngửa tay xin tiền từ cha mẹ, đã đi được từ VN qua đây, trước đó nữa thì tôi có gía trị gì không? À cũng có chút xíu, tôi thi được vào Đại Học kiến Trúc Saigon, và kết thúc chương trình học 6 năm ở đây, tốt nghiệp kts  chỉ trong vòng có 5 năm, như vậy là cũng có gía trị chớ, trong trường ĐHKT SG này có ai làm được như vậy chưa, hay trung bình là phải mất 8 năm học mới hoàn tất được cái Văn Bằng Kiến Trúc Sư ở Saigon lúc đó.
.
.
Còn bây giờ tôi có giá trị gì hay không? chắc là không rồi, trong túi, chỉ có vài đồng, toàn tài sản chỉ có vài trăm, còn thiếu tiền máy bay vào Mỹ, còn xấp thơ của gia đình bên VN cả năm saú người tháng nào cũng viết thư qua xin tiền. Bây giờ đi xe bus còn ăn gian vì mặt non choẹt lên xe bus cứ lì lợm trả tiền vé học sinh để dành từng xu một, như vậy là phần thành công như ông Einstein là không có rồi. Còn có giá trị hay không ở cái xứ Mỹ này thì chờ thêm một chút thôi.
.
.
Trên biển cả, chàng là một người đầy gía trị, chưa lái tầu hay sửa máy bao giờ, chàng cũng tự nhiên biết sửa thuyền gắn máy, lái tầu ra biển khơi, giá trị lắm chứ, vừa thành công nữa chứ vì chàng có tiền mua ghe, mua máy, tự lái, can đảm liều mạng cùng mình và đầy may mắn, bị AK bắn theo vài tràng mà sao chẳng trúng viên nào, sóng to, sóng nhỏ, biển động hay không, đi lung tung ngược xuôi cả tháng ngoài biển gần chết đói thế mà đụng ngay cái tầu Hồng Kông đang bỏ neo ngủ ngoài biển, lại chê Hồng Kông xa qúa không theo về đó, mà chỉ lấy dầu đi tiếp, gía trị đầy mình nên đi tiếp, suýt một chút là nằm lại lòng đáy đại dương …
.
.
.
.
.
.
Đến trại tị nạn chàng trai đầy giá trị này, bây gìờ không tầu, không có gì lái, không tiền nằm đói, gía trị đâu còn nữa, còn thành công thì không vì túi không tiền, còn các tên không có giá trị, chỉ trả tiền vé tầu do cha mẹ cho, của cải có mang theo để mua vé đi tìm tự do, thì nay bỏ tiền ra ăn uống thỏa thuê đi tới đi lui mua bán vì được tự do đi lại và vì có tiền thân nhân nhân tiếp tế  nữa cho nên cái THÀNH CÔNG bây giờ sống mạnh no đủ hơn GIÁ TRỊ nhiều.
.
.
Tuy nhiên chàng trai đầy gía trị này vẫn được nhiều người nể phục lắm, chàng cao lớn trắng trẻo nói ba thứ tiếng, đối đáp với hai ông cha, một ông người Bỉ bằng tiếng Pháp rào rào, một ông cha người Hòa Lan bằng tiếng Anh cũng rào rào, còn thông dịch lại cho đồng bào mình bằng tiếng mẹ đẻ thì thôi cũng ầm ầm, sau đó may có người nào nể phục mời ăn cái gì thì may lắm … đó là thành công chút đỉnh chăng ?
.
.
Hì hì, có giá trị mà không tiền thì cuốc bộ từ trại tị nạn ra phố Nam Dương mất 6 cây số một chiều, còn không giá trị nhưng có tiền THÀNH CÔNG  trong túi thì leo taxi ra phố ăn sắng ăn trưa, chui vào xi nê máy lạnh rùi chiều lai rai ba sợi, ôm xe ôm Nam Dương về trại tị nạn đời vui thú biết bao … Giá Trị và Thành Công, tùy lúc tuỳ chỗ mà có tiện lợi của nó.
.
.
Rồi tấm poster nhỏ đó được tôi gắn trên bàn học của University of Oregon, sau hai term khóa học ở Portland State University, tôi chuyển trường về đây đang thanh toán cái M. ARCH, sắp được rồi, ở VN đã có bằng đại học 6 năm rồi, thì qua đây, không học University thì thôi chứ không học lại vớ vẩn cùng ngành ở trường làng tự phỉ nhổ làm giảm giá trị của mình đi. Học không được thì đi cầy đi khuân vác, gì cũng được, chứ không tự hạ nhục mình chỉ vì cái ngông ngữ khác biệt.
.
.
Thế rồi giòng đời trôi chẩy như nước qua cầu, cục đá, cây cầu vẫn nằm yên đó, chỉ có nước chẩy thôi … nước chẩy về một buổi sáng đầy giá lạnh, đường đông đá dầy, gió thổi, tuyết rơi, có thằng già á đông đi lang thang ngoài đường, mà xe thường cũng không đi nổi vì trơn trượt, đợi xe bus lạnh cóng chân mà xe bus cũng bỏ cuộc không tới nổi, đành lang thang cặm cụi mải miết lê lết đi ngoài băng giá, thỉnh thoảng trượt chân té lên té xuống, mấy người đi xe 4wheel drive, xe quay 4 bánh cao lớn đi được trên nước đá, nhìn ra tội nghiệp cho thằng cha nghèo khổ không xe, không nhà giờ này chân đạp tuyết, chùm đầu đi ngoài trời …khốn nạn thiệt, hai bên đường không có ai phải vất vả ngoài đường như thằng cha này, thật tội nghiệp.
.
.
.
.
.
.
Tới cái nhà bỏ trống của ai đó, thằng cha này mở cửa thật nhanh, chắc tay nghề đạo chích rất cao, vào nhà tính ăn trộm ăn cắp gì, té ra thằng cha nghèo khổ này có cái nhà bỏ trống, mua từ nhiều năm nay, coi như cái nhà để chơi play house của con nít lớn, đập phá cho đỡ ngứa tay. Mùa đông, vì tiếc tiền sưởi, nên không mở sưởi cho cái nhà không người lái này, hôm qua biết là nhiệt độ sẽ xuống dưới đông đá, nhưng không thèm mở sưởi, sáng nay thấy nước đá dầy qúa, xe đi không được nên phải lội bộ, đạp đá, đạp tuyết, đi bộ 3 miles một chiều, gần năm cây số qua đây để mở sưởi nhà lên chứ không thôi bị bể ống nước thì nước chẩy ra ngập nhà hư hại tốn tiền hơn sưởi nhà bỏ không. May quá, chưa bị đông đá trong nhà, ống nước chưa bể, thằng cha này mừng, như thằng điên, vác cái búa ra đập vào mấy khúc cây đang làm dở mấy cái cho đở tức cái ngu quên mở sưởi của mình. Thằng cha này cũng thành công đó chứ, có thừa tiền, làm chuyện thừa, mua cái nhà bỏ trống đó play house để đập phá chơi cho vui … bây giờ thì phải vượt băng gía đến để mở sưởi lên … đúng là nghề chơi cũng lắm công phu đó chứ … THÀNH CÔNG mà, chỉ phải có cái lạnh teo chim thôi.
.
.
Còn có gía trị hay không? Có chứ, trời như vậy có thằng cha nào đủ mạnh khỏe lội đi về 6 miles vưọt giá lạnh đông đá như nó không? Phải khỏe mạnh lắm từ lâu chứ, giầy đi tuyết là đôi NIKE, ACG, all terrains, all condition gear, all weather gear, áo lạnh là Columbia Gear, Thinsulate insulation, breathe Gortex waterproof Fabric chứ đâu phải chơi … toàn đồ mắc tiền, chưa kể cái sức khỏe tràn đày bên trong thân thể nữa.
.
.
ztd-lua-am-tuyet-lanh.jpg
.
.
.
Gió cứ phần phật thổi vào mặt, tuyết bám thành nước đá bám vào môi vào mũi y như bên Tây Bá Lợi Á trong phim Doctor Zhivago chứ đâu phải chơi. Tới cái cầu, xa lộ nằm bên dưới, thằng cha này ngừng lại ngắm cảnh đường tuyết đóng băng bên dưới, xe qua lại đụng nhau tung tóe hay bỏ lại dọc freeway, vài người lái xe qua cầu chạy chầm chậm ngó coi cái thằng cha homeless lang thang ngoài trời này có chán đời sắp nhẩy cầu tự tử chăng … họ đi chậm chậm, không thấy thằng cha đó nhẩy cầu tự tử để coi nên cũng chán lái xe bỏ đi.
.
.
Về tới vườn nhà, thằng cha này lên cơn điên chạy xông xáo đạp tuyết trong vườn rồi nằm lăn ra drive way, đường lái xe phủ đầy tuyết, nằm vung tay vung chân như con thú, cười hì hì đầy tự hào, đầy giá trị : “I make it … I make it … let it snow, let it snow “ …. nhớ lại chục năm trước cũng trên đường đầy băng đá tuyết trắng ở Las Colinas, Texas, thằng cha này lái xe bị trượt văng ra khỏi cầu, cắm đầu xe xuống rạch nước bên dưới mà không chết, máu thấm đầy mặt mà không sao ..
.
.
Bò vào nhà, ôm cô vợ trẻ cho ấm chim một tí … hì hì … mấy người đi ngoài đường thấy thương hại cho thằng cha như anh, không xe, không nhà phải đi lang thang ngoài đường …
.
.
.
ztd-utah93.jpg
.
.

.
Trong khi thằng cha này đầy giá trị khỏe mạnh đạp tuyết đá đi như vậy mà lại thành công mua nhà bỏ đó phá chơi cho sướng …. GIÁ TRỊ và THÀNH CÔNG !!!! có cả hai đó chứ.
.
.
Chuyện đó rồi cũng đã qua cả chục năm rồi, bây giờ thì nhà cũng bán không ai mua như gía mình muốn, trời tuyết băng giá vẫn phải đi coi nhà tiếp có bị đông đá hay không, nhưng khỏe mạnh hơn, đạp xe đạp tập thể dục chứ không thèm đi bộ, còn tấm hình card với châm ngôn của Einstein bỏ đâu mất từ khi tốt nghiệp graduate school, bây giờ tự nhiên lại nhớ lại trong giấc mơ hôm nay. Giá trị hay thành công ? hai ba cái chuyện lẩm cẩm tầm thường nhỏ nhặt, tại seo lại phải thắc mắc.
.
.
Viết tầm phào từ nãy giờ mà chưa buồn ngủ được, mà lại nhớ ông già tôi, chưa bao giờ dẫn tui đi câu cá, anh hai tui mang cả nhà tới cháu chắt từ VN qua đoàn tụ, không biết ông ta là man of value, hay man of success gì nữa. Ngày xưa, tôi lái xe từ Utah về Vancouver dẫn ông ta đi ăn phở, thắc mắc sao ông già làm gì lâu thế, tôi còn phải lái xe về Utah, 12 tiếng chứ đâu chơi đâu mà ông này cứ làm gì lâu thế. Đi vào coi thì ông già tôi đang thay áo có cổ tay sơ mi cài măng xết mạ vàng, ông ta đang bận tìm đôi măng xết cài cổ tay áo và tìm cái viết máy Parker nạm vàng mà ông ta mua cũng ngàn đô …đang giấu kỹ ở đâu.
.
.
Tự nhiên tui nổi nóng:  Ba đang sống bằng tiền ăn xin của chính phủ Mỹ, đâu có đi làm đóng thuế ngày nào, gìờ ăn xin SSI, có gì hay đâu mà đi ăn phở phải có Parker vàng, măng xét vàng giắt cổ tay, giắt túi, để khoe với người VN, mà ba đâu có trả tiền, ký check gì mà khoe Parker, ai biết ba có mấy thứ đó … mà con là người trả tiền ăn chứ đâu phài ba.
.
.
Hèn gì tui mua cho ông ta cái đồng hồ bằng mủ 14 đô như cái tôi đang có, nói với ông ta, ông tổng thống Clinton cũng đeo cái đồng hồ mủ 14 đô có sao đâu, cái khác nhau là ông ta làm tổng thống chứ không phải là cái đồng hồ ông ta đeo. Ông già tui dục cái đồng hồ mủ, đi mua cái Omega đeo bằng mấy tháng lãnh tiền ăn mày SSI.
.
.
Sau ngày ký check trả tiền bằng cây viết miễn phí của nhà hòm, có thể tự nhiên bỏ túi vài cây mang về, kiểu thiêu một tặng một để hỏa thiêu ba tui xong, không biết tiền ba tui gừi thằng em tui có bao nhiêu, măng xét vàng, Parker vằng nằm đâu đó trong nhà thằng em tui … chỉ biết sau mấy chục năm đã nuôi gia đình tui ở VN bằng tiền đô la … tới độ tui không có tiền để lấy vợ nữa hay bị mấy cô chê không tiền không thèm lấy … chỉ thấy những người tui đã nuôi, một nửa đã chết … một nửa chưa bao giờ thấy biết nói chữ cám ơn … giá trị đâu không thấy … chỉ thấy giáo dục còn thua một thằng nhỏ con nít Mỹ (đúng nghĩa chứ mất dậy, không có được dậy dỗ), hôm rồi tôi giúp đứa con nít Mỹ, giúp nó cột giầy sút ra vì má nó bế em nhỏ chưa cài kịp cho nó, má nó nói mày quên cái gì đó, thằng nhỏ Mỹ con vội vằng bập bẹ hai chữ: Thank You … cám ơn … và tôi chậm rãi: You are welcome …
.
.
.
.
"không thành công thì cũng thành nhân "  Nguyễn thái Học.
.
.
Giá Trị và Thành Công khác nhau ở chỗ có công dân giáo dục hay không, có biết cám ơn hay không. Giá Trị nằm bên trong con người, có trần truồng thì giá trị vẫn nằm bên trong con người, còn thành công như vàng bạc tiền của giắt túi nằm bên ngoài con người, lột trần truồng ra thì mất hết, trơ trụi không còn một xu, mở mồm ra thì cũng chỉ nói được một thứ tiếng lại không có giáo dục để nói được tiếng cám ơn … còn giá trị thì lột trần truồng ra thì kts vẫn là kiến trrúc sư, bác sĩ vẫn là bác sĩ, trí nhớ, hiểu biết học thức nằm trong đầu, nói ba thứ tiếng thì trần truồng vẫn nói được, chứ không phải tiền bạc, măng xét, parker vàng dắt túi … không còn thì lấy gì mà khoe !!
.
.
.
.
Chờ đợi những viễn du trong giấc mơ ...
.
.
Giờ thì cố đi ngủ lại.

.
.
duongtiden, duongtiman ... tmd.design .
.


Labels Loại Bài

Followers

About tmd.design

My photo
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com
Powered by Blogger.