copy of tmddesign old multiply blog

Pageviews

Wednesday, March 31, 2010

tre ... những công trình tre to nhỏ từ xưa của Việt Nam .. Tre trong nhân gian . bamboo structures of old Vietnam . by duongtiden

.
.


.

Lâu rồi không viết thêm bài về tre và VN, hôm nay có vài hình ảnh xưa thích thú bằng tre của VN ngày xưa .. tre trong nhân gian, những công trình to và rất nhỏ.
.

.
.
z-td-bambu-rafts.jpg picture by tddesign
.
Những bè tre khổng lồ ở trên sông, ngoài miền Bắc, hình như là Hải Phòng.
.
.
z-td-bambu-raft-1.jpg picture by tddesign
.
một bè tre hái sen, với chòi nhỏ để .. nằm mơ trong đó ! ở Thảo cầm Viên SG, ngày xưa cả trăm năm hơn ..
.
.
z-td-bambu-water-wheel.jpg picture by tddesign
.
những guồng tre khổng lồ, mang nước từ dươi sông lên cao, ở Tuy Hòa ... ngày xưa
.
.
z-td-sg-ngap-chuachada.jpg picture by tddesign
.
nhà bằng tre mắi lá trên cây, trước cổng Đền Bà của người Chà Dà ở góc Lê Lợi / Pasteur, Saigon, trên 100 năm trước .

.
by duongtiden, công trình tre ngày xưa, bamboo structure in Vietnam
.

Saturday, March 27, 2010

ĐHKT5SJ - đại hội kiến trúc 5

http://kientruc5sj.wordpress.com
back up site đại hội KT 5, easier to use

ngày giỗ thứ 35 của anh Phạm Vĩnh Ninh KT69, .. anh Nguyễn Hữu Bửu Chí KT66.. ngày hôm nay .... by duongtiden

.

.
.


Hôm nay là ngày giỗ thứ 35 của anh Ninh, bên VN, trên Bình Dương, ngày giỗ cũa anh đã qua gần một ngày. Ngày giỗ năm nay đặc biệt hơn những năm khác, người mẹ già 92 tuổi, bà Nguyễn thị Nếp, năm nay cảm động và vui mừng hơn, vì bè bạn của anh Ninh từ mọi nơi xa xăm trên thế giới đều hướng lòng thành về anh ngày hôm nay, nhớ thương và ghi ơn sự hy sinh của một đồng đội, một người bạn học, và của một công dân làm tròn bổn phận với xứ sở.
.

Năm nay, người mẹ già trên 92 tuổi này, nhận được món qùa nhang đèn hoa qủa của các bạn đồng môn Kiến Trúc Saigon, đồng đội Công Binh của anh ngày nào. Anh Nguyễn Hoàng Phố KT69, bạn cùng lớp, đã ứng trước số tiền $400 đô la, gửi về dâng cúng trước ngày giỗ của anh. Bữa giỗ có lẽ thêm nhiều hoa qủa hơn, bàn thờ anh trong chùa có lẽ thay đổi mới hơn, gia đình anh, bầy con cháu anh sẽ vui hơn ..

.
Sau bài của anh Phố viết về người bạn học Phạm Vĩnh Ninh, được luân chuyển khắp trong gia đình Kiến Trúc SG trên toàn thế giới, làm cho anh chị em chúng ta xúc động. Anh Vĩnh Bình KT66 đã khởi xướng đóng góp để làm qùa, phụ gia đình lo cho lễ giỗ cúng anh Ninh. Hiện nay sự ủng hộ đã đến khoảng trên $1000 usd. Của ít lòng nhiều, chỉ là một nghĩa cử, tuy là hơi chậm trễ, xin gửi đến gia đình anh PVN, lòng thương nhớ anh từ gia đình Kiến Trúc Saigon đang ở khắp nơi trên thế giới.
.
z-nph-nhbc-kt66.jpg picture by tddesign

.

Tuy là đã qua thế giới bên kia, nhưng có lẽ, cũng còn có phần số riêng, cũng hy sinh cùng thời gian đó, có lẽ cùng một địa điểm, còn có anh Nguyễn Hữu Bửu Chí KT66, cùng Liên Đoàn CBCĐ 20, cùng đơn vị với anh Ninh, có lẽ hai người cùng hy sinh cùng lúc với nhau. Tuy nhiên, anh Chí không được nhắc đến nhiều. Tuy nhiên sự thương nhớ và ghi ơn đến hai anh cũng như nhau, trong lòng thành của chúng ta.
.
Những tháng ngày hấp hối đó, như tôi đã nhắc ở bài trên, trường Đại Học Kiến Trúc Saigon, vội vàng làm những đồ án cuối cùng, thi những môn học cuối cùng. Tháng ba .. tháng tư 75, khi chiến sự lan rộng, tôi vội vàng, thi trước những môn của năm thứ sáu, cho dù tôi mới chỉ đang học năm thứ năm, như môn bê tông, môn trang trí nội thất ... làm đủ mọi đồ án từ project tơí concour... để đủ bài ra trường trong hai tháng ba và tư đó ... nay ngậm ngùi nhớ lại, cảnh mọi người lao xao, thủ cho mình một bản sao "học lực duyệt phiếu" ghi lại những gì mình đã được học tại ĐHKT SG, tôi cũng có một bản để sau này mang qua Mỹ dịch lại, ghi tên học lại Master ở đại học Mỹ ... trong lúc đó, thì hai anh Ninh và Chí, đã nằm xuống, kéo dài thêm chút thời gian tự do cho tôi, không chỉ riêng tôi mà còn cho vài trăm anh chị em tại trường ĐHKT kiếm thêm được những bài thi cuối cùng trong sự nghiệp học hành, thêm vào được bản sao của học bạ ĐHKT để phân tán đi khắp thế giới ... trong khi hai anh gục ngã, gia đình bàng hoàng không có được sự chôn cất cho hai anh ... chuyện đời, chuyện định mệnh nghiệt ngã dành riêng cho từng người ..
.
Máu các anh đã đổ, thân xác đã nằm xuống, giờ còn bơ vơ lạc loài nơi rừng sâu, hẻm núi, con suối nào đó, lẫn vào cát bụi của quê hương. Cho chúng tôi cúi đầu tưởng niệm đến hai, vào giây phút ngày tháng này, tuy muộn màng những hơn 35 năm, khoảng thời gian mà tuổi đời các anh còn trẻ hơn tuổi giỗ ... ngậm ngùi thay, chúng ta mỗi người có riêng một phần số, nhưng có chung một lòng thành kính để biết đối xử theo tình người với nhau.
.
Thời gian vội vã nghiệt ngã của tháng tư 75, ai cũng phải lo cho thân phận của chính mình, gia đình mình, nên tin của hai anh đã gục ngã, chưa được biết đến, hoặc chưa qúa quan trọng ... rồi theo thời gian, qua mấy chục năm, kẻ buồn, người vui, thời gian qua đi. Có người hôm nay có thể mới biết hai anh đã không còn nữa trên thế gian, đã từ lâu rồi ... hình ảnh hai anh, ngày hôm nay, bài viết về hai anh, ngày hôm nay, được lưu gìữ trên internet này, để mãi mãi lưu truyền về sau ...
Thân kính gửi lòng thành ghi ơn đến hai anh.
.
by duongtiden, nguyenhoangpho, giadinhkientrucsaigon
.
.....................................................................................................................................
.

.
Cám ơn anh Ng Thái Hòa KT66 (em rể của anh NHBC) đã luân chuyển bài viết vế anh Ninh, đã đứng ra cổ động, quyên qùa cúng giỗ cho anh Ninh, và đã cung cấp di ảnh của anh Nguyễn Hữu Bửu Chí.
.
Cám ơn anh Phố KT lần nữa, cho biết, gia đình anh ở BD, mẹ anh rất vui mừng, chuyển lời ra cám ơn gia đình KT chúng ta, và cho biết có hai anh KT từ SG đến thăm. Nhờ Internet, nên trong một bài bên gia đình TQLC cũng có bài nhắc đến tên của anh PVN:
.

Nhờ Tag tên của anh Pham vĩnh Ninh nên Phố tìm ra một bài trong TQLC có nhắc anh Ninh vài hàng:
Những ngày trước Noel, nơi xứ đạo Tân Thanh, bốn anh em chúng tôi - những người ngoại đạo. Phạm Vĩnh Ninh - đại học Kiến Trúc, Lê văn Hai - Sư Phạm, Mã Quyền - Ban giáo dục đại học Cao Đài; và tôi - Khoa Học, cố gắng làm cho xong cái hang đá bằng các vật liệu góp nhặt đó đây trước chiều tối ngày 23, vì sáng sớm hôm sau ngày 24, chúng tôi phải đón xe về Saigon cho kịp đêm Noel. Cái hang đá mà theo Cha xứ nói, đã nhiều năm rồi mới được dựng lên để mừng ngày Chúa ra đời ở xứ đạo Tân Thanh.

Phạm Vĩnh Ninh - trưởng toán, người Bình Dương, đã hy sinh trong năm 73 sau khi anh về một đơn vị Công Binh chiến đấu.
Theo chương trình thụ huấn, chúng tôi sẽ mãn khóa ngày 25/11/72, nhưng chúng tôi phải kéo dài chiến dịch tâm lý chiến cho đến tháng 1/73 mới trở lại quân trường.
Chúng tôi được đóng quân ở trại chuyển tiếp. Những đêm tiền đồn trên đèo Rù Rì, tiếng gió rít qua những khe hở của chòi canh, nghe như tiếng ai đó đang rù rì hay thầm thì tâm sự.

.
.
.
000-DSC08484.jpg picture by tddesign
..
Anh Minh Bò KT65 đã thay mặt gia đình Kiến Trúc, đến thăm gia đình anh Ninh vào ngày giỗ.
.
0-DSC08490.jpg picture by tddesign
.
Mẹ anh Ninh, anh Minh và em gái của anh Phạm Vỉnh Ninh.
.
Xin cám ơn anh Minh Bò và cô KTS trẻ đã dành thời gian, đường xa, đại diện gia đình KT trên thế giới đã đến thăm gia đình anh PVN.
.

.

Saturday, March 20, 2010

bài của anh Nguyễn Hoàng Phố, viết về anh Phạm Vỉnh Ninh KT69 . Chuyến đi Bình Dương, Về thăm người Anh Hùng .. by nguyenhoangpho .

.

Lời tựa của tmd:

Anh Phố thường hay cung cấp hình ảnh và tài liệu, hoặc yêu cầu tôi viết bài trên blog này. Hôm nay anh gửi đến một bài viết về một người nằm xuống đã lâu lắm rồi vào những giờ cuối của cuộc chiên tranh VN. Đầu tháng sáu tới, gia đình Kiến Trúc Saigon trên thế giới sẽ đại hội với nhau lần thứ 5 tại san Jose. Chúng ta sẽ có dịp gặp nhau và hàn huyên tâm sự. Những người bạn đồng môn đã nằm xuống, sẽ được chúng ta nhắc đến, họ không bao giờ đi vào quên lãng, nhờ những bài viết của anh Nguyễn Hoàng Phố ngày hôm nay. Mong rằng chúng ta, những người đã hưởng an bình do bạn bè đã nằm xuống theo bổn phận, còn chút ân tình, còn chút kỷ niệm, còn chút nhớ thương về những người bạn cũ cùng chung mái trường, nay không còn nữa, hãy viết về họ, nhắc lại những khuôn mặt đã khuất.

Hơn ba mươi lăm năm rồi, nay gần tới ngày giỗ của anh Ninh, cám ơn anh Phố đã mang tâm tư bao lâu nay, gửi đến một bài về anh Phạm Vỉnh Ninh, ngày giỗ 27 tháng ba, lần thứ 35 của anh Ninh sắp đến, khi anh mất, nằm xuống ven đường, nơi nào đó trên Liên tỉnh lộ số 7, ngày đó chưa có internet, đâu ngờ 35 năm sau anh trở thành bất tử, đi vào thế giới internet, đi vào lòng của bè bạn khắp thế giới ... hãy viết thêm cho những người đã nằm xuống để họ vẫn sống trên thế giới của chúng ta ngày nay . Cám ơn anh Phố, xin tri ơn các bạn bè đã nằm xuống ... cho tự do tiếp tục được loan truyền đến mọi nơi, ngay trên internet này, anh Ninh sẽ sống mãi .... do sự nhắc nhở của chúng ta.
.
hơn ba mươi năm rồi ..
người nằm xuống đã rửa nát ..
những bạn xưa nay đã già ..
hơn ba mươi năm rồi ..
người nằm xuống nay lại về ..
.
Xin cám ơn anh Phố.
.




.
.

Chuyến đi Bình Dương
Về thăm người Anh Hùng của chúng ta
Phạm vỉnh Ninh - KT 69
 Tác gỉa: Nguyễn hoàng Phố - KT 69 (queo98@yahoo.com)
                                               
          Anh Phạm vỉnh Ninh (1949-3/1975)

            Từ khi anh Nguyễn thái Hoà (KT 65) trong mục ‘Tin Tức Gia Đình” nhắc đến anh Phạm vỉnh Ninh (KT 69), tôi nẩy ra ý định lên Bình Dưong thăm gia đình anh Ninh tuy  không mấy thực tế vì tôi chỉ có vài ý niệm mơ hồ về đia điểm của nhà anh. Năm 2008, tôi có dịp gặp lại anh Huỳnh hiếu Thuận (KT 68) tại St Paul (MN) sau 31 năm xa cách. Chúng tôi có dịp nhắc lại nhũng kỷ niêm lúc đi quân trưòng, lúc đi công tác Chiến Tranh Chánh Trị tại trại tạm cư Phú Tài (Qui Nhơn) và nhũng ngày cuối cùng của cuộc chiến. Anh Thuận nói đến công trường cuối cùng trên sông Ba trên LTL 7. Đó là nơi bất đắc dỉ mà 4 chàng KT thuộc LĐ 20 CBCĐ và LĐ 6 CBKT không hẹn mà găp trong cuộc hành quân vô cùng khó khăn: anh Phạm vỉnh Ninh LĐ 20 làm tiền trạm thám sát mở đường từ Pleiku-Phú Bổn-Tuy Hòa, Anh Nguyễn gia Thắng (KT 69) thuộc Đại Đội Cầu Nổi  217/LĐ 20 phụ trách phóng cầu nổi qua Sông Ba, anh Huỳnh hiếu Thuận (KT 68) thuộc ĐĐA /TĐ 203 phụ trách ủi bải cho anh Thắng phóng cầu, đặt vỉ sắt PSP, và anh Đồng quang Việt (KT 69) thuộc ĐĐ 643/TĐ 64/LĐ 6 CBKT lê lết đau đớn đi bộ từ Pleiku với thương tích trên lưng vì đạn pháo kích. (Sẽ có dịp kể chi tiết trong những bài viết sau)
            Do đó, khi về VN về tháng 3, 2009, tôi quyết định lên Bình Dương tìm lại gia đình anh Ninh. Trưóc khi đi lên BD, tôi có phone gọi anh Đổ hửu Nam (KT61 lúc trưóc làm Trung Uý Trưởng Phòng Phát Triển Căn Cứ trường CB BD và cư ngụ làm viêc trên BD hơn 7 hay 8 năm) xem có quen biết ai đã sống trên BD trưóc 75 để tôi thăm dò tin túc. Tiếc thay, anh khg có về BD sau 75 và không còn quen biết ai cả. Anh Nam là chú của anh Đổ thiện Tâm (KT 67), patron ruột của tôi.
.
.
z-nhp-pvn-2a.jpg picture by tddesign
.

Cầu Phú Cường bắt qua sông Sàigon chụp từ phía Củ Chi. Trưóc 75, cây cầu nầy được phòng thủ kiên cố với lối đi dưới gầm cầu và đèn pha chiếu sang trụ cầu vào ban đêm. Mấy dàn sắt là hệ thống phòng thủ bọc quanh cả chân cầu. Cầu bị phá sập 1/75 và được bắt  tạm bằng cầu Bailey 2*2 (nghiả là 2 panels chiều ngang và 2 panel chiều cao.)  Bên phải là trường Công Binh. Tôi và T/U Lợi (phụ trách môn cơ gìớí)  thưòng ra bờ sông câu tôm càng. Căn cứ Hải Quân xưa bên kia bờ sông trưòng CB không còn nữa.


.
z-nhp-pvn-2b.jpg picture by tddesign
.

Trường Công Binh  chụp từ trên cầu Phú Cường. Căn nhà bên trái là kiến trúc xây từ Pháp thuộc.
.

            Tôi vẩn nhớ rỏ hình ảnh và giọng nói của anh Ninh như thưở ngày hôm qua. Nưóc da  đen không biết vì bẩm sinh hay vì phải dầm nắng khi phải lái xe Honda  mổi ngày đi BD-SG đến trưòng KT. Là người ăn chay trường, Anh ăn nói rất thành thật tuy hơi mộc mạc, không hàm ý, không thủ cẳng, rộng rải, vị tha. Vào năm 70 hay 71, khi tôi và anh Nguyễn hữu Dũng (KT 69) lên BD, anh dẩn chúng tôi đến cái căn phố nhỏ làm nhà in của ông gìa và qua thăm cái vườn trái cây của gia đình phía bên kia cầu Phú Cường. Đi trên cây cầu beton rất cao mới xây ấy, ai cũng sẽ thấy phía dưới cầu nhiều dẩy nhà to lớn xây cất từ thời Pháp thuộc loại kiến trúc giống như trường Văn Khoa hay là bệnh Viện Grall. Đó là trường Công Binh mà nhiều anh em KT đã và sẽ được thụ huấn về phóng cầu, đặt gở mìn bẩy, sử dụng cơ giới. Mùa hè 72, nhiều anh em KT gia nhập Quân Đội do lệnh tổng động viên. Khi đi quân trường Đồng Đế, Anh Ninh ăn mặc những bộ quân phục phát sẳn te tua và chỉ sống nhờ ăn 2 bửa trưòng kỳ menu độc nhất.  Đã ăn chay không thể ăn món cá mối chiên bột thì chỉ ăn món canh bí. Sau khi thụ huấn xong ở trưòng CB, anh phục vụ LĐ 20 CBCD tại địa bàn Pleiku, Kontum thuộc Vùng 2 Chiến Thuật. Cùng khoá với anh Ninh có nhiều anh em khác như anh Đổ bá Khoa (Phòng 3 Bộ Tham Mưu Liên Đoàn), anh Hồng-KT 68 (TĐ 201), Nguyễn hữu Bữu Chí-KT 66 (TĐ 202), anh Nguyễn Thái  Hoà- KT65 (Ban 3/TĐ 203), anh Huỳnh Hiếu Thuận-KT 68 (ĐĐA/TĐ 203), anh Nguyễn gia Thắng- KT 69 (ĐĐ Biệt Lập Câu Nổi 217).
.
 Sau nầy, khi bàn về sự ra đi cuả anh Ninh, người anh ruột Phạm vỉnh Khương (Houston-USA) phân vân nói : ”Nó qua được phiá bên sông rồi còn quay trở lại làm chi ?” Có thể anh Khưong đánh giá thấp tin thần trách nhiệm và đồng đội của anh Ninh. Theo lời binh sỉ của anh Ninh kể lại, tháng 3 / 75, phần lớn đơn vị anh Ninh đã qua Sông Ba rồi và có thể rút về Tuy Hòa. Trưóc đó, anh gọi trực thăng đáp xuống để tải thương người bạn đồng môn KT. Anh có cơ hội leo lên trực thăng để cứu lấy thân mình. Nhưng người chỉ huy bản lỉnh chẳng những không làm vậy mà còn tự nguyện quay ngược trở về để lo giúp một số đồng đội đang kẹt phiá sau. Tiếc thay, trong chuyến đi định mệnh ấy, xe của anh bị pháo kích. Binh sỉ anh để thi hài anh lên xe chạy về sông Ba nhưng xe bị pháo kích lần nửa. Anh Nguyễn gia Thắng-KT 69  được trực thăng vận đến Sông Ba để phóng cầu nổi có thể là người KT cuối cùng nói chuyện với anh Ninh. Anh Thắng và Ninh nằm xuống nghĩ tối và anh Ninh nhìn lên trời nhận xét: “Mặt trăng đêm nay sao mà màu đỏ như máu vậy ?” 
 
z-nhp-pvn-4.jpg picture by tddesign

 
Có thể hình dung tình thế di tản trên LTL 7 tại sông Ba như thế nầy. Xe quân sự lẩn dân sự, quận đội, đàn bà con nít, ông bà lảo v..v đang chờ đợi Công Binh mở đường và phóng cầu qua sông. Ông Ninh, ông Thuận, ông Thắng, mau đi mấy ông ơi.
.


            Trở lại phần tôi, trong chuyến xe đi lên BD qua ngỏ Củ Chi, tôi vẫn nhớ đến cái buổi chiều u ám tôi đến thăm gia đình anh Ninh vào cuối tháng 3/75.  Xin nhắc qua là tôi đã về trường CB Bình Dương vào 1/16/75 sau thời gian phục vụ tai LĐ 40 CBCĐ ở Cần Thơ với bạn Huỳnh hoàng Ngân (KT 65, người to con đẹp trai mặt đỏ chân mày rậm rạp với biệt danh là Quan Công). 
Tổng hợp lại những tin tức mù mờ đôi khi trái ngược thu lợm được tại trường CB, tôi lập lại cho gia đình anh Ninh là đơn vị anh Ninh có nhiệm vụ mở đường rút quân trên LTL7 từ Pleiku đến Tuy Hòa.  Khi nghe tin tức ấy, ba của anh Ninh la lên:  “Thôi đúng rồi. Như thế thì nó đã chết rồi”. Nghĩa là, qua nhiều thông tin trái ngược khác nhau, gia đình anh Ninh vẩn còn nuôi chút hy vọng anh Ninh còn sống sót nếu anh Ninh đã di tản bằng con đường khác. Buổi chiều ấy, tôi đã vô tình mang đến cái tin hiễm nghèo đốt cháy đi cái hy vọng nhỏ bé ấy. Tôi còn nhớ gia đình anh Ninh cư ngụ trong khuôn viên một ngôi chuà gần bến xe BD. Và hôm nay, 34 năm sau, tôi lên BD không phải đi tham quan cái chùa Đại Nam Quốc Tự gì đó mà để tìm lại ngôi chùa  ấy gần bến xe thuở trước !!!
.

Đây không phải là lần đầu tiên tôi đi tìm nhà những ngườì bạn củ ở VN. Trong những 4 lần trước, tôi đều gặp may mắn tuy phải tốn rất nhiều thờì gian đi hỏi rất nhiều căn nhà trong ngỏ hẻm và đôi khi tôi làm ngườì ta bực mình với những dữ kiện mơ hồ. Kỳ nầy lên Bình Dương với cái điạ bàn rộng cả cả thành phố hơn là một con hẻm, tôi rất phân vân về khả năng tìm được nhà anh Ninh.
.

Sau khi qua cầu Phú Cường từ hướng Củ Chi chừng vài km, xe ngừng tại một cái chợ đông đúc. Tôi hơi thất vọng không có anh xe ôm nào biết cái chùa gần bến xe.
.

 
z-nhp-pvn-5.jpg picture by tddesign
.

Xe ngừng tại một cái chợ đông đúc ...Thế nầy là “trớt qướt” (Danh từ mới học được) rồi. Không ai biết cái chùa ở đâu. Chắc phải làm thêm vàì chuyến xuống BD để tìm …
.


Tôi nói bác tài chạy về hưóng Lái Thiêu qua những khu phố củ và nói thầm :
“Anh Ninh ơi, giúp tôi tìm đến nhà  thăm gia đình anh nha …”
.
Chạy khỏang vài phút, tôi bổng cho xe ngừng lại tại môt góc đường và chú ý vào những căn nhà củ xưa nhất. Trên đưòng nhỏ ấy, chỉ còn một cửa tiệm tạp hoá với mặt tiền bằng gạch bê tông nối với phiá sau căn nhà với cái mái ngói củ âm dưong xưa đen thui.
.

Tôi may mắn gặp được ông chủ tiệm, Ông Năm Cảng, người đã sống tại BD trưóc 75 :
"Thưa ông, tôi tìm một gia đình họ Phạm lúc trưóc 75 có 1 cái nhà in và sau đó về cư ngụ tại khuôn viên của một ngôi chùa.” 
Ông trầm tư suy nghĩ một chúc và trả lời: “Tôi biết môt bà thường đi bộ thể  thao với tôi mấy năm trước và hình như chồng bà ấy có 1 cái nhà in nhỏ. Nhưng lâu quá rồi không biết có đúng không.”
.

Sau khi tôi năn nỉ mải, ông mới chiu lên xe để hưóng dẩn tôi đến một của tiệm tạp hóa trong một khu phố gần đó. Tôi đưa bà xả tôi máy camera để bấm hình cho tôi.
“Có má ở nhà không con ?” Ông Năm hướng dẩn hỏi một người đàn bà tuổi trung niên.
-“Dạ có, má con ở ngoài sau, mời mấy bác theo cháu.” 
  Trong khi chị hướng dẩn tôi ra phiá sau để găp bà cụ, tôi nóng lòng chận chị lại và hỏi:
            “Nhà chị có mấy nguơì anh và tên gì ?”
 “- Dạ có 3 người. Anh đầu của em tên là Phạm vỉnh Tuấn “
Tim tôi như đứng lại ngừng đập … Bingo !!!  Thôi đúng là đây rồi !!!
Chị tiếp lời:“ Anh kế là Phạm vỉnh Khương rồi tới anh Ninh. Em là em của anh Ninh …”        
.
                                     


 
z-nhp-pvn-6.jpg picture by tddesign
.

Dạ có 3 người. Anh đầu của em tên là Phạm vỉnh Tuấn “ Chị Phạm thị Mỷ Thu, em gái của anh Ninh
.



z-nhp-pvn-7a.jpg picture by tddesign
.

Bà Nguyễn thị Nếp, Má anh Ninh. Bên phải là ngưì hưóng dẩn, ông Năm Cảng.                                                                  
.

 
z-nhp-pvn-7b.jpg picture by tddesign
.
Má anh Ninh xúc đông cùng tôi xem những hình ảnh củ.
.


Má anh Ninh vẩn còn rất tỉnh táo và khoẻ mạnh dù hơn 91 tuổi . Bà có vẻ sống vui vẻ với đám cháu nội ngoại.  Nhưng, Bà buồn rầu tâm sự: “Tội nghiệp thằng Ninh, chết mà không có chôn cất. Tôi nhớ nó lắm.”
Bà nói thêm là từ 75 đến giờ tôi là người SQ Công Binh thứ nhì và là người KT đầu tiên đến viếng thăm. Ngưòi Công Binh thứ nhất là anh Đoàn văn Hai cùng đại đội với anh Ninh đã đi định cư tại Úc Châu và đã xin mang đi một số hình ảnh chụp chung với anh Ninh. Bà củng mời tôi xuống Bình Dưong để dự lể giổ anh Ninh trong những ngày tới.
.

            Khi về  SG, tôi kể câu chuyên cho mấy anh em KT khác nghe. Anh LTT nói: “Ủa  thng Ninh hả ? Nó là “Ne” của tôi đó.”  Trong giới KT chúng ta, còn có anh Nguyễn văn Dủng (KT65?) thuộc LĐ 30 CBCĐ đã  tử trận năm 1974 tại cầu Thị Tính (Nơi xẩy ra vụ ô nhiễm môi trường vừa qua). Có nhiều anh em KT trong và ngoài nước đến thăm viếng gia đình của anh vì gia đình anh là tiệm giầy Hà Nội trên đường Lê thánh Tôn,  chốn thị thành thuận tiện. Tuy nhiên, BD không có xa nếu lòng mình muốn tới. Vậy hởi các bạn KT thân mến, con đường đi đến nhà gia đình anh Ninh BD đã mở rộng rồi !!!  Dù là đàn anh, đàn em, dù ở trong nưóc hay hải ngoại và nhứt là các bạn KT 69, các bạn cùng khóa Đồng Đế hay Công Binh, mong bạn dành chút thời giờ để lên Bình Dưong an ủi một người mẹ già nếu có cơ hội.
.



Bà Nguyễn thị Nếp
28A Vỏ thành Long, Phường Phú Cường, Khu 5, Tổ 27, Bình Dương
ĐT: 3826292
Ngày giổ: 3/12  Âm lịch tức là 3/27 Dương lịch 2010
.




z-nhp-pvn-8-1.jpg picture by tddesign
.

Bàn thờ anh Ninh tại chuà Thiện Đức Tự Bồ Đề
.







Những hình ảnh gia đình anh Ninh có nhã ý cho photo lại:
.



 
z-nhp-pvn-9.jpg picture by tddesign
.
 

Anh Ninh gặp gia đình có thể lúc đi chiến dịch CTCT cuối năm 1972. Lúc ấy anh em  được phát cái nón ‘berêt’ xanh. Vì còn trong quân trường, tóc bị cắt ngắn, cổ áo gắn lon “alpha”.
.

     


 

z-nhp-pvn-9a.jpg picture by tddesign

.

Có thể chụp lúc đi công tác CTCT cuối năm 1972 với đúa cháu mang chiếc Be-rê. Trên ngực có dòng chử  “TTCTCT”. Mang lon “Alpha”. Tóc cắt rất ngắn. Trên áo là huy hiêu trường Đồng Đế.


z-nhp-pvn-10.jpg picture by tddesign
 

Chắc chụp ở Đồng Đế (Nha Trang) lúc là khóa sinh SVSQ ( khóa sinh quân trưòng đều mang 2 băng màu trắng trên túi áo) mang bi-đông nước, nón sắt với số 182 thưòng viết bằng phấn trắng. Có thể là đang học lớp chiến thuật hay lớp tác xạ.
.




z-nhp-pvn-11.jpg picture by tddesign
.
 

Trên túi aó bên phải: “2 73” là Khóa thứ Nhì năm 1973 nhập khóa khoảng tháng 2 hay tháng 3 1973. Trên cánh tay là Huy Hiệu Trường Công Binh Bình Dương. Cổ áo mang lon Chuẩn Uy.
.



.
by nguyenhoangpho . phamvinhninh kt69
.
.
Ghi chú của tmd:
Đọc bài trên về anh Ninh và nhìn lại những hình ảnh của anh, giúp tôi nhớ lại những người đàn anh học chung trường đã hy sinh. Nhớ lại những ngày tháng ba, tháng tư năm 1975. Vào giờ đó, những bạn bè, những đàn anh khoác áo chiến y đang hy sinh, sống chết ở những nơi nào đó, thì tại trường Kiến Trúc Saigon, tôi và những người bạn học khác, phải nói cả trường KT lúc đó vài trăm người vẫn làm bài, vẫn học hành, vẽ cây và chấm cỏ, có cả những anh đang được biệt phái về học, có điều còn học nhanh hơn nữa vì tình hình nguy hiểm đang xẩy đến. Tôi ăn những valeurs cuối cùng, đủ bài chờ làm đồ án vào những giây phút mà anh Ninh đang ngã gục, thân xác giờ còn tan rã ở một nơí nào đó trên quê hương.
Làm gì đây vào những giờ phút đó, mỗi người một phần số. Sáng nay tôi nói chuyện với anh Phố, ngậm ngùi. Cuộc sống mọi người lại tiếp diễn, người nằm xuống đâu đó, người vẫn tiếp tục học hành làm bài, rồi kết qủa đó, lại mang qua Mỹ, học hành tiếp qua một mảnh đời khác ... mảnh đời cũ và mảnh đời hôm nay, có cùng hơi thở chót hấp hối, có thân xác anh Ninh tan rữa vào đó, cho tôi xin một lời chân thành nhớ thương anh, cho dù Bình Dương-Saigon không xa, cho dù Texas-Oregon-Bình Dương-Liên tỉnh lộ 7 rất xa, nhưng lòng người có nghĩ đến nhau thì vẫn như đâu đó ngày hôm qua rất gần nhau ... cám ơn anh, một người đã nằm xuống khi tuổi đời còn ít hơn tuổi giỗ cúng ... Chúng ta tuy xa mà gần thôi ... một ngày nào đó cái chết sẽ không từ bỏ bất cứ ai ..
.


Labels Loại Bài

Followers

Blog Archive

About tmd.design

My photo
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com
Powered by Blogger.