copy of tmddesign old multiply blog

Pageviews

Saturday, November 24, 2012

An Lộc, Bình Long và tôi. Thêm một bài phụ lục về thị xã An Lộc, tỉnh lỵ Bình Long khi nhìn thấy thêm hình mới từ site của manhhai KT71 ... lại nhớ về An Lộc.

.






Thêm một bài phụ lục về thị xã An Lộc, tỉnh lỵ Bình Long khi nhìn thấy thêm hình mới từ site của manhhai KT71 ... lại nhớ về An Lộc. 

.

.

ztd-anloc-4-72-cessnaview.jpg


.

Vào site photo của Pham mạnh Hải KT71, thấy thêm tấm hình mới về An Lộc ngày xưa, kỷ niệm lại tràn về. Với ai thì không biết, nhưng với những đứa bé chân từng lấm bùn đỏ An Lộc, thì nhớ lắm, nhớ từng bụi cây gốc cỏ của An Lôc. Những cây xòai đầu góc cư xá công chức đối diện bịnh viện, đối diện tiểu khu trong hình nhìn thấy vẫn còn đó ... những dấu vết tàn phá của chiến tranh vẫn còn rõ trong tâm khảm ... ôi An Lộc của đứa bé tôi, mười tuổi và những năm sau đó.. hôm nay, gửi đến những mảnh đời, một lần sống nơi rừng thiêng nước độc này, bạt ngàn cây cao su ... mùa thu lá vàng, rừng cao su nhìn vào hoang vắng đến lạnh người, cứ tưởng sau mỗi gốc cây cao su là một mũi súng chờ đợi khai hoả .... nhanh lên đi ba !!! chạy nhanh lên đi về nhà, tôi bám chặt vào lưng ba tôi, sau cái xe mô tô... tiếng máy nổ dòn lao đi, tôi vẫn ráng quay lại nhìn theo những gốc cao su coi có ai đuổi theo không... những cây cao su chập chờn phía sau... chập chờn phía trước như những đọan phim quay nhanh, chỉ có cây cao su quay cuồng nhanh đến chóng mặt.

.

Tôi úp mặt vào lưng ba, nhắm mắt không nhìn nữa cho tới khi cái sân banh đầu tỉnh mở rộng ra ... vào lúc đó, rừng cây cao su còn mọc tới tận đầu tỉnh, bên kia sân vận động . . ..

.




ztd-anloc-4-72-cessnaview.jpg

.


.

ztd-anloc-4-72-cessnaview.jpg

.

ghi chú số 1:

Nhà tôi ờ An Lộc, căn thứ hai, lúc đến năm 1959, cả tỉnh chỉ có dẫy nhà cư xá này mới xây xong, năm khối nhà, mỗi khối có 4 căn, nhà tôi quay về hướng Nam. Trước mặt lúc đó là đất trống cho tới khu sân vận động, chỗ trại lính Bảo An. Bên cạnh nhà hướng đông là bãi đất rống cho tới tiểu khu bên kia đường cách mạng 1-11, giữa hai khối nhà là con đường phụ cho xe đổ nước và xe rác đi. Ngay góc gần tiểu khu là cái giếng nước bơm bằng sắt, kéo cần cho nước chẩy, chúng tôi thường kéo nước cho nhau tắm sau khi đá banh dính đầy bùn đỏ từ sân vận động về. Hay bơm nước rửa các xe bọc sắt của tiểu khu và được trả công bằng đạn đại liên 50 hay 30.


Ghi chú số 2, 3:

Góc tiểu khu, trong hình đã được dọn lại sau trận chiến năm trước, Chỗ đó là Câu Lạc Bộ, cha con tôi thường ăn ở đó vì chỉ có hai người. Lô cốt đắp đất tròn (3) do ty Công Chánh đắp lúc hồi 60's lúc tôi còn ở đó, nhìn hình thấy vẫn còn. Đối diện qua đường là cây xoài bên cư xá, lúc tôi còn nhỏ, cây đủ cao để leo lên trên đó. Bây giờ vẫn còn, không biết vẫn là cây đó hay không. Một cây xoài có thể sống trên 50 năm hay không?


Ghi chú số 4,5:

Bịnh Viện Bình Long, phía sau nhà tôi, lúc đầu tôi ở chỉ có một nhà phía trước đường, sau xây thêm nhà xác (4A)  phía bên đường Ngô Quyền đối diện Ty Công Chánh và nhà cho nguoi bịnh lao, cách biệt về hướng đông đối diện Trung Học Bình Long, sau này thì nhìn hình thấy nở to ra, chiếm nguyên khối đường cho tới đường Hàm Nghi phía bắc. Nơi này trong trận chiến chứa có đến trên 1000 người chết, thây họ phải chuyển qua bên đối diện đất trống bên trường trung học đào lỗ chôn. Sẽ nói sau.


Bịnh viện là cứ điểm phòng thủ cuối cùng bên hướng Tây, lúc đầu do Trung Đoàn 7 và 8 của sư đoàn 5 chịu trách nhiệm, tới giữa tháng năm 72, khi phòng thủ hướng này gần bị thủng, VC tràn đến phía ty Công Chánh thì một đại đội Dù, tiểu đoàn 5, đến tiếp viện tại đây. chận đứng VC tại ty Công Chánh, nên nơi này thành bình địa. Xác xe tăng VC tiến xa nhất xâm nhập vào từ hướng Tây, bị bắn gục tại ngã tư ty Công Chánh, Bịnh Viện là Ngô Quyền và Phan bội Châu.


BV này là nơi bá má tôi tự bò qua từ nhà sau khi bị bắn bên cư xá vào một đêm năm 1967. Nằm ở BV cho tới sáng thì được tải thương về Saigon.


Khi mới lên BV chưa co bác sĩ, chỉ có y tá trông coi là bác Triệu, lúc đó chỉ gọi là trạm xá mới đúng. Má tôi làm thiện nguyện, thông dịch viên cho hai ông Bác Sĩ người Tây làm trong bịnh viện Pháp của đồn điền cao su Quản Lợi, họ thay nhau ra khám miễn phí sáng thứ hai và thứ tư. Tới 63, khi tôi về SG, BV Bình Long vẫn chưa có được bác sĩ ở đây. Anh chị em tôi mỗi năm từ SG về đây đi khám bịnh định kỳ trong BV Pháp ở Quản Lợi, má tôi là bạn của hai ông BS Tây này. Mỗi lần khám bịnh ba tôi xin xe riêng của Ty Công Chánh chở gia đình chúng tôi vào QL.

.
.

ztd-anloc-pbc-cachmang.jpg

.


Ghi chú số 6:

Ty Công Chánh, ba tôi làm ở đây, hoạ viên, phát lương, kiểm soát xe đò ... mấy lần tôi có vào đây lấy chìa khóa nhà, hay mang kiếng đến cho ba tôi đi làm quên mang kiếng theo. Ba đi làm là sướng nhất, chỉ đi bộ qua, hay nhẩy lên xe đạp. Thỉnh thoảng tôi có thấy ba tôi ngồi ở bàn kê dưới dốc Ngô Quyền về ĐL Hoàng Hôn kiểm soát xe đò thắng có ăn không. Xe đò chạy đổ dốc, qua chỗ phất cờ thì thắng và người ta đo khoảng cách từ khi phất cờ và khi xe ngừng, ba ngồi ghi sổ cái bàn giấy có dù che bên trên ... sau khi tôi về SG học niên khóa năm 63, thì ba tôi vẫn làm trên này cho tới khi bị bắn năm 1967. Sau đó Ba ra khỏi bịnh viện đi làm lại ở Khu 3, bộ Công Chánh tại SG, đường Ng Thông.

.

Khi trận tấn công 72 giằng dai qua tới tháng 5, 72. Thì Ty Công Chánh mới bị tàn phá nậng nề, còn đợt đầu vào tháng 4, thì khu này vẫn còn nguyên, trận tấn công nậng nề nhất và cuối cùng thì Ty Công Chánh nằm giữa VC chiếm đóng chắc chắn bên Đề Lao về hướng Tây từ Phú Lố lên và Đại Đội Tiểu Đoàn 5 Dù cố thủ bên Bịnh Viện, hai bên dành nhau Ty Công Chánh ở giữa. Bây giờ Ty Công Chánh vẫn là bãi đất hoang lạnh, khi tôi về năm 2007, nhìn thấy như vậy.

.

Khi ở đây, người ta gọi ba tôi là ông Tư, sau khi ba má bị bắn tải thương về SG thì nhà cửa đồ đạc bỏ lại hết. Năm sau, Ty Công Chánh có xe về SG, chở mang về cho ba cái xe mô tô của Pháp rất bự, cái xe đó là cái mà ba tôi cần mà thôi, còn sách vở, đồ đạc của gia đình và của tôi thì tan tác trong đạn pháo, hay bị lấy mất hết.

.


ztd-anloc-4-72-cessnaview.jpg

.

Nhà cư xá rất đẹp, có từng lửng trên cao phía sau, nhà bếp có ống khói, giống y như nhà Tây, má ngói, tường gạch, sân trước sân nước phía sau, nhà tắm, nhà cầu riêng biệt, hồ nước cho xe cho vòi đổ nước phía sau ... các cư xá xây sau, chỉ là mái tôn mỏng manh. Trong hình trước trận chiến thì bãi đất trống hông nhà có xây cái nhà tôn khá to, sau 72, trên hình 73, cỏ mọc xanh chỗ này, như vậy là mái tôn bay mất hết, và nhà không có nền, có thể là nhà đậu xe hay kho tạm.

.

Ghi chú số 7:

Đây là Đề Lao, nhà giam rất kiên cố. Hồi nhỏ, tôi có con bạn học cùng lớp nhì, Nina, ba nó là trung uý Thiết Giáp, chi đội trường Thiết Giáp, có mang chừng mười người tù về làm căn nhà tạm bằng cây tôn cho gia đình nó ở cuối cư xá, qua bên kia đường là trại xe Thiết Giáp. Nhìn họ mặc quần áo nâu đậm, nói tiếng Bắc Kỳ đa số là làm trong đồn điền Tây, theo VC nên bị bắt giam. Nhìn thấy họ thui con chó, làm thịt ăn trưa, nấu cơm đổ ra rổ lót là chuối ăn với thịt chó nướng và luộc.


Có lần nghe báo động, ba đi về cho biết bên đề lao có tù trốn, ba tôi còn hù là ai giữ tù mà để tù trốn, là sẽ bị vô ở tù thế, lúc đó tôi tin ghê lắm. Trong trận chiến 72. Sau khi tìm mọi cách tấn công vào bộc chỉ huy sư đoàn 5 (khu toà tỉnh trưởng, tiểu khu BL) nhiều lần không thành công được. Phía Bắc chận bởi 81 Biệt Cách Dù, Đông Nam bởi Liên Đoàn 3 BĐQ, Nam do Lữ Đòan 1 Dù, chỉ còn mặt tây, tây bắc yếu nhất là do Trung Đoàn 7,8 của sư đoàn 5, nơi này chọc thẳng vào được sẽ tới hầm tướng Hưng dễ hơn.


Tháng 5, hai đợt tấn công cuối đều nhắm vào đây, nhưng tiểu đoàn 5 Dù, đưa hai đai đội tới tiếp viện, một ĐĐ nằm bên cư xá công chức dài xuống nam, một ĐĐ giữ hông BV, bên đường Ngô Quyền. VC cố thủ bên đề lao với kiến trúc rất kiên cố tìm cách đánh thẳng tràn qua ty Công Chánh nhiều lần mà không được, xe tăng VC cũng chỉ đến đây từ Phú Lố là bị bên BV bắn hạ. Một chiếc Skyraider của không quân VNCH đánh bom đề lao vào ban ngày bị bắn hạ, phi công nhẩy dù và may mắt rớt vào khu vực của trung đoàn 7 BB an toàn.

.

Đây là đoạn đường thằng mà bộ binh VC tiến sát nhất đến phòng thủ của tướng Hưng, chỉ hai trăm mét đường thẳng, chừng 300 mét nếu theo đường mà tăng di chuyển được là dọc theo Phan Bội Châu, đến Tiểu Khu rồi phá rào phòng thủ, may ra mới tiến gần tới hầm chỉ huy, và phải biết hầm ở chỗ nào, trong khi mọi hầm đều có vẻ giống nhau và có đạn khạc ra.

.

Ghi chú số 8:

Công viên Tao Phùng về hướng bắc giáp Đại Lộ Hoàng Hông hay Trần Hưng Đạo, sát ĐL là bãi pháo của tiểu đoàn 52 pháo, SĐ 5. Những ngày đầu cuộc chiến tuần thứ hai tháng 4, pháo của VC đã phá hủy hết pháo 105, 155 của SĐ 5 tại đây, chỉ còn hình như tiểu khu là còn pháo, vì vị trí pháo của tiểu khu khó bị VC quan sát hơn. Còn từ đồi Đồng Long tới CV Tao Phùng chỉ 2 cây số trên cao, nên tiền sát viên VC quan sát rất rõ bãi pháo ở công viên Tao Phùng lại là nơi thấp nhất, tiểu khu cùng bộ chỉ huy SĐ5 tại đây với toà hành chánh cao 2.5 tầng sát đó, cùng bãi thả dù tiếp tế, sân vận động bên kia đường rất dễ dàng được VC quan sát từ đồi Đồng Long.

.

Phiá đông công viên ngay góc ĐL Hoàng Hôn là Trung Tâm Hồi Chánh, bị đặc công VC chiếm được trong nhiều ngày lúc đầu, ngay sát bãi pháo sđ 5, bắn tẻ vô đường tiếp liệu tải tiếp tế từ sân vận động theo đường CM 1-11  băng qua Công Viên tới ĐL Hoàng Hôn về phía bắc cho LĐ 81 Biệt Cách Dù và trung đoàn 8, SĐ 5 ngay gần đó. Ổ đặc công này sống nhờ vào dù tiếp tế cùng súng đạn của VNCH. Sau bị phát giác, nơi này thuộc vùng trách nhiệm LĐ 3 Biệt động Quân. Khi bứng chốt đặc công này, một trung úy BĐQ hy sinh ngay trước mặt đường, và các C130 Dragon đã bay trên cao nả súng xuống bắn nát khu nhà này.

.

Khi còn nhỏ, má tôi, ngày chủ nhật gánh đồ từ cư xá công chức trên đồi xuôi dốc qua CV qua Chợ Mới để bán đồ tạp hóa cho dân phu đồn điền Tây, được đổ xe vận tải chở người xuống chợ mua bán. Trời sáng sớm vẫn còn tối, tôi cầm đèn pin đi trước dò đường, có lần lọt xuống đường hầm đào xuyên qua ĐL lúc đang làm, bị rớt xuống tức ngực nằm im hồi lâu mới tỉnh dậy .... khi bán hàng xong thì má kêu xe lôi (xe gắn máy kéo thùng phía sau) chở về nhà, vì hàng họ nặng lắm, không lên dốc nổi.



Ghi chú 9,10,11:

Khu Trung học Bình Long. Khi tới năm 1959, tôi chỉ thấy một dẫy nhà Trung Học, nằm sâu dưới dốc, xa mặt đường chính (9), có vài cây mít trong sân. Về sau có thêm vài dẫy nhà mới. Sau này có anh Hạnh là bạn của anh Hai tôi tốt nghiệp ĐH Sư Phạm có vể đây làm GS trung học.

.

Trong trận chiến 72, qúa nhiều người chết trong Bịnh Viện, xác họ thối đầy chung quanh sân. Ty Công Chánh mang xe ủi đất, đào ba bốn cái mương sâu thành mộ tập thể chôn tất cả thường dân, binh sĩ tử thương từ bên BV mang qua. Theo hồi ký của ông BS Quy tại BV, có người đi chôn người chết, trúng pháo kích cũng chết theo luôn. Những người đi chôn là "lao công đào binh" những người lính VNCH trước đó đào ngũ, bị bắt đi làm lao công chiến trường một thời gian như đi tù.

.

Phạm mạnh Hải, học ở đây tới hết năm Đệ Nhất, thi tú tài 1 và 2, sau thi tuyển vào được Đai Học Kiến Trúc SG, năm 1971, học sau tôi một lớp. Hải có rất nhiều hình ảnh riêng và những câu chuyện về Trung Học Bình Long. Các cựu học sinh tại đây bây giờ vẫn còn gặp gỡ nhau thường xuyên.

.

Dấu vết các ngôi mộ tập thể bên hông trường vẫn nhìn rõ trên hình, vì được xếp gạch đánh dấu (11). bây giờ có đài kỷ niệm của VC, nhưng lại tuyên truyền chính trị, ghi là tháng 10, 1972 (VC rút hết khỏi chung quang AL cuối tháng 6, 1972, chỉ còn pháo bắn vào khi có phái đoàn trung ương đến). Mỹ Ngụy dội bom oanh tạc giết trên 3000 người dân An Lộc chôn chung tại đây. Ai chết vì ai thì người sống ở AL đều rõ.

.

.... vẫn còn đang viết tiếp ..


.

ztd-anloc-4-72-cessnaview.jpg

.


Ghi Chú 12:

Ngã tư Phan Bội Châu và Cách mang 1-11, đầu dốc, góc TK, BV, Cư xá và Trung Học, xuôi đường dốc xuống CV Tao Phùng là đường tôi hay thả diều, cứ chạy xuôi dốc, tung diều là bốc cao ngay lên. Hồi nhỏ, con dốc này nhìn cao lắm, khi tôi về năm 2007, lớn rồi nên không thấy nó dốc sâu như hồi nhỏ. Khu nhà tôi nay thành trướng "Trung Học Cơ Sở" là trường đệ nhất cấp ngày xưa. cây Xoài cao lớn ngay góc đường vẫn còn, chắc là vẫn là cây khi tôi còn ở đó.


.

Ghi chú 13:

Góc đường QL 13, ĐL Nguyễn Huệ và Phan Bội Châu, góc bên Tiểu Khu, Tiểu Học Thượng, dẫy nhà Giáo Viên, bên cạnh là Tiểu Học An Lộc. Chỗ này cũng là đầu dốc, thấp xuống phần chợ Cũ, đây là góc đường tôi đi bộ đi học ngày xưa. Thẳng ngược đường PBC là hơi lên dốc, đi về phía đông là khu tư dinh Tỉnh Trưởng, xa nữa là đụng đường bao phía đông dốc xuối xuống suối Quản Lợi.

.

Ghi chú 14:

Là Ty Bưu Điện, nhà kiểu Tây, cổ và đẹp, lúc tôi ở đó, cô giáo dậy lớp năm Tiểu Học của tôi là con gái ông Bưu Điện, hình như hai chị em đều là giáo viên. Tôi được phần thường ưu hạng cuối năm của phó tổng thống Ng ngọc Thơ, đi lãnh phần thưởng về, bị ba má tôi dẫn lại nhà cô, ty bưu điện trả lại  vì ba má cho tôi là ăn cắp phần thưởng, dưới con mắt ba má tôi học dở, chơi thân với thằng Hải, con ông Phú cạnh nhà, thằng này có lần ăn cắp phần thường. Bá má tôi bị cô giáo móc nhẹ là ông bà có con học giỏi được phần thưởng ưu hạng mà không biết ... ôi cô giáo tiểu học con ông Bưu Điện Bình Long. Hình như có lần cô giáo tôi có lần bị đánh ghen vì yêu một sĩ quan đã ... có vợ ở xa ... Không còn nhớ tên cô giáo này.


.

ztd-anloc-4-72-cessnaview.jpg

.

Ghi chú 15, 16:

Sân Tiểu Khu BL, đã được dọn dẹp, đắp hố pháo, mái nhà lợp lại bằng tôn ở chung quanh. Hàng rào phòng thủ đắp kiên cố lại. Cách dấu mũi tên (16) về hướng nam bên trái là hầm của Tướng Hưng, chỉ huy trưởng sư đoàn 5, ngay phía sau tòa Hành Chánh cao 2 tầng rưỡi. Tòa hành Chánh này sẽ được thấy rõ từ đồi Đồng Long bị chiếm bời VC. Tiền sát viên pháo VC dễ dàng điều chỉnh pháo cũng như quan sát thiệt hại của mục tiêu.

.


Ghi Chú 17:

Góc mép trường Tiểu Học An Lộc, đối diện TK, khu đất trường Ti H khá rộng, bằng nửa TK và Tòa hành Chánh tỉnh cộng lại.

.

Ghi chú 18, 19:

Dốc đi Phú Lố, phía này chỉ cách biên giới Cam Bốt (19) chừng 10 km, bên kia là khu đồn điền cao su Mimot, nơi đặt căn cứ hậu cần cục R. Sông Saigon bắt nguồn từ đây chẩy xuống Bình Dương giữa hai tỉnh Bình Long và Tây Ninh.

.



Ghi chú 20:

Đây là vòng đai ấp chiến lược đào thời đầu 60,61, có hào sâu cắm chông tre, mưa ngập nước nên cây cỏ mọc xanh thành đường xanh cây trên hình. Hồi nhỏ các thấy giáo trường Tiểu Học có dẫn chúng tôi đi một vòng gần một buổi để coi người ta đào hào phòng thủ. Mỗi gia đình trong tỉnh được chia một đoạn. Phần gia đình tôi, ba má thuê người ta đào.



.



Ghi chú 22:

Dốc đổ xuống đường Hàm Nghi, dốc cao từ QL 13 hay ĐL Ng Huệ xuống công viên Tao phùng ở dưới đáy thấp

.

.

.

An Loc Binh Long Viet Nam, Tieu hoc An Loc, Trung Hoc Binh Long ... kts duong manh tien, aia. Tien Duong, AIA, pictures of an loc binh long vietnam .

1 comment:

Labels Loại Bài

Followers

Blog Archive

About tmd.design

My photo
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com
Powered by Blogger.