copy of tmddesign old multiply blog

Pageviews

Wednesday, June 30, 2010

Trường Waldoft ở gần Carbondale, tiểu bang Colorado nước Mỹ, dùng bành rơm làm tường . by duongtiden

.


.
.
.
.

.
Lâu qúa, tôi có phần bỏ bê những bài viết về kiến trúc, nhất là về kiến trúc xanh, dùng vật liệu thải và tái tạo lại như bành rơm straw bale tại Mỹ. Hôm nay cũng chưa viết gì mới, chỉ đưa lên một khối nhà có tầm vóc lớn hơn các nhà ở một chút, dùng bành rơm làm tường chính, rồi dùng đến cột và đà cho khung mái.
.
.
ztd-sb-school1.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
 
Trường Waldoft ở gần Carbondale, tiểu bang Colorado nước Mỹ, xây cất từ năm 1977 cho tới 2001, gồm vài khối nhà rời. Tường bành rơm dầy, bên ngoài được tô hồ xi măng, mặt tường bên trong dùng hồ đất, earth plaster. Mầu sắc dùng tông ấm của đất đồi chung quanh, toàn mầu từ thiên nhiên. Phối hợp của cửa sổ, ô mái lấy ánh sáng, mang ánh sáng thiên nhiên đến khắp mọi nơi trong khối nhà.
.
.
.
ztd-sb-school1.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
 
Một thí dụ cho thấy, kiến trúc có kết cầu dùng tường bằng bành rơm có thể được dùng cho những khối nhà có kích thước to lớn hơn nhà ở, được dùng trong loại nhà cộng đồng, phục vụ số đông như trường học, làm một thí dụ cho thế hệ tương lai học hỏi ngay khi ngồi trong lớp học giữa một kiến tạo xanh, dùng vật liệu kiến tạo, dùng ít năng lượng, cho một thế hệ tương lai có môi trường an sinh xanh đẹp hơn hài hòa, đồng điệu với thiên nhiên.
.
.
.
ztd-sb-school1.jpg picture by tddesign-1.
.
.
.
 
.
ztd-sb-school1.jpg picture by tddesign-1
.
 
.
duongtiden, duongtiman, straw bale school, nha tuong rom .
.
.

Sunday, June 27, 2010

An Lộc, Bình Long và tôi, một truyện dài ... bài phụ lục thứ 3 ... Tượng Đài mà 200 ngàn trái đạn pháo trong ba tháng không trúng. By duongtiden.

.
.
.
.
.
Thị xã An Lộc có hai tượng đài, khi tôi còn ở đó trước năm 1963 thì chưa có tượng nào được dựng lên ngoài những khoảng trống công cộng. Sau này thì có tượng của Tín  Đồ Công Giáo, tượng Kitô Vua, dựng lên cuối ĐL Hoàng Hôn. Một tượng khác, mà tôi gọi là Chiến Sĩ Đi Bộ, hình một người lính VNCH đang di hành với hai tay cầm khẩu súng trường to và dài qúa khổ, có lẽ là khẩu súng trường Garant thời đệ nhị thế chiến, súng này thì quả thật có to lớn với người VN.
.
Hôm nay nói về tượng đài Chiến Sĩ trước. Ngày xưa, phía sau tượng bây giờ, ngay góc đường khi QL 13 bẻ hơi cong bên trái đi qua Toà Hành Chánh, con đường nhỏ đi thẳng, đó là đường phía sau đài Chiến Sĩ này. Lúc đó rừng cao su còn lấn xát tới đây. Cảnh vật chung quanh làm người đến An Lộc, hay Tỉnh Lỵ Bình Long đều có cảm giác ngạc nhiên, đang bị bao vây chung quanh bởi những hàng cây cao su trùng trùng điệp điệp dọc hai bên quốc lộ 13, cây ra sát đường. Tự nhiên khung cảnh mở rộng ra khỏi rừng cao su âm u, sân vận động với khoảng trống bên trái, cuối tầm mắt là Tòa Tỉnh Trưởng hai tầng với mái ngói dốc cao. Bất thình lình, Thị Xã An Lộc được mở rộng ra ngay trước mắt.
.
.
z-td-anloc-daichiensi-sm.jpg picture by tddesign-1
.

.
Người đầu tiên tới đây sẽ thấy làm lạ vì trung tâm hành chánh Tỉnh, sân vận động không nằm ở ngay trung tâm thị xã hay trung tâm tỉnh lỵ, mà nằm ngay sát bìa ranh thị xã, nhất là vừa ra khỏi khu rừng cao su rậm rạp. Đài Chiến Sĩ nằm ngay đầu góc miếng đất tam giác, khi QL 13 đi thẳng và con đường sát bên phải thẳng tiếp nối với QL ở đây, đường Trưng Vương. Con đường này, mặc dù chạy thẳng ngay xuống chợ cũ gần hơn, nhưng hình như không được cho xe dân sự chạy thẳng, vì đi qua những cơ sở quân sự phía đàng sau trường Tiểu Học Bình Long, mà QL 13, tới đây là ĐL Nguyễn Huệ, chuyển qua trái, đi dọc theo sân vận động, qua Tòa hành Chánh, qua trường Tiểu Học, đối diện là Tiểu Khu, đi thẳng xuống chợ cũ. Sau này thì phía sau góc đường này về hướng đông, rừng cao su biến mất, thay vào đó là khu vực quân sự của Tiểu Khu và trại cũ của Lực Lượng Dân Sự Mỹ B33. Còn dọc hai bên QL 13 từ Xa Cam vào, hai hàng cây cao su được cắt rộng ra thành khoảng trống hai bên, để tránh bị VC núp tấn công hay phục kích những đoàn xe trên quốc lộ.
.

.
Hồi đó, trước 63, tôi cũng bắt đầu thích thú chơi và lưu trữ mấy con tem, đến khi về Saigon thì tập tành chơi tem kỹ hơn. Khi chơi tem, thích thú nhất là ngày con tem được phát hành, gọi là ngày phát hành đầu tiên, bưu điện chính Saigon sẽ có con dấu đặc biệt đóng cho ngày phát hành đầu tiên, sau đó thì hủy dấu đi. Những người chơi sưu tầm tem, đến Bưu Điện trung ương Saigon, mua mấy phong bì ngày đầu tiên của con tem phát hành, các tư nhân in phong bì này với những mẫu vẽ theo chủ đề của con tem. In hình mầu rất đẹp, người sưu tầm sẽ lựa mua phong bì theo ý, sau đó xếp hàng mua bộ tem phát hành, đợi được đóng dấu ngày đầu tiên lên tem, cho chết tem, rồi lưu trữ.
.
.
Hồi đó, sưu tập tem, thì có cuốn album, đặc biệt có nhiều bìa cứng, có những khe cắt ngang, bọc giấy kiếng để gài tem vào đó, hai mặt bià giấy đều có khe gắn tem vào. Bìa cuốn album có khung gáy mở ra đóng lại để cho tem bên trong không bị rớt ra. Năm tôi học lớp đệ thất ở Ng bá Tòng, có thằng bạn, anh em nó rất khéo tay, tự làm ra cuốn an bum chứa tem này, nó lấy bìa cứng hộp carton, hộp thuốc bột giặt của Mỹ, cắt khe, gián giấy bóng trắng thành hình những lằn khe chứa tem, rồi gián giấy cùng mầu đóng gáy đàng hoàng coi rất là kiên nhẫn công phu và cũng khá đẹp. Còn tôi thì nhân ngày sinh nhật được Má mua tặng cho một cuốn sưu tập tem được làm chuyên môn hơn bán ở tiệm sách có mầu bìa xanh dương đậm có gáy với nút bấm mở ra đóng vào. Má ký tên tặng ngay trang đầu tiên, sau này lên đến Đại Học Kiến Trúc, sau nhiều năm không đụng đến bộ sưu tầm tem này, tôi mang tặng cho Tô Mạnh Dũng, bạn đi hướng đạo ở Đạo Tân Bình, Dũng đi thiếu đoàn Chi Lăng, ba Dũng là ông Tô minh Triết thư ký của trường ĐHKT.
.
.
Sau khi An Lộc đứng vững suốt mấy tháng bị bao vây, thì tháng 11 năm 72, Bưu Điện VNCH cho phát hành bộ tem Bình Long Anh Dũng để vinh danh trận chiến này. Đài Chiến Sĩ và hình ảnh xe tăng T54 bị bắn cháy, là hình của một con tem trong bộ tem. Lúc này thì tôi không chơi tem nữa có đã trên 5 năm qua, nên không để ý đến những kỳ phát hành tem mới ngày đầu tiên nữa. Bây giờ nhìn lại phong bì với bộ tem Bình Long Anh Dũng phát hành ngày đầu tiên, thật là nhiều kỷ niệm cũ lại đi về, kỷ niệm của An Lộc và của một thời niên thiếu chơi tem, mang tem đi trao dổi, và sau cùng mang trọn bộ sưu tầm hai cuốn an bum mang đi cho một bạn khác.
.
.
.
.
z-td-anloc-daichiensi.jpg picture by tddesign
.
Hai con tem Bình Long Anh Dũng có giá 5 và 10 đồng, năm 63, khi tôi về SG, giá tô phở lớn là 5 đồng, tô phở nhỏ là 3 đồng, trong hẻm đình Phú Thạnh đường Lê văn Duyệt phía sau Toà Đại Sứ Cao Miên, góc Thích Quảng Đức tự thiêu. Ngày đó, khi đi học mỗi ngày tôi có 5 đồng tiền túi, muốn đi coi xi nê rạp Đại Đồng trên Cao Thắng, hay Nam Quang chợ Đũi thì ăn 2 đồng thôi, hai ngày là dư tiền đi coi xi nê và tiền gửi xe đạp, cùng ly nước mía nữa. Lúc phát hành hai con tem này, có lẽ tô phở Cao Vân góc Mạc Đĩnh Chi và Hồng thập Tự hay phở Pasteur gần trường ĐHKT phải trên 100 đồng rồi.
.
.
.
Bên phải khu Đài Chiến Sĩ này, là khu vực Tiểu Khu, đất rộng, chỉ có vài căn nhà trong đó, kéo về hướng đông ra tới đường Ng Du là con đường vòng đai bọc phía đông từ đầu tỉnh, đi qua phía sau chợ Cũ có lối rẽ phải, đường 303 đi Quản Lợi. Đường Ng Du này tiếp tục đi thẳng tới phi trường AL nằm ở mặt bắc. Tượng đài nằm ở đó, trên bãi thả dù tiếp tế cho AL, bãi này kéo dài từ bên phải đài, qua bên trái là ngay sân vận động trong chiến trận đầu năm 72, nên có những kiện hàng đã rơi trúng làm bể những bậc thềm và lan can của tượng đài. Kể ra cũng hy hữu, không có trái pháo nào của VC nổ ngay đúng anh chiến sĩ, ngày đêm đứng trên tượng đài không thèm chui vào hầm, tuy nhiên kiện hàng nặng tiếp tế thì có va vào đây, dưới chân anh, rất tiếc anh chiến sĩ này không cần ăn uống gì nữa.
.
.
Nói về con mắt mỹ thuật, thì Đài Chiến Sĩ nơi đèo heo hút gió như vậy thì tượng đẹp vừa đủ cho nơi đó. nếu lấy chân đài làm tiêu chuẩn, thì tượng bên trên hơi nhỏ, nếu lấy tượng làm chuẩn, thì bệ đài hơi to. Đúng ra, bên trên mặt ngang của đài, cho lên cao thêm một bệ nhỏ nữa, rồi đặt tượng đang di hành lên trên thì tương xứng hơn. Người đứng gần, tầm nhìn không bị bệ đài che mất hai đôi giầy của người lính, và hai đôi chân, để thấy anh ta đang chạy xung phong?.
.
.
Sự giản dị của bệ bên dưới có cái hay của nó, nhưng rồi, chung số phận của những kẻ bị thua cuộc, tất cả thành cát bụi bởi bàn tay của kẻ chiến thắng phá xập. Nếu giữ lại nó có lẽ hay hơn, thành di tích cho những điểm chính để thu hút khách du lịch sau này, của cả hai bên trong trận chiến của qúa khứ, về thăm lại chiến trường xưa.
.
.

.
z-td-anloc-daichiensi.jpg picture by tddesign
.
.
.
z-td-anloc-daichiensi.jpg picture by tddesign
.
.
z-td-anloc-vitri-4-72.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
z-td-anloc-daichiensi.jpg picture by tddesign
.
.
.
an loc binh long va toi . duongtiden . duongtiman . tuong dai chien si an loc .
.
.

Thursday, June 24, 2010

An Lộc, Bình Long và tôi, một truyện dài .... Bài thứ bẩy tiếp tục . . By duongtiden.

.
.

.
.
.

.
.


Bài thứ bẩy .. anh bán cà rem trước trường tiểu học  .....
.
.
.

Trở về với sân trường tiểu học An Lộc, cái trường tỉnh lỵ có sân khá rộng, chia làm hai sân, sân sau ở phía dưới, dẫy nhà phòng học của những lớp nhỏ. Không hiểu tại sao tôi lại gọi là phía dưới, đó là nhìn về hướng bắc, dẫy nhà lớp học thật dài này có nền thấp, chỉ cao hơn mặt sân chừng vài chục cm. Còn tôi thì đứng ở dẫy lớp học cao hơn ở phía nam, khu lớp nhì và lớp nhất ở dẫy phòng học ngắn hơn song song với dẫy phía bắc, thẳng góc với quốc lộ. Từ đầu tỉnh vào theo quốc lộ 13, thì gặp dẫy lớp học này trước, nhà có nền khá cao phải đến trên 40cm, có vài bậc thềm bước lên, đứng từ đó trên hành lang phải coi chừng bước hụt sẽ bị té xuống sân, nhìn về phía trước, cách cả trăm mét, qua hai cái sân rộng mới tới dẫy lớp học mà tôi nói ở trên. Trường có một cổng dưới, coi như cổng chính, rồi phía trên gần lớp tôi học, có thêm một cổng nữa, nhỏ thôi và không xây cột to với bảng tên cao treo bên trên như cái cổng dưới đồ sộ. Có lẽ tôi chỉ nhớ nhiều hơn về khu trên này khi học lớp nhì và lớp nhất nơi dẫy nhà này, còn thì không có chuyện gì cần đi tới tuốt lớp học bên dưới, gần sát ra khu nhà ở nhỏ, còn đi vệ sinh thì ngay sau khu nhà ngang, sau văn phòng trường ở khoảng giữa. Dẫy nhà dọc đường bên kia hướng bắc là khu trường tiểu học Thượng, sau dẫy lớp học hướng bắc có một hàng nhà biệt lập quay mặt ra đường, có vài căn đầu dành cho các thầy dậy trong trường tiểu học cư ngụ. Hãnh diện nhất là làm học trò giỏi, được thầy cho phép cầm chồng tập vở gom lại trong lớp, đi theo mang về nhà cho thầy chấm bài. Chỉ mấy đứa học giỏi mới được ban cho cái đặc ân được bê chồng tập đi theo lẽo đẽo theo thầy về nhà.
.
.
.
z-td-anloc-tieuhoc-0.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
 

Bên cạnh dẫy phòng học lớp nhất về hướng nam là coi như hết ranh của trường tiểu học, có hai căn nhà lùi rất xa từ mặt đường quốc lộ, đối diện bên kia là toà Tỉnh Trường. hai căn nhà này hình như dành cho gia đình sĩ quan ở. Tôi còn nhớ cái sân rộng này mọc đầy cỏ tranh khá cao, từ lớp học, nhìn qua cửa sổ là cái sân rộng này, có lần cỏ khô bị cháy trụi ở cái sân trước. Thiệt là vui, tụi con nít bỏ lớp học vì bị khói xông vào của sổ, con nít túa chạy ra coi, cỏ tranh khô cháy lẹ lắm, tụi tui tha hồ chạy đi kiếm chổi, kiếm cây đi đập tắt đám cỏ cháy này. Chắc có lẽ do người lớn ở bên đó hút thuốc quăng tàn ra cỏ chăng.
.
.
.
 

Ở lớp Nhất, có học chung với con nhỏ tên Nina, nó đẹp lắm, ở gần nhà, ba nó là sĩ quan Thiết Giáp mới đổi tới mang theo vài chiếc xe bọc sắt, làm trại dưới phía cuối cư xá tôi ở. Gia đình nó lấy miếng đất còn sót lại của cư xá về hướng tây, ba nó cho cất lên cái nhà mái tôn vách cây cho gia đình nó ở. Mang mấy người tù mặc quần áo nâu nhạt từ đề lao là nhà giam của tỉnh cách đó không xa, ngay sau Ty Công Chánh đến làm nhà, mấy người này không bị canh gác gì mấy. Một buổi trưa, tôi đi qua đứng coi, thấy họ thui một con chó, hay con cầy từ sáng rồi ngồi quanh vòng tròn ăn cơm thịt chó, mấy người tù nói tiếng Bắc Kỳ, lũ con nít tui lẩm bẩm, Bắc Kỳ ăn thịt chó (lúc đó tui không biết mình cũng là Bắc Kỳ), bàn nhau, họ là dân làm trong đồn điền, đi theo VC rồi bị nhốt tù chăng. Nina còn có con nhỏ em gái sát tuổi nó. Có lẽ tui cũng từng ngồi chơi bánh đánh đũa với hai đứa này, có trái banh tennis cũ thẩy tưng lên khi trải đũa ra rồi lượm đũa gom lại thật nhanh, có khi cầm bó đũa đánh vào khỷu tay cùi chỏ mấy cái trong khi coi đếm được mấy lần, trò chơi con gái, kèm theo luôn chơi rải ô quan, vẽ khung ra đất, rải hột me. Có lẽ tui thấy sướng tê mê khi chơi chung với con nhỏ Nina này. Chỉ nhớ là nó tóc dài, đẹp. Ngoài ra không nhớ nó ra sao nữa. Còn nhớ thêm là ba nó, đội mũ bê rê đen, đeo súng Colt ngang ngực, hình như là trung úy, chỉ huy mấy cái xe bọc sắt bánh cao su đạn bắn không lủng to tướng. Hỏi ba tui là tại sao ông ta không đeo súng ngang hông, ba nói đứng trong xe thiết giáp, nhô người ra thì đeo súng ngang trên ngực dễ rút ra hơn, đeo ngang hông thì dễ vướng vì trong xe chật chội, nghe rất có lý.
.
.
.
z-td-anloc-tieuhoc-0.jpg picture by tddesign-1
.
.
 
Mấy đứa trong lớp thì chọc phá nói tui và con Nina chịu nhau, hẹn mặc quần áo có chung mầu, tụi nó chỉ ra là quấn áo hai đứa mặc đều có mầu lẫn lộn giống nhau. Lúc đó đi học không phải mặc đồng phục quần xanh áo trắng, mà chỉ phải mặc đồng phục khi có lễ và được dặn trước thôi. Tui nhìn nó chỉ nhớ nó cười vì lời chọc này, mà không thấy nó nói gì hết. Không nhớ tên thật cô nàng là gì, có lẽ là Na, Ni Na viết rời ra. Lúc tôi về Saigon học, không nhớ là gia đình nó còn ở lại An Lộc hay không, chỉ biết là những khi tôi về Bình Long chơi, hay về mùa hè, không nhớ là tui có đi tìm nó hay không, chắc là quên người đẹp con nít Nina này rồi vì Saigon nhiều thứ vui và lạ hơn. Hay là lúc đó học trung học con trai riêng, không học chung với con gái, nên quên mất chuyện chơi với con gái rồi.


.
.
Chơi với con gái là chỉ để gần con Nina vì thấy khóai thôi khi chung đụng với con gái, còn chơi với mấy đứa con trai cùng lứa trong cư xá là vui nhất, mới đã nhất. Chơi đánh “gồng” có hai khúc cây một ngắn một dài, đào cái lỗ dưới đất, để cây ngăn ngang lỗ rồi dích văng xa bằng cây dài, đứa bên kia lượm cây ngắn quang trả về lỗ, nếu đụng cây dài để bên cạnh là coi như bị lấy lại phiên chơi. Rồi “táng” tung cây nhỏ lên trời đánh văng xa bằng cây dài, rồi “gồng” là để cây nhỏ chổng đầu lên trong khe lỗ dài, đập một đầu cho nó tung lên rồi trong lúc còn ở trên không, đánh trúng cho văng ra xa. Bên thua sẽ bị phạt “u” là nín hơi kêu u u u … chạy dọc suốt khoảng dài được giao ước trước là u mấy táng? Đưá nào “u” đứt hơi là phải ngưng u thở vào là bị táng cho u lại, táng là thẩy cây nhỏ lến, đánh văng ra xa bằng cây dài, rớt xuống đất, lại từ đó táng tiếp. Táng từ nhà tôi ra theo đường trước, táng ba cái là tới hàng rào Tiểu Khu hay Tòa Hành Chánh dễ dàng.
.
.
Ngoài ra là chơi đào lỗ, ném banh tennis, đào một hàng lỗ gần tường, mỗi đứa có một lỗ, thả lăn banh vào đó, vào lỗ của đứa nào thì nó chạy tới lượm banh ném vào lũ còn lại đang phải chạy xa ra né. Đứa nào bị banh ném trúng thì bị phạt, đứng xòe bàn tay lên tường cho mấy đứa khác ném banh tennis vào tay, trúng mặt trên bàn tay nhỏ bé thì khá đau đó, có đứa đau chẩy nước mắt luôn …. Có đứa thương bạn chỉ ném nhe nhẹ thui.
.

.

Thời gian đó, rừng cây cao su còn mọc sát đến đầu tỉnh, tơi ngay gần sân vận động mới dứt, về phía tay phải từ SG lên, rừng cây cao su còn kéo dài đến khu đất đối diện với sân vận động, sau này có Đài Chiến Sĩ ở đây. Lúc tôi ở đó cho tới 1963 thì chưa có đài kỷ niệm này. Trong suốt thời gian bị bao vây ba tháng, 8000 trái đạn rớt xuống trong hai tiếng trên 400 mét vuông của “ba xạo” Phan Nhật Nam viết theo tưởng tượng là có trung bình 20 trái đạn pháo nổ trên một mét vuông, thì đài kỷ niệm này vẫn còn gần nguyên vẹn tượng chiến sĩ đứng cầm súng đi bộ bên trên, chỉ sứt mẻ chung quanh bệ đôi chút. Chỗ này chỉ cách trung tâm hầm chỉ huy của tướng Hưng sư đoàn 5 không tới 200 mét. Thành ra số đạn pháo kích vào thị xã An Lộc, nhất là vào khu trung tâm tòa Tỉnh Trưởng, Tiểu Khu, Chi Khu và bộ chỉ huy sư đoàn 5 không lên tới con số kinh khủng 8000 ngàn trái cao điểm trong một ngày, trong vài giờ, hay 200 ngàn trái đạn trong suốt thời gian bị bao vây ba tháng, con số này quá cao và theo tưởng tượng, vì nhìn hình không ảnh, hình chụp gần sau cuôc chiến, sự đổ vỡ của nhà cửa thì chỉ hư hại mái, còn khung nhà vẫn còn nguyên, trừ một ít căn xây bằng vật liệu nhẹ bị cháy tiêu. Lúc tui ở An Lộc thì chưa thấy có đài chiến sĩ cầm súng đi bộ này.
.
.
.
 
z-td-anloc-aerialsouth.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
 
Lớp học tiểu học của tôi cách hầm tướng Hưng 100 mét, nhà tôi cách đó 120 mét theo đường thẳng, sau trận chiến, nhìn không ảnh thấy vẫn còn nguyên, có lẽ chỉ bể mái mà thôi. Chứ mô tả kiểu chưa đặt chân vào An Lộc của Phan Nhật Nam, 20 trái đạn trên một thước vuông, hay kiểu mô tả của VC: đế quốc Mỹ thả bom B52 vào nhà thương BL, nơi đây chỉ cách hầm tưóng Hưng chừng gần 200 mét, thì tất cả thị xã thành bình địa toàn hố bom B52, mỗi cái to bằng cái ao, cách đều nhau, chẳng còn có cái gì đứng vững để sau đó có những phái đoàn bay vào thăm chụp hình như củaTổng Thống VNCH vào đầu tháng 7, của những nhà quân sự nổi tiếng, như Sir Robert Thompson lần lượt sau đó. Hình chụp sau cuộc chiến cho thấy toàn khu phía Nam những  nhà cửa, cơ sở phòng thủ đều còn tường và mái, chỉ một số ít bị cháy rụi. Ngay căn nhà liên kế mà gia đình tôi từng ở, vẫn còn nguyên, dĩ nhiên là sẽ xác xơ với lỗ đạn và bể mái, chứ không tan thành bình địa bởi bom B52 theo tưởng tượng của VC, hay theo bàn đèn thuốc phiện 20 trái đạn trên thước vuông trên 400 mét vuông của Phan Nhật Nam.
.
.
Ngay dẫy phòng học lớp Nhất là sân chính với cột cờ của trường tiểu học, kế sát đó là cổng phụ trên QL13, nơi đây là chỗ bán quà bánh cho con nít chúng tôi. Có hai vợ chồng người bán nước, hình như có cái xe được đẩy tới, rồi cái bàn kê ra mỗi ngày, rồi lại dẹp đi khi tan trường. Hình như cũng có mấy người gánh, hay bê thúng tới bán xôi, bán đồ ăn gì đó. Hai vợ chồng bán nước uống, anh chồng có con dao chặt nước đá, dao hình chữ nhật với hàng răng cưa lớn, cưa vào cục nước đá lấy ra từ cái thùng cây, trong có vỏ trấu và vải bao gạo sợi to mầu vàng để giữ lạnh cho đá cục bớt tan. Anh chồng cứa cục nước đá to, chặt một cái ra cục nhỏ, đổ nước rửa tráng một cái, rồi cho lên cái bàn bào đá, bào đá xuống tô, rồi nhận nước đá vô cái ly, xịt si rô ngọt lên trên, ba mầu, rồi hình như chỉ như vậy, trút tay hay ra giấy đưa cho tụi tui mút chùn chụt đá bào nhận xi rô hay cắn đá ăn. Ngoài ra còn có những thứ linh tinh như chùm ruột ngâm chua ghim vô cây tre dài nhỏ, hay tầm ruột ngâm ngọt thành mứt, kẹo bánh lung tung, hình in thành tấm lớn, mua tấm lớn rồi cắt nhỏ ra để chơi tạt hình, hay chơi “dích” hình, nói chung là những thứ mà con nít hay mê ăn hay mê chơi lắm, bây giờ già rồi nhớ hổng hết nổi những thứ hấp dẫn thời thơ ấu đó. Trước cổng trường này là chỗ bán hàng kiếm sống của một vài người lớn.

.
.

Rồi một hôm ở cái cổng trường tiểu học vùng đất đỏ An Lộc này xuất hiện một nhân vật mới, anh ta đầu trần mặt rám nắng người cao ốm, chân đi đất, tay rung cái chuông kêu keng keng, tay ghì ghi đông, quay cái xe đạp đàn ông, vòng bánh 700, xe cũ kỹ, quay xe ngang qua, chân đứng trên bàn đạp, tay gạt chuông xe đạp kêu kinh kong, đứng yên hồi lâu, xe đạp đứng tại chỗ, anh ta cỗ gắng không chống chân xuống đất mà cứ xoay tay ghi đông, quẹo mình qua lại giữ thăng bằng cho xe và người đứng tại chỗ, không té. Rồi lại quay một vòng, biểu diễn thêm, miệng bắt đầu rao : “cà r e e e m … cà re e e m … câ â ây đây”. Rồi anh ta dưa chân qua khung xe nhón mình nhẩy xuống đất, quay cái xe đạp, đằng sau yên, bọc ba ga là cái thùng bọc sắt tôn, có nắp đậy. Đó là thùng đựng cà rem, có hai lớp, chứa trấu ở giữa và bỏ muối hột, để giữ cho cà rem thỏi khỏi chẩy. Anh ta bán cà rem cây.
.
.
Sự mới lạ được mang đến cổng trường, nhân vật mới, hành động mới, món hàng ăn chơi cũng mới, cà rem cây, mà trước đó chưa có bán ở cổng trường. Anh ta chỉ tới vào giờ ra chơi, tan trường về, và tới buổi trưa trước khi trường mở cửa lại. Khi tới anh ta lại gạt kinh kong cái chuông xe đạp, rung leng keng cái chuông bán cà rem, huýt sáo nhạc thời trang, cua xe đạp biểu diễn, thế là bọn con nít vỗ tay rần rần và dĩ nhiên là anh ta bán cà rem đắt hàng lắm. Vài ngày như vậy, chưa có gì xẩy ra, chỉ thấy hai vợ chồng bán hàng nước đá dòm nghó anh này bằng cử chỉ khó chịu, có khi hắt cả thau nước dơ về phía xe đạp cà rem của anh này.
.
.
Mở nắp thùng kem ra, anh ta lôi ra một cái thớt nhỏ bằng cây, để lên trên thùng, kéo trong thùng ra một thỏi cà rem dài hình chữ nhật chừng hai gang tay, tay cầm con dao, khứa nhẹ, chia đều ra từng thỏi, rồi khứa sâu cắt ra một cục cà rem chừng hai đốt tay, bề kia chừng 5cm, kéo cây tre đã chẻ sẵn vuốt đầu nhọn, cắm vào thỏi kem, đưa cho tên nhóc tì mua cà rem, rồi lại cho thỏi kem chưa bán tiếp trở lại vào thùng cho khỏi bị chẩy, thường là kem đâu xanh mầu xanh lá cây nhạt, kem sầu riêng mầu trắng, hay kem vị sô cô la mầu nâu nhạt. Lúc ở không, anh ta lôi cây tre ra chẻ nhỏ làm cây cắm cà rem, rồi dắt lên hai vành tai. Ở nơi nóng, đầy nắng vùng đất đỏ này, thì kem quả thật là món hấp dẫn số một, và dĩ nhiên hổng có rẻ, không nhớ giá lúc đó là bao nhiêu, tuy nhiên cũng hợp túi tiền của những nhóc tì tiểu học từ năm cắc tới một đồng. Bây giờ nghĩ lại, hai bàn tay anh ta chắc là không sạch rồi có bụi đất đỏ, không biết có chùi rửa không, bốc cắt kem, rồi lại cầm tay ghi đông xe, hay móc cứt mũi, dụi mắt, chưa nói là hỉ mũi, cây tre cắm dắt lỗ tai, thế mà không có ai phàn nàn gì hay biết đó là dơ dáy theo tiêu chuẩn Mỹ ngày nay, kem vẫn ngon, vẫn hấp dẫn. Giờ nghĩ lại thì cái gì lúc đó cũng dơ bẩn hết mà chẳng có nhóc tì con nít nào đau bụng, có lẽ bị cũng không biết nữa. Còn kem cây làm sẵn, bọc giấy hay rời ra như ở SG thì lúc đó không có trên Bình Long xa xôi, chỉ có kem thỏi dài, cắt nhỏ ra, cắm cây tre tùy theo muốn mua cỡ to hay nhỏ.
.
.
Rồi thì một hôm, tôi đứng trên hàng ba cao của lớp học, có hàng cột bên ngoài, nhìn xuống cổng trường ngắm anh bán cà rem. Hai vợ chồng người bán nước đá và đồ linh tinh bắt đầu cãi vã lớn, chửi rủa anh bán cà rem là cướp mất khách con nít của họ, đuổi anh ta đi, vì họ đã dành được chỗ bán ở đây từ lâu rồi. Lời qua tiếng lại gì đó, anh ta không đi vì đang có nhiều nhóc tì mua cà rem. Người chồng lớn tuổi bán nước đá, anh ta ăn mặc sạch sẽ nhìn có vẻ có tiền hơn anh bán cà rem đi chân đất, quần áo bạc dơ. Anh bán nưóc đá, cầm con dao chặt đá tới gần doạ anh cà rem, sau đó chém dọa mấy cái, rồi anh này chém thiệt, anh cà rem đưa tay lên đỡ, máu chẩy ra. Con dao chặt đá là con dao dầy và cùn để cưa chặt đá, nhưng cũng làm tay anh kia chẩy máu.
.
.
Tôi đứng trên này thấy hoa mắt, lợm giọng, thấy muốn nôn ọe, cái cãm giác khó tả, lần đầu tiên trong đời tôi, đứa con nít thấy người ta chém nhau, giành ăn, giành kiếm sống, lồng ngực tui đánh thình thịch, thấy ghê tởm, thấy sao mà cuộc sống có cái bần tiện bẩn thỉu của nó. Anh cà rem, cởi áo ra, bọc cánh tay chẩy máu lại, dựng xe đạp có thùng kem bị ngã xuống đất lên. Nhìn anh ta cố gắng lên yên xe bằng một tay, một cách khó khăn, chậm chạp đạp bỏ đi. Lũ con nít kinh hoàng nhìn theo.
.
.
Sau đó thì tôi cũng chẳng mua đồ của hai vợ chồng bán nước đá nữa, tôi nhìn cái mặt ông chồng cũng chẳng có gì là gian ác, mà vác dao chém người ta, chi vì dành ăn buôn bán. Hôm đó chuyện xẩy ra cho tôi cái cảm giác kỳ lạ, nghĩ về cuộc sống, cho dù mới chín mười tuổi, thấy cái lạ kỳ có phần chán nản. Cho dù tui đã ghiền gẫm nhiều cuốn truyện thuê không mất tiền từ các truyện nghèo khổ của Victor Hugo, Hồ biểu Chánh viết ra “nồi cháo lú” những câu chuyện nghèo khổ cùng cực đau đớn … nhưng khi nhìn thấy người ta chém nhau trước cổng trường con nít học vì dành chỗ kiếm sống, tôi thấy cuộc đời có mầu máu đỏ kinh hoàng chẩy theo cánh tay của anh bán cà rem. Một nhân vật khó tả. Anh ta không trở lại cổng trường nữa, tôi lấy làm lạ, vì mất cái chỗ bán đông nhất, nhiều nhất.

.
.
.
z-td-anloc-embankem.jpg picture by tddesign-1
.
không có hình anh bán cà rem, lúc đó nhỏ quá chưa biết chụp hình, có chắc cũng không có máy hình. Tìm thấy tấm hình em bé bán cà rem này trên trang photo sưu tầm củ PMH KT71. Em bé này quần áo còn lành lặn, áo ca rô, đi chân đất, có lẽ vì thích đi đất, hồi nhỏ tôi cũng vậy. Sau này, sau 75, khi đạp xe tới gần Chơn Thành, tôi thấy nhiều em, không có được cái áo, nếu có thì vá đâynầhững miếng vá chằng chịt. Lúc này thì An Lộc đã có cà rem cây đúng nghĩa là kem được đổ khuôn với cây cầm có sẵn trong đó.
.
.
.
 

Một hôm đi học về gần trưa, tôi nghe tiếng chuông kinh kong xe đạp quen thuộc phiá sau, quay lại, té ra là anh bán cà rem, anh ta nháy mắt cười với tôi, đạp qua mặt, rồi bất thình lình quay ngược xe lại, ráng đứng trên hai pê đan, bàn đạp xe, tay gồng ghi đông lắc qua lại để giữ thăng bằng, xe đứng yên một chỗ mà chân vẫn hổng đất. Tôi vỗ tay rồi mua kem ăn, hình như anh ta cắt cho tui cục kem bự hơn. Anh ta hỏi tôi ở đây à, tôi gật đầu chỉ vào căn nhà trước mặt trong khu cư xá công chức. Lúc này, cư xá toàn tỉnh chỉ có khu này, và vài nhà rời ở lẻ tẻ những chỗ khác. Năm khối nhà liên kế, trước mặt bịnh viện Bình Long, và bên hông khu Tòa hành Chánh và Tiểu Khu.
.
.

Mấy ngày sau, thì tôi thấy ngày nào anh ta củng đi qua bán lảng vảng bên khu cư xá, không có mấy qúy vị con nít khách hàng, vì phải bận đi học, anh ta thấy tôi đều mời mua kem và gợi chuyện. Tôi thì củng thấy thương hại anh vì bị người ta chém, bây gìờ không dám đến bán trước cổng trường tiểu học nữa. Nhưng không phải lúc nào tôi củng có tiền mua cà rem, nên có lúc không mua, thì anh ta gạ bán không lấy tiền hay cho thiếu. Tôi nói ba má không cho phép làm như vậy. Anh ta gạ chuyện, xin tôi nước uống, đổi lấy cà rem. Tôi trả lời sẽ lấy nước cho anh ta uống, nhưng không lấy cà rem, vì nước có sẵn. Lúc đó, tôi còn nhớ là anh ta có con mắt lanh lắm, đảo qua lại nhìn khắp mọi nơi. Từ đó anh ta hay ghé trước nhà tôi ngồi nghỉ, và xin nước uống.
.
.
Một hôm anh ta hỏi, tôi ở nhà có một mình à, tôi gật đầu, anh ta hỏi ba tôi làm gì, tôi không trả lời, vì tôi thừa biết anh ta dư sức biết ba tôi làm công chức nên mới ở trong này. Rồi bất thình lình anh ta hỏi tiếp, trong nhà có súng không?. Câu hỏi này làm tôi ngạc nhiên, nó chẳng dính líu gì đến chuyện bán cà rem của anh ta. Tuy nhiên tôi cũng nói: ở trong này, nhà nào mà không có súng. Tôi không kể cho ba nghe về chuyện có người hỏi nhà mình có súng không. Chuyện có súng vào lúc đó thì ở thị xã An Lộc này nó là chuyện bình thường. Thị xã có thể cắt ngang làm hay phần, lấy đại lộ Hoàng Hôn làm ranh bắc nam, phía bắc, là toàn khu dân cư, trừ phi trường và đồi Đồng Long, phía Nam toàn căn cứ, cơ sở chính quyền, tiểu khu, thì phần phía Nam thị xã, nhà nào mà không có súng, toàn là cơ sở hành chánh, cư xá công chức, và trại gia binh.

.
.

Thấy dọ hỏi, mà tui cũng chẳng nói gì, sau cũng không thấy anh ta lai vãng bán cà rem trong cư xá nữa. Má lúc này ở Saigon thường xuyên hơn, mỗi tháng lên ở An Lộc một hai ngày gì đó rồi lại đi. Một hôm má lên, chủ nhật ở nhà nấu nướng và ăn uống, nghe chuyện Saigon của má. Ngày hôm sau ba đi làm về cho biết, nhờ má lên nên ngày hôm qua ở nhà mà thoát chết, ba kể hôm qua chủ nhật đáng lẽ đi dự lễ giỗ Đình, Đình nằm ở khu bến xe đi ra bìa tỉnh về hướng tây, đi sâu vào nữa. Ty Công Chánh có làm đường tu bổ lối đi vào Đình, nên họ có mời vài người của Ty Công Chánh đã giúp sửa đường đến ăn mừng lễ cúng Đình cùng với ăn tiệc sau đó. Sau lễ cúng Đình thì đặc công VC ném lựu đạn vào tiệc, có người chết và bị thương. Người ta bắt được tên VC ném lựu đạn, là người đi xe đạp bán cà rem trước Đình. Ba nói có thể đã thấy anh bán cà rem này trong cư xá trước nhà, và có đi bán chung quanh khu nhà ở của công nhân làm việc cho Ty Công Chánh. Ba hỏi tui có biết anh bán cà rem này không, có lần ba nhìn thấy anh này, cao, ốm, đi xe đạp đàn ông bánh 700. Tui im lặng không nói gì hết. Người ta bắt được anh ta tại chỗ vì đúng lúc đó có xe của cảnh sát đến dự lễ, họ đến trễ.
.
.
Thêm một chuyện phức tạp xẩy ra như vậy, làm cho cái đầu óc con nít non nớt của tôi, chín mười tuổi, đã phải làm chứng nhân cho chuyện sống còn của người lớn, của lịch sử kỳ quặc như vậy. Nếu tôi trả lời trong nhà có súng gì với chi tiết đầy đủ thì anh tbán cà rem đã xông vào, lụi cho tui một dao rất im lặng, cướp súng trong nhà đem đi, hay một ngày nào đó, anh ta cũng sẽ quăng một trái lựu đạn vào nhà tôi. Tôi không hình dung được anh ta lại là một đặc công VC, nằm vùng, la cà bán cà rem chung quanh những khu cần được theo dõi. Khi bị chém, thì anh ta dư sức chém lại ông ban nước đá, nhưng lặng lẽ rút đi vì không muốn bị um xùm, cảnh sát đến sẽ có thể bị lộ ra là VC nằm vùng. Giữa người thường và VC có khác gì đâu, ai cũng có thể là VC và cũng không là VC, mọi người đều giống như nhau thôi. Nhìn anh ta bị chém, đưa tay lên đỡ con dao của người bán nước đá, tranh giành vào đồng cắc của tụi con nít nhi đồng, tôi đã thấy nghẹn họng, sững sờ thấm thía chuyện cuộc đời trong thế giới của người lớn. Giờ biết anh ta là tên VC khát máu, nhưng đâu giống như trong hình vẽ tuyên truyền, tay cầm mã tấu chém đầu người, nay thì anh ta cầm lựu đạn ném chết được nhiều người hơn, có mấy người làm đường cho người dân đến Đình dễ dàng hơn, nói chung là những người làm cho chính phủ VNCH, và người dân sống trong chế độ không CS không tự nguyện theo VC là đủ đáng tội chết rồi. Tôi càng hoang mang hơn, cái óc non nớt thấy chán cho sự phức tạp này.
.
.
Tôi không thể hình dung, anh ta không có vẻ gì là tàn ác dữ dằn, chỉ có đôi mắt láo liên quan sát, lúc đó làm người thanh niên kiếm sống bán cà rem trong tỉnh, chắc chẳng ai để ý, thời gian đó còn thái bình, chưa thấy ai bị chận xét giấy quân dịch, hay bị thắc mắc tại sao làm thanh niên mà chưa đi lính, có lẽ lúc đó chưa có chuyện phải đi quân dịch. Lúc anh cà rem bị ông bán nước đá chém, trong thùng cà rem của anh ta đang có trái lựu đạn nào dấu trong đó hay không, chỉ thấy anh ta không chống cự, chỉ bỏ đi với cánh tay đầy máu. Ông bán nước đá chắc không hề biết mình đã lập thành tích chém một tên đặc công VC.
.
.

Chuyện xẩy ra, làm tôi suy nghĩ một thời gian. Tuy nhiên nghĩ tới những người bị ném lựu đạn chết, tôi không hề thắc mắc hỏi han là người ta đã làm gì đối với anh bán cà rem kiêm đặc công VC này, mà theo thời gian lúc đó, phải gọi là tên đặc công VC. Có lẽ sinh nghề thì tử nghiệp thôi. Nghiệp bán cà rem thì chỉ bị dao chặt nước đá chém, còn nghề đặc công thì có vinh có quang, có tử của nó thôi.

.
.
Từ đó trở đi, tôi rất nghét những người tò mò hỏi tôi trong nhà có gì không? Có chứ, có nhiều thứ lắm, những tôi cất kỹ trong óc tôi trong tâm tôi, sẽ không ai biết. Tôi chưa hề kể lại chuyện anh bán cà rem, cũng là đặc công VC giết người cho ba má tui biết, rồi tự quên đi cho tới ngày nay, nghĩ lại, vẫn còn nhớ anh bán cà rem, quần áo giản dị, chỉ một mầu bạc phếch, không nón, chân đất, chuyên biểu diễn xe đạp, cái xe đạp cũ mèm, cái chuông kinh kong trên ghi đông gạt qua gạt lại, cái chuông leng keng lắc trên tay, chuông bán cà rem. Anh ta chuyên chạy xe qua mặt tôi, ròi bất thình lình, đạp ngược pê đan, quay lại, bắt đầu biểu diễn vòng cua xe đạp thật gắt, quay lại, ghìm ghi đông, lắc qua lại, đứng yên trên pê đan hồi lâu rồi mới nhẫy phóc xuống, cười hỏi em ăn cà rem không? . Tôi lắc đầu không có tiền, rồi vô nhà lấy cho anh ta ly nước uống. Bây giờ thì đổi lại: lấy cho tên đặc công VC ly nước uống, để anh ta có sức sau này thẩy cho ba tui một trái lựu đạn, nhưng may mắn, ngày hôm đó má lên chơi, nên tui và ba má nấu cơm ở nhà ăn với nhau, nên ba thoát chết. Cái tuổi thơ của tui trên thị xã An Lộc, có ông bán nước đá chém đặc công VC bán cà rem vì dành mối kiếm ăn của con nít mà không biết. Có tui lấy nước cho đặc công VC uống vài lần, trong khi có hai khẩu súng trong tủ áo, một khẩu tiểu liên nhỏ dành cho tui … vì nó nhỏ tui bắn được, sao mà cái tuổi thơ của tui nó phức tạp như vậy, từ những chuyện mơ mộng thiên đường trong những cuốn truyện thuê miễn phí dưới chợ Cũ, tới chuyện Phong Thần hô phóng phép lên trời, cho tới những xác chết nằm trên băng ca chạy vô bịnh viện BL, cho đến những tiếng cà nông 105 mm dề pa bắn đi, cho tới trái lựu đạn, lần đấu tiên mang xuống dưới suối ném cá để biết thực hành ném lựu đạn ra sao? … An Lộc, Bình Long và tuổi thơ của tôi … của những giọt nước mưa rớt nặng trên mặt tôi khi lớn lên, trên mặt anh Lý uy Thành, trên mặt bạn bè trường Đại Học Kiến Trúc … trên mặt những người dân chạy thoát ra từ An Lộc đang im lặng nhẫn nại đứng xếp hàng dài ở Làng Cô Nhi Long Thành để nhận từng phần đồ cứu trợ … xa lắm rồi, nhưng lại đang trở về trong tôi, rất gần trong tầm mắt.

.
.
.
 
Anh bán cà rem bị chém trước cổng trường Tiểu Học An Lộc, cũng là tên đặc công VC ném lựu đạn giết người trong lễ Đình, anh còn sống không, hay đã chết trẻ, tử trận … hay đã chết gìa, còn hai vợ chồng người bán nước đá, còn ham chém ai sau đó nữa không vì tham kiếm tiền … cái xã hội thời chín mười tuổi của tôi ở An Lộc là như vậy. Nếu biết anh bán cà rem là đặc công VC, từng đứng trước cửa nhà tui xin nước uống, tui có vào trong nhà mở tủ áo, lấy khẩu tiểu liên ra, chơi cho anh ta một băng, cho xứng với trái lựu đạn của tên VC ném tới hay không? một khoảnh khắc trong cuộc đời chúng ta đã gặp nhau, tương giao, may mắn hơn, bên những cây cà rem trả tiền sòng phẳng, những ly nước được cám ơn đầy đủ …!!! bằng tiếng Việt Nam đầy đủ tình đứa con nít trong đó. Giết nhau chi, chỉ vì chủ nghĩa của những lũ da trắng rác rưởi bẩn thỉu mũi lõ. White Trash. Không có thằng da trắng nào tử tế cả, kể cả những thằng không có khả năng đến chiếm được đất VN vì nó nghèo quá bận đi lên thiên đường CS, hay bị những thằng da trắng khác đã nhanh chân đến trước dành chỗ thuộc địa mất rồi.
.
.
z-td-anloc-tieuhoc-0.jpg picture by tddesign-1
.
khẩu tiên liên bắn đạn colt 45, trong tủ áo nhà tôi.
.
 
.
 
.
 
.
.
.

Thương cho An Lộc những ngày thơ ấu của tôi … Sau này tôi ở Mỹ, nghe các bác lớn, hãnh diện tâm sự:
.
“Bác phải mua nhà ở Richardson, vì khu vực này trường học tốt nhất, hy vọng các em sẽ lên đại học hết”
.
.
 

Tôi trả lời thầm, tôi đây, hãnh diện tốt nghiệp trường tiểu học An Lộc nè, có sao đâu? chưa biết một chữ tiếng Anh lúc đó, nói vậy chữ cũng có ít chữ dắt túi rồi. Tôi cũng biết tự mang mình qua đây, cũng đã tốt nghiệp graduate school của đại học Mỹ nè, có sao đâu. Thương ơi là thương cái trường tiểu học An Lộc nhỏ bé của tôi ngày nào, qua 8000 trái đạn trong hai tiếng tưởng tượng của nhà văn nổi tiếng mà nó vẫn còn tường còn mái … vì nó quá rộng hơn 400 mét vuông, VC không đủ đạn bắn tới, nhưng giờ thì nó hoàn toàn không còn nữa. Sau chiến tranh, sau chiến thắng, người ta đã xoá bỏ trường Tiểu Học An Lộc của con nít tôi rồi.
.
.
.
 
Gìờ thì trên quốc lộ 13 trước trường cũ, đang nhắm mắt lại thì tôi thấy anh bán cà rem miệng huýt sáo, chân đất đạp xe, quay vòng bánh đứng yên trên pê đan bàn đạp biểu diễn, rồi anh nhẩy xuống, vui vẻ khoác tay ông bán nước đá, hai người thân mật ôm nhau nhẩy đồ la mi son rê gì với vòng tay thân ái, còn tôi thì ngồi bên kia đường, trên lề Tiểu Khu, đưa máy hình chụp những ngôi nhà hai ba tầng kiểu cọ mầu sắc đậm cải lương cái gì cũng có, mới mọc khít nhau dọc quốc lộ, nay đã che mất, đã đẩy xa khu trường Tiểu Học An Lộc thời ấu thơ của tôi ra phía sau đi mất vào dĩ vãng, xa xăm lắm rồi. Có thằng con ông Toản hay Toán gì đó, tỉnh trưởng Bình Long, nó đi học bằng xe Volkwagen có tài xế chở, nó xuống xe vào cổng sau, đi qua cây phượng đỏ, nó vẫy tay rất lễ phép chào tôi.
.
.
.
z-td-anloc-tieuhoc-0.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
 
Mỗi buổi trưa tỉnh lẻ mang một mầu bụi đỏ, của tiếng hát vọng cổ bài “trái gùi Bến Cát” trong chương trình vọng cổ lúc 11 gìớ sáng của đài phát thanh Saigon, vào lúc tan trường về nhà đợi ba về ăn cơm mà tôi hay nghe. Ứa nước mắt cho chuyện đứa nhỏ mất mẹ, mẹ nó đi buôn bán trên chuyến xe lửa SG Lộc Ninh, té rớt xuống đường rầy xe lửa cán chết trong khi ráng mua những trái gùi về làm qùa cho con ăn. Thằng nhỏ đứng hoài đợi má ở nhà ga … má nó không bao giờ về nữa. Có lẽ má nó là vợ anh bán cà rem, cũng là đặc công giao liên VC trên đường xe lửa Saigon Lộc Ninh hay chăng?. hơn năm chục năm sau, viết nhớ lại những giòng này, cũng có một giọt nước mắt ứa ra từ hơn nửa vòng trái đất, trên nửa đời người rồi ...
.
.

.
.
 

 

by duongtiden, duongtiman, an loc binh long va toi, truong tieu hoc an loc.
.
.


Tuesday, June 22, 2010

An Lộc Bình Long và tôi.. bài phụ lục 2, trận đánh hè 72, những tuyên truyền lố bịch, ngày nay vẫn đang xẩy ra... byduongtiden.

.
.
.
.
.
.

z-td-anloc-mo3000lie.jpg picture by tddesign-1
.
hình này chụp vào tháng 8 nâm 2007.. chuyện đang xẩy ra mấy chục năm sau tháng tư năm 1972.
.
.
z-td-anloc-vcpropaganda.jpg picture by tddesign-1
.
.

.
z-td-anloc-mo3000lie.jpg picture by tddesign-1
.
hình trên chụp sau hai trận tấn công tháng tư của VC bằng xe tăng và bộ binh, đặc công vào An Lộc. Bằng cách nhìn những vị trí của xác xe tăng VC bỏ lại để định ra khoảng thời gian. Lúc này, bệnh viện BL yêu cầu tiểu khu giải quyết vấn đề xác chết chung quanh BV nhiều qúa đã sình thối gây nhiễm độc cho những người còn sống sót. Tiểu khu cho xe ủi đất của Ty Công Chánh ở bên cạnh đào hố, và dùng những người Lao Công Đào Bình để lo chuyện chôn tập thể những xác chết, trước đó là những người bị thương được di chuyển về đây. Nhiều người cũng bị pháo kích chết theo, khi đang làm công việc chôn xác này. Khi cường độ pháo kích lên cao, thì người ta không chuyển nạn nhân về bịnh viện nữa, vì làm như vậy sẽ lại trúng đạn pháo kích và bị chết thêm nhiều hơn. Mộ tập thể này được chôn từ giữa  tháng tư, 1972. Trong hồi ký của bác sĩ Ng văn Qúi, có nói rõ chuyện này.
.

.
.
z-td-anloc-motapthe.jpg picture by tddesign-1
.
hình chụp tháng 3.2007, chưa có cái bảng ghi tội ác của đế quốc Mỹ. Những nạn nhân trong mộ tập thể này biết ai đã giết ho.
.
.
.
z-td-anloc-bsquy.jpg picture by tddesign-1
.
.
.

.
.
z-td-anloc-bsquy.jpg picture by tddesign-1
.
Ngày 7.7.1972, khà năng pháo kích của VC không còn nguy hiểm nữa nên TT Thiệu, và các tướng cao cấp nhất, không mũ sắt và áo giáp, đứng giữa An Lộc để chứng minh điều đó. Tứ tháng bẩy đó, VC đẻ ra cái ngày 3 tháng 10 sau đó, đế quốc Mỹ tàn sát tập thể 3000 dân An Lộc mang ra chôn tập thể nơi đó... khi dễ sự "ngu si" tối thiểu của người đang sống trong xứ VN hiện nay.
.
.
.
z-td-anloc-bsquy.jpg picture by tddesign-1
.
.
.

z-td-anloc-covan.jpg
.
.
Trong lịch sử dân tộc Việt, chính người Việt đã giết người Việt nhiều nhất, giết bằng đủ mọi cách, giết nhanh, giết lần mòn, ai cũng biết và cũng từng là nạn nhân và chứng nhân của những chuyện này.
.
.
.
.
.

.
an loc binh long va toi . tuyen truyen lo bich . duongtiden . duongtiman.
.
.

Monday, June 21, 2010

An Lộc Bình Long và tôi.. bài phụ lục 1 về trận đánh hè 1972 . by duongtiden

.
.

.
.
.
Nhắc đến An Lộc tỉnh Bình Long mà không nhắc đến trận tấn công vào tháng tư năm 72 của VC là một thiếu xót lớn vì địa danh này chỉ được thế giới biết đến được do đã đứng vững trong suốt trận tấn công trong suốt ba tháng này.
.
Đọc qua những bài viết ngày xưa về trận An Lộc, tôi không khỏi thấy khó chịu về những đọan viết tưởng tượng khi dễ sự "ngu dốt" của người đọc do những tay viết "nổi tiếng". tay viết VC thì tôi không bàn, vì không thấy có bài nào vào thời điểm đó, và lối viết như đậu máy bay trên mây, cho thêm thuốc nổ vào hoả tiễn Sam để bắn hạ B52 và con nít Lê văn Tám tự đốt mình để làm mồi đốt kho xăng .. còn bần cố nông ngu dốt ngàn lần hơn. Tuy nhiên những tay viết VNCH thì có những chỗ tưởng tượng quá mức không nói là ba xạo, bài được viết bên bàn đèn thuốc phiện chăng. Để viết tóm lược lại trận đánh này, nên tôi sưu tập tất cả tài liệu có thể kiếm được trên internet ngày nay để so sánh, và sẽ có bài lần lượt trên đây về trận đánh này.
.


trích bài của PNN:
“” …
Nhưng An Lộc địa ngục không phải chỉ ở vòng ngoài nơi Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù ngoài ngã ba vào Xa Cam. An Lộc đúng nghĩa, đúng là đúng từ phía Bắc Tòa Hành Chánh cho đến bãi đáp trực thăng B15, ám danh là "Khánh Ly." Từ nơi Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu cũng là bộ chỉ huy của Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù... không ngừng nghỉ, không ngắt quãng, pháo không phải là vài trái không phải là vài loạt, pháo TOT tập trung, pháo ngày, pháo đêm, pháo trưa, pháo chiều, pháo tối... pháo cả bằng hỏa tiễn, súng cối điểm giọt đổi món và cả SA-7 cầm tay là trò chơi trên không khi dưới đất không còn có mục tiêu nào để đùa. Một tiếng động của trực thăng ở trên cao đâu đó, có thể chỉ là một trực thăng chỉ huy thì đã liền ầm! ầm! Bãi đáp cạnh Tòa Hành Chánh, Khánh Ly, bãi pháo ngoài ngã ba đều cùng nổ tung vật vã.
.



Máy bay thả dù phải bay mãi trên cao, trên các cụm mây, phải nói là trên các tầng mây dày đặc mới hy vọng tránh khỏi phòng không và hỏa tiễn tầm nhiệt, thứ hỏa tiển nhỏ nhưng độc địa kinh tởm. Những cánh dù tiếp tế thả 10 cái hết 8 cái rơi ra bên ngoài, sân vận động dài chỉ 100 thước, máy bay ở cao độ trên 8,000 bộ, dù nào có thể rơi xuống được trong một bãi thả bằng lỗ mũi! Lại phải biến chế thêm dù điều khiển, dù lái. Tiếp đồ ăn cũng là một điều nguy nan.
.

Chịu pháo và thiếu thức ăn lâu ngày, nay lại có ngày đặc biệt như đêm 11 rạng 12 tháng 5. Ba mũi dùi Việt Cộng, mỗi mũi dùi là một trung đoàn đủ ba tiểu đoàn bộ phối hợp với một đại đội chiến xa đánh theo 3 hướng Đông Bắc, Tây và Tây
Nam. Mỗi mùi dùi có một nhiệm vụ riêng nhưng mục tiêu chính của dân cường tập là "bắt Chuẩn Tướng Hưng đem về Snoul, và san bằng An Lộc thành bình địa." Mục tiêu đầu thì không đạt được nhưng phần sau thì Việt Cộng đã đạt đến toàn phần. Bình địa thì không thể nói được vì cũng còn vài bức tường đứng được trên quả đất, nhưng có thể nói rằng: không một vật thể nào còn nguyên hình thù đứng được trên mặt đất. Chiếc xe Jeep, bánh xe bò, cộ dây điện, ngay cả một ống đạn đựng nước, cái nón sắt bỏ rơi. Tất cả đều có dấu vết của cuộc đại pháo kích.
.


Từ 1 giờ đến 3 giờ sáng, hơn 8,000 quả đạn rơi đầy trên 400 thước vuông , trung bình mỗi thước vuông nhận 20 quả đạn cực mạnh, loại đạn delay (đạn khoan) không cần rơi trúng hầm, chỉ cần rơi bên cạnh xong xoáy xuống một độ sâu rồi nổ bùng lên, vách hầm nào chịu đựng nổi loại đạn trên. Trong thị xã chỉ có được 2 cái hầm bằng bê-tông, một của tướng hưng, một của Đại Tá Lưỡng và Đại Tá Nhựt. Danh Tướng Mac Athur đã dọa Bắc Cao Ly, "nếu tràn qua sông Áp Lục tôi sẽ cho mỗi khẩu 105-ly giữ 1 cây số vuông...." Danh tướng lừng danh quân sử Mỹ này cũng không tiên đoán được trong tương lai ở một chiến trường tầm thường nơi hóc hẻm của một quốc gia nghèo nàn trên thế giới lại có được một trận địa pháo tới 8,000 quả đạn trong 2 giờ đồng hồ trên 400 thước vuông.
.

Chỉ có ở An Lộc, Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, tiểu đoàn ngoại hạng của binh chủng, đơn vị khai sinh ra tướng Ân, tướng Trưởng, tướng Nam, tướng Thi mới bị tổn thất nặng nề, bốn đại đội trưởng tác chiến, một tiểu đoàn phó bị thương mà không đụng được một trận nào ra hồn. Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Chí Hiếu chỉ việc nằm co dưới 3 thước hầm để đợi ngày trôi qua và dứt pháo. Chỉ có ở An Lộc mới có những bộ tham mưu làm việc 24/24 với một tenu độc nhất: áo thun, quần xà lỏn hay sang trọng hơn: một quần nhà binh cắt cụt 2 ống. Đại tá, trung tá Nhảy Dù ngồi mơ ước những hạnh phúc "lớn:"

….

Chấm dứt phần trích lại.
“””
.
.
Đọc đoạn trên viết bởi Phan nhật Nam, 8000 ngàn trái đạn trên 400 thước vuông, tôi không biết ông này viết cái gì nữa, ba mươi mấy năm đọc đoạn này, của nhà phóng viên chiến trường “nổi tiếng!!!”, tôi không hiểu cái đoạn không đầu không đuôi chui vào đây để làm gì ?. để thần tượng hóa cái gì ở đây? tưởng là người đánh máy nhầm chăng, " trong hai tiếng từ một giờ cho tới ba giờ sáng, viết rất rõ ràng ", cho dù là 8000 qủa đạn trong một ngày? cứ cho là mỗi khẩu súng, mỗi vị trí hỏa tiễn cho đi 500 trái đạn một ngày, đó cũng phải là một kho đạn lớn ngay bên cạnh nơi bắn đi. Không hiểu ông ta cương làm gì, tức là nói sảng, tức là phóng đại, tức là thêm mắm muối quá độ, 8 ngàn trái đạn trên 400 thước vuông, tưởng ông ta viết lộn, nhưng thước vuông lập lại sau đó để làm tính chia đúng, cho ra 20 trái đạn trên một thước vuông rõ ràng.
.
.
400 thước vuông của ông Nam này viết ra là ám chỉ cái gì? An Lộc, thị xã, chỉ rộng chừng 4km vuông tức là chiều dài chừng hai cây số mỗi bề, ông này viết 400 thước vuông, tức là một bề 40 mét, một bề 100 mét, chỉ rộng chừng ba bốn sân tennis dính lại, nhỏ hơn một sân đá banh! Như vậy cái vị trí 400 mét vuông này ở đâu mà hứng 8 ngàn trái đạn trên đó trong 24 tiếng, không phải chỉ 2 tiếng tức là 120 phút? trước hầm tướng Hưng, nằm sau Tòa Hành Chánh, trung tâm điểm chỉ huy cuộc kháng cự, hay 400 mét vuông chưa được nửa sân vận động Nguyễn Huệ, nơi thả dù tiếp tế, (nói lại cho ông biết cái sân vận động nó dài hơn 100 mét nhiều, trăm mét chỉ là phần ở giữa cho con nít chạy thi điền kinh 100 mét, hai đầu vòng cung nó dài ra hơn 50 mét nữa, và còn có khoảng trống chung quanh để sân đá banh ở giữa, khi đá banh sút vô gôn, banh không bay khỏi sân vận động, cái sân vận động chỉ dài 100m của ông, nó thực sự dài tới gần hai trăm mét, có thể lấy bản đồ ra mà đo từng thước), hay là sân 400 mét vuông trong bộ chỉ huy Tiểu Khu, cái sân cờ trước Tòa Hành Chánh cũng hơn 400 mét vuông rồi, nơi nào ở An Lộc mà hãnh diện nhận được 20 trái đạn trên một thước vuông? do ông diễn tả vậy. Một thước vuông, xếp được trên hai mưoì trái bạn chưa bắn, vừa lấy ra khỏi thùng, khỏi ống, xếp hàng đứng, khí bắn xuống thì một trái đạn 105 mm nổ sâu ra banh đất ra hơn một mét vuông rất nhiều, thành một cái hố, ông có đi lính Nhẩy Dù mà, phải biết chớ.
.
.
Vậy mà ông Phan nhật Nam này cố tình chứng tỏ ta đây giỏi toán, có nhìn thấy tận mắt chiến trường, hay không biết ông ta có vào tận An Lộc chưa, có từng đo 20 đầu đạn 105 ly khi nổ ra, ít nhất là như vậy trên một mét vuông. Vậy mà ông Nam cũng viết lên giấy, in vào báo lính Diều Hâu của VNCH, đúng là nằm động hút thuốc phiện và tưởng tượng ra bài ăn tiền. Không có chủ bút chủ báo chủ nhiệm nào đọc qua đoạn viết qúa ba xạo, y như con nít Lê văn tám của VC, tẩm xăng vào mình chạy trên vài chục mét, đốt kho xăng, hay tài đậu máy bay trên mây phục kích của phi công VC. Thử đổ xăng vào thân thể đốt coi chạy được hay không, hay ngã qụy xuống, quằn quại có tự đứng được hay không, chưa nói là tự chạy đi? Nói chi chạy 50 thước đến đúng mục tiêu? Khi dễ sự ngu si của người đọc đến mức thượng thừa. Nhìn hố đất do đầu đạn 105 ly nổ xuống đất coi nó có to hơn một mét vuông không, nay thì hai mưới trái đạn rớt xuống một mét vuông?
.
.
z-td-anloc-nhatoi-dtl.jpg picture by tddesign
.
Sân vận động của Tỉnh Bình Long có dài tới gần 200m hay không?
.
z-td-anloc-nhatoi-new.jpg picture by tddesign
.
Hiình trên ghi chú phi cớ OV10 là sai, chiếc này là Cessna hai chong chóng.
.
.
z-td-anloc-toatinh.jpg picture by tddesign
.
.
.
z-td-anloc-thc.jpg picture by tddesign-1
.
 

hình trên cho thấy Tòa hành Chánh, mà ngay phía sau là hầm của Tướng Hưng, vẫn còn nguyên vẹn hình thù, dấu vết đạn pháo kích trước sân chỉ lác đác, mỗi trái đạn là lỗ to hơn một mét vuông rồi cho là đạn súng cối 60 mm... dấu vết 20 trái đạn trên mét vuông của PNN ở đâu vậy??? trong truyện thần thoại nào vậy? chỗ này là trung tâm điểm quân phòng thủ, phải nhận đạn pháo hơn trung bình, VC không tập trung bắn vào đây thì bắn vô đâu cho phí đạn ... theo tính toán của PNN thì chỗ này phải trên 30 trái đạn từng thước vuông. Hình này chụp đầu năm 73 sau trận hè 1972.
.
 
.
Tòa Hành Chánh vẫn còn đó sau 72, trên hình chụp thấy rõ chỉ có vài lỗ lủng to trên mái lầu hai, nóc mái nhà vẫn còn nguyên hình, có ông phóng viên nào đã đi vào đó mô tả, Tòa Hành Chánh sụp hết lầu hai, ông PNN thì chi tiết hơn: trung bình 20 trái đạn trên một mét vuông trong hai tiếng đồng hồ pháo, mà sau trận 72, hình chụp cho thấy toàn khu chỉ huy sư đòan 5, tiểu khu, bộ chỉ huy Dù, Biệt động Quân, còn đầy đủ nhà, chỉ bể mái, mất nóc, tức là toàn khu quận sự hành chánh phiá Nam, lấy ĐL Hoàng Hôn hay đường lớn phía sau là đường Phan Bội Châu làm trục đông tây, khu này đêù còn nhà, trụ sở, chỉ hư hại nặng, chứ không bị xập cháy, gần thành bình địa như trên khu bắc ĐL Hoàng Hôn, vì khu này là khu dân cư, nhà tôn, cây hay gạch, nỏ không bền vững hay dính liền nhau để bị cháy rụi trên đường tấn công vào thành phố của bộ binh và đặc công VC, nơi có những trận cận chiến từng căn nhà.
.
.
z-td-anloc-phao105.jpg picture by tddesign-1
.
một thùng đạn tôi không nhớ rõ, chắc chỉ chứa hai trái, 8000 quả đạn trong 2 giờ, phải bắn bằng bao nhiêu khẩu pháo, tại bao nhiêu nơi và bao nhiêu đạn phải chứa từ trước bao nhiêu ngày. VC tải đạn ra sao ? hả ông PNN.
.

.
Hoang đường thay cho Phan nhật Nam, với đoạn viết như trên, như vậy mà cũng tốt nghiệp từ Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt ra … khoe tài tính toán nhân chia? 400 mét vuông đó ở đâu trong thị xã An Lộc vậy? một bề 4m nhân 100m đã là 400 mét vuông đó, chỉ là mộ con đường hẻm, ông sĩ quan Nhẩy Dù này tốt nghiệp ở Võ Bị Đà lạt, chưa biết có đặt chân vào AL hay không? và viết bài phóng sự cương bậy, tức là nói láo. Sân vận động An Lộc, ông ta chỉ cần nói là nhỏ xíu đủ rồi, cho chi tiết tới từng mét, thì làm ơn nói cho đúng. Pháo kích nhiều vô kể trong thời gian ngắn cả ngàn quả đạn, sức VC chỉ có thể bắn tới như vậy thôi là VNCH dở quá không chận và tiêu diệt được dàn pháo VC chung quanh An Lộc và đường tiếp tế bằng xe vận tải chở đạn của VC, đừng hoang tưởng nói chuyện từng mét vuông, tính tóan 8000 ngàn trái đạn trong hai giờ trên 400 mét vuông để cho ra 20 trái trên một mét vuông ... mà hình ảnh An Lộc sau trận chiến cho thấy PNN là một tổ sư dóc.
.
.
Những đoạn viết của những tay viết khác như VC bị xích chân trong xe tăng là dóc tổ, sau khi đó lại viết, VC nhẩy ra khỏi tăng khi bị bắn cháy, và bị bắn hạ chung quanh xe, thì thời gian đâu tìm khóa mở xiềng ra khi xe đang bị bắn cháy, bị xiềng trong xe thì làm sao di chuyển nạp đạn bắn phá và đi tiểu tiện ... vừa thôi mấy đồng chí tuyên truyền của VNCH. Cứ việc nói, chỉ vì đói khát khổ cực quá, tăng VC cứ mở nắp đi vào An Lộc như chỗ không người để cho quân trú phòng giải phóng họ đi về thiên đường CS, tránh địa ngục đau khổ, như vậy thấy còn hợp lý hơn là các bộ đội tăng của VC bị xiềng xích trong xe, làm sao nhẩy ra dơ tay đầu hàng khi hết xăng như các phóng viên chiến trường của VNCH tường thuật. Xiềng xích trong tăng, xiềng xích trong ổ pháo phòng không và cả trên cây, mà không thấy có một tấm hình chụp tang chứng nào được đưa lên, cho dù là hình giả tạo đi nữa, chẳng thấy ai mang xiềng xích ra còng chân xác chết để chụp hình, vì trên chiến trường, cả hai bên chẳng có ai bận tâm mang theo xiềng xích còng và chìa khóa khi giao tranh với nhau. Nghe thật giả tưởng, nhưng có những ký giả của VNCH viết như vậy.
.
.
Ngoài ra, ngồi trên pháo phòng không đeo dây nịt an toàn cho khỏi bị rung chuyển rớt ra, cũng giống như ngồi trên máy bay, phi công xa xạ thủ đều đeo giây nịt an toàn, như vậy là bị xích vào máy bay hay sao, cho khỏi sợ nhẩy xuống đất chắc. Ai leo cây mà không có giây kéo, giây an toàn cột vào người để khỏi té. Bắn súng phòng không, sức giật của súng khá mạnh phài có giây cột súng vào thân cây để khòi rớt chứ. taât cả những điều này chỉ là các chi tiết kỹ thuật, dừng mang ra tuyên truyền rẻ tiền, chỉ nói lên sự ngu dốt của người viết. Tài xế tăng, hai tay lái xe, dĩ nhiên họ phải nịt giây an toàn để xi xe chao nghiêng hay bị bắt trúng, không bị hất văng khỏi ghế ngồi. Chuyện rất giản dị. Nịt giây an toàn thì có, chứ xiếng xích chân, chuyện vô bổ láo toét.
.
.
Nếu còn có sức mang nặng, thì để sức nặng còng xiềng xích đó trở thành đạn được thực phẩm thuốc men để chiến đấu đuợc lâu dài hơn, nghe còn có lý hơn, điều này đều đúng ở hai bên. Ai xiềng xích ai, và ai giữ chì khóa mở xiềng xích đây ... và còn phải mở ra cho người ta đái ỉa và ăn uống nữa chớ, chưa kể còn phải di chuyển sửa chữa xe, sửa súng, điều chỉnh, nạp đạn ... và vân vân ... Hết chuyện viết. !!! kể cả khi xe tăng VC được triển lãm ở Saigon, cũng chẳng có thấy còng và xiềng xích nào được mang ra triển lãm cùng lúc cho coi bộ đội tăng của VC chết nhát như thế nào. Trong chiến tranh, cả hai bên đều có đủ hạng người, từ chạy trốn, đầu hàng, và nhất định chết chứ không đầu hàng. Đều có đủ, từ hèn nhát cho tới anh hùng, khỏi cần tuyên truyền như vậy.
.
.


.
bài này còn đang được thêm hình ảnh và phần chú thích, mời bạn quay lại đọc sau cho đầy đủ hơn...
.
.
An Lộc Bình Long và tôi. Trận đánh An Lộc 1972 . Phan nhật Nam ba xạo chuyện An Lộc . duongti den . duongtiman.
.


.

Friday, June 18, 2010

tôi bị dính poison oak hay là poision ivy ... by duongtiden.


.
.
.
.

.
.
.

Mấy hôm nay hai cánh tay và bàn tay bị sưng lên những nốt đỏ, rồi bị mọng nước lên bên trong như là bị phỏng. Tối thứ hai thấy ngứa ở hay cánh tay mặt trong lúc ngủ. Đoán là bị ngộ độc dính phải chất dầu của các loại cây độc. bên Mỹ này có những loại cây độc như poison oak, poison ivy hay poison sumac. Hôm chiều thứ hai, chỉ nhổ cỏ nhổ nhanh những cây nhỏ xíu chừng vài cm chung quanh gốc cây trong vườn để đánh cây cà chua ra đó hay mấy cây bông, cỏ không cao, chỉ vài cọng lưa thưa vài cây nhỏ tí xíu trong đó. mặc áo dài tay, áo lạnh bên ngoài, nhưng không đeo găng tay.
.
.
Chưa bị bao giờ, cho dù ở Mỹ đến trên ba mươi mấy năm, có thấy hình chụp, có thấy tận mắt những loại cây độc này, chưa bao gìờ bị. Hôm nay lên trên net search hình chụp và nhìn hay cánh tay thì bị y chang, mới biết là bị dính cây độc, Poison oak hay Ivy thì chưa biết, vì nếu có thì cây nhỏ xíu mới nẩy mầm mọc thôi, nhổ quăng ra sân cỏ rồi. Loại lá cây này có nhựa, có dầu trên đó, chỉ cần dính, bay vào quần áo, đụng vào da, là chất độc chui vào lỗ chân lông, làm sưng đỏ lên, mọng nước bên trong, rồi rất là ngứa, ngứa đến điên người không có  ngủ được.
.
.

Trong nhà có sẵn thuốc bôi ngứa, triamcinolone acetonic cream 0,1%, bôi vào thì dịu ngứa và tối vẫn ngủ được. Tui cũng chịu ngứa được, không gãi. Sáng nay đọc trên net thì mới biết rõ về loại cây độc này, và tác dụng của nó. Sẽ ngứa ngáy, sưng đỏ mọng nước, qua chu kỳ hai tuần rồi thì xẹp xuống và hết, các vết đỏ sẽ từ từ biến mất. Chất dầu dính vào quấn áo, đồ dùng như cell phone, sẽ tiếp tục truyền vào da nếu đụng vào. Đây lá lấn đầu nên không biết bị cái gì, phải bỏ hết quấn áơ đi giặt, vì tui vẫn mặc cái áo lạnh ra vườn những ngày hôm sau, và ngày hôm qua vẫn cắt cỏ tiếp tục, làm vườn, chỉ mặc áo dài tay đeo găng che tay lại.
.
.
z-td-Poison_Ivy.jpg picture by tddesign
.

.
Khi tắm rửa, có thể làm chất dầu cây độc, bám theo da lan qua chỗ khác, có thay ngua ngứa và da nổi sần bên hông. Đọc bài thì thấy, nếu biết thì phải đi rửa nước lạnh ngay cho hết các chất dầu độc này, cho dù chỉ chút xíu, rất nhỏ, dính vào quần áo, nếu người khác đụng vào cũng sẽ bị lây ngay. Hôm nay sẽ chuẩn bị lau chùi chỗ bị dính độc. Co rat nhiều cách trị cho bớt ngứa, và rửa sạch chất dầu độc dính vào lỗ trong da, bằng các vật dụng chất liệu ngay trong bếp như: muối, baking soda, choride, nước javel, nước tẩy, nước trà, sát muối lên vết đỏ, chà đanh cho đã ngứa và cho chất dầu độc thoat ra khỏi bên dưới da, rồi lấy vỏ chuối, mặt bên trong, chà lên ... thôi thì đủ thứ đủ kiểu. Chiếu nay sẽ thử hết, và sẽ cho biết hiệu qủa. Còn ra thì cứ chịu ngứa thì qua chu kỳ hai tuấn, chất độc sẽ từ từ biến đi và cơ thể sẽ tạo ra kháng sinh chống đỡ.
.
.
Chưa bị bao gìờ cho nên giờ mới biết. Kỳ rồi đi dự picnic của ĐHKT5 ngòai biển CaLi, tấm panô tên ai treo ngay cái cột cấm uống rượu cấm gì đó... không thể nào chụp hình được, nên tôi phải leo lên trên đám cây dọc bờ núi đá, tháo ra và mang treo lại chỗ khác, có anh Huỳnh hiếu Thuận KT68, tới phụ giúp. Lủi  bám theo các bụi cây để căng miếng panô ra, làm xong thì nhìn xuống có con nhỏ Mỹ, park ranger, là con nhỏ coi sóc trại công viên, nó nói, mày không biết trong những lùm cây đó có poison oak à, đi xuống biền rửa hai cánh tay mau lên cho khỏi bị ngộ độc sưng tay lên. Tôi và anh Thuân đi xuống biển rửa tay thật kỹ. Ngày sau không bị gì hết mừng húm. Té ra chỉ hơn tuần sau, bị ngộ độc da vì cây độc ngay tại nhà, ngay trong vườn, không đâu xa xôi hết, 11 năm hơn cũng cái vườn này, ngay chỗ đó nhổ cỏ bao lần, nay thì bị. Cho nên cai số bị là bị, tránh không khỏi ... thôi cũng bị cho biết với người ta vậy.
.
.
Để tui chữa đủ kiểu theo chỉ dẫn trên net, rồi viết tiếp nhe ... giờ thì ngứa ... và ngứa ... sẽ lấy bàn chải đánh răng, xát chà muối và baking soda, và muối lên đó cho đã ngứa và cho hết văng ra chất dầu cây độc ... ngưưưưưúa ..... ngưưưa' wá đi ... coi vậy chứ vẫn chịu nổi ...
.
.
z-td-poison-ivy.jpg picture by tddesign
.
.

Hôm qua về nhà, pha ly nước nóng nhỏ, cho baking so đa vào, muối, dấm trắng, quậy lên thành nước đặc, rồi lấy cái bàn chải đánh răng chà nhẹn nhẹ lên hai cánh tay đầy mụn đỏ, dính chùm, to như những hột đậu xanh, rất là đã ngứa. Tối bôi kem ngứa ngủ thỏai mại Hôm nay sáng ra thì tay đã xẹp xuống tình hình coi bộ khá hơn nhiều. Trên vành tay phải bị nổi một mụn vì cầm cái cell phone lên nghe, nên tay dính nhựa độc, dính vào vành tai.
.
.
z-td-poison-leaves.jpg picture by tddesign
.
.

Hôm nay thì dùng alcolhol đi bôi chùi sạch những nắm cửa , chùi tất cả những chỗ nghi ngờ tay dính nhựa độc cầm vào để tránh bị hơi nhựa cây độc làm da sưng lên tiếp tục khi đụng vào. Chỉ có chút xíu mà nhựa độc có thể tồn tại một thời gian dài. Thật là một kinh nghiêm. Đã ra vườn đi tìm cây lá độc này vẫn chưa thấy. Bây giờ đụng vào cây cỏ ngòai vườn là phải có cái cây bới tìm lá độc cho thật kỹ... ớn  qu'a rồi... chắc là cây giây leo , poison Ivy, vì ở đây không có loại cây Oak... tuy nhiên vẫn chưa tìm ra thấy lá cây này. Chiều nay Thái Sơn hẹn qua tìm dùm lọai cây lá độc này, vì nhà anh ta trước đó cũng có lọai này, và chị Sơn cũng từng là nạn nhân.. rồi... !!!
.
.
.
z-td-poisonivy-12days.jpg picture by tddesign-1
.
.

.
z-td-poison-ivy-14day.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
z-td-poison-ivy-1.jpg picture by tddesign-1
.
.
z-td-poison-ivy-2.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
z-td-poison-ivy-ts.jpg picture by tddesign-1
.
Cuối tuần ngày 24 tháng 6.10, tới phiên Thái Sơn tới cắt cỏ, chàng mang xe tới, và hiên ngang đào dùm cây poison ivy bé tí xíu và lấy hết rễ ra. Chỗ cây này mọc lẫn vào cây bông bên cạnh, không phải là nơi tôi đụng vào cây độc, chỗ làm vườn bị đụng vào ở chỗ khác. Tuy nhiên vẫn chưa tìm được xác cây con nhỏ xíu mà tôi nhổ vứt qua một bên. Sau đó nhìn hình, nhận diện cây poison ivy như thế nào rồi mới đi tìm khắp vườn, thì mới ra anh cây độc nhỏ xíu này. Lần này thì cận thận, bao tay, áo dài, dùng đồ đào ra, cách xa, không để đụng vào da, sau đó đi rửa tay cẩn thận.
.

.
Viết thêm ngày 9 tháng 7.2010. Hôm nay được anh Huỳnh hiếu Thuận, người cùng tôi căng lại tấm biểu ngữ của ngày picnic ĐHKT5 tại biển Santa Cruz Cali. Anh cho biết cũng bị ngộ độc poison oak dính vao hai cánh tay, phải đi bác sĩ. Như vậy là tôi bị dính độc tại Cali chứ không phải bị tại vườn trong nhà. Như vậy an tâm hơn. Tuy nhiên học được bài học là khi dính poison oak, sẽ vài ngày, cả tuần sau mới hiện chất độc lên da. Cho dù tắm rửa vẫn không thoát được. Chính ra, khi bị dính, nếu đã mặc áo tay dài thì đừng nên rửa nước sẽ làm lan ra chỗ khác. Khi con nhỏ park ranger khuyên tôi xuống biển rửa tay, tôi xắn tay áo dài, rửa nước biển, nước chẩy xuống tới khủy tay, khu đưa tay lên, cho nên chất mủ độc lan từ bàn tay cho tới khủy tay. nếu rửa tay, hạn chế chỗ rửa, chúi dốc tay xuống đất, thì chất mủ độc không theo nước lan đi những chỗ khác.
.
.
z-kt5sj-poisonoak-1.jpg picture by tddesign-1
.
.

Thiệt là một bài học, poison oak tàn độc hơn poison ivy và tàn phá nhiều hơn, đó là theo lời bác sĩ khám cho anh Thuận nói.
.
.
z-kt5sj-poisonoak-1.jpg picture by tddesign-1
.
.
.

Hôm nay 10 tháng bẩy, có Lưu Hiền, KT68, cũng gọi điện thoại lại cho biết là cũng bị trúng độc Poison Oak vì cũng phụ treo biểu ngữ tại buổi picnic hôm đó, nhưng hơn 10 ngày sau mơi bị nổi.
.
.
1006_DHKT5_107.jpg picture by tddesign-1
.
.

.


.

by duongtiden, duongtiman, ngưá quá.
.
.
.

Labels Loại Bài

Followers

Blog Archive

About tmd.design

My photo
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com
Powered by Blogger.