Tiếp theo từ bài thứ 6 và các bài khác về An Lộc, dùng tag "An
Loc" để coi hết các bài. Tôi sẽ cố gắng viết liên tục để không
gián đọan, qua đầu tháng 6 là chiến trường AL sẽ kết
thúc.
Bài
thứ 7: Chiến trường An Lộc qua tháng 5, những ngày 10,11, 12, 13, 14 tháng 5,
1972.
.
.
Giữa tháng tư, chiến
trường An Lộc được thay đổi chiến thuật giữa hai bên, quân tấn công VC sau hai
đợt chính vào tuần thứ nhì của tháng tư đã phạm những lỗi lầm hay vì không hiểu
biết căn bản của trận địa, khinh thường, không nắm vững tình hình quân trú phòng
bên trong, sau khi thắng nhanh ở Lộc Ninh, ngây ngô xử dụng chiến xa trong trận
địa chiến lần đầu trong thành phố ở miền Nam, qua những lỗi lầm căn bản đó, đã
bị đánh bật ra, không chiến thắng thần tốc như Lộc Ninh. Quân phòng thủ cũng học
bài học về cách đánh chiến xa khá dễ dàng, không sợ hãi nữa, tiêu diệt được phần
lớn khả năng chiến xa nặng của VC, An Lộc cũng học cách hứng chịu pháo qúa nặng
nệ từ phía VC bắn tới từ gần hay xa. VC làm điều này qúa dễ dàng với khả năng dư
thừa súng đạn trọng pháo, quân trú phòng lại gặp thêm khó khăn về tiếp liệu và
tải thương, vì khả năng phòng không của VC càng ngày càng lên cao, tăng cường
với sự xuất hiện của hỏa tiễn tầm nhiệt SA7.
Phía VNCH vội vàng thay
đổi cách tăng viện quân từ phía Nam lên cho quân trú phòng, không thể giải tỏa
bằng đường bộ theo QL 13 kịp thời cho thị xã An Lộc, bộ chỉ huy quân đoàn 3,
tung ngay LĐ1 Nhẩy Dù và LĐ BCND 81 vào ngay sát An Lộc bằng trực rthăng vận, và
quân tiếp viện khi đã lọt vào thị xã thì phản công ngay, đánh bung ra không cần
nghỉ ngơi mở rộng vòng đai phòng thủ lại về hướng bắc và mặt nam của thị xả
trong sự bất ngờ của VC.
.
.
Mặt trận phía bắc Chơn
Thành, quân đoàn 3 vẫn duy trì với các lực lượng bộ binh mới từ miền Tây lên
cùng chiến xa, đánh từ từ mở thông đường 13. Quân VC sau khi vội vã điều quân để
khóa lại khu vực đổ quân của Nhẩy Dù và BCND 81 vào An Lộc, cũng đang thay đổi
chiến thuật, tăng viện tiếp tế, chuẩn bị lần dứt điểm An Lộc mới, sau khi điều
chỉnh lại các thất bại của hai lần tấn công chính vào trung tuần tháng tư. Ngoài
ra VC vẫn tiếp tục duy trì pháo binh nã đạn đều đặn vào thị xả tiếp tục gây
thiệt hại từ từ chậm chạp, gây mệt mỏi cho quân trú phòng đồng thời tiếp tục duy
trì và tăng thêm hiệu qủa phòng không ngăn chận những phi vụ tiếp tế và tải
thương của không quân Viêt Mỹ.
.
.
Qua đầu tháng 5, phía VC
đã thiệt hại khá nặng qua các đợt tấn công từ giữa tháng tư mà không thanh toán
được An Lộc của sư đoàn 9 hay công trường 9 VC, nên đã phải lui ra chỉnh đốn
thiệt hại, tái tiếp liệu. Phía VNCH thì đã đổ được hai đơn vị thiến chiến nhất
là Nhẩy Dù và Biệt cách Dù 81 vào thằng ngay An Lộc thành công, tiến chiếm lại
một phần thị xã về mặt bắc, tăng cường vòng phòng thủ ở mặt nam. Các đơn vị từ
miền Tây lên như sư đoàn 21 BB, trung đoàn 15 của sư đoàn 9 BB, lữ đoàn 3 Dù rút
về từ cao nguyên, tiếp tục luân chiến với sư đoàn 7 VC đóng chốt khoảng giữa An
Lộc và Chơn Thành từ Tầu Ô tới Tân Khai. Mặc dù không tiến nhanh lên khai thông
được QL 13 vào An Lộc, nhưng đã giữ chân được SĐ 7 VC tại đây đang phải chia
quân giữ đường 13, phải chia quân tấn công lại mặt đông nam AL tại đồi Gió để
phá bãi nhẩy trực thăng vận của quân VNCH tăng việc trực tiếp đã thiết lập trọng
pháo yiểm trợ tại đây. Bộ chỉ huy VC của mặt trận An Lộc phải tung thêm quân,
một sư đoàn dự bị vào tiếp tăng viện cho chiến trường từ bên kia biên gìới Cam
Bốt, một phần quân VC tiếp viện này vào thẳng mặt tây An Lộc, một phần đi xuống
tăng viện cho SĐ 7 VC gìữ chốt đường 13 chận quân VNCH đang giải cứu lên bằng
đường bộ.
.
Bộ chỉ huy VC quyết định
phải tấn công nhanh An Lộc tiếp tục mạnh hơn các lần trước và bằng các hướng tấn
công mới, sau khi cố gắng tìm hiều điều nghiên coi vị trí phòng thủ, điều quân
trú phòng của VNCH đang được bố trí như thế nào, các đơn vị yếu nào, đang đóng
giữ các mặt nào của thị xã. Ngoài ra VC vẫn tin tưởng là hàng ngàn đại pháo bắn
vào đều đặn phủ đầy An Lộc một mầu tang tóc đã làm tử thương rất nhiều quân trú
phòng, điều này VC không thể kiểm chứng được vì tình báo không còn mấy nằm vùng,
nếu có cũng không liên lạc ra ngoài được và nếu có thì cũng đã chết vì đạn pháo
VC, hay chui kỹ dưới hầm tránh đạn thì làm sao biêt quân trú phòng ở nhiểu vị
trí hầm hố các chỗ khác có bị chết hết hay chưa.
.
Vào đêm 10 qua rạng sáng
11 tháng 5, VC lại bắt đầu pháo dồn dập hàng trăm, lên hàng ngàn, tr ên 8 ngàn
qủa đạn, không dứt từ mọi mặt để chuẩn bị tấn công bộ chiến cùng chiến xa vào
mọi mặt của thị xã. Hướng bắc chính, trấn giữ bởi Biệt cách nhẩy Dù 81 và trung
đoàn 8 / SĐ5, kéo qua hướng đông trải dài xuống Nam là Liên Đoàn 3 Biệt động
Quân, mặt Nam, bây gìờ do Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù cùng với hai tiểu đoàn ĐPQ của tiểu
khu Bình Long cùng với một phần quân của SĐ18 còn sót lại sau trận Cần Lê, phía
tây kéo dài từ nam lên gần bắc là do trung đoàn 7 / SĐ5 trấn giữ.
.
.
.
Lần này ngoài các hướng
tấn công cũ, dễ dàng từ mặt bắc Lộc Ninh xuống, tăng VC đi theo quốc lộ hay đông
bắc từ Quản Lợi sang, VC đã điều quân, nghiên cứu vị trí của các đơn vị phòng
thủ bên trong An Lộc, tìm hiểu tình trạng thiện chiến hay mệt mỏi của từng đơn
vị quân trú phòng, đa dạng từ Địa phương Quân, Nghĩa Quân cho tới BĐQ, Nhẩy Dù
hay BCD. Lần này VC vẫn không chuẩn bị các tiến công được cùng lúc và nhịp nhàng
từ mọi mặt, có lẽ thiếu quân hay thiếu tình báo. Trong tháng tư trước, các lần
tiến công của VC chỉ nhắm từ hướng bắc và đông tới vì không đủ quân hay thấy
không cần thiết tấn công vào mặt nam và
tây. Lần này VC nhắm mạnh vào hướng Tây, bên mặt đường đi Phú Lố, phía này có
rừng cao su ở cao phía sau, dễ dàng tập trung quân và ém giấu chiến xa, chỉ cần
băng qua suối là tới vòng đai thị xã, do trung đoàn 7 / SĐ5 trấn
giữ.
.
.
Trung đoàn 7 / SĐ5 là đơn
vị phòng thủ Bình Long từ lâu khi chiến trận chưa bắt đầu, sau khi bị đẩy lui từ
Quản Lợi họ đã mệt mỏi và thiệt hại, TĐoàn 7 là đơn vị trấn giữ hướng mặt Tây
của An Lộc. Lần này VC nhắm chỉa mũi dùi vào đây có lẽ tin rằng nếu thay đổi mặt
tiến quân vào các đơn vị trú phòng qúa mệt mỏi sẽ có thể phá được tuyến phòng
thủ, có thể cắt đôi An Lộc nối tay với cánh quân từ đông bắc tấn công xuống
xuống. Mà không ngờ ở mặt tây này, BCH trung đoàn 7 nằm chung với BCH tiền
phương SĐ5 từ trước trận chiến, có hầm chỉ huy toàn mặt trận có CTướng tư lệnh Hưng
trong đó. Nếu đã biết rõ như vậy từ trước thì VC chỉ cần tập trung thật nhiều
quân vào đây từ lâu. Một mũi tiến công khác rất mạnh với nhiều tăng từ phi
trường An Lộc, mặt đông bắc xuống phải qua tiểu đoàn 36, Liên Đoàn 3 BĐQ và hai
đại đội của Liên Đoàn 81 Biệt cách Dù. Một mũi tiến công trực diện hướng tây vào
thị xã theo đường vòng đai sau đề lao và Ty Công Chánh, sẽ thẳng qua bệnh viện.
Hai mũi tấn công này hy v ọng cắt đôi thị xã gặp nhau ở trường
Trung Học Bình Long ngay bên cạnh bộ chỉ huy tiền phương của SĐ 5, tức là khu
vực Tòa hành Chánh của Tiểu Khu Bình Long đã nhường chỗ lại, còn BCH cũa ĐTá
Nhựt đã dời qua trại biệt kích B15 cũ, nằm chung với BCH của LĐ1 Nhẩy
Dù.
.
.
Thực ra, cho tới lúc này
thì tình báo của VC vẫn chưa biết chính xác các bộ chỉ huy của từng đơn vị VNCH
cấp trung đoàn trở lên nằm tại những vị trí nào, trong tháng tư chiến xa VC chạy
ngang qua các BCH này mà không hề biết để tập trung tấn công vào. Nhất là BCH
của CT Hưng tư lệnh SĐ 5, VC không ngờ là nằm ngay sau Tòa hành Chánh tỉnh,
ngôi nhà to lớn nhất, hai từng cao, cộng mái ngói dốc, thành ba từng nằm sừng
sững trong chu vi khu hành chánh tỉnh sau bờ rào phòng thủ. Lần này VC tấn công
thẳng vào hướng tây với lực lượng mạnh nhất trên trung đoàn cộng chiến xa từ dốc
Phú Lố, Ty Công Chánh lên, chỉ cần qua đến Bịnh Viện, là quân bộ chiến VC đã đến
hàng rào của BCH tiền phương SĐ 5, trong đó có hầm của chỉ huy chiến trường là
ĐTá Hưng.
Sau các trận pháo dồn dập
có đến trên 8 ngàn trái đạn suốt đêm, vào 5 giờ sáng sau khi ngưng pháo, quân
trú phòng ra khỏi hầm chờ bị tấn công như các lần trước, quân VC tấn công đồng
loạt vào mặt tây bắc, phòng thủ bởi Trung Đoàn 8 / SĐ5 và Biệt cách Dù, mặt đông
bắc, phòng thủ bởi BCD và BĐQ, mặt hướng Tây, các tiểu đoàn của Trung Đoàn 7 /
SĐ5 bị đẩy lui dần vào trong thị xã. Tiểu đoàn 3/7 bị đẩy lui từ ngoài vòng đai
dốc Phú Lố vì trung đoàn VC tấn công rất mạnh cùng xe tăng, quân trú phòng tại
đây lùi dần vào trong, mất trung tâm cải huấn kiên cố hay gọi là đề lao, lùi qua
ty công chánh. Tin bất lành này đưa khẩn cấp vào trong BCH trung đoàn 7 nằm cùng
với BCH SĐ5, tư lệnh SĐ5, ĐTá Hưng kiểm soát hỏi đại đội trưởng trinh sát về
tình trạng quân số phòng thủ BCH sư đoàn, mới biết đại đội này chỉ còn nửa quân
số đã từ lâu, điều này cho thấy LVHưng nằm trong hầm chỉ huy qúa lâu không hề ra
ngoài hầm tiếp xúc hỏi han khuyến khích trực tiếp tinh thần binh lính phòng thủ
nên không biết sự tổn thất bên ngoài rào phòng thủ của họ đã lên đến mức nào.
Ông vội vàng ra lệnh cho
các đơn vị khác gửi quân ngay đến tiếp cứu cho BCH chính của mặt trận An Lộc, vì
lo sợ VC sẽ tiến quân vào được tới nơi này. Lực lượng tiếp viện chính là Nhẩy
Dù, ĐTá Lưỡng tư lệng Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù cho tăng viện với hai đại đội 54, 51 của
Tiểu Đoàn 5 ND, Trung Đoàn 8 / SĐ5 gửi qua được một đại đội tuy nhiên chỉ có 20 người, còn
không thấy nói tới BĐQ của Liên Đoàn 3 ở mặt trận phía đông tăng viện đơn vị
nào, và hồi ký trong BCH LĐ3 BĐQ không nhắc tới chi tiết quan trọng này. Các chi
tiết bên trên theo hồi ký của Trung Uý Việt, quyền ĐĐTrưởng 51 của TĐ5 Nhẩy Dù,
từ mặt nam Xa Cam vào nhận lệnh của ĐTá Lưỡng, rồi chuyển quân qua phòng thủ ở
mặt tây của bịnh viện Bình Long, đối đầu với Trung Đoàn VC lúc này đã chiếm đề
lao, là nhà tù kiên cố của thị xã, dùng nơi này làm BCH. Tăng VC thì chưa bò lên
khỏi dốc Phú Lố. sau này nhìn bản đồ vị trí xác tăng VC ở An Lộc của bộ Tổng
Tham Mưu QĐVNCH thì thấy chiếc tăng VC tiến xa nhất vào mặt này, nằm bỏ xác tại
góc Ty Công Chánh và Bịnh Viện, xa cách hầm ĐTá Hưng có trên 200 mét đường thẳng
bên ngoài rào phòng thủ khá xa, không gây nguy hiểm
gì.
Các vị trí phòng thủ của
Trung Đoàn 7 / SĐ5 ở mặt tây này không thấy có ai nói tới chiến đấu ra sao với
chi tiết, đon vị và tên tuổi, hay không thấy có ai ở TĐoàn 7 viết hồi ký, nên
không có chi tiết để nhắc tới ở đây. Theo hồi ký của Trung Uý Nhẩy Dù Nguyễn
tiến Việt, quyền đại đội Trưởng 51, 51 đóng bên Bịnh Viện lúc này đã được di chuyển đi nôi khác,
(lúc này, vì bị tàn phá nhiều qúa và số người chết qúa đông không được chôn cất trong BV, gây ra tình
trạng không vệ sinh, nên BV được dời qua khu trại B15, nơi đặt BCH Tiểu Khu Bình
Long, thiết lập lại BV dã chiến mới tại nơi này), còn thương binh của các đơn vị
xa, thì tự lo liệu lấy tại chỗ do bác sĩ và y tá của đơn vị, vì di chuyển chỉ
gây thêm thiệt hại cho quân khiển dụng mà thôi. Đại đội 54 Nhẩy Dù nằm bên kia
đường, trong khu cư xá công chức, qua khu cư xá này là tới đường Cách Mạng 1
tháng 11, chu vi vòng ngoài hàng rào khu tòa hành chánh tỉnh có hầm của tư lệnh
Hưng bên trong, sau lưng tòa hành chánh cao. Mỗi đại đội ND bây chỉ còn có trên
60% quân số. Họ giữ chặt mặt này,
chận đứng trung đoàn VC tấn công, dành giựt nhau khu Ty Công Chánh trước mặt BV.
Cuộc chiến rất khốc liệt theo hồi ký của Trung Uý Việt. Các phi tuần hỏa lực của
AC-130 Spectre và AC-119 Stinger thay
phiên nhau nã đại bác xuống các vị trí VC bên dưới, tiêu diệt các chiến xa VC,
và có khi bắn lầm vào vị trí ND, vì quá sát nhau.
.
.
Mặt Đông Bắc thị xã, VC
chỉa mũi dùi tấn công mạnh, nhiều toán đặc công nhỏ xuyên qua khu chợ cũ, nhưng
không nối được với mũi tấn công từ hướng tây của VC, đang bị chận đứng tại Ty
Công Chánh bởi Nhẩy Dù tăng viện kịp thời. Như vậy là bộ chỉ huy của tư lệnh SĐ
5, ĐTá Hưng được yên ổn trong trận tấn công nặng nề nhất lần này, VC không hành
động đồng nhất tấn công từ mọi phía đông bắc hay tây thị xã, hay mặt nam và phía
đông vào ngay những giờ đầu tiên nên quân trú phòng có dịp di quân tăng viện tới
đối phó với các nơi nguy hiểm vì VC tiến sâu quá như mũi tấn công hướng tây, sẽ
vào sát BCH SĐ5 nếu không chận kịp.
.
Mặt đông VC cũng chỉ
tấn công cầm chừng vào LĐ 3 BĐQ, trận
chiến không thấy ác liệt như mặt tây thị xã, hay vì LĐ3 BĐQ chiến đấu ác liệt
không lùi tuyến phòng thủ, nên không thấy nói đến VC xuyên qua được mặt này. Các
phi tuần không trợ với các chiến đấu cơ đủ loại, từ trực thăng chiến đấu Cobra,
Phantom F4, A37 và Skyraider A-1E của không quân Việt Mỹ hoạt động ngày đêm cùng
các phi cơ hỏa lực AC-130, AC-119 bắn đại bác 105 mm và 40mm thẳng từ trên xuống
chận đánh tăng và các đợt xung kích của VC. Cũng như các lần tấn công trước,
tăng và quân bộ chiến VC không hiệp đồng tấn công công được nên lại đi lẻ loi
tấn công riêng làm mồi cho quân trú phòng lại có dịp bắn tăng khốc liệt hơn vì
có nhiều kinh nghiệm rồi. Các chiến xa VC chạy lẻ loi, không biết rõ mục tiêu
nằm ở đâu hay mục tiêu nào là chính, không biết rõ BCH chính của quân trú phòng
nằm ở đâu nên không cùng di chuyển sát yiểm trợ lẫn nhau để tiến đánh đầu não
quân trú phòng mà lạc mục tiêu đi lung tung, lọt vào các hố bom có sẵn, hay khi
hết xăng phải tự lái xuống các hố bom sâu không lên được để tự bất khiển dụng
tăng của mình, và dĩ nhiên các toán viên tăng VC cũng phải bỏ mình ngay chung
quanh đó, không thoát xa được họng súng của quân trú phòng đang chờ ngay
bên.
.
.
Mặt nam thị xã, tây nam,
đông nam cũng bị tấn công tuy không nặng bằng các mặt đông bắc hay trực tây, vài
chiếc tăng tiến sát vào vòng đai tới đường Hoàng hoa Thám gần trại tâm lý Chiến
cũng bị bắn hạ do Địa phương Quân, nhiều chiến xa theo hướng đông nam tiến lên
từ hướng đồi Gió cũng bị Tiểu Đoàn 8 ND triệt hạ với nhiều tăng bỏ xác lại,
chiến trường mặt này lắng dịu lại nên Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù mới gửi quân tăng viên
về hướng tây để phòng thủ vòng ngoài cho BCH SĐ5 của tư lệnh
Hưng.
.
.
Trả giá trong ngày 11,
không quân Việt Mỹ cũng phải bỏ lại chiến trường từ trực thăng Cobra, Skyraider,
máy bay hướng dẫn Bronco tới 4, 5 chiếc, có phi hành đoàn thoát hiểm, có phi
hành đoàn hy sinh. Một phi công VNCH, Skyraider bị bắn hạ bởi hỏa tiễn SA7, còn
gắng bỏ bom xong mới nhẩy dù thoát về hướng nam may mắn vào vùng của trung đoàn
7. VC lại bỏ lại chiến trường thêm vài chục chiến xa, do quân trú phòng như Nhẩy
Dù bây giờ có thêm súng chống chiến xa XM202 giống như M72 nhưng nặng hơn, có 4 trái đạn, 4
nòng, bắn liên tiếp. Ngoài ra chính các súng chống chiến xa của VC như B40, 41
cũng đuợc quân trú phòng mang ra xử dụng để diệt tăng VC. Ngoài ra các đơn vị
VNCH đã có kinh nghiệm trong các lần phản công trước nên chuẩn bị chiến trường
dùng súng cối 81 ly, các pháo 105 ly còn sót lại, bắn chụp lên đầu các đợt tiến
công của tăng và quân tùng thiết VC, làm tách rời ra, bộ chiến VC nằm lại tìm
trú ẩn, xe tăng tiến lên riêng rẽ, vì không lẽ chạy lui lại cán VC, và phải đóng
pháo tháp lại chống đạn nổ chụp nên đành làm mồi cho hỏa tiến M72 chống chiến xa
bắn gần bên hông, phía sau hay các chiến đấu cơ từ trên cao săn đuổi xuống bằng
đại bác và hỏa tiễn.
.
Các trận tấn công tiếp
tục của VC qua ngày 12, 13 tháng 5, trở nên lẻ loi không đồng nhất, không có áp
lực mạnh cùng lúc, VC không tiến xa hơn được nữa, mũi dùi nguy hiểm nhất về
hướng Tây bị chặn lại do hai đại đội Nhẩy Dù của TĐ5 và trung đoàn 7, Mặt đông
bắc xuống sâu tới Chợ Cũ, nhưng cũng bị khép kín lại do LĐ81 BCD và BĐQ đẩy lui
với nhiều chiến xa VC bị bỏ xác tại đây. Còn mặt tây thì VC không tràn qua được
tới đường Ngô Quyền bên BV Bình Long, VC chỉ cố thủ bên đề lao là nhà tù của
Bình Long với tường cao, nhà giam có công sự khá kiên cố, cho tới khi phải rút
lui sau đó vì bị tổn thất nặng và thiếu tiếp liệu.
.
Một chi tiết nhỏ, ngày 14
tháng 5, một phi công Mỹ (First Lieutenant "Pep" McPhilips) lái Cessna 02, bay
thám sát điều chỉnh cho các chiến đấu cơ khác bị trúng SA7 từ hướng bắc, bay
xuống nam rớt trong rừng cao su Xa Cam được tiểu đoàn 5 Nhẩy Dù cứu thoát trước
khi VC tới, đưa vào trong hầm chỉ huy của Lữ Đoàn và Tiểu Khu Bình Long, cùng từ
thủ mấy ngày tại đây, được gắn huy hiệu Nhẩy Dù VN trước khi được bốc ra khỏi An
Lộc.
Trận tấn công vào tuần
thứ hai tháng 5 này coi như qui mô nặng nề nhất của VC, vì đã rút kinh nghiệm tứ
các đợt thất bại vào tháng tư, công trường 9 VC rút ra để cho công trường hay SĐ
5 VC thay thế các mũi tấn công chính. Tuy nhiên, ngay cuối ngày 11 tháng 5, các
phi vụ B52 được điều động tới đánh bom trải thảm ngay gần sát vào tuyến đầu với
khoảng cách rất sát trới quân trú phòng làm họ cũng phải vào tư thế trú ẩn sát
đất để không bị chấn thương vì sức ép của bom nổ quá gần. Có các phi vụ B52 đánh
bất thình lình ngay lúc VC vừa chuyển quân đến còn đang đào hầm vì các phi vụ
B52 yiểm trợ cho quân đoàn 2 ở trên Cao Nguyên của quân đoàn 2 bị hủy bỏ, nên
được chuyển ngay tới chiến trường An Lộc không tới một tiếng sau đó, nên quân VC
không kịp chuẩn bị đào hầm trú ẩn vì thường là mất gần 10 tiếng, B52 mới từ đảo
Guam bay tới kịp trên chiến trường, đã gây thiệt hại trầm trọng cho VC trên đợt
tiến công này, từ mặt tây qua bắc, qua đông của thị xã An lộc. Phải nói nhờ vào
hỏa lực không quân hùng hậu của Hoa Kỳ từ pháo đài B52 tới các oanh tạc chiến
đấu cơ cùng thả dù tiếp liệu tải thương, không quân Việt Mỹ đã giữ vững An Lộc
suốt cuộc chiến.
.
Theo dõi các tài liệu
viết về lần tấn công tháng 5 này, tôi có hơi thất vọng khi đọc được bài viết của
Trung Tướng Ngô quang Trưởng viết lại bằng Anh Ngữ sau này tại Mỹ nói về trận An
Lộc, được dịch ra tiếng Việt do ông Kiều công Cự, trong đó có đoạn nói là LĐ81
Biệt cách Dù, tiến lên mặt Đông Bắc tàn sát một trung đoàn VC. Ở dưới đây là một
phần của bài đó:
.
Cuộc
Chiến 1972
Nguyên
bản Anh ngữ của Cố Trung Tướng NGÔ QUANG TRƯỞNG
Kiều Công Cự chuyển ngữ*
(TS/BĐQ trích đăng từng phần)
Kiều Công Cự chuyển ngữ*
(TS/BĐQ trích đăng từng phần)
“”
..
Chiều
hướng của trận chiến đã nghiêng hẳn về phía ta khi những pháo đài bay B52 bắt
đầu xuất trận lúc 0900 G, đúng vào lúc Cộng quân xua toàn bộ lực lượng bộ binh
và thiết giáp của chúng vào cuộc tấn công. 30 phi xuất B52 đổ lửa xuống vùng
chiến trận trong 24 giờ liên tiếp và khả năng tàn phá thật khủng khiếp. Đến trưa
cuộc tấn công của Cộng quân đã hoàn toàn bị bẻ gãy. Tất cả kinh hoàng bỏ chạy,
nhiều đơn vị bị những đợt B52 đánh ngay đội hình, nhiều chiếc tăng địch mà nhân
viên phải bỏ xe. Đến xế trưa không còn một chiếc tăng nào di chuyển. Những chiếc
còn lại bị phá hủy hay bỏ lại, có chiếc máy vẫn còn nổ. Trong khu vực phía đông
bắc, toàn bộ một Tr/đoàn địch bị Liên đoàn Biệt kích 81 xông lên tàn sát.
“”
.
Tôi chưa đọc nguyên bản
chính tiếng Anh của Trung Tướng Trưởng, cách dịch sang tiếng Việt cũng không
chính xác hay thậm chí còn dùng tiếng của VC, có lẽ người dịch ở với VC lâu qúa,
quên chữ của VNCH. Tuy nhiên tôi không nghỉ người dịch dám bịa một câu: “Trong
khu vực phía đông bắc, toàn bộ một Tr/đoàn địch bị Liên đoàn Biệt kích 81 xông
lên tàn sát..”
Ngoài ra, Biệt Cách Nhẩy Dù là tên chính thức
chứ không phải biệt kích.
.
.
.
Theo hồi ký của anh Đỗ
đức Thịnh, Trung Sĩ 1, Biệt cách Dù trong hai tháng ở An Lộc, có kể về trận tấn
công ngày 11 tháng 5, không hề nói tới LĐ81 xông lên tàn sát một trung đoàn VC ở
mặt đông bắc là khu phi trường An Lộc, mà tới đầu tháng 6 mới tiến công. Hồi ký
của anh Thịnh diễn tả chân thật từ người bị thương, hy sinh tới bắn súng cối,
tới ăn rau muống, tới con chó trúng đạn pháo kích mà quên mất chuyện toàn Liên
Đoàn xung phong tàn sát một trung đoàn VC ngày đó, qủa thật anh Thịnh này là
lính giả rồi. Trung đoàn VC vô phước đó tên gì, thuộc sư đoàn nào của VC (trung
đoàn E6, công trường 5 VC tấn công mặt này). Liên Đoàn 81 vô AL ngày 17 tháng
tư, quân số khiêm nhường chỉ có 550 người từ khinh binh tới sĩ quan chỉ huy,
trong hai tháng ở AL, họ tự an táng 68 chiến sĩ tại chỗ, bị thương chắc cũng
khoảng đó, vậy tới ngày 11 tháng năm, họ cũng đã bị tổn thất gần một trăm chiến
sĩ thương vong,cùng số ít nằm lại bộ chỉ huy bắn súng nặng yiểm trợ và ban quân
y, trạm xá, thì lấy đâu 400 người xung phong tàn sát một trung đoàn VC (ba tiểu
đoàn, chừng 1200-1500 người) ở mặt đông bắc, trong khi LĐ81 đóng quân chính ở
mặt bắc, một phần qua tây bắc, còn đông bắc, chính yếu là do Liên Đoàn 3, tiểu
đoàn 36 và 31 BĐQ có trách nhiệm trấn giữ, tại mặt này bị VC đẩy lùi sâu tới gần
chợ Cũ. Thành ra, tôi nghĩ là ông Kiều công Cự không tự mình dịch phịa được câu
nói trên nếu bản Anh Ngữ không có, tuy nhiên nếu từ Trung Tướng Trưởng viết ra,
thì bài viết thiếu giá trị qúa mức. Chưa kể LĐ81 có hai cố vấn Mỹ, đại úy
Huggins và thượng sĩ Yerta đều an lành sau trận chiến làm chứng, làm gì tới mức
độ LĐ81 BCD có khả năng tiến lên tàn sát một trung đoàn VC ??? pháo của VC, có
khả năng rót nhiều 8,000 tới 10,000 qủa một ngày, lai rai 2,000 qủa một ngày, bỏ
đi đâu mà không yiểm trợ pháo cho VC rút lui.
.
.
.
.
Ngoài ra 30 phi vụ B52
trong 24 tiếng cũng là quá mức, mỗi phi vụ B52 gồm ba chiếc, mỗi lần đánh bom,
one pass, one box, trải thảm từng ô, trung bình hiệu qủa là một bề 1km, dài 3km là 3km2, 30 phi vụ là 90km2,
30 phi vụ liên tiếp là cần số lượng nhiều máy bay bỏ bom B52, ở Guam có bao
nhiêu chiếc B52, mổi 3 chiếc đi được có một chuyến trong ngày vì mất 10 tiếng
đi,10 tiếng về, như vậy là chết hết quân VC trong vòng bán kính 4, 5, 6 km chung
quanh AL rồi bao từ bắc đồi Đồng Long qua Quản Lợi, xuống Đồi Gió qua Xa Cam
vòng lại Phú Lố, nhìn không ảnh của trận chiến sau đó, mặt đất bên dưới làm gì
có hố bom qúa ít tới như vậy ?
.
Cũng như các lần trước,
VC nhất định tin tưởng là quân trú phòng đã chết gần hết vì bị pháo kích, VC chỉ
tấn công vào để tiếp thu thị xã, nên chiến xa và quân bô chiến VC vẫn không thèm
điều hợp tấn công hổ trợ cho nhau, hay tập trung toàn bộ tăng vào một mũi tấn
công thật mạnh và khủng khiếp, trái lại, tăng VC vào lẻ tẻ lung tung khắp nơi,
không đủ số đông, lại đi rải rác không có bộ chiến, không có mục tiêu nhất định
nên hầu như tăng đi vào An Lộc đều nằm lại, chỉ có những chiếc tăng chưa dám vào
thì may ra còn sống sót, tuy nhiên nếu bị lộ diện ra từ xa, thì cũng không thoát
khỏi tầm oanh kích của phi cơ Việt Mỹ. Chưa kể nhiều đơn vị của VC bị chính pháo
binh VC bắn chụp lên đầu khi đi vào tấn công vị trí của quân trú phòng vì thiếu
liên lạc truyền tin, vì mất mật mã ám hiệu, pháo binh VC cứ tưởng chính quân
VNCH trong An Lộc đang giả dạng yêu cầu pháo VC ngưng vì đã bắn lầm, nên tiếp
tục pháo mạnh hơn vào quân tiến công VC.
.
An Loc Binh Long, chien tranh Viet Nam, Vietnam war, by duongtiden, duongtiman, children in Vietnam war . an loc battle, tran danh an loc, an loc kieu hung an loc va toi, duongtiden, duongtiman, pictures of an loc binh long, tanks in an loc ... tran chien an loc ... hon quan, binh long tank battle, An Loc Binh Long, chien tranh Viet Nam, Vietnam war, by duongtiden, duongtiman, children in Vietnam war . an loc battle, tran danh an loc, an loc kieu hung.....
No comments:
Post a Comment