hình của Lê văn Tâm, kt71, Tronto
.
(phần 8 bis)
.
Mời thầy Nhạc uống rượu
.
Từ B.T.T.M. về đến trường, bản vẽ chưa kịp khô, đi vô cantine ăn trưa đồng thời tìm nègre. Vào đến cantine gặp 2 nègre bất-đắc-dĩ Minh “Bò”, Diệp “Hiệp sĩ say” cùng Đắc “còi”, Phiêu và Sơn “ốm” đang ngồi lai rai, theo thông lệ của chúng tôi, nhậu trước khi làm bài. Bà Sương, thân mẫu của Minh Bò đã từng nói rằng:”trước khi làm bài: nhậu, sau khi làm bài: nhậu, ăn bài: nhậu, thua bài: nhậu, vui: nhậu, buồn: nhậu,...lúc nào cũng có cớ để nhậu !”
.
Cantine ở sát bên Họa Thất lầu, H.T. này được xây từ năm 1967, chúng tôi đang ngồi nhậu, nhìn qua thấy thầy Nhạc đang sửa bài với 1 đám đông SV ngồi chung quanh. Có rượu vào, nói chuyện ba đồng bảy đổi, bắt đầu bàn cải về Hiệp Định Paris, về Kissinger,...tôi nói:
- Ngày xưa Tô Tần có tài chỉ cần uốn 3 tấc lưỡi để thuyết phục người ta, thời nay có những người cũng như vậy, chỉ cần nói đôi ba câu làm cả 1 đạo quân hùng mạnh rút đi hết.
.
Minh Bò, vốn không bao giờ nói chuyện chánh trị, có ý kiến ngay:
- Vậy mày dám nói đôi ba câu mời thầy Nhạc uống rượu được không ?
- Được chớ, mày cá cái gì nếu tao mời được thầy Nhạc uống rượu ?
- Mày mà mời được thầy Nhạc, chỉ cần uống một hớp, tao thua mày 1 gói Ruby !
- Được, tao làm!_ miệng nói, tay rót đầy 1 ly nhỏ, căng thẳng bắt đầu trong bàn nhậu, tôi bưng ly rượu đi theo lối giữa Thư viện và Họa Thất lầu, tiến về hướng Họa Thất cũ, từ đó vòng qua đến cửa thông qua Họa Thất lầu. Vừa đến đây, nhìn thấy ông Nhạc đang ngồi đưa lưng ra, tự nhiên tôi bị nhập, giống như các giáo sư kịch nghệ thường hay nói đến diễn viên lúc bị nhập thần, có khi đóng vai giết người cầm dao giết người thật! Vai tôi bị nhập ở đây rất hiền, không có giết người mà là “học trò lễ dâng rượu”, thật ra tôi nghĩ nếu đi một mạch đến kế bên thầy Nhạc hóa ra mất “thú”, nhưng kéo dài ra thì càng làm cho mọi người, mấy bạn trong bàn nhậu, các bàn khác ngoài cantine và kể cả các bạn ngồi chung quanh thầy Nhạc bị suspense vì tất cả mọi người đều trông thấy chuyện đặc biệt đang diễn ra.
.
Thật vậy, nếu bạn đi coi các đám cúng đình, bạn sẽ bị sốt ruột bởi cái cách đi “học trò lễ dâng rượu” này, đến ngưỡng cửa này, tôi có cảm giác như diễn viên núp sau cánh gà chuẩn bị bước ra sân khấu, từ cửa bước vô đến bàn sữa bài chỉ có độ 10m, tôi đi theo kiễu “tam bộ nhất bái” (̣đi 3 bước, lạy 1 cái) mà tôi quan sát được trong 1 buổi lễ cúng đình, sẽ làm tăng thêm phần thrill. Bước: co chân trái lên rồi từ từ đưa thẳng ra ngang với mặt đất, khi chân chạm đất là được 1 bước, kế đến là chân phải, sau 3 bước, hạ thấp người bái gối 1 cái, trong lúc đi và lạy (̣thật ra là bái gối) hai bàn tay luôn luôn dâng ly rượu ngay trước mặt, hai cánh tay song song với mặt đất. Tôi rán giữ bộ mặt nghiêm nhưng bị dằn xé giữa tức cười và nghiêm trang cho nên bộ mặt trông chắc diễu lắm vì tôi liếc thấy các bạn đang sửa bài cố gắng nín cười, tôi liếc thấy Vĩnh-Bình KT66 ngồi trước mặt thầy Nhạc đang cố bịt mũi, lấy lòng bàn tay che miệng.
.
Cứ “tam bộ nhất bái” như vậy, rốt cuộc tôi đến sát bên trái của thầy Nhạc, hai tay vẫn còn cầm ly rượu, rán trấn tĩnh, lấy một hơi dài, tôi nói:
- Thưa thầy, con xin lỗi làm phiền thầy, con học ở trường này đã lâu rồi và con luôn luôn ngưỡng mộ tài năng và đức độ của thầy. Bây giờ chúng con đa số đều bị đi lính và đổi đi xa, hôm nay nhân dịp về phép con xin thầy nhắp với con một chút rượu để gọi là chấp nhận lòng kính mến của con.
.
Bạn có học trò nói một câu như vậy, bạn có nở từ chối lời mời của nó không ? Thầy Nhạc buông cây viết xuống, đưa tay đón ly rượu, đúng vào giây phút này, ngoài cantine Minh Bò nói:
- Thôi chết mẹ, thua rồi !
Trước khi uống, ông nói:
- Bây giờ tôi không còn uống rượu nữa nhưng thôi được, tôi uống với anh một hớp._nói đoạn, ông uống 1 ngụm. Tôi cám ơn ông, rôi bườc từ từ trở ra cantine, thấy 1 gói Ruby mới tinh đã để sẵn trên mặt bàn!
.
.
hình phụ chú của LCQ
.
.
Một vòng các họa thất hay con đường vác Thánh giá (Chemin de Croix)*
.
.
Khi giấy đã khô hẳn, tôi lập tức bày đồ nghề ra, 2,3 cây Tê, 4 cặp équerre đũ cở, 1 hộp Rapidograph**, 2,3 miếng template, gôm mực, gôm chì, miếng “che gôm”, bộ compas hiệu Kern vẫn để trong bao khì vì it́ khi dùng đến, bắt đầu xem kỹ đề bài và so lại với cái esquisse nộp lúc nhận đề bài gần 1 tháng trước, khai triễn, lúc này nègre chưa có gì để làm, cố gắng “binh” parti sao cho có vẻ có nghiên cứu kỷ để ngày mai trình thầy sửa. Nếu bạn đã từng trông thấy Nguyễn-Mộng-Bình-Thiên KT66 làm bài, đưa thầy sửa bài từ tuần lễ thứ nhất, căng giấy từ tuần lễ thứ hai thì việc tôi làm quả là vô vọng ! Qua ngày hôm sau, thầy Mãng vừa ngồi vào bàn, lậ̣p tức một trong các đệ tử ruột, nhờ cặp chân dài, nhanh hơn mấy đệ tử kia, chạy ngay ra cantine mua vào một tách cà phê nóng bốc khói và một gói thuốc lá mới tinh, vừa đi vừa cười cười một cách hãnh diện, thầy vừa rút một điếu thuốc ra khỏi bao đưa lên môi, 3, 4 đệ tử bao quanh bật lữa nghe rẹt rẹt, cách cách, đứa này diêm quẹt, đứa kia Zippo. Thầy Mãng có 3 đứa cháu trong Họa Thất.: Đoàn-Phát-Minh KT64, Trần-Hữu-Đoàn KT65 (̣mất tích) và Nguyễn-Thiện-Chiến KT66, cả ba SV này đều có tư cách, không thấy điếu đóm ông bao giờ. Khi ông đề nghị một giải pháp nào đó cho tên đại đệ tử của ông hay bất cứ ai, nó không ngần ngại khen luôn miệng thật lớn:”Good, good” hoặc “Bonne idée””Excellent” ..v..v...Bạn có học trò như vậy mà sao không hài lòng cho được ?
.
Nhìn thầy Mãng sửa bài của tôi, nét mặt biểu lộ một sự khó chịu vì cái thằng học trò lười biếng này, ông gỡ điếu thuốc lá trên môi ra, tàn thuốc lá chưa gạt chìa ra như 1 cái porte-à-faux, lập tức một tên đệ tử thân tín đưa cái gạt tàn ra hứng, thầy nhìn tôi hỏi:
- Hỗm rây anh s̉ửa bài mấy lần rồi ?
- Dạ thưa thầy, bữa nay là lần đầu_Tôi không muốn dài giòng giải thích vì đi lính đòng ở xa Sài Gòn ..v..v.. Tôi cảm thấy có lỗi nặng với thầy vì đã không tuân theo luật của H.T. là phải sửa bài ít nhất 4 lần. Nhưng đối với ông thầy này, không có ngoại lệ, ông nói:
- Nếu anh nào chỉ sửa bài một lần thì làm bài chỉ để chơi mà thôi, khỏi cần nộp cũng được!
Ông vừa nói vừa đưa mắt trên cặp kính lão trễ trên mũi, nhìn tôi cười hề hề, đám đệ tử ruột lập tức phụ họa cười ầm ầm theo giống như trong phim Hồng-Kông, một đứa trông giống khỉ đột với hàm răng bàn nạo, một đứa trông giống viên quan nịnh thần Trung Hoa, khi cười mặt đầy nếp nhăn, chỉ khác là có đeo kính. Cả băng đợi khi ông vua cười trước, đám cận thần mới cười theo sau. Tôi chỉ quan sát những điệu bộ cử chỉ của mấy vai hề này theo thói quen khi học kịch. Tôi không thể tưởng tượng được ông thầy này đã từng là một nghệ sĩ tài hoa, kéo violon rất giỏi, đã đập vở cây đàn vì hận tình, đối xử với một tên học trò lính với thái độ như vậy!
.
Khi học võ, sư phụ*** đã dạy ý nghiã bái tổ: “nấm tay phải đặt vâo lòng bàn tay trái duỗi thẳng trước ngực, có nghĩa là: “tim (của) tôi là tim Phật, (nhưng) quả đấm (của) tôi là quả đấm (của) võ sĩ”, ngoài ra phải tâm niệm ”không thể lấy cứng chọi lại với cứng, vì nó sẽ bể”, “lúc nào cũng phải nhẫn nhục” chính nhờ những điều này đã bảo vệ mạng sống của chính bãn thân cho đến ngày nay. Nhờ chữ nhẫn này, chỉ 1,2 năm sau đó giúp tôi nhịn nhục để qua khỏi một đợt nịnh thần khác còn dử tợn gấp ngàn lần đợt trước !
Sau này nghĩ lại, sở dĩ có nịnh thần là vì có Trụ Vương, trước áp lực của 1 vị vua hà khắc muốn sống còn và tiến thân, con người từ muôn đời chỉ có 2 con đường để chọn lựa : một là tâng bốc để tiến thân, hai là giữ người trong sạch để đói cả đời, con đường chống lại để chết không tính. Đó là phản ứng tự nhiên của con người, không ai trách ai được. Khi thấu hiễu như thế rồi, tôi tha thứ tất cả, không có chút gì oán hận, tôi viết lên những chuyện này giống như một người chép sử, thế thôi.
.
Tuy không hy vọng gì nhưng tôi vẫn không bỏ cuộc, cố gắng “binh” trong khi nhờ nègre đi “chôm” idée đầu này đầu nọ đem về tỉa ráp..., không còn thì giờ vẽ lên calque nữa, tôi vẽ trực tiếp lên Canson luôn và nègre cứ theo đó đi mực, sau đó nếu đổi parti hay sai thì nhờ nègre “gôm” (tẩy) rồi vẽ lại. Vừa làm bài vừa suy nghĩ đến con đường gian nan đã trải qua...các attelier khác nhau…
.
Trước đó tôi đã đổi attelier nhiều lần rồi, sau khi thất vọng với thầy Lắm, một ông Ta mà rất Tây, cao khoảng 1m74, có vẻ không khó tính lắm, đôi khi học trò gọi ông là “Ba Phải”, lúc nào cũng “ouais, ouais, ça va… ça va…” rốt cuộc “ça ne va pas...pas en toute!”. Còn ông Văn, mãi sau một thời gian tôi mới hiểu ra, ông chỉ binh vực bài của SV nào làm việc tại văn phòng của ông, vì tôi không làm cho ông nên ông bỏ mặc, nguyên 1 bản vẽ double grand-aigle, plans, coupes, 4 façades vẽ tỉ mỉ, đẹp đẻ, đi mực, đánh bóng, đúng hạn, tốn không biết bao nhiêu thì giờ, sức lực, tiền bạc, vừa vật liệu, vừa “nuôi” nègre cuối cùng bị “four” chỉ vì cửa chánh ra vào của 1 trường học cở lớn tôi đã để ngay góc nhọn của plan nhà vuông vức ! I.M.Pei mà có thầy như ông này chắc chắn không bao giờ trở thành KTS cả ! Tuy vậy, thầy Văn cũng rất nhân đạo, thầy khoe với một giọng bình dân như sau:
- Kỳ vừa rồi, tôi cho chị Long ăn bài mặc dù bài của chỉ rất tệ, nhưng tại vì tôi thấy chị cũng đã lớn tuỗi, vú đít lòng thòng rồi, thấy tội nghiệp nên cho chỉ ăn.
.
Nói đến chị Long, tôi nhớ đến một lần, cũng trong Hoạ Thất này, khuya lắm rồi, đang mệt nhừ, nhìn thẳng ngay trước mặt, kế bên, là bài của chị, trông thấy chị đang bò trên bản vẽ, chổng mông về phía bài tôi, vì chị khá nhỏ con, ̣chỉ cao khoảng 1m50 so với bản vẽ double grand-aigle ngang 1m25x dài 1m65 quả tình khá to đối với chị. Vừa trông thấy, tôi hết hồn, nói với nègre Diệp say:
- Thôi tiêu rồi, kỳ này “four” rồi !_ Kỳ đó tôi bị “four” thật nhưng không bao giờ dám đổ thừa là tại chị !
.
Thầy Thâng là một người, theo tôi, có khả năng về sư phạm, không thiên vị và thông cảm rất nhiều với các khó khăn của SV, rất tiếc thời tôi lên première ông là Khoa-Trưởng nên ông không có attelier. Tôi không nhớ rõ tại sao tôi không ghi tên với thầy Hanh, cũng là người không thiên vị, phe đảng, lúc sửa bài với 1 giọng baryton lựa nhựa, hay gọi SV là “vous”, vốn là một cách gọi lịch sự của người Pháp nói với người đối thoại bằng số nhiều ̣(pluriel) nhưng thường bị SV diễn dịch lại là “you”, tiếng Anh, không có chút gì quý phái. Hoặc thầy Nhạc, một tay chơi “Cầu Bến Nọc” thứ thiệt, nhà gia-đình bên cạnh bến xe Mỹ Tho, tướng đi như gấu, luôn luôn có điếu thuốc lá trên tay và sở hữu hàng trăm đôi giày 2 màu đen trắng lẫn lộn và không bao giờ lấy vợ?
.
Khi tưởng đâu đã giải quyết được plan, giữa tiếng ồn ào nói chuyện, nhã nhạc tưng bừng trong attelier, tay vẽ nhưng đầu lại nghĩ vớ vẫn đến những điều xem ra rất dễ dàng đối với nhiều bạn, nhưng đối với nhiều bạn khác là các việc không bao giờ thực hiện nổi: chừng nào mới tốt nghiệp được? khi nào mới có khả năng tự lập ? khi nào mới cưới được người mình yêu không cần lệ thuộc vào gia đình quá nghiêm khắc? các bạn đã lần lượt lập gia-đình, bắt đầu có vợ, có con..v..v..có những việc càng nghĩ càng thêm khổ tâm vì không thể giải quyết được lại thêm nhức đầu, thôi không nghĩ đến, không bố trí plan được !
.
Vì vậy lại cố hết sức tập trung ý tưởng để “binh” plan, đặt giấy calque lên vẽ coupe, đồng thời tưởng tượng coi façade chính sẽ ra thế nào hoặc ngược lại, 3 façade kia là phụ...đến giờ ăn thu xếp đồ đạc mời tất cả nègre đi, 1 ngày dẫn nègre đi ăn đúng 4 cữ mà quan trọng nhất là cữ đêm, các khu ăn uống gần trường như Đa-Kao, Tân-Định, phở Pasteut, Hiền Vương...đông nghẹt SVKT, sau khi ăn tối trở về trường, đi 1 vòng xem tình hình ra sao, tình cờ đi đến bài của Trần Thiên KT65 nhìn sơ qua plan, đến façade tôi bàng hoàng: tất cả 4 cái façade là 4 cái hộp chồng lên nhau, cái to nhất ở dưới cùng và từ từ lên đến cái nhỏ nhất là cabine để đi ra sân thượng ! thật là giản dị, thật là avant-garde, tuy giống trẻ con vẽ 1 chiếc tàu viễn dương với cái ống khói trên cùng, nhưng chỉ hơi lạ là sau 6 năm học về mỹ thuật bạn đã tiến xa mọi người ! Bài này bạn Trần Thiên ăn 1 cách ngon lành vì đã sửa được 4 lần ! Mãi sau này, tôi nghĩ ra Trần Thiên quá sức thông minh, nghĩ ra cách vẽ façade rất đở mất thì giờ, tiết kiệm ít nhất là 4 tiếng đồng hồ: vẽ 4 cái hộp chữ nhật rất nhanh, khỏi đánh bòng ̣vì không có masse nào lồi ra, cũng chẳng có masse nào thụt vâo ! Toà đại sứ Mỹ tại Sài Gòn có phải chỉ là một hình hộp chữ nhật với một cái chòi để ra sân thượng ?
.
Tôi trở về bài lại cố gắng tiếp tục, circulation có trơn tru không, để cửa chỗ này, cửa sổ chỗ kia, bàn ghế chỗ nọ, toilette chỗ đó...rán tỉnh táo, ra sân sau rửa mặt, hút thuốc, uống cà phê...đến khoảng 2 giờ chúng tôi lật các bản vẽ lên chuẩn bị đi ngủ, đêm đầu còn ngủ được 5 tiếng, tối Thứ Bảy giảm xuống còn 3 tiếng, tối Chúa Nhật không hề nghĩ đến ngủ nghê gì nửa !
.
.
hình phụ chú của LCQ, thầy Cảnh, thầy Thâng và LCQ
.
.
Chú thích: * con đường vác Thánh giá (Chemin de Croix) của Chúa Jésus: là một Phật tử có qui y, tôi chỉ muốn diễn tả 14 kỳ đi về phép thi gian nan khổ aỉ, té lên, té xuống, đám đông tụ họp hai bên la ó, cười đùa, chế nhạo, trêu chọc...giống như 14 hoặc 15 bức tranh của các họa sĩ Âu Châu miêu tả 14 giai đoạn khổ hạnh của Jésus, nhưng mục đích của ông hoàn toàn khác, là phục vụ loài người một cách cao cả, chớ không ích kỷ như mục đích của tôi . Xin các bạn Công giáo hiễu thấu cho.
** hộp Rapidograph này do 1 kỹ sư điện Mỹ nhân dịp trở quê hương của ông ở t.b.Texas để nghỉ hè mua tặng tôi. Ngày nay t.b. này là quê hương của khá nhiều anh chị em KT, lạ quá !
*** Ông Nguyễn-Văn-Lễ, thân sinh của 2 bạn ĐiệpKT66 và Minh (q.c.) KT68
(xin xem tiếp phần 8 ter)
hềt bài 8 bis của LCQ.
phần dưói của tmd:
.
hình phụ chú của tmd
.
hình dưới đề sai năm, đứng là: tháng 2, 1976, để sửa lại sau.
.
hình trên có gần như đầy đủ các thấy trường ĐKTSG, Thâng, Cảnh, Vinh, Nhạc, Kha và Mãng, không biết tôi đang làm cái gì, vẽ cái gì mà mọi người chăm chú và yên lặng đến như vậy .. tấm hình để đời do Ng ngọc Thắng, bạn Hướng Đạo và là từng làm anh rể tôi. Thắng bây giờ hết chụp hình từ lâu, đã mang về cho hai cái máy digital, hình như chàng đã bán hết vì không còn cần chụp hình nữa ! hình trên chụp bằng phim movie quận lớn của Nga Xô vĩ đại, phim không có lõi, phải mờ bao giấy đen ra trong phòng tối rồi dùng lõi phim Kodak của Mỹ quấn lại. Thắng develope phim. Cuộn phim chụp hình ra trường này đã bị thấm hơi nước biển của Nam Dương, chỉ còn được như vậy. Phim mua từ cô sv Thủy từ HN vào, sau này lấy Hải KT71, đã qua Úc sống
Đố anh LCQ tìm ra anh Ng nhơn Tâm, và Trần kiều Định KT68 trong hình trên, hai người mà anh hay nhắc trong thơ, tìm ra được sẽ gửi cho anh tấm hình trên với nhiều chi tiết hơn size có thể tới 4mb .. ai thích email cho tmd biết..
.
.
No comments:
Post a Comment