copy of tmddesign old multiply blog

Pageviews

Sunday, July 19, 2009

Bài của anh Lâm công Quyền KT65, viết về Cam Ranh, bạn KT và những lần anh đi phép về SG làm đồ án tại trường ĐH Kiến Trúc SG, bài 8 ter ..

.
.

.
.
(Phần 8 ter) Viết tặng các bạn đồng khóa Trương-Công-Tâm, Nguyễn-Kiển-Thành, Nguyễn-Kim-Hương-Thủy và́t cả bạn già KT
.
.
z-lcq-Dipplome_KT_1.jpg picture by tddesign
.



( Kỳ này tôi gởi kèm theo (attach) trích từ quyển Luận Án tốt nghiệp KTS trang cảm tạ patron và các negre, các bạn KT cùng vị ân nhân Đ/Tá Lương-Xuân-Sai. Quyền này vì tài chánh eo hẹp tôi chỉ đánh có 4 bản vì vậy 0 có dịp tặng cho các bạn có tên trong trang đó. Minh Bò làm ơn nhắn lại hoặc copy lại đưa dùm Diệp say đọc, cám ơn mày nhiều lắm. Cám ơn internet cho phép tôi gởi lời cám ơn đến các bạn sau mấy chục năm 0 gặp.)
 
Chiến đấu chống lại con sâu buồn ngủ,
.

Tối Chúa Nhật làm projet-rendu thật là gian nan cực khổ vô cùng, người bạn mệt không thể tả được, mắt cay xè cứ phải chăm chú vào bản vẽ, bàn tay thì vẽ vẽ, gôm gôm, lỗ tai không còn nghe tiếng nhạc ôǹ ào chung quanh, vì ngủ ít chắc cơ thể thiếu hồng huyết cầu nhiều lắm, bạn không biết bạn ra sao nhưng cứ nhìn SV nào còn thức, mặt mày xanh lè, xanh lét, dưới ánh đèn néon trông rất dễ sợ như Dracula. Tội nghiệp các chị, mặt mũi bơ phờ, không son phấn, tóc chưa kịp chải gỡ, trông thật giống những người đẹp trong truyện Liêu Trai ! Trời SG lúc nào cùng nóng, vì thiếu hồng huyết cầu, bạn lại cảm thấy hơi lạnh, phải khoác vào người một cái jacket, các câu chuyện tiếu lâm cũng giúp chúng tôi tỉnh ngủ được giây lát.
.


Một chút tâm-lý-học, suy tư một mình!
.


Khi nègre đi tìm chỗ ngủ hết, còn một mình chiến đấu đơn độc, tôi bị dằn xé giữa việc đi tìm một chỗ để ngã lưng và cố sức rán lên, rán lên, chiến thắng cơn buồn ngủ cứ kéo đến liên tục, từ thuở nhỏ tất cả người nhà đều khuyên mình rán (cố) học. Những ngày Tết, sau khi chúc bất cứ người lớn trong nhà, họ đều bảo:” con hảy rán học”. Có một lần làm bài, tôi chỉ còn một mình, để chiến thắng cám dỗ bỏ bài, phải nghĩ ra cách tự chiến thắng trong nội tâm, nghĩ lại vào năm 1950, khi nghe tin ông nội tôi hấp hối, cha mẹ đem ba chị em chúng tôi về ngay Sa-Đéc, vừa đến nhà, có người hướng dẫn vào phòng ngủ của ông, ông đang nằm trên một chiếc giường lớn, 1 cánh cửa sổ có song sắt thật cao nơi chân giường rọi ánh sáng yếu ớt trên gương mặt xanh xao của ông, mền (chăn) đắp ngang ngực, đầu tựa lên một chồng gối, bà con họ hàng đứng đầy hai bên chăm chú nhìn đứa cháu nội đích tôn, như nhìn một diễn viên chánh đang tiến chậm chậm đến cạnh bên phải của ông, tôi nhớ mãi lời trối thều thào cuối cùng của ông:”con... rán... h..ọ...c…”.
.


Ông bà nội tôi ở tại ngôi nhà gạch lớn nhất làng Tân Xuân, ông bà đã làm lụng cực khổ cả đời, làm ruộng, làm mắm...Sau đó mới tậu được ruộng đất, nhà cửa…, nhưng như bao nhiêu triệu người Việt khác ông chỉ trông mong con cháu rán học không làm nghề nông nửa ! Mẹ tôi đi Pháp trước đó it́ lâu, từ Paris gởi về 1 carte postale cũng đề phía sau:”Con rán học, má cưng”, vậy là tôi đã nhập tâm cái chữ “rán” từ nhỏ bắt đầu đi học, rán có nghĩa là cố gắng học hành cho khá, đi đến mức không bỏ cuộc. Giờ đây 29 tuỗi, ngồi trong Họa Thất của trường Đại Học Kiến Trúc tôi phải rán sức làm bài cho đến mức, làm trong vòng 4 ngày một đồ án đáng lẽ người khác làm trong 1 tháng, tôi phải cố ý nhớ lại lời khuyên nhũ của hai thân nhân đã  qua đời để tự khích lệ mình! Sau này thuật lại cơn chiến đấu nội tâm của tôi chắc độc giả thấy chán phèo, nhưng đó là sự thật. Cố lên, cố thắng cái cám dỗ bỏ bài cho khỏe cái tấm thân. Trong cuộc thi bơi 300m tại vịnh Cam Ranh , xém chết chìm, uống nước biển nhiều lần mâ không bỏ cuộc, bây giờ người mệt nhoài, trí óc gần như tê liệt cũng nhất định làm cho đến khi bài hoàn tất.
.


 
Tiếng cộp cộp im bặt !
.
 
.
tran-quang-minh.jpg picture by tddesign
.
.
 


 Có 1 lúc quá mệt, khoảng 3 giờ sáng, chợt thấy Võ-Ngọc-Chiếu, cùng lớp, cùng attelier đang đi lơn tơn kéo dép lẹp xẹp qua bàn, tôi nói với nó:
- Mệt quá chịu hết nỗi !
Chiếu vổ vổ lên vai tôi nói an ũi:
- Đáng lẽ mày nên chọn ngành khác.
Chiếu đi khỏi, Minh Bò nói với tôi:
- Đ.M., nó làm thể như giỏi hơn mình nhiều lắm !_ Trong 6 năm trời học ở trường KT, tôi được 1 lần Ưu, 1 lần Bình, 4 lần Bình Thứ, trong đó Bình cho môn Géomètrie Descriptive là 1 trong những môn khó khăn nhất, 2 lần bài thi Kiến Tạo Đại Cương đậu kỳ nhất được bạn cùng lớp trả tiền cho chú tuỳ phái giữ phòng chứa bài thi lấy ra để calquer lại thi kỳ nhì. Tôi tự nghĩ chỉ có cái băng “gạo”KT 65 của Trương-Công-Tâm, Nguyễn-Kiển-Thành, Nguyễn-Kim-Hương-Thủy, Vương-Tuấn-Vị (q.c.) là có thể hơn điểm tôi được, băng này quy tụ những bạn học giỏi thật sự, chẳng bao giờ cần mánh mung ton hót ai cả, một người bạn bên ĐHKH nói với tôi rằng :” chỉ có những đứa học dở mới cần mánh mung”.
 
.
 
z-ktsthuy-khamminhbo-1.jpg picture by tddesign
.
.
 
 
Khi thi môn Bê tông cốt sắt năm thứ sáu, tôi phải thường xuyên từ Phú Nhuận chạy đến nhà của Trương-Công-Tâm ở Tân-Định để nhờ bạn chỉ dẫn. Tôi vẫn còn mang ơn bạn cho đến nay. Các bạn khác trong lớp giỏi đều và rất có tư cách , với thời gian tôi vẫn còn nhớ vài bạn như: Đinh-Xuân-Bình, Võ-Minh-Cẫm, Tô-Ngọc-Châu, Nguyễn-Bá-Cung, Võ-Phượng-Đằng, Nguyễn-Hữu-Đức, Bùi-Như-Long (q.c.), Phạm-Việt-Nam, Trương-Văn-Ngự, Trương-Hiền-Phúc, Bùi-Đình-Quang, Ngô-Tấn-Quang, Lê-Văn-Rọt, Lương-Văn-Tuấn, Nguyễn-Đăng-Mạnh-Trúc, Võ-Hiếu-Trung, Bùi-Quốc-Vinh, Nguyễn-Trần-Quốc-Vinh, Nguyễn-Thị-Việt, Mạc-Thị-Ngọc-Xoàn..v..v.., có thể còn nhiều bạn nửa mà tôi không thể nhớ hết được.
.


Một người “siêu đặc biệt” của lớp 65 là Nguyễn-Tấn-Cang, là niên trưởng của lớp, ngay năm đầu C. đã tình nguyện làm trưởng lớp luôn, C. tối đa lễ phép với tất cả mọi SV trong trường, lễ phép đến độ Rọt nói nhỏ với chúng tôi:
- Cha Cang này lạ quá, minh nhỏ tuổi hơn chả nhiều mà lúc nào nói với mình cũng chấp tay “Dạ thưa anh, Dạ thưa anh”, kỳ dễ sợ ! Mỗi lần chả nói “dạ thưa” với tao, tao ngượng gần chết !
Một lần về trường làm bài, vào cantine, trông thấy thông cáo của C. đăng trên tường:”Cần tuyển nègre làm diplỏme, ....$/1giờ, xin liên lạc với Nguyễn-Tấn-Cang, năm thứ sáu, địa chỉ số...hẽm 36 đường Cách Mạng 1/11, Phú Nhuận”. Hiện tượng duy nhất trong lịch sử của trường Kiến Trúc. Ai nấy ngơ ngẫn, không biết C. làm gì mà giàu như vậy ?
.


12 giờ khuya đến 12 giờ trưa mai bạn còn được 12 tiếng, lúc này là lúc lo rendu plan, Diệp say và Khoa đến khoảng 3 giờ sáng không chịu nổi nửa đi ngủ trước, chỉ còn Minh Bò ngồi với tôi. Tôi chỉ Minh Bò những chỗ chấm cỏ trên plan rồi quay lại làm tiếp, tôi yên chí vì Minh cũng “già” như tôi cho nên tôi để mặc bạn làm, Minh chấm rất đều, cộp, cộp, cộp, cộp, tôi vẫn tiếp tục phần của tôi, vẫn nghe đều đều cộp, cộp, cộp, cộp...đến 1 lúc tiếng cộp, cộp.. chậm dần… rồi im bặt ! Tôi quay lại nhìn thấy Minh, người mặc áo jacket vải jean, vẫn với cặp mắt kiếng dầy cộm, bộ râu lưa thưa tua tủa, 2 mắt nhắm nghiềng, tay vẫn còn cầm cái rapidograph ( ̣hay rotring) chống trên mặt giấy Canson...Minh đang ngủ ! Hình ảnh này trông giống một samourai Nhật bị trúng 1 nhát kiếm nhưng không chịu nằm xuống, vẫn quỳ tại chỗ chống kiếm trước mặt. Một người bạn quá sức hết lòng giúp mình, nhưng cơ thể bạn không chịu đựng nổi nửa ! Tôi bước lại gở nhẹ cây rapidograph ra khỏi tay bạn, nói nhẹ nhàng:
- Minh ơi, đi ngủ đi, để đó tao.
Lúc đó Minh Bò mỡi chịu đứng lên xách bị đi tìm chỗ để ngủ.
.
.
 
z-td-pvn-hoathat.jpg picture by tddesign
.
.
 


Đêm dần dần tàn, trời hừng sáng rồi sáng hẳn, mặt trời lên đem cho bạn thêm một chút sinh khí, ra sân sau súc miệng, rữa mặt, vệ sinh, ra cantine uống một tách cà phê, hút một điếu thuốc lá, không dám ăn sáng, trở vô bàn làm bài tiếp tục, rán tiếp tục cày và cày, khi nègre trở lại lập tức giao ai làm gì, làm gì. Càng gần đến giờ nộp bài, tất cả chúng tôi đều hăm hỡ, lăng xăng, rất tỉnh táo và lạ lùng là không cảm thấy mệt mỏi nữa !
Càng lạ hơn nửa là tự nhiên bạn trông thấy tất cả thiếu sót cần phải bổ xung, bạn thấy tất cả những chỗ sai cần phải sửa... cho đến giờ nộp bài.
.


Còn 5 phút, 1 hồi chuông báo động, mấy trăm SV của các Họa Thất lũ lượt chạy ầm ầm khiêng bản chạy về hướng phòng Chấm Bài, tôi vẫn còn nấn ná cho đến kém 3 phút, vẫn cố vẽ, cố sửa, dù chưa xong Minh Bò vẫn còn khỏe, vác bản vẽ lên chạy ngờ ngờ đi nộp vào trong cho anh Nam, mặt anh này lạnh như tiền, anh đã từng không nhận bài của tôi vì đưa đến trễ 3 phút ! Nỗi oán hận trào lên muốn mữa, bạn mất bao nhiêu thì giờ, sức khỏe, tiền bạc để hoàn thành 1 bài thi, giờ đây, người có quyền nhận hay không nhận từ chối bài của bạn, bạn năn nỉ, xuống nước, thiếu điều muốn sụp xuống lạy, cũng không được, bạn vi phạm luật giao thông, năn nỉ không được, bạn nộp phạt, ở đây, chẳng nộp phạt,  mà cảm thấy đau đớn như ai cắt cổ. Đành đem bài thi trở về chỗ bây giờ vắng hoe, lo tháo đinh ghim giấy , gở tờ giấy Canson ra cuộn lại, để dành làm bài kỳ sau.
.


Nộp bài xong xuôi, bạn có cảm giác mới vừa đến mức một cuộc chạy thi marathon, chỉ có cái khác nhau là marathon có két quả tức thì. Lo thu xếp đồ đạc, ra cantine làm thêm 1 phát gì đó mà vì sự mệt mỏi làm bạn không còn nhớ gì trong óc được nữa, vè nhà tắm rữa, lo sắp xếp đồ đạc, không quên 1 chai Black & White bỏ vào bị sẵn để trở ra đơn vị ngay sáng sớm hôm sau vì xe đi Nha-Trang thời đó không bao giờ khởi hành buỗi trưa cả. Sau đó ngủ tạm 1 giấc, người nhà gọi dậy ăn chiều, rồi ngủ trở lại cho đến 4 giờ sáng mai.
.


Hôm sau ra đến bến xe, mua vé xong xuôi lên ngồi vào ghế lậ̣p tức, thường là ghế cạnh tài xế, vì 1 khi xe bắt đầu chuyẽn bánh, tôi đã ngủ mê man tàn tịch, xùi bọt mồm bọt mép không ai trông thấy, đở xấu hổ! Đôi khi lên phi-trường Tân-Sơn-Nhứt quá giang máy bay ra Nha-Trang, khi lên đến cao độ, tôi cũng tựa lưng vào vách ngủ ngon lành tuy không được lâu vì chỉ độ 1 tiếng ½, 2 tiếng đã tới nơi. Có chuyến bay ra tới phi-trường Phù Cát (Qui Nhơn), đợi Quân Cảnh làm thủ tục với trưởng phi-hành-đoàn để đưa tù quân phạm lên máy bay chở trở về Nha-Trang (cách Phù Cát 340 km vè phía Nam) đợi ra toà án binh tại đây, làm mất thêm mấy riếng 
  

Đào ngũ, đào nhiệm, trốn quân dịch
.

Trai thời loạn thật vất vả, trong tất cả SVKT chẳng có ai là lính tình nguyện, trừ các bạn được hoãn dịch vì lý do nọ kia, tất cả đều mong muốn làm bài cho đủ để thi tốt nghiệp. Có bạn với thời gian, với tinh thần trách nhiệm sao đó đã trở thành lính chuyên nghiệp, say mê QĐ thực sự và vì có vợ con bên cạnh tại đơn vị xa SG, nên không còn thiết tha gì đến bài vở nửa. Có bạn tự mình tìm cách hoãn dịch bằng cách cạo sửa ngày tháng trong giấy hoãn dịch, có bạn đào nhiệm, có bạn vô tình phạm tội đào ngũ.
.


Phạm-Việt-Cường KT66 chẳng những là nègre có hoa tay nhất trong các nègre của tôi mà còn là một trong những SV giỏi nhất của năm 66 nữa. Cường vẽ rất đẹp, tôi không cần làm nègre cho C. khi cần vẽ tượng, đắp tượng ..v..v..C. đã từng mua 1 quyển tập bìa cứng, chép lại 3 chuyện “porno” nổi tiếng “7 đêm khoái lạc”, tâm sự 1 cô gái 16 tuỗi” và “Cậu bé mất dạy thành Ba-Lê”, ngoài tuồng chữ nắn nót thật đẹp, C. còn phụ họa bằng tranh vẽ rất công phu. C. đã giúp tôi ăn Mention cho concours “Nghiã dũng đài”**...
.

Tài ba như vậy nhưng tôi nghĩ C. không thể làm việc cho các cơ quan đặc trách làm giấy tờ giả cuả Nazi hay của MI 6 được ! Không qua mặt nổi cảnh sát VNCH đến khám xét tận nhà C. tại số 44/1 Huỳnh-Tịnh-Của, Tân Định năm 1973, cảnh sát  khám phá C. cạo sửa giấy tờ hoãn dịch , bị bắt ngay tại nhà, điệu lên Quân Vụ Thị Trấn, sau đó bị đưa qua Trung Tâm 3 Nhập Ngũ và cuối cùng đưa lên quân trường Quang Trung để thụ huấn Khóa Hạ Sĩ Quan*.
.


Một lần về phép thi trong năm 1974, sau khi nộp bài xong, vào khoảng 1 giờ trưa trong túi tôi không còn 1 đồng xu,  tôi chở Huỳnh-Văn-Diệp Hiệp sĩ say KT65 trên chiếc Suzuki M12 để vè̀ nhà ở Phú Nhuận ăn trưa,. Từ trường KT, xuôi theo đường  Pasteur một chiều khi đến ngã ba Yên Đỗ, tôi vừa quẹo tay trái, gặp ngay một nút chận hổn hợp, có vừa cảnh sát vừa quân cảnh, họ thổi còi cho chúng tôi dừng lại, xét giấy tờ, phần tôi trình đầy đũ tất cả cho người lính QC, kể cả giấy phép đi thi do KQSTT Nha Trang cấp, quay qua Hiệp sĩ say, bạn đang năn nỉ người cảnh sát :
- Tôi là cảnh sát ở Hậu Nghiã nhưng bỏ quên giấy tờ ở nhà.
Tôi cũng cố gắng dến năn nỉ viên cảnh sát một cách tuyệt vọng:
- Anh thông cảm dùm người bạn tôi cũng là cảnh sát chỉ về để làm bài thi ở trường Kiến Trúc.
- Làm sao tôi có thể để cho bạn anh đi được khi ảnh không có giấy tờ gì để chứng minh hết ?
Hiệp sĩ say đành ghi vội cho tôi địa chỉ trên Biên-Hòa và nói với tôi:
- Hôm rồi nhậu ở nhà thằng bạn chắc tao làm rớt cái bóp đâu đó quanh cái canapé nơi phòng khách, mày cứ hỏi họ sẽ chỉ cho. Tôi đành để D. ở lại nút chận chờ chở đi và  lập tức về nhà cất hết đồ đạc rồi đi thẳng lên Biên-Hòa. Tìm được địa chỉ nhà, trình bày câu chuyện, người vợ của bạn của D.lục khắp nơi cũng chẳng thấy cái bóp của D. đâu cả!, vừa lái xe trở về SG, vừa lầm bầm một mình:”cái thằng thật là tệ, tối ngày nhậu nhẹt, có giấy tờ cũng không biết giữ !”. Trông mong về nhà để ngủ, tôi phải di chuyển thêm gần 70km vì Hiệp sĩ say bị say! Giữa đường, đôi khi cơn buồn ngủ kéo đến, xém đâm đầu xuống ruộng mấy lần.
.

Tối đó tôi kể lại tự sự cho ông thân nghe, ông rút trong túi ra 3 ngàn đồng nói với tôi kiếm cách đi thăm và đưa cho D. Sáng hôm sau, tôi không trở về Cam Ranh như thường lệ, mặc quân phục chỉnh tề, lên QVTT tìm thằng bạn khốn khổ, trên đó nói rằng vì D. khai là cảnh sát nên họ giải qua Tổng Nha Cảnh Sát để sưu tra, tôi hỏi địa chỉ rồi lại lái ra TNCS đường Trần-Hưng-Đạo. Tại đây họ xác nhận có đang giam giữ thằng bạn SVKT cảnh sát của tôi vì người bạn của tôi mang tội đào nhiệm.

- Tôi thông cảm cho anh thăm bạn anh nhưng anh phải chịu khó ngồi đợi một chút vì hôm nay có phái đoàn Thủ Tướng sắp tới viếng thăm Tổng Nha .
.


Chờ Thủ Tướng đến viếng thăm tôi có cảm tưởng như hàng bao thế kỷ, đang bị cơn buồn ngủ hành hạ, ngồi nói chuyện trên trời dưới đất với viên sĩ quan biên-tập-viên trong đó tôi hỏi ông về vụ báo đăng 1 bà buôn bán hột xoàn mất tích, khai báo cảnh sát mà họ tìm không ra, hồn bà về báo mộng với người cháu, chỉ cho biết nơi chôn ngay tại nhà...v...v...
- Vụ đó có thật, anh. Chúng tôi tìm đủ mọi cách, lấy dấu tay ... ...mà không tìm ra......nhờ bà về báo mộng với người cháu...chúng tôi đến nơi đào lên ngay chỗ hồn chỉ thì tìm được xác của bà ...rồi rốt cuộc bắt được thủ phạm.

Tôi hết sức sốt ruột, nhưng sau cùng, phái đoàn Thủ Tướng vừa ra về, viên sĩ quan biên-tập-viên tốt bụng cũng dẫn tôi đi quanh co vô đến tận cái douche D. đang tắm, tôi chỉ kịp dúi cho D. 3 ngàn đồng của ông già đưa và chào từ giả D., thế là hết ! Và tôi đã về đơn vị trễ 1 ngày, may phước chẳng bị rầy rà gì cả.
.
 
z-td-kt70-vn93.jpg picture by tddesign
.
Diệp, hiệp sĩ say, hình của tmd
.
 
.


Vài tháng sau, sau khi về nộp xong 1 bài khác, trên đường trở ra Cam Ranh, xe đò cũng ghé nghỉ tại Phan Thiết thì thấy Hiệp sĩ say bước xuống từ trên 1 xe đò Nha Trang vô SG  . Thật là “hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”, các bạn có thể tưởng tượng nổi vui mừng của chúng tôi được gặp lại như thế nào, hai thằng bạn ôm nhau quay mòng mòng, D. kể cho tôi nghe bị đưa ra Đồng Đế để theo học Khóa Hạ Sĩ Quan* và đang trên đường về SG “đi phép thi”, D. cười cười ghé tai tôi nói nhỏ:
- Kỳ này chắc tao về luôn, mày ơi !
Tôi chỉ cười trong bụng:” từ đào nhiệm bây giờ đổi sang đào ngũ !”_xe Nha trang đã mở máy, tôi phải vội chạy lên nhưng trong lòng hết sức nhẹ nhõm, chỉ trong 1 khoảnh khắc, tôi đã biết được thằng nègre cùng lớp nay đã được “tự do” rồi.
.


Một trường hợp thảm hại khác: bạn Nguyễn-Văn-Nghi KT66, đã trình diện thụ huấn tại trường Bộ Binh Thủ Đức rồi, ngã bịnh, được chở qua Tổng Y Viện Cộng Hòa để điều trị, khi hết bịnh, đi trở lại Thủ Đức, khóa của bạn đã xong, vì giấy tờ chuyển qua lại chậm trễ  nên bạn bị két án đào ngũ ngoài ý muốn. Bạn bị giải qua quân trường Quang Trung để thụ huấn Khóa Hạ Sĩ Quan*. Sau khóa học, ra Trung Sĩ và bị đổi đi nơi tận cùng của nước Việt-Nam: Năm Căn, Cà Mau.

SVKT hoặc KTS như vậy, trong chiến tranh, đã có mặt khắp 4 vùng Chiến Thuật !
.
______________________________________________________________________________________
.

Chú thích:* Khóa Hạ Sĩ Quan: 6 tháng, ra trường mang cấp bậc Trung Sĩ, phải qua các cấp bậc Tr/sĩ I, Thượng Sĩ, Th/sĩ I rồi mới đến Chuẫn Úy như khi ra trường đào tạo Sĩ quan.
**concours Nghĩa Dũng Đài cho thấy tài năng về Mỹ Thuật của Đinh-Xuân-Bình, Lê-Văn-Rọt và một vài bạn nữa mà tôi quên mất tên với các tác phẫm điêu khắc bằng kim loại thật là moderne. Riêng tôi, trụ giữa đài làm bằng thủy tinh, để thực hiện mô hình này, tôi phải tìm vào đến tận các lò thủy tinh của người gốc Hoa cạnh trường đua Phú Thọ nhờ họ đổ theo khuôn sắt của tôi. Cứ đổ xong, tháo khuôn, thủy tinh bị bể !

(xin xem tiếp phần 9)

.
.
Phần dưới là phụ chú và hình của tmd:
bên hình trên anh LCQ có cám ơn anh Nguyễn văn Thổ. Anh Thổ lớp KT70, cùng lớp với tôi, và trong lớp ai cũng là anh và là chị, vì tôi là nhỏ tuổi nhất lớp. lần về VN, gặp bạn cùng lớp hỏi thăm lớp mình có gì lạ thì được biết anh Thổ đã qua đời. Thăm hỏi nữa thì được biết, anh kiệt sức mà chết, vì ăn chay, lại hay uống rượu.
Ngay sau tháng 5, 75. Tôi gặp và hỏi thăm anh lần chót bên phía sân sau của trường, lúc này anh vừa bị mất một phần chân phải, lý do là sau 30 tháng tư, anh là sĩ quan công binh VNCH, nên địa phương yêu cầu anh đi gỡ mìn phiá sau phi trường Tân sơn Nhất phía Gò Vấp, mìn nổ, anh mất nửa chân từ phía dưới đầu gối.
.
.
z-td-ngvantho.jpg picture by tddesign
.
hình trên có anh Ng văn Thổ (qua đời) là người đứng chính giữa, bên trái là Trần Hoàng Minh, Paris, phài là Trầm xuân Hiếu, SG. Ngồi từ trái là Tôn thất Hậu, SG, Ngô quang Tuấn, SG, Hoàng hoa Cương, Nam Cali.
.
.
Nhắc anh Hiệp sĩ say Diệp, có nghe câu truyện tương tự như trên của anh LCQ kể, nhưng lần này từ anh Tuấn Trắng, Huỳnh văn Tuấn K67 tiệm vàng Phú Nhuận kể kinh nghiệm đau thương cùng anh Hiệp Sỉ.
.
Hiệp Sĩ làm negre cho anh Tuấn, kể là mình làm sĩ quan cảnh sát ở Biên Hòa. Anh Tuấn chở Hiệp Sĩ từ nhà anh, nơi làm bài gì đó vào trường KT, đến gần cầu Kiệu, có nút chặn xét giấy tờ, thổi còi yêu cầu ngừng xét giấy, thì Hiệp Sĩ ngồi sau anh Tuấn phóng xuống đường chạy thoát được mất tiêu. Anh Tuấn bị giữ lại vì lý do chở người bỏ chạy khi gặp cảnh sát. Bị dẫn về bót, rồi được thả ra, nhưng anh Tuấn bị giữ xe lại, phải về nhà lấy tiền lên hối lộ lấy xe về .. he he chuyện Hiệp Sĩ say cũng là tay chơi thứ thiệt .. Anh Diệp Hiệp Sĩ say còn phong độ và đẹp trai lắm ... he he dzô dzô hiệp sĩ ...
.
z-td-hvt-ntc-95.jpg picture by tddesign
.
hỉnh trên: Huỳnh văn Tuấn trong bài này, và Nguyễn thiện Chiến, cháu thầy Mãng, anh LCQ đã nhắc tới trong bài trước.
.
Đọc bài anh LCQ trên, nói về nộp bài, tôi nhớ là hình như giờ nộp bài là 3 giờ chiều, không phải là 1 giờ trưa, không lẽ vừa sau giờ ăn trưa? ba hồi chuông, rung ba lần cách xa nhau, chuông reo vang tất cả họa thất. Ai mà charrette, vẽ không kịp, thì hồi chuông nó như hồi chuông báo tử, làm tim gan con người chùng xuống, đập loạn xạ như rớt ra khỏi người.
Tôi từng chứng kiến, khi hồi chuông đầu tiên đổ, có nhiều người mất luôn cả trí nhớ ngắn hạn, không tìm ra được cục gôm, cây viết mà cứ hỏi lung tung, trong khi ngay chính họ đang cầm những thứ đó trong tay, hay đắt trên lỗ tai .. rất nhiều chuyện điên cuồng xẩy ra trong thời gian của ba hồi chuông báo tử này ... Tôi thì hoàn toàn không bao giờ charrette, negre đầy đủ khỏe mạnh, ngủ đủ, nên có người khiêng bài đi nộp, có negere ngồi lại canh đồ cho khỏi bị mất cắp .. tôi từng chứng kiến nhiều người trong thời gian hoang mang giờ thứ 25, thời gian ba hồi chuông báo tử này của khổ chủ, thường thò tay ăn cắp ra, chôm rotring hay những đồ vẽ qúy giá, nên khi làm bài, một nhóm bạn thân tín hay quây quần làm bài chung với nhau để tránh ăn cắp vặt, và sau đó, trước khi về, soạn đồ thất lạc ra trao trả lại cho nhau, vì giờ thứ 25 hay chụp bất cứ đồ của ai mà làm bài cho kịp, vẽ như gió, hay ôm ngực đau tim, bất toại không làm được gì hết, có khi run qúa đánh đổ nước jue lên bài hay đánh đổ mực !!!.
Khi trao trả đồ thất lạc, có lần tôi có một cái eke lạ trong tay, tìm tên chủ thì không có, lại có nguyên tài liệu histoire, lịch sử KT, viết nhỏ bằng mũi kim trên thước eke, để mang vào phòng thi, tha hồ sao chép lại, thật hy hữu, nên khổ chủ không dại dột khắc tên mình vào eke !!
.
z-td-ktsg-pchambai.jpg picture by tddesign
.
hình trên, phía sau là phòng chấm bài với cánh cửa đôi mở vô địa ngục, mở ra nhận bài nộp đúng giờ, đóng lại cho những bài nộp trễ, dù chỉ vài phút. Sân trường phía trước sẽ có bảng vẽ được để xuống đất vẽ tiếp, khi cữa địa ngục vẫn còn mở. Sau ngày chấm bài, người đi qua đường Pasteur sẽ ngạc nhiên khi thấy nhiều người trẻ leo trèo bám đu cửa sồ trên cao nhìn vào bên trong như có có ai đang ở truồng bên trong vậy, rất ư là bí mật ... ôi kỷ niệm xưa, sân trường và cột cờ đầy thương nhớ. Ông anh ngồi cạnh trong hình từ Úc mới bay qua chơi được vài ngày cũng đã trở về lại nhà hôm qua. Trong hình trên, lần đó, ông cũng đang từ Úc về SG chơi năm 1974, và mang theo tấm phim hình này, có phòng chấm bài phía sau.
.
Đến khi nộp bài, nhiều người mang bảng vẽ đến trước phòng nộp bài cho kịp giờ, nhưng để bài ra cỏ, ra sân vẽ tiếp, negre nhào vào làm tiếp, cho tới khi thấy cửa phòng muốn đóng lại thì lúc đó mới chịu đút bảng vào. Không hiểu tại sao, giờ đó không ai chụp cho một tấm hình trong những giờ phút thê thảm này??? không hiều sao suốt năm tôi được nghỉ không làm bài premiere lại không chụp hình lúc này ??? hay là trong những phút giây hiếm có mình cũng đã nhào vào làm việc thiện phụ giúp ai đó ..

Phải nói cái giờ phút thê thảm đó, có nhiều người thân nhân, vợ con anh chị em bồ bịch của svkt nào được chứng kiến mơí thấy thương cho thân nhân svkt của mình, và có nhiều người đã mắt đỏ hoe vì ứa nước mắt cho bài của người thân làm không xong kịp giờ !!!! thật là thảm não, thân nhân cũng thường vào phụ làm negre, làm những việc nhỏ nhặt hay mua đồ ăn, dọn dẹp, hay chỉ ngồi đó cho chủ nhân lên tinh thần, năm thứ hai, tôi có cô bồ vào làm cái việc tô đen cái chữ tựa hay chấm cỏ, và rất thích chuyện đó, đó là ngày đầu, còn tới giờ major operation, lúc cực kỳ khởi động, đồ đạc văng lung tung, tay chân đụng chạm, thì mấy cô này chỉ dám đứng ngồi xa chút để nhìn vào mà thôi. Cho nên trường ĐHKT là trường có rất nhiều GHẾ để ngồi.

Tôi có tên nergre, thì bồ hắn vào, lúc gìờ tui nộp bài, sau này là vợ vào đón chồng đi làm negre về ngủ nhà, vì cô ta sợ tôi có thể dẫn negre đi xả mực cây rotring đầu bự tới ba mươi mấy mm sau khi nộp bài xong. và lần nào cô này cũng mang nước uống vào cho mọi người, negre tui thường lại hay nuôi luôn patron, vì patron rất mát tay, làm bài lại cho negre được ăn bài đều đều.. và đêm cuối, tôi chỉ đi ngủ khi nào bài của negre đã rất tới và avance, và sau khi negre đã đi ngủ trước. Ở đây nói về negre là những người lớp dưới, trong trách nhiệm của tôi.

Để lần sau, nói chuyện negre của tui thà đi ngủ, thà thua, thà bỏ bài hơn là thức, như phần bài trước tôi có nói chị Hải đã bỏ bài đi ngủ, tôi tiếc công đã làm negre, tôi thức trắng đêm làm tiếp cho xong, và bài đậu mention, nghĩ tới anh LCQ mà thấy bất công qúa, hồi đó mà biết anh, tôi đã volunteer làm negre và thức trắng đêm làm bạn, tuy nhiên tôi không thích bước chân vào họa thất của thầy Mãng, từ hè năm 72 tới hết hè 73, tôi ở không, bắt đầu năm học 73 tôi làm premiere, như vậy là có làm chung đề tài bài cấp một với anh LCQ cho tới khi tôi ra trường. Thời gian tôi học KTSG rất ngắn, không có nhiều những chuyên vui buồn họa thất như anh Quyền, nhưng tôi đã quan sát và làm negre rất nhiều, nên thấy có nhiều bất công trong trường, và muốn làm cách mạng thay thế những bất công này, sau này sẽ nói chuyện đó, chuyện tôi ra ứng cử Trưởng Tràng Kiến Trúc khi học năm thứ năm 1974. Tôi không hề học năm thứ sáu, chỉ thi trước hai môn của năm thứ sáu là: đồ án tính toán bê tông, vẽ bê tông, nộp từ khi năm thứ năm, bài trang trí nội ốc năm thứ sáu cũng vậy, tôi nộp từ năm thứ năm. Thời gian Hoạ Thất của tôi trải qua rất nhanh, như cơn gíó, chỉ có học hai thầy là thầy Huy cấp 2, và thầy Thâng cấp 1. Tuy nhiên cũng đã có nhiều hiểu biết, kinh nghiệm để bàn một chút, qua khía cạnh hoàn toàn khác dưới con mắt một SV bình thường.

Có nhiều người không chịu được cảnh charrette, làm bài trễ này, thì chịu khó làm bài sớm hơn cho avance dư giờ, hay dù dư vẩn làm cho đến phút cuối .. gọi là làm qúa cháy bài.

Còn chuyện không có sinh viên KT nào tình nguyện vào quân đội, tôi nghĩ có thể không đúng. Theo tôi suy đoán, có anh Phạm bách Phi, vào học KT năm 1964, sau năm thứ nhất, anh vào hải quân, lên tới chức Hải Quân Đại Úy, được biệt phái 100% trở về học lại KT tiếp, trường xếp lại vào năm KT70 để tiếp tục chương trình học những môn khoa học, chắc khoảng thời gian đó binh biến chưa tới cao độ, tuổi hoãn dịch còn rộng, anh tình nguyện nên mới đi hải quân và thời gian khá dài nên mới lên tới đại úy. Anh Phi đang ở Sunnyvale, CA, nên cũng dễ kiểm chứng ... và ngoài ra, chắc còn có thêm nữa, như phi công Nguyễn thạch Bình, cán sự KT đang ở Houston, bây giờ là license architect in TX !
.
.

No comments:

Post a Comment

Labels Loại Bài

Followers

Blog Archive

About tmd.design

My photo
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com
Powered by Blogger.