copy of tmddesign old multiply blog

Pageviews

Wednesday, June 3, 2009

old entries from yh360 nov/07 . những bài cũ từ yh360 .. xây hầm sao cho khỏi xập nhà

Saigon ơi.. đừng xụp đổ..
.
.
magnify
Sàigòn ơi … đừng xụp đổ…
Nhìn SG sao thấy buồn quá, thành phố biến dạng, mất vẻ đẹp xưa, bị ép chịu đựng thêm mấy triệu người thừa, chỉ có nhiêu đó đường từ cả trăm năm về trước, cây cỏ thì bị cắt đi, thân xác trơ trụi, những cao ốc mới trơ trẽn, đến từ đâu đó, lai căng mất nhịp, không hoà hợp gì với những nét đẹp đồng điệu từ những con đường xưa rợp bóng mát, của một thành phố chỉ cho một triệu dân, mà ngày xưa đã có lúc lên đến ba triệu, lý do là vì chiến tranh, kéo vào SG ở thì an toàn hơn … không súng đạn, chứ ai thèm ở SG làm gì.
Hoà bình rùi, chen chúc chi vô SG như chưa bao giờ đuợc nhìn cao ốc, chưa bao giò được đi thang máy !!! rồi lấp kinh rạch chiếm đất, tráng xi măng, không còn khoảng xanh, không còn mặt đất trống cho mưa thấm đất mà nước cứ chẩy thật nhanh ra sông, sông chẩy không kịp ra biển thì chẩy ngược lại vào đường phố, đường thành ra sông..
Thừa nước đâu phải là xấu, là thiên tai, nước mang đến sự sống mà, nhìn những thành phố khác, nước, sông hồ là vẻ đẹp thiên nhiên. Chỉ tại người ta chen chúc vào SG, sống lên đầu nhau mà sống, chật hết đất. Đâu phải như Hồng Kông, bên biển, bên núi, bên Trung Hoa lục địa… tại sao cứ chen chúc vào SG, chen vào nhửng con đuờng có sẵn, cống rãnh đã ngẹt đã không đủ cho nước chẩy..từ xưa, nếu SG có chục cái hồ, dẹp dân đi, mở nhiều đất trống ra, công viên, hồ nưóc.
Tại sao không làm ra thành phố mới, đất thừa chung quanh thiếu gì, tại sao cứ lười biếng chọn điều dễ để chen chúc nhau tạo thành những chuyện khó khăn đang xẩy ra bây giờ. Tự hào đánh bại đế quốc, đế nào cũng oánh.. mà xây thành phố mới thì sợ không làm, vì lưòi biếng vì sợ cái gì vậy ..
Trả lại cho SG, vẻ đẹp xưa, sức chịu đụng của SG chỉ có vậy thôi, đi làm thành phố mới, nối với SG cũ, bây giờ hoà bình rùi đâu có chiến tranh, có pháo kích đâu, tại sao cứ chui vô SG…sống trên đầu nhau.
Để bây giờ SG đang sụp đổ từ từ .. đuờng đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi .. nhưng khó vì lòng tham, vì sự lưòi biếng .. thích ăn trộm ăn cướp .. hôí lộ .. đề bây giờ đất lún nhà xập, ngẹt đưòng … đường mất cây … đưòng thành sông, chật chội, mất vẻ đẹp đồng điêụ… SG giờ giống cái gì đây ???
Đâu phải nhà lầu cao ốc chọc trời là văn minh giầu có .. đó là sự lười biếng, ngu dốt .. vô tài bất tướng chỉ bám vào mấy con đường của thực dân bỏ lại.. đợi chục năm thì cao ốc mới sẽ hư nát, thành decay, thành xác chết sẽ phải phá đổ sau này vì xây cất thiếu kỹ thuật , thiếu vật liệu bền chắc.
Không làm ra được con đưòng nào mới, thành phố nào mới.. mấy chục năm hoà bình chỉ có vậy thôi à ..
Hi hi, nghe bực mình wá há, tp HCM đẹp lắm mà, đâu có như SG bên trên, đúng vậy:
Buildings will outlive us, hi hi.. don't ask what can buildings do for us, but ask what can we do for the buildings, for their aging... hi hi .. đừng tham nhũng hối lộ, đừng ăn trộm ăn cướp, ăn gian ... có khó wá như vậy hay không ...???


giao thông quá sức chịu đựng, chạy lên lề đường luôn, vẫn kẹt..


xây hầm hoá ra đào giếng, xập nhà cũ..nơi không xây !!


.

khoa học, kỹ thuật thời thượng cồ, xây mới chưa xong thì đã xập cũ
.


cho phép đào lỗ sát ranh đất lòi cả móng nhà cũ ra, móng nhà cũ mất đất chịu, một bề dựa trên không khí .. chờ sập

đất trôi vào lỗ giếng khổng lồ đào bên trong, chung cư nhiếu tầng bên cạnh chờ bị phá bỏ, đúng là xây đựng theo chủ nghĩa xã hội mạnh ai nấy chết.
.

images1440870_giaco
đổ cát đất vô bằng tay, từ bên ngoài, không nén từng lớp cho chặt, tai sao không đổ sỏi và đá, mới không hoà với nước chẩy đi chỗ khác như bỏ muối vô nước ??



Friday November 2, 2007 - 05:05am (CDT)

.

.



chuyện xây cao ốc..xập nhà lân cận..housing for the rich: Kajima

.
.
 
chuyện xy cao ốc..xập nh ln cận..housing for the rich: Kajima magnify

A housing compound, 500 luxury units, 300 underground parking spaces, shops and a health club... rent in the 90's: average 5000 usd /month per unit.
1990, I did this design for Japanese Kajima developer/builder in Jakarta, Indonesia near the Merderka "Freedom" Blvd. and Square. This housing complex is a part of a giant project: convention center, shopping center, 500 room Marriott hotel, twin office towers. Kajima name came up recently, involving with the construction of the collapsed bridge in Vietnam, Can Tho Bridge, under construction, crossing the Mekong River
If anyone have a built picture of the above housing complex, or could taking pictues, please send, I greatly appreciate


500 đơn vị gia cư sang trọng, 300 chỗ đậu xe dưới hầm, những cửa hàng nhỏ và một câu lạc bộ thể thao, đồ án này tôi vẽ kiều cho Kajima Corporation, đầu tư / kiến tạo tại Jakarta, Indonesia. Một nơi cho những người giầu có. Thập niên 90: giá thuê trung bình là 5000 usd/tháng cho một đơn vị. Nhà thầu Kajima đang dự phần xây cầu Cần Thơ, hiện bị xập khi đang xây.
10
Đang nghĩ vể chuyện làm hầm cho cao ốc tai SG, nhớ đến project rất lớn và cao tấng này, làm cách đây 17 năm tại Jakarta, cho Kajima thầu Nhật. Công trình này mang tên Senayan Redevelopment, vì khu này đã phát triển một lần, bây giờ thấy những nhà cũ không làm ra tiền nhiếu hay tốn quá nhiếu tiền để tu bổ nên họ dẹp sạch đề làm lại một lần nữa vì vị trí đất ngay trung tâm khu mắc tiền nhất Jakarta, nên phải gọi Kajima bò tiền hùn đầu tư, Nhật này mưón công ty Mỹ design, và vì tui có từng sống tai Indonesia 8 tháng, nên có lẽ vậy, được giao cho phần housing và câu lạc bộ thể thao, health club trong toàn bộ công trình.
So công trình tai VN, mấy cao ốc đang xây làm xập nhà, đó là mới develop phát triển lần thứ nhất, chưa biết kinh nghiệm thương đau, chỉ xây sát vách nhà có sẵn, trong một miếng đât.
Senayan project, họ giải toả, mua môt hơi khoảng ba block đường, nguyên vẹn, có đại lộ vây quanh mọi chiếu, không giữ lại một toà nhà cũ nào hết để có đường nét tổng hợp cửa tất cà toà nhà trong chương trình, đường nét KT được liên tục, phần dưới có chung các khuôn mẫu hàng rào, cột, mang đường nét cổ truyền dân tộc, họ muốn công trình này sẽ tồn tại qua nhiều thế hệ. Senayan project gồm có convention center, hai cao ốc văn phòng, giant shopping center, khu thưong xá khổng lồ, 500 phòng Marriot Hotel và housing complex, khu gia cư và câu lạc bộ thể thao, tất cả là đất trống, làm lại hết cống rãnh, thoát nước, hầm biến điện, hệ thống tăng áp suất để chữa cháy vân vân.
Chung quanh những cao ốc của khu gia cư này nói riêng, có chừa khoảng trống ra, dấu chân thấp, để thông thoáng gió, dễ thực hiện kiến taọ, nhất là tửng hẩm, với trên 300 chỗ đậu xe ngầm cho người cư ngụ, nhiều tầng hầm, phải dẫn khói xăng ra, mang khí sạch vào để thở, và tạo lối vào ra, giao thông ngẩm dưói hầm an toàn, và phải dự trù thoát hiểm khi bị cháy, động đất, cấp cứu khi có tai nạn giao thông. Nói chung là những khoảng đất trống rất cấn thiết cho an toàn và làm tăng vẻ đẹp cũa các khối nhà, làm tăng giá trị thương mại của công trình, chứ không phải cứ xây kín đất là có lời. Xây ít diện tích, tăng giá trị công trình một cách toàn thể, làm những người cư ngụ thoải mái hơn và họ sẵn sàng trả giá cao hơn, xây rời ra thì móng và từng hầm dễ dàng phân bố lực chịu đựng theo góc 45 độ đồng đếu xuống nến đất, đáy móng.
Còn dưới đây là housing for the student, gia cư cho những sinh viên theo học tại Portland State University, toà nhà này cũng có hầm đậu xe phiá dưới, chiếm nửa blóc đường và không chung vách với toà nhà nào hết. Viện đại học này có nhiều chung cư cho sinh viên ở gần chung quanh, ngay giữa trung tâm thành phố. Đất đã quy định cho đại học nên không được xử dụng cách khác, hi hi không ai ăn chận ăn cắp đất, đổi cách xử dụng, tham nhũng được, cho nên sinh viên nghèo được ở ngay bên cạnh khu vực mắc tiền của trung tâm thành phố, và phải nghèo đủ tiêu chuẩn mới được thuê chỗ ở tại đây, cha mẹ giầu thì đi thuê chỗ khác, xấu và mắc hơn. Xã hội kỳ lạ thiệt.

housing for the student, the still not rich yet .. not bad !!! rendering by me, Autocad 14 and AccuRender




Friday November 2, 2007 - 08:05am (CDT)

.

.



xây hầm sao cho khỏi xập nhà bên cạnh..dig deep, build safe
.
.
 
xy hầm sao cho khỏi xập nh bn cạnh..dig deep, build safe magnify
cách làm hầm cho xập nhà bên cạnh..khỏi cần học.. hi.. hi.
làm hầm cho khỏi xập nhà có sẵn bên cạnh, nên học.. safe deep excavation
Bài này nói về cách xây từng hầm cho những cao ốc, phần hầm đào sâu xuống đất rất quan trọng, nhất là khi xây cất ngay sát cạnh ranh đất sát vách nhà khác đã có sẵn. Tại SG vừa qua, có hai công trình đào hầm làm móng đã gây ra tai nạn xụp đổ một phần, làm hư hại phần còn lại của một công sở, và làm nghiêng, nứt một nhà chung cư 6 tầng, đang đầy người cư ngụ.
Hai nhà bị thiệt haị, tại hai nơi công trình khác nhau, coi như phải dẹp, kéo xập, làm lại từ đâù, đây là bài học phải trả giá do thiếu kỹ thuật, thiếu hiểu biết, coi người ta (Đại Hàn, Đài Loan, Singapore) làm rùi tưởng làm theo sẽ dễ, nhưng không phải vậy. Nhưng phần chính là do môi trường chính trị, hành chánh và pháp luật kỳ cục, vì những dấu hiệu rạn nứt đã xẩy ra, được báo động trước đó cả mấy tháng, đủ thời gian, phải có biện pháp, thay đổi cách kiến tạo, xây dựng, kịp thời, thì đã không có thiệt hại lớn như bây giờ. Do tình trạng tham nhũng, thờ ơ, coi thường mạng sống, dúi tiền, ăn bẩn, luật pháp không được thi hành đồng đều, nên mới để xẩy ra như vậy...may mắn là chưa (kịp) chết người, như cầu Cần Thơ.
.



xây cao ốc Pacific, nhà Tây, đào hầm làm xập nhà...nước Việt..
Trước hết, viêc khoan lỗ thăm dò địa chất, phải thực hiện trong mùa mưa, mùa nguy hiểm nhất vì mực nước ngầm cao. Lỗ khoan không được xa rời, khoan tượng trưng, nhất là phải khoan gần các nhà sát vách đã có chung quanh, khoan trung bình đừng xa khoảng cách qúa.
Chuyện nhà thầu kể lể than thở chuyện không may là gặp mạch nước ngầm, đó là một cách chối tội ngu xuẩn, khinh thường trí thông minh của người nghe, kể cho người không chuyên môn nghe chơi. Đất ờ SG, đào xuống, chừng 1m5, để ít lâu là có nước thấm vào ngay, đó là mực nước ngầm rất cao chung của SG, the water table level. Đào hầm, cũng như đào giếng, chi đào xuống vài mét, là nước ngầm từ mọi nơi sẽ kéo đến, đại hội party ngập đáy hầm, dâng lên rồi ngưng khi áp suất chung quang lỗ hổng được cân bằng. Đào tầng hầm, cũng chỉ như đào giếng ở SG, hầm khi đào chỉ là một cái giếng khổng lồ thôi, nước ngầm từ mọi nơi chung quanh sẽ tự nhiên kéo đến theo thời gian, chẵng cần có mạch ngầm nào, vì đã là nước, thì tự nhiên sẽ thông nhau theo áp lực, gọi là siphon, giống như là đổ nước vào ống ni lông để lấy mực thăng bằng, vấn đề ở đây là thời gian thôi, nước từ nơi cao sẽ tự nhiên tìm đến nơi thấp dễ dàng vì luật cân bằng tự nhiên. Nhất là hố sâu cả chục mét, ở SG, có thấy mặt địa hình nào mà cao độ cách nhau cả chục mét không.
Làm gì có chuyện mạch nước ngầm, đào cái lỗ khổng lồ bỏ đó lâu ngày không bịt kín đáy, bịt kín tường cho nhanh thì tự nhiên nước theo áp suất khác biệt sẽ tìm đến hỏi thăm, khi nước tự nhiên rút từ chỗ gần bên cao qua bên thấp, sẽ làm áp suất bên đó sụt xuống, gặp cát và bùn tại kế bên sẽ di chuyển theo nước rỉ thì phần đất bên trên móng sẽ sụt xuống, nhà xập, nhà nghiêng coi như đập bỏ, thường tình thôi.
Khi làm hầm, nên làm nhanh vào muà khô, mực nước ngầm sẽ thấp và ít áp suất. Đào hở vách đất lân cận thì phải đổ tường bê tông ngay cho khô kín nước, đào từng một đoạn nhỏ, cách khoảng không liên tục, để phần đất còn lại hình răng cưa vẫn giữ chống móng nhà bên cạnh, không bao giờ đào ngay một lúc, một lần cái lỗ khổng lồ sát tường móng nhà lân cận, mà không chống xiên đỡ móng đỡ vách nhà hiện hữu đầy đủ trong thời gian xây cất.
Trước hết nói về đất, có góc chùi tự nhiên tùy theo loại đất, đổ một đống đất xuống, đất sẽ trôi xuống thành hình đỉnh tháp, chứ không có vách thẳng 90 độ, xem hình A.
.


.
Hình B: thí dụ như đắp đưòng cao, đê, góc bờ đất phải dốc xuống, không thì đất sụt, cũng giống như đào lộ đất ngay móng nhà, đất sẽ bị lở, phải chừa đất bên cạnh theo góc chùi tự nhiên.
Hình C: nước bên dưới bao giờ cũng có, di chuyển tự nhiên, tìm đến chỗ hở, nên tường vách chịu đất phải có lỗ cho nước rỉ ra, chứ không nước sẽ bị đọng lại làm yếu móng. Nếu gặp đất sét, thì sẽ nở bung lên, cũng làm nứt sàn nhà. Nói chung giữ cho tình trạng đất không thay đổi là tốt nhất.
Hình Đ: móng không chỉ truyền lực thẳng góc xuống đất, mà còn đi xéo qua hai bên, nên móng nhà lân cận, cạnh ranh đất bao giờ cũng đi xéo qua lại, hổ trợ chia sức xuống phần đát bên dưói.
Hình E: móng chuyền lực xuống đất theo độ xiên 45 độ, cho nên nhà xây trước, sát ranh đất, lực của móng đi 45 độ qua ranh đất bên cạnh, chỉ có đáy móng là không có được vượt qua ranh đất. Cho nên nhà xây sau, sát ranh đất, đào hầm sâu sẽ làm mất hụt một phần chiụ lực của móng nhà hiện hữu được xây trước.
.


.
ngoài ra, đất bên dưới đếu có những lực rất nhỏ, chuyển động nhiếu chiều mà không cảm thấy, tuy nhiên SG có động đất năm 2005 đó.


.
hình trên, nếu khoảng cách giữa hai nhà có sẵn không xa, có thể chống trực tiếp từ bên này qua ben kia.
Hình F: khi đào tầng hầm với khối lượng lớn, nên đào theo bực thang, giữ đất chịu cho nhà lân cận, chống chỏi đầy đủ, sau đó mới đào lấn hầm ra sát ranh đất từng phần, đổ kín tường rối mới đào tiếp.
.

xây cao ốc Saigon Residences (toàn tên tây mới oai, mà xập).. làm nghiêng và hết xài được chung cư Casaco bên cạnh, xây nhà cho Tây, đào hầm xập nhà dân đen..
.
Hình trên cho thấy, đào hầm lộ móng cao ốc bên cạnh mà không hề có chống đỡ bằng cột xiên tạm thời, hay chống chéo , xéo tại góc.


.
Hình G: giữ đất sát nhà hiện hữu để cho khỏi lún, trong thời gian làm gìan cột chống xiên, đổ móng ở phần giữa trưóc, rồi mới đào lấn ra ranh đất. dàn chống được duy trì cho tới khi tường dầy, sàn móng bê tông chiụ được lực ép đất từ càc nhà kế bên cạnh thì mới tháo gỡ..
loạt bài này dài lắm, đã vẽ hình hết rùi... yahu dở wá, load entry lên bị mất hoài, bài trên phải làm 5 lần mới dô.. mệt wá.. đi ngủ đây.. tối thứ sáu về sáng thứ bẩy.. thay vì uống bia ôm.. tưởng tượng.
còn tiếp..



Saturday November 3, 2007 - 05:29am (CDT)
.
.
.
xây hầm sao cho khỏi xập nhà..tiếp..dig deep, build safe
.
.
 
xy hầm sao cho khỏi xập nh..tiếp..dig deep, build safe magnify
Làm hầm không xụp nhà.. tiếp..bài 2
Kế tiếp bàn chơi: value engineering, kỹ thuật thẩm định giá trị, là ngành khảo sát giá trị của một công trình, dựa trên kế hoạch, phưong thức, kinh tế mà cho ra một giải pháp chọn lựa kiều, vật liệu nào thích hợp và có lợi về chi phí, môi trường sống, nhân sinh, văn hoá vân vân, những gì sẽ bị ảnh hưởng khi công trình được kiến tạo.
Nếu thấy cao ốc dự trù xây mới bị vây quanh bởi nhà đã có, sát ngay ranh đất, xây không đúng sẽ gây nguy hiểm, sụp nhà chết người, làm thiệt hại kinh tế cho chủ. Một phương thức giản di: giảm diện tích chân móng, diện tích hầm, chừa phần đất chung quanh lại cho nhà kế cận được vững chắc trong khi xây cất, thời gian xây hoàn tất nhanh hơn. Chung quanh móng mới, đặt ống thấm nước chung quanh chu vi hầm, để cho nước ngấm vào ống di chuyển vòng qua cao ôc, không ngập ủng đọng nước chung quanh hầm. Khi lên tới mặt đường thì cao ốc lại chồm ra ranh đất lấy diện ích lại.
.

Tốt nhất là có thể để hở khoảng trống chung quanh cao ốc, để thở, lấy không khí, ánh sáng, giảm thiểu cháy lan…cần tính toán cân nhắc lợi về tiền bạc, môi trường sống, vẻ đẹp cho toà nhà, không phải cứ xây chật đất là có lợi. Không hẳn vậy, giá trị nằm chung ở xây nhanh, không gặp tai nạn, không gặp trục trặc, mọi người hài lòng, nhà đẹp, thông thoáng, có giá trị hơn, đó là value engineering, cân lượng giá trị, cân nhắc lợi và hại trước khi quyết định hoạ kiểu.
Nếu tai nạn xẩy ra, phải tốn kém bồi thường, nhân mạng thì vô giá, đập bỏ, phải xây hai lần.. thì chút ít diện tích đó không đáng, gây nhiều thiệt hại hơn, thu nhỏ foot print, nhỏ phần diện tích chân, cần thì thêm tầng hầm, thêm tầng lầu. So sánh với tai nạn có thể xẩy ra, thiệt hại không lường, do dân trí thấp, nạn ăn cắp ăn trộm, ăn gian, ngu dốt khi xây cất, thì cái nào có lợi hơn… hãy dựa vào sự thật, sự tàn tật của xã hội hiện tại, điều kiện, khả năng của con ngưòi mà xây cất.. đó là một nghệ thuật dung hoà giữa kỹ thuật và thực tất khả năng của con người trong xã hội thật..thật đáng buồn thay..sự thật vẫn là sự thật.
.


Nếu xây hầm hết ranh đất, đào đất xuống hình bực thang, chừa đất chống nhà bên cạnh. Đổ móng phần ruột giữa như khối nặng, khối trung tâm của cao ốc gồm trụ thang máy, không khí, cấu thang, lỗ thẳng đứng, dẫn ống. Main core, building mass. Khối ruột thẳng đứng này làm điểm tựa, chống đỡ các nhà kế bên. Sau đó, đào, xây lấn từng hầm ra tới ranh đất từng phần. Sau khi khung hầm, tường chu vi, đáy móng sàn hầm đã hoàn tất với đầy đủ trụ cột, đà, sàn, thì hệ thống chõi, kiềng ngang chống đỡ nhà kế bên có thể được bắt đầu tháo dỡ từng phần.
còn tiếp

Saturday November 3, 2007 - 04:11pm (CDT)

.

.

.



xây hầm sao cho khỏi xập nhà bên cạnh..tiếp 3..dig deep, build safe
.
.
 
xy hầm sao cho khỏi xập nh bn cạnh..tiếp 3..dig deep, build safe magnify
Làm hầm không xụp nhà.. tiếp..bài 3
Xây một tầng hầm sâu không giản dị hay ít tốn kém. Đào một hố sâu thăm thẳm, 20 mét xuống, đất hai bên bờ hố sễ tự nhiên rớt ra, cho dù có trọng lượng nhà hiện hữu ép ở bên trên. Cách làm tường vây quanh, không giản dị, phải qua hai giai đọan:
.

Giai đoạn đầu, làm tường tạm, tường 1, từ trên xuống, theo mức độ đào, thí dụ, đào xuống 3 mét, đất vách đất thẳng đứng chưa sụt, một lớp hồ xi măng, bê tông mỏng được phun lên, shotcrete, với độ khô nhanh, nếu cần có thể đóng lưới sắt vuông vào mặt đứng của vách đất để cho xi măng, bê tông bám, gìữ cho mặt vách đất không di chuyển, đứng yên, sau đó khoan lỗ dốc ngang vào thành đất, đổ bê tông móng kéo lại, trong đặt dây sắt để kéo tường hầm ép chặt vào thành hố, goị là tiebacks, soil nails, móng khoan ngang vào đất, nếu phần hố tiếp giáp đường, đất công cộng thì đủ khoảng cách khoan ngang, còn ranh đất kế cận thì thương lượng vói chủ đất bên đó, thường không có vấn đề, vì làm chắc móng, bảo vệ nhà của họ. Đà ngang, sóng ngang, được bắt chặt vào thành hố, kéo ép vào trong bởi móng khoan ngang, phần tường bêtông, đứng trên đà sóng ngang, vẫn có nền đất chiụ bên dưới khi đổ bê tông, sau khi đù tuổi, thì lại đào đất xuống thêm, 3, 4 mét nữa, phần tường trên này bị hổng chân, được đỡ bời đà sóng ngang, được móng khoan ngang kéo ép vào vách đất chu vi của hầm.
.

Giai đọan 2: đào, làm tường 1 tuần tự cho đến độ sâu đòi hỏi của hầm, thì bây giờ lại đổ tường vách tường 2, từ dưới lên trên, đứng trên sàn móng đáy, thường là móng nổi, nghĩa là toàn diện tích đáy hầm đếu là móng toàn diện, không cần đóng cọc móng, vì đóng sẽ làm đất rung chuyển, thiệt hại nhà chung quanh và có thể xập vách hầm, nếu cần cọc cho móng, thì dùng móng khoan lỗ xuống, đổ bê tông, không đóng.
Lớp tường 1 đầu tiên, mỏng, làm từ trên khi đào xuống, nay tường 2 vách hầm xây ngược lên, tô vách tường 1 lớp chống thấm nưóc, đặt ống thấm nước (drain pipe) cho chẩy về điểm hố thấp nhất, cho nước ngấm ra laị xuống đất, hay bơm lên thoát ra cống trên cao, khi mực nước dâng cao, trong hố thấm sẽ tự động làm nổi nút bật máy bơm điện. Đây là phương pháp giữ cho tấng hầm khô nước. Lớp tường 2, liên kết với tường 1, rất dầy, thường trên cả mét, nước sẽ không ngấm qua, nếu không có vết nứt, hay những đường chỉ rút nước bị bỏ quên khi đổ bê tông.
Khi tưòng 2 chịu lực, thì tường 1 coi như chỉ là khuôn bỏ lại trong giai đoạn đầu để giữ vách đất của hầm, giữ nhà kế cạnh không xụp đổ, nhiệm vụ tường 1 chỉ có vậy, nhưng nếu đốt giai đoạn , đào cái lỗ khổng lồ vách đứng, thì còn sụp, còn chết nhiếu người nữa. Còn soil nails, tiebacks, móng khoan ngang, cũng như xong nhiệm vụ khi phần hầm đã có đủ sàn nhà đà cột chịu lực đầy đủ, như một khối toàn diện. Tương lai, nếu đất bên cạnh cũng xây cao ốc, đào hẩm, thì gặp các móng ngang này, thì phá bỏ.
Tuy nhiên, nếu không khoan móng ngang được vì bị cản trở như đường xe đìện ngầm, metro, các ống chôn ngầm dưới đưòng chẳng hạn, thì sẽ dùng phuơng pháp khoan tường, đổ bê tông xuống, sau đó khô, chịu lực, mới đào xuồng, một bên mặt, hay làm tường bê tông, tiền chế, thả ngay xuống, ép vách liền, giữ lại bằng cột khoan xuống trước, đổ sẵn. Nói chung, khi đào hầm, hở vách đất ra, phải ép vách kín liền bằng môt phương pháp nào đó, thuận lợi nhất, và an toàn.
Trong những bài tới sẽ có một case study, nghiên cứu thực nghiệm của một công trính cụ thể, ở San Francisco, có nhiều hình, sẽ hiểu những điều trên dễ dàng hơn.
.

.


Phần kiến tạo, phương pháp xây làm sao, rất quan trọng, nhà thầu phải đủ kiến thức chuyên môn có kinh nghiệm đã từng làm qua công trình như vậy. có kế hoạch, phân công ra từng giai đọan, làm ramp, đưòng dốc xuống khi đào, cho maý đào, xe chở đát đi xuống, di chuyển dụng cụ nặng, để chừa đất lại gìữ vách hầm, chống đỡ nhà liên hệ, làm từ giữa đi ra. lấn chiếm từng góc hầm, san kẽ nhau. Cao ốc nhỏ, hầm không sâu, có thể chỉ là một cái hố vách thẳng đúng, có chống xiên cho nhà lân cận là đủ, nhưng công trính lớn, phải từ từ chia ra từng phần mà làm, đừng đào rộng ra hết rối bỏ đó chờ mưa xuống, chờ nưóc thấm .. chờ xụp đổ, vân vân..chờ người chết.
Chưa hết đâu, xây xong rùi coi chừng sẽ sập, sẻ cháy nữa, còn phải học hỏi nhiều.. coi dễ vậy chứ không phải vậy .. coi chừng nếu thiếu kiến thức về design cao ốc, về cách kiến tạo.. cao ốc sẽ còn sẽ bị CHÁY và SẬP sau này nữa.


Còn tiếp
Sunday November 4, 2007 - 01:27am

.

.

 
























 
 

 


No comments:

Post a Comment

Labels Loại Bài

Followers

Blog Archive

About tmd.design

My photo
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com
Powered by Blogger.