.
.
.
.
.
Có bạn Snakefang trong này (yh360), gửi comment qua Multiply hỏi tôi viết một bài về căn bản làm sao phác họa cho thật nhanh cho kịp với ý tưởng đang hiện ra, làm sao ghi lại sáng tạo thật nhanh và có thể dùng được, không phải bỏ lên computer vẽ lại .. tốn quá nhiều thời gian.
Hôm nay có bài này .. theo ý của tôi, mỗi người vẽ mỗi khác, có kỹ thuật khác nhau. Tuy nhiên cần thời gian thực tập và vẽ mải miết cho đến lúc nào đó sẽ đạt được tốc độ, chứ không phải tự nhiên mà có ... thời gian và thực tập ... như lực sĩ tranh tài đến lúc có thể đạt được kỷ lục là .. dễ lắm, tập mỗi ngày 4 năm tiếng ... rất dễ, cần thời gian và ý chí ..
.
.
.
.
1: tập căn bản, dùng con mắt và điều khiển ngón tay, điều hòa hơi thở, nín hơi thở vẽ những hình vuông hình tròn xoắn ốc thật nhỏ, làm sao cho lằn không đụng nhau, cách điều hành ngón tay và mắt và óc, và hơi thở cùng lúc.
.
2: tập vẽ đường thẳng, gần nhau mà không nhập lại, kéo một hơi từ hai điểm, không ngưng nghỉ, kéo một lằn một không nghỉ. sau đó dùng mắt, nhấn ra trung điểm, chia đọan bằng nhau, dùng mắt, và dùng ngón tay, nghĩ cùng một lúc trước khi cầm viết vẽ, không nghỉ cho tới khi xong.
.
3: vẽ lằn thẳng, ước định kích thước theo trí nhớ, 1cm, 2 cm, dùng thước đo lại coi chính xác tới đâu, cách dùng con mắt theo kích thước và tỷ lệ, huấn luyện con mắt, và ngón tay, đọc ra kích thước một cách ước định.
.
4: học cách chia khoảng cách, chia phần ra theo phối cảnh, trên phối cảnh, từ gần đến xa, từ to đến nhỏ, nếu chia 4 phần đếu nhau, mà phần sau nhìn to bằng phần trước là sai, to hơn phần trước là chẳng có khái niệm gì về phối cảnh. Dùng hai đường chéo tìm ra lằn trung điểm, cứ thế mà tìm tiếp tục. Khi quen rồi thì dễ dàng vẽ thật nhanh, nên nhớ phần sau phải nhỏ hơn phần trước .. riết rồi thành thói quen không cần suy nghĩ ... cách tạo thói quen và hiểu định luật về phối cảnh sẽ đi vào tiềm thức, sau này không phải nghĩ nữa. Nhớ là hai đường song song trên phối cảnh sẽ to ở gân và nhỏ ở xa, gặp nhau tại hai điềm phối cảnh trên chân trời.
.
5: tập vẽ những đường chéo góc song song thật nhanh, không đụng nhau, thật đều cho bóng, và cho vật liệu thay đổi trên bề mặt.
.
6: Khi vẽ, phải biết muốn vẽ gì, nghĩ trước cho xong, đừng vội vã nóng nẩy cầm bút rồi không biết vẽ gì, cà cây bút lên xuống, lùi nhùi coi hèn hạ bần tiện lắm. Vẽ ước lượng trước bằng mắt, dùng mắt đi từ a đến b, nếu cần, chấm hai điểm nhỏ, nín hơi kéo đường thẳng, không nghỉ, đó là đường nét chững chạc của kts, có suy nghĩ, biết mình làm gì trước khi cầm viết. Nếu cần nghỉ, bỏ bút ra, suy nghĩ, đừng cầm bút mà cà tới cà lui, coi lao động rất tục tĩu.
.
7: vẽ một phần nhỏ thôi, dùng mắt và tay, chia phần đều nhau bằng đường chéo, phải hiểu luật phối cảnh, tất cả mọi điểm đều nằm trên cùng một đường thẳng nào đó.. đừng ham vẽ nguyên khối nhà, khi chưa biết đầy đủ về phối cảnh, hãy vẽ từng phần nhỏ, nên biết vẽ cục gạch cho ra hồn trước khi vẽ nguyên khối nhà.
.
8: biết vẽ bóng, cái này phải học riêng theo toán học, học theo quan sát, học bằng cách vẽ bóng thật nhiều, vẽ riết thuộc lòng luôn. Phác họa dùng bóng để giải thích thêm kích thước thứ ba, thứ bốn, và diễn tả làm đẹp cho sáng tạo .. vẽ là nói.
.
9: phần này sau khi đã có kinh nghiệm, có căn bản rồi thì ghép lại một khối nhà, giản dị thôi. Nhớ cho rõ là 70% những phối cảnh vẽ bằng CAD, rồi dùng photoshop thêm người thêm xe bằng hình chụp trên tạp chí VN đều sai bét khi bỏ người, bỏ xe cộ, bỏ cây cối lên, nhìn là biết có học hay không học. Đường chân trời là đường ngang tầm mắt. nếu mọi vật nằm cùng mặt phẳng, mọi người đứng trên cùng một mặt phẳng, thì tất cả những người cao 1m65, mắt của họ đều nhau ngay hàng trên đường chân trời, chứ khống có người thụt lên thụt xuống. Nhìn là biết người vẽ biết vế phối cảnh hay hình học hay không, hay là loại mò rồi tự hào, tự khen.
.
Ngoài ra, tới xe cộ, đứng gần cái xe, coi nóc xe cao tới đâu, gần tới vai, đừng vẽ xe cao chỉ tới bụng người, hay xe trên cùng con đường cũng nhẩy lên xuống vì chẳng biết gì về luật phối cảnh.
.
Bây giờ có camera, chụp hình rồi nhìn vào mà so sánh, hay nhìn hình trên tạp chí, coi tỷ lệ người và xe cộ, coi hình nhiều người trên đường, trước nhà coi ngay thẳng tỷ lệ ra sao. cắt hình ra, giữ vài tấm làm mẫu, khi cần, lấy ra nhìn vẽ cho quen, hay khi ngồi ngoài đường uống cà fê, thử quan sát, người xe đi trên đường và nhà đằng sau, coi tất cả tỷ lệ như thế nào, vị trí ra sao thì đẹp, ghi nhận lại bằng phác họa cho vào ký ức, vẽ vài lần là nhớ, hay ráng nhớ vào óc.
.
.
.
.
.
.
Đừng ham vẽ nguyên khối nhà vội, thực tập thật nhiều từ một vật nhỏ, cục gạch, đồ đạc, cái bàn, cái ghế, kiểm soát phối cảnh, luật ánh sáng, nhấn mạnh vật liệu .. tù từ đi lên.. vẽ những chi tiết kiến trúc, để giải thích cho thợ làm, vẽ phác họa nhanh để ghi lại cảm nghĩ, vẽ bất cứ ở đâu để coi như nháp, sau đó sửa đổi lại, đưa cho người khác vẽ CAD ... KTS phải biết biết vẽ phác ghi lại ý tưởng và cảm nghĩ .. talk is cheap ... KTS mà chỉ nói .. rất rẻ tiền..
.
.
.
Có bạn Snakefang trong này (yh360), gửi comment qua Multiply hỏi tôi viết một bài về căn bản làm sao phác họa cho thật nhanh cho kịp với ý tưởng đang hiện ra, làm sao ghi lại sáng tạo thật nhanh và có thể dùng được, không phải bỏ lên computer vẽ lại .. tốn quá nhiều thời gian.
Hôm nay có bài này .. theo ý của tôi, mỗi người vẽ mỗi khác, có kỹ thuật khác nhau. Tuy nhiên cần thời gian thực tập và vẽ mải miết cho đến lúc nào đó sẽ đạt được tốc độ, chứ không phải tự nhiên mà có ... thời gian và thực tập ... như lực sĩ tranh tài đến lúc có thể đạt được kỷ lục là .. dễ lắm, tập mỗi ngày 4 năm tiếng ... rất dễ, cần thời gian và ý chí ..
.
.
.
.
1: tập căn bản, dùng con mắt và điều khiển ngón tay, điều hòa hơi thở, nín hơi thở vẽ những hình vuông hình tròn xoắn ốc thật nhỏ, làm sao cho lằn không đụng nhau, cách điều hành ngón tay và mắt và óc, và hơi thở cùng lúc.
.
2: tập vẽ đường thẳng, gần nhau mà không nhập lại, kéo một hơi từ hai điểm, không ngưng nghỉ, kéo một lằn một không nghỉ. sau đó dùng mắt, nhấn ra trung điểm, chia đọan bằng nhau, dùng mắt, và dùng ngón tay, nghĩ cùng một lúc trước khi cầm viết vẽ, không nghỉ cho tới khi xong.
.
3: vẽ lằn thẳng, ước định kích thước theo trí nhớ, 1cm, 2 cm, dùng thước đo lại coi chính xác tới đâu, cách dùng con mắt theo kích thước và tỷ lệ, huấn luyện con mắt, và ngón tay, đọc ra kích thước một cách ước định.
.
4: học cách chia khoảng cách, chia phần ra theo phối cảnh, trên phối cảnh, từ gần đến xa, từ to đến nhỏ, nếu chia 4 phần đếu nhau, mà phần sau nhìn to bằng phần trước là sai, to hơn phần trước là chẳng có khái niệm gì về phối cảnh. Dùng hai đường chéo tìm ra lằn trung điểm, cứ thế mà tìm tiếp tục. Khi quen rồi thì dễ dàng vẽ thật nhanh, nên nhớ phần sau phải nhỏ hơn phần trước .. riết rồi thành thói quen không cần suy nghĩ ... cách tạo thói quen và hiểu định luật về phối cảnh sẽ đi vào tiềm thức, sau này không phải nghĩ nữa. Nhớ là hai đường song song trên phối cảnh sẽ to ở gân và nhỏ ở xa, gặp nhau tại hai điềm phối cảnh trên chân trời.
.
5: tập vẽ những đường chéo góc song song thật nhanh, không đụng nhau, thật đều cho bóng, và cho vật liệu thay đổi trên bề mặt.
.
6: Khi vẽ, phải biết muốn vẽ gì, nghĩ trước cho xong, đừng vội vã nóng nẩy cầm bút rồi không biết vẽ gì, cà cây bút lên xuống, lùi nhùi coi hèn hạ bần tiện lắm. Vẽ ước lượng trước bằng mắt, dùng mắt đi từ a đến b, nếu cần, chấm hai điểm nhỏ, nín hơi kéo đường thẳng, không nghỉ, đó là đường nét chững chạc của kts, có suy nghĩ, biết mình làm gì trước khi cầm viết. Nếu cần nghỉ, bỏ bút ra, suy nghĩ, đừng cầm bút mà cà tới cà lui, coi lao động rất tục tĩu.
.
7: vẽ một phần nhỏ thôi, dùng mắt và tay, chia phần đều nhau bằng đường chéo, phải hiểu luật phối cảnh, tất cả mọi điểm đều nằm trên cùng một đường thẳng nào đó.. đừng ham vẽ nguyên khối nhà, khi chưa biết đầy đủ về phối cảnh, hãy vẽ từng phần nhỏ, nên biết vẽ cục gạch cho ra hồn trước khi vẽ nguyên khối nhà.
.
8: biết vẽ bóng, cái này phải học riêng theo toán học, học theo quan sát, học bằng cách vẽ bóng thật nhiều, vẽ riết thuộc lòng luôn. Phác họa dùng bóng để giải thích thêm kích thước thứ ba, thứ bốn, và diễn tả làm đẹp cho sáng tạo .. vẽ là nói.
.
9: phần này sau khi đã có kinh nghiệm, có căn bản rồi thì ghép lại một khối nhà, giản dị thôi. Nhớ cho rõ là 70% những phối cảnh vẽ bằng CAD, rồi dùng photoshop thêm người thêm xe bằng hình chụp trên tạp chí VN đều sai bét khi bỏ người, bỏ xe cộ, bỏ cây cối lên, nhìn là biết có học hay không học. Đường chân trời là đường ngang tầm mắt. nếu mọi vật nằm cùng mặt phẳng, mọi người đứng trên cùng một mặt phẳng, thì tất cả những người cao 1m65, mắt của họ đều nhau ngay hàng trên đường chân trời, chứ khống có người thụt lên thụt xuống. Nhìn là biết người vẽ biết vế phối cảnh hay hình học hay không, hay là loại mò rồi tự hào, tự khen.
.
Ngoài ra, tới xe cộ, đứng gần cái xe, coi nóc xe cao tới đâu, gần tới vai, đừng vẽ xe cao chỉ tới bụng người, hay xe trên cùng con đường cũng nhẩy lên xuống vì chẳng biết gì về luật phối cảnh.
.
Bây giờ có camera, chụp hình rồi nhìn vào mà so sánh, hay nhìn hình trên tạp chí, coi tỷ lệ người và xe cộ, coi hình nhiều người trên đường, trước nhà coi ngay thẳng tỷ lệ ra sao. cắt hình ra, giữ vài tấm làm mẫu, khi cần, lấy ra nhìn vẽ cho quen, hay khi ngồi ngoài đường uống cà fê, thử quan sát, người xe đi trên đường và nhà đằng sau, coi tất cả tỷ lệ như thế nào, vị trí ra sao thì đẹp, ghi nhận lại bằng phác họa cho vào ký ức, vẽ vài lần là nhớ, hay ráng nhớ vào óc.
.
.
.
.
.
.
Đừng ham vẽ nguyên khối nhà vội, thực tập thật nhiều từ một vật nhỏ, cục gạch, đồ đạc, cái bàn, cái ghế, kiểm soát phối cảnh, luật ánh sáng, nhấn mạnh vật liệu .. tù từ đi lên.. vẽ những chi tiết kiến trúc, để giải thích cho thợ làm, vẽ phác họa nhanh để ghi lại cảm nghĩ, vẽ bất cứ ở đâu để coi như nháp, sau đó sửa đổi lại, đưa cho người khác vẽ CAD ... KTS phải biết biết vẽ phác ghi lại ý tưởng và cảm nghĩ .. talk is cheap ... KTS mà chỉ nói .. rất rẻ tiền..
.
.
ui!!!! bài viết thật bổ ích để luyện tập vẽ sket... cảm ơn chú nhiều nhiều nhiều ... hy vọng tương lai sẽ vẽ được những thứ mình nghĩ để up lên multiply để chú chỉ giáo thêm...^_________________^
ReplyDeletecam ơn nhiều bài viết thật bổ ích. cảm ơn chú
ReplyDeletekhông có chi, cứ vẽ thật nhiều không cần đẹp, rồi thì tay sẽ quen đi
ReplyDeletechú này! chú từng học ở Việt Nam chưa? chú học ở trường nào vậy.
ReplyDelete