.
- June 03, 2009 . Anh Lâm công Quyền K65, viết về Cam Ranh và các bạn KT
.
- .
Hôm nay, tôi có bài của đàn anh gửi đến, anh Lâm công Quyền ở Canada, tôi đóan là KT65, có gì sửa lại sau. Viết chút lời giới thiệu cho các bạn nhỏ ngày này hiểu về trường đại học KT SG những năm xa xưa. Khi được nhận vào trường, trước 67, thì chưa có thi tuyển, SV KT được hoãn dịch, là hoãn thi hành nhiệm vụ quân sự trong suốt 6 năm học, thường là sẽ thi đậu mỗi năm. sau khi tốt nghiệp KTS, thì nhập ngũ và trở thành sĩ quan Công Binh. Chưa tốt nghiệp, nhưng hết 6 năm học thì nhập ngũ, nhưng vẫn tiếp tục theo học KT, mỗi tháng trở về SG làm đồ án cho tới khi tốt nghiệp.
Sau năm 1972, mùa hè đỏ lửa, do nhu cầu chiến trường, gần 1/4 SV KT nhập ngũ cuối năm đó. Năm thứ sáu của trường KT có tới chắc trên 150 SV là sĩ quan công binh tại chức, vẫn học thêm KT khi thời gian và điều kiện cho phép.
Trong chiến tranh, không nhiều, nhưng có ít kts, SVKT hy sinh, sau này chết khi đi tù cải tạo, hay trên đường vượt biển tìm tự do .. cho nên ngày hôm nay, có không ít kts, svkt SG ở khắp nới trên thế giới, trên vài trăm người.
.
Đây là bài viết của anh LCQ về Cam Ranh và những người bạn cùng trường KT, thi hành nhiệm vụ quân sự cùng với anh:
.
.
.
.
Lâm công Quyền, minh họa do anh Minh Bò kt65 thực hiện, chôm hình này trên blog của anh Minh Bò.
.
.
.
.
hình trên anh LCQ chụp khi anh Trần-Nguyễn triết Hồng kt65 có xe do tài xế chở đi thăm lại Cam Ranh năm 2006
.
Lê-Chí-Nam, Bùi-Nhất-Hanh và các bạn già KT thân mến,
Hôm nay rảnh một chút, cao hứng, viết tặng Nam, Hanh và các bạn về Cam-Ranh đây.
Cuối khóa 2/72 SQ Căn Bản Công Binh, lúc lên bản để chọn đơn vị, vì tôi đậu hạng nhì nên nhìn thấy Khu Quân Sản Tạo Tác Nha-Trang, gạch vào liền vì là đơn vị "gần" nhà nhầt, cách Sài-Gòn 500 km ! Tôi không ngờ cái gạch này là 1 cái ghi dấu hết sức quan trọng cho đời mình ! Tuần cuối tháng 2 năm 1973, ra đến Nha-Trang, mới biết rằng Sở này nằm trong bán đảo Cam-Ranh !
Vào trình diện Chỉ-Huy-Trưởng, Trung Tá Lương-Xuân-Sài, bị ông sạt cho 1 mách vì trình diện trể hạn!
(lý do ở nán lại nhà để ăn Tết) tuy nhiên, sau đó ông sắp tôi vào Phòng Kỹ Thuật và sai người lính tùy phái dẫn tôi qua đó ngay. Vừa bước vào phòng này, trông thấy Lê-Chí-Nam KT64, vừa ngạc nhiên vừa thích thú, Nam thấy tôi, cười khà khà chạy lại bắt tay mừng rỡ, mặc dù đã được Phòng Hành Chánh báo cho biết trước rồi. Còn gì mừng hơn khi được gặp bạn ở 1 nơi xa lạ ?
Tôi được sắp cho ở tạm tại nhà Vãng Lai là 1 nơi nhà khách đầy đũ tiện nghi nhưng vấn đề ăn thật là bất tiện, nếu không có sự ân cần, tử tế của vợ chồng LCNam quả thật tôi không biết phải làm sao ?
Từ buỗi trưa ngày hôm đó, Nam đã dẫn tôi về nhà* ăn cơm và giới thiệu với bà xã, Huyền-Vân, một người đàn bà trẻ rất đẹp gia đình ở Phan Rang, gốc Huế, trông giống nữ tài tử xi-nê Mỹ, trắng trẻo, lông mi lông mày rất rậm, đôi môi đỏ tươi. Vợ chồng Nam, lúc ấy, mới có 1 đứa con gái đầu lòng độ vài tháng và gọi nó 1 cách thân yêu là "Súi". Nhờ vào tài vén khéo của HV, tôi đã được nuôi ăn suốt 1 tuần lễ và có 1 người bạn để nói chuyện trong các bữa ăn đó, các bạn biết đó, dân KT mà, đũ chuyện để mà nói !
Việc đầu tiên Nam cho tôi biết là ở gần đó có Bùi-Văn-Tùng KT 63 Chi Khu QSTT cũng trực thuộc KQSTT. Chỉ vài ngày sau đó, chúng tôi đã được gặp nhau thật là vui !
Nguyên do tôi đến Cam-Ranh đúng 1 tháng sau ngày Hiệp Ðịnh Paris được ký, người Mỹ rất "tôn trọng" HÐ nên đã rút ra khỏi bán đảo này sau khi bàn giao lại cho QÐVNCH đúng ngày tháng. Lúc ấy binh sĩ và gia-đình (đa số là các Binh Chủng Tiếp Vận như Công Binh, Quân Cụ, Quân Nhu, QTiếp Vụ, QY...) đã được đưa vào trám chỗ QÐ Mỹ, Úc và Ðại-Hàn. Do đó lúc ấy chẳng có hàng quán nào cả, cũng chẳng có 1 phương tiện nào để ra đi chợ ngoài các làng phía ngoài bán đảo dọc theo QL 1. Từ Sở ra đến đó khoảng 12 km và vượt qua vịnh bằng cây cầu Long-Hô`rất đẹp do người Mỹ xây.
Người Mỹ đã tốn không biết bao nhiêu trăm triệu đô-la để biến bán đảo này thành 1 căn cứ lớn nhất vùng ÐNÁ, tháng 2 năm 1973, dù họ đã rút ra hết, trời mùa xuân còn se lạnh, lại thêm mưa phùn, nhìn khung cảnh, đường xá, nhà cửa, trụ điện...tôi có cảm giác như đi lạc vào 1 th/phố Mỹ ! Thành phố nơi mà các tiện nghi như tiệm ăn, câu-lạc-bộ, rạp xi-nê, nhà tắm hơi, nhà chơi bowling, PX.chỉ còn vỏ chớ không còn ruột !
Tối lại, sau khi từ giả vợ chồng LCNam, trở về phòng Vãng Lai, ngoài trời mưa lạnh lẽo, cơn buồn tủi kéo đến, lấy sắp giấy ra viết và chính tại đây tôi đã viết 1 lá thơ tuyệt tình trứ danh mà sau này có vài bạn như VMCẫm KT 65` và PVCường KT 66 nói đến. Cũng lá thơ tuyệt tình này đã làm cho 1 người con gái thật đẹp ở Sài-Gòn đổ không biết bao nhiêu giọt nước mắt ! Người đẹp này có rất nhiều bạn KT trên lớp, cùng lớp và dưới lớp biết đến , năm qua bạn Lê-Văn-Rọt KT65 có nhắc lại với tôi mối tình cũ này.
Ra đơn vị được khoảng 1 tháng, chúng tôi (Tùng, Nam và tôi) cùng 1 số SQ đã̃ tổ chức 1 tiệc tiển đưa Ðại uý Nguyễn-Ngọc-Hạnh KT60? về SG. Trước đó, các nhân viên trong sở còn kể những chuyện "điên" của Ð/uý Võ-Minh-Nghiệm KT60? ?(đã đổi về SG) lâu rồi cho chúng tôi nghe. Mãi hơn 1 năm sau, đến lượt Bùi-Nhất-Hanh KT66 mới xách sac marin ra đến. Nói nhu vậy, có nghĩa là đ/vị này có rất nhiều KTS đặt chân đến, kể từ lúc Sở còn đặt ngoài Nha-Trang lận !
(xin xem tiếp phần Hai)
.
.
.
.
Viết tặng các bạn Lê-Chí-Nam, Bùi-Nhất-Hanh, tất cả bạn già KT và...Cam-Ranh, (phần 2)
Khu Quân Sản Tạo Tác dịch từ nguyên văn tiếng Anh là Military Properties & Construction Office (MPCO) là 1 đơn vị Công Binh Kiến Tạo, có nhiệm vụ quản lý tất cả tài sản thuộc Quân Đội và xây cất những công trình và công thự thuộc QĐ. Do đó công việc của Phòng Kỹ Thuật chúng tôi không khác 1 văn phòng KTS là mấy, Trưởng phòng là Đại uý Lê-Tấn-Ngữ, gốc Huế, có ông anh là KTS Lê-Tấn-Chuyên khá nổi tiếng vói tác phẩm b/viện Vì Dân, SG. Trưởng Ban là LCNam, còn tôi chỉ là 1 nhân viên quèn !
BVTùng làm vịệc bên Chi Khu, làm việc với Tr/uý Phú, kỹ sư CC coi 2 nhà máy phát điện b.đ.CR , 1 cái ở phía Băć của bán đảo ̣nhỏ hơn (backup), nằm cạnh phi-trường do tr/uý Nhưỡng, kỹ sư đị̉ện học từ Mỹ về trông coi, phia Nam là nhà máy phát điện lón nhất do tr/uý Hải 1 kỹ sư địện khác đãm nhiệm, tất cả đặt dưới quỵền chỉ huy của Thíếu tá Ban, 1 ông già khi chào cờ, đội chiếc mũ nhựa* trịch ra phía sau, kiểu "Tam Tạng thỉnh kinh", lòng bàn tay xòe ra phía trước như để cho SQ cao cấp thời Pháp thuộc khám coi sạch hay không ? Câ 2 nhà máy đỉện này đều chạy bằng dầu cặn cho nên các SQ nói trên đều có 1 cuộc sống rất "khả quan".
Quan niệm KT của Mỹ vào thời 60 là không cần cửa sổ, vì vậy lúc họ xây dựng căn cứ CR năm 1965, tất cả cơ sở đều trang bị máy lạnh. Sau khi bàn giao cho QĐVNCH, để tỉết kiệm dầu cặn, b/sĩ đã tháo gỡ máy lạnh ra bán hết ! Sở chỉ có 1 cánh cửa sổ duy nhất từ phòng họp nhìn ra bãi đậu xe mênh mông phiá bên hông. Mùa hè trời nóng, chỉ c̣òn v/ph của chỉ-huy-trưởng có máy lạnh, chúng tôi mở tất cả cửa ra cho thoáng, đôi khi chỉ mặc có chiếc aó thun trắng để làm việc và vì vậy chỉ nghĩ đến việc đi tắm biển !
Cuối tuần, thời đó chúng tôi bắt đầu nghỉ vào trưa thứ bảy, hầu hết công chúc QP và quân nhân đều trở về nhà tại Nha-Trang cách đó 60 km vê` phía Bắc, còn lại những người có gia-đình như Nam và vài người "tứ cố vô thân" như tôi kể cả vị CHT phải ở lại doanh trại. Vợ chồng Nam khi chưa có xe riêng, mượn được xe jeep hay rũ tôi đi tắm biên̉, lúc ấy tôi lại bắt đầu làm quen với 1 cô thơ ký rất xinh và... sexy, mới 18 tuỗi nên lại nài nỉ mời cô ta đi theo.
Bãi biển nơi chúng tôi thường hay tắm được b/sĩ đặt tên là Baĩ Dài, nhìn ra Thái-Bình-Dương, dài khoảng 20 km đẹp tuyệt vời, cát trắng phau và mịn, độ dốc rất thấp, đi ra khá xa, độ chừng 30 mét, nước chỉ lên đến rún ̣(xem hình), nước trong veo, đôi khi trông rõ 1 bầy cá con đang lượn ngang chân. Mùa hè năm đó, tôi là 1 thanh niên mới 28 tuỗi nên khỏe lắm, biểu diễn công kênh cô bạn gái đứng lên 2 vai. Tôi nhìn lên bờ, trông thấy 2 vợ chổng Nam cười rũ rượi, chả hiểu cái mô tê gi`, lúc lên bờ tôi hỏi:
- Cái gì mà tụi bây cười dữ vậy?
Nam vẫn cười đỏ mặt nói:
- Ha! Ha! Lúc nảy, mày công kênh con ..... lên vai, tao thấy nước từ cái "âý" của nó ́chảy aò aò lên đầu của mày, trông buồn cười không chịu được. Ha! Ha!
Tôi cảm thấy hơi ngượng 1 chút, nhung thầm nghĩ, nước từ cái "âý"́chảy aò aò lên đầu thì đâu có sao đâu ! Đâu có chết thằng Tây nào đâu ? Năm sau, vào một buỗi trưa cuối tuần nắng tốt, BNHanh đến gỏ cửa nhà, rũ đi tắm biển, nhưng chúng tôi thối thoát vì lý do mắc bận "làm việc". Hanh thất vọng bỏ đi, nhung lầu bầu:
- Làm việc gì mà vào giờ này ?
.
.
.
.
hình trên là anh Lê chí Nam chụp tháng 5, 1973
.
.
Thỉnh thoảng, BVTùng cũng có đi với tụi này, khi có vợ con từ SG ra, cũng đem cả vợ con ra tắm biển với chúng tôi. Thường thường các chị sợ nắng chỉ đi ra biển cho vui chớ không dám tắm, còn riêng đôi uyên ương chúng tôi, sau đó thường hay đi ra bãi lúc vắng ngườí để được tắm thiên nhiên và quấn quít yêu nhau như 1 cặp cá nược trong làn nước trong xanh.
Cho đến nay, Tùng đã không còn nửa, Nam và Hạnh vẫn nhớ đến mấy vụ này và nhắc lại cái thời trẻ tuỗi, vẫn vui sống hồn nhiên trong ly loạn, như 1 nhóm người bị lạc trên hoang đảo, quên đi chiến tranh vẫn còn đang tiếp diễn ở bên ngoài.
Chú thích: *nón sắt có 2 lớp, lớp ngoài bằng sắt cứng và nặng, lớp trong bằng nhựa kevlar nhẹ hơn.
(xin xem tiếp phần 3)
.
.
P.S: theo anh LCQ, thì anh lên đại học từ năm 64 lận, học MPC ở đại học khoa học, thi cuối năm, thấy bài thi dễ quá, anh không thèm làm bỏ đi chơi nên ... năm sau, lại học chính thức kiến trúc năm 65. Anh Nguyễn tất Tống, K64, cũng là bạn học trung học với LCQ, rủ anh Quyền học KT, duyên nợ với T và êke, tránh sao cho khỏi ...
.
.
chờ thêm những bài mới của anh LCQ.
.
.
No comments:
Post a Comment