.
.
.
Coi như đây là bài thứ 3 về chuyện học, chương trình KT tại trường ĐHKT SG.
.
.
Từ hôm nhắc anh LCQ về số bài anh ăn được ở cấp hai khi bị kẹt esquisse không được chính xác, anh nhắc là có mang học bạ học KT theo, giờ nhìn lại là thấy rõ đúng sai, tôi mới nhớ mình cũng có một cái, tên chính thức là Học Lực Duyệt Phiếu, được thông dịch ra tiếng Anh, có cầu chứng và thề trước Công Chứng Viên của Mỹ đàng hoàng. Mới lục ra được ngày hôm nay, trong khi cố tìm tấm hình trắng đen chụp nguyên đội banh Túc Cầu của trường đại học KT, vẫn chưa tìm ra hình, mà ra cái học bạ, nên đưa lên đây hôm nay, coi mình viết mấy bài trước theo trí nhớ sau mấy chục năm có còn được chính xác không.
Đưa cái học bạ lên đây coi như một phần lịch sử của Trường Đại Học Kiến Trúc Saigon, để lại cho thế hệ sau coi cho biết vậy thôi, chẳng than van, chẳng khoe khoang, chỉ để lại một sự thực và ít cảm nghĩ của vài chục năm về trước, không phải là cảm nghĩ bây giờ.
Chút nữa viết thêm lời bàn.
.
.
Mấy chục năm rồi, từ ngày làm xong thủ tục đi học lại đại học Mỹ, thì tôi không còn nhớ gì đến cái học bạ đi học đại học tại VN nữa. gần ngày 30 tháng tư 75, chắc ai cũng thủ một cái bản sao có chữ ký thị thực, vì ngoài ra chẳng có cái gì cao hơn là cái văn bằng tú tài hai, cho dù bạn có học tới mười mấy năm đại học, vẫn chỉ là tú tài đôi. Đi vượt biển thỉ cũng ráng lận theo một cái, ráng giữ cho đừng bị ướt át, hư hao hay rách. Tới gần đây anh LCQ nhắc học bạ KT, tôi mới mò ra. Thỉnh thoảng nằm mơ còn sợ thi trượt bằng VN ướt mồ hôi, tỉnh ra thấy giờ mình đã có bằng Mỹ từ mấy chục năm rồi, hổng còn sợ thi cử VN nữa.
Sang tới Mỹ, muốn học tiếp đại học lại, học ngang lại tương đương ngành KT thì khó khăn hơn vì phải có khả năng Anh Ngữ tương xứng với sinh viên bản xứ mới chịu nổi thi cử. Còn bỏ hết KT đi học lại ngành khác ở bậc đại học chuyên môn thì phải đi dịch lại học bạ ĐHKT SG, chuyển sang Anh Ngữ có thị thực qua Notary Public là đúng sự thực để được Viện Đại Học, tức là University nhận, rồi lo học Anh Văn đủ sức để học nghành khác. Còn bỏ hết, coi như không có bằng cấp gì hết tại VN, học tiếng Anh abc lại từ đầu, rồi vào đại học Cộng Đồng, Community College vì tuổi lớn, thì chẳng cần dịch văn bằng, chẳng cần bằng cấp tú tài đôi gì hết của VN.
Tôi bắt đầu đi học Đại Học Mỹ lại từ Viện Đại Học Portland State University ở Portland, Đại Học này nằm ngay cuối downtown Portland, tôi thường đi bộ qua, rờ cái bảng đồng trên tường, rờ tên trường cho đỡ thèm, nhìn vào trường và ao ước được đi học lại. Trong này có một trung tâm dậy tiếng Anh cho những sinh viên ngoại quốc đi du học qua học hậu đại học Mỹ là Graduate School, từ bằng Master trở lên tới Ph. D. hay Doctorate, có chương trình nhồi tối thiểu full time 12 credit Anh Văn một khóa, đó là nơi tôi cần luyện tiếng Anh trước khi đi học KT lại, tại đại học khác có ngành KT được công nhận, trường được công nhận khác trường không được công nhận.
Mang tờ giấy chứng nhận ra trường KT của VC, Học bạ VNCH đi thông dịch qua tiếng Anh, nơi giúp đỡ thông dịch miễn phí là hội USC, US Catholic Charities, nơi đó có ông Phạm quốc Thuần làm công việc dịch bằng cấp, tôi gọi là Bác Thuần, cựu trung tướng VNCH, tư lệnh vùng 3 chiến thuật, trong đó có SG. Bác nói, chưa dịch học bạ nghành KT bao gìờ, tôi cứ tự dịch đi, rồi đưa lên bác coi lại, miễn ngày tháng, hạng, điểm không có thay đổi là được, còn những môn học KT VN, tiếng Anh tương đương bác không rành.
Hai bác cháu buồn bã nhìn cái học bạ gì mà chỉ có điểm bình thứ là cao nhất, còn là toàn thứ tới thứ vớt. Thiệt chán cho cái chuyện học hành ờ VN, thầy bắt chước tụi Pháp cho điểm ngặt nghèo, hà tiện, chỉ vì tự ti mặc cảm, cho điểm cao là nó giỏi bằng thầy, thầy VN thiệt là hèn. Trừ những môn Toán, Vật Lý hay khoa học mà có tính toán ra đáp số, may ra còn có điểm 20/20 tối đa, hay 19/20, 18/20, cứ đúng đáp số hết là có điểm cao. Còn những môn sáng tạo như Việt Văn, sinh ngữ Anh Pháp, các môn phải viết lời bàn, essay, 15 điểm là mò không ra, chưa được tới điểm B+ của hệ thống Mỹ, nói chi con A+.
Bác Thuần nói, năm thứ nhất, cháu đậu hạng tư 4/44 người, như vậy là top 5, một trong năm người giỏi nhất lớp, mà chỉ có hai điểm: đố án KT là 16, Anh văn là 16, hai điểm cao nhất mới coi như điểm B+ của Mỹ ... còn là toàn C .. đó là hạng 4/44, đậu khóa đầu, còn những bạn đậu thấp hơn, thì điểm học của họ thi ra sao, tàn tệ cỡ nào. Chưa kể 44 người còn sót lại cuối năm thứ nhất, đầu năm đã phải đánh bại vài ngàn người dự thi tuyển vào năm thứ nhất.
Điểm đồ án KT, thi suốt 12 giờ, tôi được 16, điểm cao nhất lớp, vấn đáp KT, tức là lý thuyết của thầy Thâng, và vẽ bóng của thầy Tô công Văn, tôi chỉ được 9.75, còn đưới 10 điểm trung bình, thiệt là tệ hại, đố án được 16, vẽ thi 12 tiếng trong phòng thi, không có ai phụ hay thi vẽ dùm, vậy mà lý thuyết dưới trung bình. Lý thuyết không giỏi, thì lấy vốn liếng đâu ra vẽ đồ án giỏi điểm cao nhất? mâu thuẫn. Còn Anh Văn được 16 điểm, cho nên gìờ qua Mỹ tự dịch học bạ và sẽ học ngay lại trong Viện Đại Học Mỹ, University.
Còn tới điểm những năm trên, năm thứ hai ba .. thì cũng khỏi bàn, hệ thống chấm điểm của VN, thầy sợ cho điểm học trò cao là coi học trò giỏi bằng thầy, cái hệ thống ngu dốt, đến khi dịch điểm ra cái hệ thống chuyên khuyến khích nâng đỡ sinh viên học như hệ thống của Mỹ thì thật là không tương xứng, tụi Mỹ mà học trên trung bình được là coi như điểm A, B hết trên , coi như toàn 16 tới 20 điểm tối đa. (điểm đại học Mỹ là ABCD, A là cao nhất, D là rớt). Còn trong trường KT, những năm tôi học, nhiều môn thi cả lớp, cao nhất cũng chỉ là bình thứ, không có ai có điểm thi cao hơn, chưa kể nhiều người thi rớt nữa.
Chắc tụi Mỹ nhìn điểm VN, không khỏi khinh thường cho cái giống dân nhược tiểu ngu dốt. may mà Bác Thuần còn đầy sáng tạo dich Bình Thứ ra Fair, còn Thứ thì coi như Passable, cho đỡ nhục một chút.
.
Có trường đại học KT Mỹ nào mà nhận 100 vào mỗi năm, ra trường được 20 mỗi năm là nó đóng cửa trường đại học cho rồi, thầy dậy ngu, sinh viên cũng ngu .. . something is very wrong! .. còn trường Đại Học Kiến Trúc SG, khi còn mang tên Trường Cao Đẳng, có năm không có một ai ra trường được ... vậy mà thầy vẫn lãnh lương đều đều ... tội nghiệp cho thân phận sinh viên SG bị bọn mafia kiến trúc sư già, nhiều tên làm thầy, nó bóp họng SV bé miệng nhỏ cổ vì sợ bị giành dựt miếng cơm manh áo sau này.
.
.
.
.
Năm thứ hai, môn Hình Học Họa Hình của thầy gì rất gìa, tự nhiên quên tên (Thầy Kỹ Sư Bành ? Bảnh), thầy rất dễ thương, không cho ai rớt, còn cho điểm cao hơn các thầy dậy môn khác. Môn tôi muốn thi trượt, lịch sử KT, thầy Nhạc và thấy Lăng cho 12 điểm chẵn, bình thứ, cho dù tôi bỏ giấy trắng khóa đầu, đúng ra là vẽ cái chùa Nhật Bản trong nửa tiếng rồi đúng dậy đi ra (coi bài "muốn thi rớt"). Còn Thầy Hanh, dậy môn Ste' chỉ được 10.88, trong khi làm bài Sté hai bảng, hình lục giác, mầu mè đầy đủ ... điểm là như vậy, còn cách ham mê học, thì sau này sẽ được hưởng kết qủa ở lúc khác, hoàn cảnh khác trong đời.
.
.
.
bài sté trên, năm thứ hai, lớp thầy Bùi quang Hanh, chỉ được 10.88 điểm, chỉ .88 trên điểm rớt, đưa cho thầy, GS Mỹ sau này coi bài sté, tụi nó cười, nói sinh viên Mỹ tốt nghiệp 5 năm bằng Mỹ không hề biết vẽ được như vầy, không tin thì cứ học ở đây rồi coi, tới chừng đi làm cho Mỹ, cũng chưa thấy thằng kts Mỹ nào vẽ được như vậy, đừng so sánh với thèng sinh viên Miệt Vườn SG, năm thứ hai, như vậy vẫn chưa vui lòng mấy thầy VNCH, chỉ là con C-, xém rớt. pó tay.
.
Năm Thứ ba, Thầy Trần văn Tải cho điểm cao nhất 13.28 (toàn điểm năm thứ ba của tôi, không phải là điểm cao nhất trong môn của thầy Tải), môn kiến tạo đại cương, lúc thi vấn đáp, thầy còn dư giờ hỏi thăm anh Hùng của tôi giờ đang làm gì ở đâu. Chuyện Thầy Tải và anh Hùng là hai kẻ không đội trời chung với nhau. Tuy nhiên thầy không phân biệt gì hết vì tôi là em của anh Hùng. Còn môn phối cảnh, thì thầy Thâng rất kẹo, chỉ được 10.16 điểm, trong khi mới qua Mỹ, tôi sống thêm bằng nghề vẽ phối cảnh cho Mỹ bằng phương pháp của thấy.
.
.
.
Trên đây là phương pháp vẽ phối cảnh của thầy Thâng, không cần phải để bình đồ phía dưới gióng lên như tụi Mỹ, hay trong sách Graphic Standard rất tốn chỗ bảng vẽ. Phương pháp này dễ nhớ trong đầu, lúc nào dùng vẽ ra cũng được, còn phương pháp vẽ tay của Mỹ thì phải mở nguyên cuốn sách ra coi mỗi lần vẽ vì khó nhớphương pháp.
Mấy bạn nhỏ đừng cưới nhe, rút sợi dây cắm điện ra, cái computer không chạy là chỉ ngó cười thôi, hay không có cái computer, cũng cười luôn ... biết vẽ tay trước mới biết vẽ computer sau. Hết điện là pó tay !!!
.
.
.
.
Bài Đồ Án cấp hai, bắt đầu ăn bài đầu ngày 28 tháng 12 năm 1971, đến bài chót ngày 23 tháng 1, 1973, một năm một tháng, trừ ba tháng hè là trong tám tháng, ăn 10 bài cấp hai, 2 cổ điển, analo, 2 họa cảo esquisse, 6 bài đồ án. Từ ngày 28-12-71 tới ngày 29-2-72, hai tháng ăn được 4 bài cấp hai, thật qúa ư là may mắn, từ analo, tới đồ án, làm ráo. Ngày 29 tháng 2 -72 ! , đố bạn biết, cứ mấy năm thì tháng hai sẽ có ngày thứ 29?
Một điều chính là muốn ăn bài, muốn thi đậu thì phải làm bài, làm tối đa, không bỏ bài, phải bon chen thi mới đậu đồ án nhanh được. Thí dụ: ngày 26 tháng 12 năm 72, ăn môt bài esquisse, ăn một đố án, hai trị số một ngày, vui kể gí, ngày 16 tháng 1, 73 ăn một esquise, vậy là hai esquisse liên tiếp, có ai tham lam đến độ tháng trước vửa ăn họa cảo, tháng sau làm nữa và ăn liến tiếp. Ngày 28 tháng 1, 73 ăn bài đố án chót của cấp hai. Thiệt tình qủa là bon chen làm đồ án, không kể ngày đêm, bất kể loại gì, cuối tháng 12-72, cuối tháng 1-73, ăn 4 bài. Qủa thật tình tôi là loại bon chen có hạng, có dư sức khỏe thức đêm làm bài, còn dư đi đánh basketball nữa, ghiền làm bài như ma túy. Sau đó ăn bài như vậy, thì qủa tình là phê quá độ. hai esquisse liên tiếp, thật là phê. Giờ nghĩ lại vẫn còn phê. hèn gì ham học quá, qua tới Mỹ, chỉ mê đi học ... nếu không, bỏ học, chắc giờ cũng giầu cỡ Bill Gates chứ chẳng chơi.
.
.
.
.
Đại Học Mỹ, muốn vào học ngang, hay học cao hơn thì đòi hỏi phải có giấy tờ hợp lệ đúng theo luật, cho khỏi bị thưa kiện ăn gian, nhận hối lộ, còn học được hay không là chuyện khác. Việc đầu tiên cho sinh viên ngoại quốc là phải có đủ khả năng Anh Văn, chuyện này khỏi bàn, tuần đầu nghe không hiểu, nói không được là tụi nó yêu cầu đi ra khỏi lớp, khỏi học. Khác với VN, tuần đầu nó cho bài tập, bài thi liền, không đúng trình độ, nó gặp riêng yêu cầu bỏ lớp, đi chỗ khác cho lớp của nó khỏi mang tiếng. Khi tôi làm GTF, phụ tá dậy học là y như vậy, cho bài thi nhiều, chấm bài không kịp, dậy nhanh nữa, hỏi GS chính, thì được biết là làm như vậy cho tụi nó bỏ bớt, những đúa dở và lười biếng, khi còn đủ số sv thì dậy chậm lại, ít bài thi hơn và dậy dỗ kỹ hơn chậm hơn, đó là trường công, không thèm cần sinh viên, còn trường tư, cần tiền học, chắc dễ hơn một chút, còn trường nổi tiếng, thì công tư, chẳng cần sinh viên dở làm gì.
Còn học khóa đầu, 12 credit full time, toàn thời gian, mà rớt chừng 9 credit, là trường nó gửi cho cái thơ, làm ơn đi chỗ khác chơi, đừng học ở đây. Cho nên dịch văn bằng VN ra tiếng Anh, chỉ là thủ tục đầu tiên để cho Viện Đại Học Mỹ nhận đơn xin học, còn được xét đơn cho nhập học là chuyện khác. Trong ngành KT, xin vào trường KT được công nhận, phải có tập portfolio, tập sách vẽ, hình, tài liệu mình đã sáng tạo về KT, thư giới thiệu, ít ra hai cái của những giáo sư hay KTS. Bài luận văn tiếng anh, essay, tại sao muốn học KT, còn học Master, thì phải thi test GRE, là test cho những người tốt nghiệp đại học Mỹ bằng 4 năm, điểm cao mới hy vọng được nhận, như lúc đó, Berkeley cho biết, GRE thường trên 900 điểm họ mới nhận. Thường muốn học Graduate School là học Master, Ph. D. , Doctorate, khi tốt nghiệp bằng 4 năm, điểm trung bình từ con B trở lên. Tổng Thống Bush con của Mỹ là ngoại lệ, học 4 năm được con C, nhưng trường Yale vẫn nhận vô học MBA, vì gia đình Bush thế lực mạnh, đã cho tiền trường Yale rất nhiều từ trước đó, còn được điểm theo chế độ thầy VNCH, thì nên đi mua học bạ giả. Còn vô Graduate School thì học chỉ lấy con B trở lên, điểm C không tính, bị con C là nên bỏ học từ trước.
Thành ra, đối với Mỹ, dễ lắm, giấy tờ đầy đủ, có thể được nhận học, nếu ngành đó không tuyển chọn khó khăn vì giới hạn, học chừng 1 tháng là biết liền, học được hay không, vài bài tập đầu tiên, là nó mời ra ngay, biểu bỏ học đi khỏi tốn tiền học. Học studio design kiến trúc cũng vậy, chừng hai tuần, nó thấy ngu qúa không biết vẽ, là thằng thầy biểu "mày đi chỗ khác chơi đi" để nó giữ tiếng cho studio của nó không có những đứa SV qúa dở, không chịu học, còn không đi học, không sửa bài, còn đi lẹ nữa, chứ không cần đợi cuối tháng mới thi, cuối năm mới thi. hai lối học khác nhau hoàn toàn.
Còn GS đại học Mỹ thì rất là độc lập, không sợ ai, nếu họ đã trở thành Giáo sư Đại Học thực thụ, thì không đuổi họ đi được, không mất việc, nên đậu rớt là quyền của họ. Độc lập với Viện Đại Học hay chính quyền.
.
.
ô, xin lỗi tmd , phải gọi bằng bác mới được , trường DHKT SG gần hồ con rùa , trên đường Phan đinh Phùng phải không bác ? con đường đẹp lắm 2 bên có hàng me xanh rờn
ReplyDeleteđúng rồi, cổng sau là đường Phan đình Phùng, cạnh cổng sau của trường luật, còn cổng chính là 196 đường Pasteur
ReplyDeletecuối đường PDP chỗ gần đài phát thanh SG là trường QG Bưu Điện , D. học niên khóa 76-80 , về Cần thơ làm việc , khóa đàn anh cũng nhiều vị xuống CT làm boat people , giờ mất liên lạc ... buồn
ReplyDeletetui tưởng làm bưu điện thì tự bỏ mình vô thùng thơ, dán tem quốc ngoại airmail là đi ra khỏi VN, chứ boat people làm chi cho mệt !!! chắc tiền tem cò mắc qúa ?
ReplyDeletehỏng phải mắc , tại không còn cách nào khác , chứ cái cột đèn có chưn nó cũng bò đi mà ... Tạm biệt bác , giờ mắc đi cày trả nợ áo cơm , hẹn gặp bác sau .
ReplyDelete