copy of tmddesign old multiply blog

Pageviews

Saturday, October 24, 2009

Chuyến đi tìm mộ người thân, nằm lại trên nửa đường tìm tự do, mộ những người VN nằm lại ngoài đảo khơi xứ Nam Dương . bài một của Carina Oanh Hoàng

.

.
Hình trên: Carina đang thắp hương trước mộ của chị Hoàng thị Tuyết, được phát cỏ, chặt cây tìm ra vị trí do phác họa ghi lại tại chỗ bởi Đặng đình Thành KT77, vừa được xây lại và gắn bia mới. Chị Tuyết đã ra đi vượt biển một mình, nằm lại tại đây năm 1989. Lúc đó có mặt Thành ở đó. 20 năm sau, như một định mệnh, cho dù là đã khuất bóng, vong hồn chị vẫn còn có định mệnh hướng dẫn mọi người chăng, không ngờ một ngày còn có người không thân thuộc bỏ công sức giúp gia đình chị Tuyết, dọn dẹp tu sửa nơi an nghỉ của chị, một trong những người VN bất hạnh ngã gục trên nửa đường tìm tự do.



.
Lời tựa của tmd:
Tôi biết được Carina Hoàng, hay là Oanh, hơn tháng trước đây khi tìm tài liệu viết tiếp hồi ký lúc đến Tangjung Pinang năm 1977. Carina và hai người em nhỏ vượt biển năm 1979, đến vùng quần đảo Anambas, đảo Jemajah, lang thang từ nhiều địa điểm, Letung, Air Bari, cho tới một địa danh xa lạ khác, ngay cả với người Nam Dương. Một nơi hoang dã tên là KUKU. Lên bờ với hai bàn tay nhỏ bé của cô bé mới 16 tuổi, ở cái tuổi, ngậm ô mai, mơ mộng bên khung cửa trường học, nhưng không , hai bàn tay bé nhỏ đó, dẫn dắt hai người em nhỏ, như một bà mẹ tuổi mười mấy. Ôm nhau sống qua ngày giữa mưa trời sương gió, một bên bãi cát, một bên rừng núi rậm hoang vu.
Vậy mà đã ba mươi năm hơn. Năm 1998, Carina trở về vùng biển này lần đầu tiên, lên những rừng cây hoang dã ở Terampa, đi tìm xác người anh Họ, đã nằm xuống trong hành trình vượt biển khác, đưa được hài cốt về với gia đình. Từ đó Carina tiếp tục lòng mong ước làm được gì đó cho bao nhiêu người VN khác, bất hạnh còn đang nằm lại nơi hoang đảo quê người. Tháng tư vừa rồi Carina đã hướng dẫn nhiều gia đình trở lại nơi này, tìm ra lại mộ thân nhân.
Tháng chín vừa rồi, Carina, lại hướng dẫn thêm một nhóm bạn bè, người VN khác từ Mỹ, từ Úc trở lại đây làm tiếp công việc mà người ngoài, có người không hiểu tại sau Carina lại có thể bỏ công sức của mình cho những người không thân thuộc như vậy. Ở đây đều là người VN, người VN được may mắn hơn giúp đỡ những người VN bất hạnh phải nằm lại nơi quê người hoang lạnh, trên ba mươi năm, những người bất hạnh gục ngã nửa đường không thấy tự do. Còn bao nhiêu người VN nữa bất hạnh bỏ xác trên biển cả, không ai hay biết, thân xác còn không được một nấm mồ ... nén nhang, không ai còn biết đến.
Xin đọc bài về chuyến đi vừa rồi của Carina về nơi hoang dã này, làm ấm lòng lại những nấm mồ hoang khác, đều là người VN, chọn cái chết hơn là phải sống trong thiên đường CS.
...
Ghi chú, nơi đó là quần đảo Anambas, đảo Jemajah (Jemaja). Letung, Terampa, Air Biru, Kuku .. là những địa danh, làng xã, thôn nhỏ, thị trấn, chứ không phải là những đảo nhỏ riêng biệt rời nhau. So sánh với VN, thì giống như đảo lớn Phú Quốc có thị trấn Dương Đông ở phía bắc, có An Thới  ở phiá nam, An Thới và Dương Đông tự nó không phải là đảo.
.
z-kukumap.jpg picture by tddesign
.
.

Tôi sẽ có bài riêng viết về vùng quần đảo này cho các bạn thích địa dư, nơi đây có biên giới thẳng với VN về hướng bắc, nằm giữa Tây Mã lai, và Đông Mã lai trên đảo Borneo.
...
z-oanh-H-grave-1a.jpg picture by tddesign
.
Hình Carina trên tờ báo địa phương West Australia
.

Xin cám ơn Carina đã gửi đến bài này, xin gỡ nón chào người con gái bé nhỏ ngày nào ba mươi năm trước, nhưng tấm lòng thành không nhỏ, con tim rất lớn đầy tình thương cho những oan hồn người VN bất hạnh khác đang vẫn còn nằm lạnh lẽo nơi hoang đảo, ngàn dặm xa gia đình. Em là người đang đi nối lại tình thương cho nhiều gia đình VN. Xin cám ơn.
.

.
.
bài của Carina Oanh Hoàng dưới đây:
ghi chú Carina gửi bản sửa chữa thứ hai đến.
. 


Tường thuật về hành trình đi tìm mộ người thân ở Nam Dương. 22/9 – 30/9/2009
.
Khởi đầu của cuộc hành trình


.

Tháng năm vừa qua, khi từ Kuku trở về, da còn chưa nhả nắng, tôi nhận được 3 email từ Nhật bản và California của 3 gia đình hỏi thăm cách đi Kuku để tìm mộ của người thân. Website của tôi có ít người biết đến vậy mà trong vòng 2 tuần lễ có 3 gia đình tình cờ nhìn thấy khi tìm thông tin về Kuku trên internet.
Một điều hy hữu là tôi đã nhìn thấy và còn có cả hình và chi tiết của 2 ngôi mộ mà những gia đình này muốn đi tìm. Tôi kể cho chồng nghe, Anh nói với tôi rằng: "It meant to be, just do what you have to do". Tôi rất xúc động tước sự thông cảm và rộng lượng của chồng mình. Tôi bắt đầu tìm hiểu về thời tiết, liên lạc những người quen ở Indonesia nhờ họ giúp đỡ.
Thật may mắn là Alex nhận lời giúp tôi, mặc dù Anh chưa biết phải làm gì. Alex là người Nam Dương nói tiếng Anh rất giỏi, năm 1998, khi tôi đến Terampa để tìm mộ của người anh họ. Alex ra ngồi ở quán cà phê trò chuyện và cho biết là Alex còn nhớ đêm mà anh của tôi qua đời, và từ đó Alex đã giúp tôi đi tìm những cụ già ở Terampa biết chỗ người tị nạn được chôn cất. Nhờ Alex giúp đỡ nên chuyến đi vừa rồi được tốt đẹp. Alex là một người có thân hình nhỏ bé gầy gò nhưng với tấm lòng thương người rất bao la.
.
z-oanh-p1r.jpg picture by tddesign
.
 Alex đưa tôi đi thăm mộ người VN (tháng 4/2009)

Chuẩn bị cho cuộc hành trình
.

Lúc đầu tôi liên lạc với Alex qua điện thoại, sau đó qua máy fax, chồng của tôi đến văn phòng của Anh để gởi fax đi, tôi nhắn tin qua SMS, Alex đi đến nhà của người Anh vợ để nhận fax. Thế là cứ ăn cơm tối xong là chồng của tôi và Anh vợ của Alex "đi phát thơ bất đắc dĩ". Alex nhờ bạn sắp đặt chỗ ở và vận chuyển tại Tanjung Pinang, nhờ người Anh ở Terampa lo mướn tàu, nhờ người Cháu lo vé máy bay, và Alex thì đi qua Letung để sắp đặt chỗ ở và liên lạc với chính quyền. Khi tạm ổn rồi, tôi bắt đầu báo cho những gia đình này biết là tôi sẽ giúp họ đi vào cuối tháng 9. Và cuộc hành trình bắt đầu thành hình.
.
Mọi việc đang tiến triển thì tôi nhận được điện thoại của Alex gọi từ Letung, báo tin là chính quyền ở đó không cho phép người VN đến bốc mộ. Lúc đó tôi đang đi công tác ở Sydney, máy bay vừa hạ cánh, tôi vội vàng gọi điện thoại cho ông Adnan, chính Ông cũng ngạc nhiên về thông tin này. Ông Adnan nói chuyện với chief của Letung và cho tôi biết rằng, quyết định này, tuy chưa chính thức, nhưng rất khó thay đổi, vì nhiều cơ quan khác nhau góp ý, đăc biệt là bên nghành du lịch. Ông xin lỗi là vì chưa chính thức nhiệm chức nên Ông không giúp gì được cho chúng tôi. Đến lúc này tôi phải báo cho những gia đình này biết, và khuyên họ làm sẵn một tấm bia, mang theo để nếu xin dời hài cốt không được thì có thể xây lại mộ cho người thân. Vài tuần sau lại gặp trỡ ngại về việc mướn tàu, Alex báo tin là tàu bị trục trặc, nếu không mướn được tàu khác thì phải mua máy mới. Sau đó đến vé máy bay cũng làm tôi và Alex lên ruột cả tuần lễ, vì chúng tôi đi nhằm dịp lễ lớn của người đạo Hồi, nên nhiều người về thăm gia đình, máy bay thì ít chỗ, nhóm của mình đã chiếm hơn 1/3 chỗ ngồi. Đặt mua vé sớm thì họ chưa bán, mà đợi thì sợ hết vé. Tội nghiệp cháu của Alex cứ phải đi „canh me‟ để mua vé máy bay. Cuối cùng thì phhương tiện vận chuyển và nhang, đèn, vv. Alex đã lo xong. Tôi lo đặt khách sạn ở Singapore, M & T lo đặt vé phà đi từ Singapore đến Tanjung Pinang. Các bạn trong nhóm cũng chuẩn bị đầy đủ thuốc men, chích ngừa, mua bảo hiểm, vv. rồi chờ ngày lên đường. Con gái của tôi thấy Má sắp xếp vali, đi theo xin "Má cho con đi Kuku với, con thích camping lắm..." Chuyến bay của tôi là 3 giờ trưa ngày 22, sáng ngày 21, người bạn từ Adelaide điện thoại báo tin là có người nhà vừa mất vì tai nạn, nên phai hũy chuyến đi này. Tôi đề nghị Anh ấy gởi gấp tấm bia cho tôi, và tôi sẽ thay thế Anh ta đi tìm mộ của Mẹ. 11 giờ sáng hôm sau tấm bia đến kịp lúc cho tôi mang đi.
Cuộc hành trình bắt đầu
.

Người khởi hành trước tiên là Alan, bạn của tôi từ Ý mới dọn sang Perth, tình nguyện đi theo để chụp hình và quay phim cho cuộc hành trình, kế đến là hai anh em T và D từ California đi tìm mộ của Cha và em gái, sau đó là 3 anh em M, T, R từ Sydney đi tìm mộ của Cha (đi lần thứ hai), đến tôi đi từ Perth tìm mộ của Mẹ của một người từ, và sau cùng là S em trai của tôi đến từ California, người đã vượt biên với tôi đến Kuku 30 năm trước.
.
 Ngày thứ nhất
.

Mọi người đến Singapore, tự động về khách sạn đã được sắp đặt trước. 11 giờ 30 tối khi tôi về đến ks, chúng tôi họp mặt tại lobby để gặp gỡ nhau và thông báo cho chương trình ngày hôm sau. Sau đó rũ nhau đến phòng của M & T để ăn bánh trung thu.
 

Ngày thứ nhì
Ăn sáng xong, mọi người gồng gánh hành lý ra bến tàu để lấy phà đi Tanjung Pinang. Đi mất khoảng 3 tiếng. Đến nơi, xin visa, làm thủ tục nhập cảnh, vv. Tại đây có anh Alex đón chúng tôi.


z-oanh-p3v.jpg picture by tddesign
Bến phà Tanjung Pinang


Cho hành lý vào KS xong, mọi người đi ăn đồ biển nướng ở „chợ đêm‟. Ngày chúng tôi đến là ngày đầu tiên sau một tuần ăn chay của người đạo Hồi, nên tối hôm đó dân chúng đi ăn „bù‟, thế là nhóm của mình đi theo ăn ké.....
Ngày thứ ba – bắt đầu „ra khơi‟

.

Trước khi khăn gói lên đường ra sân bay đi đến đảo Matak. Vợ chồng của Aidina, (cảnh sát trưởng ở Letung mà chúng tôi gặp trong chuyến đi vào tháng Tư) đến ks cho chúng tôi hai hộp bánh vừa mới làm còn nóng hổi để tiễn chúng tôi lên đường. Aidina bây giờ về làm cảnh sát trưởng ở Natuna. Tại phi trường Matak, ông Adnan Nala đến chia tay với chúng tôi và cáo lỗi không tháp tùng với chúng tôi như đã dự định. Adnan Nala là người mà nghiều người tị nạn Việt Nam biết đến và mang ơn. Gần 20 năm Ông đã gắn bó và tận tâm với hơn 200,000 người tị nạn Việt Nam tại Nam Dương. Ông bắt đầu làm việc với người tị nạn VN từ năm 1975, lúc còn là sinh viên. Sau đó Cao Ủy Tịn Nạn bỗ nhiệm Ông chính thức quản lý tổ chức các trại tị nạn, Adnan là người lập và đóng tất cả các trại tịn nạn ở Nam Dương, đến nay ông vẫn không quên tiếng Việt, Adnan kể với chúng tôi là lần đầu tiên khi gặp người tị nạn Việt Nam, có một cụ già hỏi Ông: "Con tên gì?" và từ đó Adnan đã yêu tiếng Việt Nam. Ông nói với chúng tôi là: "các anh chị đi thăm mồ mả của người thân, thì họ sẽ vui là mình không quên họ". Adnan vừa đắt cử vào quốc hội và sẽ về làm việc tại Terampa, quản lý khu vực Anambas.

z-oanh-p4r.jpg picture by tddesign

Adnan Nala và em của tôi (trở lại Kuku sau 30 năm)
.
Tội nghiệp T (người có trách nhiệm mang theo túi sơ cấp cứu cho cả nhóm) công trình đem mấy chai thuốc xịt chống muỗi, đến phi trường phải bỏ lại vì v/đ an toàn. Điệu này cả nhóm sẽ nộp mạng cho muỗi của rừng Kuku... Bay đến Matak mất hơn 1 tiếng, (máy bay chỉ chở được gần 30 hành khách và mỗi tuần bay 3 chuyến). Từ Matak, có xe chờ sẵn để đưa chúng tôi ra bến đón tàu đi Terampa, đi mất thêm hơn một tiếng nữa. Đến Terampa, mọi người được đi rửa mặt và chuyển nước uống, nhiên liệu và đồ để cúng (nhan, đèn, giấy tiền vàng bạc...) xuống tàu, trong lúc Alex đến ty cảnh sát, đưa cho họ copy passport của cả nhóm và cho họ biết là mình sẽ ở Letung, điều này cần thiết cho an ninh của mọi người.

z-oanh-matak-terampa-2.jpg picture by tddesign

Phi trường Matak Đi Terampa


Từ Terampa đến Letung, tàu nhỏ nên đi mất hơn 3 tiếng, sóng lớn, mọi người sợ say sóng nên không ai ngó ngàng đến thức ăn, mặc dù Alex mang theo cho mỗi người một hộp cơm chiên + gà quay và nước uống. Ối chao ơi, có bạn mang dầu ra bôi, mùi dầu cù là làm tôi nhớ đến lúc đi vượt biên 30 năm về trước... Sau này, một anh bạn trong mới thố lộ rằng: „lúc ngồi trên tàu tui sợ muốn... ướt quần!" Đến Letung, trời sâm sẩm tối, cảnh sát viên và „harbour master‟ ra đón chúng tôi rất thân thiện. Bao nhiêu hành lý, cái thì kéo, cái thì vác, cả nhóm ì ạch đi qua các cầu bằng ván, bánh xe của luggages kêu lộp cộp...

z-oanh-letung-3.jpg picture by tddesign
.

Letung                                                                                                                 Letung

Đến nhà trọ, trong lúc mọi người lo sắp xếp phòng và hành lý. Alex và tôi đi „trình làng‟ nộp copy của passport và chào hỏi những người trong chính quyền ở Letung. Ở đây họ rất vui khi thấy chúng ta trở lại, tuy nhiên„nhắc nhỡ‟ là luật mới của họ không cho phép chúng ta lấy hài cốt đem đi, và yêu cầu chúng tôi tôn trọng điều này. Sau một ngày vượt 4 hòn đảo bằng xe 4 bánh, đến máy bay, đến tàu, và xe 2 chân, mặc cho người hôi hám, mọi người cứ thế mà kéo nhau đi ăn cơm với càri cá một cách rất.... tận tình. Tắm rửa xong, mọi người họp lại để bàn chương trình ngày mai, và lo sắp xếp dụng cụ.

Ngày thứ tư – bắt đầu đi tìm mộ

.
4 giờ sáng là tất cả đều thức giấc vì tiếng đọc kinh vang ra trên các loa gắn khắp nơi trên đảo. Vả lại tâm tư của mọi người đều rất nôn nao, lẫn hồi hộp, chẳng còn buồn ngủ, nên kéo nhau dậy đi uống cà phê. Letung có một nhà trọ và một quán cơm (điểm hẹn). Mỗi ngày 2 buổi chúng tôi đều đến điểm hẹn để bàn bạc và tiếp xúc với người dân làng.
.

Ăn sáng xong, chúng tôi đổ bộ lên núi, theo hướng dẫn của một người Indo đã từng khiêng thi hài của người tị nạn đi chôn. Khi lên đến nơi, trước mắt là vùng đất hoang, cỏ cao gần đến đầu, cây cối um tùm, bên cạnh đó là một nghĩa trang, có những ngôi mộ thật lớn và tươm tất của người bản sứ.
.
Qua thông dịch của Alex, thì trong bãi cỏ mênh mông dày đặt này có mồ mả của người tị nạn. Nghe vậy, chúng tôi bắt đầu chia nhau ra đi vạch lá tìm mộ, chỉ vài phút sau phát hiện ra một cái, rồi 2 cái, tiếng gọi nhau ơi ới:
"T, phải cái này không?" ... "không phải". "D, phải đây không?" ... "không phải". Mấy phút sau, bất chợt D kêu lên "Carina, mộ này của một Ông đi cùng tàu với Ba tui... vậy chắc là ở đâu đây".

Mọi người lên tinh thần, và cũng rất hồi hộp tiếp tục tìm kiếm. Đến lượt T la lên thật to, "em gái tui, em gái tui!" mọi người sững sờ, nhìn T băng băng chạy xuống dưới đồi, vừa đi vừa nói "vậy là Ông già nằm ở phía dưới, tại vì mộ của em tui chôn trước nên nằm ở trên". Và trong khoảnh khoắc, T gọi D "D, mộ Ba đây rồi" ... tât cả đều bàng hoàng vì không ngờ tìm được hai ngôi mộ này nhanh và đơn giản như vậy, đến nỗi tưởng như là không phải sự thật. Chúng tôi ôm nhau mừng rỡ mà không cầm được nước mắt. Đứng trước mộ của Ba, T run rẫy, bấm điện thoại di động gọi về cho Mẹ để báo tin. Ở San Jose gia đình hồi hợp trông tin và lo cho T & D từng phút, từng giờ.
.
z-oanh-letung-4.jpg picture by tddesign
.
Tìm mộ ở Letung


Mặt trời lên cao, chúng tôi vội vã xuống núi chuẩn bị đi Kuku. Một nhóm thì lo mang dụng cụ xuống tàu, tôi, T và D lo đi tìm người dọn dẹp nghĩa trang và xây mộ cho Ba và em gái của T & D. Sau đó T & D ở lại lo việc ở Letung, mấy Chị em tôi đi Kuku, đi mất một tiếng, trên đường đi có ghé Air Biru, một đảo nhỏ bên cạnh Kuku để đón một nhóm người địa phương đi theo giúp chặt cây cối. Và tháp tùng theo có cả cảnh sát, hải quân và harbor master, một mặt là để bảo vệ an toàn cho mọi người và một mặt là để kiểm soát việc làm của chúng tôi ở Kuku.


z-oanh-tp-1.jpg picture by tddesign
Đảo Air Biru

.
Đến nơi, mọi người vác đồ đạc lên vai, lội vô bờ. Bôi kem chống nắng, chống muỗi xong, chúng tôi đi thẳng lên rừng để tìm mộ của Ba của M. Ban đầu, theo trí nhớ của M, mấy chị em chúng tôi băng qua con suối và đi dọc theo suối về phía bên phải, nhưng may thay có một người Indo từ trên núi la vọng xuống, theo Alex dịch lại
"ở trên đây có rất nhiêu mồ mả...". Chúng tôi quay trở lại và theo hướng của Anh ta. Lên đến nơi, hiện ra trước mắt chúng tôi là một khu rừng rậm, cây cối cao ngất, lạnh lẻo và rất ẩm vì không có nhiều ánh mặt trời xuyên qua. Chung quanh có nhiều ngôi mộ và một số còn bia và tên tuổi. Chúng tôi chia nhau đi xem từng ngôi mộ để tìm mộ của Ba của M. Trong lúc tôi và S đang lúi húi chùi một tấm bia thì giật mình khi nghe M kêu thật lớn "chị Oanh, chị Oanh, thấy rồi..." tôi chạy lên gần trên đỉnh núi, lúc đó T, M và R ngồi trên một khoảng đất trống, đang tưới nước lên tấm bia có tên của Ba nằm ngả dưới đất, bên cạnh một cây không to nhưng cao và thẳng đứng.
.
z-oanh-kuk--5.jpg picture by tddesign
.
Tìm mộ ở Kuku
.
Mấy chị em không ai nghĩ rằng sẽ tìm được đúng địa điểm trong ngày đầu tiên, chúng tôi dự trù sẽ dành ra 3 ngày ở Kuku, vì lần trước cả nhóm rất đông người đổ xô đi tìm hết 2 ngày mà không tìm ra. M tâm sự với tôi rằng "trong lòng em lo rằng nếu hôm nay mà không tìm ra mộ của Ba là tụi em sẽ bị mất tinh thần, sợ là mấy ngày tới sẽ khó tìm hơn". Đến lúc này mọi người mới thấm mệt, áo thì ướt đẩm mồ hôi, quần thì ướt sũng khi lội suối, và mình mẫy thì bám bụi và gai. Lúc đó cũng đã nửa ngày, chúng tôi vội vã xuống núi, đến thăm ngôi mộ của Má của David mà chúng tôi tìm được trong chuyến đi trước. Sau đó mọi người đi xuống biển nghĩ mệt, ăn trưa. Nửa tiếng sau chúng tôi lại vác cuốc vác dao leo lên núi để đi tìm mộ của gia đình thứ ba. Mặc dù không phải qua suối và đường lên núi không dầy đặt cây cối như khu rừng phía bên kia nhưng dốc khá cao, khi trèo lên tới bải đáp trực thăng, ai nấy đều gần hết hơi.
.
z-oanh-p8r.jpg picture by tddesign
.
 
Dấu tích còn lại của trại tị nạn đã từng cưu mang 40,000 người là bải đáp trực thăng bằng xi măng, và hai thùng phi đầy cát nằm hai bên thềm trước cổng Chùa. Ngoài ra chỉ là núi đồi, cây cỏ và biển bao quanh. Khu mộ này nằm ngay sau lưng bải đáp, tôi đã học thuộc sơ đồ của khu mộ này do anh Thành Đặng ở Georgia gởi cho qua email. Ngôi mộ mà chúng tôi đi tìm là ngôi mộ của cô Hoàng Thị Tuyết, mang số 7 trên sơ đồ. Trong số 12 ngôi mộ mà anh Thành vẽ được ngày xưa lúc còn có tên tuổi, nay chỉ còn 3 ngôi mộ còn bia. tôi và M dựa theo bản đồ đi lần về hướng ngôi mộ số 7. Cũng may là ngôi mộ kế bên còn tên nên tôi mới xác định được ngôi mộ mình đang tìm, vì tồn tại của ngôi mộ này chỉ chó 3 cục đá nằm chồng lên nhau, chính giữa có một nữa chai thủy tinh, có lẽ là dùng để cắm nhang. Nếu không có bản vẽ này thì chắc là gia đình cô Tuyết sẽ không bao giờ tìm được mộ của Cô ấy, vì khi Cô mất không có một người thân nào bên cạnh, mà bây giờ mộ thì không tên. Theo trong bản vẽ thì bên trái và chếch ra phía sau mộ cô Tuyết vài mét còn có một ngôi mộ nữa, nhưng lúc đó chúng tôi không nhìn thấy gì ngoài cây cối rậm rịt. Tôi nhờ 2 người Indo chặt hết cây ở vị trí đó thì y như rằng, từ trong một đám cây lá chằn chịt, có một cái bia vuông vức ló ra. Lúc đó tôi thực sự cảm thấy yên tâm.
.
z-oanh-kuku-6b.jpg picture by tddesign
Một ngôi mộ nằm sau mộ của cô Tuyết


Alex giúp tôi nói chuyện với Yadi, người đứng ra đảm trách việc dọn dẹp chung quanh nghĩa trang và xây lại mộ cho cô Tuyết. Vì không có thời gian nên cách nhanh nhất là xây bằng xi măng, và dùng tấm bia của cô Tuyết khắc trên kim loại. Trong lúc đó thì mọi người trong nhóm đổ xô đi tìm thêm những ngôi mộ ở chung quanh, tìm được vài ngôi mộ khác nhưng không có bia hoặc là không còn đọc được tên.
.

Chúng tôi vội vã đi xuống núi trước khi trời tối, và quan trọng hơn nữa là Yadi phải về để lo vật dụng xây mộ cho ngày mai. Ngồi trên ghe đi về lại Letung, sau một ngày trời 3 lần trèo lên núi rồi lại leo xuống núi, ai nấy đều mệt nhoài, không còn hơi để nói, nhưng trong lòng mỗi người đầy ắp niềm vui. Cả ba gia đình đều tìm được mộ mà mình muốn tìm trong ngày đầu tiên, đây là một điều khó ngờ. Chúng tôi thầm cám ơn những sự phù hộ và tôn trọng sự linh thiêng của những người đã khuất. Tàu vừa cặp bến, đã thấy T & D đứng chờ chúng tôi từ bao giờ. Hai anh em sốt ruột vì phí gần một ngày, do không có người thông dịch, nên thợ thì tản mát, mà thầy thì không hiểu ý T&D muốn xây mộ như thế nào. Alex, tôi, T&D mất gần một tiếng để vẽ hình mộ muốn xây ra sao, mô tả, và điều đình cho hai ngôi mộ này xây kịp trước khi chúng tôi rời Letung. Mọi người đói meo, tôi vội vả chạy về nhà trọ tắm rửa xong lại đến điểm hẹn ăn cơm với tôm riêm, trứng chiên và canh chua cá (kiểu Indo). Đúng là đói bụng, ăn món nào cũng thấy ngon... Tối đến chúng tôi quây quần trước cửa phòng trọ ăn bánh trung thu và uống trà với vài người bạn Indo.
.
Xin theo đọc tiếp bài thứ hai, tiếp theo ...
.
by carinahoang
.

No comments:

Post a Comment

Labels Loại Bài

Followers

Blog Archive

About tmd.design

My photo
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com
Powered by Blogger.