copy of tmddesign old multiply blog

Pageviews

Sunday, October 25, 2009

bài thứ hai và hết, hành trình của những người VN đi tìm mộ người thân, tu sửa, ghi tên lại cho những người bất hạnh nằm xuống nơi xứ người trên đường đi tìm tự do.

.
.


.
bài thứ hai tiếp theo bài trước của Carina Oanh Hoàng dưới đây:
.
Vào đây nhìn hình và tên của những ngôi mộ nằm ở lại Kuku và letung:
www.carinahoang.com
.




Tường thuật về chuyến đi tìm mộ người thân ở Nam Dương. 22/9 – 30/9/2009
.
tiếp theo ...

.

Ngày thứ năm – đi xây mộ
.
Lại đúng 4 giờ, cái loa phát thanh đánh thức chúng tôi dậy. Lục đục mãi rồi cũng kéo nhau đi uống cà phê, ăn mì gói. Công việc đã được phân chia, T & D ở lại Letung lo xây mộ cho Cha và em gái, và thêm phận sự sơn tên của bia tìm được. Số người còn lại đi Kuku, và cũng không thiếu hai anh cảnh sát và quân đội vác súng đi theo.

Yadi và nhóm người dọn rừng và xây mộ đã chờ chúng tôi ở bãi biển Kuku. Đến nơi, phân việc xong, nhóm của Yadi thì đi về phía sân bay để dọn nghĩa trang và xây mộ của cô Tuyết, chúng tôi thì đi lo cho mộ của Ba của M. M nhờ Alex giải thích với hai người lính đi theo là vì khoảng đất thì khá rộng, mà bia thì bị ngã, nên M cần đào khu đất này để xem thi hài của Ba nằm ở đâu để xây mộ cho đúng chỗ. Họ đồng ý cho M đào và họ đều ở đó quan sát.

Mấy chị em chúng tôi thắp đèn, đốt nhang cầu nguyện Bác chỉ cho biết chỗ nào để đào. Ba người Indo thay nhau đào, mất mấy tiếng đồng hồ, đến gảy cả cuốc, thì bắt đầu thấy có quần áo. M và R nhận ra trang phục mà Ba đã mặc khi chôn. Quần tây đen, áo sơ mi trắng, nón nylon màu xanh, và cả gối kê đầu gói trong túi nylon còn nguyên vẹn, ngay cả cái hôp quẹt cũng còn trong túi áo. Nhưng lạ lùng là không có một dấu vết gì của thi hài. Đây là ngôi mộ thứ hai mà chúng tôi đã chứng kiến như vậy, không biết có phải là địa chất ở đó đã hoàn toàn phân hũy hài cốt hay không?
.
Trong lúc đào mộ thì tôi và S cùng một người bạn Indo đi sơn bia của những ngôi mộ chung quanh. Đây là ý kiến của M, T và R. Từ Sydney các bạn này đem theo rất là đầy đủ dụng cụ, nào là sơn, bút lông, cọ, và kể cả bao tay. S "xí phần‟ trước, "để S sơn mấy tấm bia của người Việt, còn của người Hoa, ai biết chữ thì sơn dùm, S sợ viết sai tên lắm‟. Coi vậy mà S nhát hơn người Indonesia, Anh habour master chẳng biết chữ Việt Nam mà cũng đi sơn mộ bia như ai.....
.
z-oanh-kuku-ra.jpg picture by tddesign
Donald, Habour Master - Letung


Tuy không có hài cốt, nhưng M, T và R yên tâm là đã tìm được mộ phần của Ba. Các bạn quyết định lắp mộ và dựng bia lại vị trí cũ. Sau khi cúng cho Ba của M xong, chuẩn bị xuống núi thì chúng tôi thấy có một con bướm trắng bay ngang qua chúng tôi và hướng ra biển. Có lẽ đó là dấu hiệu của Bác trai đi theo các con để về với Bác gái.

z-oanh-kuku-r.jpg picture by tddesign

Chúng tôi đi xuống ngôi mộ của Má của David và mà một số mồ mã chung quanh để cúng, sau đó xuống bải biển nghĩ mệt. Lúc đó đã quá nữa ngày, chúng tôi ăn vội vã một tí mì xào, rồi lên khu mộ của cô Tuyết. Tôi nghiệp Alex, không mấy trẻ (ngoài 50), thân hình thì mỏng như chiếc lá, chân mang dép da mà băng rừng băng suối theo chúng tôi từng bước.

Mộ của cô Tuyết đã xây gần xong, trong lúc M và Alex đặt tấm bia vào xi măng, mọi người lại tiếp tục tìm kiếm mồ mã và sơn phết lại. Trước khi chiều xuống, chúng tôi làm lễ cúng cho cô Tuyết và những hương hồn ở chung quanh rồi từ giả Kuku.

.
z-oanh-cotuyet-8.jpg picture by tddesign
Mộ của cô Tuyết (before) Mộ của cô Tuyết (after)
Trên đường về lại Letung, chúng tôi ghé vào đảo Air Raya để cúng cho hương hồn của hàng trăm người tị nạn đã bỏ mình lại nơi xứ người. M, T & R thì rất mãn nguyện, một điều ước mà mấy anh em đeo đuổi 30 năm mới đạt được. Còn tôi thì hôm nay cũng lên núi xuống núi mấy lần nhưng không thấy mệt như hôm qua, có lẽ vì đã hoàn tất được 2 phần 3 đoạn đường nên trong lòng nhẹ hẳn.
.
z-oanh-9.jpg picture by tddesign

Tạm biệt Kuku
Cũng như hôm trước, T & D ra đứng ở cầu tàu trông ngóng mọi người. Hai nhóm trao đổi thành quả với nhau. Mộ của Cha và em gái đã xây gần xong, nghĩa trang thì dọn được một phần, và sơn được 5 tấm bia. Còn một việc cần làm nữa là lo trái cây để cúng cho ngày hôm sau.

Tắm rữa, ăn cơm tối xong, chúng tôi được mời đến nhà của ông Iwan để ăn bánh, uống trà. Iwan là một người Indo biết nói tiếng Việt Nam, Ông từng làm việc tại Kuku từ năm 1983 đến 1986. Iwan nói với chúng tôi là "vì Trời xuôi khiến nên chúng mình quen nhau.."

 Ngày thứ sáu – làm lễ cúng tại nghĩa trang ở Letung


Chúng tôi lên nghĩa trang ở Letung thật sớm vì ở đây nắng rất gắt, mà lại không có bóng mát như trong rừng Kuku. Hai ngôi mộ xây gần xong, đang được sơn phết lại. Chung quanh cây cối chặt xuống nằm ngỗn ngang, Alex tìm dùm một nhóm người đến phụ dời cây cối để dọn sạch nghĩa trang và để tìm thêm mộ. Mấy giờ sau, chúng tôi tìm được gần 20 ngôi mộ, đa số là những người đã mất vì tai nạn lật tàu trên đường từ Air Raya đến Letung vào ngày 30 tháng 5 năm 1979.
.
z-oanh-10.jpg picture by tddesign
Nghĩa trang ở Letung (before) Nghĩa trang ở Letung (after)


Sau khi làm lễ cúng cho gia đình của T & D và cho những hương hồn chung quanh, chúng tôi từ giã nghĩa trang. T và D rất vui khi nhìn thấy 2 con bươm bướm tung tăng bay theo mọi người xuống núi. T kể cho chúng tôi nghe là Ba và em gái rất linh thiêng, lúc còn ở Air Raya, sau khi họ mất rồi, tối nào cũng có 2 con bươm bướm bay đến lều của họ, và sáng lại bay đi.

Trưa hôm ấy, chúng tôi được dân làng mời ra bãi biển cát trắng để picnic và nghe nhạc sống. Có mấy chiếc xe Honda, họ chia nhau chở chúng tôi ra bãi biển. Chúng tôi được ăn cá nướng với nước mắm ớt và canh rau muống, làm mọi người đều nhắc đến quê nhà. Mỗi năm vào dịp lễ lớn của Hồi Giáo, dân làng dựng sân khấu và trình diễn nhạc sống, chúng tôi một lần nữa lại được "ăn ké".

 z-oanh-10b.jpg picture by tddesign

Đêm cuối cùng ở Letung, gần như là đêm không ngủ. Cả nhóm chúng tôi cùng với một nhóm người Indo ra ngồi ở cầu tàu, với 2 cây đàn guitar, một két bia và một thùng bánh phồng tôm, mọi người hát hò, kể chuyện, ngắm trăng, dạy cho nhau hát nhạc Indo, và chia sẻ những mẫu chuyện vui buồn đến gần sáng. Lúc đó chúng tôi mới phát hiện tài năng của Alex, Anh vừa đàn vừa hát rất là nghệ sĩ.

Ngày thứ bảy – từ giả Letung, Kuku & Air Raya

Những người bạn mới quen của chúng tôi ra cầu tàu tiễn chúng tôi thật là cảm động. Hôm đó thời tiết bắt đầu thay đổi, biển động nhiều, sợ say sóng, nên không ai dám ăn uống gì. Iwan gởi cho mấy củ gừng để chúng tôi ngậm cho đỡ buồn nôn.
Trên đường đến Terampa, chúng tôi ghé vào Keramus để cúng cho hương hồn của gần 50 người tị nạn. Tại đây tôi và S nhận ra vĩa hè của một ngôi nhà bỏ hoang mà 30 năm trước khi đặt chân đến đất liền, mấy chị em đã ngủ tạm mấy đêm.
.
z-oanh-keramus.jpg picture by tddesign
Chỗ ngủ của 3 chị em và hai gia đình tị nạn 30 năm về trước

Về đến Terampa, Alex đưa chúng tôi đến ở một resort trên hòn đảo nhỏ bên cạnh, phong cảnh chung quanh thật đẹp và bình yên, làm chúng tôi cảm thấy như đang được đi du lịch. Bửa cơm trưa ở đây là bửa ăn thịnh soạn nhất trong suốt chuyến đi, ăn xong, ai nấy đều đánh một giấc "ngủ bù‟.

Xế chiều, Alex cho tàu đến đón chúng tôi qua Terampa, ở đây, chúng tôi mướn Honda ôm đi lên núi, nơi có một vài ngôi mộ của người tị nạn để làm lễ cúng. Theo lời của ông Adnan, có đến gần 500 người tị nạn chết trên đảo này.

Trước khi về resort tôi và Alex đi đến nhà ông Chief của Letung. Ông cho biết là chính phủ Indo rất hoan ngênh người Việt Nam trở lại, tuy nhiên, hiện nay họ không cho phép chúng ta dời hài cốt, một phần là do phong tục của họ, và một phần là họ muốn nhiều người đến thăm. Tôi giải thích với Ông về phong tục cũng như nguyện vọng của người Việt Nam chúng ta khi trở lại những nơi này để mang hài cốt người thân về ở bên cạnh gia đình. Tôi phân tích với Ông ta rằng Letung, Kuku chưa phải là địa điểm du lịch, phương tiện di chuyển rất khó khăn, ngay cả nhà trọ cũng không đủ cho một nhóm người đến thăm. Họ có giữ lại những ngôi mộ này để khuyến khích người thân trở lại, thì gia đình cũng chỉ đến xây mộ rồi đi, không thể trở lại hoài. Trước khi ra về, tôi nhờ Ông chuyển những lời của tôi đến nghững người có thẩm quyền, và mong rằng họ thay đổi luật lệ này.
.
Tối hôm đó, nhóm chúng tôi quây quần đến khuya bàn bạc về những ngôi mộ tìm thấy tại Letung và Kuku. Mọi người góp ý để làm sao gởi thông tin này đến càng nhiều người Việt Nam Hải Ngoại càng tốt.
Với khả năng của mình, việc mà tôi có thể thực hiện được là đăng hình ảnh của những ngôi mộ này lên trang web, rồi gởi email đến bạn bè nhờ họ chuyển tin tức đi cho nhau. M và S đều nói với tôi là khi Chị đưa tin lên chắc thế nào cũng có người muốn đi tìm mộ người thân, nếu Chị sắp xếp thì tụi Em sẽ đi theo phụ. Nghe xong tôi rất cảm động và cũng cảm thấy được khuyến khích.

Ngày thứ tám – trở lại Tanjung Pinang
.
z-oanh-terampa-11.jpg picture by tddesign
Nhìn lại Terampa

Vì thời tiết, máy bay đi Matak bị trễ gần hai tiếng. Thật may mắn là lúc đi từ T.P đến Matak, không bị hũy chuyến bay. Trước khi đi, Alex và tôi rất lo lắng về điều này, nếu mà hụt chuyến bay thì sẽ phí hết mấy ngày, sợ không đủ thời gian để đi tìm mộ, mà ngày về thì ai cũng phải sắp đặt trước không dời được.
Trước khi qua Singapore, ngày nào biết tin có chuyến bay bị hũy, Alex đều nhắn tin cho tôi và luôn luôn nói là "xin lỗi Carina, tôi chỉ biết cầu nguyện thôi!‟ Tối hôm đó, chúng tôi đưa nhau đi „ăn mừng‟ và cũng để từ giã nhau, để rồi hôm sau, mạnh ai nấy đi về lại với gia đình của mình.
Chúng tôi đã có một buổi tối ngồi lại với nhau trong bầu không khí thật chân tình, thật gần gũi. Đúng là trước lạ sau quen, Trong một tuần lễ, chúng tôi đã trở thành một gia đình nhỏ, chia xẽ với nhau thật nhiều kỹ niệm, trong một bối cảnh đặc biệt, và đầy ắp tình người.
.
 Ngày thứ chín – trở lại Singapore
.

Lần này thì vì trục trặc kỹ thuật, chuyến tàu bị hũy, phải đợi chuyến khác. Trong lúc chờ đợi, vì thẻ điện thoại chưa xử dụng hết, nên chúng tôi gọi cho gia đình và bạn bè ở khắp nơi để báo tin vui. Gọi về Mỹ, về Úc, về Việt Nam, nói hết chuyện mà vẫn chưa hết tiền....
.
Lên tàu, M gọi về cho Má để báo tin. Trước khi đi M không cho Má hay, vì lần trước đi không thành công, Má rất thất vọng. Trên điện thoại, Má kể với M là hai hôm trước Bà nằm mơ thấy Ba của M về nhà, Ông mặc quần tây màu đen, thấy quần dơ bẫn, Bà nói Ông thay ra để Bà đi giặt.... Nghe M kể lại, mọi người đều rùng mình trước sự linh thiêng của Bác trai.

Ngồi trên tàu, tôi ôn lại diễn biến của cuộc hành trình, khi nhớ lại cảnh leo lên rừng mà thấy thương cho S. Lúc ở Kuku 30 năm trước, sau khi ba chị em thoát khỏi cơn bệnh sốt rét và tiêu chảy, người chỉ còn có da bọc xương, mà hằng ngày S phải đi vào rừng kiếm củi cho mấy chị em nấu cơm. Còn Trang, bé xíu mà phải nấu cơm, rửa chén, giặt đồ, vì lúc mới lên trại, hai bàn tay của tôi bị ghẽ không thấm nước được. Bao nhiêu hình ảnh ngày xưa tiếp tục quay lại trong trí nhớ như là tôi đang xem phim.

Nhìn thấy bến tàu Singapore, mọi người bắt đầu nói lời từ giã với nhau, những cái xiếc tay thật chặt, những lời cám ơn nhau thật chân thành, và trên đường về, cộng với hành lý là một khối kỹ niệm khó quên.

z-oanh-12.jpg picture by tddesign

.
Carina Oanh Hoang
Australia_ 25/10/2009
.
by carinaoanhhoang
.
PS by tmd: trich từ PDF file của Carina, nên chữ viết khi đi vào đây, font size và type có phần thay đổi, không đồng nhất. Cắt xén, lấy hình và chữ từ PDF file ra, chỉ được tới như vậy. Xin thông cảm.
.
Lời bàn của tmd:
Chính quyền ở địa phương Nam Dương từ chối cho bốc hài cốt của người tị nạn VN nằm đây về đoàn tụ với thân nhân, đó là do lòng tham lợi lộc nhỏ của họ. Nghĩ rằng, làm như vậy sẽ có nhiều người phải trở lại, đến đây thăm viếng nhiều lần, đổ tiền vào cho địa phương. Nhưng điều đó không đúng, người thân chỉ đến được một vài lần rồi thôi.
Chúng ta có thể làm áp lực bằng cách liên lạc với dân biểu, thượng nghị sĩ nơi sinh sống, đứng trên cương vị quốc gia, thỉnh nguyện đến Tổng Thống, chính quyển trung ương Indonesia. Nước này nhận viện trợ từ Mỹ, Úc, các quốc gia Tây Phương trên một vài lãnh vực nào đó, nên đòi hỏi họ cho phép bốc hài cốt người tị nạn VN về với thân nhân, đó là điều dễ được thông cảm. Đây chỉ là hành động của địa phương. Chúng ta có thể dùng cách này, dùng chính quyền nơi chúng ta sinh sống, và chính chúng ta yêu cầu Tổng Thống xứ Nam Dương giải quyết. Chắc họ không cần những lợi lộc quá nhỏ mọn từ địa phương.
Đối xử lại, chúng ta sẽ ghi bia tưởng niệm chung tại mỗi nghĩa trang, coi như đánh dấu địa điểm du lịch, có chứng tích của người VN tị nạn CS, từng đạt chân.
Nhờ những loạt bài của chúng ta, mà những địa danh như letung, Kuku, Terampa, mới thực sự được thế giới biết đến. Cứ nhắn vơí chính quyền địa phương, cứ thử dùng Google, lám cái search coi, thì sẽ thấy những bài viết của chúng ta, có nhiều nhất, đang nói về những địa danh của họ.

Ngoài ra, lần tới, nên mang theo một cái GPS, để ghi lại vị trí của từng vùng, khu có nhiều mộ người tị nạn VN, sau này nếu có bị thất lạc, cây cối che phủ, thì vẫn có vị trí, sẽ được dễ dàng xác định bằng GPS. Định vị trí toạ độ, ghi giữ lạl
.
by duongtiden . carinahoang . letung . kuku . terampa . keramus . air raya . boat people . thuyen nhan
.

No comments:

Post a Comment

Labels Loại Bài

Followers

Blog Archive

About tmd.design

My photo
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com
Powered by Blogger.