.
(tiếp theo kỳ trước)
.
.
Trong 2 năm 73,74 phi trường và cơ sở phụ thuộc trên bán đảo Cam Ranh bị coi như một “căn cứ bỏ hoang của Mỹ*” và cũng không có Bộ Tư Lệnh Hải Quân, Bộ Tư Lệnh Vùng 2 Duyên Hải đóng tại Tây Kết, Nha Trang từ 1954, mãi cho đến cuối tháng 3/1975 vì nhu cầu cấp bách của chiến sự, BTL này mới được dời vô CR. Năm 1973,74 Phó Đề Đốc Hoàng-Cơ-Minh là Tư Lệnh Lực Lượng Thủy Bộ của vùng Châu Thổ Cửu Long, ông không có mặt tại Cam Ranh, vì vậy Đại Tá Mai là cấp chỉ huy lớn nhất ở đó và vụ tháo gỡ phi đạo bằng vỉ sắt PSP chắc chắn có sự ưng thuận của Tướng Nguyễn-Văn-Toàn TTL Vùng II chiến thuật* kể cả Tr./Tướng Đồng-Văn-Khuyên, TTM Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận.
.
.
.
“Người ta” chẳng những tháo gỡ vỉ sắt, trong một dịp ngao du sơn thủy, tôi đã trông thấy đài kiễm soát không lưu (nguyên là một thành phần quan trọng nhất của phi-trường)* cũng bị tháo gỡ tan hoang! Các vụ tháo gỡ này dỉ nhiên là bất chánh nhưng tôi xin kể ra sau đây là những vụ tháo gở vô tội vạ của dân lành.
.
Hầm rác Mỹ chưa hề được sách vở nào nói đến
.
Trong các bài trước, tôi đã có dịp nói về các thắng tích tại bán đảo Cam Ranh, sau đây là một nơi không thuộc về thắng cảnh nhưng lại là một nơi rất quan trọng đối với dân nghèo, tất cả đều là gia-đình binh sĩ của đũ mọi ngành Tiếp Vận. Vì cái tánh hay giao du với bất cứ ai, nên quen thân với đám dân “đen” này. Tại khoảng giữa bán đảo, người Mỹ đã tạo ra một hầm rác rất lớn, xa tất cả doanh trại, thời gian họ đóng tại CR, tất cả rác rến kể cả rác tươi, đồ phế thải... họ đều đổ xuống đó rồi rưới xăng lên đốt cháy. Khi rút về trước ngày Hiệp Định Paris có hiệu lực, họ lại bỏ thêm vào đó: bàn, ghế, tủ, giường, nệm, bị rách hư, bếp lò điện loại 4 vỉ̉ tròn, tủ lạnh, TV, radio, cassette..., vì các đồ này bên Mỹ đầy dẫy ngoài chợ họ không muốn phí nhiên liệu để chở về.
.
.
.
Nghĩa địa của đạo quân K-9 tại CR vì tử trận hoặc chết bịnh. Lúc rút đi, người Mỹ đã cuốn cờ theo
.
.
Nhờ tôi là SQ hạng bét nên được cho ở ngoài vòng rào trại KQSTT, sát bên khu gia binh, vì vậy được trông thấy từ tờ mờ sáng tinh sương, gia đình binh sĩ gồm đàn bà, trẻ vị thành niên, thanh niên trai gái mặc toàn quần áo cũ rách rưới, kéo nhau đi ầm ầm, lũ lượt trang bị cuốc xẻng đến đó chắt mót, tháo gở lấy đồng vụn hoặc những gì còn xài được. Lần đầu tiên trông thấy, tôi ngạc nhiên tự hỏi:” họ đi đâu mà đông dữ vậy?” Chiều tối, họ trở về từng đàn, tay cầm mỗi người một bao túi xách đồ thu nhặt được trong ngày, mặt mũi, tay chân, người ngợm đen thui vì than bụi giống như thợ mỏ than bên Âu Châu vào cuối Thế Kỷ 19 xong việc ra về. Tôi nghe họ kể, có người nhờ vậy đã trả hết nợ bài bạc. Khoảng tháng 6 năm 1978, lúc đọc trên báo ở Kuantan, Mã Lai đăng tin một dân biểu Mỹ tuyên bố:”Hầm rác của Mỹ có thể nuôi cả Âu Châu” đã bị cả Âu Châu phản đối kịch liệt, đòi ông phải xin lỗi, nhưng riêng tôi, nhớ lại cái hầm rác Mỹ này, tôi chỉ cười trong bụng nghĩ rằng ông ta có lý lắm.
.
.
Cô em gái của một binh-sĩ Quân-Tiếp-Vụ, gia đình gốc người Phan Rí, sau một kỳ đi đào rác về, biết được tôi hay nghe nhạc Mỹ nên có lòng tốt cho tôi mượn (chỉ cho mượn thôi chớ không cho vì cô biết tôi đã có người yêu) một băng cassette cô lượm được trong hầm rác. Để vào máy, tôi rùn mình khi còn nghe được rất tốt bản Reflection of my life của ban The Marmalade, 1972 :
.
The changing of sunlight to moonlight,
Reflections of my life...oh, how they fill my eyes.
The greetings of people in trouble,
Reflections of my life...oh, how they fill my eyes.
.
Một mình trong gian nhà trống, tiếng hát nhắc tôi vô tình nhớ lại đúng 12gi00 đêm 31/12/1971 rạng sáng 1/1/1972 , đưa người yêu cũ ra hàng hiên nhảy một mình với nàng khi một ban nhạc trẻ (tôi quên mất tên) mà người ca sĩ bị khuyết tật, vừa ngồi xe lăn vừa cầm guitar điện vừa hát bản này, trong lúc mọi người vẫn còn nhảy với nhau trong bal do bạn Võ-Minh-Cẫm KT65 mời, nhớ lại lúc ôm sát nàng vào lòng, nói với nhau những lời thề non hẹn biển...không ngờ tạo vật thay đổi, mặt trời rồi mặt trăng, hợp rồi lại tan, sinh viên trở thành lính, người hiền thành kẽ ác...Tôi nhớ rất kỹ bản nhạc này không phải vì lời lẽ triết lý của nó mà vì đó là bản nhạc Pop Mỹ cuối cùng tôi thuộc và đánh dấu cuộc đời sinh viên của tôi đã chấm dứt, rồi sau đó người Mỹ rút đi kéo theo Đài Phát Thanh của họ, còn tôi bắt đầu cuộc đời lính vô định, không còn phương tiện để nghe nửa.
.
.
.
tác giả đang nhẩy với người yêu đầu tiên lai Pháp ngoài hàng hiên, cô Marguerite Alexandre, 12/ 1963.
.
Ông lớn ăn thì mặc ông lớn, nhưng vợ con binh sĩ đi đào hầm rác cực nhọc, trong một nơi hết sức dơ bẩn, hôi hám và nguy hiểm vì sắt thép, đ̣inh ốc, dây kẽm gai...vừa bén, vừa nhọn tua tủa, cả ngày vét mót được vài kí-lô-gram đồng, ra đến Cổng, bị lính gác Cổng tịch thu, đây mới là điều đáng nói. Khi nghe cô em gái nói trên tức tưỡi kể lại:
.
- Em ra hầm rác từ sáng sớm, tối mò mới về, người đen vì than bụi, chắt mót được có vài kí lô đồng, qua hôm sau, ra đến Cổng, bị họ tịch thu hết ráo!
.
.
Nghe cô gái kể tôi muốn kêu Trời thật lớn, còn đâu là Công Bằng, còn đâu là Chân Lý nửa ! Từ nhỏ đến lớn, từ trong gia-đình cho tới trường học, bạn được dạy dỗ trong sạch, ngay thẳng, đâu là chính, đâu là tà, công bằng, lẽ phải..v..v..hôm nay vào đời, sa vào một môi trường người tốt và kẽ ác lẫn lộn, mặc dù người tốt không hiếm, ăn ở hiền lành nên không ai biết đến, kẽ ác tuy ít, luôn luôn nổi bật vởi những vụ tày đình và chính chúng là những kẽ rộng họng nhất và tôi xin nói rõ ràng ở đây để những tên rộng họng kia không chụp mũ tôi là nói xấu QĐVNCH, chính chế độ Dân Chủ Tự Do thật sự người dân mới được tố cáo các tội ác của cấp trên lẫn đồng nghiệp được cấp trên bao che và được nói lên Sự Thật về những bất công đó. Người làm giàu bất chánh ngày càng giàu thêm, người dân đen lam lũ cực nhọc nghèo vẫn cứ nghèo! Những loại người nói trên, tôi cho rằng đúng là những quái thai tinh thần như Steinbeck nghĩ.
.
Trở lại với Bất công tại Cổng Thiên Đàng
.
Tất cả các vụ này, từ vụ ông lớn bán PSP* đến vụ dân đen đi đào hầm rác Mỹ, tôi đều không thể đào đâu ra được bằng chứng, huống chi vụ dùng xăng QĐ để chở một mình vợ đi ngao du, bán xăng dầu để đi chơi bời, đánh bài, hút bạch phiến, du hí́... trong khi chiến trường cần xăng dầu để cứu viện, chuyển vận và tải thương..v..v..? Nên nhớ, bán đảo có khoảng 5 ngàn người, chỉ có vài chục người xấu không thể làm hoen ố cả tập thể QĐ, một thành phố lớn như New York, cũng đầy những vụ tham nhũng, tội ác..v..v.. vì con người là như vậy, chỉ có kẽ bị loạn óc mới nói cả dân NYC là tội phạm hay ngược lại, cả dân NYC đều là thiên thần, tuy nhiên có điều đáng nói khi ta va chạm với những kẽ đó, hay nhìn sự bất công ngay trước mắt mới là vấn đề! Chính những kẽ ăn trên ngồi trước và bè lũ tôi tớ của họ đã chà đạp lên phẩm giá và danh dự của người có học, khiến xảy ra những hành động phản kháng của những SQ còn có lương tâm.
.
.
Tôi giận cành hông, không thèm đôi co với y nửa, ra khỏi trạm, ngồi vô chỗ lái, đợi tất cả mọi người lên xe đầy đủ, tôi rú máy, vọt hết ga và nhắm ngay tên lính ĐPQ đang gác nơi Cổng 2 tông vào, y sợ hải xách súng chạy qua một bên, tôi mới lạng ra, liếc vào kiếng chiếu hậu, thấy y nhìn theo ngơ ngác, tay còn vịn cái nón sắt. Ông già “quản thủ thư viện Pháp” của tôi mặt vẫn còn đang xanh vì giận, nhưng không nói một lời như thể đồng ý với việc tôi làm. Ông cũng là một quân nhân, ông cũng là một người đàn ông, nhưng ông rất hiền lành, đã có người bạn trẻ của ông biễu lộ sự bực tức rồi. Vừa về đến nơi, để mọi người xuống xong, tôi nói với Th/Tá Ái:
.
- Thiếu Tá để tôi dẫn lính ra bắt mấy thằng ĐPQ này về cho một bài học mới được!
.
Trong QĐ không phải ai muốn dẫn lính trang bị súng ống đi đâu thì đi, theo cách nghĩ dại khờ của tôi lúc đó: lính tráng trong đơn vị rất thích tôi (do đó cấp trên tôi mới ghen tức đi báo cáo với CHT là tôi đi nhậu nhẹt với họ), thứ hai vì danh dự của Binh Chủng, họ chắc chắn theo tôi làm việc này vì chính họ và gia đình của họ bị lính ĐPQ đối xử bất công từ lâu tại Cổng này và tôi có thể làm được dễ dàng vì đã được huấn luyện kỷ ở trường Bộ Binh để chỉ huy 1 Trung đội.
.
- Thôi anh Q., tha cho họ đi, bao nhiêu đó đủ rồi. Không cần phải làm lớn chuyện.
.
Lúc này, quá giận tôi không nghĩ đến trên chuyến bay đi quá giang từ Sài-Gòn ra phi trường Phù Cát, Qui Nhơn rồi giải tù trở vô Nha Trang*, nhìn trong đám tù quân nhân, được áp tải về để xử ở Toà Án QS Nha Trang, có một Th/Uý trẻ, đeo kính cận, cổ áo lật lên để khó thấy cấp bậc của mình, tay bị còng chung với một túi đựng tang vật là một khẩu súng M-16 sét ngầm vì lâu ngày không được lau chùi cẩn thận, người Th/Uý này chắc chắn mang tội sát nhân rồi, nhưng anh ta đã giết ai? Bị cấp trên hà hiếp một cách uất ức, hay vì tố cáo cấp trên tham nhũng, bị đì, bị đối xử bất công hay đi ăn cướp dân chúng ? Người này còn quá trẻ và có vẻ trí thức, không thể đi ăn cướp được!
.
Tại Vùng II Ch.Th. này, các vụ tham nhũng và bất công rất nhiều, nhưng vụ nổi tiếng nhất ai ai cũng chưa quên là vụ Đại Úy bác sĩ Hà-Thúc-Nhơn “nổi loạn” tại Quân Y Viện Nha Trang cách đó 4 năm, ông tố cáo cấp trên không được vì Ban Chỉ Huy lấy tiền ăn của thương bệnh binh để nuôi heo mà ai cũng biết có một ông Tướng ở phía sau lưng, ông mở kho súng phân phát cho thương bệnh binh rồi tử thủ tại BV này. Quân Trấn Trưởng với sự ưng thuận của Tướng TTL Vùng, đã ra lệnh cho bộ binh, xe tăng, kể cả máy bay chiến đấu bay vòng vòng trên không yễm trợ, tấn công vào hạ sát Đ/Úy Hà-Thúc-Nhơn rồi bắt giữ hết tất cả thương bệnh binh “nổi loạn”. Vụ này làm chấn động cả nước, làm tất cả học sinh sinh viên đều căm phẩn trong đó có tôi và có rất đông học sinh tại Nha Trang nhỏ lệ trong đó có nàng TLN của tôi còn khóc thương nhiều hơn, vì chính B/S HTNhơn đã trị ung thư bao tử cho mẹ của nàng vào năm trước đó mặc dù không thành công*, bà đã bị nặng lắm rồi trước khi đưa sang cho ông, nhưng nàng đã lẽo đẽo chạy theo ông níu áo cố năn nỉ:
.
- Bác sĩ làm ơn cứu mẹ cháu ! Bác sĩ làm ơn cứu dùm mẹ cháu nghe bác sĩ !
.
Ông quay lại, vừa đá một phát vào mông bé TLN, vừa cười hề hề:
- Con bé này cứ lãi nhãi mãi, nghe nhức cả đầu.
.
Vì ông là bạn điều khiển tướng sĩ pháo mã với cha của nàng, tôi phải nói ngay rằng cha nàng nguyên là Chủ tịch Hội Cờ Tướng Nha Trang nên thỉnh thoảng Đ/Úy HTNhơn có ghé đến nhà đấu vài ván với ông, do đó khi Đ/Úy Nhơn bị hạ sát, nàng còn khóc nhiều hơn các bạn khác. Giờ đây 4 năm sau, nàng yêu một thằng SV năm thứ 6 KT chưa tốt nghiệp ra đến đơn vị, lúc đầu vì những thành tích ngoại hạng nên chưa bị cấp trên đì, càng lâu về sau, thằng SV này bị đày ải bằng đủ mọi cách: dẫn lính KQSTT ra dàn chào Tướng Nguyễn-Văn-Toàn TTL Vùng II chiến thuật, nhân dịp Bộ Chỉ Huy 5 Tiếp Vận khánh thành Trung-Tâm An Dưỡng QĐ ở Nha Trang, nhờ vụ đày này tôi được “hân hạnh” đối diện với người Tướng Tư Lệnh mập như con heo hầm nổi tiếng tham nhũng tại Nha-Trang, dẫn lính ra Cổng dàn chào Đ/Tá Mai, cũng một ông mập khác nhưng không bằng ông Tướng, khi ông này đến thăm Sở, dẫn lính ra bãi bắn nắng chang chang cả ngày để tập tác xạ lại cho họ, đi công tác cho hồ sơ Sửa chửa Quân Y Viện Đoàn-Mạnh-Hoạch tại Phan-Thiết, cách CR 240km, một thân một mình với ông tài xế dân sự già…
.
Thằng SVKT này sau khi được huấn luyện làm Sĩ Quan tại Trường Bộ Binh Thủ Đức đã trở thành một thằng người máy (robot) chấp hành mọi mệnh lệnh cấp trên không khiếu nại, không thắc mắc tại sao lại là mình ? Trong khi đó, các vị SQ khác quanh năm chỉ quanh quẩn trong bán đảo, đi công tác xa nhất của “vị” trưởng Ban của tôi là Nha-Trang và một đôi lần đi “công tác” tại thị xã Phan-Rang, cũng là một phương cách trá hình dẫn vợ về thăm nhà là tiệm sách Quảng Thuận tại đây. Vì lý do không dám đi xa nên lúc nào họ cũng tưởng Quốc Lộ 1 nguy hiểm đầy mô và mìn bẩy, nhất là đoạn gần Phan Thiết giáp Tỉnh Lộ 8 là nơi bất ổn từ 1964 đến 1968 là một nơi ở cạnh khu “tam giác sắt” trứ danh của V.C., Mũi Dinh là một nơi an ninh nổi tiếng, mặc quân phục đi bộ vô một mình cũng chả sao, đối với trí tưởng tượng của một vị anh hùng rơm cũng trở thành một khu “tam giác sắt” phải nhờ PCF chở đến đậu ngoài khơi rồi lội vào dù không biết bơi ! Nhờ về phép thi nhiều lần, di chuyển trên đoạn QL 1 này hoàn toàn an ninh nên nó lại tuân lệnh đi một cách vui vẻ*, chẳng hề sợ con ma nào cả. Vì công tác tại Phan-Thiết nên tên Th/Úy SVKT này phải đến liên lạc với Chi Khu TT Phan-Thiết, tối ngủ lại tại đây rồi lại nhậu rượu “Con Chó Chồm”theo lời mời của ông già tài xế và lính tráng tại đây. Chiều hôm đó, sau khi làm việc ở QYV về, tên Th/Úy SV năm thứ 6 KT chưa kịp bước vô, còn đứng cạnh xe, bị Ông Tr/Úy tại Chi Khu, cán sự KT, anh của NVMTrí KT65 và NVMTâm KT66 (q.c.)* bắt nạt, ông đứng trên tam cấp, một tay xọc vô túi quần, một tay chỉ vào chiếc xe Jeep của Sở tôi ra lệnh:
.
- Anh phải đưa chìa khóa xe này cho tui.
.
Phải chi ông Tr/Úy này mượn xe tôi một cách lịch sự, chắc tôi đã cho ông mượn xe đi lấy le với mấy em tối đó, nhưng vì thái độ hống hách của ông gặp một loại d’Artagnan hay Lệnh-Hồ-Xung rồi nên câu trả lời của nó là:
.
- Xin lỗi Trung Úy chớ, xe này là xe của KQSTT Nha-Trang do tôi lãnh đi công tác, chính tôi chịu trách nhiệm, nếu Quân Cảnh hỏi, trên Sự Vụ Lệnh không có tên Tr/Úy thì tôi bị ốp sao ?
.
Thằng Th/Úy quèn này để xe yên trong sân cả đêm và ngồi nhậu say mèm tại nhà một người lính ở sân sau đến 3giờ sáng với nhân viên của Th/Tá Hồng, trưởng Chi Khu, người nói chuyện lúc nào hai hàm răng cũng nghiến rít lại! Tôi cũng chẳng thèm để ý, tối đó, ông Tr/Úy phách lối này đi bộ hay đi xe đạp ra gặp đào ngoài thị xã !
Trong 2 năm tại CR thằng SVKT ngu si này đã tham gia vào nhiều vụ tình nguyện do BCH 5 TV tổ chức: tham dự giải bơi 300m tại vịnh CR, 3 lần hiến máu tại Nha-Trang với các SQ và công chức khác..v..v...và là SQ duy nhất của phòng Kỹ Thuật đã làm những việc đó. Nó không thể ngờ rằng, nhờ các vụ hiến máu này đã cứu nó về sau đó.
.
Ra khỏi Cổng Thiên Đàng
.
Người lính ĐPQ đeo khẩu M-16 kè kè bên hông tiến đến xe dọn nhà của tôi. Tôi lập tức nhảy xuống khỏi xe, rút vội giấy Sự Vụ Lệnh cầm trong tay, đi vòng qua bên trái cố ý đưa tờ giấy cho các người lính khác trông thấy tôi đang có giấy tờ hợp pháp. Ngưới lính này đến phía bửng xe phía sau đang mở, leo lên, tôi cũng leo lên theo nhanh như chớp, y đang mở miệng:
.
- Mấy món này, Thiếu Úy có giấ..y.._ tôi lập tức dúi ngay vào tay của y một tờ giấy bạc 500$.
.
- Anh giữ lấy uống cà phê_Tôi không bao giờ quên lần hối lộ lần đầu tiên trong đời này. Người lính cầm lấy tờ giấy bạc vừa đút vội vào túi vừa trách:
.
- Mấy ông lúc nào cũng vậy, làm sao làm việc gì được...
.
Tôi nghe kỷ lắm, mấy ông lúc nào cũng vậy, có nghĩa là việc này xảy ra thường xuyên và đều do các quan lớn làm và làm sao làm việc có nghĩa là Đại Đội ĐPQ này đã thường xuyên làm như vậy, họ muốn làm tròn nhiệm vụ nhưng tại vì các ông cứ cho tiền, đời lính ngèo lắm, cho tiền không thể từ chối được! Người trưởng toán ĐPQ đang ở xe trước mặt hỏi người lính xét xe tôi vừa mới bước xuống đất:
.
- Sao, xe của mày xong chưa ?
.
- Rồi, đầy đủ giấy tờ rồi._y khoác tay ra hiệu cho xe qua
.
Người lính Quân Vận lái xe của tôi đóng bửng lại, leo lên chỗ ngồi lái, tôi cũng leo lên cabine ngay, anh cho xe chạy tới, từ từ theo đoàn xe tiến ra khỏi Cổng, tôi nghĩ: ”mình ăn của Cam Ranh 500, bây giờ trả lại 500, vậy là huề rồi, không ai nợ ai”. Chiếc xe GMC chậm chậm chờ vài chiếc xe sau tiến đến nhập vào hàng, cả đoàn xe ra đến Quốc Lộ 1, rẽ sang trái rồi trực chỉ Sài Gòn. Vịnh Cam Ranh và bán đảo vẫn còn thấp thoáng sau các hàng dừa và rải rác nhà cửa, lùm cây phía tay trái, không biết bao giờ tôi mới được gặp lại cái nơi quen thuộc chứa đầy ắp kỹ niệm trong hai năm qua, hai trong những năm tươi đẹp nhất của đời tôi. Tôi nhìn mãi không chán suốt 20 cây số dài còn lại của bán đảo, đến ngang khoảng đảo Bình Ba, là một cái nút chận sóng gió thiên nhiên của Vịnh Cam Ranh, tôi hết còn được nhìn thấy cái Vườn Điạ Đàng của tôi nữa.
.
.
.
đảo Bình Ba nút chắn Vịnh Cam Ranh
.
Hết Kỳ 1, xin xem tiếp Kỳ 2: Về đến Sài-Gòn
.
.
chú thích:
.
* Thượng–sĩ Chương: đã nói đến trong Bạn KT CR - kỳ 6
* Binh Pháp Tôn Tử: bao vây quân địch nên chừa một lối thoát cho chúng, địch cùng khốn thì không nên quá bức bách chúng.
* “căn cứ bỏ hoang của Mỹ”: nguyên văn của Phạm Huấn trong quyển “Cuộc triệt thoái cao nguyên 1975”
* Tướng Nguyễn-Văn-Toàn ra lệnh chở chiếc ghế mở ra thành giường của Toà Nhà Trắng ở CR về nhà ông. Đã nói v/v này trong HK Bạn KT CR – kỳ 4.
* đài kiễm soát không lưu: có nhiệm vụ cho biết vị trí của máy bay và chọn hành lang cho máy bay đáp. Ngày 14/3/1975,( lúc này tôi đã rời xa CR được đúng 2 tháng ½) khi chiếc “Air Force 1”chở T.T. Nguyễn-Văn-Thiệu, Thủ Tướng và các Tướng Lãnh đáp xuống phi trường này như 1 người mù và khi phái đoàn đến đây vì không còn cầu thang cao để lên xuống, người ta phải đem đến 1 chiếc xe Jeep để từ T.T. đến các Tướng đều phải” tụt” xuống bằng “đít” để bước lên mui xe. (Nguyên văn trích từ: “Cuộc triệt thoái cao nguyên 1975” của Phạm Huấn, trang 69 )
* PSP: Pierce Steel Plank
* Phi cơ chở tù từ Phù Cát trở về Nha-Trang, đã nói đến trong HK Bạn KT CR – kỳ 8ter
* 1969, VN chưa có cách trị ung thư bằng Xạ trị và Hoá trị, thời đó chỉ có cách mổ ra cắt bỏ.
* Di chuyển an toàn trên QL 1: xin xem lại HK Bạn KT CR – kỳ 3
* Tr/Úy Nguyễn-Văn-Minh-Thành ? Chi Khu TT Phan-Thiết 73-74, đã nói đến trong HK Bạn KT CR – kỳ 9
.
by lamcongquyen
.
No comments:
Post a Comment