copy of tmddesign old multiply blog

Pageviews

Wednesday, September 30, 2009

hình ảnh bạn bè kiến trúc ở Montreal, Canada, do anh Lâm công Quyền KT65 gửi đến . by lamcongquyen

.


.
.

.
z-lcq-56.jpg picture by tddesign
.54
.
z-lcq-55.jpg picture by tddesign
.55
.
z-lcq-nvn.jpg picture by tddesign
. 58
.


Minh Bò và các bạn già KT thân mến,

Cám ơn mày đã báo cho biết tin tức về bịnh tình của TVTiếu, thật là tội. Hiện NVNghi ở đây cũng chịu đựng Xạ trị và Hoá trị nên cũng bị những phản ứng y hệt, cũng đau cổ, thều thào, không ăn được vậy mà cách đây mấy hơn 1 tuần, nhân vợ chồng NTThức bên Mỹ qua thăm, cũng đến nhà tao chia vui với anh em, không ăn, khâng uống gì, chỉ đem theo nước trái cây để uống. Nó nói bây giờ thì đở lắm rồi.

Cách đây mấy năm, em gái tao cũng bị ung thư ngực, cũng trị như vậy, rụng hết tóc nhưng nay đã ra lại rồi và may thay lành bệnh cho tới nay. Khi tao nghe người nhà TVTiếu quyết định chuyển qua Đông y thì tao thấy không được rồi vì theo tao từ hồi nào tới giờ ai cũng biết Đông y không trị được ung thư, có cách nào khuyên nó cứ tiếp tục chửa trị theo Tây Y vì nhiều hy vọng hơn tuy coi thật thảm.

Chuyển lời dùm tao cầu mong nó trị lành bệnh để đọc tới đoạn HK tao đi công tác QH với nó dưới Rạch Giá năm 1977 (còn hơi lâu vì vừa rồi, tao mới viết tới đoạn về đến Tháp Chàm cuối năm 1974)

Tiện đây gởi mày và anh chị em KT xem vài hình ảnh của vài đứa ở Montréal, nhừt là Nghi sau khi qua khỏi giai đoạn hiểm nghèo. 
 
ghi chú:
          
 
H. 54: hàng đứng, 2 vợ chồng Thức, Quyền, Hạnh. Ngồi: Nghi, bà xã của Quyền
H. 55: hàng đứng: 2 vợ chồng Tô-thị-Công (em Tô-Minh-Kiêm KT70)+Soạn, Hạnh, 2 vợ chồng Quyền
H. 58: Tr/Tướng Nguyễn-Vĩnh-Nghi

Chào Minh và tất cả,

LCQuyền
.
.
tmd bàn: công nhận mấy đàn anh này tướng tá, bụng thiệt là thon thả, rất là hay ... thời buổi này ít có ai mà bụng nhỏ, nhỏ hơn mấy ông ăn nhậu ở bên VN ... khâm phục. Cầu mong hai anh Trần Văn Tiếu ở VN, và anh Nghi ở Canada, mau được bình phục.
.

Tuesday, September 29, 2009

trung tâm trình diễn nghệ thuật . performing arts center . trường phái tình tự dân tộc . VN folk style . by duongtiden

.
.

.
z-td-vn-parts-center-cl.jpg picture by tddesign
.
kết hợp với những mái mang tượng hình những cái rổ, bên trong gồm nhiều khu, phòng trình diễn với số lượng khán giả khác nhau.
.

z-td-vn-parts-center.jpg picture by tddesign
.

.

Monday, September 28, 2009

y phục với đường nét cổ truyền VN . by duongtiden


.
.
.
Hôm nay phác họa một thứ khác, y phục thoải mái vời đường nét cổ truyền VN, dựa trên cái áo bà ba, của nhân gian từ bao trăm năm nay. Cổ áo trơn, thỏai mái, không tốn vải, không phải ủi cho ngay nếp. Cổ áo là nơi dơ nhất khi mặc, đượm mồ hôi và cáu ghét bụi gây ra, khó giặt. Ngoài ra cổ áo không có công dụng gì hết ở cái xứ nóng nhiệt đới này. Muốn cầu kỳ trang trọng hơn, thì thêm cổ đứng thấp.
Hai tà áo cắt xẻ bên hông cho hơi gió thông thoáng dễ vào, thoát ra lằn vải lưới may ở dưới hai nách. Túi trong, túi ngoài cho các công dụng khác nhau và an toàn để giấy tờ.
Từ nhiều năm, tôi hay nghĩ đến tại sao, người VN chúng ta, nhất là nam nhi, không có những y phục riêng mang biểu tượng dân tộc khi cần trang trọng, thoải mái thích hợp với môi trường sống, giản dị như cái áo bà ba từ ngàn xưa, mà cứ phải ôm, bắt chước  lấy cái áo sơ mi của thực dân bỏ lại. Không có gì xấu với cái áo sơ mi đó, nhưng không thoải mái lắm cho xứ nhiệt đới nóng nực, khi cái cổ áo nhăn nheo không ủi thì coi mất mỹ thuật, và cái cổ áo thường mòn rách ra vì bị gập ngược ttrước khi cái áo bị rách. Với lại người VN cứ phải đi theo sau thu nhận những kiểu cách của da trắng, coi như những tên nô lệ văn hóa, không có cái gì đáng coi như có gía trị của riêng mình, coi như thuộc hàng dân tộc thấp hèn thứ hai bắt chước được da trắng dẫn dắt dậy cho mặc đồ, chẳng lẽ trước khi bị da trắng cai trị, dân VN ở truồng không có quần áo mặc, nên bắt chước da trắng kỹ qúa vậy ... !!!
Năm ngóai, nhìn lễ khai mạc Olympic ở Bắc Kinh, tôi thấy thương hại cái thằng tổng thống của cái xứ lạ nằm trên đầu xứ VC, president HU BAO xứ này, trời hè nóng chang chang, khoác ngay bộ complé cà vạt nóng chẩy mỡ, ngứa cái cổ, khò khè không thở nổi, phía dưới bàn phải chạy cái máy lạnh nhỏ loại di chuyển được. Trong khi xứ Trung Hoa ngàn năm văn hiến, không có được y phục thoải mái mùa hè, để khai mạc cho hội thể thao trẻ trung, mà phải khoác lên người bộ quần áo ngoại lai văn hóa thực dân, thể thao cũng có bộ đó, lễ nghi cũng y chang như vậy ... mà không biết mắc cở ..
Người Hồi Giáo có y phục riêng, Phi cũng có cái áo sơ mi riêng, Ấn Độ cũng vậy .. họ mặc khi có lễ nghi trang trọng coi thật đẹp, nam nhi cũng nên có thêm y phục hiện đại với đường nét riêng của dân tộc VN, như cái áo dài, áo bà ba của phụ nữ.
.

.
z-td-vnaobaba-1.jpg picture by tddesign
.

.
by duongtiden
.

Sunday, September 27, 2009

Hình Kiến Trúc VN ở California họp mặt cuối tuần, Stanton, Nam Cali

.
.

.

.
Cuối tuần rồi, KTVN tại California đã họp nhau lại ở thành phố Stanton, Bắc và Nam gặp gỡ để thăm hỏi và bàn tiếp chuyện chung sức tổ chức Đại Hội Kiến Trúc VN, lần 5, tại San Jose vào tháng 6 năm tới, 2010. Cám ơn tấm hình, do anh NnPhi KT70, chia xẻ.
..

z-Pre-DHKT5-01.jpg picture by tddesign
.
.
nhớ vào đây:
http://dhkt5sj.blogspot.com/
theo dõi chi tiết của Đại Hội.
.
by duongtiden
.

Saturday, September 26, 2009

Loạt bài Kiến Trúc . Cục Công Binh của anh Lâm công Quyền KT65 . bài thứ 2 tiếp theo . by lamcongquyen

.
.

                                              anh chị Lâm công Quyền, Montreal, Canada
.

Bạn KT- Cục Công Binh, về đến Sài Gòn (kỳ2)
 
.
 


Viết tặng bạn Bùi-Nhật-Hanh KT65, các bậc đàn anh SQ HLV trường Công Binh Bình Dương, Hồ-Hữu-Thành, Đỗ-Hữu-Nam, Nguyễn-Chánh-Thiện, Vũ-Lập,  các anh đã làm việc tại CCB Trần-Quang-Nhật-Huân KT63, Ngô-Đình-Kha KT63, Nguyễn-Văn-Thọ (Thọ điếc) KT60?, các bạn Đỗ-Duy-Tùng KT64, Trương-Công-Tâm KT65, Nguyễn-Hữu-Tấn KT65, Nguyễn-Văn-Nghi KT66, Phạm-Việt-Cường KT66, ,  Nguyễn-Hoàng-Phố KT69...và  tất cả bạn già KT.
 
.


Đoàn xe chạy đều về hướng Nam, cảnh vật vẫn như trong vòng hai năm tôi di chuyển trên QL1 nên không còn để ý đến nửa, tâm tư bắt đầu suy nghĩ đến những việc đã qua và những việc sắp đến đang đón chờ mình.
.
 


Hôm nay là ngày cuối năm, chỉ còn hai tháng đúng nữa tôi sẽ “lên” 30 tuổi. tuổi hai mươi mấy thấy vẫn còn trẻ, lên đến ba mươi, tôi có cảm giác bắt đầu già rồi. Trái lại với lúc ngồi trên xe ra Cam Ranh hoặc Nha Trang, lúc nào cũng ngủ say sưa vì nhiều ngày không được ngủ, chuyến về Sài-Gòn, lúc nào cũng tỉnh queo nên suy nghĩ mông lung. Sắp ba mươi rồi mà cuộc đời chẳng có gì, không vợ, không con, không bằng tốt nghiệp cũng chẳng làm được gì cho gia-đình, xã hội, nước non. Năm 18 tuổi lập ban nhạc rock lúc Sài Gòn chỉ có vài ba ban, vì lời hứa với ông thân, phải lo thi Tú Tài II nên giải tán, đậu xong TT, vừa học Đại Học lại thi vào học Thoại Kịch (Dramatic Art) cũng chỉ vì ảnh hưởng của cái lò kịch nghệ Actor’s Studio của Mỹ với các tài tử Marlon Brando, Montgomery Clift và James Dean! Lẽ dỉ nhiên ông già càng ghét hơn!
.


Quá khứ
.
 


Thật ra tôi đã đóng kịch từ các lớp tiểu học, cuối năm lớp nhứt 1956, đạo diễn và thủ vai chánh vở ” Cái radio của tôi”, năm sau, được cô giáo lớp Tiếp Liên chọn đóng vai Lê Lai, trong khi Nguyễn-Ngọc-Điệp KT66 vai Lê Lợi, cùng trong lớp này còn có Hoàng-Thỉ-Thạch KT66 và Hoàng-Thị-Thanh-Xuân (không có bà con với HTThạch), em ruột của HĐThưởng KT65 (q.c.), vì Điệp mặt mày rất oai nghi với cặp chân mày như chổi xể, nhưng sau khi tập vài lần cô giáo đã đổi lại vì giọng nói rõ và mạnh công thêm diễn xuất của tôi khá hơn. Tôi nhớ mãi, ngày lễ cuối năm học, trường sắp cho một cô giáo trẻ đẹp trang điểm cho vai Lê Lợi, cô bắc ghế ngồi ngay trước mặt “vua”đang mặc áo cẩm bào màu vàng, vén vạt áo dài của cô qua một bên, bẹt hai chân ra và ngồi sát vào để vẽ mặt cho Lê Lợi. Hai đầu gối của vua LL chạm vào hai bắp đùi non của cô, cô không biết được đây là lần đụng chạm nam nữ đầu tiên của “vua” nên “vua” bị xúc động mãnh liệt, xin độc giả thông cảm lúc ấy tôi không có tà ý gì, đó chỉ là phản ứng tự nhiên của con người. Thời đó tôi cũng không có mặc slip nên không kềm chế được và ước mong giây phút đê mê này kéo dài vô tận, đến khi làm xong, cô giáo đứng lên đi để “vua” ngồi lại không dám đứng lên và tiếc ngẫn tiếc ngơ!  
.
.
z-LCQ_64.jpg picture by tddesign
.
chính vì bức ảnh chụp tại Đà Lạt năm 1964 này làm chị và em tôi trêu là "bắt chước" James Dean
.
.
 


Tánh con người thật khác nhau quá đổi, mỗi người một cá tính do ảnh hưởng gia-đình (giáo dục và di truyền), trường học, bạn bè, xã hội, ngoài ra còn sách vở, báo chí, điện ảnh và tuỳ cách hấp thụ của từng người trước những yếu tố đó, con người lại khác nhau thêm. Nếu nói tôi bị ảnh hưởng nhân vật trong sách vở, người đọc đoán ra rồi, đó là d’Artagnan trong Les Trois Mousquetaires của Alexandre Dumas và mới hơn, Lệnh-Hồ-Xung trong Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung với tánh ương ngạnh, thích binh vực người cô thế và có thể nhậu rượu với bất cứ ai, còn do ảnh hưởng ciné, thời các năm 50, 60, kể cả hiện nay, rất đông người bắt chước James Dean kể cả Lý-Tiểu-Long! Cũng vì con đường kịch nghệ song song với kiến trúc này đã làm tôi mất thì giờ đáng lẽ phải bon chen trong trường. dù con đường kịch nghệ có hơi giống các tài tử ciné Mỹ, thủ các vai nhỏ trong các chương trình TV, các vai phụ cho ciné, xong đến các vai chánh trong những chương trình TV với sự chứng kiến và tham gia của các vai phụ của Minh Bò KT65, Sơn Ốm KT66 và Hùng Điên KT66, rốt cuộc cũng chẳng đưa đến đâu. Và cũng giống như đạo diễn bên Mỹ, người đạo diễn VN sau khi xem mấy show này đã vô Trung Tâm Đắc Lộ* tìm tôi mời thủ vai chánh cho một phim mới sắp quay, ở đó trả lời là:”Rất tiếc, anh ấy đã nhập ngũ rồi !” Kết luận, mặc dù hết sức say mê và đã hết mình trong bất cứ ngành nào, hát rock trước hàng ngàn khán giả, cả triệu người xem TV...cái định mệnh oái oăm khiến cho tôi không đạt được bất cứ mục đích nào và cũng chẳng ai biết mình là ai cả, kể cả đứa em gái ở Canada, nói nó chẳng tin, trả lời:”Có thiệt không đó?”!
 
.
 


Cuối năm 1971, hạn hoản dịch sắp hết, các bạn cùng lớp 65 lo “chạy” khắp nơi. Không kể Trần-Ngọc-Toàn chạy sang đến tận Bỉ sau khi trình đồ án tốt nghiệp, gần như tất cả đều ghi tên làm cho Bộ Canh Nông và tôi cũng không đến nổi ngu lắm, hỏi thăm Hoàng-Đình-Thưởng (q.c.), nó đã chỉ nộp đơn chỗ nào, cho ai..v..v..Về nhà nắn nót một tờ đơn xin việc với những lời lẽ lịch sự nhất, mặc đồ sạch sẻ, quần xanh đậm, áo sơ-mi trắng, đem đơn ra Tổng Nha Điền Địa đường Hai-Bà-Trưng, sau lưng Tổng Nha Bưu Điện, vào nói với cô thơ ký trẻ đẹp xin gặp ông Tổng-Giám-Đốc, 30 giây sau cô ta trở ra nói với tôi rất lịch sự:
.

- Xin anh cảm phiền, ông Tổng-Giám-Đốc hôm nay mắc bận đi họp, mời anh trở lại ngày mốt lúc 10giờ...
.

Vốn không thích làm công chức, cộng với bãn tánh ngang ngược, dại khờ, vừa đi ra xe vừa nghĩ:
“Mẹ họ, ỷ làm lớn, muốn gặp không được, chẳng thà đi lính phức cho rồi !”_ngồi lên chiếc Suzuki M12, vọt đi thật nhanh trở ngược lại Phú Nhuận, trong đầu đã chọn quyết định. Vì vậy, đã đợi đúng ngày 22/2/1972 xách khăn gói đi trình diện nhập ngũ. Bây giờ ghĩ lại cái dại khờ của mình, người ta là ông lớn, mình là một thằng hèn, không kèn không trống tự nhiên đến đòi gặp, thật là vô lý!
.
 


Ngoài đời không thành công, ngược lại, Quân Đội đã cho tôi đạt mục đích hết sức dễ dàng, sau 6 tháng thụ huấn tại trường Bộ Binh Thủ Đức, tôi đã đậu lên chức Chuẩn Úy, vì các bạn cùng lớp đã “chạy” hết nên khóa 5/71 chỉ có 1 mình tôi là KT!  Sáu tháng sau đó thụ huấn khóa 2/72 SQ Căn Bãn Công Binh tại trường CB Bình Dương, cùng khóa có Tr/Úy Nguyễn-Thành-Liêm là người đã từng có học qua năm thứ nhất KT nên vì “phe đảng”, anh đã sắp tôi làm thơ-ký khóa. Ngoài anh ra, trường Công Binh có rất nhiều đàn anh là SQ cán bộ tại đây: Các anh  Hồ-Hữu-Thành KT61, Đỗ-Hữu-Nam KT61, Nguyễn-Chánh-Thiện KT63, Vũ-Lập KT63 trước đây thường hay gặp ở trường. Tưởng cũng nên nói đến Tr/Úy Hổ, không phải dân KT ta, là một HLV về mìn bẩy vô cùng giỏi, ông sưu tập ngoài tài liệu của Mỹ, của phe XHCN, tất cả những gì về mìn bẩy để đọc thêm. Ngược lại tôi rất thờ ơ về bộ môn này để rồi sau đó hối tiếc và thầm cám ơn Tr/Úy Hổ đã cứu mạng mình trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt.
.
 


Anh HHThành, người thật đen, tánh thật hiền, lúc nào cũng cười chúm chím, thường hay gặp trong xóm vì anh có bà con với Nguyễn-Tấn-Cang KT65 ở gần nhà tôi. Nguyễn-Chánh-Thiện KT63 người cao trán cũng cao, ốm , môi dưới trề ra và tôi là hai tên SVKT đáp lời mời của Trần-Kim-Trúc* tự Trúc Dâm KT64, da ngâm đen và đặc điễm của anh là móm xọm, dẫn đào đến nhà anh ở Chợ Lớn tham dự bal cuối năm. Tôi vẫn còn nhớ, lúc ba cặp đang du dương trong một bản slow mùi, đứa con nhỏ tí của vợ chồng Trúc đến níu chân mẹ nó nên Trúc bế nó lên nhảy luôn. Tôi không biết được, Thiện phu nhân ngày hôm nay có phải là người đẹp con chủ tiệm giày ở đường Võ-Di-Nguy, Phú Nhuận ngày đó không? Còn anh Vũ Lập, người trắng trẻo, không cao lắm, lúc nào mặt cũng khó đăm đăm nên tôi không dám bắt chuyện với anh. Tôi không nhớ nỗi anh ĐHNam, ngừng nghĩ ngợi vì:

À, xe đang vào địa phận thị xã Phan Rang...
.


Tháp Chàm
.
.


Xe vừa lướt qua ngã ba vô thành phố Phan Rang, sắp đến ngã ba QL1 và Lộ 27 phía bên phải, đường lên Đà Lạt qua ngã đèo Ngoạn Mục. Từ xa tôi đã nhìn thấy cái tháp Chàm này ngự trị trên đỉnh một ngọn đồi, nỗi bật trong cảnh trí thiên nhiên, tháp Chàm gồm một tháp chánh lớn nhất và hai tháp nhỏ bao quanh tất cả đều xây bằng gạch đỏ, gợi nhớ một kỹ niệm không lâu trước đó.
.
.
 
z-LCQ_71.jpg picture by tddesign
.
tác giả tại tháp Po Nagar, Nha Trang tháng 6/1970, ảnh này và ảnh trên đều do ông thân chụp.
.




Vào giữa năm 1967, nhân lúc tìm tài liệu trong thư viện của trường để làm bài a-na-lô thứ 3, hai bài trước đó thuộc về KTVN: bài thứ nhất: Bìa sách Kiến Trúc Cổ Điễn VN, bài thứ nhì: Một sân trong, bài kỳ này là So sánh kiễu thức (ordre) cột cổ điễn tây phương, tôi trông thấy ở dãy tủ sách áp chót, hướng về sân sau, hai quyển sách dày cộm phủ đầy bụi của KTS Pháp Henri Parmentier  (tốt nghiệp từ l’École des Beaux-Arts của Paris) nói về KT Chàm, tò mò, bắt đầu đọc ngay tại thư viện một cách thích thú vì quan niệm nền văn minh Chàm có ngay tại trên nước mình mà chẳng có thầy nào dạy, a-na-lô không có, các bài học trong Lịch Sử KT, từ gs Pinaud lẫn gs Nhạc, đều không nói đến, các thầy dạy lịch sử KT của các nước xa xôi, của vùng Trung Đông như nền văn minh Mésopotamie có nghĩa là cái xứ nằm giữa hai con sông, sông Le Tigre và Euphrate (nay là Iran), rồi lại phải calque mấy cái lâu đài Pháp trong sách in nhỏ xíu muốn đui con mắt. KT Chàm tuyệt nhiên không! Tại sao họ xây các tháp khắp nơi? Kỹ thuật xây ra sao? Xây để làm gì?
.
 


Tôi đọc làm nhiều lần tại thư viện trường và dù thời gian có trôi qua, vẫn nhớ được các điểm chánh yếu sau:
.

- Tên của người KTS-khảo-cổ-gia làm việc cho Viện Viễn Đông Bác Cổ (École francaise d’Extrême – Orient), rất có công đối với VN này.
- Trong chương nghiên cứu về KT các tháp Chàm, ông chữi thậm tệ, gọi là “ngu xuẫn” tất cả các KTS nào nghe theo lời đồn của người địa phương, tất cả đều là người Việt, nói rằng người Chàm sắp gạch non (chưa nung) thành tháp rồi nung cả tháp, ông nói:
+ Không thể nào sắp gạch non thành một cái tháp cao khoảng 19, 20 mét được. Đất sét chưa nung rất mềm, sắp lên nó sẽ tự sụm hết.
+ Không thể nung một tòa nhà một lúc được vì với khối lượng lớn, đất sét chỉ chín phía ngoài và còn sống phía trong.
- Ông đã kiễm chứng tất cả các tháp Chàm khắp nơi ở VN, tất cả gạch để xây tháp là gạch đã được nung trước rồi xây sau vì vậy tất cả gạch đều chín đều cả viên *
- Gạch được xây bằng một loại keo đặc biệt *
- Chính Henri Parmentier là KTS lập nên Viện Bão Tàng Chàm tại Đà Nẵng, trùng tu các tháp Po Nagar* hay Tháp Bà, Nha Trang và Tháp Poklong Garai* hay Tháp Chàm, Phan Rang.
.


Hè 1970, đi với ông thân ra Nha Trang, tôi đã đến kiễm chứng ngay tại Tháp Bà, Nha Trang và thấy KTS Parmentier nói rất đúng. Tuần đầu tháng Giêng năm 1971, có dịp viếng thăm Viện Bão Tàng Chàm tại Đà Nẵng, tôi rất thất vọng vì chỉ được trông thấy các tượng chạm trên đá, đa số khá lớn và không có mô hình hay hình vẽ giải thích KT Chàm. Mùa Hè năm đó, tôi và người bạn lối xóm cùng máu giang hồ tên Trương-Minh-Dũng* (cũng là bạn với  Cường fox KT66), đã làm một chuyến phiêu lưu Sài Gòn-Phan Rang-Nha Trang-Phan Rang-Đà Lạt- Sài Gòn bằng Lambretta 175cc trước khi đi lính, chúng tôi đã ngừng tại tháp Poklong Garai này trước khi lên đường đi Đà Lạt, leo lên tháp trên ngọn đồi khá cao, hoang vu không một bóng người* và chụp gần một cuồn phim Kodak 36 poses tại đây. Sau khi cầm lên xem và quan sát thật kỹ các viên gạch rơi dưới chân tháp, tôi công nhận nghiên cứu của KTS Parmentier là đúng, đứng ngay trước cửa tháp ngó về hướng Bắc, nhìn khung cảnh chung quanh, tôi nói đùa:
.
- Y (Dũng tên thật là Louis, ở nhà gọi là Y) ơi, tao định viết một truyện ngắn tựa là “Phá tháp Chàm*”.
- Ờ...tại sao?
- Tao cứ nghĩ là người Chàm họ xây nên các tháp này khắp nơi là để trấn ếm ai xâm phạm đến đất nước của họ, chiến tranh VN kéo dài quá rồi, có phải họ ếm bằng mấy cái đền này để chúng ta chém giết nhau cho đến kỳ cùng và kết cuộc bị mất nước không chừng! Nếu phá hủy các tháp này đi, mình sẽ tránh được thảm họa đó._tôi vừa nói vừa nhìn chung quanh như thể xem thử có vị thần nào nghe không và nói tiếp:_đây là truyện fantastique kiễu Edgar Poe thôi, không có thật đâu.
.

- Mày nói nghe cũng có lý nhưng không có vẻ khoa học chút nào hết!
.

- Vụ trấn ếm long mạch của người Tàu tuy không khoa học nhưng được vua chúa Tàu và Việt Nam áp dụng từ mấy ngàn năm trước rồi, người Chàm cũng có giao tiếp với người Trung-Hoa vì vậy chắc chắn họ cũng biết, hoặc có thể ảnh hưởng từ Ấn Độ hay Kam-Pu-Chia qua cũng không chừng. 
.
.
z-lcq-Louis_71.jpg picture by tddesign
.
Tôi chụp Trương-Minh-Dũng với chiếc Lambretta, Silver, người bạn giang hồ của tôi trên đường ra Hòn Chồng tháng 7/1971, cảnh trí xung quanh ngày nay không còn nửa, tu viện Phăn-Xi-Cô không biết được còn hay không? 
.
 


Về đến Sài Gòn, ch́úng tôi mua các bao thơ rửa hình của hảng Kodak tại Hawaii, bán đầy ngoài hè đường Nguyễn Huệ, gởi 2 cuồn phim đi, đợi mấy tháng không nhận được, tôi gởi thơ khiếu nại, được Kodak Hawaii trả lời là phim của chúng tôi đã được rửa và gởi trở lại VN từ lâu rồi. Tính lại thời gian, đúng lúc Khu Bưu Kiện góc Nguyễn Du - Hai Bà Trưng bị hoả hoạn cháy tiêu tan, có lẽ kẻ cả cuồn phim và hình chúng tôi chụp tại tháp Poklong Garai, Phan Rang! Cuồn thứ 3 chúng tôi rửa tại Sài Gòn nên an toàn!
.
 


Lẽ dỉ nhiên tôi đã chia xẻ những hiểu biết về Tháp Chàm với patron và các nègre của tôi, nhưng có vẻ như không ai chịu lưu ý trừ Nguyễn-Ngọc-Minh (q.c.) KT68, patron NTHà KT63 là một người có đời sống tình dục rất mạnh, ngoài bộ môn KT anh chỉ có đam mê là đàn guitar và trên hết là “đàn bà” mà thôi!

Thôi, vĩnh biệt Tháp Chàm, không biết bao giờ được nhìn thấy các kỳ quan này nữa.
.
 


(còn tiếp)
.
 


 
.
 
chú thích:
.

* Trung Tâm Truyền Hình Đắc Lộ do các Cha dòng Tên (Jesuite) thiết lập, đường Yên Đỗ, SG.
* Trần-Kim-Trúc là em của tiến-sĩ  Trần-Kim-Thạch, tác giả quyển sách “Thềm lục địa VN có dầu hỏa hay không?”, dựa theo những khảo sát cổ lổ sĩ của Pháp, ông kết luận:”không thể nào có” . Tôi đọc quyển này năm 1972, lúc các giàn khoan của Mỹ đào ngoài khơi VN, mũi nào trúng mũi nấy!  
* nhìn toàn thể một cục gạch nung bể đôi, ta thấy từ ngoài lẫn trong đều đồng màu, đồng chất. 
* keo đặc biệt: dưới chân tháp Po Nagar, thân phụ tôi nói người Chàm dùng a-dao trộn mật ong nhưng sau này nhờ các máy phân tích tinh vi của VĐH Ý, họ đã tìm được là tinh chất từ cây “dầu rái”.
* Po Nagar và Poklong Garai: các tên này được ghi trên bia bê tông đặt ngay lối vô của tháp.
* Trương-Minh-Dũng:đã nói đến trong HK_Ban CR_kỳ 8, bây giờ là triệu phú ở South Bend, Indiana.
* không một bóng người: “Ruộng xanh biến thành bể dâu”, nơi này hiện nay nhà cửa chen chúc, biến thành một khu Bàn Cờ, kế bên có xây một Nhà lưu niệm do một KTS nào đó vẽ nhái theo các toà nhà của Thái và Kam-Pu-Chia in trong lịch biếu không ngoài chợ Tàu.
* Năm 1983, nhân đi coi công trường l’Église basse à Ste-Anne-de-Beaupré, cách thành phố Québec độ 21km, tôi được Cha Giám Đốc nhà giòng Chúa Cứu Thế (Rédemptoriste) tại đây cấp cho một phòng ngủ để nghỉ qua đêm, còn quá sớm, tôi thấy trên bàn giấy có xấp giấy và cây viết, nên bắt đầu viết truyện “Phá tháp Chàm”. Viết một hơi mấy chục trang mới chịu đi ngủ, bản thảo này đã bị thất lạc sau 6 lần dọn nhà. Trong một đoạn tôi viết:”Có phải việc ông T.T. cuối cùng sanh tại Phan Rang, là một vị chỉ huy tối cao của QĐVHCH đã đưa ra lệnh rút lui khỏi miền Trung và kéo theo sự sụp đổ toàn diện, phe địch vào đến Phan Rang đã cho đào xới, phá nát mồ mả tổ tiên của ông tại đây là một sự ngẫu nhiên hay không ?”Năm 1971 khi tôi có ý định viết truyện “Phá tháp Chàm”dỉ nhiên không có đoạn này.

.
by lamcongquyen
.
.
z-td-lamcongquyen-1.jpg picture by tddesign
.
một người, tôi có nhiều cảm nhận với, là anh Lâm công Quyền. tôi đang góp nhặt làm thử một tấm poster cho anh.
.

Loạt bài con thuyền tháng bẩy, 77 . chuyến đi tìm tự do . bài thứ hai mươi tiếp theo . by duongtiden

.
.


.

Loạt bài con thuyền tháng bẩy, 77. chuyến đi tìm tự do, bài thứ hai mươi tiếp theo.

.

.

Chuyện làm giấy tờ xin đi định cư tại quốc gia thứ ba.

.


Tháng đầu tiên có phái đoàn của Liên Hiệp Quốc đến làm giấy tờ sơ khởi, để có tên tuổi danh sách. Các bạn nào cùng đi ra khỏi VN trong thời gian này, hoặc sau đó thì biết những thủ tục tiên khởi này. LHQ đến để đếm nhân số, ghi nhận chi tiết để so sánh với những chi phí cần trang trải cho chính quyền xứ địa phương và cung cấp thực phẩm, nhu cầu. Còn chuyện xin đi định cư, tùy theo ý thích và tình trạng gia đình, chính trị của mỗi người mà nộp đơn xin đi định cư tại quốc gia nào thích, như Mỹ, Canada, Pháp, Úc và vân vân. Ngoài những lựa chọn theo thân nhân hay ngôn ngữ riêng, bằng cấp sẵn có, và những người ghét Mỹ, thích đi quốc gia khác, còn thì hầu như đa số ai cũng muốn đi Mỹ, nên đi Mỹ, thường đợi hơi lâu.

.
 

Có thân nhân sẵn trong vòng gia đình gần như anh chị em, cha mẹ, ở Mỹ, Úc … thì thủ tục nhanh hơn, thân nhân đến hội thiện nguyện, lấy giấy tờ, điền hồ sơ, xin bảo lãnh qua. Còn không có gia đình, thì ghi tên xin đến quốc gia muốn đi, Đại Sứ tại địa phương sẽ có người cứu xét sau, tùy theo tiêu chuẩn của từng quốc gia, hay sự liên hệ của từng cá nhân đến quốc gia đó. Cứ theo thứ tự, tình hình của từng nước có trại tị nạn mà làm hồ sơ cho đi nhanh hay chậm, tùy theo tổ chức thiện nguyện trong quốc gia sẽ thu nhận người tị nạn, Mỗi  cơ quan thiện nguyện tư nhân này làm việc nhanh hay chậm tùy theo tổ chức của họ. Thí dụ như Lutheran hay Quaker có thể làm giấy tờ nhanh hơn là USCC (US  Catholic Charities) vì tổ chức Công Giáo này bị tràn ngập hồ hơ của người CG VN và được quen thuộc tên tuổi được biết đến nhiều hơn, như hồ sơ của tôi cũng được làm qua USCC. Còn các tổ chức Tin Lành, ít được thân nhân người tị nạn chọn làm hồ sơ hơn, nên số hồ sơ qua họ ít hơn, họ làm nhanh chóng hơn bên USCC.

.
 

Trường hợp tôi, có hai chọn lựa, đi Úc thì nhanh hơn, vì anh tôi đã là công dân Úc, sẽ trả tiền chi phí riêng, không cần trợ cấp chính phủ, như là bảo lãnh thân nhân đoàn tụ. Ngày 4 tháng mười, thì có Phó lãnh Sự Úc, và một nhân viên đi cùng từ Jarkarta đến làm hồ sơ cho tôi và ba đứa, tất cả là 4, một hồ sơ xin đi Úc riêng, theo sự bảo lãnh của anh tôi. Họ làm xong thủ tục, còn chuyện muốn đi, thì do tôi và người anh, sẽ quyết định sau việc hoàn tất mọi giấy tờ tiếp theo đó. Anh Hùng của tôi, cũng làm xong hồ sơ bảo lãnh từ Mỹ, bắt đầu gửi đi qua Jakarta, nhưng chừng nào phái đoàn của Mỹ đến làm giấy tờ thì chưa biết, vì khi họ đến, sẽ làm cho nhiều người xin đi Mỹ trong toàn trại nữa.

.
 

Còn lần này, Úc xuống trại, làm giấy tờ riêng chỉ cho có bốn đứa do hồ sơ của anh tôi lo. Còn những người xin đi Úc khác, không thấy nói đến. Cha Piet và Alfons về sau hỏi tôi có liên hệ gì với Úc mà Phó lãnh Sự đích thân xuống đây làm giấy tờ riêng vậy. Tôi cũng hỏi lại, bộ lạ lắm sao, tôi tưởng ai cũng vậy thôi. Hai cha nói, mấy năm nay, không có nhân viên cao cấp của Đại Sứ Úc đi xuống tỉnh nhỏ như ở đây. Tôi hỏi tại sao. Cha nói vì Úc và Nam Dương đang hục hặc nhau về ngoại giao, thiếu điều rút Đại Sứ về vì Nam Dương tiến chiếm, cai trị xứ Đông Timor, ở sát ngay gần Úc. Còn đến trại tị nạn làm giấy tờ cho dân VN xin đi Úc, chỉ là nhân viên thường, còn Phó lãnh Sự, khi di chuyển, phải thông báo trước cho chính quyền địa phương của Nam Dương đồng ý. Tôi chỉ trả lời là anh tôi là công dân Úc, nên làm hồ sơ đoàn tụ thân nhân cho tôi, còn ba tên bạn, là hồ sơ tị nạn chính trị xin định cư, vơí chi phí riêng, có lẽ như vậy mà Phó lãnh Sự nhân tiện đi chơi cho vui, chứ đâu có quan trọng gì đâu. Cha cười, nói Đại Tá tỉnh trưởng ND có hỏi thăm cha, dưới trại tị nạn có gì lạ không, mà Phó lãnh sự Úc, thông báo đi đến đó.

.
.
z-td-477-tp-stilthouses.jpg picture by tddesign
.
.
 

Ngày 14 tháng mười, thì hai nhân viên toà Đại Sứ Mỹ ở Jakarta xuống làm giấy tờ, lấy lời khai, chụp hình cho bốn đứa, và số ít người VN đã đến từ trước, tôi hỏi tên và làm quen, thì là họ là hai vợ chồng, bà vợ tên là Sarah, họ có đưa cho danh thiếp. Qua ngày 16, thì phái đoàn khác của Mỹ từ Hồng Kông đến, ba bốn người, đây là Xịa thứ thiệt, bắt dơ tay tuyên thệ thề nói sự thực, lăn dấy tay, rồi họ muốn hỏi gì thì hỏi khi thẩm vấn từng đơn vị hồ sơ chung hay riêng. Đại khái có câu quan trọng nhất là, có liên hệ hoạt động gì cho CSVN hay không?. Có chuyện buồn cười là tuy có người thông dịch, khi hai anh em người Hoa (hình như một đứa tên là Khai), chừng 16, 14 tuổi bị thẩm vấn, hai đưá nói tiếng Tầu riêng với nhau không nói tiếng Việt với người thông dịch, nói qua lại gì đó, thì người Mỹ thẩm vấn chính (CIA) nói câu gì, không cần thông dịch, hai anh em này xanh mặt đứng im, run lên thiếu điều muốn khóc. Tôi tuy đừng gần, nhưng không nghe rõ câu chuyện.

.
 

Sau khi xong rồi, đi về hết, tôi thăm hỏi chuyện gì vậy, thì hai nhóc tì này thú thực. Tụi em mang theo giấy khai sanh giả để đi, đang bàn nhau nên chọn giấy nào để cùng tên cha mẹ, nói bằng tiếng Quảng, tưởng không ai biết, đâu ngờ ông Mỹ nói: mấy giấy khaí sanh nào của tụi bay, cái nào cũng là giấy gỉa hết, chọn đại một cái, tao không có thời giờ dư ở đây nhiều, còn làm cho người khác nữa. Ông ta nói bằng tiếng Quảng. Đâu dè đã nói dối gì ông ta đã nghe biết rõ hết. Như vậy ông Mỹ này mang theo thông dịch viên tiếng Việt làm gì. Tôi cũng nói, thằng cha đó còn biết tiếng VN nữa, vì đó là tiếng chính của người tị nạn CS mà. He he … hai đứa chắc sợ muốn tè ra quần. Chắc thiếu gì chuyện như vậy đã xẩy ra tương tự trong các trại tị nạn khác. Trong chiến tranh VN, CIA có thiếu gì nhân viên biết mấy thứ tiếng, nhất là tiếng Việt, để dùng trong chuyện đi thẩm vấn dân tị nạn VN này.

.
 

Như vậy, hồ sơ Úc xong, hồ sơ Mỹ xong ở cái phần phỏng vấn, thề tuyên thệ ở trại tị nạn, bây giờ chỉ do hội thiện nguyện và Đại Sứ Mỹ làm việc tiếp với nhau thôi. Tôi thì chọn đi Mỹ, vì đến Mỹ, không thích, xin đi xứ khác thì được, còn đến xứ khác rồi xin vào Mỹ sau thì trần ai hơn và tốn nhiều thời gian. Hồ sơ xin đi Úc, không tiếp tục làm thêm giấy tờ nữa thì không sao, khi cần thì làm tiếp.

.
 

Tình hình lúc tôi tới trại tị nạn ở ND, thì người tị nạn ở Hồng Kông có thời gian chờ đợi ngắn nhất, vì chi phí nuôi dân tị nạn ở HK rất mắc, tốn kém, và HK quá nhỏ, không chứa được đông, vì lúc đó tị nạn được ở Hotel, thí dụ như Hotel Singapore, lúc tôi đi Mỹ, ghé HK, ngủ ở Hotel này, thấy người tị nạn VN ngụ tại đây, trên khu tầng riêng, ra vào chung cửa với khách, có bồi mở cửa. Ở Thái Lan, Phi và Mã lai Á đi cũng nhanh vì đông quá, và bị đối xử kém tử tế, người tị nạn cũng hay xung đột với nhau … còn ở Nam Dương thì tà tà chậm nhất, vì được tự do đi lại, mua bán làm giầu cho dân địa phương, được chính quyền ND ưu ái, nên từ từ đi sau, nhường ưu tiên cho các xứ khác. Toàn Nam Dương rải rác chừng ba bốn trăm người VN là cùng. Nhưng chưa tới hai năm sau, thì ND đổi cách đối xử, vì người VN đến ND đông qúa, giam lại hết, và lập ra trại trung ương trên đảo Galang lên tới cả chục ngàn người.

.
 

Những chuyện vui vẻ .. như nghỉ hè.

.


Nếu có chút tiền, cộng thêm tinh thần bụi đời, thích cắm trại, yêu thiên nhiên, ngủ trên ván cây, thì những ngày ở trại, được tự do, đi đâu cũng được, đêm khuya cửa bỏ ngỏ, về lúc nào thì về, thì ở trại coi như những ngày nghỉ hè, không trả tiền nhà. Chỉ rầu rĩ cái vụ chờ đợi lâu không biết chừng nào được đi Mỹ. Còn kéo nhau xuống phố, ăn uống cơm Tầu, may quần áo, mua đồ lặt vặt, làm mắt kiếng, mua máy hình, chụp rửa hình, ôi thì đủ cả, ham lắm, vì hai năm ở với VC, gìờ ra bên ngoài thế giới thấy có thêm nhiều sản phẩm mới, ai mà chả ham. Mấy cô Tầu Chợ Lớn bên gia đình bác Tạ, đến trại trước chúng tôi, như A Lòi, A Dung, A Yến, A Em, rồi A Tỷ, học ở Bác Ái, chương trình Pháp, đều rất thân với tụi tui, đi may áo dài, mặc tha thướt đi dạo dưới phố Tangjung Pinang để chụp hình kỷ niệm, du côn ND đi theo tán tỉnh quá trời, nên cần có bốn đứa đi theo cho tụi ND sợ.

.
 

A Lòi, cao lớn nẩy nở, môi dầy đỏ tươi, nên được mấy chàng người Hoa ND ở địa phương theo đuổi, hy vọng đi Mỹ ké, có một chàng cứ phóng xe môtô từ TP vô trại đứng đợi. A Lòi rất hấp dẫn, nói tiếng Việt lơ lớ, vui lắm, cũng khoái PhD, vì captain của tôi cũng cao lớn đẹp trai nè, tụi tui hay ví thân thể A Lòi như đánh bài binh xập xám, dách đầu, giữa thùng, cuối cừu lủ. Trên ngực là dách ách đưa thẳng ra, giữa eo thon, dưới mông tròn … hi hi .. mấy lần, mấy đứa kéo nhau ra nằm, ngồi ngoài cầu tầu trước trại hóng gió trong đêm, PhD nằm cạnh, A Lòi thì ngồi, tôi đưa tay ra vuốt chân, rồi từ từ lên mông A Lòi, không thấy bị phản đối gì, có lẽ A Lòi tưởng là bàn tay của PhD nên để yên, tay PhD đâu có mềm mại như tay tôi, tên sĩ quan Hải Quân bác sĩ ND, có nói tay tôi mềm mại nhất từ hồi bị khám ở Sedanau mà … he he … sau đó thì mấy đứa bỏ vô, chỉ để lại A Lòi với PhD, không biết lúc đó A Lòi có thấy tay ai sao giờ hết mềm mại hay không … hỏi PhD thì rõ. Còn mấy A kia thì vui lắm, nói tiếng Việt rất giỏi đùa dỡn tối ngày với tụi tôi. Đẹp nhất và nhỏ nhất là A Em, lúc đó chắc chừng mười bốn hay mười lăm. Còn A Yến, thì đánh ping pong rất giỏi, hạ tui dễ dàng, hai đứa đánh đôi nam nữ dưói nhà của Cha, hạ tụi ND rất dễ dàng. Tui có mua tặng cây vợt Butterfly cho A Yến, khi gia đình bác Tạ Minh đi Pháp trước tháng 12. Còn A Lòi thì đi Mỹ, cũng đi trước. Có hình mấy cô Tầu mặc áo dài VN đủ hết, tôi chưa kiếm ra. PhD chắc còn có đủ. Lúc đó nghe A Yến nói tiếng Việt là ở VN bị tụi VC “rửa óc” hết trơn, ở lại riết là không còn biết đúng sai là gì, A Yến không biết chữ “tẩy não”, nên nói bị VC rửa óc, làm tôi nghe lạnh xương sống, phải nói nghe rửa óc nó áp phê hơn là tẩy não rất nhiều. Người Hoa như A Yến, chữ tẩy não là quá kiến thức rồi, không tới đó.

.
.
 
z-td-477-tp-bay1.jpg picture by tddesign
.
.
 

Vậy thôi, còn giai nhân độc thân thì hình như không có ai, hay là những người lớn hơn chúng tôi nhiều, nên chuyện thả dê, coi như không có. Hình như toàn trại chỉ không tới 80 người, còn thả dê gái ND thì không dám, phần không đẹp, phần vì sợ ở lại TP luôn. Dưới TP, thì người ND gốc Hoa rất nhiều, có rất nhiều cô bé người Hoa rất đẹp, nhưng chỉ nhìn cho đã ghiền thôi chứ chẳng ai muốn ở lại ND lập nghiệp. Còn trong trại hình như cũng có vài một hai cặp, cặp với nhau. Chuyện riêng của người ta. Có một cặp nhỏ với nhau, con chủ ghe và người mua vé đi, hai bên người lớn, thỉnh thoảng vác dao gậy ra hỏi thăm nhau về tiền bạc, cặp này bỏ lên rừng dựng chòi ở, vì hai bên gia đình không cho phép cặp. Phải năn nỉ hai đứa nhóc này về trại lại cho an toàn. Thấy yêu thương quá, nên gia đình hai bên để yên. Khi hai bên giao chiến tiếp, thì hai đứa này nhìn chỉ biết khóc không bênh ai. Để kể chuyện giao chiến trong trại sau … thực ra là giao miệng thui, tuy nhiên tay có cầm dao gậy sẵn sàng phập nhau như thật, nên cũng hấp dẫn như đang đóng phim gay cấn.

.
 
z-td-477-tp-kids.jpg picture by tddesign
.
trẻ em người Indo
.
 

Nói tới đóng phim, thì tụi này có vô rạp coi phim một lần ở TP, lúc đó chiếu phim, một đứa nhỏ Mỹ dùng du thuyền buồm đi một mình từ Cali qua Thái bình Dương, qua Úc, Nam Dương vân vân, rồi trở về Mỹ, lúc đi chơi lấy vợ luôn, chuyện này có trên tạp chí National Geographic mà tui và PhD đều có một quyển, gác đầu dường đọc nghiên cứu trong những ngày còn tổ chức chuyến đi ở VN. Vì biết câu chuyện, nay thấy chiếu phim mới đóng sau này, nên vô rạp Nam Dương coi, phim phụ đề chữ ND, nói tiếng Mỹ. Đọc sách rồi, giờ thì coi phim, thấy thua xa chuyến đi điên khùng, diễu cợt vừa qua của tụi tôi, có điều tên này gặp bạn gái rồi lấy vợ, còn tụi tôi thì chẳng gặp ai !

.
 

Những gặp gỡ tình cờ không ngờ ở trại tị nạn.

.
 

Trước khi rời VN, tôi có địa chỉ một gia đình người Hoa ở Johor Bahru, tên người em gái, của bạn anh tôi ở bên Úc, người Mã Lai này học chung đại học với anh tôi, để nếu đến Mã Lai thì liên lạc khi cần giúp đõ. Khi tôi đến Nam Dương, người bạn anh tôi biết chuyện, nói cho biết tình cờ đang có thằng em từ Singapore đến Úc thụ huấn quân sự hai tuần, thằng này phục vụ trong Không Lực. Anh tôi gặp thằng sĩ quan này nói chuyện, đại khái gia đình người Hoa này bàn, hay mày để em mày qua Sing ở, bên đó lớn và thoải mái hơn, có nhiều toà đại sứ của Mỹ, Úc ngay bên cạnh, làm giấy tờ đi định cư nhanh hơn, ngoài ra có gia đình tụi nó, chỗ ở không phiền, mày cho nó mỗi tháng một trăm đô qúa dư sống, ngoài ra gia đình tao có thể kiếm chuyện cho nó làm việc cho đỡ buồn. Đó cũng là một ý kiến hay, ông anh tôi cũng là dân Hướng Đạo, Thiếu Đoàn Phan bội Châu, Đạo Cửu Long, nên cũng xoay sở lanh lẹ.

.
 

Để tính chuyện cho tôi đi qua Sing, anh tôi lại kiếm ra một thằng bạn Úc học chung trường, bây giờ nó làm thương mại, xuất nhập cảng đồ từ Nam Dương vào Úc bán, tên là Peter, tên này lấy một cô vợ Nam Dương, có cha là Brigadier General, Chuẩn Tướng một sao Subroto Kusmardjo ở Jarkarta, sẽ viết thư hỏi ông này giúp đỡ tôi, gìới thiệu với Đại Tá Tỉnh Trưởng ở Riau. nếu lên đò rời TP, rời đất Nam Dương đi thì tụi ND chắc không ngăn cản gì. Qua đến Sing thì thằng sĩ quan Không Quân lo giấy tờ, khai là tị nạn chính trị CS, rồi nó lo bảo lãnh lấy ra khỏi tạm giữ của sở di trú, Sing vẫn có nhận người tị nạn VN tạm trú tuy nhiên phải qua bảo lãnh của công dân Sing. Còn muốn ở lại ND, thì xin đi về Jakarta, ở đó cũng có trại tị nạn cho người VN, và những ai sửa soạn lên máy bay đi định cư đều được chuyển về thủ đô Nam Dương chờ chuyến bay đi nước khác. Về thủ đô Jakarta, thì có gia đình ông Chuẩn Tướng bảo lãnh, thằng bạn người Úc của anh tôi, con rể ông tướng này, thì đi qua lại hai nước đều đặn. Anh tôi từ Úc muốn qua chơi cũng dễ. Tôi muốn ra ngoài ở riêng thì cũng có thể không khó khăn gì, vì người tị nạn VN chưa bị cô lập mất tự do lúc đó. Sau này khi tôi về Jakarta, thì có đến nhà ông tướng này chơi để cám ơn, sẽ kể sau.

.
.
z-td-477-mail-general.jpg picture by tddesign
.
ông Tướng Nam Dương này có thăm hỏi khi tôi đã định cư ở Mỹ.
.
.
 

Rồi tới ngày 23 tháng chín, thì thằng sĩ quan Sing này, theo lời nhờ vả của anh tôi, tới tìm tôi ở TP. Như điện tín đã đánh qua hẹn trước, trưa thứ bẩy, hai người đến gặp ở trại tị nạn bằng xe taxi, một người Hoa to lớn, Soh Hwee Beng, phi công trong Không Quân Singapore, một người Úc Richard Gan là bạn của nó, anh tôi ở Úc, có nhờ Beng qua coi tình trạng sức khỏe của tôi, nơi trại tị nạn, mang dùm cho gói đồ của anh tôi gồm 50 AUS dollars, chuyển ra 53 USD, hộp thuốc bổ, hộp thuốc chống sốt rét, một quyển sách “How things work” giải thích mọi thứ máy móc, hay sản xuất kỹ nghệ, để học thêm tiếng Anh. Dẫn đi một vòng coi trại, coi nơi tôi ở, như đã nói chuyện trong thơ với tôi, anh tôi có nói, Beng có thể bảo lãnh tôi qua Singapore ở nếu thích, anh tôi sẽ trả mọi chi phí. Beng là sĩ quan không quân, nên nó có thể đứng ra bảo lãnh, chịu trách nhiệm về tôi khi ở Singapore. Nhà nó rộng, không có trở ngại gì hết, nó hỏi tôi, mày có muốn qua ở với tao không, nó chỉ thằng Úc đi theo, thằng này cũng đang ở nhờ nhà tao, nó về Úc ngay, thì mày qua, không phiền gì hết. Khi đi ra TP để về, nó dẫn tôi đi ăn uống một chầu thịnh soạn, khi lên đò về Sing, lúc tạm biệt, Beng tháo tay cho tôi cái đồng hồ Tissot đang đeo.

.
 

Qua đầu tháng mười thì hai toà đại sứ, Úc trước, Mỹ sau, đều đến làm giấy tờ cho tôi, ông Tướng Nam Dương, gởi thư giới thiệu, bảo lãnh, làm như giấy tùy thân cho tôi, gửi bản sao đến ĐT Tỉnh Trưởng Riau ở TP, gửi cho hai Cha nữa. Ông tỉnh trưởng gửi cho cái giấy nhắn, khi nào ra TP, gặp ông, sau đó gặp lần thứ hai, ông ta chỉ hỏi làm sao biết được ông tướng ở Jakarta, cứ ở đây vui vẻ chờ đi định cư, đừng làm gì phạm pháp thì rất an toàn. Hai Cha cũng hỏi, sao mày quen biết lớn vậy, tôi chỉ giải thích đó là ông anh tôi ở Úc quen bạn bè học chung suốt mấy năm ở bên đó. Đó cũng là điều qúa may mắn cho tôi, để phòng thân thôi. Tuy nhiên, hiền hòa, an phận như tôi, thì suốt thời gian ở ND không có làm gì đụng chạm tới cảnh sát ở đây. Có khi say xỉn ở dưới phố TP, thì gọi xe ôm, ôm về tới trại tị nạn, nói lảm nhảm tiếng ND chút thôi. Khi đến trại, thằng xe ôm ngạc nhiên hỏi mày là tị nạn VN à, ừa, có gì phiền hà hay không. Còn tui thì đen thùi lùi, không thua gì ND, còn khi say xỉn thì nói tiếng ND trật lất, khó nghe là phải rồi.

.
 

Như vậy là khỏi đi đâu cho lộn xộn giấy tờ thủ tục đã làm xong, chỉ nằm tại trại tị nạn chờ định cư, còn xin di chuyển về trại ở Jakarta, thì chỉ trả tiền máy bay đi lấy, nhưng mà thôi ở đây có bạn vui hơn, còn chia thuốc lá Pall Mall cho nhau hút nữa chứ. Sau thì cũng có được hai tuần đi chơi ở Jakarta, đầy đủ để biết thành phố này.

.
.

Hết bài thứ hai mươi … đọc tiếp bài thứ hai mươi mốt .. những chuyện vui buồn trong trại tị nạn tiếp ..



.
 

by duongtiden
.



Labels Loại Bài

Followers

Blog Archive

About tmd.design

My photo
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com
Powered by Blogger.