.
.
Nguyên nhân thứ ba: để cho thành phố SG mở rộng về những nơi đất thật thấp, đầy kinh rạch, là những vùng ngập nươc ngày xưa !!!
.
Nói lại về bài trước một chút, nguyên nhân lấp kín kinh rạch cũ, lấp đất trũng, tăng diện tích tráng xi măng không thấm nước, giảm diện tích bề mặt xanh làm nước ứ đọng lại, chẩy lan tràn nhanh hơn, là những lý do xuất hiện khắp mọi nơi trên toàn thành phố. Đó là điều tổng quát, sau khi người Pháp thiết lập ra thành phố SG với những qui hoạch, thiết kế đô thị có khả năng duy trì thành phố sinh hoạt trôi chẩy cho tới hơn một trăm năm sau, cho dù là những năm sau cùng của thời Pháp thuộc, chính quyền Pháp bị đẩy văng ra trong khoảng thời gian dài, và vì lý do chiến tranh trong thời đó, không thi hành luật lệ chiếm đất kinh rạch xây bất hợp pháp được, SG phát triển trở nên hỗn độn, nhà lấn chiếm ra kinh rạch, dân tụ về nhiều điểm trong thành phố không đúng theo dự trù khoa học và kỹ thuật, lấn chiến những vùng đất thấp, ướt quanh năm, mà cắm cọc làm nhà, không có đường phải bám kinh rạch thoát nước để lưu thông bằng ghe. Khi bám trụ được thời gian, thì bắt đầu đổ rác và đất ra, nâng nền để biến thành nơi trú ngụ lâu dài, vĩnh viễn, bất cần noiơnày chận nguồn nước thải cần xuôi dòng chẩy đi nơi khác.
.
Đó là một sự phát triển ngược chiều, làm cho thành phố trở nên ứ đọng nước dơ. Muốn cho thành phố SG được sạch sẽ thoáng mát, không ứ đọng nước dơ, thì kinh rạch càng ngày càng phải rộng rãi ra, khoảng thấp tụ nước phải rộng thêm ra, tốc độ nước chẩy càng nhanh hơn tức là đáy lòng sông rạch phải được vét sâu hơn và giữ cho sạch sẽ không cho rau cỏ mọc lan tràn làm nước chẩy chậm. Điều này là điều căn bản để cho dân số tăng chậm lên. Dân tăng, diện tích kinh rạch, số lượng kinh, độ sâu của kinh phải tăng lên, để cho thành phố không ngập. Chưa kể để cho giao thông tăng lên hợp với dân số tăng, số diện tích mặt đường dành cho lưu thông càng phải tăng lên.
.
Tăng như vậy, chỉ có cách là tăng theo chiều cao thì mới không lấn đất làm nhà, lấn sông rạch làm nhà, hay làm nhà nơi đất thấp được dành cho ngập nước từ trước đến nay. Tăng theo chiều cao là thay vì làm nhà một hai từng, thì nay tăng lên trung bình 4 tầng, để còn có thê leo cầu thang, không cần thang máy. Để còn dư khoảng trống đất chung quanh cho công viên, cho cơ sở cộng đồng mới như trường học, nhà thương, cho đường xá mới để cung ứng giao thông di chuyển có tốc độ trung bình một chút, không bị ngẹt cứng.
.
Đó là cách giải quyết cho thành phố SG, đứng lại với dân số trên 3 triệu ngay sau 75. Trước 75, không phải là SG không bị ngập nước, không bị kẹt xe, không có vấn đề, mà chỉ ở tầm mức rất nhỏ, thỉnh thoàng mới bị. Nhưng đó là dấu hiệu báo động và đã cho biết, ở mức độ dân số 3,5 triệu. Thành phố SG đã hết khả năng chịu đựng rồi. Các hạ tầng cơ sở của người Pháp xây ra từ sau những năm 1860, đã quá tải, không còn khả năng gánh chịu thêm được dân số nữa. Những phát triển thêm từ những năm sau 1958, khi Mỹ đổ tiền vào viện trợ cho SG, một số công trình được làm thêm để cung cấp nước ngọt từ sông Đồng Nai, hệ thống xa lộ thêm, hệ thống cung cấp điện, đã đưa dân số lên đến mức trên 3 triệu mà chưa có vấn đề nghiêm trọng. Nhưng sau đó vấn đề chiến tranh trở nên quan trọng hơn, tất cả những vấn đề sống còn khác phải được ưu tiên giải quyết ngay, chuyện giải quyết tệ trạng hạ tầng cơ sở của SG bị gác lại không còn cấp thiết phải được giải quyết nữa.
.
Trước 75, một triệu dân SG sống trong những khu ổ chuột, không có vệ sinh, thiếu điều kiện sạch sẽ hợp môi sinh, cần phải được giải quyết ngay sau chiến tranh . Thí dụ như không có bao nhiêu con đường ở SG là có cống rãnh thoát nước mưa. Chi mưa thì nước chầy đi đâu, cứ tự nhiên tìm đường chẩy, tình trạng ngập lụt trong các xóm hẻm đã có nhiều nơi, tình trạng lưu thông trong hẻm bị ứ đọng, bịt lối, rất nguy hiểm đã có, cháy lớn là một tai họa nghiêm trọng.
.
Thế rồi sau 75. Thay vì SG được đứng yên lại về dân số, giải quyết những tệ trạng đã quá hạn phải giải quyết. Phải thay thế những hạ tấng cơ sở thoát nước, sông rạch, đường xá giao tông bị ứ đọng từ lâu không được thay thế, làm to rộng ra chỉ vì chiến tranh mà ngưng lại. Thì SG lại mở rộng ra, tăng nhanh lên, thêm dân vào, xây nhà cửa lan tràn ra, coi như không hề có một sự tính toán nào, không theo một sự hiểu biết có suy luận có chút căn bản học hành nào.
.
.
Bám vào trung tâm SG, quận, 1,2,3, 5 … cứ thế lan rộng ra, nối với các quận ngoại thành đươc xáp nhập vô SG, thành một chuỗi dài thành phố mọi bề, nhìn ngớp cả mắt, chóng mặt, không hề có những vùng trái độn bằng cây xanh, bằng sông nước, bằng những vùng đất trũng cách quãng ra cho thành phố có những điểm nghỉ ngơi, để giải quyết buồng phổi, giải quyết thoát nước hay giài quyết lưu thông, là những điều tối quan trọng.
.
Một thí dụ về phát triền thành phố không hiểu biết về những khu đất thấp, trũng mà SG dùng để thoát nước từ xưa, đó là khu vực quận Bình Thạnh bây giờ. Trải dài từ Thị Nghè, qua Cầu Sơn, kéo ra Thanh Đa, trải về cầu Bình Triệu, Bình Lợi. Khu vực này, tôi tìm ra theo bản đồ có từ năm 1968-70, đường cao độ chung quanh khu này chỉ cao chừng 1m, từ mực sông SG lên đến điểm cao nhất chừng 1,5 m.
.
.
.
bản đồ với tọa độ và cao độ, chắc khoảng năm 68-69, cho thấy cầu Bình Lợi trên cao, cầu qua kinh Thanh Đa, cầu xa lộ qua sông SG, rạch Văn Thánh bên Thị Nghè và khu đất cao, khu tòa tỉnh trường Gia Định, Lăng Ông, chợ Bà Chiều, có thể lấy hình ra, đi rọi lớn vào tìm, đọc ra các điểm cao độ. Những nhà mầu đỏ trên bản đồ là công xở, căn cứ quân sự hay di tích. Khu nhà dân, kèm theo nhà lá, nhà sàn lụp xụp là mầu xám đậm chung quanh các trục lộ chính.. Xa lộ, ngã tư Hàng Xanh và cầu SG bên dưới, xóm Cầu Sơn đường ra Thanh Đa bên góc phải, ngã tư Gia Định, Lăng Ông, chợ Bà Chiều bên góc trái..
.
.
Qua khỏi quận Nhất, cầu Thị Nghè là vùng đất thật thấp kéo dài cho đến cầu xa lộ SG, vùng trũng nhất là rạch Văn Thánh với khoảng trũng cù lao, bây giờ là khu du lịch Văn Thánh. Từ cầu xa lộ Phan thanh Giản, bây giờ là Điện biên Phủ, với rạch Cầu Bông phiá sau, kéo lên Cầu Sơn ra lối kinh Thanh Đa là vùng rạch chằng chịt rất là thấp. Khu bán đảo Thanh Đa chỉ cao chừng 1m hơn sông SG chung quanh. Phần cao nhất vùng này là khu tỉnh trưởng Gia Định cũ, Lăng Ông, chợ Bà Chiểu, với cao độ chừng 3m hơn. Phần đi lên trên Gò Vấp, kéo ra cầu Bình Lợi, kéo xuống cầu Bình Triệu, toàn là khu đất thấp với ao rạch, ruộng lúa chằng chịt.
.
.
.
.
.
khu Thanh Đa ngày nay, phía sau là sông SG, chẩy thật chậm, uốn khúc qua cầu SG, phía bên Thị Nghè cho thấy hai cao ốc mới đang xây, The Manor, cái tên thật tây lai căng cho le lói bắt chước tư bản, cắm trên vùng sình lầy cũa Thị Nghé ngày xưa, nay là đường Ng Hữu Cảnh, mà mỗi khi mưa thành giòng sông cặn bã ... cho thấy tây tầu khi đến xây ở VN chẳng cần biết xây ở đâu, cắm lên cái cao ốc chọc trời ngay vùng sình lầy. cả ngàn người sống trên đó, mỗi ngày giựt cầu, tắm rửa nấu ăn xả nước dơ đi đâu ? xuống con đường ở dưới hầm cầu ở dưới, gây ra thêm nước ứ đọng dơ dáy, trước khi mưa tới, cộng thêm thủy triều dâng nước sông lên, thật là thông minh và đẹp mắt, cắm cái cao ốc vào giữa đám sình lấy trước khi giải quyết chuyện sình lấy ngập lụt ... đúng là có tiền mà ở trên bãi nước dơ ... ra vào bằng con sông ngập nước !!! thật là thông minh. Ngu dốt bầy đặt học làm sang.
.
.
.
.
.
.
.
.
Trên bản đồ địa hình cho thấy một vùng rộng lớn như vậy, chỉ cao hơn mặt nước biển với cao độ 1m trung bình, điểm cao nhất chỉ chừng 3m, là nơi trung tâm tỉnh Gia Định, đã phát triển từ khi lập nước phía Nam, là đất gò cao nhất. Một vùng phía đông bắc SG, thuộc tỉnh GĐ, có diện tích lớn bằng hay hơn vùng quận 1, 2, 3 của trung tâm SG trước 75, nay phát triển lên thành khu đô thị nhà cửa san sát, với chiếu cao chỉ 1m hơn mực nước sông SG, hay khi thủy triều lên thì ngang bằng nhau sấp sỉ, với dân số ít ra cũng phải trên 1 triệu người.
.
.
.
.
Nhìn vào thí dụ trên, chính quyền sau 75 để cho thành phố lan tràn ra trên một diện tích rộng lớn, to hơn SG cũ do Pháp lập ra, với dân số 5 lần hơn SG với cống rãnh ngày xưa, trên mực cao độ cao hơn, thì hỏi rằng làm sao nguyên khu vực quận Bình Thạnh không ngập lụt thường xuyên. Đó là một sai lầm to lớn vì không hiểu biết gì hết về thành phố và cách tự phát triển của nó. Không cần phải có học nhiều gì hết, cũng biết là không thể nào có một thành phố trên một triệu dân, cao độ hơn sông chừng 1m, mà hy vọng là thành phố đó không bị ngập lụt.
.
.
.
cầu Bình Lợi ở trên cao góc trái, rạch Hồ Tam Vàm Tất ngay bên cạnh đưa nước từ Gò vấp ra sông SG. Hình cho thấy nguyên một vùng thấp, ruộng nước quanh năm.
.
.
.
cầu Bình Triệu bên phải, Bình Lợi bên trái, sông SG bên dưới, đất ruộng ngập nước ngày xưa, nay thành thành phố, và ngập nước như thường lệ những khi mưa .
.
.
Nước VN không phải là Hoà Lan, Hòa lan ở dưới mực nước biển, nhưng vì đất nước người ta chỉ có vậy, không làm đê chặn biển thì không còn đi đâu sống được. Miến Nam VN, thiếu gì đất đai, không có lý do gì cứ làm thành phố thêm nơi đất thấp rồi không hiểu tại sao lại ngập nước. Đó là sự NGU XUẨN. Khu vực Bình Thạnh, diện tích kinh rạch sông ngói, đất thấp để chứa nước ngập bị lấp đi 25%, tăng dân lên trên 1 triệu, nước lũ từ thượng nguồn sông SG dâng lên cao vì phá rừng trên thượng nguồn, mực nước thủy triều lên cao vì long sông bị bối cạn, không được nào vét. Cho phát triển ra khu vực đó, không hề có hệ thống cống rãnh, kinh rạch nạo vét, làm từ trước khi làm đường xây cất nhà cửa cao hơn. Cho dù có làm được, cũng không có gì khả quan hơn khi đất chỉ cao 1m trên mặt sông và khi thủy triều lên, coi như xấp xỉ.
.
.
.
quận Bình Thạnh ngày nay, với sông rạch vùng ngập nước thấp là nơi thoát nước của SG ra khi xưa bị lấp kín gần hết các sông rạch, ao hồ trữ nước mưa cũ. Hình nhìn về hướng trung tâm SG góc cao bên phải, cho thấy mật độ khu này phải trên 1 triệu dân ... ngàn lần hơn khi 75, dân tăng, mất hết đất thấp, mất hết sông rạch cũ, thì nước từ SG cũ chẩy ra đâu, nước mới dơ thả ra tại đây thoát đi đâu, và nước sông SG tràn vào như thường lệ khi xưa, qua các cống mới làm, chẩy ngược lại, biến đường thành sông.
.
Như vậy nước mưa thải ra, nước dơ xài từ nhà cửa thải ra, coi như dậm chân tại chỗ ở Bình Thạnh, nước thủy triều từ sông lên cao, tràn vào thành phố theo đường cống chẩy ngược. Tại sao lại đặt vào tình trạng đó, chung quanh SG không còn chỗ đất cao nào làm thành phố hay sao? Cho dù có muốn làm theo phương pháp của Hoà Lan làm đê chặn nước sông thì cũng hơi buồn cười thôi, vì kinh rạch, sông đều thông với nhau hết, và còn dùng để giao thông vận chuyển với những hải cảng chính, thì làm sao có đê chận nước, và tốn kém bao nhiêu tiền đây để chỉ có thêm thành phố gần trung tâm SG vài km. Trong khi giao thông tắc nghẽn, có khi đi bộ nhanh hơn đi xe, và có khi, cũng không còn chỗ trống mà len lỏi.
.
Như vậy tại sao không làm thành phố mới ở nơi khác, nối với SG bằng đường xe lửa tốc hành, đường thủy, đi chừng nửa tiếng là tới. Khi kẹt xe, đi từ Thanh Đa tới trung tâm SG mất bao lâu. Mà trung tâm SG có cái gì ở đó. tại sao không lập ra một trung tâm mới to và đẹp và tiện nghi hơn … Ngàn lần rẻ hơn những con đê, đập, cửa cống ngăn sông ??
.
Giải pháp cho thành phố khu đô thị mới, như người Pháp đã làm. Là dự trù cho 100 năm sau vẫn còn dùng được, như SF cũ, như Washington DC, như Paris. Chứ không phải như SG sau năm 75, với những giải pháp lo chữa chạy cho ngập nước đã xẩy ra, chứ không phải cho tương lai. Giải pháp năm 2000 do Nhật làm ra, 10 năm sau, 2010 chưa làm xong, chưa khánh thành, đã lỗi thời, tệ trạng ngập nước lại cao hơn, 10 năm sau chưa hoàn thành giải pháp cho 10 năm trước. Mà giải pháp là phải dự trù cho cả trăm năm. Tệ hại ngày nay lại đi quá xa chuyện cần giải quyết cho 10 năm trước. Trò chơi thụt lùi này, chỉ là những tốn phí sẽ được lập đi lập lại phí phảm, hay là cơ hội cho thiểu số nào đó bòn rút làm giầu?, NGU XUẨN và ngu xuẩn mà thôi.
.
.
.
Ngoài vấn đề đỏi hỏi nguồn cung cấp cao hơn về nước ngọt, điện, giao thông, mật độ cao còn thải ra một lượng rác lớn cần giải quyết. Một ngàn người lớn trong cao ốc, cần phải có đến 700 xe gắn máy, trăm xe hơi, mỗi xe như vậy chiếm diện tích bao nhiêu mét vuông dưới lòng đường. Với tình trạng dân số tăng qúa mức, cao ốc không phải là cách giải quyết, nếu không có cách chặn đứng dân số lại. Dân nghèo lại tràn vào khu ổ chuột thay thế những người bước vào cao ốc sống ... dân số tăng là nguyên nhân chính của mọi tệ hại.
.
.
.
Một thành phố không có hệ thống nhà máy phân xử nước phân thải tập trung, không bao giờ nên tăng mật độ dân số cao !!! đặt ra tệ trạng trước rồi tìm cách giải quyết sau? tại sao không làm sự tiên đóan như người Pháp làm thành phố chỉ cho vài trăm ngàn mà vẫn có thể chịu đến 4 triệu sau này, hơn một trăm năm sau ?
.
.
Để cho thành phố lan rộng ra nơi thấp nhất, rồi hỏi tại sao không ngập. Mới Tây Tầu Nhật gì nhìn vào, tìm tòi nghiên cứu, chỉ là cơ hội cho chúng làm ăn lợi dụng cho mượn tiền, còn hết ngập hay không là chuyện khác, (có bao giờ chúng cười thầm trong bụng, ai biểu ngu dốt làm thành phố nơi trũng, ngập nước rồi giờ chữa chạy ?). Chuyện đầu tiên là không làm, không cho thành phố được phát triền nơi đất thấp, đất thường xuyên ngập lụt … không lẽ những nhân tài của chính quyền sau 75, ngớ ngẩn đến thế ?? học cho lắm chi có cái bằng treo tường là đẹp, đi ra đường thì xắn quận lội nước đen đến háng !!! ngu đến thế là cùng !! Chỉ dẹp thành phố nơi thấp đi, trả lại sông nước ruộng vườn như cũ, cho nước ngọt hiền hoà ngập quanh năm làm ra thực phẩm, làm ra môi trường sinh thái an lành, đi kiếm nơi cao ráo mà làm thành phố thêm.
.
.
.
.
rạch đang bị lấn chiếm, lấp rất nhanh .. ai cũng thấy cũng biết ... mà không làm gì, như vậy đi du học về quy hoạch làm gì? chuyện buồn cười phí phạm .. học với HÀNH ??
.
.
.
.
.
.
Hàng Xanh như vầy có bao giờ kẹt xe hay ngập nước, ngã tư này có cao độ khá cao trên 2,3 m do Mỹ đắp đường làm ra xa lộ SG-Biên Hòa những năm 1959-60.
.
.
.
Hàng Xanh vài năm trước, lái xe luôn trên lề đường vẫn không đủ chỗ ... ngày nay chắc tệ hại hơn nữa vì diện tích mặt đườg không nở ra chỉ thêm xe, vì thêm dân !!! nói chi 25 năm nữa ??? The Manor oanh liệt khoe giầu sang trên con sông ngập nước mưa Ng hữu Cảnh phía sau.
.
.
.
nhìn cao độ góc bán đảo Thanh Đa, chỉ cao hơn mặt nước 30,40 cm lúc đó, những kinh thủy lợi này có lẽ để làm vườn dừa, sau được san bằng để làm chung cư TĐ. Còn cái đảo phía sau, bồi đắp đất lên để làm cơ xưởng kỹ nghệ. Cầu Bình Triệu sau này bắc qua cuối cái đảo này. Khu này với địa thế thấp chỉ có thể hợp vơí khu gia cư mật độ thấp, nhà sàn, m3 hồ ra chứa nước làm nhà nổi chứ không nên đắp đất xây cao ốc rồi hỏi tại sao nước lại ngập đường và ngập nhà.
.
.
.
.
kẹt xe vào trung tâm SG, đây là kẹt xe ra ngoài, chiều nào cũng kẹt .. chỉ vì qúa đông dân số .. đường và cầu hết chịu nổi, ngay ở Bình Thạnh.
.
Trước 75, có khuynh hướng phát triển thêm chung quanh trung tâm SG, lý do chính là vì lý do an ninh, chung quanh và gần sát SG thì có thể đảm bảo an toàn hơn trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Tùy theo tầm mức phát triển, phát triển để giải toả những khu nghèo tàn tệ trong SG, lấy lại kinh rạch, khoảng xanh trống chứ không phải phát triển để mang thêm dân số vào trong SG.
.
.
Khu vực Bình Thạnh như một thí dụ cho sự lấn rộng thành phố ra với dân số qúa đông một cách thiếu suy nghĩ, không có hạ từng cơ sở, phát triển ra trên thựợng nguồn của sông SG, làm tăng phần ngập lụt tại chỗ và làm cho nước dưới hạ lưu sông SG, vùng bên dưới nam SG, nước sẽ tự động dâng lên cao. Không có nghĩa là không phát triển được ở vùng này, dĩ nhiên cũng dễ dàng phát triển, nhưng không phải với số dân tăng vọt khổng lồ, đồng thời xóa lấp sông rạch, đất thấp tự nhiên từ trước. Sẽ lấy vùng Bình Thạnh ra bàn lại ở những loạt bài sau, cần phát triển như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh của toàn SG và ??? ... bây giờ sửa chữa những tệ hại ngập nước ra sao ???
.
by duongtiden
.
.
No comments:
Post a Comment