.
.
.
Dân số qúa đông là nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho SG ngập nước như ngày nay. Giải quyết đầu tiên là ngưng tăng, sau đó phải giảm dân.
.
Như những loạt bài đầu về nguyên nhân gây ra ngập lụt ngày nay, chuyện gia tăng dân số là nguyên nhân quan trọng đầu tiên. Thành phố đã qúa tải vì chứa qúa nhiều người, hệ thống thoát nước cống của Pháp chỉ có tại vùng trung tâm, chỉ cho chừng vài trăm ngàn người, tới lúc lên tới trên ba triệu dân trưóc 1975, là SG đã tới mức không còn chịu đựng nổi dân số đang có với hạ tầng cơ sở mà phần lớn do Pháp làm ra từ đầu thế kỷ 19. Thành ra khi SG phát triển ra như ngày nay, với dân số quá đông, lấy hết những khu vực thấp, đầm lầy, wet land, đất ngập nước là môi trường sinh thái từ ngàn xưa để quân bình nước không ngập đến khu thành phố SG, mà mở rộng ra như ngày nay, thì lụt lội là chuyện hậu qủa mà thôi, so với giới hạn về diện tích và mật độ dân như xưa.
.
.
.
vài triệu dân đi ra khỏi SG dịp tết ? đường phố thoải mái, mật độ dân dễ chịu ...
.
Giả sử bây giờ nếu dân số SG giảm về với số lượng phân nửa, dưới 5 triệu, như mấy ngày tết vừa qua, dân đi ra khỏi SG về quê ăn tết, nhìn thấy đường phố trống vắng nhẹ nhàng, không kẹt xe, không ô nhiễm và dĩ nhiên không ngập vì không xả nước thải ra đầy sông nữa.
.
.
.
.
Giảm dân số xuống, đó là sự giải quyết chung, cần thiết cho nhiều tệ nạn về giao thông, y tế, giáo dục và an toàn cho môi trường sống. Trong đó, ngập nước là một tệ trạng càng ngày càng tăng lên. Giải quyết dân số, đó là một biệtn pháp, chủ trương chính trị, để cho chính quyền hiện nay giải quyết, nhưng nếu họ không nhìn ra nguyên nhất chính đó và có đường hướng chuẩn bị cho tương lai, thì lại tiếp tục chuyện đời cha ăn mặn thì đời con khát nước ngập lụt mà thôi. Giải quyết bằng chủ trương cho thiết lập các thành phố mới, tăng cường các thành phố vệ tinh, nơi vùng cao gần SG, tăng cường phát triển các thành phố quan trọng của các miền khác trên lãnh thổ, để cho cũng có tiện nghi giống và hấp dẫn như SG, để dân không cần phải đổ vào SG kiếm sống nữa. Mang những phát triển về kinh tế xan xẻ đều ra cho những vùng các trên lãnh thổ VN, thay vì tập trung tại SG.
.
Giống như các quốc gia tân tiến khác, thí dụ như Mỹ, nơi tiểu bang xa xôi nhất, biệt lập nhất như Washington, gần sát Canada, xa thủ đô Washington DC, mà lại là một trung tâm quan trọng nhất về software, như Microsoft, về hàng không như Boeing và đầy những căn cứ quân sự cần thiết và tối tân. Ở VN phải có chính sách mang kinh tế, mang tiện nghi, giáo dục và y tế đến mọi vùng, chứ không phải chỉ tập trung ở thành phố lớn duy nhất, thí dụ như SG. Trong khi SG đang không chịu nổi chuyện tăng dân số trên những vùng ngập nước nữa, vừa mất vệ sinh, hại môi trường và vừa tốn phí qúa cao cho xây dựng hạ tầng cơ sở, và điều kiện sống trở nên tồi tệ trong tương lai.
.
Ở các nước tân tiến khác, phát triển về văn hoá kỹ thuật, giáo dục, không cần tập trung như tại SG, mà đại học nổi tiếng, trung tâm nghiên cứu, vẫn ở những thành phố nhỏ, với điều kiện sống an lành giản dị, nhiều khoảng trống, cây xanh, mở rộng, thí dụ như Đà Lạt ngày xưa, Nha Trang ngày xưa. Với tiện nghi của Internet ngày nay, chỉ cần nối giao thông, cung cấp đầy đủ năng lượng và y tế và giáo dục, hầu như nơi nào trên lãnh thổ VN gần biển, gần trục giao thông chính, đều có thể trở thành những trung tâm phát triển quan trọng. Như vậy tình trạng, dân phải du mục di dân kiếm sống ở thành phố lớn, rồi mỗi năm trở về quê ăn tết là không cần thiết. Sinh sống ở đâu thì cư ngụ thường trực tại đó. Đời sống lành mạnh cho kinh tế và văn hoá là như vậy. Lấy đời sống an lành, sự đoàn tụ của gia đình làm căn bản. Đó mới là đời sống hạnh phúc.
.
.
Để không tăng mật độ dân nơi trung tâm SG, không nên cho tập trung qúa nhiều những nhà qúa cao nữa, chỉ gây thêm ngập lụt và ứ đọng giao thông, nhất là khi không có hạ tầng cơ sở, như ăn ở và thải phân nước thải dơ ra, giữ tại chỗ ..
.
Phần những bài trước, có nói nhiều đến chuyện, các nhà trọc chời chính là nguyên nhân gây ra ngập lụt thêm, chứ không giải quyết gì. Có thể gây thắc mắc cho nhiều người, tại sao vậy, tưởng dùng ít diện tích mặt đất là tốt chứ? . Nhận định này không phải duy nhất từ tôi ra, chỉ đích danh cao ốc qúa cao là nguyên nhân ngập nước, mà trong xứ VN cũng có nghiều người hiểu biết cũng đã nêu những nguyên nhân này ra, trên quan điểm về khoa học và kỹ thuật.
.
.
.
.
Mỗi nhà cao từng, có từ vài ngàn người sống, làm việc, di chuyển mỗi ngày đến đó, cho tới dự trù 10 ngàn người cho cao ốc cao nhất, 68 tầng, đang xây đằng sau Tổng Nha Ngân Khố cũ, phía sau đưòng Nguyễn Huệ, bên đường Ngô Đức Kế, ngay sau Hàm Nghi. Chi khi có các cao ốc này, làm tăng dân số trong vùng này, số lượng người đổ về đây có lẽ tăng lên đến vài trăm lần hơn, thì họ sẽ tiêu xài nhiều nước ngọt , nhiều điện và thải ra nhiều nước và phân dơ. Tất cả sẽ thoát đi đâu? , nếu không xuống hầm dưới tận cùng, thấm ra đất, hay đổ lén vào cống bên trên, do Pháp làm ra trăm năm trước, mà mỗi nhà bên đường chắc chỉ một vài trăm người xử dụng là hết mức vào thới đó. Nói cho đúng là tiết diện cống từ 110 năm trước, không có dự trù cho một chục cao ốc, mỗi cao ốc vài ngàn người, nếu hai chục ngàn người giựt cầu thải phân xuống đáy, thì những thứ này đi dâu, thoát đi đâu?, hút đi đâu, đi ra vùng đầm lầy cũng nằm trong SG để đổ lén xuống phải không? rồi chẩy ra sông, ngấm lại xuống giếng nước ở SG, như vậy là văn minh, hợp vệ sinh?
.
Nhìn trung tâm SG, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, gần ra sông SG, bao nhiêu cao ốc qúa cao, qúa khổ đã mọc lên, đối diện với nhau, chỉ cách vài chục thước qua con đường, mỗi khối nhà vài ngàn người. Trong khi thành phố không hề có giao thông công cộng ở mức cao như xe điện, đừng nói đến metro, nghe buồn cuời với nước lụt hiện nay, và lúc đào metro, thì đi lại ngay khu SG sẽ ra sao? Cho nên làm đường metro, làm xe điện, giải quyết lưu thông trước rồi mới cho nhà cao ốc mọc lên sau. Bây giờ mấy chục ngàn người mỗi ngày đi làm bằng xe gắn máy, mỗi xe chiếm cho đi 1,5m2 diện tích đường, như vậy cứ làm con toán, 20 ngàn người ra về khi tan việc, cần 20 ngàn xe gắn máy, chiếm 35 ngàn m2 lòng đường, chưa kể các xe hơi nữa, mỗi xe chiếm bao nhiêu m2 lòng đường, chưa kể các xe đang lưu thông sẵn có dưới lòng đường khi đi qua vùng này. Mỗi cao ốc phải có chỗ đậu đến 50 tới 100 xe hơi, coi như là ít, mỗi xe phải chiếm đến 4m2 diện tích đường, số xe này lại tràn lên mặt đường với diện tích do Pháp làm ra cho xe bò xe ngựa và đi bộ, trên 100 năm trước, thì có đủ chỗ xếp hàng trên đường từ trăm năm trước không. Ai sống ờ SG thì hiểu tôi nói cái gì. Và các bài tới sẽ cho coi hình kẹt xe ngay Lê Lợi và Pasteur, nói đúng ra, nguyên một bài.
.
.
.
nhà cao nhất SG này đã và đang góp phần làm cho SG ngập thêm nước như thế nào ?
.
Nhà chọc trời chỉ là một khoe khoang của chế độ, chứng tỏ là ta đây giầu có, đang thành công, nhưng vẫn đang đi xin tiền viện trợ, chẳng có gì để hãnh diện sảng với nhà trọc chời, vì Tây Tầu Nhật vẽ kiểu, tính toán họa đồ xây cất, hãng thầuTầu Đại Hàn xây, còn VN ta chỉ làm cu li bị sai biểu, chả có gì mà hãnh diện, chỉ làm cho các tệ hại ngập lụt, kẹt giao thông, ô nhiễm, thiếu điện nước, và cứ đợi vài chục năm nữa sẽ thấy thành decay, mục rã của thiết kế đô thị sai, quy hoạch sai. Nhà chọc trời không có gì xấu hay không đúng, không đúng ở chỗ SG không hề có nhà máy trung ương phân xử nước phân dơ cho đúng vệ sinh, không hề làm hệ thống cống mới. Trên thế giới, không ai xây nhà mấy chục tầng mà bên dưới phải có hầm phân nước dơ, mà nước phân được dẫn về nhà máy trung uơng, nguyên một thành phố như vậy, không có xài hầm phân bên dưới, vì ô nhiễm. Chưa kể những nhà trọc trời này còn có thể khoan thêm giếng bên dưới, lấy nước dùng, làm lún đất, lún ngay toà nhà đó, hay lún nơi lân cận vì mất áp suất nước dùng cân bằng dưới đất.
.
Thành phố tân tiến, không có thải phân dưới nền nhà, không cho thấm ra giếng nước chung quanh, mà có nhà máy lọc phân, nhà máy nước, nhà máy điện đủ cung cấp cho toàn thành phố, và dự trù cho tương lai. Khi dân số cao, và phát triển tới mức giới hạn, người ta chuyển qua thành phố mới, cứ như vậy mà phát triển. Nếu SG mà phắt triển đúng như vậy, thì nhà cao ốc mới xứng đáng, đứng bên những con đường không ngập nước, không ngập ứ đọng xe kẹt cứng, và không ứ đọng đầy phân người bên dưới.
.
Còn trên thế giới, dĩ nhiên vẫn có những người khùng điên, khoe nhà chọc trời với hầm phân bên dưới, để chọc cười những người có hiểu biết. Ngoài ra, khi xây nhà cao ốc, chỉ làm cho người ta càng đổ về SG, chỉ làm tăng dân số, trong khi dân số là kẻ thù đầu tiên làm cho thành phố qúa tải, gây ra mọi tệ trạng cho xã hội. Chuyện cần thiết nhất là bỏ tiền ra làm hạ tầng cơ sở, để du khách không phải lội nước cống ngay trung tâm SG, Du khách không bị kẹt xe, thở khói xe, và nhất là không mời du khách đến quá nhiều trên cao ốc, giựt cầu cùng một lúc cho phân nước thải đi xuống lòng đất SG, cho con cháu đời sau phải giải quyết.
.
Còn chuyện, tại sao xây cao ốc làm SG mau ngập lụt hơn, nếu vẫn chưa chấp nhận các ứ đọng về dân số, giao thông y tế giáo dục do tăng dân kể trên, thì bây giờ mang ra thí dụ rất giản dị, có thể khó hiểu khi nói, nhưng qua hình ảnh, các chi tiết, bàng vẽ họa đồ thì rất dễ hiểu là: khi xây cao ốc, người ta đã làm hư, làm bí tắc, làm ngập hết cống rất cũ của SG, do Pháp xây trên 100 năm trước, bây giờ cống tại khu trung tâm không chẩy nữa, ngập cao ngay dưới chân các cao ốc chọc trời này, không biết có đụng tới trời không, chứ du khách ngoại quốc chắc được chọc cười bể bụng khi lội nước cống dưới chân các cao ốc này. Đó là sự ngu si, không bỏ tiền làm hạ tầng cơ sở khô ráo, thông xe, không ứ đọng giao thông, mà mua nhà chọc trời về để chọc cười những người hiểu biết.
.
.
Còn chuyện tư bản bên ngoài, nó thấy mình ngu dốt, muốn mua thì nó cứ bán, nó đâu cần khuyên bảo: mày đi rửa chân thúi ghẻ lở đi, làm nhà máy lọc phân cho có vệ sinh, làm ra lưu thông công cộng, giải quyết kẹt xe, không ngập nước cống, rồi tao bán cho nhà chọc trời về mà chọc nhau cười sung sướng. Chẳng có thằng tư bản nào mà không mất dậy, không hỏi tao không nói, ngu muốn mua thì tư bản cứ bán, cho dù muốn chổng ngược nhà chọc trời cho hầm phân lên đầu óc trên cao nhu con tôm lộn .. thì nó cũng sẽ xây dùm cho, muốn gì có nấy, nó cứ bán lấy tiền, muốn thuê tư bản làm gì, nó làm đó, còn ngu dốt, chưa làm này mà đòi làm kia ngược ngạo, thì nó bịt miệng cười với nhau thôi ... đứa nào ngu mà làm khôn thì ráng chịu ... nhà cao ốc, dưới bịt hầm phân như con nít đang còn phải đeo tã thúi, mà bên trên cứ lo ham muốn sửa mũi cao, bơm ngực, nâng vú, cho dù đổ cả chai dầu thơm lên đầu cũng không che được mùi phân thải bên dưới xông lên hoà với nước cống và khói xăng kẹt xe chung quanh hai cái chân ghẻ, và mấy cái xe Mercedes ngập nước cống dưới hầm sâu. Cái đó là khôn nhà dại chợ thôi, không biết thân biết phận. Còn tư bản thuê gì nó làm đó, không bao giờ nó nói tại sao mày ngu thế, không làm cái này trước, bởi vậy mới gọi nó là thực dân tư bản dẫy chết vì mắc cười thằng ngu đi thuê chúng làm chuyện ruồi bu nước cống ngập phân thải bên dưới nhà qúa cao từng.
.
.
Xây nhà cao, không bảo vệ cống qúa cũ, làm hư cống, bịt cống, phá sông, bịt miệng cống thoát, mà hỏi tại sao lại không ngập, đó mới là khó hiểu !!!
.
Phần bên dưới này, đưa ra vài thí dụ của xứ Mỹ, khi xây cất, cho dù là một căn nhà nhỏ, phải theo luật, ngăn chận nước bùn đi ra khỏi khu vực xây cất, đi ra đường, chẩy vào cống chung, và nhất là không được qua đất của người khác. Khi đất bùn, đất ô nhiễm chẩy ra sông, chẩy vào cống, làm ô nhiễm môi trường sống, làm chết sinh vật, làm cạn lòng sông, làm bế tắc cống, tốn tiền thuế chung để xửa chữa cho một hai cá nhân gây ra. Nhà máy lọc nước thải phải tốn kém làm việc nhiều hơn. Nếu chỉ cần vài phương phắp ngăn chận thoát nước bùn, nước ô nhiễm, tất cả các chất dư trhải ra khi xây cất được ngăn chận lại, mang đi, là sẽ không phải tốn thật nhiều tiền để sửa chữa hệ thống cống sau, và không làm thiệt hại môi trường sống lâu dài, để con cháu đời sau còn có đất nước tươi đẹp mà sống.
.
Chú thích hình trên: A: sơn và hồ tô phải được che đậy kín, tránh mưa gió, tràn ra đất, không được rửa sơn cọ, hồ cho tràn ra nước thấm ra ngoài đường vào cống, mà phải thu hồi vào thùng chứa mang đi khỏi. B: chu vi phải có hệt thống chắn bùn đất trào ra, phải dọn dẹp các chất lằng đọng, nạo vét, hút hơi theo hệ thống ẩm ướt. Khi bị lan tràn phải giải quyết, tu sửa ngay. C: Vật liệu chứa phải được che đậy, không để ngập nước thấm ra đất, sau những cơn mưa phải coi lại sự an toàn của vật liệu có thể sụp đổ gây tai nạn. D: Phải xin giấy phép xử dùng lòng đường, phải duy trì che chở an toàn cho người qua lại. E: Miệng thùng rác phải được che lại bởi hệ thống cuốn, nếu nước thải rỉ ra, phải được ngăn chận không cho thấm ra khỏi chu vi, và dọn dẹp sạch các chất lắng đọng mỗi ngày. F: Các xe đổ bê tông khi đến không đường làm sụp đổ hư hại lề đường và cống, khi đổ bê tông phải dùng hệ thống ngăn chặn chung quanh ngăn các chất thaả, vật liệu vương vãi ra, chẩy vào cống. G: Nơi rủa vật liệu, dụng cụ thấm chất độc hại như sơn bê tông xi măng hàng ngày, thu dọn chất lắng, nước thải độc, mang ra khỏi công trường để chở đi đổ nơi hợp pháp. H: Đất đào lên, và dùng lại phải được che, tưới nước cho khỏi bụi, không để nước mưa làm trôi đi. I: Các dụng cụ cơ khí lớn đào đất giữ tại nơi, được duy trì, tu bổ bên trong phạm vi xây cất, nạo vét cát bụi đất dính trước khi di chuyển đi chỗ khác. J: Miệng cống thoát nước phải được bảo vệ không cho đất bùn đi xuống bằng các hệ thống giản dị như bao chứa sỏi đá chận đất lại, không được đổ thẳng các nước ô nhiễm xuống, nạo vét dọn chung quanh mỗi ngày.
Trong mọi giấy phép cấp cho xây cất, chuyện đầu tiên là đòi hỏi phải làm hệ thống ngăn chận các chất thải đi vào cống rãnh, hay đi thoát ra chỗ khác. Các điều này được đưa vào bảng vẽ xây cất, xin giấy phép, trang bị xong mới được khởi công xây cất.Phải dọn dẹp đất cặn, vật thải mỗi ngày, không được rửa nưóc, phải xúc cạo khô, hay hút mang đi chỗ khác. Có thanh tra công trường của thành phố kiểm soát hàng tuần và ngưng xây cất nếu vi phạm, sau cơn mưa phải dọn dẹp, sửa chửa hệt thống ngăn chận đất bùn lắng đọng vào cống ngay. Những chuyên chở qúa nặng của vật liệu máy móc, cũng phải được giải quyết, tăng cường các biện pháp bảo vệ chống đõ lề đường, chống làm lún hay hệ thống đường cống chung quanh nơi xây cất.
.
Trở lại SG, xây cất cao ốc vài chục từng, không có hệ thống bảo vệ cống rãnh quá cũ, mà cứ tống các chất thải khi xây cất vào cống sẵn đó, phá lề đường, lái xe nặng đụng vào miệng cống, làm hư, đổ bùn vào cống, đào mấy từng hầm, nước ngập xanh lè, xây cất ròng rã vài năm liên tiếp, bao nhiêu bụi bặm, đất cát vương vãi, chất thải xi măng, bê tông, đều đi vào lòng cống chung quanh. Chục cao ốc chung quang hai ba con đường trung tâm SG, mới xây trong vòng 10 năm qua, và hiện nay, coi như đã làm cống rãnh cũ bế tắc hết. Cho dù không bế tắc, không hư cống, hệ thống này đã được làm 100 năm trước, chắc chắn không có dự trù cho 10 cao ốc hai bên đường, mỗi cao ốc chứa vài ngàn người. Như vậy thì bây giờ hy vọng sẽ hiểu là xây cao ốc nhiều, gây ra ngập lụt nhiều hơn.
.
VN cũng gửi sinh viên đi ra bên ngoài du học, trên mười năm nay, bao người tốt nghiệp, bao nhiêu bằng tiến sĩ, giả thiệt có đủ dấu son, không lẽ không nhìn thấy, khi xây cất, người ta phải làm những gì để bảo vệ cống và đất cát ứ đọng, phá hư môi trường sông rạch, gây ngập lụt và thiệt hại đến tài sản hay giá trị của những người chung quanh. Quan chức chính quyền cũng hay đi ra thế giới học hỏi lắm mà, đi học hỏi, hay đi đánh bài, buôn lậu mua bán ??
.
.
Bây giờ coi vài hình khi xây cái nhà cao ốc 68 ntầng, cao nhất SG, Saigon Financial Tower đang xây ngay sau Nguyễn Huệ, gần sông SG, coi khi đào 6 (?) tầng hầm, thì nước dơ, đất cát trào, lắng đọng, đi về đâu? . Đất và chất thải đi vô tư thoải mái không ai ngăn chận, đi vào cống do Tây để lại, đi ra sông SG, đi ra rạch Bến Nghé, mà người ta lấp cống hai bên rạch Bến Nghé rồi mà, để làm đường hầm qua Thủ Thiêm, cho nên khu trung tâm SG, Ng. Huệ, Lê Lợi, ngập nước vài chục cm. Có coi trên net, có người đến Saigon Centre có chút chuyện làm, qua cơn mưa, xuống đường Lê Lợi, nước ngập vào tận bên trong xe hơi, phải mang xe đi tháo hết nệm sàn đi phơi. Thật là hấp dẫn, không thấy quảng cáo của cao ốc này cho biết, đặc điểm của cao ốc là khi mưa, nước ngập bên dưới cao vào trong xe, có thể thả thuyền đi chơi … he he chuyện chọc cười thiên hạ trên thế gìới, nhưng trong VN vẫn hãnh diện và nể các nhà chọc trời này lắm, cho tới ngày sẽ có người chết đuối bên dưới vì ngập nước mưa !!! trò hề không hơn không kém !!
.
.
Nói khôi hài chút chuyện như vậy chơi thôi, tôi không phải là người đầu tiên nói, xây nhà cao ốc qúa cao, qúa khổ tại SG ở những nơi thật thấp gần sông SG, chính ra là gây ngập lụt nhiều hơn vì những lý do trên. Đúng ra những số tiền khổng lồ đó, nên mang đi mở những thành phố khác. Hay dùng làm hệ thống nước thải, hệ thống phân xử nước dơ, nước phân, dùng làm hệ thống di chuyển công cộng như xe điện, giải quyết mở rộng giao thông, có lợi hơn là cứ xây thật nhiều cao ốc. Cho dù là tư bản mang tiền vào làm chuyện đó, không xây không lấy được tiền, vẫn nên yêu cầu bỏ tiền đó vào đầu tư hạ tầng cơ sở, có lợi cho dân chúng SG hơn, nhưng tư bản không làm như vậy, vì chúng muốn kiếm lợi kiểu khác, cho dù độc hại cho tương lai của SG, không phải vì lợi mà nhắm mắt làm không toan tính, yêu cầu tư bản đầu tư vào chỗ khác, còn không thì thôi, phải biết phân biệt, có học một chút, nếu chưa nói là khôn ngoan. Chưa kể đến một điều thiếu an toàn và rất nguy hiểm đến sinh mạng là thành phố đã có khả năng và được trang bị dụng cụ đặc biệt để chữa cháy các cao ốc trên vài chục từng cao hay chưa?
.
.
.
.
.
thủ phạm, thải đất bùn ra đường vào cống như vầy bao lâu rồi?
.
.
.
.
.
.
Không lẽ sau khi xây xong nhà trọc trời hết, rồi mới đào cống chung quanh, đào tung đường lên để làm đường dẫn phân dơ nước thải, đào tung lên hết để làm metro nếu vẫn còn ước mơ đó, đào tung hết, ngược ngạo thay vì làm nền móng cho thành phố trước rồi mới làm nhà.
.
Sẽ có một bài phụ lục nói riêng về ngã tư ngập nước Pasteur và Lê Lợi, ngay trước Saigon Centre sau, như một thí dụ, cắm cao ốc trên góc đường lụt với cống rãnh cũ, cũng như cao ốc The Manor, và Saigon Pearls, chung quanh những con đường ngập nước như sông Nguyễn Hữu Cảnh, ngay khu thấp nhất của SG.
.
.
.
Cùng một kiểu xây cất không bảo vệ duy trì cống cũ như vậy, dọc đường Nguyễn Huệ, từ Sunwah, Hotel Duxon, hai cao ốc cuối đường, đã đưa bao nhiêu đất cát vào cống dọc ra sông, và ngày nay các nước thải do người xử dụng của các cao ốc này đi đâu. Tôi không thấy, và không nghĩ là trong qúa khứ, đã có làm hệ thống cống mới to hơn, sâu dưới đường NH, vì nhìn hình mới trên mặt đường không thấy ra manholes, những hố thăm, không thấy ra những miệng cống thoát nước ở bờ sông SG, mà vẫn thấy y nguyên mấy miệng cống vuông đậy nắp bên lề đường của Pháp đã làm trên 100 trước.
.
Không làm cống mới trước, mà chỉ lo làm nhà chọc trời, không lám cống thoát nước thu phân thải mà cứ làm nhà chọc trời với cả mấy ngàn cái bàn cầu ngồi chờ giựt nước … he he … chỉ làm nhà chọc cười thiên hạ … nói đùa thôi, chỉ chọc cười người hiểu biết, còn chính quyền SG thì đang hãnh diện lắm, nhất là những khi mưa to. Những kỷ niệm đáng nhớ cho du khách.
.
.
.
.
By duongtiden
.
No comments:
Post a Comment