copy of tmddesign old multiply blog

Pageviews

Wednesday, February 17, 2010

Loạt bài Saigon ngập nước. Phần giải pháp cho bớt ngập. Bài thứ sáu tiếp theo. By duongtiden.


.

.
.


.
.


Nhận định về địa thế thiên nhiên, độ cao của Saigon với các giòng sông rạch chung quanh.

Cách chính quyền đang tiến hành giải quyết và đà phát triển của Saigon hiện nay làm tăng hay giảm chuyện ngập nước ?.

.
.
 

Qua những bài trước về nhận định ra nguyên nhân, như vậy cũng đã đủ dài và rõ ràng mọi nguyên nhân nhỏ lớn. Loạt bài tới là những giải pháp cho thành phố Saigon hy vọng sẽ thoát khỏi cảnh ngập lụt, đồng thời thoát khỏi những ứ đọng nữa về giao thông, hạ tầng cơ sở thiếu kém, ô nhiễm qúa mức, để cho thành phố trở nên sống động liveable và trở nên vững bền trong tương lai.
.
 

Loạt bài tới là những giải pháp theo cái nhìn và suy nghĩ của riêng tôi. Không biết có đủ khả năng hay không? Nhưng qua mấy chục năm học hành và hành nghề, bắt đầu từ năm 1970 tại Trường Đại Học Kiến Trúc, Viện Đại Học Saigon với  chương trình 6 năm tốt nghiệp KTS, học thiệt không mua bằng, ai cũng biết, tốt nghiệp Master of Architecture, 1982 tại University of Oregon và qua mấy chục năm hành nghề tại Mỹ, và đang là hội viên Kiến Trúc Sư Đoàn Hoa Kỳ. Chắc như vậy, tôi cũng đủ chút hiểu biết tối thiểu để bàn bạc so sánh với các đấng tự xưng là đỉnh cao  …đang bị ngập lụt nước cống ngày nay tại VN.

.
.
 

Trước khi nói về những giải pháp gần, giải pháp xa, thử nhìn cách nhà cầm quyền SG hiện nay nhận định ra vấn đề ngập nước như thế nào, có cách giải quyết ra sao, và tiếp tục cho SG phát triển như thế nào? Có thuận lợi cho việc giải quyết chuyện ngập lụt hay không. Có thực tâm hay không hay chỉ làm để bán đất, bán nhà, cho Tây Tầu xây cao ốc để kiếm tiền ăn chận.
.
.
.
 
z-td-sg-solution-1.jpg picture by tddesign
.
.
 
z-td-sg-solution-a.jpg picture by tddesign
.
Saigon nào đẹp và không ngập nước, cao ốc nào trên thế giới mà phải giữ hầm phân nước dơ bên dưới? tiêu chuẩn quốc tế nào vậy?
.
.
 
z-td-sg-solution-b.jpg picture by tddesign
.
Saigon nào đẹp, xanh tươi không ngập nước? Saigon nào có cảnh vật không giống nơi nào trên thế giới, mà du khách thích thăm viếng ?
.
.
 
 

Thử nhìn lại SG vài chục năm trước, tại sao khu đất thấp từ trung tâm tỉnh Gia Định đi ra Thanh Đa, ra Cầu Saigon, ra bên bìa Thị Nghè, giáp sông Saigon không được phát triển, tại sao từ xưa không nhào qua bên Thủ Thiêm, hay bên quận Thủ Đức giáp sông Saigon, mà phát triển, mà xây cất, trong khi chỉ cách trung tâm SG không tới vài cây số. Mà lại phải chuẩn bị phát triển lên ngã tư Thủ Đức, lên vùng cao gần xa lộ vòng đai Saigon, hướngđông bắc, đã đưa một phần viện đại học lên đó, rồi chuyên chở sinh viên học sinh hàng ngày bằng xe bus. Tại sao đưa khu kỹ nghệ lên trên vùng cao Biên Hòa, mà không chạy ra Cầu Sơn, không chạy ra Văn Thánh, những nơi chỉ cách quận Nhất, cầu Thị Nghè có vài phút.
.
 

Lý do: đó là những vùng thấp, đầm lầy ứ đọng nước, là vùng thấm giữ nước lên xuống của thủy triều, là vùng điều hòa chuyện ngập nước tự nhiên của thiên nhiên từ trung tâm SG và vùng phụ cận đổ nước mưa ra. Vùng cây xanh cho buồng phổi SG. Nâng nền những khu này, coi như bịt lối thoát nước tự nhiên trên mặt, và nước ngầm thấm xuống của nội thành Saigon. Và từ xưa không ai muốn tăng dân số đến trên ba triệu như vậy, chỉ vì hoàn cảnh chiến tranh, thôn quê ruộng vườn không làm ăn được, nên sự tăng dân số của SG chỉ là điều tạm bợ, tị nạn chiến tranh, không phải là thường trực, không ai muốn như vậy. Sau chiến tranh, tiện nghi tối thiểu sẽ mang đến cho đồng quê, sẽ mang kỹ nghệ đến, công nghiệp và nông nghiệp đi đôi tại chỗ, cho nên không lý do gì SG phải tăng dân lên chóng mặt như vậy. Nếu có đủ công ăn việc làm ở quê, đời sống an lành thảnh thơi hơn, không mấy ai ưa đời sống thành thị, trong điều kiện mất vệ sinh như vậy. Ai cũng đợi sau chiến tranh, hoà bình để bỏ SG trở lại quê, trở về với vườn tược cũ.
.
 
.
 

Từ mấy trăm năm xưa, khi khai phá vùng này, các bậc tiền nhân cũng đã nhận ra đâu là vùng đất giồng cao để lập thành phố, chỗ nào là vùng ngập nước cho canh nông, thủy sản và giao thong thuyền bè thì để yên. Chỉ có mấy chục năm qua vì lười biếng hay vì ngu xuẩn mà thấy mối lợi ngay trước mắt, lấn ngay ra khu thấp khu lụt, khu thoát nước của trung tâm SG, cho nhà cửa mọc lên, lấn chiếm, lấp tới 50% sông rạch cũ, đất trũng để chứa nước đã có từ khi tiền nhân khai phá ra vùng đất này. Cắm đầy những cao ốc với mật độ cao, dân ở chồng lên đầu nhau, bên dưới là đường ngập nước, thải nước phân dơ bẩn, rác xuống dưới và mang hàng ngàn xe gắn máy, xe hơi đến trong khi bên dưới đường không đủ rộng, không thoát nước đi đâu được, ngập tràn lan, coi như mua nhà cao ốc cắm bên giòng nước cống, mua xe mắc tiền về cho chạy thật chậm trong đường ngập nước, để phải mang xe đi sửa phí phạm, làm giầu cho tư bản Tây Mỹ Tầu Nhật. Những chuyện này, có chút suy nghĩ và hiểu biết gì không hay chỉ là khoe khoang sự ngu dốt hết cỡ. Hay nói ngược lại, khi thành phố còn đầy đường ngập nước thúi mà cứ ham cắm cao ốc hai bên, chân đang ghẻ lở không chữa chạy mà cứ ham đưa chân ghẻ xình thúi lên xe Mercedes.
.
.
 
z-td-sg-solution-2.jpg picture by tddesign
.
.
nhà cao ốc mà chưa có hạ tầng cơ sở, chưa có đủ giao thông, chưa có đường không ngập nước, thì chỉ là trò cười của kẻ có tiền mà ngu !! tự hào sống trên hầm cầu, đi ra ngoài thì lội nước, chỉ là cơ hội để bán đất bán nhà kiếm tiền, còn thì ngập lụt kệ tụi bay, ngu dốt ráng chịu.
.
.
 
z-td-sg-slolution-10.jpg picture by tddesign
.
ở nhà lầu đi xe xịn, nhưng ngập nước cống đó là tiêu chuẩn quốc té kiểu VC, đỉnh cao ngập nước cống thúi.
.
.
 
 
 


.
.

Nhìn lại những con đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, coi như trung tâm SG, từ ngày Pháp lập ra trên 100 năm về trước, rộng thênh thang khi chưa có xe hơi, chỉ có vài xe bò xe ngựa đi lại, mà vẫn làm cho rộng thênh thang, không ngập nước sau 50 năm. Hệ thống cống từ hồi đó đến nay có ai coi lại còn hoạt động hay làm ra cống mới hay không. Còn độ dốc nước chẩy, thì chưa tới được 0,5%, coi như là bằng phẳng, khi ra được tới sông SG thì miệng cống thoát nằm dưới mực thủy triều dâng cao.
 
.
 
Hai con đường như vậy, với thành phố cũ, chỉ ngập một chút khi mưa lớn tại góc Pasteur và Lê Lợi, ngập từ thời trước 1955 lận. vậy mà không làm cống mới, cho ngay cái cao ốc vài chục từng Saigon Center vào ngay đó, cho vào góc đường đã ngập lụt nhỏ từ năm 1955, tới nay chưa hề giải quyết. Đi mua toà nhà mới cắm vào con đường không cống rãnh mới, không giải quyết chuyện lụt đã đang có, để ngày nay, đậu xe hơi bên đường dưới, thì nước ngập nửa xe, như vậy đó là một lôi cuốn hấp dẫn lớn cho khách hàng đến SG Center để làm việc, theo đẳng cấp quốc tế miệt vườn ngập nước của VC đó, khi xuống cao ốc, ra dưới đường, vào xe, thì xe hư hại, ngập nước, hư ghế nệm da, hư máy, hư computer điều khiển xe. Ở Mỹ xe mà ngập nước như vậy là vứt bỏ, bồi thường xe mới, xe ngập nước chắc mang bán tháo cho các xứ chậm tiến, dùng với giá như cho không.

.
.
 
z-td-sg-nh-now.jpg picture by tddesign
.
Đại Lộ Nguyễn Huệ ngày nay ngập nước, ngày xưa thì không ngập. Có phải tại vì có quá nhiều người đến đó, qúa nhiều cao ốc, qúa nhiều nước thải và cống ngầm bé nhỏ trên trăm năm cũ không thèm chẩy nữa, không thèm làm cống mới, chỉ thích xây cao ốc và hầm phân, kèm theo đất lún, kèm theo nước sông SG dâng cao hơn vì trên thượng nguồn cắt cây, cắt rừng.
.
.
 
z-td-sg-ngap-nhxuanay.jpg picture by tddesign
.
.
 

Đường Nguyễn Huệ cũng vậy, con đường không được làm cống rãnh mới, to lớn đủ chứa nước, mà muốn làm cũng không được vì nước sẽ không thèm chẩy đi khi nước thủy triều lên cao hơn miệng cống thoát ở sông SG. Nhưng chính quyền vẫn tham lợi hối lộ, quên chuyện SG ngập lụt, cho hai bên đường Nguyễn Huệ tiếp tục mọc nhà mấy chục tầng như Sun Wah, thay thế hết những kiến trúc cổ, nét đẹp đặc biệt của Pháp, thì du khách khi tới đây chẳng thèm chụp hình làm gì, vì kiểu kiến trúc đó còn thua nơi họ sinh sống, còn kiến trúc cổ của SG thì không còn nữa, chắc chỉ có khách du lịch từ Hà Nội mới vào SG mới ham chụp hình thôi.
.
.
 
z-td-sg-ngap-nh-bo.jpg picture by tddesign
.
.
 
 

Như vậy thì đường hướng cho nhà chọc trời cứ chọc vào mắt du khách, chọc trời, nên khi trời mưa thì những nơi chưa lụt bao giờ, nay nước lụt tại chỗ, khỏi chẩy đi đâu hết. Những toà nhà chọc trới cắm vào những con đường không thể thoát nước thêm được nữa vì sông SG dâng cao, do khu đất thấp như Thị Nghè, Bình Thạnh được lấp hết làm nhà không còn chỗ thấm nước nữa. Ngay kể như tụi tư bản ngoại quốc, có thằng nào từ chối làm nhà cao ốc cho VN trên đường ngập không, xứ sở tụi nó không cho phép làm như vậy, nhưng tụi nó đến VN chỉ lấy tiền rồi chạy. Có đứa nào khuyên:  tụi bay nên bỏ tiền ra sửa đường ngập cống thúi, sửa chân ghẻ lở để đứng cho vững, khỏi té, thay vì sửa mũi cao, như cao ốc cho le !!! chỉ ham sửa sắc đẹp. Đó là sự ngu dốt của kẻ có tiền, ngu dốt mà có tiền, thì tiền từ đâu ra, tiền ăn trộm ăn cắp, vay mượn sẽ không thèm trả, với dự tính ăn quỵt từ trước. Tư bản đến kiếm tiền lẹ chạy mất, chứ không phải đến để dậy dỗ chủ nhà bớt ngu đi. Nhất là loài tư bản thực dân mới khốn nạn như vậy, xứ chúng nó không có luật lệ nào cho làm như vậy.
.
 
.
.
 
z-td-sg-solution-c.jpg picture by tddesign
.
Sàigòn nào thoải mái nhẹ nhàng ít ngập nước hơn, B hay C. Sàigòn với ống cống cũ trên trăm năm như phần C, mà cho nhà trọc trời mọc lên chỉ gây thêm ngập lụt khu trung tâm mà trước giờ chưa hề ngập nước, thải nước phân dơ bên dưới, gây thêm ứ đọng giao thông xe cộ vì đầy người và xe. Vì là vùng đất thấp và ngập lụt, chứa nước mưa, nên từ xưa SG không được phát triền về phần Thủ Thiêm A, Thị Nghè D, và vùng nam gần phía Nhà Bè E. Thủ Thiêm chỉ nên làm công viên nước, đào hồ sâu, chứa nước mưa, nước từ thượng lưu sông SG đổ xuống để chống ngập lụt vùng cao bên trên. Chỉ nên làm khu nhà thấp, nhà nổi, kiểu Venice, đi lại bằng thuyền bè canô và water taxi. càng thêm hữu tình, thành khu công viên cho toàn thành phố Saigon đang thiếu khoảng xanh khủng khiếp.
.
 
.
 
 

Nói chung, SG ứ đọng, quá tải rồi đừng cho xây cao ốc nữa chỉ làm tăng dân số, tăng xe, tăng giao thông, tăng kẹt xe, tăng ngập lụt, và khi cháy, hỏa hoạn thì ra sao, làm sao chữa cháy cao ốc. Dân số, mật độ và xây cất, lấp đất, nâng nền, đào bới lung tung, đào sâu xuống đất làm hầm, làm mất đất thấm chứa nước mưa, thì SG càng mau ngập lụt, coi như lụt toàn bộ, ngày nay đi tìm chỗ không lụt mới khó, còn mở cửa ra đường là chỗ nào cũng thấy lụt.
.
 

Hiện nay, chính quyền không hề có biện pháp ngưng dân số tăng hay giảm dân xuống trong Saigon, giảm xây cất, giảm diện tích nhà, giảm diện tích mặt đất bị bọc bê tông tráng nhựa, giảm lượng xe cộ, giảm lưu thông … phải giảm tất cả mọi thứ, vì cái xe đò gìa SG do Pháp làm ra, chỉ chớ nổi hai ba triệu dân thôi, mười triệu như ngày nay thi chỉ có ngập nước, bể cống và kẹt xe. Cho nên sửa chữa Saigon kiểu nào, thi cũng phải xin mời bà con xuống xe, ra khỏi SG, mời bà con ngưng xây cất, mời nhà cao ốc đi chỗ khác, mời Tây Tầu Nhật vào VN kiến ăn nhanh, bất kể gây hậu qủa xấu đi chỗ khác, mời những nhà lãnh đạo bớt tham lam, bớt hối lộ tham nhũng đục khoét, đi vào tù ở đúng ngày tháng như dân thường phạm pháp. Thực sự muốn giải quyết con bệnh già nua SG đang mục rã, phải chữa hết bịnh ngập nước, phải làm lại hạ tầng cơ sở từ đầu, không thể sửa xe đò già, mà vẫn đầy người ngồi đu bám trên xe đò gìà nua đó, làm sao đào bới tung lên mà sửa? khi người vẫn sống đầy ra chung quanh.
.
.
z-td-sg-solution-11.jpg picture by tddesign
.
hạ tầng cơ sở của xe đò già Saigon do Pháp bỏ lại giờ chở tới 10 triệu dân, dưới ngập nước cống, trên trời dầy đặc thành qủa của chế độ, con chim bay không lọt, thành phố giờ không thấy chim bay đậu dây điện nữa !
.
.
 

Muốn chữa bịnh, muốn làm lại, thì phải mời mọi người đi chỗ khác bớt, ngưng nhận thêm cao ốc, dừng bớt xây cất lại, xây cất những công trình dùng để giải toả dân số, để làm bớt ngập. Đào phá, lấy lại kinh rạch, đào thêm hồ chứa nước, đào tung SG ra làm cống lớn, làm hầm bơm nước làm đủ kiểu thì may ra con bệnh SG mới khá hơn … còn cái xe đò già cứ để cho người lên thêm, chồng chất thêm cao ốc, rồi đòi thay vỏ xe bể bánh dưới hạ tầng cơ sở, thì chẳng có đỉnh cao trí tuệ nào làm được với 10 triệu dân vẫn đè nặng trên đó.

.

.
 
Kéo nhau đi chỗ khác làm thành phố mới, lên vùng cao Thủ Đức, Biên Hòa, Long Thành, Bà Rịa, Vũng Tầu, Bình Dương mà làm ra thành phố mới, mang đủ tiện nghi đến thành phố mới, thì SG mới có thể dãn ra được. Saigon có cái gì ở đó mà quý hoá quá vậy? có nước cống đen, ngập nước và kẹt xe … !!! thế mà lại thêm cái hầm qua sông SG để tới Thủ Thiêm, vùng đất đầm lầy ngập lụt, để dựng nhiều cao ốc hơn, đào thêm hầm ép nước sông SG dâng cao lên … đúng là đỉnh cao của sự ngu dốt, cứ nhào vào khu đất sình lầy, rồi hỏi tại sao không ngập. Các đấng quy hoạch Tiến Sĩ đỉnh cao, chỉ phán một câu chỉ cần nâng nền cả vùng lên 2m, 2m đất cao, chục cây số vuông, mà đắp cao phải có độ dốc, đâu có đắp bằng mà nước chẩy được, cao tại đỉnh phải 4,5m thì nước mới chẩy, như vậy bao nhiệu triệu m3 đất đào ở đâu tới? chở bao nhiêu xe tới? cứ 3 m3 đất rời mới nén chặt thành một 1m3 đất đủ cứng, có thể làm đường, đất lấy ở đâu ra đây? từ 100 km trở lại thì đào Long Thành, đào Biên Hòa thấp bằng SG để lấy đất à ?? Mà nâng nền khu này, thì nước dồn qua khu khác. Khu nào phải giải quyết thấm nước tại chỗ, không thể dồn ra khu khác, chỉ có dồn ra biển thôi, cách xa chỉ có trên 60 km xa. Rồi thủy triều lên, sẽ dồn nước vào lại, đắp đất, một giải pháp huề vốn ! chỉ giải quyết một khu, không giải quyết toàn diện thành phố.
.
.
z-td-sg-solution-tthiem.jpg picture by tddesign
.
ở giải pháp A, hồ thu nước bên trong cho toàn khu sẽ được nối với sông SG để xả nươc khi cần thiết, và khi khô thấp, lại cho nước sông vào để quân bình mực nước cần thiết cho sinh hoạt. Sẽ nói thêm nhiều vào các bài sau, khi trở lại giải pháp này với nhiều chi tiết hơn.
.
 
.
 

Cho nên, Thủ Thiêm chỉ cần thành cái hồ khổng lồ, sâu dưới mặt sông SG, cho nước lụt ở trung tâm SG bơm qua, cho nước sông SG vô chút, chứa nước ngọt thượng nguồn để khỏi chẩy phí ra biển, cho đỡ vỡ đê trên Thủ Đức, cho bớt lụt Thanh Đa, lấy nước làm thành phố nổi, và như vậy thì nhà chỉ hai ba từng cao là hết cỡ, dùng sông hồ, dùng nước làm phương tiện di chuyển, làm công viên nước, làm khu nhà biệt thự nước, với mật độ thật thấp. Toàn vùng thành công viên nước cho trung tâm SG qua giải trí, thành vùng sông nước xanh tươi làm công viên cho toàn thành phố. Thay vì làm nhà cao chọc trời đề bán lấy tiền.
.
 

.

Hiện nay, những chuyện chính quyền đang làm, đang cho xẩy ra, là những điều làm cho SG ngập nhanh nữa, thiên tai, cộng với nhân tai do ngu si, Saigon đang đi nhanh trên đường ngập lụt.

.
.
 
Muốn nước chẩy, phải có cao độ cần thiết.
.
.
sg-khainiem-thoatnuoc.jpg picture by tddesign
.
.
 
 
Trước khi nói chuyện giải pháp làm giảm ngập, rồi tới không còn ngập nước, phải nói đến chuyện nước chẩy, nước chẩy cần cao độ, 1% độ dốc là rất đẹp. Nhưng như vậy là đi xa 1km, đất phải cao lên 10m, làm sao có chuyện đào đâu ra độ dốc 10m mỗi km đi ngang ra ở SG, nếu độ nước chẩy là 0,5%, cũng khó mà kiếm ra nơi nào cao 5m cho mỗi km đi ngang.
.
 

Đi tìm cao độ của SG, tìm google mỏi mắt thấy cả trăm bài quy hoạch SG, nói bay bướm tổng quát vài trang, nói như phán, chẳng có bài nào nói đến cao độ, dựa vào con số, nói ra là làm sao cho nước chẩy thoát một cách có chi tiết, có giải pháp cụ thể, không có bài nào nói chợ Bến Thành cao bao nhiêu trên mực nước biển, cao bao nhiêu trên mặt sông SG, rồi làm sao mà chẩy nước thoát từ chợ Bến Thành ra sông SG. Toàn nói lý thuyết tào lao.
.
.
z-td-binhthanh-topo.jpg picture by tddesign
.
cao độ này, theo chính quyền TP ngày nay thì còn bị lún thêm khoảng 20 cm thấp hơn nữa, nước sông SG thì dâng lên cao, ngập nước cao ngay dưới chân cầu SG.
.
.
z-td-sg-ngap-chancausg.jpg picture by tddesign
.
ngập nước cao dưới chân cầu Xa Lộ sông Saigon.
.
 
.
 
 

Tìm ra thì cao độ ngã tư Hàng Xanh là 2,3m, độ cao này là cao trên mặt nước biển, hay cao trên mặt sông SG. Mà sông SG thì có thủy triểu lên xuống cao độ có thể tới 1,5m dễ dàng như ngày nay. Cao độ trung tâm tỉnh Gia Định, chỗ Lăng Ông là 4m, rồi lên cao cho tới 8m, phía bắc gần đó, kéo về hướng Phi Trường và Gò Vấp. Chỗ góc Trần quốc Toản, 3/2, Petrus Ký, Lê Hồng Phong là trên 3m, góc Nguyễn Huệ và Lê Lợi chắc chừng gần 2m, nơi cao chỗ hồ con Rùa chắc 4 hay 5m. Vùng cao hơn nữa là phi trường Tân Sơn Nhất, có cao độ chừng trên 6m tới 9m, cao hơn nữa là về Hóc Môn đi lên Củ Chi, nhưng những vùng đó quá xa trung tâm SG, không hiểu vì lý do chính trị gì đó mà cho vào chung ranh giới của TP ngày nay, nơi này cách ra bời những kinh đào nối sông SG, đi ngang qua hướng tây xuống nam qua vòng ngoài Phú Lâm, nên coi như không bị ảnh hưởng ngập lụt. Mà lại có bài viết của Tiến Sĩ nào đó của SG ngày nay cho biết SG đang bị lún vì mất nước ngầm, vì hút nước giếng qúa mức, nước mưa không thấm lại được, nên gần sông SG, lún xuống 20 cm, vùng cao trên Hóc Môn Củ Chi lún 10 cm, như vậy cả vùng SG đang sụt xuống, đúng như vậy thì đại họa cho SG, ai biểu tự hút nước ngầm lên xài quá độ, thải xuống lại không ngấm đất được vì tráng xi măng hết … thiệt là đại nạn, nước dâng, đất lún. Thôi kéo nhau đi khỏi SG hết, đi bớt 4 triệu dân là hết chuyện ???
.
.
 
z-td-sg-ngap-caodo-tsn-ttm.jpg picture by tddesign
.
Lăng Cha Cả, trước phi trường tân Sơn Nhất, bây giờ là công viên Hoàng văn Thụ, cao độ trên 5m. Vào trong phi trường, vòng ngoài cao tới 7m.
.
.
 
z-td-sg-ngap-tsn-9m.jpg picture by tddesign
.
.
 
 


Thành phố SG coi như cao về hướng bắc, thấp xuống hướng nam, vùng giữa, hơi kỳ cục, nước chẩy vào rạch Nhiêu Lộc, đi ngang qua đông vào sông Thị Nghè, rồi lại xuôi nam theo sông SG. Nói chung, nếu có hệ thống kinh đào, cống ngầm khổng lồ mới, nên đào theo hướng bắc xuống nam, đẩy nước ngập xa ra khỏi SG, theo hướng ra biển. Nhưng kiểu này cũng nguy hiểm, nước mặn theo thủy triều lên có thể đi sâu vào vùng nước ngọt mà trước giờ chưa bao giờ bị mặn. Phải coi chừng con dao hai lưỡi này, giải quyết chuyện ngập lụt lại có thể lại làm mặn đất.

.
.
z-td-sg-ngap-caodo-ngabay.jpg picture by tddesign
.
Cao độ Ngã Bẩy, Phan Thanh Giản / Điện Biên Phủ / Petrus Ký / Lê Hồng Phong chừng 4,7 m.
.
 
.
 

Với cao độ của SG thấp như vậy, nên nước cống chẩy hướng nào, với 1% dốc, cứ đi xa chừng vài km, là phải có hồ ngầm chứa nước, rổi bơm lên cao, cho chẩy lại tự nhiên 1%, cứ thể mà cứ phải bơm nâng cao nhiều lần cho tới khi ra sông. Khi tới sông rồi thì coi như miệng cống khó mà nằm bên trên mực thủy triều cao, coi như phải có hồ ngầm chứa nước cạnh sông, khi nước sông xuống thấp dưới miệng cống, mới cho chẩy tự nhiên ra, hay phải bơm ra. Còn thủy triều lên cao, lại phải đậy cống lại, không cho chẩy ngược vào thành phố. Mà đậy cống tự động, không bao gìờ hoàn toàn kín nước, sẽ có từ 1 tới 10% nước vẫn tràn rỉ vào. Phức tạp như vậy, nên không ai dại dột làm thành phố 10 triệu dân nơi đất thấp và ngập lụt. Không có nghĩa là đất thấp không làm thành phố được, làm được, với tầm mức dân số 2, 3 triệu thôi, còn lên 10 triệu là không tưởng hay với môi trường sống dưới điều kiện ngập lụt thường trực như hiện nay.
.
 
Nhìn qua cái xứ nhỏ, ngập nước như Hòa Lan, rồi tự so sánh buồn cười là người ta làm được mình cũng làm được, đó là lý luận của những người bịnh tâm thần, người Hòa Lan giầu có, kỷ luật và tự trọng không ngu dốt như chính quyền SG, không tham lợi cá nhân phá hoại quyền lợi chung như dân SG. Hòa Lan chỉ có đất đai , diện tích nhỏ như vậy, nhỏ bé và không có chỗ nào khác để lập thành phố, để sinh sống, phải chận ngay bờ biển lại bằng đê, và HL không có khu nào 10 triệu dân ngay nơi nước ngập như vậy, và vân vân ... nếu so sánh như vậy thì người HL sẽ cười cho, vì có đất nước rộng rãi như VN, tài nguyên địa thế như vậy mà chui 10 triệu người vào ngay vùng đầm lầy SG, đó là điều ngu dốt đầu tiên không nên làm, và không nên gây ra từ đầu thì chẳng có tốn tiên như HL để giải quyết. Dân VN không thể so sánh với HL về sự tài giỏi biết đúng sai, giầu kỹ thuật và có kỷ luật, không tham lợi cá nhân. Nói như vậy đừng vội vàng nhẩy đổng lên vì tự ái dân tộc khi nghe dân VN không đuợc thông minh ăn ở có vệ sinh nhe, sự thật là như vậy, VN ngày nay vẫn là xứ nghèo, xếp hàng thứ bao nhiêu trên thế giới vậy? nếu tài giỏi và thông minh, và kỷ luật có tôn ti trật tự có tôn trọng quyền lợi chung thì ngày nay chắc dân HL và thế giới phải xếp hàng đến VN học hỏi từ lâu rồi. Đừng ăn mặn thì giờ đâu bị khát nước ngập. Bị ung thư dân số và ngu dốt thì giờ cắt bỏ ung thư dân số đi, bớt ngu đi một tí ... lại tính mua xe Mercedes đê đập Hòa Lan về cắm trong đống bùn lầy và điều hành bởi chính quyền ngu dốt tham nhũng, đã tạo ra cái thảm cảnh ngập lụt này từ trước, chính những kẻ tội lỗi này, nay lại điều hành những chi phí tiền bạc mới, kỹ thuật mới ?? thiệt là hấp dẫn, mới biết tại sao ở VN có quá nhiều kẻ có tiền .. nhờ ăn cắp của công. Ăn cắp viện trợ.
.
.
 
Cao độ tự nhiên của Saigon từ trước đây như thế nào? nói thoát nước phải hiểu biết về cao độ.
.
.
 

Từ cao độ như vậy, từ vị trí của các kinh rạch sông thoát nước, từ những vị trí đường xá sẵn có, nơi nào trũng, nơi nào đầy nhà dân. Trong những bài tới, sẽ nhìn ra từng khu vực và hướng nước chẩy như thế nào, sẽ có ý kiến và giải pháp chung toàn thành phố, giải pháp riêng từng vùng.
.
.


by duongtiden . saigon ngập nước . cao độ của Saigon .

.

4 comments:

  1. Chào chú. Con là Dũng hiện học quy hoạch tại Mỹ chuyên về vấn đề ngập lụt đô thị. Con rất thích thú với những bài viết và tư liệu thú vị về vấn đề này ở Sài Gòn. Chú có thể cho con số điện thoại và email để liên lạc trao đổi chuyên môn được không ạ? con cũng có một cái blog ở đây, rảnh chú qua coi: http://dungdothi.wordpress.com/

    ReplyDelete
  2. anh có ý kiến trao đổi, phê bình, góp ý vân vân, đều rất là welcome ở đây, chúng ta sẽ chia xẻ với tất cả mọi người, mến.

    ReplyDelete
  3. Em thấy chuyện giải quyết ngập lụt ở VN hiện nay rất khó thực hiện: dân số đông, đất hẹp, xây cất bừa bãi, hạ tầng cơ sở quá cũ kỹ, thiếu phương tiện khoa học kỹ thuật, tài chánh và nhất là ý thức của VC và dân chúng quá kém. Sống trong một xã hội xô bồ, đói kém, không luật pháp đã tạo ra những con người đầy ích kỷ và vụ lợi; cho dù mình có tâm huyết nhiệt tình hướng thiện..... thì cũng không thể đương đầu với một xã hội như vậy.

    Một lần về nước, em có nói chuyện với chú em là kỹ sư công chánh về vấn đề này; chú chỉ bảo " xã hội đã tạo ra con người như vậy, biết làm sao được! ...có những công trình xây cất không đúng tiêu chuẩn, chất lượng kém.... nhưng vẫn được nghiệm thu, sau đó thì có một con dê nào đó được mang ra tế thần!"

    VN bây giờ là một cối xay thịt khổng lồ với những mầm mống bệnh đang tiềm ẩn trong từng người dân .... chờ dịp bộc phát!

    ReplyDelete
  4. nếu mà còn chút gắn bó với VN, thì viết bài nói ra những đều cần nói, để cho thanh thản lương tâm một chút ... thôi .

    ReplyDelete

Labels Loại Bài

Followers

Blog Archive

About tmd.design

My photo
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com
Powered by Blogger.