.
.
.
.
Sàigon ngập nước .. vẫn ngập tiếp tục trăm năm nữa .. và vẫn còn ngập tiếp ..
.
Những nguyên nhân dẫn đến SG ngập nước trầm trọng như ngày nay, tiếp theo, nguyên nhân thứ tư, do lòng tham, do tham nhũng, ăn cướp, lòng ngu dốt, do xã hội đen, do thiếu suy nghĩ, thiếu hiểu biết khoa học kỹ thuật, thiếu lãnh đạo, sợ đau đớn, sợ thuốc đắng … nói chung nhiều lắm, tất cả mọi thứ cộng lại ..
.
Trong những nguyên nhân làm cho SG ngập nước như ngày nay, mà mọi người thường diễu cợt là càng sửa, càng chữa, càng chống ngập thì lại gây ngập nhiều hơn. Điều này là sự thực và là nguyên nhân cuối, nguyên nhân chính làm tổn hại tài sản quốc gia và làm lợi cho thiểu số chính quyền, có quyền hành và những kẻ đồng lõa lợi dụng ăn trộm ăn cướp kiếm tiền bất lương bỏ túi, còn chuyện ngập lụt càng được duy trì càng tốt, như vậy mới có cơ hội làm tiền ăn trộm, ăn mày xin viện trợ, lợi dụng tham nhũng tống tiền hối lộ, nên dưới con mắt một số kẻ cầm quyền, SG ngập nước là cơ hôi tốt để làm ăn lợi dụng tống tiền, bòn rút lợi dụng làm giầu trên SG ngập lụt. Một nguyên nhân bỉ ổi, ai cũng biết, cũng tức, nhưng mà sống chết mặc bay, tiền tao ăn trộm hối lộ, tao bỏ túi, tao ở nơi không ngập. Cho nên giải quyết một khía cạnh chính trị, cầm quyền nào đó, cũng là một giải pháp cần thiết, quan trọng phải được làm trước, trước khi SG được bớt ngập nước.
.
.
.
.
Không có con mắt giải quyết vấn đề ngập nước chung của SG bằng một cái nhìn tổng thể, bao trùm toàn thành phố, mà cứ để từng cá nhân tự giải quyết, từng bộ phận giải quyết sự ngập nước nơi địa phương của mỉnh, thí dụ như tự nâng cao nền nhà, nền đường. Thì giải quyết nơi này lại là nguyên nhân làm ngập lụt những nơi khác, kể cả những nơi cao chưa hề ngập lụt, tạo thành tình trạng ngập lụt tại chỗ, local flood, chẳng giải quyết được chuyện ngập lụt trên địa bàn chung, lúng túng, chẳng đầu chẳng đuôi càng tạo tình trạng giải quyết cẩu thả, làm tầm bậy, làm ẩu, giải quyết tán loạn lan tràn tùm lum, càng làm sự ngập lụt khó giải quyết hơn trên địa bàn toàn diện, toàn thành phố SG. Làm phí tổn khi phải tự sửa chữa lại những sai lầm gây ra, do chống ngập nước một cách ngu dốt, thiếu hiểu biết, do đỉnh cao sự ngu xuẩn, và có khi đó là sự cố tình cứ phải làm đi làm lại cho nhà thầu kiếm tiền, tư bản kiếm tiền và chính quyền ăn hối lộ, bòn rút được nhiều lần hơn, kiếm tiền dễ hơn, lỡ SG thực sự hết ngập lụt thì chính quyền ông lớn đào đâu ra cách ăn chận hối lộ hay cướp đoạt.
.
.
.
.
Thành ra, nguyên nhân sau cùng, bắt đầu bằng: có ngập nước mới có ăn, mới có xin đuợc viện trợ thì còn lâu, SG mới hết ngập nước. Giống như bác sĩ cứ nuôi con bệnh, cho thuốc bố la bố lếu để ăn tiền, không thưa BS được vì BS là chính quyền, làm cha dân đen, không ai đụng chạm được. Cho nên nhiều công trình làm ra chỉ để ăn trộm ăn cướp, không biết làm theo chính sách hay theo một hệ thống chung, kế hoạch chung, mà chương trình này bịt nước chẩy hại chương trình kia, và cuối cùng càng ngập hơn. Chưa có công trình nào bắt đầu, tới hoàn tất mà đạt được thành tích như dự đoán tính toán. Còn tính toán thì khi hoàn tất, thì tính toán trước đã bị nước ngập mới qua mặt. Phải có tính toán đi trước 100 năm, hai trăm năm, như người Pháp, lũ thực dân Pháp, tuy chửi nó khốn nạn thực dân nhưng nó có lòng tốt đã làm ra SG vài trăm năm trước, nay bỏ lại sau hơn trăm năm vẫn còn chứa được 10 triệu người sống với ngập lụt. Chứ tụi thực dân Pháp mà trong qúa khứ bắt chước đỉnh cao trí tuệ ngày nay, thì SG do thực dân làm ra, chỉ 10 năm sau là lắng đọng dưới bùn đen chờ ngày biến thành mỏ dầu hỏa do tích tụ được nhiều hư thối, mau tan rã ra thành dầu thô.
.
.
Để trả lời dân chất vấn chính quyền tại sao càng chống ngập, thì càng ngập nhanh hơn và lẹ hơn, thì chính quyền đầy ăn học đỉnh cao toàn tiến sĩ miệng ngập nước cống trả lời: SG ngập vì trời mưa, coi như từ khi khai sinh lập địa tới giờ, đến nay mới có mưa, vài trăm năm trước SG không hề có mưa, cho nên không bị ngập khi xưa. Đúng là tiến sĩ đỉnh cao hầm phân chìm trong cống, nói ra xông đầy mùi xú uế bẩn thỉu. Còn các công trình chống ngập, ăn trộm ăn cướp và ăn gian, chưa làm xong thì chất lượng, lòng cống đã ngập một nửa đất bùn, đã đổ vỡ, đã nứt như mấy cái đường hầm chứa nước dưới lòng sông SG đi qua Thủ Thiêm, được dự trù hạ thủy đầu năm 2009, nay qua 2010 rồi mà chưa thấy nói tới, cho dù là do Nhật làm. Cho nên chẳng có công trình nào mà thành công hay tồn tại, chờ nước hết ngập hết. Vì chỉ có công trình hay nhất là bớt dân SG lại như cũ, 3 triệu dân, đập bỏ nhà hết, trả lại sông, trả lại rạch, trả lại nơi nước đầm lầy, trả lại môi sinh sạch để SG không bị ngập. Đó là cách làm dễ dàng nhất, đi ngược lại những nguyên nhân vô tổ chức đã làm cho SG ngập nước trầm trọng hơn từ sau 1975.
.
.
.
Nói đùa chút chơi, chứ chỉ cần đập bỏ chừng 1/6 SG hiện nay, mang mấy tên hối lộ bòn rút tiền viện trợ bỏ tù thâu tiền lại, đuổi mấy thằng Tây Tầu Nhật mất dậy vào VN kiếm ăn, đuổi chúng về nước, để chúng học làm người đàng hoàng lại, ngày nay sản phẩm của chúng vì do ham làm giầu tắt trở nên tồi bại như xe nhật Toyota, đang phải bị ngừng sản xuất, thu hồi lại sửa chữa hàng triệu chiếc. Mang bắn bỏ (bắn bằng súng chứa nước cống) những quan chức chính quyền hối lộ tham nhũng bòn rút tiến viện trợ, may ra SG mới bớt ngập nước. Có những bàn tay bẩn thỉu làm cho SG ngập hơn để kiếm ăn. Càng chống càng ngập, càng ngập càng có tiền để ăn chia.
.
.
Nguyên nhân sau cùng, như nói ở trên là do chống ngập nước bậy bạ ngu xuẩn, do cá nhân, do chính quyền, do tham nhũng ăn trộm ăn cướp, do tư bản lợi dụng vô kiếm ăn … do con người với tâm địa bất lương cho nên càng ngập thêm nước. Giờ này ngập nước là do cái tội lỗi của chính quyền và tội của dân sống trong SG đã gây ra từ vài chục năm qua. Không có lửa sao có khói, ăn mặn cho lắm, phá phách cho lắm, ngu xuẩn cho lắm, cho nên ngày nay ngập nước là chuyện đương nhiên. Thiên nhiên vẫn nguyên như vậy, sẽ có những cơn mưa nặng nề, những cơn lụt lớn theo chu kỳ 50 năm, 100 năm, đó là những điều tự nhiên. Các thành phố trên thế giới đều phải dự trù cho phát triền 100 năm sau, 200 năm sau, dự trù cho những điều kiện thiên nhiên như mưa nắng ngập lụt quá độ thất thường. Đó mới là tiên đoán và phòng thủ, lo trước để mà sống còn. Tiếng Việt gọi là tiên đoán và dự trữ, đó mới là nhìn xa trông rộng có học có hành một chút, có trí óc một chút.
.
.
.
.
Khi nhà bị ngập lụt thường xuyên, cách tự nhiên nhất là mang đất về đổ nền nhà mỉnh lên, nước của nhà mình sẽ đổ qua nhà hàng xóm hết, nguyên một xóm đổ đất nâng nền thì nguyên xóm đó sẽ đổ nước qua xóm khác. Nếu xóm mình là đường thoát nước tự nhiên ra sông rạch, thì đổ đất cao là làm chận nước thoát, làm cho những vùng trên thành phố bị ngập. Cuộc chạy đua đổ đất vô tổ chức không tính toán, hỗn độn này sẽ làm cho toàn địa thế thoát nước theo thiên nhiên đã có từ xưa trở thành mất thiên nhiên, hỗn loạn, gây ngập lụt lung tung, nước đọng trở thành dậm chân tại chỗ. Nâng nền chỗ này, thì ngập chỗ khác, và cứ phải nâng nền hoài. Thằng giầu có tiền nâng nền thì khô đít, thằng nghèo thì ngập nước xình thối qúa háng. Như vậy là xã hội ỷ vào tiền của, giầu có đi hiếp đáp kẻ nghèo. Nhưng khi ra khỏi nhà đi qua chỗ khác, thì thằng giầu cũng lội nước qúa háng thôi, hay thuê người cõng. Không lẽ cứ ngồi ở nhà khô mà không lội nước đi từ a tới b qua c để đi kiếm tiền, kể cả những thằng giầu có nhà trên cao ốc chọc trời như The Manor. Ngó lên thì cao bằng trời, nhưng ngó xuống thì nuớc cống bùn chung quanh The Manor không thiếu, chắc lại dùng tiền thuê người cõng qua khỏi nơi ngập nước. Xã hội như vậy thì lấy đâu là chuyện công bằng, đâu có cộng sản, cộng nước ngập lại chia đều ra ngập chung một cách công bằng đồng đều nữa.
.
.
.
Xã hội tây Phương công bình hơn, không cho phép ai đổ nước mưa qua nhà hàng xóm bằng cách tự nâng đất mình cao hơn. Phải giải quyết chung, không có luật pháp nào cho phép tống phần nước mưa của mình qua nhà hàng xóm. Luật pháp cấm tự nâng đất nhà, nâng đường cao trong khu vực lụt, mà phải được giải quyết chung, một cách toàn diện bằng tiền thuế, giải quyết toàn khu. Nếu không giải quyết được thì thành phố phải mua toàn khu đó, cấm người ở. Thành phố phải bồi thường thiệt hại vì cho phép người dân sinh sống tại khu lụt ngay từ đầu, gây ra tai hại ngập nước. Nhưng chính quyền ở đây là do dân lập ra, nên chính quyền có quyền cấm dân đến khu lụt làm nhà ở. Khu lụt cấm làm nhà, do dân quyết định, do dân áp dụng luật và ngăn cấm, nếu dân không làm chủ được chính quyền thì chuyện này khó giải quyết. Còn khi lỗi lầm đã xẩy ra, thì quốc gia phải bỏ tiền ra mua nhà phá đi để làm hồ chứa nước chống lụt. Chính quyền phải bỏ tù những dân phạm pháp đã xây nhà nơi lụt, đập phá nhà xây nơi lụt, phạt bỏ tù chính quyền địa phuơng đã không thi hành luật, phạt tù chính quyền nào đó đã không làm quy hoạch trước khi cho làm nhà … chính quyền nào cũng có đầy đủ người đầy bằng tiến sĩ ăn lương mà không làm nhiệm vụ của mình nên phải trừng phạt hết. Từ năm 1975, nước VN đã có văn minh ăn học đã là đỉnhc ao trí tuệ từ lâu chứ không phải là loại người ăn lông ở lỗ, thất học. Trước 75 đã có đại học, chứ không phải học đại, có du học, có đủ thứ, và đã nhìn thấy thực dân Tây làm ra thành phố từ vài chục năm trước như thế nào, đã nhìn thấy thế giới làm ra thành phố như thế nào.
.
.
.
.
Một con đường ngập nước, cứ thế mà mang đất đến đổ cho đường cao hơn để không ngập nước, muốn làm như thế thì phải đổ đất toàn thành phố một lúc thì mới cao đồng đầu, mọi con đường đều không ngập. Như vậy nước trên đường cao lại đổ vào những con hẻm thấp làm ngập nhà dân, nói chung thì chẳng giải quyết gì, mai mốt chung quanh thi nhau cao hơn, thì con đường lại ngập nưuớc trở lại. Mà mang đất ở đâu tới đổ đây, vét đất chung quanh, thì các nơi đó càng thấp và ngập nước hơn. Hay chở đất từ Biên Hòa, từ Long Thành, Tây Ninh tới, như vậy tiền xăng và tiền công là bao nhiêu. tại sao không kéo nhau lên Biên Hoà, Lonh Thành, Tây Ninh mà làm thành phố, làm đường, tha hồ cao, tha hồ không ngập nước, không phải đổ đất. Nói chung giản dị nhất là ngưng không cho SG nở rộng ra, nhồi thêm dân mà kéo nhau đi chỗ cao hơn làm thành phố khác. Thật là giản dị, và giản dị.
.
Khi đắp một con đường lên cao, đường sẽ trở thành con đê, chận nước thoát qua lại hai bên con đường, phần đất thấp hai bên dốc con đường trở thảnh nơi ứ đọng nưóc tại chỗ. Bao nhiêu con đường tự đắp cao lung tung, không theo hệ thống thoát nước chung có hệ thống cao thấp để thoát nước, trở thành nhiều con đê nhỏ chận nước thoát từng vùng, hoá ra tạo ngập lung tung, ngập tại chỗ, chẳng kể đâu là nơi cao thấp nữa. làm gì có đủ đất mà đắp toàn thể SG lên cao ba bốn thước nữa, đất đào đâu ra, tiền xăng nhớt đâu mà dư thừa cho xe chở đất như thế, nền móng nhà nào mà đủ sức làm nền móng với giá tiền vừa phải trên những vùng đấp đắp cao ??? Khùng và điên khi nghĩ đến chuyện đắp cao toàn SG lên, bao cao thì đủ, chục mét chăng ?
.
.
Ở những nơi ngập lụt trên thế giới mà phải làm đường cao, người ta làm đường nổi, đường trên cầu, hay cầu thành đường, trống bên dưới để nước của đầm lầy vẫn chẩy qua lại mà không thay đổi địa hình địa vật thay đổi điều kiện sống của sinh vật bên dưới, mặt đất xanh bên dưới được giữ nguyên, không thay đổi môi trường sinh thái bên dưới. Chứ không ai đắp đất, trở thành ngăn sông, ngăn nước, mà đắp bao nhiêu đất mới thấu. Làm thành phố nơi ngập lụt vì một lý do gì đó, thì phải hiểu là rất tốn tiền, phải làm đường nổi, đường trở thành cầu liên tục, nhà là nhà sàn, cho ngập nước bên dưới. Phân thải nước thải phải thu hồi lại giải quyết bằng nhà máy phân xử, chứ không phải cứ ở đâu là tự do thải đồ dơ xuống ngay bên dưới, đó là sống mất vệ sinh và bẩn thỉu. Như vậy có đáng làm thành phố nơi nước lụt hay không, có phải bắt buộc phài làm như vậy không? Và có đủ tiền và giầu có kiều thừa tiền sống trên nưóclụt cho le lói không. Nếu vẫn nghèo hàng thứ mấy chục chứ không phải thứ mấy trăm trên thế giới, thì kéo nhau đến nơi cao ráo mà làm thành phố, nghèo mà ham sống trên nước lụt. Muốn sống nơi thấp luôn ngập lụt cần có nhiều tiền, nếu muốn sống đông vài triệu. Còn thì sống thưa ra, rải rác, thì ngập lụt bao nhiêu cũng không sao.
.
.
.
.
Ờ SG bây giờ coi tin trên net, thì khi mưa, hầu hết chỗ nào cũng ngập, những nơi cao giờ cũng ngập, đi tìm các điểm không bị ngập coi bộ khó khăn và hiếm hơn là toàn bộ SG coi như bị ngập gần hết. Trái ngược với trước khi 75, là hầu hết SG không bị ngập, chi ngập ở vài nơi khi mưa lớn. Đọc tin, ngập trắng từ chợ SG ra tới Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hai Bà Trưng, Lê Thánh Tôn và vùng chung quanh, có nơi sâu đến 50cm, như vậy là không có nói láo, đâu cũng ngập. SG điểm cao nhất nơi trung tâm đó là hồ Con Rùa, Công Trường Chiến Sĩ cũ. Đó là điểm cao nhất của trung tâm SG, của thành SG, Gia Định cũ, ngày xưa, có tháp cao để canh chừng quân thù tấn công vào SG từ phương bắc. Sau đó Pháp cho khoan giếng nước ngay tại đây đề lấy nước và làm tháp cao chứa nước cho toàn trung tâm SG, hiện nay vẫn còn hai bồn nước bằng sắt, dưới sơn đen mái đỏ trên cao, nằm phía sau Võ văn Tần và Pasteur, nơi con đưòng Duy Tân cây dài bóng mát, và trước trường tiểu học Trần quý Cáp hàng me cao vút ngày xưa. Bây giờ gần ngay cái cao ốc Pacific, đào hầm ngập nước gây xụp đổ những nhà của chính quyền VC chung quanh, Vì nơi này là giếng hút nước ngầm lên dùng nên gây ra những lỗ hủng sâu bên dưới, không biết có được nước ngầm thấm lại, còn nước mưa trên mặt xuống là coi như không có nữa.
.
.
.
.
.
.
.
Saigon vào năm 1881, người Pháp quy hoạch thành phố trước, làm đường rồi mới cho làm nhà. Hồ con Rùa bây giờ là một nơi cao nhất của trung tâm SG.
.
.
.
Mũi tên xám nhạt là hướng nước chẩy từ trung tâm cao nhất của SG, xuôi chẩy ra chung quanh, bên hướng Lê văn Duyệt, CMT8, thì nơi này không có sông rạch gì hết, hướng về khu đất thấp đường 3/2 Trần quốc Toản, Hòa Hưng, phía hồ Kỳ Hòa là khu du lịch bây giờ. Mũi tên xanh đậm là nước chẩy ngược lên bắc, chẩy ngang qua đông của rạch Nhiêu Lộc và sông Thị Nghè.
.
Tìm hiểu phương hướng thoát nước tự nhiên của trung tâm Saigon bằng cách trở về khi khởi dựng nguyên thủy của thành phố để coi hướng đất cao thấp tự nhiên, nước mưa tự thoát về đâu. Sau nhiều năm đắp đường, đắp nền nhà, thì độ cao đất tự nhiên không còn nữa, gây ra cảnh ngập lụt loang lổ tại chỗ. Từ xưa, đỉnh cao trung tâm SG coi như từ nhà thờ Đức Bà, qua dinh Độc Lâp, kéo ra công trường Chiến Sĩ, Con Rùa, rồi từ đó phía bắc dốc về kinh Nhiêu Lộc ra Cầu Bông, sông Thị Nghè, đổ ra sông lớn SG. Phía đông và nam thì xuôii ra Thị Nghè, đổ thẳng ra sông SG, xuống phía nam là rạch Bến Nghé. Vị trí SG là cao trên phía bắc, thấp xuống phiá nam. Tuy nhiên có kinh Nhiêu Lộc là chẩy ngược ngạo từ tây sang đông, từ Tân sơn Nhì, qua đông, kéo lên bắc cầu Trương minh Giảng, Công Lý, rồi xuôi đông thành sông Thị Nghè, lại xuôi nam, độ chẩy rất chậm, ngoằn nghèo dài thật dài, vùng đất thấm nước hai bên hệ thống này phải đi ngang ra tới gần cây số, đều đổ nước về đây. Trong khi nếu có con kinh nối thẳng từ khúc Trương minh Giảng về rạch Bến Nghé phiá nam, có thể bớt được 1/2 chiều dài nước chẩy ngược rồi chẩy ngang ..
.
.
.
Khu đất cao nữa là đất chung quang phi trường Tân Sơn Nhất, chung quanh Lăng Cha Cả, bây giờ là công viên Hoàng văn Thụ, chỗ đó giờ cũng ngập khi mưa to, ngập vì đường xá làm cao lung tung, chận không cho nước thoát đi tại chỗ, cho nên đất lồi lõm do làm đường cao không hệ thống, mỗi nơi tự ý nâng nèn không theo độ dốc chung của toàn thành phố, cho nên tạo ra những chỗ trũng, nhửng ao trũng tại địa phương, không thông với một hệ thống thoát nước chung nào.
.
.
.
đây là phía trước Bộ Tổng Tham Mưu cũ, sân vận động quân đội, với cao độ trên 5m, khá cao so với ngã tư Hàng xanh chỉ có 2,3m, tuy nhiên đổ đất khi xây cất chung quanh chỗ này cũng tạo ra một cái ao trũng đầy nước rất dễ dàng, một thí dụ cho sự tự nâng nền nhà lung tung ..
.
.
Nói chung thì giờ đâu cũng lụt khi mưa, Trần Hưng Đạo, Chợ Lớn, cách kinh rạch chừng hai trăm mét, lụt đầy nước, trước cao ốc Thuận Kiều cao vút, bên dưới đường là biển nước, đâu cũng lụt, noí tóm lại đi kiếm chỗ không bị lụt ở SG bây giờ mới là hiếm có, vùng cao của SG giớ không còn có nghĩa lý gì nữa vì nước từ cao không có đường tìm xuống thấp vì nâng đường, nâng nến lung tung, nước ngập tại chỗ, khỏi đi đâu. Rồi làm cống thoát nước đào đường, phá bỏ cống cũ trước khi có cống mới, chẳng có cống tạo thời, nên cái đào càng niều, chống ngập càng nhiều, càng mau ngập hơn, nó nói lên cái khía cạnh đen tối, hôi thối hơn nước cống ngập của các lãnh đạo tài ba giỏi ăn hối lộ tống tiền tư bản vào làm cống với tâm địa cứ làm ăn tiền đã, coi như sửa sắc đẹp cho thây ma, SG như thân thể bị thối rữa từ hạ tầng cơ sở cứ thế mà sửa sắc đẹp bằng nhà chọc trời cắm trên bãi sình đường ngập nước, như sửa sắc đẹp bên trên mà bên dưới là hai cái cẳng đầy ghẻ lở đúng trên vũng nước cống hôi thối … đen tối như cái lòng tham của chính quyền và những kẻ đồng lõa như bọn nhà thầu, như bọn tư bản .. như những kẻ thiếu học thiếy kỹ thuật thiếu chuyên môn mà hay tự hào tài giỏi sảng … cứ thấm ngập nước dài dài thường xuyên mà vẫn chưa thấy ra mình ngu si.
.
.
.
.
Tôi có người bạn KTS, sống ờ VN, cùng lớp, có nói, ở SG, VN, người ta làm ra con đường để chia đất bán, để biết tin trước đầu tư lũng đoạn đất, cho nên làm đường không phải để giải quyết lưu thông, đủ rộng cho trăm năm sau vẫn còn lưu thông, để chống lụt, để vân vân …. chỉ đen tối, xã hội đen đằng sau là để làm giầu bất chính …. Thành phố thoát nước tự nhiên bằng hướng bắc nam, mà người ta cứ đắp đường làm đại lộ đông tây, làm những con đường cao đông tây để đắp đê chận nước thoát của SG chẩy theo hướng tự nhiên bắc nam để ra biền … lòng người đen tối và SG ngập lụt nước cống đen dơ bẩn. Một nguyên nhân tự nhiên, có làm có chịu … có ngu dốt, có tham lam cá nhân, có tham lam chính quyền giờ có ngập nước … có những chuyện vô học như vậy. Đó là thành qủa ăn mặn thì khát nước, giờ thì trời cho mưa (theo chính quyền thì bây giờ mới có mưa !!), thiên nhiên cho dư thừa ngập nước cống rãnh đen thúi … cho ?? cho đỡ khát.
No comments:
Post a Comment