.
.
.
Nhân dịp sưu tập những hình ảnh có về SG từ khi mới lập ra, có nhiều hình ảnh về Đại Lộ Nguyển Huệ ngày nay, trước là ĐL Charner thời Pháp, trước đó là con kinh nước, trước đó là lối kinh dẫn nước và cho ghe đi vào chân thành SG, hay thành Gia Định từ 1700's. Vài trăm năm trước. Thu nhập hình ở đây, trong loạt bài Saigon ngập nước. Một lịch sử bằng hình của Đại Lộ Nguyễn Huệ ngày nay.
.
.
.
bản đồ SG, sau khi người Pháp chiếm thành Gia Định vào năm 1859, phá thành cũ, lập ra thành mới, nhỏ hơn, ngày nay nằm ngay góc Đinh Tiên Hoàng và Thống Nhất (Lê Duẩn).
.
.
.
.
Hình vẽ vào năm 1881, cho thấy chợ đầu tiên của SG về hướng tây nam trên kinh đào, đl Charner, lúc này chưa có chợ Bến Thành. Phần trước của chợ này, sau phá đi xây Tổng Nha Ngân Khố.
.
.
.
Thành Gia Định trước khi Pháp đến. ĐL Nguyễn Huệ, lúc đó là một con kinh đào từ sông SG vào chân thành.
.
Lý do có con đường Ng Huệ, là có sẵn con kinh đào từ sông vào chân thành SG, rồi từ đó những con đường ở trung tâm SG, song song và thẳng góc vào theo những còn đường cũ có từ thời nhà Nguyễn lập ra Trấn và Thành Gia Định, không hiểu vì lý do kinh dịch địa lý gì mà chọn hướng như vậy, thay vì thẳng hàng với hướng bắc hay nam.
.
.
.
.
cầu trên bến Bạcg Đằng, bắc qua kinh Nguyễn Huệ, phiá sau là sông SG và bến cảng Nhà Rồng bên Khánh Hội.
.
Đầu đường Nguyễn Huệ sau khi kinh nước ở giữa được lấp đi, hình từ sông SG chụp vào hướng tây nam. Nếu đếm bậc thang xuống sông SG, thì mặt nước khoảng giữa trưa, thấp chừng hơn 2m chút dưới bờ sông.
.
.
Hình vào khoảng 64-65, cho thấy Tổng Nha Ngân Khố bên tay phài nhìn ra sông SG. Phía sau toà nhà đầu tiên ngoài bến Bạch Đằng, đi sâu vào ngõ là quán cơm Bà Cả Đọi, văn nhân thi sĩ, máu mặt SG hay ăn cơm trưa ở đó, có tôi lúc đó đang làm bên Tổng Cục Du Lịch trong khách sạn Majestic gần đó. Bên ngoài toà nhà là toà đại sứ Nhật cũ.
.
.
Hình năm 2008, tết con Chuột, Tổng Nha Ngân Khố phía sau.
.
.
Chợ đầu tiên của SG, khoảng năm 1880's
.
.
Hình phiá sau của chợ SG, bên góc phải cho thấy phần mái ngói dốc to lớn của cách phác họa kiến trúc chợ. Đó là đường D'Adran, sau thành đường khác.
.
.
đường bên hông chợ, ngày nay là góc Ng Huệ và Ngô Đức Kế, lúc này chưa có cột điện. lể đường làm bằng khối đá to, mặt đường lót đá gần lề đường làm máng nước chẩy và mặt vỉa hè cũng lót đá. Các miếng đá được mang đến bằng nghe dưới kinh ngay phiá trước. Nhìn các hình dọc kinh thấy xắp những khối đá gạch rất to để làm nhà và đường.
.
.
.
.
.
Khi lấp kinh nước, làm lại mặt đường ĐL Charner
.
.
Tượng đài kỷ niệm Chiến Tranh, cuối kinh đào, nằm trước toà Hòa Giải
.
.
vị trí tượng đài cũ, cuối con kinh, nằm 2008 . Khách sạn Palace phiá sau.
.
.
khoảng năm 1960, đường thưa vắng không xe bên các Kios, gần ra góc Lê Lợi.
.
.
Tòa Hòa Giải (hồi đó ai xin đi du học chắc có mang bằng cấp ra đây xin thông dịch ra tiếng Anh, Pháp), nay không còn nữa, đường phiá sau dẫn ra Hủ Tiếu Mỹ Tho Thanh Xuân, bên cạnh chùa Chà Dà, góc Pasteur, thông ra Lê Lợi. Bây giờ ở đây là một cao ốc mang tên tầu Sun Wah gì đó. Chú ý đến giao thông lúc bấy giờ, thưa vắng, không hề có kẹt xe, lúc đó chừng 1965, dân số SG chừng trên 3 triệu.
.
.
Khỏang năm 1969
.
.
Khoảng năm 1969, gần ra góc đường Lê Lợi, lúc này còn những Kios bán hàng giữa lòng đường. Nhìn về hướng Tòa Đô Chánh.
.
.
.
Ng Huệ chừng khoảng 1967-68
.
.
chợ hoa tết năm 68-69, những ngày cuối tết, chợ hoa bán giảm giá.
.
.
Hình trên, khoảng 1955-60, Thương xá Tax phía sau, ĐL Ng Huệ bên trái, ĐL Lê Lợi bên phải, những miệng cống bên lề đường ở đây lúc này đã vào khoảng 70 tuổi, thoát nước mưa ra sông SG.
.
1966, bùng binh ngã tư Nguyễn Huệ và Lê Lợi, chiếc xe taxi, Renault, sơn vàng nhạt trên và xanh đậm ở dưới. Nước mưa từ ĐL lê Lợi chầy ra NG Huệ, rồi ra sông SG.
.
.
Nguyễn Huệ nhìn về Lê Lợi, quán kem Bắc Cực và Thương xá Tax
.
.
.
Ngả tư với Lê Lợi, rạp Rex bên tay trái. Nước mưa chẩy vào cống ngay chiếc xích lô, rồi chẩy ra sông SG, ở đây cách sông chừng 700m, với độ cao không đến 2m cao hơn bờ sông, nên độ dốc cho nước cống chẩy ra sông không đến 0,5 %.
.
.
tết năm con Chuột . Nhìn tử Lê Lợi ra bến Bạch Đằng.
.
Nước từ đây, khi mưa được chẩy về đâu ? nơi đây chừng 600m hơn xa sông SG, nếu dốc 1%, là phải cao 6m trên bờ sông, tại dây chắc chỉ cao chừng 1,5m hơn bờ sông SG, như vậy độ dốc cho cống nước mưa chẩy chưa tới 0,4% dốc, quá thấp. Bây mưa to là nước mưa có thể ngập tại chỗ ở đây ! vì mặt nước sông SG bây giờ cao hơn trước, bít cống khi thủy triều lên. Năm 2009, ĐL Nguyễn Huệ và những đường chung quanh đã bị ngập lụt, đọc trên net thấy nói có nơi ngập tới 50cm, như vậy là coi như cống rãng ngyà xưa không còn chẩy nổi, thủy triều lên cao hơn và những toà nhà cao lớn càng xây kín Nguyễn Huệ như Sun Wah, và hiện nay xây thêm phiá đối diện, càng làm cho ĐL lộ này càng ngập hơn. Ngoài ra nước từ Lê Lợi còn phải chẩy ngang, đụng NH mới quẹo 90 độ chẩy ra sông theo ĐL này. Thế thì tương lai ra sao đây? chắc chắn là hai bên NH, đỉnh cao trí tuệ kiểu ngu dốt còn muốn xây tất cả như Sun Wah thay thế những tòa nhà cũ ... he ... he xếp hàng trên con đường ngập nước. Một trò hề thời đại.
.
.
.
by duongtiden
.
.
.
No comments:
Post a Comment