.
Bài phụ lục thứ 2A .
Bài này viết từ hơn năm trước, khi Hà Nội bị lụt tháng 11-08
.
Nước là bạn hay thù !!!
Thủy lợi hay thủy hại !!!
.
.
Trên thế giới càng ngày càng khan hiếm nước cho nhân loại, sa mạc càng ngày càng gia tăng, nhìn bên phi châu khô cằn hạn hán, người thiếu ăn, người ta đi đội nước cả mấy cây số về mà sống …
.
Thế thì tại VN lại qúa nhiều nước, mưa nhiều, nước lụt mấy ngày nay đầy Hà Nội, đó chỉ mới là mưa thôi, chứ chưa là bão. Có lẽ trái đất đang nóng dần, băng hà tan nhanh trên những núi tuyết cao, nước biển dâng lên, nhiều hơi nước nên gây ra mưa giông nhiều, bão nhiều. Xứ Mỹ trong vài năm qua tự nhiên bão tố phong ba tăng lên nhiều, bão chết người, tan hoang thàng phố New Orlearn như bão Katrina, rồi mới đây bão Ike, tan hoang vùng biển Texas .. trái đất đang thay đổi.
.
Tuy nhiên đó là bão đến, có dự đoán và bão động trước cho người ta chạy. Còn Hà Nội, mưa lớn đột ngột chỉ một đêm, sáng sau, cả thành phố thành những giòng sông không tiên đoán trước, con nít đi học bị chết đuối !!!
.
.
.
.
Nhớ về VN, năm 76, tôi đi lên làm quy hoạch khu kinh tế mới Phạm văn Cội ở Củ Chi, lấy xe viện quy hoạch, xe của kts Ng hữu Thiện, đi với tài xế, người cán bộ tập kết nhìn tôi vui vẻ hỏi “giấy tờ đồng chí sinh ở HN, thế đồng chí tốt nghiệp ngoài bắc hay trong nam vậy” tôi cười hì hì, nhìn anh nam kỳ mới từ bắc về: “thấy tôi ăn mặc như vầy thì đủ biết tôi ở đâu rùi”. Đồng chí nam bộ cười: “ hỏi cho chắc ăn, chắc anh học trong nam” “đúng rồi, tui lớn lên ở SG”.
.
Thề rồi đồng chí cưòi vui: “vậy là mừng quá”. Tôi hỏi: ‘tại sao mừng?”. “Tui sợ mấy thằng tốt nghiệp ngoài bắc lắm”. “tại sao vậy?” . “ tụi nó vẽ cống ghi nước chẩy từ điểm A tới B, tới khi làm xong, thì nước chẩy từ B ngược lại A” … tui cười thầm trong bụng..” có lẽ các đồng chí không biết đọc, cầm ngược tờ họa đồ chứ gì !!”
.
Câu chuyện vui và thật, nghe qua vậy, chứ tới mấy hôm nay HN lụt lớn, gần như toàn diện vì mưa, mấy chung cư sang trọng, hai ba từng hầm xe, ngập đầy nước trong đó, xe hơi, xe gắn máy vẫn còn đang ngâm dấm xủ làm đồ chua !!! giờ nghĩ lại câu chuyện của cán bộ nam kỳ tập kết trở về hỏi tui năm nào, có cái khôi hài đen của nó. Mưa lụt mà cho phép chung cư làm hai ba tầng hầm ??
.
Thôi thì HN và SG, có cái không hay của nó. Cái chung là thành phố ngày xưa chi để cho 1/10, 1/20 dân số bây giờ ở thôi, nay tăng lên hai chục lần, thì hạ tầng cơ sở, super structure nào chịu nổi, dân số tăng qúa nhiều, lên cả vài chục lần. Lỗi lầm ngay lúc ban đầu sau 75, là tự nhiên tăng dân số lên cho nhập thêm những quận lỵ bên ngòai, nhập chung vào thành phố, mà không lo giải quyết trước những vấn đề như ngập lụt giao thông và cây xanh khoảng trống để thở.
.
Vì chiến tranh, nên SG và HN đông dân từ trước, đã có đủ vấn đề với giao thông, ngập nước, tệ hại của phát triển dân số lên quá cao, hạ tầng kiến tạo của môi trường sống vệ sinh lành mạnh lại qúa thấp không đầy đủ. Giải quyết tệ trạng cũ chưa xong, thì tự nhiên nhập thêm cả chục quận vào làm tăng dân số lên, làm giảm cây xanh, giảm diện tích trống của ruộng vườn cây xanh, ao hồ, mặt đất là những nơi cho nước thầm xuống đất và chẩy đi theo sông … chưa xong chuyện ngập lụt từ xưa, lại tự nhiên gia tăng dân số, biến đất thành sân xi măng, mái nhà, trụi cây, lấp sông, lấp hồ, tràn rác ra kinh, nước sông trở thành nước sewer, nước phân thải ra, làm ô nhiễm hết môi trường sống.
.
Kẹt xe, làm tốn phí thời gian nhiên liệu đốt xăng đứng môt chỗ, hít khói thêm bệnh tật, ngập lụt làm chết người, hư nhà cửa, tốn phí sửa chữa xe, mất thời gian làm việc, ngưng đọng sản xuất, lưu chuyển hàng hóa, tốn phi đủ thứ, làm vật giá gia tăng.
.
.
.
.
Còn thằng Nhật lùn, hay công ty ngoại quốc nào làm bài học nghiên cứu giải quyết ngập nước của hai thành phố. Bọn chúng chỉ làm để ăn tiền cho quyền lợi của chúng chứ còn có giúp thực sự hai thành phố thoát khỏi tệ nạn thì hoàn toàn là không, làm cho VC chỉ là chuyện đùa cợt ăn tiền, lừa thằng ngu. Việc giải quyết đầu tiên cho con bệnh đang bị cancer , ung thư, cách duy nhất, chữa dễ nhất là chỉ có giảm dân, cắt quăng cục cancer đi, trả cây xanh lại, trả sông ao hồ lại cho tự nhiên thoát nước như ngàn xưa, cái gì của Cesar, trả lại cho Cesar, cái gì làm bậy, làm ngẹt đọng nước, thì bây giờ gỡ ra, undo, như xài software, làm hư thì từ từ backward trỏ lại tình trạng ban đầu.
.
Giảm dân số thành phố xuống, phá nhà hai bên sông, làm giòng sông sạch lại, trả hồ ao lại, trả con đường lại, đưổi người và xe đi chỗ khác, trả mặt đất, sân cỏ, trồng cây xanh lại cho con người. Chuyển thành phố qua nơi cao hơn, quy họach, thiết kế thành phố mới, làm thành phố mới còn dễ hơn làm móng tay, sửa sắc đẹp cho thây ma đã chết vì ung thư từ lâu. Tại sao không làm thành phố mới gần chung quanh, hay ở những nơi đất không làm nông nghiệp được. Trên thế giới, thiếu gì những thành phố gần nhau, chứ không phải một thành phố cứ lan ra mãi đầy bệnh tật. Điều kiện thiên nhiên như sông núi, ngập lụt và giao thông là những ngăn cản thiên nhiên mà không thể nào một thành phố cứ tự nở rộng ra mãi, phải có khoảng trống cây xanh và sông để thở và thoát nước.
.
Còn tụi tư bản cho mượn tiền sửa thoát nước này kia, làm đường hầm này nọ là chỉ có dịp cho chúng nó làm chủ nợ, chúng ta là VC ở đây có dịp bòn tiền bỏ túi riêng gọi là ăn tham nhũng hối lộ thôi .. chứ tư bản và VC chỉ lợi dụng chuyện ngập lụt để giựt tiền của mẹ VC thui. Chứ làm tới đâu thì ngập càng tệ hại hơn, cứ tưởng tượng nước mưa ngập cái hầm chui qua sông SG, thì chết máy xe đưới đó chắc vui lắm vì sẽ phải đeo bình dưỡng khí mà thở !!!
.
Chuyện giản dị, dễ nhứt là làm thành phố mới, nguyên thành phố, từ cầu đường, thoát nước, thải chất dơ, điều hoà an sinh môi trường sống, giao thông cho tới mức phát triển tương lai…. Dời dân SG, HN ra, trả lại những gì đã tàn phá hai thành phố trên. Chỉ có vậy mới giải quyết mọi chuyện. Còn ngoài ra vá víu như bây giờ, chỉ là chưa giải quyết xong bệnh cũ, lại tạo ra bệnh mới, theo tính nhân lũy thừa, thì càng ngày, càng nhiều chuyện tệ hại hơn nữa. sau lụt rồi tới bệnh tật, nhà xụp đổ nghiêng ngả vì ngập móng… ôi chuyện dài bệnh hoạn của SG và HN.
.
.
Bài phụ lục thứ 2B
.
Bài cũ từ yahoo 360, tháng 11-08
.
Kiến trúc sư và chuyện ngập lụt!
Thiên tai hay nhân tai…?
.
Nhân tai là cái chắc, vì tại sao biết chỗ đó thấp, lụt mà cứ đến ở, lập thành phố qúa tải, cứ tăng dân lên, lấp đất, bịt sông, còn trời mưa thì tự trời mưa, đâu cần biết mưa ở chỗ nào, bên dưới là ai … ở chỗ thấp, rồi tự bít sông, bít ao, tráng nhựa, tráng xi măng cho nước mưa ngập lên cho nhanh … ăn mặn thì khát nước .. nước mưa sạch còn đỡ, đây là nước cống lẫn phân rác .. ôi nhân tai. Chính người tạo ra hoạn nạn.. thì chính người cũng thoát ra được, nếu chịu học hỏi, sửa đổi.
.
.
Buồn thay cho mấy cái nhà cao từng do Tầu Đài Loan, Đại Hàn xây ra ở VN, xây ngay khu thấp, khu lụt, như vậy là có biết tí nào về địa lợi hay không có biết đọc họa đồ cao độ hay không, có biết mở mắt ra mà coi nước chẩy ra sao trước khi làm nhà không, cái trung tâm hôị nghị quốc gia VC đang hãnh diện tầm quốc té, cũng té ngay vào cái khu lụt … vậy học ra tiến sĩ kts làm gì, chuyện khả ố !!! xây cái hầm xe hơi hai từng cũng không hề biết đến chữ “ngập nước mưa” không có cái cổng đê, đóng ngăn nước ngập, không có cả bơm tự động để bơm nươc thấm lên .. tức là không hề nghĩ đến cái vụ lụt …. Ngây thơ đến thế, trong khi thang máy, có cái hố thấp tại đáy, luật Mỹ bắt phải có bơm tự động … không phải lụt vì mưa, mà lụt vì nước khi chữa cháy tự động nước phun ra.
.
Một thí dụ mở khu đất mới xây nhà, giải quyết nước mưa trên đường, trên khu đất ngay tại chỗ, không tràn ra chỗ khác.
.
.
.
.
Đang viết chuyện này, thì ngó trước nhà, miếng đất trống mấy năm trước nay đã chia lô, thành 28 miếng đất, xây 28 cái nhà. Luật thành phố bắt, dành ra miếng cuối cùng, nơi thấp nhất làm ra một cái ao khô để chứa nước mưa cho toàn khu, nước trên mặt nếu thấm không hết xuống đất, thì tụ chẩy theo ống ngầm về đây, chui vào cái ao. Có hàng rào chung quanh, chủ đất làm xong rồi tặng cho thành phố làm chủ, chung quanh có hàng rào, nên dưới đaý là đá lớn, rồi đá nhỏ, phủ lưới rồi trải đất mỏng cho cỏ mọc. Nước mưa trên mặt toàn khu chầy vào ao, thấm xuống đất, không có giọt nước nào thoát chẩy qua đất hàng xóm, hay chẩy ra đường vào cống thành phố.
.
.
.
.
Mỗi căn nhà mới xây này, đếu có máng xối, dẫn nước mưa xuống hố thấm, chôn dưới đất (coi hình phác họa, hố thấm A), bên trên là sân cỏ, theo luật bắt buộc của thành phố.
.
.
Luật thành phố bắt nhửng khu mới sau này phải tự giải quyết thoát nước thầm xuống đất của mình, nên khi chia lô đất ra xây nhà, phải tính lượng nước thoát toàn khu, lấy ra phần đất tương xứng, làm ao khô cho nước thấm xuống đất, không được đi ra nơi khác, ngay cả ra đường cụng phải thu lại trước phần đường của mình cho chẩy vào ao, không cần biết, đất của mình cao hơn người khác bao nhiêu, không được chuyển nước trời rớt xuống vào phần mình, cho chẩy qua đất người khác, hay cho ra đường chung của thành phố.
.
Nơi tôi ở là đất đồi, cao hơn sông rất nhiều, mà người ta xử nước mưa như vậy, mục đích là không để giòng nước cống nào chẩy ra sông, làm bẩn, làm chết môi trường sống của sông đi.
.
.
Trên một miếng đất, để xây nhà, luật thành phố Mỹ, ở đây là Portland, chỉ cho xây nhà, diện tích mặt đất là tối đa bao nhiêu phần trăm diện tích đất, thí dụ 30%, không được xây kín hết đất, thụt lùi nhà vào ranh đất bốn mặt với kích thước tối thiểu theo luật. Trên mặt đất, được tráng xi măng tối đa bao nhiêu, phải để đất lại cho thấm nước, trồng cỏ hay trải sỏi thì được. Nước mưa trên mái nhà phài có máng xối, ống dẫn nước mưa vào trong hố thấm (hình A), chôn ngầm dưới đất, nước mưa chẩy vào, chờ thấm ra đất, không có vụ nước mưa trong đất chẩy ra ngoài đường công cộng. Và dĩ nhiên đó là luật, áp dụng cho mọi người, và không có ăn gian, đút lót, làm nhà không đúng luật. hàng xóm thấy là gọi phone thưa liền. Không có ông kẹ hay đút tiền ở đây.
.
.
.
(hố thấm, hình A ở trên, có thể tự làm, gồm sỏi đá lớn nhỏ và cát, đặt nằm sâu dưới đất, hay dùng hố thấm, tiền chế làm sẵn bằng bê tông, đào hố, thả xuống chôn dưới đất.)
.
.
.
miếng đất mới mở ra cho xây 28 căn nhà biệt lập, tự giải quyết nước mưa, không hề thoát ra các đường hay đất lân cận.
.
.
.
Còn thành phố, miếng đất thường cần có độ dốc 1% cho nước chẩy về chỗ thấp, rồi ra sông, tự thoát đi như ngàn xưa theo thiên nhiên. Chỗ nào nước tụ lại vì trũng, thành hồ, thì cũng tự nhiên để như vậy. Còn không giữ tự nhiên cho đỡ tốn tiền, thì người ta cũng có thể tự giải quyết đôi chút, cho thành phố nơi trũng đỡ ngập thôi. Hay nhất vẫn là không nên lập thành phố nơi thấp, hay cho tăng trưởng quá mức chịu đựng của thiên nhiên. Lúc này mới giải quyết thì tốn bao nhiên tiền cho kể. Để tiền làm những việc có lợi hơn, nhất là khi VN còn đang nghèo, không có giầu có gì.
.
.
Nước mưa đọng lại, không chẩy kịp theo tự nhiên thì các miệng cống cao, cho nước chẩy xuống các hồ ngầm, xây dưới mặt đất, dưới đáy không tráng, để cho thấm tự nhiên xuống đất thành mạch nước ngầm, tràn vào những chỗ hở trong đất, làm tăng sức chịu của đất, không làm xụp lở đất như những vụ sụt hố đất vì những mạch nước ngầm bị khô nước, đất rút đi, rỗng và xẩy ra sụt hố. Bên trên những hố nước ngầm này là công viên, trải đất dầy lên trên, vẫn có thể xây cất như thường, làm khoảng xanh, hay có cả những hồ thấp bên bên cho việc giải trí, làm buồng phổi nơi thở của thành phố, hay là những khối nhà đậu xe, bên dưới đáy sâu, vẫn là những hồ chưá nước mưa dễ dàng.
.
.
.
Nước mưa trước khi chẩy vào, đều qua hệ thống gạn lọc, giữ rác và chất rắn lại để không làm đặc hồ. Khi đầy hồ ngầm, có hệ thống ống nối chuyền qua các hồ khác thấp hơn, và cuối cùng thì đến trạm bơm đẩy nước mưa thừa qua đê, vào sông. Đây là trường hợp sông cao hơn thành phố. Đến muà khô, khi thiếu nước, thì bơm nước trong hầm lên, lọc lại, dùng tưới cây, hoặc nếu cần thì lọc ra làm nước uống cũng được vì kỹ thuật ngày nay, người ta còn sàng lọc khử nước được từ nước phân thải ra thành lại nước uống.
.
.
Giảm dân số, tạo công viên, hồ nhân tạo, hầm chứa nước mưa, giảm dân số, giảm giao thông ứ nghẹt, dùng nước mưa như một lợi điểm, tạo thành kinh đào, dùng nước để di chuyển, dùng nước tạo thành thơ mộng cho du lịch, tăng sự an lành cho đời sống sạch sẽ, nước không phải là kẻ thù. Kẻ thù ở đây chính là con người, lòng tham và sự ngu dốt.
.
.
by duongtiden
.
.
No comments:
Post a Comment