.
Những nguyên nhân dẫn đến SG ngập nước trầm trọng như ngày nay
.
Có những nguyên nhân khách quan và chủ quan, khách quan như trái đất nóng hơn qua mấy chục năm, lượng nước mưa, nước biển dâng cao hơn, nhiều nước bốc hơi nhiều thành mưa, mưa lâu hơn. Chủ quan như dân số tăng quá cao, diện tích rừng, cây xanh bị cắt giảm nơi thượng nguồn khiên nước sông dâng cao nơi hạ nguồn, xây cất thiếu kiểm soát, không để ý tới, hay hiểu biết gì về cao độ, lấp sông rạch, lấp khu đất thấp khiến nước tìm ngược dòng đến khu đất cao hơn. Cộng thêm không có biện pháp đối phó cho tương lai, nhắm mắt làm ngơ từ vài chục năm qua, giản dị hơn nữa là không hề nghĩ đến chuyện sẽ phải thay thế, giải quyết hệ thống thoát nước qúa lỗi thời. Không có gì mà không hư theo thời gian. Một nguyên nhân nữa là có làm, mà làm sai, không biết cách làm hệ thống thoát nước mới, giải quyết sai, tính toán sai, gây ra nhiều tổn phí thất thoát, không làm được gì, mà gây thiệt hại hơn vì phải gỡ bỏ làm lại, hay làm lại nhiều lần.
.
Những ý kiến đưa ra, có tầm mức quan trọng khác nhau, có mức ảnh hưởng nặng nhẹ, tuy nhiên, cộng chung lại, điều dẫn đến thảm trạng ngập nước, giao thông bế tắc ngày nay.
.
Dân số tăng quá nhiều, kéo theo số nhà cửa được xây cất thêm vội vàng, không kế hoạch, làm diện tích ngập lụt tăng lên chứ không giảm, vì diện tích thấm nước bị giãm, hệ thống sông kinh rạch bị lấn chiếm thu hẹp, hay tệ hại hơn nữa là bị lấp xóa hẳn đi.
.
.
.
Hình trên: Khi SG được nới rộng sau 75, những khu vực thấp, ngập nước chung quanh, làm gìới hạn cho SG cũ, bị san bằng, lấp trũng tạo nên thành phố liên tục mà không nghĩ đến chuyên đó là nơi thoát nước thiên nhiên cho SG cũ, và làm sao thoát nước cho nơi nở rộng, nở rộng ở nơi trũng ?
.
Nguyên nhân: tăng dân số qúa sức chịu của SG, qúa nhanh, chỉ tăng, không giảm.
.
Tử lúc ban đầu, Saigon chỉ dự trù cho 100 ngàn dân, lên cao hơn, SG được nối dính với Chợ Lớn, nối dính với một phần của Tỉnh Gia Định, dân số tăng lên cho đến trển 3 triệu dân vào lúc 1975. Sau 75, Saigon đổi tên thành TP HCM, lại được nới rộng thêm bằng nhiều quận ngoại thành của tỉnh GĐ và của các tỉnh lân cận. Ban đầu chỉ tưởng nới rộng cho chính sách về chính trị tuyên truyền, nhưng sau đó, có một lỗi lầm về kỹ thuật lả để cho mật độ xây cất lan tràn tử trung tâm các quận nội thành của SG lan tràn ra, san sát vào nhau, theo các trục giao thông nối dài ra, xóa hẳn những vùng ngập nước thấp tự nhiên theo sông rạch, mà là nơi cho SG giải quyết ngập lụt để nước đọng ở đó, chờ chẩy ra sông, thấm xuống đất, và bốc hơi. Coi như nới rộng mà không hề có hệ thống cơ sở căn bản phải đượclàm hoàn tất trước khi cho phép thành phố được nở rộng, nhận thêm dân số.
.
Những diện tích bề mặt để cho SG thoát nước ra sẵn có từ trước, nay được biến thành diện tích xây cất, không những gây tai hại cho sự thoát nước sẵn có của SG, mà từ trước 75 đã qúa mức chịu đựng. Khu thảnh phố mới lan rộng cũng chẳng thoát nước khá hơn, vì nước lại tụ tại đó theo cơn mưa tự nhiên, nay càng ngập sâu hơn, dồn nước ứ đọng lại, làm cho những khu lận cận của SG cũ, khi xưa không ngập lụt thì nay không thoát nước được nữa, trở thành ngập lụt tại chỗ vì nước thoát ngưng chẩy, hay thậm chí, chẩy ngược lại.
.
.
.
Ngày nay, SG lên tới trên 8 triệu dân, gấp đôi lên sau 75, thì thử hỏi: hệ thống thoát nước cũ, già nua theo năm tháng, diện tích xanh trong SG bị xoá thay vào đó diện tích tụ nước mưa nhiều và nhanh hơn. Diện tích thoát nước tự nhiên chung quanh SG, bị lấp xóa, tạo ra nhiều nơi nước bị ngập tại chỗ, chận nước từ SG cũ thoát ra. Trong xoá đất thấm, làm nước chẩy nhanh, ngoài lấp chận, thì dĩ nhiên SG ngày nay chỉ có ngập lụt dậm chân tại chỗ. SG cũ không thoát nước được, SG mới, nới rộng ra, thì nới rộng ngay từ nới trũng, nơi thoát nước ngày trước, thì nước tụ nới đó không thoát ra được vùng cao kế đó, mà nước từ vùng cao vẫn theo thế thiên nhiên tụ về nới SG nới rộng, Đó là một sai lầm về kỹ thuật và khoa học một cách rất là căn bản. Ngoài ra, thí dụ về lượng nước ngọt tiêu thụ và thải ra coi như cũng là đã tăng lên hai ba, trước khi nói tới chuyện giải quyết thoát nước mưa.
Ngoài ra, các theo đà tăng dân số trên gấp hai, bần ba lần, sau 75 của cả nước VN, thì các tỉnh phía đông, bắc, tây bắc SG, là vùng đất cao cũng được tăng dân số, tăng nhà cửa, tăng xây cất cho nhà ở, tăng diện tích xây cất cho kỹ nghệ, giảm rừng, khoai hoang đất thêm cho nông nghiệp, và nước mưa tự nhiên sẽ dồn xuống nơi thấp là SG nhanh hơn, sông SG sẽ có lưu lượng nước cao hơn, nước dâng cao thường xuyên sẽ không còn sức đón tiếp nước thải từ SG thoát ra. Cuối cùng sẽ là toàn một vùng rộng lớn dễ dàng bị ngập lụt lớn khi mưa to. Hay rất giản dị là nước lên xuống theo thủy triều cũng đủ làm cho SG ngập, chẳng cần đợi đến khi có mưa.
.
.
.
Đó là nguyên nhân do đông dân số tạo ra, một nguyên nhân chính rất quan trọng, từ đó dẫn ra có qúa nhiều nhà cửa, nhiều diện tích xi măng bê tông, mặt đất xanh bị biến mất, đất thấp ngập nước biến mất, kinh rạch nhỏ lại và trở thành nông cạn do chất thải ra lắng đọng. Điều này có lẽ được thí dụ như bên dưới có lẽ dễ hiểu hơn, chẳng cần đến khoa học, học cao chi cho tới tốt nghiệp môn Thiết Kế Đô Thị, hay Quy Hoạch Thành Phố với nhiều chữ nghĩa chi cho khó hiểu.
Thí dụ, SG như cái xe già nua chở người, khi mới nó chỉ chở 200 ngàn người tối đa, bánh xe, mái che đều cao ráo, không thấp ngập nước mưa. Nay cái xe SG cũ đó sau cả trăm năm, khung sườn xe căn bản vẫn như vậy, bánh xe thì xẹp lép ngập nước, mái được nói rộng ra để chứa nhiều người, thu càng nhiều nước mưa, hồi xưa thì ai củng có chỗ nằm, nay thì đứng, bám vào nhau từ 200 ngàn lên 8 triệu, nước do mỗi người thải ra khi xài xong, cũng thấm, ngập đất rồi, đừng nói chi mưa đến. Danh từ đúng nhất là “Quá Tải”, chỉ có giải pháp, mời bớt người xuống, ngày xưa từ 200 ngàn tới trên 3 triệu, nước mưa cũng đã ngập ở khu thấp, khu tồi tàn quanh kinh rạch, nhà cửa của dân nghèo đã xâm chiếm kinh rạch, đất thấp, bất hợp pháp, ngăn chận nước chẩy, lấp sông hồ. Tệ trạng đã có sẵn chưa được giải quyết, vì lý do chiến tranh, dân đổ vào SG vì nguyên do chính là tìm an ninh, lánh xa vùng chiến tranh, nên chuyện ngăn chặn dân vào SG không phải là chuyện chính yếu trong thời chiến tranh, Ngập lụt của SG lúc đó, xẩy ra còn nằm ở mức rất nhỏ, nhắc lại là thường xẩy ra nới khu ổ chuột nghèo nàn, gần ngay nơi sông rạch bị lấp kín.
.
.
.
Cho nên chỉ bớt dân số, bớt nước thải, bớt đủ thứ, quan trọng nhất là bớt lượng giao thông thì SG không bị thảm trạng ngập nước như ngày nay. Giảm dân số là điều tự nhiên trước khi sửa chữa vấn đề nghiêm trọng nào.
Như vậy để cho SG đông dân và lớn rộng như ngày nay là một sự sai lầm rất quan trọng trong quá khứ, không được nhìn ra bởi chính quyền từ xưa, thiếu khoa học, thiếu nhận xét. Trên thế giới tân tiến, một thành phố không thể để cho quá tải như vậy, mà cần phát triển đô thị theo hệ thống hành tinh, những đô thị mới, cho phát triển nhanh hơn SG, SG cần giảm mật độ đi, giảm không được thì gìữ yên, không tăng. Tăng dân ở thành phố mới lân cận, có vị trí thuận tiện nơi các vùng đất cao, gần SG, có sông lớn nối cho giao thong, làm hải cànng, dùng sông lớn để tiếp tục thoát nước, nối thành phố mới với SG bằng đường bộ lớn, bằng đường xe lửa tốc hành, bằng tầu tốc hành trên sông. Những thành phố nhỏ như ở gần Bình Dương, Thủ Dầu Một, từ Biên Hoà, Thủ Đức đều nối về SG nhanh chóng bằng sông, bằng đường hỏa xa, bằng xa lộ, bằng cầu lớn, bằng phương tiện di chuyển công cộng trong nửa tiếng trở lại. Dĩ nhiên theo kỹ thuật và khoa học căn bản, là phải có hạ tầng cơ sở trước, mới cho phát triền sau, làm nền móng trước, rồi mới dựng nhà lên sau.
Đường, cầu, bến cảng, hệ thống thoát nườc, đê đập được dự trù, rồi mới cho phát triển lên thành đô thị. Nói chung ở VN thì sự hỗn loạn vô tổ chức đi trước, vô quy hoạch đi trước, gây ra tệ nạn, sau đó mới chạy theo sau để sửa chữa, băng bó vết thương, thay vì ngược lại. Đó là sự phản khoa học, phản học hành, mà ở mức độ căn bản thấp nào ai củng phải biết.
.
Dân số phát triển và hạ tầng cơ sở, super structure của một đô thị lớn hay bầt cứ thành phố nào, đều phải được làm tử trước khi có dân cư ngụ, chứ không phải đầy dân ra đó, đầy dân số, đầy nhà cửa, xây đầy ra bám vào một con đường độc nhất theo đường dài (linear structure), vì nghèo, không làm ra con đường thứ hai nối vòng, hay là không muốn làm, để cho giá đất tăng cao hơn, rồi sau đớ mới lập thành phố, mới lập đô thị bằng cách phá bỏ, bồi thường và đền bù, đâm ra cái giá đền bù mắc hơn cả 10 lần nơi các xứ sở tân tiến.
.
Khi quy hoạch đất ở nước tân tiến, nói xin lỗi, từ vài trăm năm nước, họ đã quy định đâu là đất xanh, nông nghiệp, đâu là đất nhà ở, đâu là đất công nghiệp từ mấy thế kỷ trưóc. Không ai được đổi luật. Khi thành phố cần được phát triển, cần được lập mới, lúc đó phải có quy hoạch, phải có đường xá mới, có hệ thống thoát nước, đường di chuyển, đường dẫn năng lượng, hệ thống cung cấp nước sạch, thoát nước dơ, được chấp thuận, có kinh phí thi hành, sau khi hoàn thoành, mới cho chia lô và bán đất. Nói chung là cái đầu đi trước bàn tọa theo sau, chứ không phải ăn ở trước, tạo ra ung nhọt rồi mới dọn dẹp, băng bó cạo rửa mủ thối vì hỗn độn (urban decay), tranh chấp cãi nhau về bồi thường, làm ra phá đi phí phạm, tổn phí cà ngàn lần hơn. Mang sự giầu có phi pháp đến cho thiểu số nhỏ lợi dụng, thay vì giầu có thịnh vượng đến chung cho mọi người dân ở đó.
.
Nói chung con người trên thế giới nếu có học hành chút, có đủ thông minh căn bản, trước làm ra cái xe bò có 10 đồng, rồi sao đó mới cho người lên, và mang bò tới kéo. Còn tại VN mấy chục năm qua, thì chưa có xe bò, người đã đến ăn ngủ dành chỗ, chôn ở đó, trước khi làm xe bò thì phải mời đưổi người đi, dọn dẹp đồ dơ bẩn bỏ lại, đào xác mang đi, bồi thường tốn tới 100 đồng, chưa bắt đầu làm xe bò, khi làm xe bò thì vẫn phải tránh né người đang ở đó, tới chừng chưa làm xong xe, thì người lại đầy ra đó, lại bồi thường, cuối cùng thi tốn tới 1000 đồng mới có xe bò, chưa mời ai lên khởi hành đi thì xe bò lại gẫy dàn khung vì người đứng chiếm chỗ sẵn từ lâu quá đông, tới đó thì xe bò đã quá lạc hậu, trên thế giới không xài xe bò nữa.
Nói chung là dân số và dân trí, và trí tuệ và gì gì thì ai cũng hiểu chẳng phải là môn khoa học gì khó học về quy hoạch, phải mò ra tận các xứ Tây Phương học tới Tiến Sĩ Quy Hoạch mới có thể làm ra cái xe bò, đô thị ở VN.
.
.
.
Hình trên: cho thấy khu mới của SG là Phú Mỹ Hưng, nằm gần ngả ba sông Nhà bè, không làm ra để giảm dân của SG, mà lại tăng dân mới đến lên, nằm cuối đường kẹt, giao thông phải qua SG rồi mới tới đây, đường độc đạo làm tăng kẹt xe tại trung tâm SG. Ngoài ra ba bề còn lại là hoang vu, đất thấp, không có dẫn đến thành phố khu giao thông nào khác, ngoài ra nằm nới tận cùng của giòng nước ngọt từ Đồng nai dẫn đến .. vị trí, đất rẻ , chưa chắc giúp gì cho SG trong chuyện ngập lụt và kẹt xe, hay làm ngược lại.
.
Làm giảm dân số, duy trì dân số có thể thực hiện theo tự nhiên, khi có nơi khác hấp dẫn y như vậy nhưng giá cả rẻ hơn, kèm theo với những kết hoạch bằng chính trị, nếu được đặt ra trước, thi hành đúng thì không khó gì giải quyết chuyện phân bố dân số cho đồng đều. Giữ mật độ thích hợp với khả năng của hạ tầng cơ sở. Hợp kỹ thuật mới, tiện nghi mới và điệu kiện sống tân tiến, nếu làm đẹp hơn, giá cả rẻ hơn thì dễ dàng thu hút người đến đó, và cũng là đìều làm cho người ta muốn dời bỏ một nơi nào đó. Hay ngưng không tăng dân ở nơi nào đó một cách tự nhiên.
.
Thí dụ, nếu có chính sách chung về chính trị, chính quyền chỉ cho phép đầu tư của ngoại quốc đến một tụ điểm thành phố mới, và ép họ phải bắt đầu bằng hạ tầng cơ sở như hệ thống nước sạch, thoát nước dơ, giao thông, môi trường sống an toàn, self containing and sustainable, tức là giải quyết mọi điều kiện sống và thoát thải ra tại chỗ, không thu lấy tài nguyên tử đâu đến hoặc thải ra những phế thải cho qua vùng khác chịu dựng. Với kỹ thuật và khoa học thì những điều này không khó, chưa kể là tận dụng những phương pháp thoát nước thiên nhiên sẵn có từ ngàn năm. Phần này sẽ nói đến trong các phần sau về giải pháp và đề nghị.
Khi các công trình này không nằm trong trung tâm SG cũ thì nó sẽ không làm tăng dân tại đây làm quá tải sự chịu đựng của SG, đưa dãn dân ra về khu vực thành phố mới lập đó, chứ không phải lại đưa người mới vào mà không giảm dân của SG đi. Chi phí có thể do các công ty ngoại quốc đầu tư, sẽ lấy vốn lại sau và được giảm thuế lúc ban đầu. Sau đó định giá trị kinh tế cho mức lợi đến mức nào đó thì phải chuyển qua chủ quyền của quốc gia, quốc hữu hoá Coi như họ phải trả giá cho các hạ tầng cơ sở lúc ban đấu, ở đây nên hiểu hạ tầng cơ sở của thành phố, super structure là hệ thống nâng nền, diều hành cao dộ để thoát nước, cung cấp nước sạch, hệ thống nước thải, hệ thống giao thong, cầu đưòng, sông và hoả xa, hàng không, hệ thống cung cấp năng lượng, khoảng xanh để bảo vệ môi trường thiên thiên nhiên, duy trì hệ thống tái tạo môi sinh tự nhiên. Sẽ đề cập đến trong những bài sau.
..
.
Hình trên: có lẽ người giầu có sướng hơn người nghèo ở chỗ không bị ướt chân, nhà họ không bị ngập, nhưng tổn phí cho sửa chữa xe, bịnh tật, lập đi lập lại, không sản xuất ra được gì, còn tốn phí mấy lần hơn lập ra thêm nhiều thành phố mới .. !!!
.
by duongtiden
.
còn tiếp
.
theo dõi những bài tiếp, những nguyên nhân kế tiếp.
.
No comments:
Post a Comment