copy of tmddesign old multiply blog

Pageviews

Wednesday, January 13, 2010

Loạt bài về Saigon ngập nước, bài một, giới thiệu chủ đề . by duongtiden

.
.

Bài viềt này mở đầu loạt bài về thành phố Saigon, tính viết từ lâu, nhưng mà sẽ tốn rất nhiều thời gian để viết và công sức sưu tầm tài liệu, nên thôi thì cũng viết một lần, có lẽ là làm một chuyện hữu ích hơn
.

 


Hình ruộng lúa, kinh rạch ngập nước ngày xưa, không xa hơn trung tân SG, như bưu điện SG hơn hai ba cây số, chỉ bên kia sông Thị Nghè
 
.



Sàigon ngập nước


.
 

Bắt đầu loạt bài vể Thành phố Saigon từ xưa tới nay và chuyện ngập nước trầm kha như ngày nay. Những bài đầu là phần gìới thiệu, nguyên nhân, đặt ra vấn đề, và sau đó sẽ nói đến những đề nghị, giải pháp hay những ưu tư cho tương lai của SG.
.
 
sg-ngapnuoc-b.jpg picture by tddesign
.
 


Ngày xưa, SG còn có tên là Bến Nghé, thuộc về trấn Gia Định thời nhà Nguyễn lập quốc về phương Nam. Cái tên cho thấy một vị trí thuận tiện giao thông đường thủy trên một giòng sông lớn, gọi là Bến, mà thời đó chỉ có giao thông bằng thuyền trên sông rạch là tiện lợi nhất, giao thông do thiên nhiên tạo ra theo vị trí thấp nhất là nước. Mùa khô thì không nói, chứ mùa mưa đến, nước dâng tràn thi coi như với chiếc ghe là có thể đi tới khắp mọi nơi trong vùng này.
.
 


Từ cửa biển, đi vào theo sông lớn tới Nhà Bè nước chẩy chia hai, ai về Gia Định Đồng Nai thì về. Một nhánh sông Saigon dẫn về vùng Gia Định, một nhánh sông Đồng Nai dẫn đến vùng Biên Hòa. Hai giòng sông bề ngang to lớn với sức nước chẩy rất chậm, quanh co những nửa vòng tròn có khúc gần như đụng vào nhau. Cho thấy là độ dốc của đất vùng này rất là thấp, hầu như bằng phẳng, cả trăm cây số từ biển vào tới trung tâm thành phố SG, mà cao độ chỉ lên cao được chừng vài mét, so với mặt nước biển.
.
 


Đúng theo địa thế của thiên nhiên, thì thuỷ triều ngoài biển lên xuống cũng để cho nước mặn có thể tràn đến gần Nhà Bè, vùng Rừng Sát, nước lợ. Cho nên vị trí nguyên thủy của SG từ ngày Pháp mở rộng ra, thiết kế đô thị ra thành phố SG với hệ thống đường xá, trục giao thông, những công trường tụ điểm của nhiều con đường, giống như thiết kế của Paris hay là Washington DC. Kiểu thiết kế đô thị thông dụng của Pháp vào thời gian đó. Thì SG chỉ bắt đầu từ hướng đông, giới hạn bởi con sông Thị Nghè, bọc qua sông SG, kéo dài tới rạch phía nam dọc theo bến Chương Dương. Phía bắc thì gìới hạn ngay cầu Công Lý, đi lên là tỉnh Gia Định, tới Phi Trường tân sơn Nhất, bọc qua Phú Thọ về lại Chợ Lớn.
.
 
 
mapsg-0.jpg picture by tddesign

.
Họa đồ trên cho thấy SG khi Pháp mới lập, bắt đầu từ Thảo Cầm Viên, kéo thẳng tới Phủ Toàn Quyền, kéo xuống Hàm Nghi qua tới bến Chương Dương, coi như là hết. Những vùng phụ cận như Tân Định hướng về cầu Kiệu, Chợ Đũi hướng về trên Hoà Hưng là vùng chưa phát triển, cây cỏ nhiều, đất có thể thấp. Pháp đã chọn vùng đất cao nhất để lập ra trung tâm SG. Lúc đó, còn chưa thấy có chợ Bến Thành. Nhìn trên họa đồ còn thấy có một con rạch nối từ bến Chương Dương đi cao lên về hướng Phạm Ngũ Lão, tới gần Ngã Sáu SG, mà nay biến mất hoàn toàn bị san bằng, đắp nền, thì đó là rãnh nước thấp tự nhiên, đưa nước mưa trên mặt đi về bến Chương Dương rồi ra sông SG. Bị lấp mất đi, tức là nước mưa ở khu đó, bây giờ sẽ tự nhiên đọng tại chỗ, trên sàn xi măng hay đường nhựa.
.
.
Sg-map-today.jpg picture by tddesign
.
hình trên là SG ngày nay, cho thấy những con rạch thời xưa, như từ Ngã Sáu về Thái Bình, ra bến Chương Dương đã bị lấp kín hoàn toàn.
.
.
 
 
 

Xa hơn nữa là thành phố khác, Chợ Lớn, sau này mới nối dính liền với nhau. Kinh Rạch Miểu, nối vào Sông Thị Nghè, là giới hạn thiên nhiên của thành phố SG vài trăm năm về trước. Chỉ chung quanh vùng đất cao từ Sở Thú, kéo về chợ Bến Thành, đi xa hơn lên Phạm Ngũ lão về hướng Chợ Lớn, kéo dài qua cầu tới Khu Khánh Hội, bến tầu SG là hết.  Qua khỏi kinh Rạch Miểu là coi như thuộc về tỉnh Gia Định, Thành phố SG chỉ có vậy.

.
 


Ra xa một chút là vùng đất thấp ngập lụt quanh năm, thả rau muống, còn có ruộng luá, vườn tược chung quanh có mương đào. Nên những khi mưa lớn, vùng chính của SG không hề bị ngập nước, mà nước từ nơi cao đi xuống sông rạch vùng đất thấp chung quanh, đưa tới sông lớn là sông SG, rồi theo đà và độ cao thay đổi đi ra biển. Khi thủy triều lên, thì cũng ép nước sông rạch dâng cao lên theo lẽ tự nhiên, nhưng không tràn vào đường phố được, qua các cống bị ngập nước thủy triều. Ngoài ra khi mưa xuống, diện tích đất, diện tích cây cỏ phủ bề mặt thành phố còn rất nhiều, nên nước có thời gìờ ngấm xuống đất, từ từ chẩy ra sông rạch thật là chậm, đủ thời gian cho nước mưa thoát từ từ ra sông mà không ùn tắc chỗ nào gây nên ngập lụt nhanh.

.
 


Cho nên thành phố SG trong giai đoạn thành lập lúc ban đầu với dân số chừng 200 ngàn cho SG, chừng vài chục ngàn cho Chợ Lớn, còn chung quanh không phải là thành phố khác, mà là tỉnh Gia Định, với những ấp làng đông dân, xen lẫn chung quanh là ruộng lúa, ao hồ trũng nước. Qua thời gian, ngưòi dân sống chung quanh, tự nhiên tìm đến chỗ đất cao làm nhà, chỗ trũng ngập nước để làm ruộng, làm vườn canh tác theo điều kiện sẵn có của nước ngọt, tiện lợi trong việc canh tác.
 
.
 
Sau đó, do không có chính sách chung, thiếu hiểu biết, chấp nhận cho dân nghèo làm nhà sàn bám theo rạch, rồi đổ đất, đổ chất thải xuống biến kinh rạch thành nền nhà, lấp kinh rạch, thu nhỏ diện tích thoát nước, biến nước đang chẩy thành nước tù đọng, không lưu thông nữa, nên hệ thống kinh rạch tự nhiên theo thiên nhiên đã có từ ngàn đời để cho thành phố thoát nước, bị thay đổi làm ứ đọng nước thoát từ thành phố ra, làm cho thành phố bị ngập nước. Làm hư môi trường sống, làm bẩn thỉu thành phố, làm nơi sinh sống trở thành độc hại. Đó là vì không có sự nhìn xa trông rộng. Do lười biếng ăn đâu xả đó, mà tự làm ứ tắc nơi sinh sống của mình. Đó là do sự không tôn trọng thiên nhiên.
.
.
 
 
 
sg-datruong.jpg picture by tddesign
.
 
Hình trên cho thấy hệ thống thoát nước tự nhiên mà thiên nhiên đã có từ ngàn năm, nước mưa ngập trên ruộng, canh tác, rồi ra rạch, ra sông nhỏ rồi ra sông lớn, rồi ra biển. ây là hệ thống thoát nước mưa của SG trăm năm trước. Cảnh thiên nhiên đẹp như mơ, chỉ hai ba cây số từ trung tâm SG. Nay thì được thay thế vào đó như hình dưới:
 
.
.sg-nhasan-1.jpg picture by tddesign
 
.
Từ cảnh thiên nhiên đẹp của hệ thống thoát nước, đồng ruộng biến mất, kinh rạch đang bị lấp kín, một hình ảnh bẩn thỉu rác rưởi của một thành phố không được kiểm soát, không có luật lệ, và nhất là khi có những biến cố của lịch sử xẩy ra sau chiến tranh kết thúc, có dịp thay đổi mà không có chủ tâm thay đổi.
.
.
 
Hiểu biết căn bản về thoát nước
.
 
 


Theo quy luật tự nhiên để thoát nước đọng là độ dốc cần phải có được 1% dốc, tức là cứ 100 mét dài thì phải cao lên 1m hay thấp xuống 1m. Từ biển đi vào tới khúc sông SG, đường Nguyễn Huệ, đất ở đó chỉ cao hơn mặt biển có chưa đến 3m, thì toàn vùng từ SG kéo ra tới biển là đất rất thấp, không thể nào làm thành phố quá lớn với số dân đông, làm đường xá, xây dựng thật nhiều nhà cửa, thay mặt đất cây cỏ bằng mái nhà, sàn xi măng, đường nhựa mà không dẫn đến ngập nước. Cứ theo quy định 1% dốc để cho đường xá thoát nước, thì con đường dài 3km, điểm trũng nơi tụ nước phải thấp tới 30 mét cho nuớc không ngập đường, cho nên ở SG, kiếm ra chỗ nào đất cao hon chỗ khác đến 30m ?

.
 
sg-khainiem-thoatnuoc.jpg picture by tddesign
.
 


Thành ra, cứ vài km mỗi chiều là phải có chỗ trũng cho nước tụ lại, theo mọi chiều, chờ nước mưa bốc hơi, chờ nước thấm xuống đất, mực nước ngầm dưới đất cũng đã cao, water table cao, nên nước thấm từ trên mặt cũng chẳng được nhiều thì bị bão hòa sẽ không thấm thêm nữa. Theo như vậy, là cứ vài cây số, phải có hồ thật lớn giữ nước, cho chẩy ra sông rạch từ từ, và có cửa cống, không cho thủy triều đưa nước sông lên cao chẩy tràn vào hồ lại.

.
 


Lượng nước sông SG, khởi nguồn từ trên cao về hướng bắc, Bình Dương, Bình Long, Tây Ninh, nước dồn về phía trên Bình Dương, tạo thành sông SG chẩy ngang qua thị xã Thủ dầu Một. Trên cao có độ dốc của đất, có địa thế cao nên sông chầy xuôi thẳng quanh co ít, xuống đến gần SG, mặt đất quá bằng phẳng, sông chẩy thật chậm, bám theo vị trí đất thấp, lại càng quanh co và lúc nào cũng đầy nước.

.
 


Ngày xưa là tỉnh lỵ, tỉnh Gia Định, tỉnh Bình Dương, dân không đông, bề trên mặt toàn là ruộng lúa, cây xanh hay là cỏ, khi mưa xuống, nước ngấm vào đất, sau đó chẩy tràn trên mặt đất, mặt cỏ, mặt ruộng một cách thật chậm rãi rồi mới ra sông SG, từ đó chẩy về tới SG có lẽ nước cũng đã bốc hơi theo nắng, không làm cho sông SG dâng lên cao dưới hạ nguồn một cách nhanh chóng, đó cũng là thuận lợi không làm cho SG bên dưới bị ngập, và khả năng sông cũng còn dư đón nhận thêm nước mưa trong thành phố SG chẩy ra, nên sự ngập lụt ờ SG hiếm khi xẩy ra, chỉ theo mưa lớn lâu giờ, chứ không thường xuyên  như hiện nay, và không mưa cũng ngập do sông SG dâng nước lên, bởi nhiều lý do.

.
 
sg-ngayxua-map.jpg picture by tddesign
.
 


Ngoài ra, khi các tỉnh lỵ chung quanh SG tăng nhanh dân số, diện tich xây cất nhanh, diện tích xanh trên mặt đất bị mất nhanh, nới rộng chu vi SG thật rộng ra như hiện nay, cho phép, san bằng mọi diện tích xanh, ruông lúa, cây cỏ, đắp đất trũng làm nhà phố, làm đường tráng xi măng toàn phần mặt đất, toàn là mái nhà làm nước mưa chầy nhanh hơn, không thấm đất, hay mất cây cỏ, đất bị sói mòn ra sông, mang theo đất cát nhiều hơn thay vì chỉ có nước, thì cũng làm cho long sông bị bồi đất, đaý sông cạn, dung lượng nước lưu thong không được nhiều mà chầy tràn lên bờ làm ngập lụt bên dưới SG, Thủ Đức.

.
 
sg-google-2.jpg picture by tddesign
.
 


Trăm năm trước, hay gần đây thôi, vài chục năm trước, cho tới ngày tôi rời khỏi VN, chưa thấy SG ngập lụt lớn bao giờ, chỉ vài chỗ trũng nhỏ, khi mưa to, sau đó thì thoát đi nhanh chóng, đó chỉ là ngập trong các ngõ hẽm, không tổ chức. Còn ngập lụt ngoài đường lớn thì coi như không có, vì những vùng đất trũng thấp chung quanh chu vi SG là nơi tụ, dẫn nước ra rạch, ra sông nhỏ rổi ra sông lớn như sông SG.

.
 

Theo dõi bài tiếp, nguyên nhân SG ngập nước
.

By duongtiden

.


1 comment:

  1. Bai viet cua chu hay qua, khong ngo chu bao nam xa Sai Gon ma van con nho ro tung khu vuc, con duong nhu vay. Mong cho duoc doc bai tiep theo...

    ReplyDelete

Labels Loại Bài

Followers

Blog Archive

About tmd.design

My photo
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com
Powered by Blogger.