copy of tmddesign old multiply blog

Pageviews

Tuesday, January 26, 2010

Loạt bài Saigon ngập nước . Nguyên nhân tiếp . bài thứ ba . by duongtiden . under construction ..

.


.

.
Nguyên nhân thứ hai: giảm diện tích xanh, giảm diện tích ngấm nước, lấp, xóa kinh rạch thoát nước tự nhiên đã có từ vài trăm năm trước.

.
 
Tiếp theo bài trước với nguyên nhân chính là để cho Saigon tăng dân lên một cách qúa mức, dân số là yếu tố làm hư rất nhiều thứ. Tiếp theo bài này là nguyên nhân kế tiếp, không kém phần quan trọng. Trước khi vào nguyên nhân tiếp, hãy làm một cái "reverse engineering" là coi vấn đề hiện nay, đi ngược về quá khứ, gỡ ngược lại những gì đã tạo ra tình trạng ngập lụt cho SG những khi mưa, hay cả khi không mưa.
 
.
 
Vậy quay trở về vài trăm năm trước, coi Saigon đã được hình thành ra như thế nào, lúc đó tình trạng thoát nước ra sao, có bị ngập lụt hay không. Khi phát triển cho tới ngày nay, những chuyện gì đã xẩy ra trong việc thành lập thành phố đến mức độ to lớn đông đúc như hiện nay, tới mức độ gây ra tình trạng ngập lụt như hiện tại. Muốn chữa bệnh, không có gì khác hơn là coi lại nguồn gốc từ khi SG được thành hình như thế nào, bắt đầu có bệnh ngập nước từ đâu, bao lâu, tại sao.
 
.
.
 
Tôi không có họa đồ rõ ràng về cao độ của từng điểm chính trong thành phố SG hiện nay, cũng như không có bản đồ với vòng cao độ chính xác, chỉ biết là SG chỉ cao hơn mặt biển chừng chục thước, chỉ cao hơn mặt sông SG một vài thước. Chỉ nhìn theo hình dạng của các dòng sông chung quanh, mà ước đoán cách thoát nước theo tự nhiên của vùng đất SG từ khi mơí có.
.
 
Theo họa đồ, thì tự khi khởi thủy, chỉ có Thành SG hay Thành Gia Định, bọc bên góc sông SG và sông Thị Nghè ngày nay. Kéo dài về phíá tây nam vài cây số, là Chợ Lớn, thành phố của đa số người Hoa, nằm trên những nút, mối giao nhau của kinh rạch vùng đó, được nối ra sông SG bằng rạch Tầu Hũ hay còn gọi là rạch Bến Nghé.
.
 
z-td-sgmap-1790-b.jpg picture by tddesign
.
 
Thành Saigon, khi người Pháp đến xâm chiếm, bản đồ ghi năm 1790. Thành được đấp trên gò đất cao hình Bát Quái. Phía đông có vài kinh đào từ sông SG thông nước đến thành cho di chuyển, và dẫn nước canh tác vùng đất chung quanh thành.
 
.
 

Từ ban đầu khi lập ra vùng Tân Bình, mở mang bờ cõi nước VN về phương nam, lập ra Trấn Gia Định, tổ chức phòng thủ vùng này, các quan đã nhìn thấy địa thế vùng này, chọn vùng đất cồn cao, nơi sẵn có những rừng cây lớn, lập ra thành Gia Định với hình Bát Quái. Xây thành, dựng thành lũy kiên cố, phòng thủ theo vị trí chiến lược, có rạch Nhiêu Lộc về phía bắc, sông Thị Nghè về hướng đông, rạch Bến Nghé hay Tầu Hũ về phía Nam. Những phần mở trống, thì có lũy phòng thủ bao bọc mũi tấn công từ trên bắc, tây bắc xuống từ hướng Cam Bốt.
.
 

Vùng đất của thành Gia Định, hay thành Saigon ngay xưa có trung tâm ngay vùng đất cao nhất, khoảng từ Dinh Độc Lập cho tới Thành Cộng Hòa, bây giờ là Đường Thống Nhất, hay Lê Duẩn bây giờ cho tới khu Đại Học ,gần Thẩo Cầm Viên hay là Sở Thú. Từ đó dốc thoai thoải đều ra chung quanh cho tới kinh rạch và sông Saigon. Còn phía tây bắc, thì chưa rõ, vì nơi này không thấy có kinh rạch gì mấy để thoát nước mưa.
.
 

Thành phố SG từ sông SG lên từ dưới Nam kéo lên Bắc tới gần kinh Nhiêu Lộc, từ sông Thị Nghè kéo từ Đông qua Tây tới hết vườn hoa Tao Đàn, là vườn Bờ Rô cũ là hết, qua bên kia đường Lê Văn Duyệt cũ, CMT8 bây giờ là coi như ngoại ô. Đất ở đây còn cao, cho là chẩy dồn qua tây, tây nam, coi như là nước mưa tự thấm xuống đất ruộng hay vườn.
.
 

Phiá tây SG lúc ban đầu, qua hết chợ SG, qua tới Phạm Ngũ Lảo, Thái Bình, bên dưới, tới chợ Cầu Ông Lãnh là hết. Tới đất vườn ruộng kéo dài về hướng tây rồi mới nối vào Chợ Lớn cách xa SG chừng ba, bốn cây số, bằng đường Trần Hưng Đạo bây giờ. Địa thế ở vùng này thì thoát nước mưa xuống ngay nhiều kinh rạch dười hướng Nam, Kinh Bến Nghé hay tầu Hũ, kinh Đôi vân vân, chuyển nước thẳng xuống nam qua nhiều dông nhỏ chẩy xuôi theo các sông lớn hơn rồi ra biển.
.
.
z-td-sgmap-1815.jpg picture by tddesign
.
Tôi tô xanh đậm những giòng rạch, sông có tự nhiên vào khoảng thời gian 1800. ghi chú A: bây giờ là đường CMT8 nối thẳng về ngã tư Bẩy Hiền, lên Hóc Môn, Tây Ninh. B: vùng ngã tư Phú Nhuận đi lên Gò Vấp. C: vùng bên trên Gò vấp. D: vùng Bình Thạnh bây giờ. E: vùng Bà Chiểu, tỉnh Gia Định cũ. F: Thị Nghẻ, vùng cầu Văn Thánh mới. Xin chú ý đến một số kinh rạch dưới góc tây nam của thành Saigon, bây giờ đã biến mất.
.
.
 
 

Nhìn vào bản đồ xưa của thành SG hay Gia Định có ghi nhận từ năm 1790, cho thấy có các kinh đào thông nước từ sông SG lên hướng tây bắc, vào tới chân thành, rồi đi ngang đông tây, trở lại sông SG, coi như kinh để đi lại và dẫn nước ngọt để làm ruông làm vườn bên ngoài thành. Nhánh kinh đào này nay là ĐL Nguyễn Huệ, kéo lên gần tới ĐL Lê Lợi. Có một nhánh rạch tự nhiên bắt đầu gần chợ SG bây giờ, chẩy theo ga xe lửa cũ kéo ra chợ Thái Bình bây giờ rồi nối xuống rạch Cầu Ông Lãnh, hay cầu Kho. Hai kinh rạch này, bị xóa lấp không còn vết tích trên các bản đồ sau này. Đây là lối thoát nước tự nhiên từ vườn hoa Tao Đàn, qua Nguyễn Thái Học, đi theo hướng Nam xuống kinh Tầu Hũ, là con kinh thoát nước quan trọng phía tây nam, nói tiếp với kinh Đôi và các sông rạch vùng này.
.
.
z-td-sg-rach-xua.jpg picture by tddesign
.
hình sông phiá nam SG và Chợ Lớn, khoảng năm 1886.
.
 
 
.

Bây giờ trở về những nguyên tắc căn bản về thoát nước tự nhiên: khoảng cách giữa hai con rạch, kinh, sẽ là điểm cao nhất, coi như trung bình là như vậy, rồi nước sẽ chẩy từ hai bên điểm cao xuống hai rạch hai bên. Như nói từ bài đầu, nước mưa xuống, nếu không có gì cản, nước rơi xuống đất, thấm vào đất, rồi chẩy ra chung quanh, tự tìm xuống các điểm thấp, nếu mặt đất phủ cỏ hay cây, nước sẽ bị làm chậm lại, chẩy đi chỗ khác chậm đi. nếu lấy xô nước làm mưa đổ xuống cây, nước sẽ bị lá cây giữ lại có đến 20%, nước chẩy thẳng xuống đất, bị thấm vào đất có đến 10% ngay lúc đầu, sau đó nuớc sẽ chẩy đi chậm chậm vì bị cỏ phủ bề mắt làm chậm lại. Nếu đổ thẳng chậu nước xuống mặt đất trụi không cây cỏ, có lẽ chỉ có 10% thấm ngay xuống đất, phần còn lại chẩy xuống nơi thấp.
.
.
z-td-sg-diagram2.jpg picture by tddesign
.
z-td-sg-diagram1.jpg picture by tddesign
.
 
 

Đổ chậu nước xuống sàn xi măng, nền đường không thấm nước thì nguyên chậu nước sẽ chẩy đi chỗ thấp, nếu không có chỗ thấp khác, thì chậu nước sẽ ứ đọng, ngập tại chỗ. Thí dụ này rất dễ hiểu, nếu có được học trong trường tiểu học hay trung học, sẽ được coi thí nghiệm, đổ chậu nước xuống mô hình đầy cây cỏ, và mô hình trơ trụi đất, hay trơ xi măng, sẽ được thấy nước chẩy đi như thế nào. Đó là bài học căn bản, khi đốn rừng trơ trụi trên cao nguyên sẽ làm nhanh chóng ngập lụt nơi đồng bằng.
.
 

Sự ngập lụt của thành phố cũng tương tự vậy thôi, Khi mật độ dân còn thấp, nhà riêng biệt, không sát vào nhau, chỉ có mái nhà để cho nước chẩy nhanh, đón nước xuống lu nước, hay cho chầy ra ao, nước  có vườn cây và đất trồng trọt thấm nước xuống lòng đất. Khi nhà tăng lên xan xát, không còn đất, không còn ao, không có đất trống để thấm nước, và đất không dốc để chẩy nước đi, thì nước sẽ đọng tại chỗ gây ngập lụt, như là đổ nước vào ly, nước sẽ dâng cao lên, đứng tại chỗ.
.
.
 
z-td-sgmap-thoatnuoc1815.jpg picture by tddesign
.
hình trên: ở phía bắc, là rạch Nhiêu Lộc, bắt đầu từ điểm số 1, chẩy nối ra sông Thị Nghè, là dòng thoát nước tự nhiên quan trọng và dài, coi như vùng thu nước (catch basin) của sông rạch này phải lan rộng ra cả một hai cây số hai bên, thu nước vào giữa. Không biết cao độ, độ cao khác biệt giữa điểm 1 và 2 nơi mặt nước chẩy là bao nhiêu. Điểm 3, là cửa rạch Bến Nghé, hay rạch Tầu Hũ, từ sông SG chia ra, hay nhập vào sông SG, tùy theo dòng nước chẩy, có lẽ chẩy từ sông SG vào, xuối theo tây nam, cho nên, bây giờ đoạn nối này bị lấp lại để làm lối đi xuống đường hầm qua sông SG vào Thủ Thiêm. Đìểm 3, cao hơn điểm 4 tại Chợ Lớn trên rạch Tầu Hũ là bao nhiêu, không biết. Coi như nước từ sông SG chẩy vào đây, hay chẩy ngược lại khi thủy triều xuống ra sông SG. Còn vùng phía tây SG, phía ra hướng Phú Thọ Hòa, bây giờ là quận Bình Tân, không biết nước thoát chẩy ra sao?, có lẽ vẫn xuối Tây Nam, chẩy về hướng Phú Lâm, rồi ra sông? . Một vùng rộng lớn không thấy có kinh rạch tự nhiên vài trăm năm trước. Bây giờ thành phố đã nới rộng về hướng này, rạch Lò Gốm dưới Phú Lâm thành lối thoát nước chính, xa hơn là kinh Xáng chẩy theo bắc nam, nồi với kinh hay rạch gì đó được đào ngang đông tây từ sông SG trên Lái Thiêu chẩy qua Hóc Môn, rồi kinh Xáng, dọc theo xa lộ vòng đai, ngày xưa là xa lộ Đại Hàn, do quân đội South Korea làm ra.
.
 
.
z-td-sgmap-1790-water-web.jpg picture by tddesign
.
hình trên: vài trăm năm trước, thành SG nắm trên nơi gò đất cao, chung quanh có chút ít đất chia lô để ở và canh tác, xa hơn phía bắc là rạch Nhiêu Lộc và sông Thị Nghè, bải đất trống, vườn ruông chung quanh rạch hai bề mặt làm vùng thoát nước ra trước khi vào rạch, hay ngập tạm thời khi mưa lớn. Phía đông và nam thì thoát nước ra sông SG và rạch Bế Nghé. Phiá tây, tây nam thì tàn vướn đất ruộng trống, nên đất ở đây có thể tự thấm nước mưa hết, không cần chẩy nước đi đâu. Mực nước trên mặt sông SG lúc đó, nếu có được ghi nhận, thì chắc chắn là thấp hơn bây giờ nhiều, vì nước từ thượng nguồn xuống không nhiều và nhanh như ngày nay, vì rừng rậm trên cao còn nhiều vài trăm năm trước. Mực nước sông SG thấp, nước từ đất thành SG cao, chẩy thoát nước mưa xuống ra rạch chung quanh dễ dàng.
.
.
 
 
z-td-sg-arial-old-channel.jpg picture by tddesign
.
hình trên: không ảnh của SG vài năm trước, cao ốc mọc lên, mật độ nhà, dân lên cao, đường xá vẫn vậy, cây dọc hai bên đường bị hạ mất đi nhiều. Các rạch và kinh đào từ 1790 được vẽ xanh lên trên, cho thấy bị lấp kín từ trăm năm trước.. Nước từ chợ Bến Thành nếu đi thẳng góc nhanh nhất là ra rạch Bến Nghé phía dưới. Cống ngầm từ chợ, phải tìm đường ra sông SG. Cao độ chợ chỉ cao hơn sông chừng 2m, nước cống cần di chuyển với 1% độ dốc, đi gần 1km mới ra sông, độ dốc chắc chắn là không thể được đến 1%. Nước sông SG ở bến Bạch Đằng lúc lên cao chưa mưa, chỉ cách bờ chừng 1m, khi mưa lớn gặp thủy triều lên, coi như nước sông bằng mặt bờ. Coi như là cống không có chầy nước từ chợ SG ra sông nữa. Ngập lụt tại chỗ dễ dàng. Vừa qua, những cơn mưa lớn, đl Nguyễn Huệ có ngập nước. Ngày xưa, đây là con kinh đào thông ra sông, bị lấp trên một trăm năm trước.
.
  
 
 

Sau nguyên nhân quan trọng đầu tiên là dân số qúa cao, thì tự nhiên sẽ kéo đến số nhà xây cất tăng lên, số đất trống, diện tích xanh trên bề mặt không còn đủ để thấm và thoát nước. Lại kèm theo các nguồn thoát nước ra sông từ ngàn xưa lại bị lấp biến mất đi, khiến nước không có lói thoát. Nước từ trên trời đổ xuống cũng như vậy, giờ thì nguồn sông rạch thoát nước bị ngăn lấp hay thu nhỏ lại. Nước đổ xuống lại chẩy nhanh hơn, tóm lại tốc độ nước thoát ra nhanh và nhiều, nguồn thoát bị chặn, bít hay biến mất, cuối cùng, nước ngập lụt tại chỗ, tạo ra nhiều nơi ngập lụt mới, mà khi xưa không có.
.
 

Nguyên nhân này lại xẩy ra trên thượng nguồn sông Saigon, trên vùng đất cao, tây bắc, bắc, nước dồn xuống vùng thấp SG, nước sông SG tự dâng cao hơn khi chưa mưa, thì tự nhiên làm ngập SG khi trời khô. mặt nước sông cao hơn, độ cao từ nơi đất cao nhất đến mặt sông bị giảm, thì khi mưa, chỉ thoát được chút nước, sau đó thì ngập tại chỗ ngay.
.
.
 
z-td-song-sg.jpg picture by tddesign
.
.
 

Nguyên nhân thứ hai sau dân số gia tăng quá nhanh là nhà cửa đường xá, bề mặt SG được phủ kín bằng những vật liệu không thấm nước, hay làm giảm cao độ nước chẩy, cuối cùng là ngập nước. Những sông ngòi kinh rạch đã có từ vài trăm năm trước bị xóa bỏ, bịt mất. Ngòai ra sự đổ đất, làm nền cao không theo một hệ thống nào hết, lộn xộn từng căn nhà, cũng làm nước thoát bị ngăn chận lại từng khu, lồi lõm lung tung, không còn thoát ra có hệ thống như thiên nhiên đã tự xếp đặt từ ngàn năm trước.
.
.
 
 
 
z-td-sg-cleanriver.jpg picture by tddesign
.
.
 

Sự nâng nền nhà, nâng mặt đường không có hệ thống, chỉ giải quyến nước ngập tại một căn nhà, một khu nhà, mà chẳng giải quyết chung cho cả thành phố, hay giản dị chỉ đưa nước qua khu bên cạnh mà thôi. Đường xá khu bên cạnh đó vẫn ngập lụt. Không ngập tại nhà mình, nhưng di chuyển ra khỏi nhà là bị ngập nước ở nơi khác. Ngoài ra đất mang vào SG để năng nền được đào chuyên chở từ ngoại thành vào, sẽ làm nơi bị đào lấy đất bị trũng bị ngâp nước trong tương lai, chưa kể là tốn tiền năng lượng xăng nhớt để chuyên chở đất, cũng không có thề đổ đất năng nền toàn bộ thành phố SG cho khỏi lụt ?? đi làm thành phố mới hoàn toàn ở nơi cao hơn, coi bộ dễ dàng và đỡ tốn kém hơn.
 
.
.
by duongtiden
.



3 comments:

  1. Tìm một vài hình ảnh SàiGòn xưa qua Google... sao đó vào được site này của bạn, thật hay!

    ReplyDelete
  2. cám ơn bạn, hy vọng có những thứ bạn cần đọc ở đây.

    ReplyDelete
  3. Rất nhiều thưa Huynh [đọc các comment ngòai GB, thấy mình thật không đúng khi xưng hô như comment trước]

    Huynh luôn vui và sức khỏe, tên Fun sẽ sang Huynh đọc thường, cảm ơn Huynh với blog này.

    ReplyDelete

Labels Loại Bài

Followers

Blog Archive

About tmd.design

My photo
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com
Powered by Blogger.