copy of tmddesign old multiply blog

Pageviews

Sunday, February 28, 2010

Phác họa đầu năm Dần... tmd building . sketch by duongtiden

.

.

.
z-td-tmdbldg-210cl.jpg picture by tddesign
.
.
An exhibition hall, a commercial center, a department store with above offices. The overhang, shaded entries are responding to the local weather, hot sun or rain. The open spaces under overhangs are used for seating area of coffee shops, restaurants ..
.
.
z-td-tmdbldg-210.jpg picture by tddesign
.
Một trung tâm triển lãm sản phẩm, Nhà thương mại, trung tâm buôn bán với những văn phòng trên cao. Các mái nhô ra, lối vào với mái hiên che nắng mưa là những đáp ứng với tình trạng thời tiết khí hậu địa phương. Những chi tiết kiến trúc này tạo ra sắc thái đặc biệt riêng. bên dưới các mái che là noì ngồi nghỉ, để bàn ghế của các tiệm cafê, nhà hàng bên trong.
.
Mấy tuần rồi, với loạt bài biên khảo toàn là nước ngập với miệng cống, coi bộ hơi nhức đầu, nên cảm hứng phác họa đi đâu mất ... phải duy trì phác họa thường xuyên lại mới được .. chờ trời mưa lớn viết tiếp chuyện làm sao cho hết ngập nước ở SG.
.
by duongtiden
.
.

Thursday, February 25, 2010

Loạt bài Saigon ngập nước, bài phụ lục thứ hai. bài cũ từ yahoo360 tháng 11-08. chuyện ướt át của HN và SG .. the wet strory, very wet Hanoi and Saigon. by duongtiden .


.

Bài phụ lục thứ 2A .
Bài này viết từ hơn năm trước, khi Hà Nội bị lụt tháng 11-08

.

Nước là bạn hay thù !!!
Thủy lợi hay thủy hại !!!
.
.
Trên thế giới càng ngày càng khan hiếm nước cho nhân loại, sa mạc càng ngày càng gia tăng, nhìn bên phi châu khô cằn hạn hán, người thiếu ăn, người ta đi đội nước cả mấy cây số về mà sống …
.
Thế thì tại VN lại qúa nhiều nước, mưa nhiều, nước lụt mấy ngày nay đầy Hà Nội, đó chỉ mới là mưa thôi, chứ chưa là bão. Có lẽ trái đất đang nóng dần, băng hà tan nhanh trên những núi tuyết cao, nước biển dâng lên, nhiều hơi nước nên gây ra mưa giông nhiều, bão nhiều. Xứ Mỹ trong vài năm qua tự nhiên bão tố phong ba tăng lên nhiều, bão chết người, tan hoang thàng phố New Orlearn như bão Katrina, rồi mới đây bão Ike, tan hoang vùng biển Texas .. trái đất đang thay đổi.
.
Tuy nhiên đó là bão đến, có dự đoán và bão động trước cho người ta chạy. Còn Hà Nội, mưa lớn đột ngột chỉ một đêm, sáng sau, cả thành phố thành những giòng sông không tiên đoán trước, con nít đi học bị chết đuối !!!
.
.
z-td-raymond2.jpg picture by tddesign

.
.

Nhớ về VN, năm 76, tôi đi lên làm quy hoạch khu kinh tế mới Phạm văn Cội ở Củ Chi, lấy xe viện quy hoạch, xe của kts Ng hữu Thiện, đi với tài xế, người cán bộ tập kết nhìn tôi vui vẻ hỏi “giấy tờ đồng chí sinh ở HN, thế đồng chí tốt nghiệp ngoài bắc hay trong nam vậy” tôi cười hì hì, nhìn anh nam kỳ mới từ bắc về: “thấy tôi ăn mặc như vầy thì đủ biết tôi ở đâu rùi”. Đồng chí nam bộ cười: “ hỏi cho chắc ăn, chắc anh học trong nam” “đúng rồi, tui lớn lên ở SG”.
.


Thề rồi đồng chí cưòi vui: “vậy là mừng quá”. Tôi hỏi: ‘tại sao mừng?”. “Tui sợ mấy thằng tốt nghiệp ngoài bắc lắm”. “tại sao vậy?” . “ tụi nó vẽ cống ghi nước chẩy từ điểm A tới B, tới khi làm xong, thì nước chẩy từ B ngược lại A” … tui cười thầm trong bụng..” có lẽ các đồng chí không biết đọc, cầm ngược tờ họa đồ chứ gì !!”
.


Câu chuyện vui và thật, nghe qua vậy, chứ tới mấy hôm nay HN lụt lớn, gần như toàn diện vì mưa, mấy chung cư sang trọng, hai ba từng hầm xe, ngập đầy nước trong đó, xe hơi, xe gắn máy vẫn còn đang ngâm dấm xủ làm đồ chua !!! giờ nghĩ lại câu chuyện của cán bộ nam kỳ tập kết trở về hỏi tui năm nào, có cái khôi hài đen của nó. Mưa lụt mà cho phép chung cư làm hai ba tầng hầm ??
.
Thôi thì HN và SG, có cái không hay của nó. Cái chung là thành phố ngày xưa chi để cho 1/10, 1/20 dân số bây giờ ở thôi, nay tăng lên hai chục lần, thì hạ tầng cơ sở, super structure nào chịu nổi, dân số tăng qúa nhiều, lên cả vài chục lần. Lỗi lầm ngay lúc ban đầu sau 75, là tự nhiên tăng dân số lên cho nhập thêm những quận lỵ bên ngòai, nhập chung vào thành phố, mà không lo giải quyết trước những vấn đề như ngập lụt giao thông và cây xanh khoảng trống để thở.
.


Vì chiến tranh, nên SG và HN đông dân từ trước, đã có đủ vấn đề với giao thông, ngập nước, tệ hại của phát triển dân số lên quá cao, hạ tầng kiến tạo của môi trường sống vệ sinh lành mạnh lại qúa thấp không đầy đủ. Giải quyết tệ trạng cũ chưa xong, thì tự nhiên nhập thêm cả chục quận vào làm tăng dân số lên, làm giảm cây xanh, giảm diện tích trống của ruộng vườn cây xanh, ao hồ, mặt đất là những nơi cho nước thầm xuống đất và chẩy đi theo sông … chưa xong chuyện ngập lụt từ xưa, lại tự nhiên gia tăng dân số, biến đất thành sân xi măng, mái nhà, trụi cây, lấp sông, lấp hồ, tràn rác ra kinh, nước sông trở thành nước sewer, nước phân thải ra, làm ô nhiễm hết môi trường sống.
.


Kẹt xe, làm tốn phí thời gian nhiên liệu đốt xăng đứng môt chỗ, hít khói thêm bệnh tật, ngập lụt làm chết người, hư nhà cửa, tốn phí sửa chữa xe, mất thời gian làm việc, ngưng đọng sản xuất, lưu chuyển hàng hóa, tốn phi đủ thứ, làm vật giá gia tăng.
.

.
z-td-raymond2.jpg picture by tddesign
.
.
Còn thằng Nhật lùn, hay công ty ngoại quốc nào làm bài học nghiên cứu giải quyết ngập nước của hai thành phố. Bọn chúng chỉ làm để ăn tiền cho quyền lợi của chúng chứ còn có giúp thực sự hai thành phố thoát khỏi tệ nạn thì hoàn toàn là không, làm cho VC chỉ là chuyện đùa cợt ăn tiền, lừa thằng ngu. Việc giải quyết đầu tiên cho con bệnh đang bị cancer , ung thư, cách duy nhất, chữa dễ nhất là chỉ có giảm dân, cắt quăng cục cancer đi, trả cây xanh lại, trả sông ao hồ lại cho tự nhiên thoát nước như ngàn xưa, cái gì của Cesar, trả lại cho Cesar, cái gì làm bậy, làm ngẹt đọng nước, thì bây giờ gỡ ra, undo, như xài software, làm hư thì từ từ backward trỏ lại tình trạng ban đầu.
.


Giảm dân số thành phố xuống, phá nhà hai bên sông, làm giòng sông sạch lại, trả hồ ao lại, trả con đường lại, đưổi người và xe đi chỗ khác, trả mặt đất, sân cỏ, trồng cây xanh lại cho con người. Chuyển thành phố qua nơi cao hơn, quy họach, thiết kế thành phố mới, làm thành phố mới còn dễ hơn làm móng tay, sửa sắc đẹp cho thây ma đã chết vì ung thư từ lâu. Tại sao không làm thành phố mới gần chung quanh, hay ở những nơi đất không làm nông nghiệp được. Trên thế giới, thiếu gì những thành phố gần nhau, chứ không phải một thành phố cứ lan ra mãi đầy bệnh tật. Điều kiện thiên nhiên như sông núi, ngập lụt và giao thông là những ngăn cản thiên nhiên mà không thể nào một thành phố cứ tự nở rộng ra mãi, phải có khoảng trống cây xanh và sông để thở và thoát nước.
.


Còn tụi tư bản cho mượn tiền sửa thoát nước này kia, làm đường hầm này nọ là chỉ có dịp cho chúng nó làm chủ nợ, chúng ta là VC ở đây có dịp bòn tiền bỏ túi riêng gọi là ăn tham nhũng hối lộ thôi .. chứ tư bản và VC chỉ lợi dụng chuyện ngập lụt để giựt tiền của mẹ VC thui. Chứ làm tới đâu thì ngập càng tệ hại hơn, cứ tưởng tượng nước mưa ngập cái hầm chui qua sông SG, thì chết máy xe đưới đó chắc vui lắm vì sẽ phải đeo bình dưỡng khí mà thở !!!
.


Chuyện giản dị, dễ nhứt là làm thành phố mới, nguyên thành phố, từ cầu đường, thoát nước, thải chất dơ, điều hoà an sinh môi trường sống, giao thông cho tới mức phát triển tương lai…. Dời dân SG, HN ra, trả lại những gì đã tàn phá hai thành phố trên. Chỉ có vậy mới giải quyết mọi chuyện. Còn ngoài ra vá víu như bây giờ, chỉ là chưa giải quyết xong bệnh cũ, lại tạo ra bệnh mới, theo tính nhân lũy thừa, thì càng ngày, càng nhiều chuyện tệ hại hơn nữa. sau lụt rồi tới bệnh tật, nhà xụp đổ nghiêng ngả vì ngập móng… ôi chuyện dài bệnh hoạn của SG và HN.

.

.
Bài phụ lục thứ 2B
.
Bài cũ từ yahoo 360, tháng 11-08
.


Kiến trúc sư và chuyện ngập lụt!
Thiên tai hay nhân tai…?
.
Nhân tai là cái chắc, vì tại sao biết chỗ đó thấp, lụt mà cứ đến ở, lập thành phố qúa tải, cứ tăng dân lên, lấp đất, bịt sông, còn trời mưa thì tự trời mưa, đâu cần biết mưa ở chỗ nào, bên dưới là ai … ở chỗ thấp, rồi tự bít sông, bít ao, tráng nhựa, tráng xi măng cho nước mưa ngập lên cho nhanh … ăn mặn thì khát nước .. nước mưa sạch còn đỡ, đây là nước cống lẫn phân rác .. ôi nhân tai. Chính người tạo ra hoạn nạn.. thì chính người cũng thoát ra được, nếu chịu học hỏi, sửa đổi.
.
.
Buồn thay cho mấy cái nhà cao từng do Tầu Đài Loan, Đại Hàn xây ra ở VN, xây ngay khu thấp, khu lụt, như vậy là có biết tí nào về địa lợi hay không có biết đọc họa đồ cao độ hay không, có biết mở mắt ra mà coi nước chẩy ra sao trước khi làm nhà không, cái trung tâm hôị nghị quốc gia VC đang hãnh diện tầm quốc té, cũng té ngay vào cái khu lụt … vậy học ra tiến sĩ kts làm gì, chuyện khả ố !!! xây cái hầm xe hơi hai từng cũng không hề biết đến chữ “ngập nước mưa” không có cái cổng đê, đóng ngăn nước ngập, không có cả bơm tự động để bơm nươc thấm lên .. tức là không hề nghĩ đến cái vụ lụt …. Ngây thơ đến thế, trong khi thang máy, có cái hố thấp tại đáy, luật Mỹ bắt phải có bơm tự động … không phải lụt vì mưa, mà lụt vì nước khi chữa cháy tự động nước phun ra.
.

Một thí dụ mở khu đất mới xây nhà, giải quyết nước mưa trên đường, trên khu đất ngay tại chỗ, không tràn ra chỗ khác.

.
z-td-ray-pond3.jpg picture by tddesign
.
.
z-td-ray-pond1.jpg picture by tddesign
.

Đang viết chuyện này, thì ngó trước nhà, miếng đất trống mấy năm trước nay đã chia lô, thành 28 miếng đất, xây 28 cái nhà. Luật thành phố bắt, dành ra miếng cuối cùng, nơi thấp nhất làm ra một cái ao khô để chứa nước mưa cho toàn khu, nước trên mặt nếu thấm không hết xuống đất, thì tụ chẩy theo ống ngầm về đây, chui vào cái ao. Có hàng rào chung quanh, chủ đất làm xong rồi tặng cho thành phố làm chủ, chung quanh có hàng rào, nên dưới đaý là đá lớn, rồi đá nhỏ, phủ lưới rồi trải đất mỏng cho cỏ mọc. Nước mưa trên mặt toàn khu chầy vào ao, thấm xuống đất, không có giọt nước nào thoát chẩy qua đất hàng xóm, hay chẩy ra đường vào cống thành phố.
.
.
z-td-ray-pond1.jpg picture by tddesign
.
.
Mỗi căn nhà mới xây này, đếu có máng xối, dẫn nước mưa xuống hố thấm, chôn dưới đất (coi hình phác họa, hố thấm A), bên trên là sân cỏ, theo luật bắt buộc của thành phố.
.
.
Luật thành phố bắt nhửng khu mới sau này phải tự giải quyết thoát nước thầm xuống đất của mình, nên khi chia lô đất ra xây nhà, phải tính lượng nước thoát toàn khu, lấy ra phần đất tương xứng, làm ao khô cho nước thấm xuống đất, không được đi ra nơi khác, ngay cả ra đường cụng phải thu lại trước phần đường của mình cho chẩy vào ao, không cần biết, đất của mình cao hơn người khác bao nhiêu, không được chuyển nước trời rớt xuống vào phần mình, cho chẩy qua đất người khác, hay cho ra đường chung của thành phố.
.
Nơi tôi ở là đất đồi, cao hơn sông rất nhiều, mà người ta xử nước mưa như vậy, mục đích là không để giòng nước cống nào chẩy ra sông, làm bẩn, làm chết môi trường sống của sông đi.
.
.
Trên một miếng đất, để xây nhà, luật thành phố Mỹ, ở đây là Portland, chỉ cho xây nhà, diện tích mặt đất là tối đa bao nhiêu phần trăm diện tích đất, thí dụ 30%, không được xây kín hết đất, thụt lùi nhà vào ranh đất bốn mặt với kích thước tối thiểu theo luật. Trên mặt đất, được tráng xi măng tối đa bao nhiêu, phải để đất lại cho thấm nước, trồng cỏ hay trải sỏi thì được. Nước mưa trên mái nhà phài có máng xối, ống dẫn nước mưa vào trong hố thấm (hình A), chôn ngầm dưới đất, nước mưa chẩy vào, chờ thấm ra đất, không có vụ nước mưa trong đất chẩy ra ngoài đường công cộng. Và dĩ nhiên đó là luật, áp dụng cho mọi người, và không có ăn gian, đút lót, làm nhà không đúng luật. hàng xóm thấy là gọi phone thưa liền. Không có ông kẹ hay đút tiền ở đây.

.
.
z-td-raymond2.jpg picture by tddesign
.

(hố thấm, hình A ở trên, có thể tự làm, gồm sỏi đá lớn nhỏ và cát, đặt nằm sâu dưới đất, hay dùng hố thấm, tiền chế làm sẵn bằng bê tông, đào hố, thả xuống chôn dưới đất.)
.
.
z-td-raymond1.jpg picture by tddesign
.
miếng đất mới mở ra cho xây 28 căn nhà biệt lập, tự giải quyết nước mưa, không hề thoát ra các đường hay đất lân cận.
.

z-td-raymond2.jpg picture by tddesign
.
.
Còn thành phố, miếng đất thường cần có độ dốc 1% cho nước chẩy về chỗ thấp, rồi ra sông, tự thoát đi như ngàn xưa theo thiên nhiên. Chỗ nào nước tụ lại vì trũng, thành hồ, thì cũng tự nhiên để như vậy. Còn không giữ tự nhiên cho đỡ tốn tiền, thì người ta cũng có thể tự giải quyết đôi chút, cho thành phố nơi trũng đỡ ngập thôi. Hay nhất vẫn là không nên lập thành phố nơi thấp, hay cho tăng trưởng quá mức chịu đựng của thiên nhiên. Lúc này mới giải quyết thì tốn bao nhiên tiền cho kể. Để tiền làm những việc có lợi hơn, nhất là khi VN còn đang nghèo, không có giầu có gì.
.
.

Nước mưa đọng lại, không chẩy kịp theo tự nhiên thì các miệng cống cao, cho nước chẩy xuống các hồ ngầm, xây dưới mặt đất, dưới đáy không tráng, để cho thấm tự nhiên xuống đất thành mạch nước ngầm, tràn vào những chỗ hở trong đất, làm tăng sức chịu của đất, không làm xụp lở đất như những vụ sụt hố đất vì những mạch nước ngầm bị khô nước, đất rút đi, rỗng và xẩy ra sụt hố. Bên trên những hố nước ngầm này là công viên, trải đất dầy lên trên, vẫn có thể xây cất như thường, làm khoảng xanh, hay có cả những hồ thấp bên bên cho việc giải trí, làm buồng phổi nơi thở của thành phố, hay là những khối nhà đậu xe, bên dưới đáy sâu, vẫn là những hồ chưá nước mưa dễ dàng.
.


.
z-td-raymond2.jpg picture by tddesign

.

Nước mưa trước khi chẩy vào, đều qua hệ thống gạn lọc, giữ rác và chất rắn lại để không làm đặc hồ. Khi đầy hồ ngầm, có hệ thống ống nối chuyền qua các hồ khác thấp hơn, và cuối cùng thì đến trạm bơm đẩy nước mưa thừa qua đê, vào sông. Đây là trường hợp sông cao hơn thành phố. Đến muà khô, khi thiếu nước, thì bơm nước trong hầm lên, lọc lại, dùng tưới cây, hoặc nếu cần thì lọc ra làm nước uống cũng được vì kỹ thuật ngày nay, người ta còn sàng lọc khử nước được từ nước phân thải ra thành lại nước uống.
.
.
Giảm dân số, tạo công viên, hồ nhân tạo, hầm chứa nước mưa, giảm dân số, giảm giao thông ứ nghẹt, dùng nước mưa như một lợi điểm, tạo thành kinh đào, dùng nước để di chuyển, dùng nước tạo thành thơ mộng cho du lịch, tăng sự an lành cho đời sống sạch sẽ, nước không phải là kẻ thù. Kẻ thù ở đây chính là con người, lòng tham và sự ngu dốt.
.
.
by duongtiden
.
.

Wednesday, February 24, 2010

Loạt bài Saigon ngập nước tiếp theo, bài thứ bẩy. Phương pháp giải quyết, không cho tăng mật độ dân lên nữa … bằng cách không nên xây nhà qúa cao, với mật độ qúa cao. Tại sao? . By duongtiden.

.

.
.

.
Dân số qúa đông là nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho SG ngập nước như ngày nay. Giải quyết đầu tiên là ngưng tăng, sau đó phải giảm dân.
.
Như những loạt bài đầu về nguyên nhân gây ra ngập lụt ngày nay, chuyện gia tăng dân số là nguyên nhân quan trọng đầu tiên. Thành phố đã qúa tải vì chứa qúa nhiều người, hệ thống thoát nước cống của Pháp chỉ có tại vùng trung tâm, chỉ cho chừng vài trăm ngàn người, tới lúc lên tới trên ba triệu dân trưóc 1975, là SG đã tới mức không còn chịu đựng nổi dân số đang có với hạ tầng cơ sở mà phần lớn do Pháp làm ra từ đầu thế kỷ 19. Thành ra khi SG phát triển ra như ngày nay, với dân số quá đông, lấy hết những khu vực thấp, đầm lầy, wet land, đất ngập nước là môi trường sinh thái từ ngàn xưa để quân bình nước không ngập đến khu thành phố SG, mà mở rộng ra như ngày nay, thì lụt lội là chuyện hậu qủa mà thôi, so với giới hạn về diện tích và mật độ dân như xưa.
.
.
z-td-sg-ngap-danso.jpg picture by tddesign
.
vài triệu dân đi ra khỏi SG dịp tết ? đường phố thoải mái, mật độ dân dễ chịu ...
.

Giả sử bây giờ nếu dân số SG giảm về với số lượng phân nửa, dưới 5 triệu, như mấy ngày tết vừa qua, dân đi ra khỏi SG về quê ăn tết, nhìn thấy đường phố trống vắng nhẹ nhàng, không kẹt xe, không ô nhiễm và dĩ nhiên không ngập vì không xả nước thải ra đầy sông nữa.
.
.
z-td-sg-ngap-loa.jpg picture by tddesign
.
.

Giảm dân số xuống, đó là sự giải quyết chung, cần thiết cho nhiều tệ nạn về giao thông, y tế, giáo dục và an toàn cho môi trường sống. Trong đó, ngập nước là một tệ trạng càng ngày càng tăng lên. Giải quyết dân số, đó là một biệtn pháp, chủ trương chính trị, để cho chính quyền hiện nay giải quyết, nhưng nếu họ không nhìn ra nguyên nhất chính đó và có đường hướng chuẩn bị cho tương lai, thì lại tiếp tục chuyện đời cha ăn mặn thì đời con khát nước ngập lụt mà thôi. Giải quyết bằng chủ trương cho thiết lập các thành phố mới, tăng cường các thành phố vệ tinh, nơi vùng cao gần SG, tăng cường phát triển các thành phố quan trọng của các miền khác trên lãnh thổ, để cho cũng có tiện nghi giống và hấp dẫn như SG, để dân không cần phải đổ vào SG kiếm sống nữa. Mang những phát triển về kinh tế xan xẻ đều ra cho những vùng các trên lãnh thổ VN, thay vì tập trung tại SG.
.
Giống như các quốc gia tân tiến khác, thí dụ như Mỹ, nơi tiểu bang xa xôi nhất, biệt lập nhất như Washington, gần sát Canada, xa thủ đô Washington DC, mà lại là một trung tâm quan trọng nhất về software, như Microsoft, về hàng không như Boeing và đầy những căn cứ quân sự cần thiết và tối tân. Ở VN phải có chính sách mang kinh tế, mang tiện nghi, giáo dục và y tế đến mọi vùng, chứ không phải chỉ tập trung ở thành phố lớn duy nhất, thí dụ như SG. Trong khi SG đang không chịu nổi chuyện tăng dân số trên những vùng ngập nước nữa, vừa mất vệ sinh, hại môi trường và vừa tốn phí qúa cao cho xây dựng hạ tầng cơ sở, và điều kiện sống trở nên tồi tệ trong tương lai.
.
Ở các nước tân tiến khác, phát triển về văn hoá kỹ thuật, giáo dục, không cần tập trung như tại SG, mà đại học nổi tiếng, trung tâm nghiên cứu, vẫn ở những thành phố nhỏ, với điều kiện sống an lành giản dị, nhiều khoảng trống, cây xanh, mở rộng, thí dụ như Đà Lạt ngày xưa, Nha Trang ngày xưa. Với tiện nghi của Internet ngày nay, chỉ cần nối giao thông, cung cấp đầy đủ năng lượng và y tế và giáo dục, hầu như nơi nào trên lãnh thổ VN gần biển, gần trục giao thông chính, đều có thể trở thành những trung tâm phát triển quan trọng. Như vậy tình trạng, dân phải du mục di dân kiếm sống ở thành phố lớn, rồi mỗi năm trở về quê ăn tết là không cần thiết. Sinh sống ở đâu thì cư ngụ thường trực tại đó. Đời sống lành mạnh cho kinh tế và văn hoá là như vậy. Lấy đời sống an lành, sự đoàn tụ của gia đình làm căn bản. Đó mới là đời sống hạnh phúc.
.
.
Để không tăng mật độ dân nơi trung tâm SG, không nên cho tập trung qúa nhiều những nhà qúa cao nữa, chỉ gây thêm ngập lụt và ứ đọng giao thông, nhất là khi không có hạ tầng cơ sở, như ăn ở và thải phân nước thải dơ ra, giữ tại chỗ ..
.
Phần những bài trước, có nói nhiều đến chuyện, các nhà trọc chời chính là nguyên nhân gây ra ngập lụt thêm, chứ không giải quyết gì. Có thể gây thắc mắc cho nhiều người, tại sao vậy, tưởng dùng ít diện tích mặt đất là tốt chứ? . Nhận định này không phải duy nhất từ tôi ra, chỉ đích danh cao ốc qúa cao là nguyên nhân ngập nước, mà trong xứ VN cũng có nghiều người hiểu biết cũng đã nêu những nguyên nhân này ra, trên quan điểm về khoa học và kỹ thuật.
.
.
z-td-sg-ngap-trungtam.jpg picture by tddesign
.
.

Mỗi nhà cao từng, có từ vài ngàn người sống, làm việc, di chuyển mỗi ngày đến đó, cho tới dự trù 10 ngàn người cho cao ốc cao nhất, 68 tầng, đang xây đằng sau Tổng Nha Ngân Khố cũ, phía sau đưòng Nguyễn Huệ, bên đường Ngô Đức Kế, ngay sau Hàm Nghi. Chi khi có các cao ốc này, làm tăng dân số trong vùng này, số lượng người đổ về đây có lẽ tăng lên đến vài trăm lần hơn, thì họ sẽ tiêu xài nhiều nước ngọt , nhiều điện và thải ra nhiều nước và phân dơ. Tất cả sẽ thoát đi đâu? , nếu không xuống hầm dưới tận cùng, thấm ra đất, hay đổ lén vào cống bên trên, do Pháp làm ra trăm năm trước, mà mỗi nhà bên đường chắc chỉ một vài trăm người xử dụng là hết mức vào thới đó. Nói cho đúng là tiết diện cống từ 110 năm trước, không có dự trù cho một chục cao ốc, mỗi cao ốc vài ngàn người, nếu hai chục ngàn người giựt cầu thải phân xuống đáy, thì những thứ này đi dâu, thoát đi đâu?, hút đi đâu, đi ra vùng đầm lầy cũng nằm trong SG để đổ lén xuống phải không? rồi chẩy ra sông, ngấm lại xuống giếng nước ở SG, như vậy là văn minh, hợp vệ sinh?
.

Nhìn trung tâm SG, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, gần ra sông SG, bao nhiêu cao ốc qúa cao, qúa khổ đã mọc lên, đối diện với nhau, chỉ cách vài chục thước qua con đường, mỗi khối nhà vài ngàn người. Trong khi thành phố không hề có giao thông công cộng ở mức cao như xe điện, đừng nói đến metro, nghe buồn cuời với nước lụt hiện nay, và lúc đào metro, thì đi lại ngay khu SG sẽ ra sao? Cho nên làm đường metro, làm xe điện, giải quyết lưu thông trước rồi mới cho nhà cao ốc mọc lên sau. Bây giờ mấy chục ngàn người mỗi ngày đi làm bằng xe gắn máy, mỗi xe chiếm cho đi 1,5m2 diện tích đường, như vậy cứ làm con toán, 20 ngàn người ra về khi tan việc, cần 20 ngàn xe gắn máy, chiếm 35 ngàn m2 lòng đường, chưa kể các xe hơi nữa, mỗi xe chiếm bao nhiêu m2 lòng đường, chưa kể các xe đang lưu thông sẵn có dưới lòng đường khi đi qua vùng này. Mỗi cao ốc phải có chỗ đậu đến 50 tới 100 xe hơi, coi như là ít, mỗi xe phải chiếm đến 4m2 diện tích đường, số xe này lại tràn lên mặt đường với diện tích do Pháp làm ra cho xe bò xe ngựa và đi bộ, trên 100 năm trước, thì có đủ chỗ xếp hàng trên đường từ trăm năm trước không. Ai sống ờ SG thì hiểu tôi nói cái gì. Và các bài tới sẽ cho coi hình kẹt xe ngay Lê Lợi và Pasteur, nói đúng ra, nguyên một bài.
.
.
z-td-sg-ngap-bicotex.jpg picture by tddesign
.
nhà cao nhất SG này đã và đang góp phần làm cho SG ngập thêm nước như thế nào ?
.

Nhà chọc trời chỉ là một khoe khoang của chế độ, chứng tỏ là ta đây giầu có, đang thành công, nhưng vẫn đang đi xin tiền viện trợ, chẳng có gì để hãnh diện sảng với nhà trọc chời, vì Tây Tầu Nhật vẽ kiểu, tính toán họa đồ xây cất, hãng thầuTầu Đại Hàn xây, còn VN ta chỉ làm cu li bị sai biểu, chả có gì mà hãnh diện, chỉ làm cho các tệ hại ngập lụt, kẹt giao thông, ô nhiễm, thiếu điện nước, và cứ đợi vài chục năm nữa sẽ thấy thành decay, mục rã của thiết kế đô thị sai, quy hoạch sai. Nhà chọc trời không có gì xấu hay không đúng, không đúng ở chỗ SG không hề có nhà máy trung ương phân xử nước phân dơ cho đúng vệ sinh, không hề làm hệ thống cống mới. Trên thế giới, không ai xây nhà mấy chục tầng mà bên dưới phải có hầm phân nước dơ, mà nước phân được dẫn về nhà máy trung uơng, nguyên một thành phố như vậy, không có xài hầm phân bên dưới, vì ô nhiễm. Chưa kể những nhà trọc trời này còn có thể khoan thêm giếng bên dưới, lấy nước dùng, làm lún đất, lún ngay toà nhà đó, hay lún nơi lân cận vì mất áp suất nước dùng cân bằng dưới đất.
.
Thành phố tân tiến, không có thải phân dưới nền nhà, không cho thấm ra giếng nước chung quanh, mà có nhà máy lọc phân, nhà máy nước, nhà máy điện đủ cung cấp cho toàn thành phố, và dự trù cho tương lai. Khi dân số cao, và phát triển tới mức giới hạn, người ta chuyển qua thành phố mới, cứ như vậy mà phát triển. Nếu SG mà phắt triển đúng như vậy, thì nhà cao ốc mới xứng đáng, đứng bên những con đường không ngập nước, không ngập ứ đọng xe kẹt cứng, và không ứ đọng đầy phân người bên dưới.
.
Còn trên thế giới, dĩ nhiên vẫn có những người khùng điên, khoe nhà chọc trời với hầm phân bên dưới, để chọc cười những người có hiểu biết. Ngoài ra, khi xây nhà cao ốc, chỉ làm cho người ta càng đổ về SG, chỉ làm tăng dân số, trong khi dân số là kẻ thù đầu tiên làm cho thành phố qúa tải, gây ra mọi tệ trạng cho xã hội. Chuyện cần thiết nhất là bỏ tiền ra làm hạ tầng cơ sở, để du khách không phải lội nước cống ngay trung tâm SG, Du khách không bị kẹt xe, thở khói xe, và nhất là không mời du khách đến quá nhiều trên cao ốc, giựt cầu cùng một lúc cho phân nước thải đi xuống lòng đất SG, cho con cháu đời sau phải giải quyết.
.
Còn chuyện, tại sao xây cao ốc làm SG mau ngập lụt hơn, nếu vẫn chưa chấp nhận các ứ đọng về dân số, giao thông y tế giáo dục do tăng dân kể trên, thì bây giờ mang ra thí dụ rất giản dị, có thể khó hiểu khi nói, nhưng qua hình ảnh, các chi tiết, bàng vẽ họa đồ thì rất dễ hiểu là: khi xây cao ốc, người ta đã làm hư, làm bí tắc, làm ngập hết cống rất cũ của SG, do Pháp xây trên 100 năm trước, bây giờ cống tại khu trung tâm không chẩy nữa, ngập cao ngay dưới chân các cao ốc chọc trời này, không biết có đụng tới trời không, chứ du khách ngoại quốc chắc được chọc cười bể bụng khi lội nước cống dưới chân các cao ốc này. Đó là sự ngu si, không bỏ tiền làm hạ tầng cơ sở khô ráo, thông xe, không ứ đọng giao thông, mà mua nhà chọc trời về để chọc cười những người hiểu biết.
.
.
Còn chuyện tư bản bên ngoài, nó thấy mình ngu dốt, muốn mua thì nó cứ bán, nó đâu cần khuyên bảo: mày đi rửa chân thúi ghẻ lở đi, làm nhà máy lọc phân cho có vệ sinh, làm ra lưu thông công cộng, giải quyết kẹt xe, không ngập nước cống, rồi tao bán cho nhà chọc trời về mà chọc nhau cười sung sướng. Chẳng có thằng tư bản nào mà không mất dậy, không hỏi tao không nói, ngu muốn mua thì tư bản cứ bán, cho dù muốn chổng ngược nhà chọc trời cho hầm phân lên đầu óc trên cao nhu con tôm lộn .. thì nó cũng sẽ xây dùm cho, muốn gì có nấy, nó cứ bán lấy tiền, muốn thuê tư bản làm gì, nó làm đó, còn ngu dốt, chưa làm này mà đòi làm kia ngược ngạo, thì nó bịt miệng cười với nhau thôi ... đứa nào ngu mà làm khôn thì ráng chịu ... nhà cao ốc, dưới bịt hầm phân như con nít đang còn phải đeo tã thúi, mà bên trên cứ lo ham muốn sửa mũi cao, bơm ngực, nâng vú, cho dù đổ cả chai dầu thơm lên đầu cũng không che được mùi phân thải bên dưới xông lên hoà với nước cống và khói xăng kẹt xe chung quanh hai cái chân ghẻ, và mấy cái xe Mercedes ngập nước cống dưới hầm sâu. Cái đó là khôn nhà dại chợ thôi, không biết thân biết phận. Còn tư bản thuê gì nó làm đó, không bao giờ nó nói tại sao mày ngu thế, không làm cái này trước, bởi vậy mới gọi nó là thực dân tư bản dẫy chết vì mắc cười thằng ngu đi thuê chúng làm chuyện ruồi bu nước cống ngập phân thải bên dưới nhà qúa cao từng.
.

.
Xây nhà cao, không bảo vệ cống qúa cũ, làm hư cống, bịt cống, phá sông, bịt miệng cống thoát, mà hỏi tại sao lại không ngập, đó mới là khó hiểu !!!
.
Phần bên dưới này, đưa ra vài thí dụ của xứ Mỹ, khi xây cất, cho dù là một căn nhà nhỏ, phải theo luật, ngăn chận nước bùn đi ra khỏi khu vực xây cất, đi ra đường, chẩy vào cống chung, và nhất là không được qua đất của người khác. Khi đất bùn, đất ô nhiễm chẩy ra sông, chẩy vào cống, làm ô nhiễm môi trường sống, làm chết sinh vật, làm cạn lòng sông, làm bế tắc cống, tốn tiền thuế chung để xửa chữa cho một hai cá nhân gây ra. Nhà máy lọc nước thải phải tốn kém làm việc nhiều hơn. Nếu chỉ cần vài phương phắp ngăn chận thoát nước bùn, nước ô nhiễm, tất cả các chất dư trhải ra khi xây cất được ngăn chận lại, mang đi, là sẽ không phải tốn thật nhiều tiền để sửa chữa hệ thống cống sau, và không làm thiệt hại môi trường sống lâu dài, để con cháu đời sau còn có đất nước tươi đẹp mà sống.
.
z-td-sg-ngap-protec-2.jpg picture by tddesign
.
Luật xây cất bắt buộc không cho các chất thải tràn ra ngoài khu vực, thoát vào cống, phạm luật sẽ bị phạt, nhưng công trình và mang ra xử theo luật pháp liên bang, tiểu bang và thành phố.
Chú thích hình trên: A: sơn và hồ tô phải được che đậy kín, tránh mưa gió, tràn ra đất, không được rửa sơn cọ, hồ cho tràn ra nước thấm ra ngoài đường vào cống, mà phải thu hồi vào thùng chứa mang đi khỏi. B: chu vi phải có hệt thống chắn bùn đất trào ra, phải dọn dẹp các chất lằng đọng, nạo vét, hút hơi theo hệ thống ẩm ướt. Khi bị lan tràn phải giải quyết, tu sửa ngay. C: Vật liệu chứa phải được che đậy, không để ngập nước thấm ra đất, sau những cơn mưa phải coi lại sự an toàn của vật liệu có thể sụp đổ gây tai nạn. D: Phải xin giấy phép xử dùng lòng đường, phải duy trì che chở an toàn cho người qua lại. E: Miệng thùng rác phải được che lại bởi hệ thống cuốn, nếu nước thải rỉ ra, phải được ngăn chận không cho thấm ra khỏi chu vi, và dọn dẹp sạch các chất lắng đọng mỗi ngày. F: Các xe đổ bê tông khi đến không đường làm sụp đổ hư hại lề đường và cống, khi đổ bê tông phải dùng hệ thống ngăn chặn chung quanh ngăn các chất thaả, vật liệu vương vãi ra, chẩy vào cống. G: Nơi rủa vật liệu, dụng cụ thấm chất độc hại như sơn bê tông xi măng hàng ngày, thu dọn chất lắng, nước thải độc, mang ra khỏi công trường để chở đi đổ nơi hợp pháp. H: Đất đào lên, và dùng lại phải được che, tưới nước cho khỏi bụi, không để nước mưa làm trôi đi. I: Các dụng cụ cơ khí lớn đào đất giữ tại nơi, được duy trì, tu bổ bên trong phạm vi xây cất, nạo vét cát bụi đất dính trước khi di chuyển đi chỗ khác. J: Miệng cống thoát nước phải được bảo vệ không cho đất bùn đi xuống bằng các hệ thống giản dị như bao chứa sỏi đá chận đất lại, không được đổ thẳng các nước ô nhiễm xuống, nạo vét dọn chung quanh mỗi ngày. 
.
.
z-td-sg-ngap-protection-1.jpg picture by tddesign

.
.

z-td-sg-ngap-protect-3a.jpg picture by tddesign
.
.
z-td-sg-ngap-protect-4.jpg picture by tddesign
.
.
z-td-sg-ngap-protect-3.jpg picture by tddesign
.
.

Trong mọi giấy phép cấp cho xây cất, chuyện đầu tiên là đòi hỏi phải làm hệ thống ngăn chận các chất thải đi vào cống rãnh, hay đi thoát ra chỗ khác. Các điều này được đưa vào bảng vẽ xây cất, xin giấy phép, trang bị xong mới được khởi công xây cất.Phải dọn dẹp đất cặn, vật thải mỗi ngày, không được rửa nưóc, phải xúc cạo khô, hay hút mang đi chỗ khác. Có thanh tra công trường của thành phố kiểm soát hàng tuần và ngưng xây cất nếu vi phạm, sau cơn mưa phải dọn dẹp, sửa chửa hệt thống ngăn chận đất bùn lắng đọng vào cống ngay. Những chuyên chở qúa nặng của vật liệu máy móc, cũng phải được giải quyết, tăng cường các biện pháp bảo vệ chống đõ lề đường, chống làm lún hay hệ thống đường cống chung quanh nơi xây cất.
.

Trở lại SG, xây cất cao ốc vài chục từng, không có hệ thống bảo vệ cống rãnh quá cũ, mà cứ tống các chất thải khi xây cất vào cống sẵn đó, phá lề đường, lái xe nặng đụng vào miệng cống, làm hư, đổ bùn vào cống, đào mấy từng hầm, nước ngập xanh lè, xây cất ròng rã vài năm liên tiếp, bao nhiêu bụi bặm, đất cát vương vãi, chất thải xi măng, bê tông, đều đi vào lòng cống chung quanh. Chục cao ốc chung quang hai ba con đường trung tâm SG, mới xây trong vòng 10 năm qua, và hiện nay, coi như đã làm cống rãnh cũ bế tắc hết. Cho dù không bế tắc, không hư cống, hệ thống này đã được  làm 100 năm trước, chắc chắn không có dự trù cho 10 cao ốc hai bên đường, mỗi cao ốc chứa vài ngàn người. Như vậy thì bây giờ hy vọng sẽ hiểu là xây cao ốc nhiều, gây ra ngập lụt nhiều hơn.
.
VN cũng gửi sinh viên đi ra bên ngoài du học, trên mười năm nay, bao người tốt nghiệp, bao nhiêu bằng tiến sĩ, giả thiệt có đủ dấu son, không lẽ không nhìn thấy, khi xây cất, người ta phải làm những gì để bảo vệ cống và đất cát ứ đọng, phá hư môi trường sông rạch, gây ngập lụt và thiệt hại đến tài sản hay giá trị của những người chung quanh. Quan chức chính quyền cũng hay đi ra thế giới học hỏi lắm mà, đi học hỏi, hay đi đánh bài, buôn lậu mua bán ??
.
.
Bây giờ coi vài hình khi xây cái nhà cao ốc 68 ntầng, cao nhất SG, Saigon Financial Tower đang xây ngay sau Nguyễn Huệ, gần sông SG, coi khi đào 6 (?) tầng hầm, thì nước dơ, đất cát trào, lắng đọng, đi về đâu? . Đất và chất thải đi vô tư thoải mái không ai ngăn chận, đi vào cống do Tây để lại, đi ra sông SG, đi ra rạch Bến Nghé, mà người ta lấp cống hai bên rạch Bến Nghé rồi mà, để làm đường hầm qua Thủ Thiêm, cho nên khu trung tâm SG, Ng.  Huệ, Lê Lợi, ngập nước vài chục cm. Có coi trên net, có người đến Saigon Centre có chút chuyện làm, qua cơn mưa, xuống đường Lê Lợi, nước ngập vào tận bên trong xe hơi, phải mang xe đi tháo hết nệm sàn đi phơi. Thật là hấp dẫn, không thấy quảng cáo của cao ốc này cho biết, đặc điểm của cao ốc là khi mưa, nước ngập bên dưới cao vào trong xe, có thể thả thuyền đi chơi … he he chuyện chọc cười thiên hạ trên thế gìới, nhưng trong VN vẫn hãnh diện và nể các nhà chọc trời này lắm, cho tới ngày sẽ có người chết đuối bên dưới vì ngập nước mưa !!! trò hề không hơn không kém !!
.
.
z-td-sg-ngap-bibom.jpg picture by tddesign
.
Sự thực trong cái mô hình này là những khối nhà mới qúa cao đã làm cho trung tâm SG ngập nước cống.
.
.

Nói khôi hài chút chuyện như vậy chơi thôi, tôi không phải là người đầu tiên nói, xây nhà cao ốc qúa cao, qúa khổ tại SG ở những nơi thật thấp gần sông SG, chính ra là gây ngập lụt nhiều hơn vì những lý do trên. Đúng ra những số tiền khổng lồ đó, nên mang đi mở những thành phố khác. Hay dùng làm hệ thống nước thải, hệ thống phân xử nước dơ, nước phân, dùng làm hệ thống di chuyển công cộng như xe điện, giải quyết mở rộng giao thông, có lợi hơn là cứ xây thật nhiều cao ốc. Cho dù là tư bản mang tiền vào làm chuyện đó, không xây không lấy được tiền, vẫn nên yêu cầu bỏ tiền đó vào đầu tư hạ tầng cơ sở, có lợi cho dân chúng SG hơn, nhưng tư bản không làm như vậy, vì chúng muốn kiếm lợi kiểu khác, cho dù độc hại cho tương lai của SG, không phải vì lợi mà nhắm mắt làm không toan tính, yêu cầu tư bản đầu tư vào chỗ khác, còn không thì thôi, phải biết phân biệt, có học một chút, nếu chưa nói là khôn ngoan. Chưa kể đến một điều thiếu an toàn và rất nguy hiểm đến sinh mạng là thành phố đã có khả năng và được trang bị dụng cụ đặc biệt để chữa cháy các cao ốc trên vài chục từng cao hay chưa?
.
.

.
.
z-td-sg-ngap-cao-oc-1-1.jpg picture by tddesign
.
.

z-td-sg-ngap-song-sg-1.jpg picture by tddesign
.
.
z-td-sg-ngap-protect-4b.jpg picture by tddesign
.
.
z-td-sg-ngap-cong-1.jpg picture by tddesign
.
hàng rào không có lưới chận bùn dưới sát đất, để chận chất thải ô nhiễm tràn ra dường. Chi tiết A cho thấy không bảo vệ miệng cống mà dở nắp bơm thẳng đất bùn vào, còn thấy mầu vàng của đất chung quanh.
.
z-td-sg-ngap-cong-1a.jpg picture by tddesign
.
thủ phạm, thải đất bùn ra đường vào cống như vầy bao lâu rồi?
.
.
z-td-sg-ngap-sgtower.jpg picture by tddesign
.
.
z-td-sg-ngap-cao.jpg picture by tddesign
.
.
 
 

z-td-sg-ngap-protect-4a.jpg picture by tddesign
.
.

Không lẽ sau khi xây xong nhà trọc trời hết, rồi mới đào cống chung quanh, đào tung đường lên để làm đường dẫn phân dơ nước thải, đào tung lên hết để làm metro nếu vẫn còn ước mơ đó, đào tung hết, ngược ngạo thay vì làm nền móng cho thành phố trước rồi mới làm nhà.
.
Sẽ có một bài phụ lục nói riêng về ngã tư ngập nước Pasteur và Lê Lợi, ngay trước Saigon Centre sau, như một thí dụ, cắm cao ốc trên góc đường lụt với cống rãnh cũ, cũng như cao ốc The Manor, và Saigon Pearls, chung quanh những con đường ngập nước như sông Nguyễn Hữu Cảnh, ngay khu thấp nhất của SG.
.
.



.
Cùng một kiểu xây cất không bảo vệ duy trì cống cũ như vậy, dọc đường Nguyễn Huệ, từ Sunwah, Hotel Duxon, hai cao ốc cuối đường, đã đưa bao nhiêu đất cát vào cống dọc ra sông, và ngày nay các nước thải do người xử dụng của các cao ốc này đi đâu. Tôi không thấy, và không nghĩ là trong qúa khứ, đã có làm hệ thống cống mới to hơn, sâu dưới đường NH, vì nhìn hình mới trên mặt đường không thấy ra manholes, những hố thăm, không thấy ra những miệng cống thoát nước ở bờ sông SG, mà vẫn thấy y nguyên mấy miệng cống vuông đậy nắp bên lề đường của Pháp đã làm trên 100 trước.
.
Không làm cống mới trước, mà chỉ lo làm nhà chọc trời, không lám cống thoát nước thu phân thải mà cứ làm nhà chọc trời với cả mấy ngàn cái bàn cầu ngồi chờ giựt nước … he he … chỉ làm nhà chọc cười thiên hạ … nói đùa thôi, chỉ chọc cười người hiểu biết, còn chính quyền SG thì đang hãnh diện lắm, nhất là những khi mưa to. Những kỷ niệm đáng nhớ cho du khách.
.
.
z-td-sg-ngap-dk.jpg picture by tddesign
.

.
By duongtiden
.


Wednesday, February 17, 2010

Loạt bài Saigon ngập nước. Phần giải pháp cho bớt ngập. Bài thứ sáu tiếp theo. By duongtiden.


.

.
.


.
.


Nhận định về địa thế thiên nhiên, độ cao của Saigon với các giòng sông rạch chung quanh.

Cách chính quyền đang tiến hành giải quyết và đà phát triển của Saigon hiện nay làm tăng hay giảm chuyện ngập nước ?.

.
.
 

Qua những bài trước về nhận định ra nguyên nhân, như vậy cũng đã đủ dài và rõ ràng mọi nguyên nhân nhỏ lớn. Loạt bài tới là những giải pháp cho thành phố Saigon hy vọng sẽ thoát khỏi cảnh ngập lụt, đồng thời thoát khỏi những ứ đọng nữa về giao thông, hạ tầng cơ sở thiếu kém, ô nhiễm qúa mức, để cho thành phố trở nên sống động liveable và trở nên vững bền trong tương lai.
.
 

Loạt bài tới là những giải pháp theo cái nhìn và suy nghĩ của riêng tôi. Không biết có đủ khả năng hay không? Nhưng qua mấy chục năm học hành và hành nghề, bắt đầu từ năm 1970 tại Trường Đại Học Kiến Trúc, Viện Đại Học Saigon với  chương trình 6 năm tốt nghiệp KTS, học thiệt không mua bằng, ai cũng biết, tốt nghiệp Master of Architecture, 1982 tại University of Oregon và qua mấy chục năm hành nghề tại Mỹ, và đang là hội viên Kiến Trúc Sư Đoàn Hoa Kỳ. Chắc như vậy, tôi cũng đủ chút hiểu biết tối thiểu để bàn bạc so sánh với các đấng tự xưng là đỉnh cao  …đang bị ngập lụt nước cống ngày nay tại VN.

.
.
 

Trước khi nói về những giải pháp gần, giải pháp xa, thử nhìn cách nhà cầm quyền SG hiện nay nhận định ra vấn đề ngập nước như thế nào, có cách giải quyết ra sao, và tiếp tục cho SG phát triển như thế nào? Có thuận lợi cho việc giải quyết chuyện ngập lụt hay không. Có thực tâm hay không hay chỉ làm để bán đất, bán nhà, cho Tây Tầu xây cao ốc để kiếm tiền ăn chận.
.
.
.
 
z-td-sg-solution-1.jpg picture by tddesign
.
.
 
z-td-sg-solution-a.jpg picture by tddesign
.
Saigon nào đẹp và không ngập nước, cao ốc nào trên thế giới mà phải giữ hầm phân nước dơ bên dưới? tiêu chuẩn quốc tế nào vậy?
.
.
 
z-td-sg-solution-b.jpg picture by tddesign
.
Saigon nào đẹp, xanh tươi không ngập nước? Saigon nào có cảnh vật không giống nơi nào trên thế giới, mà du khách thích thăm viếng ?
.
.
 
 

Thử nhìn lại SG vài chục năm trước, tại sao khu đất thấp từ trung tâm tỉnh Gia Định đi ra Thanh Đa, ra Cầu Saigon, ra bên bìa Thị Nghè, giáp sông Saigon không được phát triển, tại sao từ xưa không nhào qua bên Thủ Thiêm, hay bên quận Thủ Đức giáp sông Saigon, mà phát triển, mà xây cất, trong khi chỉ cách trung tâm SG không tới vài cây số. Mà lại phải chuẩn bị phát triển lên ngã tư Thủ Đức, lên vùng cao gần xa lộ vòng đai Saigon, hướngđông bắc, đã đưa một phần viện đại học lên đó, rồi chuyên chở sinh viên học sinh hàng ngày bằng xe bus. Tại sao đưa khu kỹ nghệ lên trên vùng cao Biên Hòa, mà không chạy ra Cầu Sơn, không chạy ra Văn Thánh, những nơi chỉ cách quận Nhất, cầu Thị Nghè có vài phút.
.
 

Lý do: đó là những vùng thấp, đầm lầy ứ đọng nước, là vùng thấm giữ nước lên xuống của thủy triều, là vùng điều hòa chuyện ngập nước tự nhiên của thiên nhiên từ trung tâm SG và vùng phụ cận đổ nước mưa ra. Vùng cây xanh cho buồng phổi SG. Nâng nền những khu này, coi như bịt lối thoát nước tự nhiên trên mặt, và nước ngầm thấm xuống của nội thành Saigon. Và từ xưa không ai muốn tăng dân số đến trên ba triệu như vậy, chỉ vì hoàn cảnh chiến tranh, thôn quê ruộng vườn không làm ăn được, nên sự tăng dân số của SG chỉ là điều tạm bợ, tị nạn chiến tranh, không phải là thường trực, không ai muốn như vậy. Sau chiến tranh, tiện nghi tối thiểu sẽ mang đến cho đồng quê, sẽ mang kỹ nghệ đến, công nghiệp và nông nghiệp đi đôi tại chỗ, cho nên không lý do gì SG phải tăng dân lên chóng mặt như vậy. Nếu có đủ công ăn việc làm ở quê, đời sống an lành thảnh thơi hơn, không mấy ai ưa đời sống thành thị, trong điều kiện mất vệ sinh như vậy. Ai cũng đợi sau chiến tranh, hoà bình để bỏ SG trở lại quê, trở về với vườn tược cũ.
.
 
.
 

Từ mấy trăm năm xưa, khi khai phá vùng này, các bậc tiền nhân cũng đã nhận ra đâu là vùng đất giồng cao để lập thành phố, chỗ nào là vùng ngập nước cho canh nông, thủy sản và giao thong thuyền bè thì để yên. Chỉ có mấy chục năm qua vì lười biếng hay vì ngu xuẩn mà thấy mối lợi ngay trước mắt, lấn ngay ra khu thấp khu lụt, khu thoát nước của trung tâm SG, cho nhà cửa mọc lên, lấn chiếm, lấp tới 50% sông rạch cũ, đất trũng để chứa nước đã có từ khi tiền nhân khai phá ra vùng đất này. Cắm đầy những cao ốc với mật độ cao, dân ở chồng lên đầu nhau, bên dưới là đường ngập nước, thải nước phân dơ bẩn, rác xuống dưới và mang hàng ngàn xe gắn máy, xe hơi đến trong khi bên dưới đường không đủ rộng, không thoát nước đi đâu được, ngập tràn lan, coi như mua nhà cao ốc cắm bên giòng nước cống, mua xe mắc tiền về cho chạy thật chậm trong đường ngập nước, để phải mang xe đi sửa phí phạm, làm giầu cho tư bản Tây Mỹ Tầu Nhật. Những chuyện này, có chút suy nghĩ và hiểu biết gì không hay chỉ là khoe khoang sự ngu dốt hết cỡ. Hay nói ngược lại, khi thành phố còn đầy đường ngập nước thúi mà cứ ham cắm cao ốc hai bên, chân đang ghẻ lở không chữa chạy mà cứ ham đưa chân ghẻ xình thúi lên xe Mercedes.
.
.
 
z-td-sg-solution-2.jpg picture by tddesign
.
.
nhà cao ốc mà chưa có hạ tầng cơ sở, chưa có đủ giao thông, chưa có đường không ngập nước, thì chỉ là trò cười của kẻ có tiền mà ngu !! tự hào sống trên hầm cầu, đi ra ngoài thì lội nước, chỉ là cơ hội để bán đất bán nhà kiếm tiền, còn thì ngập lụt kệ tụi bay, ngu dốt ráng chịu.
.
.
 
z-td-sg-slolution-10.jpg picture by tddesign
.
ở nhà lầu đi xe xịn, nhưng ngập nước cống đó là tiêu chuẩn quốc té kiểu VC, đỉnh cao ngập nước cống thúi.
.
.
 
 
 


.
.

Nhìn lại những con đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, coi như trung tâm SG, từ ngày Pháp lập ra trên 100 năm về trước, rộng thênh thang khi chưa có xe hơi, chỉ có vài xe bò xe ngựa đi lại, mà vẫn làm cho rộng thênh thang, không ngập nước sau 50 năm. Hệ thống cống từ hồi đó đến nay có ai coi lại còn hoạt động hay làm ra cống mới hay không. Còn độ dốc nước chẩy, thì chưa tới được 0,5%, coi như là bằng phẳng, khi ra được tới sông SG thì miệng cống thoát nằm dưới mực thủy triều dâng cao.
 
.
 
Hai con đường như vậy, với thành phố cũ, chỉ ngập một chút khi mưa lớn tại góc Pasteur và Lê Lợi, ngập từ thời trước 1955 lận. vậy mà không làm cống mới, cho ngay cái cao ốc vài chục từng Saigon Center vào ngay đó, cho vào góc đường đã ngập lụt nhỏ từ năm 1955, tới nay chưa hề giải quyết. Đi mua toà nhà mới cắm vào con đường không cống rãnh mới, không giải quyết chuyện lụt đã đang có, để ngày nay, đậu xe hơi bên đường dưới, thì nước ngập nửa xe, như vậy đó là một lôi cuốn hấp dẫn lớn cho khách hàng đến SG Center để làm việc, theo đẳng cấp quốc tế miệt vườn ngập nước của VC đó, khi xuống cao ốc, ra dưới đường, vào xe, thì xe hư hại, ngập nước, hư ghế nệm da, hư máy, hư computer điều khiển xe. Ở Mỹ xe mà ngập nước như vậy là vứt bỏ, bồi thường xe mới, xe ngập nước chắc mang bán tháo cho các xứ chậm tiến, dùng với giá như cho không.

.
.
 
z-td-sg-nh-now.jpg picture by tddesign
.
Đại Lộ Nguyễn Huệ ngày nay ngập nước, ngày xưa thì không ngập. Có phải tại vì có quá nhiều người đến đó, qúa nhiều cao ốc, qúa nhiều nước thải và cống ngầm bé nhỏ trên trăm năm cũ không thèm chẩy nữa, không thèm làm cống mới, chỉ thích xây cao ốc và hầm phân, kèm theo đất lún, kèm theo nước sông SG dâng cao hơn vì trên thượng nguồn cắt cây, cắt rừng.
.
.
 
z-td-sg-ngap-nhxuanay.jpg picture by tddesign
.
.
 

Đường Nguyễn Huệ cũng vậy, con đường không được làm cống rãnh mới, to lớn đủ chứa nước, mà muốn làm cũng không được vì nước sẽ không thèm chẩy đi khi nước thủy triều lên cao hơn miệng cống thoát ở sông SG. Nhưng chính quyền vẫn tham lợi hối lộ, quên chuyện SG ngập lụt, cho hai bên đường Nguyễn Huệ tiếp tục mọc nhà mấy chục tầng như Sun Wah, thay thế hết những kiến trúc cổ, nét đẹp đặc biệt của Pháp, thì du khách khi tới đây chẳng thèm chụp hình làm gì, vì kiểu kiến trúc đó còn thua nơi họ sinh sống, còn kiến trúc cổ của SG thì không còn nữa, chắc chỉ có khách du lịch từ Hà Nội mới vào SG mới ham chụp hình thôi.
.
.
 
z-td-sg-ngap-nh-bo.jpg picture by tddesign
.
.
 
 

Như vậy thì đường hướng cho nhà chọc trời cứ chọc vào mắt du khách, chọc trời, nên khi trời mưa thì những nơi chưa lụt bao giờ, nay nước lụt tại chỗ, khỏi chẩy đi đâu hết. Những toà nhà chọc trới cắm vào những con đường không thể thoát nước thêm được nữa vì sông SG dâng cao, do khu đất thấp như Thị Nghè, Bình Thạnh được lấp hết làm nhà không còn chỗ thấm nước nữa. Ngay kể như tụi tư bản ngoại quốc, có thằng nào từ chối làm nhà cao ốc cho VN trên đường ngập không, xứ sở tụi nó không cho phép làm như vậy, nhưng tụi nó đến VN chỉ lấy tiền rồi chạy. Có đứa nào khuyên:  tụi bay nên bỏ tiền ra sửa đường ngập cống thúi, sửa chân ghẻ lở để đứng cho vững, khỏi té, thay vì sửa mũi cao, như cao ốc cho le !!! chỉ ham sửa sắc đẹp. Đó là sự ngu dốt của kẻ có tiền, ngu dốt mà có tiền, thì tiền từ đâu ra, tiền ăn trộm ăn cắp, vay mượn sẽ không thèm trả, với dự tính ăn quỵt từ trước. Tư bản đến kiếm tiền lẹ chạy mất, chứ không phải đến để dậy dỗ chủ nhà bớt ngu đi. Nhất là loài tư bản thực dân mới khốn nạn như vậy, xứ chúng nó không có luật lệ nào cho làm như vậy.
.
 
.
.
 
z-td-sg-solution-c.jpg picture by tddesign
.
Sàigòn nào thoải mái nhẹ nhàng ít ngập nước hơn, B hay C. Sàigòn với ống cống cũ trên trăm năm như phần C, mà cho nhà trọc trời mọc lên chỉ gây thêm ngập lụt khu trung tâm mà trước giờ chưa hề ngập nước, thải nước phân dơ bên dưới, gây thêm ứ đọng giao thông xe cộ vì đầy người và xe. Vì là vùng đất thấp và ngập lụt, chứa nước mưa, nên từ xưa SG không được phát triền về phần Thủ Thiêm A, Thị Nghè D, và vùng nam gần phía Nhà Bè E. Thủ Thiêm chỉ nên làm công viên nước, đào hồ sâu, chứa nước mưa, nước từ thượng lưu sông SG đổ xuống để chống ngập lụt vùng cao bên trên. Chỉ nên làm khu nhà thấp, nhà nổi, kiểu Venice, đi lại bằng thuyền bè canô và water taxi. càng thêm hữu tình, thành khu công viên cho toàn thành phố Saigon đang thiếu khoảng xanh khủng khiếp.
.
 
.
 
 

Nói chung, SG ứ đọng, quá tải rồi đừng cho xây cao ốc nữa chỉ làm tăng dân số, tăng xe, tăng giao thông, tăng kẹt xe, tăng ngập lụt, và khi cháy, hỏa hoạn thì ra sao, làm sao chữa cháy cao ốc. Dân số, mật độ và xây cất, lấp đất, nâng nền, đào bới lung tung, đào sâu xuống đất làm hầm, làm mất đất thấm chứa nước mưa, thì SG càng mau ngập lụt, coi như lụt toàn bộ, ngày nay đi tìm chỗ không lụt mới khó, còn mở cửa ra đường là chỗ nào cũng thấy lụt.
.
 

Hiện nay, chính quyền không hề có biện pháp ngưng dân số tăng hay giảm dân xuống trong Saigon, giảm xây cất, giảm diện tích nhà, giảm diện tích mặt đất bị bọc bê tông tráng nhựa, giảm lượng xe cộ, giảm lưu thông … phải giảm tất cả mọi thứ, vì cái xe đò gìa SG do Pháp làm ra, chỉ chớ nổi hai ba triệu dân thôi, mười triệu như ngày nay thi chỉ có ngập nước, bể cống và kẹt xe. Cho nên sửa chữa Saigon kiểu nào, thi cũng phải xin mời bà con xuống xe, ra khỏi SG, mời bà con ngưng xây cất, mời nhà cao ốc đi chỗ khác, mời Tây Tầu Nhật vào VN kiến ăn nhanh, bất kể gây hậu qủa xấu đi chỗ khác, mời những nhà lãnh đạo bớt tham lam, bớt hối lộ tham nhũng đục khoét, đi vào tù ở đúng ngày tháng như dân thường phạm pháp. Thực sự muốn giải quyết con bệnh già nua SG đang mục rã, phải chữa hết bịnh ngập nước, phải làm lại hạ tầng cơ sở từ đầu, không thể sửa xe đò già, mà vẫn đầy người ngồi đu bám trên xe đò gìà nua đó, làm sao đào bới tung lên mà sửa? khi người vẫn sống đầy ra chung quanh.
.
.
z-td-sg-solution-11.jpg picture by tddesign
.
hạ tầng cơ sở của xe đò già Saigon do Pháp bỏ lại giờ chở tới 10 triệu dân, dưới ngập nước cống, trên trời dầy đặc thành qủa của chế độ, con chim bay không lọt, thành phố giờ không thấy chim bay đậu dây điện nữa !
.
.
 

Muốn chữa bịnh, muốn làm lại, thì phải mời mọi người đi chỗ khác bớt, ngưng nhận thêm cao ốc, dừng bớt xây cất lại, xây cất những công trình dùng để giải toả dân số, để làm bớt ngập. Đào phá, lấy lại kinh rạch, đào thêm hồ chứa nước, đào tung SG ra làm cống lớn, làm hầm bơm nước làm đủ kiểu thì may ra con bệnh SG mới khá hơn … còn cái xe đò già cứ để cho người lên thêm, chồng chất thêm cao ốc, rồi đòi thay vỏ xe bể bánh dưới hạ tầng cơ sở, thì chẳng có đỉnh cao trí tuệ nào làm được với 10 triệu dân vẫn đè nặng trên đó.

.

.
 
Kéo nhau đi chỗ khác làm thành phố mới, lên vùng cao Thủ Đức, Biên Hòa, Long Thành, Bà Rịa, Vũng Tầu, Bình Dương mà làm ra thành phố mới, mang đủ tiện nghi đến thành phố mới, thì SG mới có thể dãn ra được. Saigon có cái gì ở đó mà quý hoá quá vậy? có nước cống đen, ngập nước và kẹt xe … !!! thế mà lại thêm cái hầm qua sông SG để tới Thủ Thiêm, vùng đất đầm lầy ngập lụt, để dựng nhiều cao ốc hơn, đào thêm hầm ép nước sông SG dâng cao lên … đúng là đỉnh cao của sự ngu dốt, cứ nhào vào khu đất sình lầy, rồi hỏi tại sao không ngập. Các đấng quy hoạch Tiến Sĩ đỉnh cao, chỉ phán một câu chỉ cần nâng nền cả vùng lên 2m, 2m đất cao, chục cây số vuông, mà đắp cao phải có độ dốc, đâu có đắp bằng mà nước chẩy được, cao tại đỉnh phải 4,5m thì nước mới chẩy, như vậy bao nhiệu triệu m3 đất đào ở đâu tới? chở bao nhiêu xe tới? cứ 3 m3 đất rời mới nén chặt thành một 1m3 đất đủ cứng, có thể làm đường, đất lấy ở đâu ra đây? từ 100 km trở lại thì đào Long Thành, đào Biên Hòa thấp bằng SG để lấy đất à ?? Mà nâng nền khu này, thì nước dồn qua khu khác. Khu nào phải giải quyết thấm nước tại chỗ, không thể dồn ra khu khác, chỉ có dồn ra biển thôi, cách xa chỉ có trên 60 km xa. Rồi thủy triều lên, sẽ dồn nước vào lại, đắp đất, một giải pháp huề vốn ! chỉ giải quyết một khu, không giải quyết toàn diện thành phố.
.
.
z-td-sg-solution-tthiem.jpg picture by tddesign
.
ở giải pháp A, hồ thu nước bên trong cho toàn khu sẽ được nối với sông SG để xả nươc khi cần thiết, và khi khô thấp, lại cho nước sông vào để quân bình mực nước cần thiết cho sinh hoạt. Sẽ nói thêm nhiều vào các bài sau, khi trở lại giải pháp này với nhiều chi tiết hơn.
.
 
.
 

Cho nên, Thủ Thiêm chỉ cần thành cái hồ khổng lồ, sâu dưới mặt sông SG, cho nước lụt ở trung tâm SG bơm qua, cho nước sông SG vô chút, chứa nước ngọt thượng nguồn để khỏi chẩy phí ra biển, cho đỡ vỡ đê trên Thủ Đức, cho bớt lụt Thanh Đa, lấy nước làm thành phố nổi, và như vậy thì nhà chỉ hai ba từng cao là hết cỡ, dùng sông hồ, dùng nước làm phương tiện di chuyển, làm công viên nước, làm khu nhà biệt thự nước, với mật độ thật thấp. Toàn vùng thành công viên nước cho trung tâm SG qua giải trí, thành vùng sông nước xanh tươi làm công viên cho toàn thành phố. Thay vì làm nhà cao chọc trời đề bán lấy tiền.
.
 

.

Hiện nay, những chuyện chính quyền đang làm, đang cho xẩy ra, là những điều làm cho SG ngập nhanh nữa, thiên tai, cộng với nhân tai do ngu si, Saigon đang đi nhanh trên đường ngập lụt.

.
.
 
Muốn nước chẩy, phải có cao độ cần thiết.
.
.
sg-khainiem-thoatnuoc.jpg picture by tddesign
.
.
 
 
Trước khi nói chuyện giải pháp làm giảm ngập, rồi tới không còn ngập nước, phải nói đến chuyện nước chẩy, nước chẩy cần cao độ, 1% độ dốc là rất đẹp. Nhưng như vậy là đi xa 1km, đất phải cao lên 10m, làm sao có chuyện đào đâu ra độ dốc 10m mỗi km đi ngang ra ở SG, nếu độ nước chẩy là 0,5%, cũng khó mà kiếm ra nơi nào cao 5m cho mỗi km đi ngang.
.
 

Đi tìm cao độ của SG, tìm google mỏi mắt thấy cả trăm bài quy hoạch SG, nói bay bướm tổng quát vài trang, nói như phán, chẳng có bài nào nói đến cao độ, dựa vào con số, nói ra là làm sao cho nước chẩy thoát một cách có chi tiết, có giải pháp cụ thể, không có bài nào nói chợ Bến Thành cao bao nhiêu trên mực nước biển, cao bao nhiêu trên mặt sông SG, rồi làm sao mà chẩy nước thoát từ chợ Bến Thành ra sông SG. Toàn nói lý thuyết tào lao.
.
.
z-td-binhthanh-topo.jpg picture by tddesign
.
cao độ này, theo chính quyền TP ngày nay thì còn bị lún thêm khoảng 20 cm thấp hơn nữa, nước sông SG thì dâng lên cao, ngập nước cao ngay dưới chân cầu SG.
.
.
z-td-sg-ngap-chancausg.jpg picture by tddesign
.
ngập nước cao dưới chân cầu Xa Lộ sông Saigon.
.
 
.
 
 

Tìm ra thì cao độ ngã tư Hàng Xanh là 2,3m, độ cao này là cao trên mặt nước biển, hay cao trên mặt sông SG. Mà sông SG thì có thủy triểu lên xuống cao độ có thể tới 1,5m dễ dàng như ngày nay. Cao độ trung tâm tỉnh Gia Định, chỗ Lăng Ông là 4m, rồi lên cao cho tới 8m, phía bắc gần đó, kéo về hướng Phi Trường và Gò Vấp. Chỗ góc Trần quốc Toản, 3/2, Petrus Ký, Lê Hồng Phong là trên 3m, góc Nguyễn Huệ và Lê Lợi chắc chừng gần 2m, nơi cao chỗ hồ con Rùa chắc 4 hay 5m. Vùng cao hơn nữa là phi trường Tân Sơn Nhất, có cao độ chừng trên 6m tới 9m, cao hơn nữa là về Hóc Môn đi lên Củ Chi, nhưng những vùng đó quá xa trung tâm SG, không hiểu vì lý do chính trị gì đó mà cho vào chung ranh giới của TP ngày nay, nơi này cách ra bời những kinh đào nối sông SG, đi ngang qua hướng tây xuống nam qua vòng ngoài Phú Lâm, nên coi như không bị ảnh hưởng ngập lụt. Mà lại có bài viết của Tiến Sĩ nào đó của SG ngày nay cho biết SG đang bị lún vì mất nước ngầm, vì hút nước giếng qúa mức, nước mưa không thấm lại được, nên gần sông SG, lún xuống 20 cm, vùng cao trên Hóc Môn Củ Chi lún 10 cm, như vậy cả vùng SG đang sụt xuống, đúng như vậy thì đại họa cho SG, ai biểu tự hút nước ngầm lên xài quá độ, thải xuống lại không ngấm đất được vì tráng xi măng hết … thiệt là đại nạn, nước dâng, đất lún. Thôi kéo nhau đi khỏi SG hết, đi bớt 4 triệu dân là hết chuyện ???
.
.
 
z-td-sg-ngap-caodo-tsn-ttm.jpg picture by tddesign
.
Lăng Cha Cả, trước phi trường tân Sơn Nhất, bây giờ là công viên Hoàng văn Thụ, cao độ trên 5m. Vào trong phi trường, vòng ngoài cao tới 7m.
.
.
 
z-td-sg-ngap-tsn-9m.jpg picture by tddesign
.
.
 
 


Thành phố SG coi như cao về hướng bắc, thấp xuống hướng nam, vùng giữa, hơi kỳ cục, nước chẩy vào rạch Nhiêu Lộc, đi ngang qua đông vào sông Thị Nghè, rồi lại xuôi nam theo sông SG. Nói chung, nếu có hệ thống kinh đào, cống ngầm khổng lồ mới, nên đào theo hướng bắc xuống nam, đẩy nước ngập xa ra khỏi SG, theo hướng ra biển. Nhưng kiểu này cũng nguy hiểm, nước mặn theo thủy triều lên có thể đi sâu vào vùng nước ngọt mà trước giờ chưa bao giờ bị mặn. Phải coi chừng con dao hai lưỡi này, giải quyết chuyện ngập lụt lại có thể lại làm mặn đất.

.
.
z-td-sg-ngap-caodo-ngabay.jpg picture by tddesign
.
Cao độ Ngã Bẩy, Phan Thanh Giản / Điện Biên Phủ / Petrus Ký / Lê Hồng Phong chừng 4,7 m.
.
 
.
 

Với cao độ của SG thấp như vậy, nên nước cống chẩy hướng nào, với 1% dốc, cứ đi xa chừng vài km, là phải có hồ ngầm chứa nước, rổi bơm lên cao, cho chẩy lại tự nhiên 1%, cứ thể mà cứ phải bơm nâng cao nhiều lần cho tới khi ra sông. Khi tới sông rồi thì coi như miệng cống khó mà nằm bên trên mực thủy triều cao, coi như phải có hồ ngầm chứa nước cạnh sông, khi nước sông xuống thấp dưới miệng cống, mới cho chẩy tự nhiên ra, hay phải bơm ra. Còn thủy triều lên cao, lại phải đậy cống lại, không cho chẩy ngược vào thành phố. Mà đậy cống tự động, không bao gìờ hoàn toàn kín nước, sẽ có từ 1 tới 10% nước vẫn tràn rỉ vào. Phức tạp như vậy, nên không ai dại dột làm thành phố 10 triệu dân nơi đất thấp và ngập lụt. Không có nghĩa là đất thấp không làm thành phố được, làm được, với tầm mức dân số 2, 3 triệu thôi, còn lên 10 triệu là không tưởng hay với môi trường sống dưới điều kiện ngập lụt thường trực như hiện nay.
.
 
Nhìn qua cái xứ nhỏ, ngập nước như Hòa Lan, rồi tự so sánh buồn cười là người ta làm được mình cũng làm được, đó là lý luận của những người bịnh tâm thần, người Hòa Lan giầu có, kỷ luật và tự trọng không ngu dốt như chính quyền SG, không tham lợi cá nhân phá hoại quyền lợi chung như dân SG. Hòa Lan chỉ có đất đai , diện tích nhỏ như vậy, nhỏ bé và không có chỗ nào khác để lập thành phố, để sinh sống, phải chận ngay bờ biển lại bằng đê, và HL không có khu nào 10 triệu dân ngay nơi nước ngập như vậy, và vân vân ... nếu so sánh như vậy thì người HL sẽ cười cho, vì có đất nước rộng rãi như VN, tài nguyên địa thế như vậy mà chui 10 triệu người vào ngay vùng đầm lầy SG, đó là điều ngu dốt đầu tiên không nên làm, và không nên gây ra từ đầu thì chẳng có tốn tiên như HL để giải quyết. Dân VN không thể so sánh với HL về sự tài giỏi biết đúng sai, giầu kỹ thuật và có kỷ luật, không tham lợi cá nhân. Nói như vậy đừng vội vàng nhẩy đổng lên vì tự ái dân tộc khi nghe dân VN không đuợc thông minh ăn ở có vệ sinh nhe, sự thật là như vậy, VN ngày nay vẫn là xứ nghèo, xếp hàng thứ bao nhiêu trên thế giới vậy? nếu tài giỏi và thông minh, và kỷ luật có tôn ti trật tự có tôn trọng quyền lợi chung thì ngày nay chắc dân HL và thế giới phải xếp hàng đến VN học hỏi từ lâu rồi. Đừng ăn mặn thì giờ đâu bị khát nước ngập. Bị ung thư dân số và ngu dốt thì giờ cắt bỏ ung thư dân số đi, bớt ngu đi một tí ... lại tính mua xe Mercedes đê đập Hòa Lan về cắm trong đống bùn lầy và điều hành bởi chính quyền ngu dốt tham nhũng, đã tạo ra cái thảm cảnh ngập lụt này từ trước, chính những kẻ tội lỗi này, nay lại điều hành những chi phí tiền bạc mới, kỹ thuật mới ?? thiệt là hấp dẫn, mới biết tại sao ở VN có quá nhiều kẻ có tiền .. nhờ ăn cắp của công. Ăn cắp viện trợ.
.
.
 
Cao độ tự nhiên của Saigon từ trước đây như thế nào? nói thoát nước phải hiểu biết về cao độ.
.
.
 

Từ cao độ như vậy, từ vị trí của các kinh rạch sông thoát nước, từ những vị trí đường xá sẵn có, nơi nào trũng, nơi nào đầy nhà dân. Trong những bài tới, sẽ nhìn ra từng khu vực và hướng nước chẩy như thế nào, sẽ có ý kiến và giải pháp chung toàn thành phố, giải pháp riêng từng vùng.
.
.


by duongtiden . saigon ngập nước . cao độ của Saigon .

.

Labels Loại Bài

Followers

Blog Archive

About tmd.design

My photo
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com
Powered by Blogger.