copy of tmddesign old multiply blog

Pageviews

Friday, January 29, 2010

Loạt bài Saigon ngập nước . bài phụ lục số một . Kinh đào . ĐL Charner . ĐL Nguyễn Huệ ngày nay . by duongtiden

.

.
.

.
Nhân dịp sưu tập những hình ảnh có về SG từ khi mới lập ra, có nhiều hình ảnh về Đại Lộ Nguyển Huệ ngày nay, trước là ĐL Charner thời Pháp, trước đó là con kinh nước, trước đó là lối kinh dẫn nước và cho ghe đi vào chân thành SG, hay thành Gia Định từ 1700's. Vài trăm năm trước. Thu nhập hình ở đây, trong loạt bài Saigon ngập nước. Một lịch sử bằng hình của Đại Lộ Nguyễn Huệ ngày nay.
.
.

z-td-Saigonmap1867.jpg picture by tddesign
.
bản đồ SG, sau khi người Pháp chiếm thành Gia Định vào năm 1859, phá thành cũ, lập ra thành mới, nhỏ hơn, ngày nay nằm ngay góc Đinh Tiên Hoàng và Thống Nhất (Lê Duẩn).
.

z-td-sg-3d-b.jpg picture by tddesign
.
.
z-td-sg-3d-c.jpg picture by tddesign
.
Hình vẽ vào năm 1881, cho thấy chợ đầu tiên của SG về hướng tây nam trên kinh đào, đl Charner, lúc này chưa có chợ Bến Thành. Phần trước của chợ này, sau phá đi xây Tổng Nha Ngân Khố.
.


.
z-td-Saigon1860.jpg picture by tddesign
.
Thành Gia Định trước khi Pháp đến. ĐL Nguyễn Huệ, lúc đó là một con kinh đào từ sông SG vào chân thành.
.

Lý do có con đường Ng Huệ, là có sẵn con kinh đào từ sông vào chân thành SG, rồi từ đó những con đường ở trung tâm SG, song song và thẳng góc vào theo những còn đường cũ có từ thời nhà Nguyễn lập ra Trấn và Thành Gia Định, không hiểu vì lý do kinh dịch địa lý gì mà chọn hướng như vậy, thay vì thẳng hàng với hướng bắc hay nam.


.
z-td-kinh-nh-ssg.jpg picture by tddesign
.
.
z-td-sg-nghue-ssg-nharong.jpg picture by tddesign
.
cầu trên bến Bạcg Đằng, bắc qua kinh Nguyễn Huệ, phiá sau là sông SG và bến cảng Nhà Rồng bên Khánh Hội.
z-td-saigon-nh-charner.jpg picture by tddesign
.
Đầu đường Nguyễn Huệ sau khi kinh nước ở giữa được lấp đi, hình từ sông SG chụp vào hướng tây nam. Nếu đếm bậc thang xuống sông SG, thì mặt nước khoảng giữa trưa, thấp chừng hơn 2m chút dưới bờ sông.
.

z-td-dl-nghue.jpg picture by tddesign
.
Hình vào khoảng 64-65, cho thấy Tổng Nha Ngân Khố bên tay phài nhìn ra sông SG. Phía sau toà nhà đầu tiên ngoài bến Bạch Đằng, đi sâu vào ngõ là quán cơm Bà Cả Đọi, văn nhân thi sĩ, máu mặt SG hay ăn cơm trưa ở đó, có tôi lúc đó đang làm bên Tổng Cục Du Lịch trong khách sạn Majestic gần đó. Bên ngoài toà nhà là toà đại sứ Nhật cũ.
.
z-td-nghue-2007-1.jpg picture by tddesign
.
Hình năm 2008, tết con Chuột, Tổng Nha Ngân Khố phía sau.
.

z-td-kinh-nh-cho.jpg picture by tddesign
.
Chợ đầu tiên của SG, khoảng năm 1880's
.

z-td-sg-cu-chocu-dadran.jpg picture by tddesign
.
Hình phiá sau của chợ SG, bên góc phải cho thấy phần mái ngói dốc to lớn của cách phác họa kiến trúc chợ. Đó là đường D'Adran, sau thành đường khác.

.
z-td-nghue-chocu.jpg picture by tddesign
.
đường bên hông chợ, ngày nay là góc Ng Huệ và Ngô Đức Kế, lúc này chưa có cột điện. lể đường làm bằng khối đá to, mặt đường lót đá gần lề đường làm máng nước chẩy và mặt vỉa hè cũng lót đá. Các miếng đá được mang đến bằng nghe dưới kinh ngay phiá trước. Nhìn các hình dọc kinh thấy xắp những khối đá gạch rất to để làm nhà và đường.
.
z-td-kinh-nh-taynam.jpg picture by tddesign
.
.

z-td-kinh-nh-cuoi.jpg picture by tddesign
.

oldsaigon04.jpg picture by tddesign
.
Khi lấp kinh nước, làm lại mặt đường ĐL Charner

.
z-td-sg-daikyniem-1900.jpg picture by tddesign
.
Tượng đài kỷ niệm Chiến Tranh, cuối kinh đào, nằm trước toà Hòa Giải
.
z-td-nghue-07-end-channel.jpg picture by tddesign
.
vị trí tượng đài cũ, cuối con kinh, nằm 2008 . Khách sạn Palace phiá sau. 
.

z-td-nhue-1960.jpg picture by tddesign
.
khoảng năm 1960, đường thưa vắng không xe bên các Kios, gần ra góc Lê Lợi.
.


z-td-nghue-toahoagiai.jpg picture by tddesign
.
Tòa Hòa Giải (hồi đó ai xin đi du học chắc có mang bằng cấp ra đây xin thông dịch ra tiếng Anh, Pháp), nay không còn nữa, đường phiá sau dẫn ra Hủ Tiếu Mỹ Tho Thanh Xuân, bên cạnh chùa Chà Dà, góc Pasteur, thông ra Lê Lợi. Bây giờ ở đây là một cao ốc mang tên tầu Sun Wah gì đó. Chú ý đến giao thông lúc bấy giờ, thưa vắng, không hề có kẹt xe, lúc đó chừng 1965, dân số SG chừng trên 3 triệu.
.


z-td-dl-nghue-tdc.jpg picture by tddesign
.
Khỏang năm 1969
.
z-td-nghue-ganleloi.jpg picture by tddesign
.
Khoảng năm 1969, gần ra góc đường Lê Lợi, lúc này còn những Kios bán hàng giữa lòng đường. Nhìn về hướng Tòa Đô Chánh.
.
z-td-nghue-nearll.jpg picture by tddesign
.
.
Ng Huệ chừng khoảng 1967-68
.

z-td-ngh-1967.jpg picture by tddesign
.
chợ hoa tết năm 68-69, những ngày cuối tết, chợ hoa bán giảm giá.
.
z-td-saigon12b-nghue-leloi.jpg picture by tddesign
.
Hình trên, khoảng 1955-60, Thương xá Tax phía sau, ĐL Ng Huệ bên trái, ĐL Lê Lợi bên phải, những miệng cống bên lề đường ở đây lúc này đã vào khoảng 70 tuổi, thoát nước mưa ra sông SG.

z-td-nghue-leloi.jpg picture by tddesign
.
1966, bùng binh ngã tư Nguyễn Huệ và Lê Lợi, chiếc xe taxi, Renault, sơn vàng nhạt trên và xanh đậm ở dưới. Nước mưa từ ĐL lê Lợi chầy ra NG Huệ, rồi ra sông SG.
.
z-td-nghue-ll-66.jpg picture by tddesign
.
Nguyễn Huệ nhìn về Lê Lợi, quán kem Bắc Cực và Thương xá Tax
.
.
z-td-nghue-rex.jpg picture by tddesign
.
Ngả tư với Lê Lợi, rạp Rex bên tay trái. Nước mưa chẩy vào cống ngay chiếc xích lô, rồi chẩy ra sông SG, ở đây cách sông chừng 700m, với độ cao không đến 2m cao hơn bờ sông, nên độ dốc cho nước cống chẩy ra sông không đến 0,5 %.
.

z-td-nghue-2008.jpg picture by tddesign
.
tết năm con Chuột . Nhìn tử Lê Lợi ra bến Bạch Đằng.
.
Nước từ đây, khi mưa được chẩy về đâu ? nơi đây chừng 600m hơn xa sông SG, nếu dốc 1%, là phải cao 6m trên bờ sông, tại dây chắc chỉ cao chừng 1,5m hơn bờ sông SG, như vậy độ dốc cho cống nước mưa chẩy chưa tới 0,4% dốc, quá thấp. Bây mưa to là nước mưa có thể ngập tại chỗ ở đây ! vì mặt nước sông SG bây giờ cao hơn trước, bít cống khi thủy triều lên. Năm 2009, ĐL Nguyễn Huệ và những đường chung quanh đã bị ngập lụt, đọc trên net thấy nói có nơi ngập tới 50cm, như vậy là coi như cống rãng ngyà xưa không còn chẩy nổi, thủy triều lên cao hơn và những toà nhà cao lớn càng xây kín Nguyễn Huệ như Sun Wah, và hiện nay xây thêm phiá đối diện, càng làm cho ĐL lộ này càng ngập hơn. Ngoài ra nước từ Lê Lợi còn phải chẩy ngang, đụng NH mới quẹo 90 độ chẩy ra sông theo ĐL này. Thế thì tương lai ra sao đây? chắc chắn là hai bên NH, đỉnh cao trí tuệ kiểu ngu dốt còn muốn xây tất cả như Sun Wah thay thế những tòa nhà cũ ... he ... he xếp hàng trên con đường ngập nước. Một trò hề thời đại. 
.

.
.
by duongtiden
.

.


.

Tuesday, January 26, 2010

Loạt bài Saigon ngập nước . Nguyên nhân tiếp . bài thứ ba . by duongtiden . under construction ..

.


.

.
Nguyên nhân thứ hai: giảm diện tích xanh, giảm diện tích ngấm nước, lấp, xóa kinh rạch thoát nước tự nhiên đã có từ vài trăm năm trước.

.
 
Tiếp theo bài trước với nguyên nhân chính là để cho Saigon tăng dân lên một cách qúa mức, dân số là yếu tố làm hư rất nhiều thứ. Tiếp theo bài này là nguyên nhân kế tiếp, không kém phần quan trọng. Trước khi vào nguyên nhân tiếp, hãy làm một cái "reverse engineering" là coi vấn đề hiện nay, đi ngược về quá khứ, gỡ ngược lại những gì đã tạo ra tình trạng ngập lụt cho SG những khi mưa, hay cả khi không mưa.
 
.
 
Vậy quay trở về vài trăm năm trước, coi Saigon đã được hình thành ra như thế nào, lúc đó tình trạng thoát nước ra sao, có bị ngập lụt hay không. Khi phát triển cho tới ngày nay, những chuyện gì đã xẩy ra trong việc thành lập thành phố đến mức độ to lớn đông đúc như hiện nay, tới mức độ gây ra tình trạng ngập lụt như hiện tại. Muốn chữa bệnh, không có gì khác hơn là coi lại nguồn gốc từ khi SG được thành hình như thế nào, bắt đầu có bệnh ngập nước từ đâu, bao lâu, tại sao.
 
.
.
 
Tôi không có họa đồ rõ ràng về cao độ của từng điểm chính trong thành phố SG hiện nay, cũng như không có bản đồ với vòng cao độ chính xác, chỉ biết là SG chỉ cao hơn mặt biển chừng chục thước, chỉ cao hơn mặt sông SG một vài thước. Chỉ nhìn theo hình dạng của các dòng sông chung quanh, mà ước đoán cách thoát nước theo tự nhiên của vùng đất SG từ khi mơí có.
.
 
Theo họa đồ, thì tự khi khởi thủy, chỉ có Thành SG hay Thành Gia Định, bọc bên góc sông SG và sông Thị Nghè ngày nay. Kéo dài về phíá tây nam vài cây số, là Chợ Lớn, thành phố của đa số người Hoa, nằm trên những nút, mối giao nhau của kinh rạch vùng đó, được nối ra sông SG bằng rạch Tầu Hũ hay còn gọi là rạch Bến Nghé.
.
 
z-td-sgmap-1790-b.jpg picture by tddesign
.
 
Thành Saigon, khi người Pháp đến xâm chiếm, bản đồ ghi năm 1790. Thành được đấp trên gò đất cao hình Bát Quái. Phía đông có vài kinh đào từ sông SG thông nước đến thành cho di chuyển, và dẫn nước canh tác vùng đất chung quanh thành.
 
.
 

Từ ban đầu khi lập ra vùng Tân Bình, mở mang bờ cõi nước VN về phương nam, lập ra Trấn Gia Định, tổ chức phòng thủ vùng này, các quan đã nhìn thấy địa thế vùng này, chọn vùng đất cồn cao, nơi sẵn có những rừng cây lớn, lập ra thành Gia Định với hình Bát Quái. Xây thành, dựng thành lũy kiên cố, phòng thủ theo vị trí chiến lược, có rạch Nhiêu Lộc về phía bắc, sông Thị Nghè về hướng đông, rạch Bến Nghé hay Tầu Hũ về phía Nam. Những phần mở trống, thì có lũy phòng thủ bao bọc mũi tấn công từ trên bắc, tây bắc xuống từ hướng Cam Bốt.
.
 

Vùng đất của thành Gia Định, hay thành Saigon ngay xưa có trung tâm ngay vùng đất cao nhất, khoảng từ Dinh Độc Lập cho tới Thành Cộng Hòa, bây giờ là Đường Thống Nhất, hay Lê Duẩn bây giờ cho tới khu Đại Học ,gần Thẩo Cầm Viên hay là Sở Thú. Từ đó dốc thoai thoải đều ra chung quanh cho tới kinh rạch và sông Saigon. Còn phía tây bắc, thì chưa rõ, vì nơi này không thấy có kinh rạch gì mấy để thoát nước mưa.
.
 

Thành phố SG từ sông SG lên từ dưới Nam kéo lên Bắc tới gần kinh Nhiêu Lộc, từ sông Thị Nghè kéo từ Đông qua Tây tới hết vườn hoa Tao Đàn, là vườn Bờ Rô cũ là hết, qua bên kia đường Lê Văn Duyệt cũ, CMT8 bây giờ là coi như ngoại ô. Đất ở đây còn cao, cho là chẩy dồn qua tây, tây nam, coi như là nước mưa tự thấm xuống đất ruộng hay vườn.
.
 

Phiá tây SG lúc ban đầu, qua hết chợ SG, qua tới Phạm Ngũ Lảo, Thái Bình, bên dưới, tới chợ Cầu Ông Lãnh là hết. Tới đất vườn ruộng kéo dài về hướng tây rồi mới nối vào Chợ Lớn cách xa SG chừng ba, bốn cây số, bằng đường Trần Hưng Đạo bây giờ. Địa thế ở vùng này thì thoát nước mưa xuống ngay nhiều kinh rạch dười hướng Nam, Kinh Bến Nghé hay tầu Hũ, kinh Đôi vân vân, chuyển nước thẳng xuống nam qua nhiều dông nhỏ chẩy xuôi theo các sông lớn hơn rồi ra biển.
.
.
z-td-sgmap-1815.jpg picture by tddesign
.
Tôi tô xanh đậm những giòng rạch, sông có tự nhiên vào khoảng thời gian 1800. ghi chú A: bây giờ là đường CMT8 nối thẳng về ngã tư Bẩy Hiền, lên Hóc Môn, Tây Ninh. B: vùng ngã tư Phú Nhuận đi lên Gò Vấp. C: vùng bên trên Gò vấp. D: vùng Bình Thạnh bây giờ. E: vùng Bà Chiểu, tỉnh Gia Định cũ. F: Thị Nghẻ, vùng cầu Văn Thánh mới. Xin chú ý đến một số kinh rạch dưới góc tây nam của thành Saigon, bây giờ đã biến mất.
.
.
 
 

Nhìn vào bản đồ xưa của thành SG hay Gia Định có ghi nhận từ năm 1790, cho thấy có các kinh đào thông nước từ sông SG lên hướng tây bắc, vào tới chân thành, rồi đi ngang đông tây, trở lại sông SG, coi như kinh để đi lại và dẫn nước ngọt để làm ruông làm vườn bên ngoài thành. Nhánh kinh đào này nay là ĐL Nguyễn Huệ, kéo lên gần tới ĐL Lê Lợi. Có một nhánh rạch tự nhiên bắt đầu gần chợ SG bây giờ, chẩy theo ga xe lửa cũ kéo ra chợ Thái Bình bây giờ rồi nối xuống rạch Cầu Ông Lãnh, hay cầu Kho. Hai kinh rạch này, bị xóa lấp không còn vết tích trên các bản đồ sau này. Đây là lối thoát nước tự nhiên từ vườn hoa Tao Đàn, qua Nguyễn Thái Học, đi theo hướng Nam xuống kinh Tầu Hũ, là con kinh thoát nước quan trọng phía tây nam, nói tiếp với kinh Đôi và các sông rạch vùng này.
.
.
z-td-sg-rach-xua.jpg picture by tddesign
.
hình sông phiá nam SG và Chợ Lớn, khoảng năm 1886.
.
 
 
.

Bây giờ trở về những nguyên tắc căn bản về thoát nước tự nhiên: khoảng cách giữa hai con rạch, kinh, sẽ là điểm cao nhất, coi như trung bình là như vậy, rồi nước sẽ chẩy từ hai bên điểm cao xuống hai rạch hai bên. Như nói từ bài đầu, nước mưa xuống, nếu không có gì cản, nước rơi xuống đất, thấm vào đất, rồi chẩy ra chung quanh, tự tìm xuống các điểm thấp, nếu mặt đất phủ cỏ hay cây, nước sẽ bị làm chậm lại, chẩy đi chỗ khác chậm đi. nếu lấy xô nước làm mưa đổ xuống cây, nước sẽ bị lá cây giữ lại có đến 20%, nước chẩy thẳng xuống đất, bị thấm vào đất có đến 10% ngay lúc đầu, sau đó nuớc sẽ chẩy đi chậm chậm vì bị cỏ phủ bề mắt làm chậm lại. Nếu đổ thẳng chậu nước xuống mặt đất trụi không cây cỏ, có lẽ chỉ có 10% thấm ngay xuống đất, phần còn lại chẩy xuống nơi thấp.
.
.
z-td-sg-diagram2.jpg picture by tddesign
.
z-td-sg-diagram1.jpg picture by tddesign
.
 
 

Đổ chậu nước xuống sàn xi măng, nền đường không thấm nước thì nguyên chậu nước sẽ chẩy đi chỗ thấp, nếu không có chỗ thấp khác, thì chậu nước sẽ ứ đọng, ngập tại chỗ. Thí dụ này rất dễ hiểu, nếu có được học trong trường tiểu học hay trung học, sẽ được coi thí nghiệm, đổ chậu nước xuống mô hình đầy cây cỏ, và mô hình trơ trụi đất, hay trơ xi măng, sẽ được thấy nước chẩy đi như thế nào. Đó là bài học căn bản, khi đốn rừng trơ trụi trên cao nguyên sẽ làm nhanh chóng ngập lụt nơi đồng bằng.
.
 

Sự ngập lụt của thành phố cũng tương tự vậy thôi, Khi mật độ dân còn thấp, nhà riêng biệt, không sát vào nhau, chỉ có mái nhà để cho nước chẩy nhanh, đón nước xuống lu nước, hay cho chầy ra ao, nước  có vườn cây và đất trồng trọt thấm nước xuống lòng đất. Khi nhà tăng lên xan xát, không còn đất, không còn ao, không có đất trống để thấm nước, và đất không dốc để chẩy nước đi, thì nước sẽ đọng tại chỗ gây ngập lụt, như là đổ nước vào ly, nước sẽ dâng cao lên, đứng tại chỗ.
.
.
 
z-td-sgmap-thoatnuoc1815.jpg picture by tddesign
.
hình trên: ở phía bắc, là rạch Nhiêu Lộc, bắt đầu từ điểm số 1, chẩy nối ra sông Thị Nghè, là dòng thoát nước tự nhiên quan trọng và dài, coi như vùng thu nước (catch basin) của sông rạch này phải lan rộng ra cả một hai cây số hai bên, thu nước vào giữa. Không biết cao độ, độ cao khác biệt giữa điểm 1 và 2 nơi mặt nước chẩy là bao nhiêu. Điểm 3, là cửa rạch Bến Nghé, hay rạch Tầu Hũ, từ sông SG chia ra, hay nhập vào sông SG, tùy theo dòng nước chẩy, có lẽ chẩy từ sông SG vào, xuối theo tây nam, cho nên, bây giờ đoạn nối này bị lấp lại để làm lối đi xuống đường hầm qua sông SG vào Thủ Thiêm. Đìểm 3, cao hơn điểm 4 tại Chợ Lớn trên rạch Tầu Hũ là bao nhiêu, không biết. Coi như nước từ sông SG chẩy vào đây, hay chẩy ngược lại khi thủy triều xuống ra sông SG. Còn vùng phía tây SG, phía ra hướng Phú Thọ Hòa, bây giờ là quận Bình Tân, không biết nước thoát chẩy ra sao?, có lẽ vẫn xuối Tây Nam, chẩy về hướng Phú Lâm, rồi ra sông? . Một vùng rộng lớn không thấy có kinh rạch tự nhiên vài trăm năm trước. Bây giờ thành phố đã nới rộng về hướng này, rạch Lò Gốm dưới Phú Lâm thành lối thoát nước chính, xa hơn là kinh Xáng chẩy theo bắc nam, nồi với kinh hay rạch gì đó được đào ngang đông tây từ sông SG trên Lái Thiêu chẩy qua Hóc Môn, rồi kinh Xáng, dọc theo xa lộ vòng đai, ngày xưa là xa lộ Đại Hàn, do quân đội South Korea làm ra.
.
 
.
z-td-sgmap-1790-water-web.jpg picture by tddesign
.
hình trên: vài trăm năm trước, thành SG nắm trên nơi gò đất cao, chung quanh có chút ít đất chia lô để ở và canh tác, xa hơn phía bắc là rạch Nhiêu Lộc và sông Thị Nghè, bải đất trống, vườn ruông chung quanh rạch hai bề mặt làm vùng thoát nước ra trước khi vào rạch, hay ngập tạm thời khi mưa lớn. Phía đông và nam thì thoát nước ra sông SG và rạch Bế Nghé. Phiá tây, tây nam thì tàn vướn đất ruộng trống, nên đất ở đây có thể tự thấm nước mưa hết, không cần chẩy nước đi đâu. Mực nước trên mặt sông SG lúc đó, nếu có được ghi nhận, thì chắc chắn là thấp hơn bây giờ nhiều, vì nước từ thượng nguồn xuống không nhiều và nhanh như ngày nay, vì rừng rậm trên cao còn nhiều vài trăm năm trước. Mực nước sông SG thấp, nước từ đất thành SG cao, chẩy thoát nước mưa xuống ra rạch chung quanh dễ dàng.
.
.
 
 
z-td-sg-arial-old-channel.jpg picture by tddesign
.
hình trên: không ảnh của SG vài năm trước, cao ốc mọc lên, mật độ nhà, dân lên cao, đường xá vẫn vậy, cây dọc hai bên đường bị hạ mất đi nhiều. Các rạch và kinh đào từ 1790 được vẽ xanh lên trên, cho thấy bị lấp kín từ trăm năm trước.. Nước từ chợ Bến Thành nếu đi thẳng góc nhanh nhất là ra rạch Bến Nghé phía dưới. Cống ngầm từ chợ, phải tìm đường ra sông SG. Cao độ chợ chỉ cao hơn sông chừng 2m, nước cống cần di chuyển với 1% độ dốc, đi gần 1km mới ra sông, độ dốc chắc chắn là không thể được đến 1%. Nước sông SG ở bến Bạch Đằng lúc lên cao chưa mưa, chỉ cách bờ chừng 1m, khi mưa lớn gặp thủy triều lên, coi như nước sông bằng mặt bờ. Coi như là cống không có chầy nước từ chợ SG ra sông nữa. Ngập lụt tại chỗ dễ dàng. Vừa qua, những cơn mưa lớn, đl Nguyễn Huệ có ngập nước. Ngày xưa, đây là con kinh đào thông ra sông, bị lấp trên một trăm năm trước.
.
  
 
 

Sau nguyên nhân quan trọng đầu tiên là dân số qúa cao, thì tự nhiên sẽ kéo đến số nhà xây cất tăng lên, số đất trống, diện tích xanh trên bề mặt không còn đủ để thấm và thoát nước. Lại kèm theo các nguồn thoát nước ra sông từ ngàn xưa lại bị lấp biến mất đi, khiến nước không có lói thoát. Nước từ trên trời đổ xuống cũng như vậy, giờ thì nguồn sông rạch thoát nước bị ngăn lấp hay thu nhỏ lại. Nước đổ xuống lại chẩy nhanh hơn, tóm lại tốc độ nước thoát ra nhanh và nhiều, nguồn thoát bị chặn, bít hay biến mất, cuối cùng, nước ngập lụt tại chỗ, tạo ra nhiều nơi ngập lụt mới, mà khi xưa không có.
.
 

Nguyên nhân này lại xẩy ra trên thượng nguồn sông Saigon, trên vùng đất cao, tây bắc, bắc, nước dồn xuống vùng thấp SG, nước sông SG tự dâng cao hơn khi chưa mưa, thì tự nhiên làm ngập SG khi trời khô. mặt nước sông cao hơn, độ cao từ nơi đất cao nhất đến mặt sông bị giảm, thì khi mưa, chỉ thoát được chút nước, sau đó thì ngập tại chỗ ngay.
.
.
 
z-td-song-sg.jpg picture by tddesign
.
.
 

Nguyên nhân thứ hai sau dân số gia tăng quá nhanh là nhà cửa đường xá, bề mặt SG được phủ kín bằng những vật liệu không thấm nước, hay làm giảm cao độ nước chẩy, cuối cùng là ngập nước. Những sông ngòi kinh rạch đã có từ vài trăm năm trước bị xóa bỏ, bịt mất. Ngòai ra sự đổ đất, làm nền cao không theo một hệ thống nào hết, lộn xộn từng căn nhà, cũng làm nước thoát bị ngăn chận lại từng khu, lồi lõm lung tung, không còn thoát ra có hệ thống như thiên nhiên đã tự xếp đặt từ ngàn năm trước.
.
.
 
 
 
z-td-sg-cleanriver.jpg picture by tddesign
.
.
 

Sự nâng nền nhà, nâng mặt đường không có hệ thống, chỉ giải quyến nước ngập tại một căn nhà, một khu nhà, mà chẳng giải quyết chung cho cả thành phố, hay giản dị chỉ đưa nước qua khu bên cạnh mà thôi. Đường xá khu bên cạnh đó vẫn ngập lụt. Không ngập tại nhà mình, nhưng di chuyển ra khỏi nhà là bị ngập nước ở nơi khác. Ngoài ra đất mang vào SG để năng nền được đào chuyên chở từ ngoại thành vào, sẽ làm nơi bị đào lấy đất bị trũng bị ngâp nước trong tương lai, chưa kể là tốn tiền năng lượng xăng nhớt để chuyên chở đất, cũng không có thề đổ đất năng nền toàn bộ thành phố SG cho khỏi lụt ?? đi làm thành phố mới hoàn toàn ở nơi cao hơn, coi bộ dễ dàng và đỡ tốn kém hơn.
 
.
.
by duongtiden
.



Saturday, January 23, 2010

Loạt bài hồi ký bạn KT và Cục Công Binh của anh Lâm Công Quyền, bài thứ 19 .

.

.


.
I have not told half of what I saw, for I knew I would not be believed
                                                      Marco Polo 1254-1324
 
.


Hồi Ký Bạn Kiến Trúc _kỳ 19
.
 
.


Tặng Nguyễn-Bá-Quyền 64, anh Trương-Thọ 64, Võ-Minh-Cẫm 65, Nguyễn-Bá-Cung 65, Nguyễn-Thanh-Cần 66, Nguyễn-Hữu-Đức 65, Nguyễn-Trung-Lâm 66, Đan-Đình-Thành 66 và tất cả các bạn có liên quan ít nhiều đến Ti-Vi và Điện Ảnh miền Nam VN, đồng thời để tưởng nhớ các Giáo Sư và bạn học thoại kịch.
.


Chân thành cảm tạ Nguyễn-Thúc-Soạn KH64, giảng-nghiệm-viên của VĐH Đà Lạt niên khóa 69-70, là thành viên cuả ban kịch Thụ Nhân và là em rễ của Tô-Minh-Kiêm KT70.
.


Một chút tưởng nhớ Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ
.


Cũng như rất đông học sinh, sinh viên khác, ngoài việc học chánh, còn học thêm các môn khác mình yêu thích như nhạc Tây Phương, Quốc nhạc, các bộ môn kịch...tôi cũng thi vào học môn Thoại Kịch của trường Quốc-Gia Âm Nhạc & Kịch Nghệ sau khi đậu Tú Tài II năm 1964. Ngược lại với bên Phân-Khoa Kiến Trúc là nơi hiếm có người nổi tiếng ngoài đời, các công trình KT lớn lao vĩ đại không có, chỉ một số hiếm KTS được biết  là tác giả cuả toà nhà nào, thời gian học khá lâu tại trường QGAN & KN, 1964-1970, cho phép tôi quen biết, theo học, hoặc trông thấy rất nhiều người danh tiếng, lỗi lạc vào bậc nhất VN cuả đũ mọi ngành nghệ thuật cuả một xứ tự do, chẳng những các văn nghệ sĩ đã nổi tiếng trong quá khứ, mà còn rất đông học viên tại đây sau đó trở thành nổi tiếng và có công đóng góp vào nền văn hoá cuả VN nửa!
.


Mang tiếng nghệ-sĩ trong trường Kiến Trúc, ngoài cuộc đời “bay bướm”, các SV có tài vẽ và điêu khắc tuyệt đẹp, chỉ phục vụ mỹ thuật Kiến Trúc, đa số không tham gia phe phái, ứng cử gì cả, trái lại bên trường QGAN & KN khi tất cả học viên đều học trong các bộ môn nghệ thuật khác nhau, dĩ nhiên, chữ nghệ-sĩ này không được đặt ra, nhưng ta có thể cảm thấy mùi chánh-trị phản phất đâu đó. Kể từ các biến động chánh trị sau khi TT Ngô-Đình-Diệm bị sát hại, tất cả các trường Trung-Học, Cao-Đẳng và Đại-Học tại Miền Nam đều không coi các cuộc bầu cử Ban Đại Diện là trò đùa hay không quan trọng nữa, trường QGAN & KN cũng không nằm trong ngoại lệ. Bên KT, trong khi tôi được chứng kiến một cách qua loa các đàn anh thay nhau ứng cử làm trong Ban Đại Diện, tôi đã vô tình tham dự sốt sắng bên trường QGAN&KN chỉ vì muốn phản đối lại bất công, chèn ép, phe đảng, nhờ vậy được sự ủng hộ cuả các đàn em bên đó.
 
.
 
z-lcq-qgan.jpg picture by tddesign
.



Trường Quốc Gia Âm Nhạc & Kịch Nghệ Sài Gòn, vắng vẻ tiêu điều năm 1991.
 
.


Trường QGAN & KN toạ lạc tại số 112, đường Nguyễn Du, Sài Gòn, được thành lập từ năm 1956. Lú́c đầu trường chỉ dạy nhạc Tây phương, sau đó dần dần bổ túc thêm ngành Quốc Nhạc và đến 1960 ngành Kịch Nghệ mới được thành lập. Bước vào cửa chánh, phiá trái là văn phòng cuả ông Giám Đốc, vào trong lớp cửa thứ hai là ngay giữa Thính Đường và phiá phải là sân khấu. Trong khi các lớp thoại kịch được dạy trong các phòng thoáng mát, chung quanh phiá hông sau cuả Thính Đường , các lớp ca kịch và quốc nhạc chia nhau các phòng ẩm thấp tối tăm trong dãy nhà gần phiá hàng rào gần đường, xưa kia thời Pháp là nhà cuả người concierge. Các lớp nhạc Tây Phương chia nhau dãy nhà lầu mới bên tay phải cuả khu đất. Đàng sau nửa là lớp Hát Bội. Tóm lại ngành Thoại Kịch được ưu tiên nhất là vì học ở các lớp gần sân khấu nhất và thường xuyên học ngay tại trên s. k. Cái s.k. với sàn làm bằng ván gỗ đánh vernis, hai bức màn nhung màu đỏ rượu chát lúc nào cũng được vén qua hai bên và chỉ được buông xuống khi có các cuộc trình diễn.
.


Tôi bước chân vô trường này với lòng tự tin vì trong hành trang đã có mảnh bằng Tú Tài II, tỉnh bơ khi nhìn thấy đa số học viên nhạc Tây Phương có vẻ “xì nốp” và  kiêu ngạo, chắc họ hảnh diện vì chữ Conservatoire National Supérieur de Musique lắm vì ngày xưa, trước khi Việt Nam dành được độc lập năm 1954, chỉ có những ai khá giả hoặc thắt lưng buột bụng kinh khủng mới có thể gởi con qua Pháp học tại ngôi trường cùng tên tại Paris. Cả ba chị em chúng tôi đã được mẹ cho đi học dương cầm từ nhỏ với bà Tỵ* đồng thời học ký-âm-pháp (solfège) với người em dâu cuả bà, đến khi mẹ tôi mất, vì chỉ còn một đầu lương, không kham nổi, nên ông thân đã yêu cầu chúng tôi ngưng học. Lớn lên, học đàn guitar với bạn rồi thích và chơi nhạc Rock, cho nên không có cảm tình lắm với các cô mặc đầm, kênh kiệu, học kéo violon hay piano này so với các cô gái mặc áo dài tha thướt, theo học đàn tranh hay đàn tỳ bà tại đây.
.


Cuối niên khoá 67-68, trong cuộc thi tốt nghiệp ngành Thoại Kịch, tôi là người duy nhất bị đánh rớt trong tổng số 6 học-viên còn lại cuả ngành này sau 4 năm học: Huỳnh-Bang-Gia, Lê-Văn-Hiểu, Đồng-Công-Quan*, LCQ, Nguyễn-Trọng-Tài*, Nguyễn-Thị-Thanh-Tiếng . Vì quá say mê vai Hamlet cuả Shakespeare đã được ông Hoàng-Trọng-Miên phóng tác, tôi đã chọn màn độc thoại cuả vai này (dài khoảng một trang giấy đánh máy) để thi tốt nghiệp trên sân khấu cuả trường, trước mặt hội đồng giám khảo gồm các ông Vũ-Khắc-Khoan (q.c.),  Hoàng-Trọng-Miên (q.c.), Đinh-Xuân-Hoà và Hà-Bay* vốn tốt nghiệp từ khoá 1 và
 
.
 
z-lcq-qgan-1.jpg picture by tddesign
.




Trường Q G Â N & K N Sài Gòn, dãy nhà lầu cho ngành nhạc Tây phương.
Thật ra bất cứ ngành nào cần lớp cũng có thể xử dụng được.
.


trở thành giáo sư sau đó. Thật là oái oăm, 1964, lúc thi tuyển vào trên tổng số 11 người, tôi được đậu hạng nhì, chỉ sau Nguyễn-Thị-Thanh-Tiếng, vậy mà sau 4 năm học, bị rớt ngon ơ như thể càng học càng thoái bộ, để cuối cùng trở thành số không!..Phe đảng Hoàng-Trọng-Miên (q.c.) Hà-Bay đã kéo níu một số học viên theo mình và gây ra không biết bao nhiêu điều bỉ ổi trong ngành th.k.Việc Hà-Bay ra sức tập luyện riêng cho vai Thừa cho Lê-Văn-Hiểu trong vở Giòng họ tội lỗi tuy không công bằng, vì trong một vở kịch lớn, tất cả vai đều phải được chỉ dẫn ngang nhau, nhưng qua năm sau (1968), chúng tôi trình diễn vở Đền Tội cuả Vũ-Đức-Duy tại trường, đến lúc then chốt của vở kịch là cảnh vai người vợ (Phụng) cầm súng bắn một phát vào người chồng (tôi) ngay trước mặt mấy trăm khán giả, súng không nổ, cũng chẳng có tiếng súng, không biết làm thế nào hơn được, tôi cũng giả vờ bị trúng đạn nhào lăng ra, đúng như trong kịch bản...thật là ngố địt và buồn cười cho một vở bi kịch! Vở kịch tập dợt cả mấy tháng trời, không tốn tiền là bao nhiêu nhưng tốn công cho tất cả mọi người kể cả tổ chức, mời mọc, sắp xếp..v..v..coi như bị thất bại! Sau khi màn hạ, mặt còn đầy râu ria son phấn, tôi lập tức chạy vào phía trong cánh gà la lớn vô mặt Lê-Văn-Hiểu, vì Hiểu không có vai trong kịch nhưng “tình nguyện” làm “quản diễn sân khấu”:
- Tại sao mày không làm tiếng súng?
- Ườm...vì nhiều việc quá...nên...quên.
- Mày có thể quên được một việc quan trọng như vậy à?_Hiểu im lặng cười cười coi rất đểu giả và hiểm ác.
.

Lúc đó tôi cố nhịn nhục không thể làm gì hơn là nuốt cơn giận mặc dù bị phe “ác” chơi một cú đau điếng! Nhưng sau đó chừng vài tháng, một cuộc bầu cử đại diện cho ngành th.k. do Hà Bay điều khiễn bị thất bại. Nguyên do, trưởng ban đại diện niên khoá rồi là Nguyễn-Bá-Khoa khoá 4, với bạn là Nguyễn-Văn-Sang, bị cánh H.T.Miên đánh rớt tốt nghiệp phải học lại. Sau hai lần bỏ phiếu, số phiếu cứ ngang nhau, Hà Bay đành năn nỉ:
- Tôi xin anh chị nào làm ơn thay đổi ý kiến, vì chỉ cần 1 phiếu cuộc bầu này sẽ được giải quyết ngay.
    Tôi đang nằm dài chán ngán trên băng, ngồi dậy đưa tay:
- Tôi có ý kiến.
- Mời anh _Hà Bay nói.
- Chúng tôi, tất cả mọi người ở đây đều trưởng thành, chúng tôi đã suy nghĩ chính chắn rồi mới bỏ phiếu, tôi thấy ở đây đâu có ai trẻ con đâu mà thay đổi ý kiến? Càng bầu lại càng làm mất thêm thì giờ anh em vô ích!
    Hà Bay biết là câu nói cuả tôi có tác dụng tâm lý, khiến cho kết quả không đổi, tức lắm:
- Ồ, anh nói như thế không được, anh nói thế thì đâu có ai giám đổi ý nửa.
.

Rốt cuộc lần bỏ phiếu cuối cùng vẫn y như vậy và bạn Nguyễn-Bá-Khoa vẫn xử lý trưởng ban Đại diện, không đúng ý Hà-Bay. Sự mâu thuẫn ngấm ngầm kéo dài vài tuần sau bùng nổ khi Lê-Bá-Khoa dùng lời lẽ thô lỗ nhục mạ tôi, gây ra một vụ thách đấu, rồi dẫn đến kết quả y như lúc tôi đấu nhau với Võ-Ngọc-Chiếu 65 trên quân trường Quang-Trung cùng năm đó. Qua ngày sau, L.B.Khoa ngồi uống nước ở quán cốc sau trường với đồng bọn, cái miệng sưng chù dù! Tôi hối hận vì đã trúng bẩy đi vào con đường bạo lực ngoài ý muốn.
.

Sau khi rớt tốt nghiệp thoại kịch, tôi đã bỏ một năm 68-69, vì nhiều lý do: chiến cuộc, Quân Sự Học Đường, bị nứt xương chân hai lần, đi làm cho DMJM...Đến niên khóa 69-70 tôi mới trở lại ghi tên học lại năm thứ tư. Lúc trở lại đây, tôi không còn thấy Nguyễn-Tiên-Quang KT66 nửa, chắc Quang đã tốt nghiệp thoại-kịch rồi nhờ theo băng H.T.Miên, hoặc bỏ cuộc vì việc học bên KT quá nặng? Việc N.T.Quang K6 theo phe H.T.Miên, Hà Bay K1, Lê-Văn-Hiểu K5, Lê-Bá-Bay K6*, Lê-Văn-Tần* K7...tôi cho rằng giống như trong kịch Bác sĩ Faust (Doctor Fautus) bán linh hồn cho quỷ, cuả Christopher Marlowe ( khoảng 1590). Trong một lúc bực bội vì thấy Q. chạy theo phe kia, tôi đã dùng lời lẽ nói nặng Q*. và dù Q. học sau một năm tại trường KT, tôi đã bỏ ý định nhận Q. làm nègre cho tôi, tiếp tục chế độ patron và nègre với Phạm-Việt-Cường 66, vả lại, tôi cũng không có gì hấp dẩn về chánh trị đối với Q. tại trường KT thì phải?
.


 Hoàng-Trọng-Miên
.


Tôi học với H.T.Miên càng lâu càng không thích ông vì ngoài tánh bê trể, thiên vị, ông hết sức khó chịu, trong 5 năm trời học với ông, tôi, và kể cả các bạn đồng học hoàn toàn không nói gì với ông về các tác phẩm cuả ông, đầu tiên là bộ Việt Nam Văn Học Toàn Thư, rồi vụ xì-căng-đan vì quyển sách này mang tiếng chép lại cuả một tác giả miền Bắc*, sau đó là tiểu thuyết “Đệ Nhất Phu Nhân” cuả ông. Nên nhớ năm 1967, sau khi truyện “Đệ Nhất Phu Nhân” được đăng báo và xuất bản, ông H.T.Miên nổi tiếng như cồn, thật ra trước đó ông đã viết sách, chuyển dịch rất nhiều kịch ngoại quốc ra Việt Văn, được các hảng phim Pháp sang VN mời làm cố vấn*...từ đó tôi có cảm giác ông rất tự tôn, tự đại. Riêng tôi, tôi quan niệm: người văn sĩ có hoàn toàn tự do sáng tác, việc ông lấy những nhân vật đầu nảo trong chế độ VNCH ra để biạ thành một truyện tiểu thuyết, là vì chế độ tự do cho phép ông làm điều đó, trong khi những người phiá bên kia thì ông không giám đụng tới, vì đụng đến là bỏ mạng hoặc giả ông thiên về phiá bên kia? Tôi chỉ nhận thấy ông còn một chút liêm sĩ tôn trọng được nguyên tắc viết truyện dã sử cận đại, là ông đã không dùng những tên thật ngoài đời, ông chỉ dùng những tên đã sửa lại như Tổng Thống Ngô-Đình-Chậu, ông Cố Vấn Ngô-Đình-Nhược, bà Trần-Lệ-Thu..v..v.., vì những hành động và lời nói cuả các nhân vật này đều do ông sáng chế ra, chỉ những hạng người cực kỳ thất học, hoàn toàn u tối về văn chương mới giám lấy truyện này cuả ông sưả lại cho đúng với tên thật ngoài đời, rồi cho in lại hòng câu khách bình dân và mong dân chúng nghĩ đó là sự thật!
.


Tôi chỉ bất mãn ông, khi nghe một bạn học thuật lại lời ông nói trong lúc tôi không có mặt rằng:
- Giọng Nam chỉ để đóng cải lương, thoại kịch phải nói bằng tiếng Bắc nghe mới được!_ Mặc dù ông là người Huế nhưng ở ngoà Bắc lâu năm*, tôi đã soạn sẵn một bài diễn văn để lúc nào có dịp sẽ nói với ông:
.
 
z-lcq-qgan-2.jpg picture by tddesign
.




Hình chụp sau khi khoá chúng tôi diễn vở Người Bệnh Tưởng của Hoàng-Trọng-Miên phóng tác theo Le Malade Imaginaire của Molière tại sân khấu của trường QGAN & KN Sài Gòn, đêm 3/4/1966. Tôi đứng sát bên trái (1), một học viên ca kịch (2), Huỳnh-Bang-Gia(3), chị Minh khoá3 th.k. (4), Đồng-Công-Quan (5), một chị học viên ca kịch tham gia vở kịch vì thiếu vai nữ (6), Lê-Văn-Hiẻu (7) nhạc trưởng Nguyễn-Khắc-Cung (8), H.T.Miên (9)và con trai, ...Hoàng (10), N.T.Thanh-Tiếng (11), Nguyễn-Trọng-Tài 12), anh ? khoá 2 th.k., sát bià phải là bà H.T.Miên và cô con gái lớn Hoàng-Kim-Uyên cùng 2 em, chỉ 5 năm sau cô bé này trở thành Á Hậu.
.


“ Như các thầy dạy, kịch là tượng trưng, diễn viên mượn vài câu nói cuả nhân vật trong kịch bản để diễn tả nên một câu chuyện. Người Mỹ đóng kịch cuả Pháp dịch ra tiếng Anh thì bắt buộc phải nói tiếng Pháp sao? Hoặc người Pháp diễn kịch cuả Anh dịch ra tiếng Pháp thì phải nói tiếng gì? Giữa tiếng Mỹ và tiếng Anh, một vở kịch Anh diễn tại New York phải nói giọng Cambridge chăng? Theo Thầy tiếng nào hay hơn? Như vậy, một vở kịch viết về một gia-đình nông dân ở Đồng-Tháp-Mười phải nói tiếng gì, thưa Thầy?”.
.


Vì ông không lập lại điều này nên tôi không có cơ hội đọc bài diễn văn kia, tôi vẫn còn ấm ức, cộng thêm tánh chọc ghẹo, làm trò cho các bạn cười từ bên KT đem qua nên đợi dịp để trêu ông chơi, trong lúc ông đạo diễn vở Giòng họ tội lỗi phỏng theo Les Frères Kalamazov, sau khi tôi thử diễn một đoạn, ông lập tức chạy lên sân khấu, vừa đi từ cái trường kỷ phía phải sân khấu qua phía trái, vừa hằn học nói với tôi:

-Anh phải đi như thế này mới đúng!_ H.T.Miên vừa gầy vừa cao, tay chân dài nên bước đi cuả ông là sãi, người gập ra phiá trước theo mỗi bước. Tôi lập tức gài nút cổ aó và hai cổ tay aó lại, kéo áo ra khỏi quần cho giống hệt cách mặc cuả ông và bước cà sãi, cà sãi, người thì cà gập cà gập, bài học quan sát cách đi rồi bắt chước theo được tôi áp dụng ngay lập tức làm các bạn đồng học không nhịn được cười, nhưng tất cả không giám cười ra tiếng, ông ngồi dưới hàng ghế đầu, mặt xanh như tàu lá, lặng thinh. Một người danh tiếng như ông bị một thằng vô danh tiểu tốt, đã vậy còn ngông cuồng như tôi chọc ghẹo, do đó, ông đánh rớt tôi là lẽ dĩ nhiên. Hà Bay theo phe ông và cánh này tha hồ làm mưa làm gió trong ngành thoại kịch tại đây. Phe H.T.Miên không những làm mưa làm gió đối với học viên, tôi biết rõ ràng ông cũng không ưa GS Đinh-Xuân-Hoà và dường như GS Vũ-Khắc-Khoan, mặc dù là trưởng ngành kịch nghệ, tức là cả 4 bộ môn thoại kịch, ca kịch, hát bộ và hát chèo, ông rất bận rộn với các giờ dạy khác khắp nơi, ông cũng có vẻ e dè cái thế lực nào đó sau lưng H.T.Miên.
.


Nhờ H.T.Miên thường xuyên đi trể hoặc vắng mặt, nên trong khi chờ đợi, tôi có dịp thưởng thức tài điều khiển dàn nhạc Đại-Hoà-Tấu Sài Gòn, của các nhạc trưởng nổi tiếng của VN thời đó: ngoại trừ ông Vũ-Thành (q.c., bác ruột của Vũ-Triệu-Tấn 64) không bao giờ lui tới trường QGAN & KN, tôi đã hân hạnh được xem và nghe các ông Nguyễn-Khắc-Cung, Nghiêm-Phú-Phi, Đỗ-Thế-Phiệt  và Nguyễn-Phụng (tất cả các vị kể đây đều đã quá vãng). Qua các bản nhạc Đại-Hoà-Tấu của các nhạc sĩ cổ điển Ân Châu, tôi rất thán phục tài điều khiển của ô. Nguyễn-Phụng, mặc dù ông không có vẻ gì là nghệ sĩ, ông cao lớn, vạm vở, hớt tóc bàn chải, đeo kiếng, để râu mép. Tôi thích thú với ô. Nghiêm-Phú-Phi khi xem ông điều khiển một Ban Nhạc Đại-Hoà-Tấu gồm hơn một trăm nhạc sĩ giao hưởng giữa hai loại đàn cổ điển Tây phương và Việt Nam. Ngoài ra nhờ có mặt hàng ngày tại đây nên biết trước lịch trình các buỗi trình diễn của các ban nhạc Thính Phòng đến từ Tây Đức hay Ý..v..v.., để đi xem và mời bà chị hoặc người yêu đến xem ( người Pháp chỉ trình diễn tại Trung Tâm Văn Hoá Pháp). Cám ơn sự bê trể và vắng mặt không thông báo của H.T.Miên, lúc đó chúng tôi nói nhỏ với nhau không biết thầy Miên có lãnh luôn tiền các giờ vắng mặt hay không? Nay nghĩ lại nhờ ông, nếu không, chắc có lẽ tôi cũng không làm sao cải lại được với lời của những kẽ xấu miệng nói rằng, Miền Nam chẳng bao giờ chơi nhạc cổ điển Tây phương cả*.
.


Trong khi ông H.T.Miên không ưa học viên người Nam, trái lại tất cả giáo sư gốc Bắc, là những vị GS cho tôi cảm giác sống tiếp nối giai-đoạn văn vật ngoài Hà Nội trước năm 1954, không có đến một người kỳ thị như ông, các thầy đều nổi tiếng như Vũ-Khắc-Khoan (q.c.), Vi-Huyền-Đắc (q.c.), Tam-Ích (q.c.), Nguyễn-Sỹ-Tế (q.c.), hoạ-sĩ Thái-Tuấn (q.c.), các gs kiêm đạo diễn như Đinh-Xuân-Hoà và Nguyễn-Ngọc-Liên lại rất thương mến tôi.
.


Vũ-Khắc-Khoan và các vị giáo sư khác
.


Ông Vũ-Khắc-Khoan, người khá thấp, độ chừng 1m 55, mặt tròn, người cũng tròn nhưng vạm vỡ, vai rộng, bước đi rất chắc, đặc biệt ông để tóc rối bời, dợn só́ng, trông giống như Beethoven. Ông coi rất nghiêm nhưng thật sự ông rất hiền, bình dân, rộng rải, xuề xoà, có vẻ như tửu lượng rất mạnh. Ông không dạy nhiều giờ như các GS khác tại đây, nhưng người ta đoán ông có một nguồn lợi tức rất dồi dào, ông dạy ở Đại HọcVăn-Khoa, ông có giờ tại Viện ĐH Đà Lạt, Viện ĐH Cần Thơ, người ta thuê ông sửa kịch bản, viết bài cho các báo, tập san, trả tiền bản quyền cho các tác phẩm cuả ông..v..v..Ông tốt nghiệp kỹ sư canh nông
.
z-lcq-qgan-3.jpg picture by tddesign
.



Vũ-Khắc-Khoan, một tác giả lớn trong văn học Việt Nam thế kỷ 20
.


nhưng thông thạo Kinh Dịch và chấm Tử Vi rất giỏi, khi chúng tôi hỏi ông:
- Thưa thầy, vì sao thầy không tiếp tục hành nghề kỹ sư canh nông nửa?
- Tôi đã tự chấm Tử Vi, tuy tôi học về canh nông nhưng số tôi lại thiên về Văn Học! 
.

Lúc chúng tôi mới vô năm thứ I, chờ ông H.T.Miên chưa đến hoặc không đến, nên ngồi sau lưng ông trong thính đường, xem ông điều khiển các đàn anh chị đã tốt nghiệp rồi, tập dợt vở Thành-Cát-Tư-Hãn để chuẩn bị trình diễn. Vở này được ông viết cách đó chỉ có 3 năm, do Trần-Quang trong vai Thành-Cát-Tư-Hãn, Vũ-Tùng trong vai Sơn-Ca, Bích-Thuỷ trong vai Công Chuá Tây Hạ, hai anh học cùng khóa 1 (tôi quên mất tên) trong vai hai tướng Dương-Bân và Thúc-Bột-Đào,  Hà-Bay trong vai Ông già Tây-Hạ...và các lớp sau giữ các vai phụ. Chúng tôi say mê theo dõi từng lời nói, từng cử chỉ cuả mỗi vai, mỗi lần thầy Khoan ngắt lại để chỉ dẫn, cho ý kiến hay phê bình...đó là những bài học tại chỗ rất quý giá. Đêm trình diễn, chúng tôi rất sung sướng được tham gia lo sân khấu, tiếp tân...và cuối cùng được làm khán giả ngồi ở cuối rạp vì phải nhường chỗ cho quan khách.
.
 
Chúng tôi hết sức thán phục các đàn anh chị này và trong một lần học với thầy Khoan, tôi bày tỏ sự thán phục đó, câu trả lời cuả thầy làm tôi ngạc nhiên và ghi nhớ cho đến nay:

-  Hiện nay thật khó tìm nỗi ai có thể giữ được vai Thành-Cát-Tư-Hãn, Trần-Quang được cái lợi thế là cao lớn, to khoẻ, tiếng nói rõ ràng, có sức đảm nhiệm trên sân khấu suốt 3 tiếng đồng hồ, thế nhưng nó (ông nói theo kiểu miền Nam) không lột tả được vai cuả một người vừa là vua, vừa là tướng, thống lãnh hàng vạn quân binh đi đánh sang tận Âu Châu. Trần-Quang đóng vai tướng cướp thì được*!
.


Chúng tôi cũng được nghe anh nói vở Thành-Cát-Tư-Hãn đã được dựng lại tại Đà-Lạt và anh đã đóng vai Sơn-Ca , nhưng không biết rõ chi tiết,  sau đây là lời kể của bạn Nguyễn-Thúc-Soạn KH64, giảng-nghiệm-viên của VĐH Đà Lạt niên khóa 69-70: “Tại Viện ĐH Đà Lạt, thầy Khoan đã dựng lại vở Thành-Cát-Tư-Hãn với ban kịch Thụ Nhân* và đã tìm được một người diễn viên đúng ý của ông đảm nhiệm vai Thành-Cát-Tư-Hãn là Uông-Bình-Minh* (q.c.), người gốc Mỹ Tho, anh là SV đang học chứng chỉ Chánh Trị Kinh Doanh, tuy không theo học môn thoại kịch của trường QGAN & KN, nhưng anh đã đóng xuất sắc vai Thành-Cát-Tư-Hãn và anh Đinh-Ngọc-Mô* (q.c), từ Sài Gòn lên, thủ vai Sơn-Ca. Vở kịch đã được trình diễn tại Đại-Thính-Đường Spellman cuả VĐH Đà Lạt với trên 800 khán giả. Sau khi hạ màn, cha Viện Trưởng Nguyễn-Văn-Lập đã thưởng cho ban kịch Thụ Nhân 50 ngàn đồng, thầy Khoan cũng thưởng liền tại chỗ 50 ngàn. Với số tiền khá lớn này, ban kịch sau khi khoản đãi tất cả anh chị em trong ban, số tiền còn lại đã được xử dụng để thành lập một quán cà phê ở Đà-Lạt, giữa đường VĐH Đà-Lạt và trường Buì-Thị-Xuân, sau đó là nơi tập họp của những người đã có tên tuổi như Trịnh-Công-Sơn, Khánh-Ly, Nguyễn-Đức-Quang... và cũng là nơi xuất phát cuả cặp Lê-Uyên Phương thời kỳ đó..v..v..”
.


Thầy Khoan đôi khi có dạy về diễn xuất nhưng phần chánh ông dạy về lý thuyết kịch nghệ, có một lần, ông nói về bí quyết thành công của tác giả Kim-Dung. Những lời giảng của ông vẫn còn tiềm tàng trong trí não của tôi và vẫn còn được tôi áp dụng mỗi khi viết lách, kể cả khi viết quyển trường thiên hồi ký mà bạn đang đọc này nửa, mặc dù hồi ký này là sự thật chớ không phải sản phẩm của trí tưởng tượng và mục đích không phải để tìm một sự thành công đối với khoảng 40 bạn đồng nghiệp cũ.
.


Ông Vi-Huyền-Đắc không những hiền từ, ông còn vui tánh nữa, ông hay kể lại những giai thoại vui thời ngoài Bắc cho chúng tôi nghe. Để trả lời một câu hỏi cuả một người bạn trong lớp aí ngại vì giờ dạy quá ít, thầy làm sao đũ sồng? Câu hỏi quả thật là không tế nhị cuả một SV mới 20 tuổi ngoài nhưng biểu lộ một lòng thương cảm và lo lắng. Ông không phiền chút nào, vừa cười vừa nói:
.
 
z-lcq-qgan-4-lcq.jpg picture by tddesign
.



Nguyễn-Thị-Thanh-Tiếng, Đồng-Công-Quan (xa trong góc), LCQ. trong vở Giòng họ tội lỗi
của Hoàng-Trọng-Miên diễn trên sân khấu  trường QGAN & KN Sài Gòn, năm 1967
.


- Ồ, các anh đừng lo, mấy tờ báo thuê tôi dịch tiểu thuyết Kim-Dung và họ trả tiền cũng tạm sống được.
.

    Tôi vốn là độc giả trung thành cuả Kim-Dung nên biết có đến hai dịch giả: Tiền-Phong Từ-Khánh-Phụng và Hàn-Giang-Nhạn, lập tức hỏi ông:
- Thưa thầy, có phải thầy lấy bút hiệu là Tiền-Phong Từ-Khánh-Phụng không?
    Ông cười khà khà:
- Điều này bí mật, không thể nói được!_ Tuy ông không nói, tôi vẫn nghĩ là tôi đoán đúng vì hai chữ Tiền Phong, chắc từ chữ Thanh-Niên Tiền Phong hay Avant Garde thời Pháp thuộc từ trước 1954 ra.

Hoạ-sĩ Thái-Tuấn (q.c.) phụ trách môn trang trí sân khấu, có nhân dáng giống ông V.H.Đắc, người cao cao gầy gầy, có vẻ như đã từng theo phong trào đi gặp “Phù Dung Tiên Tử” thời Tự Lực Văn Đoàn thuở trước,. Vì ông tốt nghiệp từ trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương, cũng là tiền thân cuả trường Cao Đẳng Kiến Trúc, cho nên ông rất có cảm tình với tôi khi biết được tôi đang học KT. Môn trang trí sân khấu là môn nhiệm ý, tức khỏi phải thi, hơn nửa, sẵn nhờ lợi thế học tại trường KT, tôi có đũ đồ nghề để làm mô hình hay vẽ phối cảnh mỗi khi ông yêu cầu, do đó các bạn đồng học sau giờ đầu đã bỏ chạy hết, chỉ còn có mình tôi theo học môn này với ông. Cảm giác thật khó tả khi ngồi đối diện một thân một mình với người hoạ-sĩ nổi tiếng từ trước 1954 và cứ như vậy trong suốt không biết bao nhiêu ngày trong năm đó!
.


Chúng tôi lại được học giờ Kịch Thơ với các bà Bích Thuận và Hồ Điệp là những người nổi tiếng trong giới văn nghệ sĩ miền Bắc trước 1954, riêng bà Hồ Điệp còn phụ trách giờ Tao Đàn trên đài phát thanh Sài Gòn do thi sĩ Đinh-Hùng(q.c.) làm trưởng ban lúc đó. Tôi còn nhớ, để dạy ngâm thơ, bà đã xử dụng bài thơ Tình Tuyệt vọng cuả Khái-Hưng dịch lại bài  Un Secret cuả  Félix Arvers người Pháp, mà nhiều người cho rằng còn hay hơn tất cả các bài dịch khác và còn hay hơn cả bản chánh nửa! Tưởng tượng một thằng Nam kỳ quốc chánh tông như tôi, chỉ hát nhạc Rock Mỹ và đọc thơ mới thí dụ bài Moonlight Drive, 1967 cuả Jim Morrison, sau đó được Jim và Ray Manzarek, tay đàn orgue cuả The Doors phổ nhạc nghe rất hay và
nên thơ:  
Let’s swim to the moon
Let’s climb through the tide
Penetrate the evenin’ that the
City sleep to hide...
.

Bài thơ với lời lẽ đẹp, ý thơ tân thời, cũng như vài năm sau đó tôi mê những bài thơ rất mới mẻ của Nguyễn-Tất-Nhiên, nay trước mặt bà Hồ Điệp, là một người đàn bà đã trên 40 nhưng vẫn còn rất đẹp, chúng tôi phải ngâm theo giọng Bắc cuả bà, bài thơ vốn đã từng học thuộc lòng lúc ở trung-học:
.
Lòng ta (í a...) chôn một khối tình (a..ả..a...)
Tình trong (í a...) giây phút mà thành (a…) thiên thu (a..ả..a...)
Tình tuyệt vọng (ỉ a...), nỗi thảm sầu (ỉ a...),
Mà người (í a...)  gieo thảm (a…) như hầu không hay (a..ả..a...)
.


Sau câu đầu, tôi rán nín cười và càng cố gắng, càng không nhịn được nửa, phát lên cười rũ rượi và cả lớp cùng cười theo như điên cuồng không thể nín được, làm bà Hồ Điệp cũng phải cười như điên theo chúng tôi. Sau đó, chúng tôi nói lại về cách ngâm này với thầy V.K.Khoan, ông nói:
- Đó là “ca” thơ, chớ không phải là “ngâm” thơ. Nếu đúng gọi là ngâm thơ, ta chỉ cần kéo dài chữ cuối cuả câu thơ mà thôi.
.


GS Đ.X.Hoà theo lời yêu cầu cuả tôi, đã chịu khó chỉ riêng cho tôi diễn vai Minh (Dmitri Karamazov*) rất khó tại nhà ông ở đường Phạm-Ngũ-Lão, SG và sau đó, năm 1971, đã mời tôi giữ một trong ba vai chánh trong một vở kịch (tôi quên mất tên) cùng với Trần-Quang và chị Đỗ-Anh. Đây cũng là một kịch bản phỏng theo Hamlet cuả Shakespeare trong đó chị Đỗ-Anh, người Nam đóng vai mẹ tôi và Trần-Quang giữ vai người yêu mới cuả bà sau khi hạ sát người chồng cuả bà mà bà không biết. Sau khi ráp lại đọc thử kịch bản tại phòng khách lớn nhà ông, gs Đ.X.Hoà cười thoả mãn:
- Chỉ cần nghe không thôi, thật là sướng tai vô cùng!_Tôi không nói với ông là đã học được cách phát âm,
điều khiển và diễn xuất bằng giọng nói với bà đạo diễn Mỹ Barbara Owens trong 3 tháng trời trước đó tại Hội Việt Mỹ._ Nên nhớ, Trần-Quang, nói tiếng Bắc, còn chị Đỗ-Anh và tôi nói giọng Nam, ông nghe vẫn thấy hay như thường. Trần-Quang đứng lên chống nạnh cười, phê bình:
- Người với tướng tá, giọng nói như thế mới xứng đáng trả thù tôi chứ!
.
 
z-lcq-qgan-5-da.jpg picture by tddesign
.



Chị Bằng tức Đỗ-Anh, khoá 2 thoại kịch
.


Giáo sư đd Nguyễn-Ngọc-Liên* chắc có lẽ nhìn thấy tôi ăn ảnh hay cách diễn xuất hạp với ông sao đó, đã bảo tôi chở ông đến Trung Tâm Quốc Gia Điện Ảnh, đường Thi-Sách, sau lưng Cty Điện Lực Sài Gòn, để giới thiệu tôi cho ông Giám Đốc Trung Tâm Đ.A., sau chừng nữa tiếng nói chuyện, ông này từ chối khéo khiến trên đường chở gs Ng.Ng.Liên trở về trường, tôi có cảm giác như ông dẫn “chị em ta” đi chào khách, khách không ưng vậy!
.


Trường hợp kỳ thị cuả H.T.Miên là cá thể vì các đạo diễn người Huế như đd Lê-Mộng-Hoàng và giáo sư đd Thân-Trọng-Kỳ hoàn toàn dễ dãi và thân ái với tôi. Ông Lê-Mộng-Hoàng tuy không có trong ban giảng huấn cuả trường, nhưng hay đến để tìm phụ diễn, vì VN không có các công ty phân phối vai trò cho
phụ diễn (extras casting). Ông mời chúng tôi thủ những vai phụ cho một phim chiến tranh, quay tại quân trường Quang-Trung. Ông còn mời riêng tôi đến sân quay phim Chiều Kỷ Niệm (1969) do ông đạo diễn tại một villa ở Tân-Định, trong đó Thanh-Tú đóng vai một người hoạ sĩ yêu người đẹp Thẩm-Thuý-Hằng.
Lúc tôi đến nơi nhìn thấy trên giá vẽ bức hình T.T.Hằng được ai vẽ sẵn bằng than chì, tôi nói với đd
.
 
z-lcq-qgan-6-lmh.jpg picture by tddesign
.


Đạo diễn Lê-Mộng-Hoàng
.


L.M.Hoàng rằng không được giống lắm nên ông nói:
- Anh là KTS, anh biết vẽ mà, vậy nhờ anh sửa dùm lại cho giống đi_ T.T.Hằng cũng năn nỉ:
- Anh làm ơn sửa lại dùm đẹp đẹp vì em cũng thấy không được giống lắm_ tôi nhìn quanh không thấy tác giả bức hình đâu, hỏi ra thì tài tử Thanh-Tú cao lớn bảnh trai tuy đóng vai hoạ sĩ nhưng không biết vẽ, anh chỉ cười với tôi và cũng đồng ý để tôi sửa lại, do đó tôi đã yêu cầu T.T.Hằng đứng trước giá vẽ, tôi nhìn kỹ cô, rồi dùng gôm chì xoá các chỗ không giống, vẽ lại. Tôi nhận thấy với kinh nghiệm nhìn các cô nổi tiếng sexy của trường KT như Kim-Sa 65, chị Yên 64, Mai 66, Lâm-An 66... cùng các pho tượng cổ của trường, đối với chiều cao, bộ ngực, vòng eo và hông thì cặp mông của cô là thật chớ không phải bơm, nghĩ như thế thôi chớ tôi thật sự không có phương tiện và dịp may để kiễm chứng, trừ phi nếu tôi muốn người đẹp Bình Dương cho một cái tát tay vô mặt! Lúc ấy tôi nghĩ nếu ông hoạ sĩ thật có mặt ở đó chắc đã cho tôi một bài học khiêm tốn chớ chẳng chơi, nhưng tôi nghĩ đạo diễn tại sân quay là vua, ông L.M.Hoàng đã yêu cầu rồi chắc không sao. Sau đó tôi còn bận nhiều việc phải làm, nên kiếu từ ông L.M.Hoàng đi gấp.  
.
 
z-lcq-qgan-7-tth.jpg picture by tddesign
.



Thẫm-Thuý-Hằng (không có thụ huấn lớp kịch) và Trần-Quang, khoá 1 thoại kịch
.


Gsđd Th.Tr.Kỳ laị mời một mình tôi đến sân quay phim Chờ Sáng (1969). Tại đây, cô Nguyễn-Thị-Hường*, lúc ấy cũng là gs dạy môn hoá trang cho chúng tôi tại trường QGAN&KN, cô quá bận với nhiều vai, đã nhờ tôi dùng bông gòn thấm mồ hôi trên mặt cuả tài tử Lê-Quỳnh, làm xong xuôi, gs T.T.Kỳ laị giới thiệu tôi cho nữ tài tử Kiều Chinh. Vì Kiều Chinh đã được trang điễm xong, nên chị ngồi đó đợi đến màn cuả chị, tôi đành ngồi xuống kế bên. Mặc dù trước đó đã hân hạnh gặp Thẩm-Thuý-Hằng, vốn là một trong những nữ tài tử đẹp nhất nước, nay trước mặt người đẹp khác, tôi hết sức bối rối và vô cùng lúng túng, một người trẻ mới có 24 tuổi, vô danh tiểu tốt, chỉ mới đóng có vài vai phụ cho một phim và vài vở kịch TiVi, nay ngồi tiếp chuyện với một nữ đại tài tử cuả VN! Hôm đó tôi đã cố ý mặc một chiếc aó sơ mi
.
 
z-lcq-qgan-8-kc.jpg picture by tddesign
.

Nữ tài tử Kiều Chinh trước năm 1975
.


ngắn tay xăng lên và một cái quần jean đen cho giống vai Jett Rink mặc để đào tìm dầu trên giàn khoan do James Dean thủ diễn trong phim Giant (1955), do đó chắc có lẽ tôi cũng bối rối như lúc James Dean gặp Elizabeth Taylor lần đầu tiên tại sàn quay phim này vậy. Cũng như Thẩm-Thuý-Hằng, Kiều Chinh xưng “Em” với tôi ngọt xớt! Ngoài sự đẹp đẻ và diụ dàng, mũi chị cao, thẳng như một người đàn bà tây phương*, Kiều Chinh nói chuyện rất tự nhiên, giọng nói thật sang trọng và thân mật khiến tôi cũng bớt khớp và đặt nhiều câu hỏi để chị trả lời, chị thuật cho tôi nghe kinh nghiệm làm việc với người ngoại quốc, cuộc thăm viếng các phim trường của các hảng phim lớn bên Nhật như Toho và Daiei..., đến khi đạo diễn cho người mời chị vào quay thì tôi cũng cáo từ chị, tổng cộng Kiều Chinh cũng đã mất hơn 1 tiếng đồng hồ nói chuyện với một thằng SV trẻ khờ dại không ai biết như tôi! Như vậy, Việt Nam có ba người đẹp tài sắc song toàn, tôi đã hân hạnh gặp được hai! Thời ấy, tôi không giám có ý nghĩ nếu mình được gặp Thanh-Nga nửa thì đũ bộ ba luôn.
.
z-lcq-qgan-8-9-ttk.jpg picture by tddesign
.



Đạo diễn Thân-Trọng-Kỳ tại Mỹ
.


Tôi không có duyên nợ với đạo diễn Lê-Dân, hai lẩn ông vô trường QGAN & KN để tìm tài năng mới, hay ông ra thông cáo tuyển diễn viên cho vai chánh, tôi biết được một lần. Vào năm 1970, lúc tôi còn có mặt tại trường này, ông đã chọn một học viên ca kịch tên Huỳnh-Thanh-Trà đê thủ vai chánh trong Loan Mắt Nhung, vai nữ do Thanh-Nga đóng, phỏng theo cuốn tiểu thuyết cùng tên của Nguyễn-Thụy-Long xuất bản năm 1967, từ đó đã đưa tên tuổi Trà lên ngang hàng với các tài tử chuyên nghiệp tức khắc. Tôi tự biết con người mình, chỉ có cặp “mắt vải bố”, nên dù đọc thông cáo, cũng không tham gia cuộc tuyển chọn (audition). Ông Lê-Dân chọn Huỳnh-Thanh-Trà  vì Trà có cặp mắt to, lông mi, lông mày rậm, chỉ có vậy thôi. Tôi không được dịp xem phim này nhưng sau đó, nhờ nổi tiếng, Trà đã được nhiều ban kịch TV mời đóng vai chánh, trong đó có ban kịch Bích Thuận, quay tại sân quay của đài số 9, đường Hồng-Thập-Tự, gần góc Cường Đễ, trong kịch đó, tôi giữ một vai phụ. Nhờ làm việc chung, tôi được quan sát Trà tai chỗ, dù trước đó tôi có gặp Trà thường xuyên tại trường QGAN & KN, ngoài cặp mắt như đã nói trên, Trà tuy cao lớn nhưng có vẻ như bị gù lưng, đã vậy, cái quần túm cho thấy tương phản với cái đầu bự chần dần với mớ tóc dày, có vẻ ù lì và không cởi mở, lúc nào nghỉ, chờ đợi chuyên viên chuẩn bị máy móc hay giải lao, Trà đi tìm một góc riêng để nằm ngủ. Từ nhỏ đến lớn trong cuộc đời, tôi đã từng thấy, hoặc quen biết với không biết bao nhiêu tay du đảng thứ thiệt. Thuở nhỏ tôi ngụ tại đường Huỳnh-Khương-Ninh, đã từng trông thấy hai Trùm du đảng thứ thiệt tại đây là Sáu Lẹ và Sáu Nhỏ trong hẻm Phan-Tôn, năm 15, 16 tuổi cũng giao du với băng Trùm du đảng Phú-Nhuận là Điền với hai anh em Cẩu và Ngầu, song song đó, trong trường trung-học  Võ-Trường-Toản cũng có những tay khét tiếng như Oanh, Thinh, Tâm..., lớn lên, tại trường KT cũng có Trung Sún KT66, Trùm du đảng Gia-Định. Tất cả cho thấy thế nào là một tay du đảng, khi trông thấy H.T.Trà trong kỳ chiếu quảng cáo, tôi thấy Trà không có vẻ gì anh chị, Trà có thể đóng vai du đảng nhà quê hay cao bồi vườn, chắc có lẽ được!
.


Trà có căn bản ca kịch nên diễn xuất theo lối cải lương, chẩm rãi và tay chân phải ra bộ theo lời nói. Tôi đã từng đứng ngoài lớp ca kịch để quan sát các ông Năm Châu, Duy Lân dạy, nên có cảm giác các diễn viên ca kịch bị lệ thuộc bởi lời ca, nhịp hát, thí dụ bị thương nặng, có thể kéo dài thêm mấy phút để hát cho hết 6 câu trước khi tắt thở, nên khó cho ta cảm giác như thật được. Vì lẽ đó bên Mỹ, ta không hề thấy các diễn viên Opéra trở thành tài tử Điện Ảnh hạng nhứt bao giờ như trường hợp Huỳnh-Thanh-Trà. Tóm lại, phim Loan Mắt Nhung thành công là nhờ quảng cáo, dựa theo một quyển tiểu thuyết nổi tiếng, cặp mắt của Trà và ban nhạc tựa phim của Huỳnh Anh do Elvis Phương hát rất thịnh hành, đi đến đâu cũng nghe, đến nổi phát nhàm lỗ tai!
.
Đường vắng thưa bước chân buồn âm thầm,
Đèn khuya hiu hắt bóng điện câu...
.


Năm 1973, lúc cuộc đời tôi bắt đầu gắng bó với các quân trường, đd Lê-Dân lại chọn ...Thêm, khóa 8, 9 gì đó, thoại kịch và Bạch-Liên, ca kịch, cả hai đều là học viên của trường QGAN & KN để thủ hai vai nam nữ chánh trong phim Hoa mới nở quay bằng cinémascope và màu. Phim này, ngược lại đã được một số đông SV Kiến Trúc tham gia trong những vai phụ hoặc làm décor*.
.


Cái điếu cày của thi sĩ Đinh-Hùng
.


Khoảng trước Hè năm 1967, tôi chán ngấy mấy đứa phe đảng trong lớp nên hay chơi với các bạn lớp sau, trẻ hơn vài tuổi, có một hôm các bạn đó rủ nhau qua nhà một bạn của chúng cùng lớp tên là Đinh-Dũng chơi, Đinh-Dũng là một thanh niên người Bắc, trẻ, cao ráo, hơi gầy, tóc dợn sóng, ôm sát da đầu, chãi về phía sau để lộ một vầng tráng cao coi rất thông minh, người nhũn nhặn, thanh lịch. Tôi thối thoát vì nghe ở xa quá, tuốt bên kia cầu chữ Y, nhưng một thằng bạn trẻ, Minh* râu, hỏi tôi:
- Chớ bộ anh nghe tên nó không thấy có gì lạ sao?
- Ờ, không, tao đâu thấy có gì lạ đâu?
- Nó là con trai của thi sĩ Đinh-Hùng đó!
- Trời ơi, hồi nào đến giờ tao không để ý, vậy thì dĩ nhiên, tao đi chớ.
.

Chúng tôi độ 4, 5 đứa, kéo nhau đi, qua khỏi cầu chữ Y, trên con đường đi vô lò heo Chánh Hưng quẹo trái chừng 50m thì đến nơi. Căn nhà hai tầng, chung quanh cây cối rậm mát, nhà của Đinh Dũng ở tầng trên nên chúng tôi bước lên cầu thang từ ngoài bên hông giữa toà nhà, bước vô nhà, tôi quan sát chung quanh thấy đây là một cái loft rộng rãi thoáng mát với các phòng khách, phòng ăn... và có vẻ lịch sự nghiêm trang với một bộ trường kỷ, các bộ bàn, ghế, tủ sắp xếp ngay hàng thẳng lối, đều đánh vernis màu nâu. Ông Đinh-Hùng (q.c.) không có nhà là một việc làm tôi rất tiếc cho đến nay*, tôi đã không được hân hạnh diện kiến một nhà thơ lừng danh từ trước 1954, làm sao quên được những câu như:
.

Chiều tím chiều nhớ thương ai, người em tóc dài
Sầu trên phím đàn, tình vương không gian
Mây bay quan san, có hay?
.

Trên bàn ăn có bày một bộ đồ hút thuốc lào, Dũng cười hỏi:
- Có bạn nào muốn hút lào không?
Tôi nói: - Có tôi, xưa nay tôi chưa bao giờ hút thuốc lào, Dũng có thể chỉ dùm anh được không?
Dũng chỉ tôi xong, nó vò một bi để vào bình lọc, tôi hút hết một hơi dài, ém lại rồi nhả khói ra từ từ theo lời chỉ dẫn, tôi cảm thấy phê không thể tả, cái đầu hình như bị quay vòng vòng, nếu không đang ngồi trên ghế, chắc có lẽ tôi đã té bỗ nhào xuống đất! Tai tôi hơi ù ù, nhưng vẫn còn nghe mấy đứa bạn trẻ cười chộ ầm ỉ. Tôi hết sức cảm động vì đã được hút cái điếu cày của một thi sĩ đã từng sáng tác không biết bao nhiêu bài thơ tuyệt vời và ông còn viết lách rất nhiều, kể cả ba vở kịch thơ mà các giáo sư ḳịch có nói đến.
.

(Còn tiếp)
.

 
.
chú thích:
.

* bà Tỵ: giáo sư dương cầm, tên thật là Thái-Thị-Oanh Louisette, vợ của ông Nguyễn-Văn-Tỵ , bộ trưởng thời Thủ Tướng Lê-Văn-Hoạch (Quốc Gia), bà đã từng theo học tại Conservatoire National Supérieur de Musique de Paris và đã chiếm giải 1er Prix tại đây, trở về Sài-Gòn trước 1939. nhà ở gần góc Pasteur-Phan-Thanh-Giản. Em gái bà là Thái-Thị-Liên Marcelle cũng học iại trường nói trên, nhưng sau đó theo người chồng đầu tiên tên Trần-Ngọc-Danh qua Tiệp-Khắc, nên học tiếp tại Nhạc Viện Tiệp-Khắc. Thay vì về với gia-đình ở Sài-Gòn, bà tập kết về Miền Bắc VN. Tình duyên của bà cũng rất trắc trở, có nhiều đời chồng, tái giá với ông Đặng-Đình-Hưng, bà dạy dương cầm cho con trai tên Đặng-Thái-Sơn, bà đã từng tham dự giải Quốc Tế Chopin nhưng thất bại, sau đó, năm 1980 chính Đ.T.Sơn đoạt giải đó.
.

*  Đồng-Công-Quan, sau này tốt nghiệp kỹ sư Phú Thọ và Nguyễn-Trọng-Tài có tham gia nhiều lần kịch ở Cali theo lời mời của ca sĩ Thanh-Lan. Cả hai đều là bạn của Nguyễn-Trung-Lâm KT66
,

* Hà-Bay: theo Võ-Minh-Cẫm 65, Hà-Bay, mặc dù đã bị tật mắt lé, bị đánh trọng thương tại trại tỵ nạn, qua đến Mỹ trở thành một người tàn phế.
.
* Lê-Bá-Bay: con thầy bói Lê-Bá-Hòa ở Hoà Hưng, cùng xóm với Võ-Minh-Cẫm 65.
.

* Lê-Văn-Tần: được tác giả Hà-Thúc-Sinh nói đến trong quyển Đại Học Máu (1985) các trang 287, 289, 290, 291 và 292
.

* Nguyễn-Tiên-Quang KT66: May phước cho tôi, nhờ các biến động tới tấp từ tháng 4/75, Q. trở thành Ngôi sao sáng trong trường KT và quá bận rộn lập Ủy Ban điều tra Tội Ác của Mỹ Ngụy tại đây, nên quên hẳn chuyện nhỏ mọn này của tôi đối với nó.
.

* vụ đạo văn gây sôi nổi năm 1960 tại Miền Nam VN  được Nguyễn-Văn-Lục, em của Nguyễn-Văn-Trung, bạn thân của Trịnh-Công-Sơn đem ra xào lại sau ½ thế-kỷ:  người ta cho rằng cuốn Việt Nam Văn Học Toàn Thư của H.T.Miên, 1959  là do ông chép lại cuả Nguyễn Đổng Chi , một tác giả miền Bắc viết năm 1956. Một người nhỏ bé như tôi không thể nào hiểu nổi giữa những giả thuyết như:
- Ông  Nguyễn Đổng Chi không thể xuất bản trong Nam được nên nhờ người chép lại để in trong Nam?
- Sở Phản Gián miền Bắc muốn đưa nền Văn Học miền Nam vào bẫy qua tay H.T.Miên?
- Cho rằng H.T.Miên chép lại tác phẩm của Ng.Đ.Chi , làm sao ông có được  quyển sách in tại Miền Bắc năm 1956?
 Nên nhớ ông Hoàng-Trọng-Miên, sau 30/4/75 khỏi phải bị đi tập trung học chánh trị như các văn-nghệ-sĩ khác tại Miền Nam, có phải vì lý do:
- 1950 ông đã từng ở trong Ban Văn nghệ Sư đoàn 320 BV? Ông trở về Nam năm 1952.
-  H.T.Miên là em của Hoàng-Trọng-Quỵ  biệt hiệu Thanh Nghị (không phải Lê-Thanh-Nghị), sau 30/4/75 là Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa- Chánh Phủ CMLTMNVN, giám đốc Thư Viện TPHCM.
.

* năm 1961, Hoàng-Trọng-Miên được một hảng phim Pháp mời làm cố vấn cho phim Transit à Saigon, người ta cho ông điểm hẹn là phòng khánh tiết cuả hôtel Majestic, ông đến trể 1 tiếng đồng hồ, đoàn quay phim đã đi mất. Ông lay hoay hỏi thăm, nghe quản lý hôtel nói là đoàn quay đi xuống bến Bình-Đông, ông lật đật gọi taxi đến nơi, đoàn quay đã đi chỗ khác, không biết nơi mô mà tìm!
.

* trang 21,  quyển “Le Goulag Vietnamien“của Đoàn-Văn-Toại, 1979, nhà xuất bản Robert Laffont, Paris. Đ.V.Toại viết : “ Đã từ lâu lắm rồi (éternité), thủ đô Miền Nam chưa bao giờ được nghe hoà tấu nhạc cổ điển tây phương cả. Tôi đã ba mươi tuổi, cả đời chỉ có nghe được mấy ban nhạc rẻ tiền vặn ampli tối đa để chơi nhạc Pop của Mỹ” (nguyên văn từ tiếng Pháp)!
.

* ban kịch Thụ Nhân: có nghĩa là ban kịch của VĐH Đà Lạt. Sau đó Đinh-Ngọc-Mô (q.c.)mới đề nghị với thầy V.K.Khoan đổi tên ban kịch lại là Trường Giang để đi diễn nơi khác.
.

* Uông-Bình-Minh: đẹp trai cao lớn, tốt nghiệp chứng chỉ Chánh Trị Kinh Doanh tại VĐH Đà Lạt, đi Thủ Đức ra, tình nguyện đi tác chiến rồi tử trận, mặc dù anh là cháu ruột của Hoàng-Đức-Nhã.
.

* Đinh-Ngọc-Mô (q.c.): anh hay mặc bộ bà ba đen XDNT, ra uống cà-phê buỗi sáng tại khu Bàn Cờ nên thường  gặp bộ ba KT64 Trương-Thọ, Nguyễn-Tất-Tống (q.c.), Nguyễn-Bá-Quyền, cũng mặc bà ba đen XDNT, do đó trở thành quen thân với bộ ba này. Năm 1968, có đến trường ĐH Kiến Trúc tham dự “Đêm không ngủ”với Tống, N.B.Quyền cùng các bạn KT khác.
.

* Trần-Quang đóng vai tướng cướp thì được: lời nhận xét của ông V.K.Khoan thật chính xác, sau đó, T.Quang nỗi tiếng với vai tướng cướp Long Vân, 1979.
.

* Dmitri Karamazov: vai này do Yul Brynner diễn trong phim Les Frères Kalamazov (1958)
.

* đạo diễn Nguyễn-Ngọc-Liên: Mùa Thu Cuối Cùng (1971) với Thanh Nga, Lê Quỳnh, Ngọc Phu
.

* cô Nguyễn-Thị-Hường: gs dạy môn hoá trang cho ngành thoại kịch, là chị bà con cuả Nguyễn-Thanh-Cần KT66.
.

* Khi về nhà nói cho bà chị nghe về cái mũi đẹp của Kiều Chinh, bà chị nói đó là mũi sửa!
.

* Minh Râu: khóa 7 th.k., gốc Vĩnh-Long, còn có biệt hiệu là Trần-Minh Khố Chuối, có đóng trong phim Cúi mặt với tài tử hồi chánh Cao-Huynh. Tại sân quay phim này ở  một villa tại Bãi Trước, Vũng Tàu, 1971, ngoài Minh Râu,  tôi có gặp N.T.Quang 66 làm Phụ tá đạo diễn cho đd nào tôi đã quên tên mất.
.

 * SV Kiến Trúc tham gia trong những vai phụ hoặc làm décor: đã nói đến trong Hồi Ký bạn KT và phụ chú của các bạn Minh Bò 65, Nguyễn-Thanh-Cần 66 và Dương-Mạnh-Tiến 70 trong kỳ 17 vừa qua.
.
* Thi sĩ Đinh-Hùng đã tạ thế vài tháng sau khi tôi đến viếng nhà ông (tháng  8/67)
.
.
by Lamcongquyen
.

Labels Loại Bài

Followers

Blog Archive

About tmd.design

My photo
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com
Powered by Blogger.