copy of tmddesign old multiply blog

Pageviews

Monday, February 23, 2009

highrise and fire ... cháy và chiều cao ..

 
.
highrise and fire ... cháy và chiều cao ..
.
.

.
z-td-fire-p2.jpg picture by tddesign
.
.
Trong luật xây cất của các xứ tân tiến như của Mỹ, khi vẽ nhà cao từng, rất nhiều điều luật phải tuân theo khi vẽ ra bình đồ khối, đường xá chung quanh cho xe chữa lửa đến, đường nước có đủ áp suất nước không, có những điểm vòi lấy nước fire hydrant để gắn vào xe, bơm nước lên thang cao chữa cháy. Rồi đến cách bố cục xắp xếp của bình đồ, phần tiền sảnh, đại sảnh, khối thang máy, những giếng cao của hệ thống mechanical, hệ thống cơ khí, rồi vị trí của cầu thang thoát hiểm, chiều ngang cầu thang bao nhiêu, diện tích bao nhiêu, cách bao nhiêu xa, thêm vị trí, chiều rộng của cửa thoát hiểm tùy theo nhân số tối đa cho phép trong toà nhà là bao nhiêu.
Từ đó đến tiếp là độ chống cháy của tường bên trong nhà, rồi đến độ chống cháy của mái, sàn, đà, cột, cùng với hệ thống phun nước chữa lửa tự động, dùng những bộ phận thăm dò khói, hơi nóng tự động. Hệ thống chữa lửa phải được kiểm soát, hoặc thử theo định kỳ coi có duy trì hoạt động đúng mức không.
Những danh từ thường gặp trong hệ thống ngăn chận hỏa hoạn, và thời gian ngăn chống hỏa tối thiểu để thoát hiểm:
1. Fire wall: Tường vách chịu lửa, 1, 2 giờ ,,, hay hơn nữa
2. Fire door, window, fire shutter: cửa, cửa sổ ngăn lửa, màn che ngăn lửa, chỉ kéo xuống, kéo ra tự đông khi có lửa
3. Fire damper: những miếng chận lửa tự động trong các ống dẫn hơi ngang dọc, mọi chiều
4. Fire escape route: đường thoát hiểm trong tòa nhà, gồm hành làng, cầu thang, được bảo vệ bời tường, cửa, màn kéo ngăn cháy.
5. Fire arlarm system: hệt thống báo động khi có lửa, khói, hơi nóng
6. Fire sprinket system, wet, dry system: hệ thống chữa lửa tự động, hệ thống ướt, phun nước ra, hệ thống khô, phun hơi chống cháy ra ở những nơi chứa chất hoá học, chất gặp nước vẫn cháy.
7. Fire stopper material: những vật liệu chống cháy, nhét kín kẽ hỡ, lỗ thủng để ngăn khói và lửa chui xuyên qua.
8. Fire insurance rate: giá tiền trả bảo hiểm chống cháy, nếu làm nhà bằng vật liệu chống cháy cao, hay có hệ thống chữa lửa tự động, sẽ được hưởng giá bảo hiểm rẻ.
Và nhiều chi tiết liên hệ đến chống cháy nữa, đó chỉ là vài điểm căn bản, phần quan trọng hơn nữa là khả năng chữa cháy và cứu thoát của thành phố.
.
.
z-td-fire-f1.jpg picture by tddesign
.
Muốn đà thép, cột thép bên trong chịu cháy được 1, 2 , 3 hay 4 tiếng, tùy theo đòi hỏi của từng loại nhà và vị trí, các chất chống cháy bao bên ngoài phải có độ dầy "a" tương xứng. Các vật liệu phụ để kềm giữ các chất chồng cháy tại vị trí cũng được quy định vả được thử nghiệm để liên kết thành một hệ thống chống cháy, khi bị cháy sẽ bảo vệ được kết cấu bên trong đứng vững đúng thời gian đòi hỏi, đủ thời gian cho mọi người trong toà nhà thoát hiểm ra ngoài.
.
.
Để cho đà cột sàn nhà có thể chịu cháy trong thời gian 1,2 .. 3 tiếng trước khi đổ xập, thì có nhiều phương pháp, phun, bọc các đà cột sắt hay bê tông lại bằng nhiều cách, dùng nhiều vật liệu khác nhau. Từ phun chất hỗn hợp chống cháy giống như hồ, bọc gạch, bọc thạch cao, tô hồ, vân vân, trong đó có một phương pháp là sơn lên cột sắt, hay bọc lớp vải đặc biệt dán lên cột, tiết diện cột đà vẫn y nguyên, nhưng khí có hơi nóng, lớp sơn, vải này sẽ nở lớn ra như foam đê chống cháy, kiểu này gọi là intumescent, dùng ở những nơi cần để lộ cột đà sắt, không dùng cách là tăng độ dầy lên được.

Trong luật xây cất, có sẵn cả mấy chục kiểu, lọai chống cháy theo giờ bằng vật liệu bao bọc, cứ theo đó mà xây cất. Ngoài ra thì có UL lab, là cơ quan độc lập chuyên thử các vật liệu chống cháy, thử các cách kết hợp khác nhau, cho ra vài trăm trường hợp, với số hiệu trong một cuốn sách, đươc luật xây cất công nhận, cư việc theo đó mà thi hành.

Những trường hợp đặc biệt thì có thể làm ra một đơn vị nhỏ bằng vật liệu khác nhau, rồi thí nghiệm cho cháy để coi độ chống cháy được bao lâu. Thí dụ như tường bằng rơm nén, dầy chừng 50cm, có thể chịu cháy liên tục trên 2 tiếng, lửa mới xuyên được qua bên kia. Thí dụ như tường gạch đặc 10 cm có thể chịu cháy 1 tìếng.
Độ cháy của vật liệu còn tùy theo các vật liệu nối kết dùng trong đó, thí dụ tường gạch đặc dầy 20 cm sẽ chịu được cháy 2 tiếng còn tùy theo loại hồ như thế nào, bao xa thi có những sợi thép nhỏ đặt trong những lằn hồ để chịu xức xô đầy, nếu không có thép, tường có thể nứt vì nóng và đổ xụp ngay, dù gạch không bị cháy.
Hệ thống tường vách ngăn lưả phải được liên tục và kín để chận lửa, nếu có những lỗ hổng kế bên thì lữa đi qua ngay, không đợi cháy xong tường. Như vậy trên một tường chịu cháy, cửa ra vào, cửa sổ, kiếng đều phải chịu lữa được, khe cửa, khe hở cũng phải có những mối nối chận khói lửa, nếu có ống thổi hơi đi ngang qua, bên trong ống này cũng phải có miếng chận tự động đóng ống hơi lại để ngăn lửa.
Cuối cùng thì lảm kts của những toà nhà ở Mỹ, mệt lắm, phải biết rất nhiều và không để lỗi lầm về chận lửa cháy trong bằng vẽ, ngoài ra còn phải chịu trách nhiệm khi chọn vật liệu. Để cho việc xây dựng được dễ dàng và nhanh hơn, những sản phẩm vật liệu kiến trúc trong chuyện chống hỏa đều được ghi dấu hiệu thử nghiệm của viện định chuẩn, UL label, và ghi rõ từng sức chịu lửa, 20 phút, 1 tiếng.. hai tiếng ... vân vân.
Mạng sống là quan trọng, tuy nhiên nếu dùng đúng vật liệu, đầu tư vào chống hỏa cao hơn luật định có thể được hưởng giá bảo hiểm chống cháy rẻ hơn, nên đưòng dài có thể rẻ hơn, mà lại thêm an toàn.

.
.
z-td-fire-bj2.jpg picture by tddesign
.
.
duongtiman, duongtiden, tmddesign.
.

No comments:

Post a Comment

Labels Loại Bài

Followers

Blog Archive

About tmd.design

My photo
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com
Powered by Blogger.