copy of tmddesign old multiply blog

Pageviews

Sunday, April 11, 2010

Saigon ngập lụt, bài thứ tám, bắt đầu phần giải pháp từ giảm cho đến hết ngập nước, by duongtiden.

.
.


.
.

.
Đã có nhiều bài trên về nguyên nhân ngập lụt của Saigon ngày nay, nhiều bài phân tích về nước lụt là loại gì, nước thải ra sao, và bây giờ là tới phần băt đầu viết về giải pháp. Có thể nói chung chung, vô thưởng vô phạt, hay có thể đổ lỗi cho trời đất gây ra mưa to nên ngập lụt, hay có thể như thơ ngây cho rằng xưa nay chưa có bao giờ có mưa lớn, mưa bão, bây giờ mới có !!. đó là lý do tại sao xưa không lụt, bây giờ mới bị.
.
.
z-td-sgngap-mappre75.jpg picture by tddesign
.
.
 
Tất cả chỉ là những ngụy biện chối chạy trách nhiệm, do quan chức nói ra chẳng qua lại chỉ là thói quen tuyên truyền, chối chạy trách nhiệm mà thôi. Đi ngược lại từng bước trở về thời xưa chưa bị lụt, thời lụt chút ít, thời lụt vừa phải, thời bây giờ, không mưa cũng lụt, cũng phải trải qua mấy chục năm. Trong mấy chục năm đó, bao nhiêu nhân tai đã xẩy ra, nhà cầm quyền và dân sống trong thành phố đã làm ra những gì tệ hại vô trách nhiệm đến như thế nào để gây ra tình trạng ngập lụt ngày nay. Dân có tội một, nhà cầm quyền có tội 10 lần nhiều hơn, vì ham lợi, vì nông cạn, và vì ngu xuẩn, cộng thêm tự kiêu, tự xưng là đỉnh cao trí tuệ … những hỡi ôi, nay sống trên nước ngập lụt và nước phân thải dơ bẩn.
.
.

Trong vài chục năm qua, lấp sông rạch, làm biến mất con kinh Bao Ngạn, một hệ thống thoát nước từ đầu nguồn kinh Nhiêu Lộc, dẫn nước về hướng Tây qua Phú Thọ, đưa xuống Nam qua kinh Lò Gốm, Tầu Hũ rồi xuôi theo sông rạch về Bình Chánh, qua vùng thấp, ra biển theo hướng nam của Saigon. Đây là một hướng thoát nước quan trọng phía Tây, lấp kinh Bao Ngạn rồi, vùng này chẳng có thoát đi đâu nữa, mà chỉ có ngập nước dâng lên tại chỗ. Kiếm lợi được vài trăm cái nền nhà, một lối sinh sống tự hủy, thay vì sống tái tạo, duy trì và phát triển môi trường sống cho tương lai.
.
.
z-td-sgngap-mp1.jpg picture by tddesign
.
Hình trên cho thấy con kinh Bao Ngạn nối kinh Nhiêu Lộc với kinh Lò Gốm đã bị lấp, chiếm đất.
1: Kinh Bao Ngạn, cần phục hồi lại, cuối con kinh, nối thẳng bằng cống ngầm, cho bớt nước chẩy thẳng ra rạch Tầu Hũ, qua kinh Bãi Sậy. Kinh Bao Ngạn và Kinh Bãi Sậy cần được tái lập, với những cửa hàng kios buôn bán nhỏ như ngày xưa, làm sạch, trồng cây, hai bên bờ đẹp như công viên, để đi dạo. 2. Kinh bến Bãi Sậy sau chợ Bình Tây đã bị lấp, Cầu Ba Cẳng nay trở thành cầu không cẳng nên biến mất. 3. Ngày xưa có con kinh rạch, dẫn nước từ đây vào kinh Nhiêu Lộc, trên đường LVD, CMT8, gần cổng trại LVD ngày xưa, vẫn còn hai lan can thành cầu bằng bê tông. Nay không biết còn hay không, nhưng con rạch đã bị lấp. 4. vị trí những hố ngầm, giếng ngầm, cần làm mới để thấm nước, tại những vị trí công cộng đang làm chủ bởi dân (nhưng quan chức đang muốn bán xây cao ốc để kiếm tiền bỏ túi riêng), nơi đây sẽ đào hồ lộ thiên, hay hồ ngầm, để trữ nước, cho thấm ngược lại vào lòng đất. Dùng hồ mới mở ra để quân bình mực nước mưa ngập.
.
 
Cho nên, rất giản dị là cần phải đào thêm kinh rạch để thoát nước khi dân số tăng, thì không đào, trái ngược lại là lấp kinh, lấp hồ , lấp vùng đất ướt và thấp để xây nhà, thì bây giờ đừng hỏi tại sao Saigon đang bị ngập sâu và lâu như vậy. Một con kinh, giả sử bề ngang 4,5 m, bề sâu 3 mét, thì thay vào đó một diện tích cống to bao nhiêu thì mới đủ thay một con kinh, một con rạch.? chưa kkể tới kinh phí và kỹ thuật đào sông ngầm.
.
.
Một giải pháp, là phá nhà, lập lại những kinh rạch đã bị lấp từ xưa, đào thêm hồ, đào thêm giếng thấm ngầm ở những nơi công viên, sân thể thao, những nơi công cộng, có thể có hầm ngầm bên dưới, bên trên vẫn duy trì được công viên và sân thể thao, duy trì được khoảng trống, khoảng xanh có từ trước.
.
.
 

Họ đã lấp luôn bến Bãi Sậy, một con kinh nằm ngay sau chợ Bình Tây, thông ra Cầu Ba Cẳng chỗ chợ Kim Biên, rồi ra rạch Tầu Hũ. Bây giờ thì kinh, bến và cầu không còn nữa. Chi còn nhà xây lên lấp kín kinh rạch. nếu không có chính quyền đồng ý trong hai chuyện lấp kinh Bao Ngạn, từ Ông Tạ, theo đường Bắc Hải xuống Phú Thọ, lấp kinh Bãi Sậy, dẹp cầu Ba Cẳng, thì ai mà dám làm, trong chuyện này, thì công an cán bộ địa phương kiếm chác, chia nhau được bao nhiêu tiền.
.
.
z-td-sgngap-mp3.jpg picture by tddesign
.
City_Market_NoteStreets1.jpg picture by tddesign
.


hình trên: Bến Bãi Sậy, kinh thoát nước và lưu thông không còn nữa, cầu Ba Cẳng, di tích cổ, hiếm có, không còn nữa. Chỉ còn nước ngập lụt thêm.
.
.

Ngoài ra những vùng ngập lụt, vùng thấp để chưá nước ngập, thấm nước ngập thủy triều như vùng Bình Thạnh, Thủ Đức giáp sông SG, vùng Phú Mỹ Hưng, Nam Saigon, vùng đất thấp quận 7,8 trước đây, đã được để yên để làm quân bình nước thấm, nước ngập, nước mưa, nước thủy triều. Nói chung là đất vùng đó như cái khăn ướt, những khi không có nước xấp xỉ trên mặt, đất bên dưới cũng đã giữa đến 50% nước bên dưới. nay nâng nền, bịt mặt, tráng xi măng và bê tông, coi như vắt nước ra khỏi đất, coi như vắt nước ra khỏi cái khăn ướt. Bao như mét khối nước đó thoát đi đâu? Khi thủy triều lên từ phiá Nam, vùng đất ướt đó, nay thành khô, không thấm nước nước, mà ép nước dâng theo thủy triều đi qua những vùng khác chung quanh, theo áp suất của nước thủy triều ngập cao vào vùng chưa hề bị ngập trước đây.

.
.


Cho nên bây giờ, không mưa, nước thủy triều vẫn len lỏi lên vào vùng nghèo, vùng quận 7,8 vùng Bình Chánh, nước tránh khu Phú Mỹ Hưng, vì đất vùng mới này đắp nền lên cao rồi, ép đất xuống, không cho thấp nước nữa, nên nước lên tránh vùng này, len lỏi lên cao hơn ở vúng khác. Gặp đại lộ Ng văn Linh, chạy theo hướng đông tây như con đê đập ngăn nước trên bắc đổ xuống nam, ngăn nước dâng phía duới lên, nên nước len lỏi vài làm ngập những vùng nghèo mà mấy chục năm trước không bị ngập, nên mới có đường xá, nhà cửa ở đó từ mấy đời trước khi có khu Phú Mỹ Hưng.
.
.

Bây giờ giải pháp dễ dàng nhất là tháo bỏ những gì đã làm bậy từ trước. Nhà xây trên kinh rạch thoát nước bị lấp lại để chiếm đất, không có lý do gì được tồn tại, vì quyền lợi lấn chiếm miếng đất căn nhà, là quyền lợi cá nhân, trước quyền thoát nước của một thành phố với bao triệu dân. Nhà xây ở vùng ngập lụt cũng không có giá trị gì, vì lấn chiếm thiên nhiên, làm ngập lụt những vùng khác mà trong qúa khứ chưa bao giờ bị ngập lụt. Nhà thì nền lên cao như một ốc đảo, vẫn bị ướt đít khi đi phải ra vào khu đất thấp chung quanh !!
.

.
.
 
z-td-sgngap-mp2.jpg picture by tddesign
.
Vùng trên, khu trung tâm chợ SG, khu giáp rạch Bến Nghé, ngày xưa còn có cầu Ông Lãnh, còn những con kinh đi sâu tới chợ Bến Thành để thoát nước, nau không còn nữa, kể cả rạch Bến Nghé, đừng hỏi tại sao trung tâm SG bây giờ bị ngập. Một giải pháp là phục hồi lại các kinh rạch cũ này, và đuổi bớt dân ra khỏi khu trung tâm, đuổi bớt nhà chọc trời đi chỗ khác vì để ở đó chỉ chọc cười thế giới, có nhà chọc trời trên con đường ngập nước, chỉ có SG mới có trò lý thú chọc cười sự thông minh này ..!!
.
.

.

Trả sông rạch lại, trả đất nâng nền bất hợp pháp, hay hợp pháp do chính quyền đã làm, nhưng vì làm sai, nên phải trả lại điều kiện như thiên nhiên từ trước, để làm nhiệm vụ: chứa nước ngập lụt, và dung hoà môi trường sống. Nói vậy, nhưng thực tế, coi như khó mà hoàn toàn phá bỏ 100% trở về ban đầu, nhưng không phải như vậy mà cứ để yên tình trạng như hiện nay. Chưa kể là có những kẻ vẫn đang ngấm ngầm tiếp tục lấp sông rạch, chặt cây, xóa bỏ công viên thành nhà cao từng để kiếm tiền. Những kẻ nào mà coi thường sự an lành của cả thành phố với chục triệu người sống vậy …. kẻ nào đang có sức mạnh, đang kiếm tiền trên đầu người dân đen, ai cũng biết. Cái công viên nhỏ tí, ngoài Tụ Do, Đồng Khởi, coi như bị dẹp để quan to chia tiền xây nhà cao từng, mở máy lạnh xài điện là mát rượi, tổ cha dân nghèo ráng chịu nóng, chịu ngập lụt, kệ cha nước biển dâng lên vì nóng, ngập nước mặn đồng bằng Cửu Long, quan to ở nhà chọc trời chân không thấm nước, xả phân thải ra cũng ở trên đầu người dân đen?? quan to đang cười chọc dân đen nghèo và ngu.
.
.

Địa thế SG là cao bên trên phía Bắc, thấp phía Nam, thoát nước nhanh nhất là trục Bắc Nam, sông SG chẩy theo trục này, có những đoạn đi ngang vì đất quá bằng phẳng và sông chẩy rất chậm. Nước ngọt cần chuyển qua hướng Tây Nam, tưới nước canh tác vùng này, đã có kinh Tham Lương, đi qua Hóc Môn, rồi xuống hướng Bình Chánh, cần có ao hồ to, giữ nước ngọt lại, trước khi thấm với nước mặn làm uổng phí nước ngọt đi.
.
.
z-td-sgngap-sgmap1.jpg picture by tddesign
.
.
.
Làm lại những kinh thoát nước ngập về hướng Tây Nam như đả có kinh Bao Ngạn ngày xưa, làm kinh rạch lộ thiên, tạo ra cảnh đẹp hai bên bờ, dùng làm công viên, đường đi dạo, chạy bộ, đạp xe, ngay cả lưu thông công cộng bằng thuyền bè, như water taxi cũng rất tiện lợi và dùng cho du lịch. Thêm hệ thống cống ngầm, đi thẳng hướng Bắc Nam, mang nước thẳng xuống phiá thấp, nơi thủy triều ngoài biển đi vào sông phía nam.
.
.
 
Kinh Nhiêu Lộc là rạch thiên nhiên, chẩy tây qua đông, chẩy ngang, rồi lại đi xuống nam, đó là tự nhiên ngày xưa. Với tình trạng ngày nay, thì không thể dựa vào kinh đó, cho thêm nước vào, làm ngập sống SG phiá Đông Nam trên cao vùng Thủ Đức, Thủ Thiêm, nên tránh bớt lượng nước đổ vào kinh Nhiêu Lộc, làm thêm kinh đào mới thẳng từ Bắc xuống nam, cho nước ra ngay vùng thấp dưới Bình Chánh, dưới khu Phú Mỹ Hưng để đi thẳng ra biển, nhanh và gọn gàng hơn.
.
Những kinh lộ thiên, hay cống ngầm to lớn, sẽ theo các đường xá, đại lộ có sẵn, hay phải hy sinh đất và nhà cửa, mở một vài con kinh lớn này. các công viên, sân chơi thể thao, hay các nơi trũng sẽ được đào rộng ra làm hồ bão hoà nước ngập, làm các hồ ngầm, các giến thấm sâu bên dưới, trả nước thấm ngầm xuống lại lòng đất để tránh tình trạng đất lún, vì nước ngầm bị hút lên quá nhiều. Bên trên hồ ngầm, giếng thấm, vẫn duy trì được công viên hay các sân chơi thể thao, vận động trường.
.
.
 
Ngoài ra, cần có biện pháp làm giảm nước mưa ngập, bằng cách giải quyết nước mưa ngay tại chỗ. Dùng mái nhà xanh, green living roof, trồng cây cỏ, trồng rau trên mái nhà, làm mát thành phố, giảm nóng và giữ số lượng nước mưa tại chỗ. Dùng hệ thống thu nước mưa qua máng xối mái nhà, chứa xuống hồ dưới đất, cho vào giếng thấm, giảm được rất nhiều lượng nước mưa sẽ phải chầy đi chỗ khác. Sau đó có thể xử dụng nước mưa này cho việc tưới cây, rửa ráy, dùng trong sinh hoạt mà không cần phải dùng nước tinh khiết. Mỗi căn nhà, mỗi cao ốc sẽ có cách xử lý nưóc mưa xuống trong diện tích bề mặt của mình, xử dụng nước mưa, hay cho thấm ngay xuống lòng đất ngầm bên dưới, thay vì chẩy đi chỗ khác, dễ gây ngập lụt.
.
.
z-td-sgngap-curbfilter.jpg picture by tddesign
.
.
.
Vecchio20Installations20cesspool20i.jpg picture by tddesign
.
.
Vecchio20Installations20cesspool-1.jpg picture by tddesign
.
.
giếng thấm nước xuống đất, có thể cho thấm nhiều m3 nước xuống đất khi mưa to, từ miá nhà xuống, từ hai bên đường vào, để duy trị lại lượng nước ngầm bị hút đi bởi giếng nước bơm nước ngầm lên. Hai bên hố đào sẽ được lót đá to rồi nhỏ, rồi tới cát. Đặt ngầm dưới đất ở những nơi trống, công viên, hay ngay dưới lòng đường, để chứa nước cho thấm xuống đất, tránh ngập lụt, và giảm số lượng nước phải chẩy đi chỗ thấp hơn.
.
.
.
Trên đường xá, hai bên vỉa hè có hệ thống thu nước, cho thấm xuống giếng thấm bên dưới, thay vì vào cống chẩy đi nơi khác, cho ngấm nước mưa nội bộ ngay tại chỗ một phần lớn nước, sau đó nếu hết sức chứa, mới cho chẩy ra sông rạch. Những biện pháp này đã được xử dụng tại các nước tân tiến, thu nước hai bên đường cho vào hố thấm dưới các vỉa hè trồng cây cao, hay cho vào các vỉa hè với cây xanh trang trí như những hồ nhỏ cho thấm nước xuống đất, để làm chậm lượng nước phải thoát đi để khỏi làm ngập sông rạch ở nơi thấp hơn.
.
.
z-td-sg-ngap-drain.jpg picture by tddesign
.
.
 
Nơi các ngã tư đường có bố trí các giếng thấm thật sâu, thật lớn, bố trí cùng với vị trí các đường cáp ngầm, các đường mương bê tông ngầm, để chạy các loại giây bên dưới, trả nước mưa cho ngấm xuống đất để bảo vệ mực nước ngầm và áp suất đất, chống bị sụt lở. Nói chung là làm sao cho nước mưa, khi xuống đất sẽ thấm ngay xuống đất như đất thiên nhiên, hoặc là còn giữ lại được nhiều nước hơn khoảng xanh thiên nhiên. Sau đó nước sẽ được dùng lại khi cần, hay dùng nuôi dưỡng các mạch nước ngầm, để chống lún và sụt đất. Đây làm biện pháp vừa thoát nước, vừa giảm lượng nước phải thoát đi, tức là giải quyết nguyên nhân ngay tại nguồn gốc.
.
.
z-td-sgngap-curbretention.jpg picture by tddesign
.
.
.
 
Trong nước bài tới, sẽ nói tới từng giải pháp, từ chi tiết của từng biện pháp nhỏ, để tấn công toàn diện chuyện ngập lụt của SG, chuyện môi trường an sinh đầy ô nhiễm của SG, nhiều giải pháp, từng bộ phận, từ nguyên nhân cho tới điểm giải quyết cuối cùng. Sẽ cón nhiều bài viết tiếp về giải pháp, kèm theo sơ đồ và hình ảnh. Bài này chỉ nói tổng quát về hệ thống của nhiều giải pháp hợp lại, từ đào lại kinh bị lấp, kinh mới, kinh ngầm, hồ tụ nước, mái xanh giữ nước trên nhà ở, thâu giữ nước mưa, hố thấm nước hai bên đường, hệ thống vỉa hè thấm nước, khoảng xanh ngăn cách lưu thông và giữ nước, cho ngấm đất ... để giải quyết tình trạng ngập lụt của SG, càng ngày càng tệ hại hiện nay.
.
.
 
Đã và đang có những công trình xây cấy giải quyết ngập lụt cho SG được chính quyền cho tiến hành qua nhiều năm, và đang tiếp tục, như vét kinh, đào cống ngầm, tuy nhiên sẽ không nói tới, để có một giải pháp khác, qua lối nhìn khác, không bị ảnh hường bởi những chuyện đang làm, chưa biết đúng hay sai, chưa biết có kết qủa hay không, nhưng chỉ biết đầy tham nhũng trộm cắp trầm trọng, đầy sai lầm về tính toán, dữ kiện dự trù sai bét, lỗi thời, dữ kiện tính toán không còn phù hợp nữa vì sự phá hoại tăng nhanh hơn tiến độ của công trình thoát nước ... mãi vẫn chưa làm xong ... và những tai nạn đã xẩy ra, có những con robot đào cống đã bị chôn vùi thất thoát yên nghỉ bỏ lại trong lòng đất vì thiếu tính toán và nghiên cứu ... làm SG bớt ngập cũng là cơ hội cho chính quyền nạo vét tiền công, ăn cắp và tham nhũng, cái đó thì đã thấy rõ ... còn càng giải quyết .. thì nước ngập lụt càng cao .. và càng ngập lâu và thường xuyên hơn ... y như chuyện đã lấp mương, lấp kinh rạch, lấp đất thấp, lấy đất thấp xây thành phố để cho Saigon mau lụt hơn trong vài chục năm qua.
.
 
.
.
 
Chưa viết xong ... còn tiếp ngay trong bài này ..
.
 
.
Natural__impervious_cover_diagrams_.jpg picture by tddesign
.
đất thiên nhiên giữ nước chỉ cho chẩy đi chỗ khác 10% khi ngập, còn thành phố, sàn xi măng, đường nhựa thì hơn 55% nước sẽ chẩy đi chỗ khác, gây ngập lụt.
.
 
 
.
.
 
.
 
 
z-td-sgngap-arialpic-3-10.jpg picture by tddesign
.
Hình trên, từ không ảnh cho thấy SG ngày nay là một biển bê tông, nhựa đường mái nhà .. nóng hổi dưới ánh mặt trời... cây xanh, khoảng xanh thì không có ... Thủ Thiêm thì bị mất 1/3 mầu xanh rồi ... sống giữa rừng bê tông sắt thép và ngập lụt nước dơ ... SG đã quá mức chịu đựng ... chưa giải quyết được tệ trạng cũ, lại làm ra tệ trạng mới .. từ trên cao nhìn xuống, Saigon giống như cái sân xi măng hừng hừng nóng rực lửa dưới mặt trời vì thiếu cây xanh, thiếu hồ nước, thiếu khoảng trống xanh.
.
Tới khi mưa tới thì lại là cái ao ngập lụt dơ bẩn. Thường thì tăng dân số, phải tăng sông rạch thoát nước, theo tỷ lệ thuận. Nhưng trái ngược lại một cách ngớ ngẩn, không tưởng tượng là .. tăng diện tích xây cất, tăng dân số, tăng nhà cửa, thì lại lấp kinh rạch ao hồ thoát nước. Những người có óc, tại sao làm cái chuyện buồn cười như vậy, để mau bị ngập lụt hơn.
.
Khi mua nhiều xe hơi, xe gắn máy, tăng số lượng xe, thì phải tăng số lượng, tăng diện tích mặt đường, tăng chỗ đâu xe, còn không thì đường xá sẽ đứng yên tại chỗ vì xe phủ kín mặt đường. Chuyện ngập lụt cũng vậy, khi xưa cũng có ngập lụt nhỏ, thay vì vét cống đào thêm mương, thêm kinh rạch, người có óc thông minh tối thiểu lại lấp mương lấp cống, lấp kinh rạch, rồi hy vọng là nước ngập sẽ thoát đi nhanh hơn? ... thoát đi đâu khi đường thoát bị ngăn lấp? thế mà tự hào là đỉnh cao trí tuệ, phải nói là retard, không hề có trí khôn, người không có óc mới đúng.
.
Cuối cùng hậu qủa ngày nay, là do nguyên nhân tự tạo ra bao chục năm qua, tự lãnh đạo thành phố gây ra cảnh bế tắc ngập lụt ngày nay. Giản dị nhất là đi tháo gỡ ngược lại những gì đã chặn nước thoát đi, tháo gỡ đập bỏ, xây dựng lại khoảng xanh, làm lại sông rạch, đào thêm ao hồ, và giảm dân của SG đi !!! nhưng hiện nay, người ta vẫn làm những chuyện tự hủy diệt thành phố, hủy diệt môi sinh, không có sustainable living, tức là sống và tiếp tục duy trì nguồn sống, mà trái lại ... thêm một cái công viên nhỏ xíu trên đường Tự Do, ĐK, gần nhà thờ Đức Bà đang được chia chác, lấp đất , lấp khoảng trống xanh cây này bằng cao ốc ... cái đó là sống và đang tự hủy môi trường sống.
.
 
.
by duongtiden.
.
.


2 comments:

Labels Loại Bài

Followers

Blog Archive

About tmd.design

My photo
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com
Powered by Blogger.