copy of tmddesign old multiply blog

Pageviews

Friday, April 2, 2010

Saigon ngập lụt . bài phụ lục thứ tư . các loại nước ngập !!! .. by duongtiden

.
.

.
.

Các loại nước thải, nhà máy phân xử nước thải . by duongtiden
.



Trước khi viết tiếp về những giải pháp để giải quyết chuyện ngập nước cho Saigon hiện nay và cho tương lai. Cần thêm một bài viết riêng về chi tiết: những loại nước ngập nào, nước thải nào mà một thành phố sống động, an bình, cần phải đạt được. Nên hôm nay, tôi viết thêm bài phụ lục thứ tư, thêm một chi tiết cần biết của những vấn đề phải giải quyết, vấn đề gì và tại sao? trước khi bàn đến chuyện giải pháp. Cần phải hiểu rõ về các vấn đề khó khăn gây ra ra ngập lụt của Saigon trong qúa khứ và hiện nay.
.

Nói về nước thải, có hai loại: nước thải ra do sinh hoạt của đời sống mỗi ngày, nước thải ra vì nhu cầu sinh sống, như tắm rửa, nấu nướng, giặt giũ, lau rữa chung quanh nhà, hoặc ở môi trường làm việc, sản xuất nhẹ tại các dịch vụ thương mại, sản xuất. Hay hơn nữa ở khối lượng cao hơn là nước thải do các kỹ nghệ nặng, dùng trong sản xuất. Những nước thải này, từ giản dị nhất là việc đổ thau nước ra sân cho ngấm đất, đổ nước dơ ra sau nhà, rồi muốn chẩy đi đâu thì đi miễn ra khỏi nhà mình là được, hay là các xưởng kỹ nghệ cứ việc đổ nước thải ra sông, rồi sông có sinh vật sống trên đó, sông mang nước nuôi cây cỏ chung quanh vùng hay xa hơn nơi hạ nguồn, không cần biết đìều đó !!.
.
.
z-td-sg-ngap-nuoc-do.jpg picture by tddesign
.
.

Nước thải kể trên, trong đó đều có một nồng độ độc hại, không ít thì nhiều các chất hóa học như xà bông, xăng nhớt và vân vân, sẽ thấm xuống đất, đi vào các mạch nước ngầm, các giếng nước chung quanh. Còn các chấ thải do kỹ nghệ sản xuất ra thì không biết muôn vàn những chất độc hoá học nào được thải ra ở trong đó. Phần lớn sẽ ra sông, làm ô nhiễm giòng sông, giết hại thủy sản, sinh vật, môi trường sinh thái sống nhờ vào các lưu lượng nước của dòng sông.
.
.
ớc thải thứ nhì, là nước thải từ các phòng vệ sinh đi ra, chất thải từ cơ thể con người mổi ngày, thường là được đưa xuống hầm phân, hay những nơi nhà sàn sống chồm ra trên giòng sông, thì rất giản dị là đi thẳng vào sông rạch. Những hầm phân trong thành phố, khi đầy sẽ được hút ra bằng xe bồn, rồi do lợi lộc tiền bạc, thay vì được đổ đúng chỗ như nhà máy phân xử, thì sẽ đổ lén lút ở đâu đó, miễn sao không tốn xăng chạy đi xa, hay phải trả tiền đổ. Loại nước chất độc này, sẽ xuống sông rạch gần đó, đi vào ruộng đất ao gần đó. Dĩ nhiên các chất độc hại, vi khuẩn sẽ lẫn lộn xâm nhập vào môi trường sống, vào rau cỏ và những mạch ngước ngầm cung cấp cho các giếng nước, dùng trong sinh sống hàng ngày.
.
Loại nước cuối, đó là nước mưa rơi xuống, khi mưa lớn thường làm ngập lụt nhiều khu ở SG, ngập cao, như những giòng sông nhỏ. Tuy sự độc hại không cao, nhưng hoà lẫn với bụi bặm, chất dơ trên mặt đất, hòa lẫn với cống rãnh dâng lên, loại nước ngập này cũng đầy ô nhiễm, ở nhiều nơi, nước đen mầu độc hại, bao gồm đủ mọi thứ vi khuẩn, vi trùng gây ra bệnh tật,
.
.
z-td-sg-ngap-sewer.jpg picture by tddesign
.
.

Nói chung, nếu không được phân xử riêng, sau một thời gian thì cả ba bốn loại nước dơ kể trên, đều hòa lẫn với nhau, thấm xuống đất, hay chẩy ra những dòng sông rạch của thành phố, đi vào mạch nước ngầm, và các giếng nước sẽ có những chất độc hại, có mùi, có sắc hay vô hình vô dạng ở trong nước dùng cho sinh sống hàng ngày. Đó là những điều không thể chấp nhận được, cần phải cải tiến, ngăn ngừa để mức sống của một thành phố lớn sẽ được an lành với mức độ vệ sinh tối thiểu.
.
Những thành phố tân tiến trên thế giới, một trong những tân tiến cần thiết đó là phải hợp vệ sinh, đời sống an lành cho mọi người, từ vệ sinh của môi trường sống như không khí, nước uống và nhất là môi trường sinh thái sạch sẽ an lành. Cho nên những đô thị lớn nhỏ, đều có các hệ thống, thu dẫn các loại nước thải về nhà máy trung ương để phân xử theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh đồng nhất, để duy trì môi trướng sống lành mạnh cho thành phố một cách lâu dài.
.
.


Ở những khu vực có mật độ dân cao, không có khoảng trống xanh, thì nước thải ra càng cao, nước mưa xuống sẽ không có đủ khoảng trống thiên nhiên để ngấm xuống đất, nên tại đây, tất cả các loại nước thải phải được thu lại rồi phân xử, chứ không để thất thoát ra ngoài làm ô nhiễm môi trường sống. Còn những nơi rộng rãi khác trong thành phố, có đủ sân vườn rộng, các nước thải có thể được chứa trong các hầm tự hủy ngầm dưới đất, sau khi phân hủy đúng vệ sinh, nước còn lại sẽ được cho ngấm ở bên dưới mặt đất. Nhất là những thành phố lớn trên vài triệu dân, mà không có hệ thống thu và phân xử nước thải, thì đó là một đe doạ trầm trọng đến đời sống và sức khỏe của cư dân trong thành phố.
.
.

z-td-sewer-plant-4.jpg picture by tddesign
.
.

Khi khởi đầu, nhiều thành phố cho nhập chung các nước thải lại, rồi phân xử đồng loạt giống nhau. Nhưng sau đó vì cách phân xử như vậy rất tốn kém, theo thời gian, chi phí về năng lượng không còn có giá mua vào rẻ như vài chục năm trước, nên ngày nay, nhiều thành phố, phân các nước thải ra hai hệ thống. Nước phân thải ( raw sewer ) và nước mưa thoát ra ( storm water ), vì cách phân xử nước mưa thải ra, không tốn kém như các loại nước phân thải trong nhà, do sinh sống mà ra. Tuy nhiên, thành phố cũng khuyến cáo người dân, không được đổ các chất độc hại của đời sống vào loại nước mưa thải ra chẩy theo cống hai bên dường. Còn loại nước phân thải trong nhà, được nối vào hệ thống cống riêng, không cho xuất hiện ra đời sống hàng ngày, mà đưa vào hệ thống kín dưới đất, dẫn tập trung về nhà máy phân xử, khử trùng, lọc chất rắn, lấy ra thán khí, làm hơi đốt chạy động cơ, và cuối cùng, lọc lại nước đúng điều kiện trong lành và cho ra các sông rạch gần nhà máy, trả lại thiên nhiên.

.
.
z-td-sewer-plant-1.jpg picture by tddesign
.
.


Nước phân thải, từ các nhà dân, các cao ốc, đuợc chẩy ra bằng sức nặng trọng lực, với độ dốc tối thiểu 1% để tự chẩy thoát. Tùy theo điạ thế, hay ở các từng hầm, sẽ phải có hệ thống bơm, để đưa nước thải này lên cao, dùng các loại bơm đặc biệt để bơm luôn cả các chất nước đặc. Tùy theo địa thế của thành phố, nhiều khi phải có các trạm thu nhận tạm, rồi được bơm qua một độ cao khác để có thể chẩy tự nhiên về nhà máy phân xử. Nguyên tắc chung là như vậy. tất cả nhà trong thành phố, bắt buộc phải được gắn cống chung vào hệt thống thu phân thải của thành phố. Mỗi tháng phải trả tiền xử dụng như tiền nước và tiền điện. Thường thì người ta tính theo số lượng nước sạch tiêu dùng mà tính ra tiền phải trả để xử lý nước dơ.
.


Ngoài ra mỗi căn nhà phải trả số tiền quy định theo mức độ to nhỏ về số tiền trang trải cho hệ thống thoát nước mưa từ nhà ra, và từ hai bên đường. Tiền thuế lưu hành xe mỗi năm, cũng được tính thêmn tiền để thu nước ngập khi mưa, giữ cho đường khô ráo. Và dĩ nhiên ở các nước tân tấn tiến đủ tự do dân chủ, khi thành phố thu tiền mà không làm tròn nhiệm vụ giải quyết nước dơ, nước ngầm, thì thảnh phố sẽ bị thưa ra toà án, phải bồi thường lại cho dân. Bồi thường như thế nào, thì có thể là sẽ không thâu tiền nưóc thải, nước mưa ngập trong một thời gian, hay là bớt, hạ tiền thuế bất động sản, hay gửi chi phiếu tới từng chủ nhà. Chuyện đó có xầy ra ở các xứ tân tiến. Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm, cung cấp dịch vụ theo số tiền thu được từ người dân trong thành phố.
.
.
z-td-sewer-plant-2.jpg picture by tddesign
.
.

Những sơ đồ hệ thống, cách phân xử của nhà máy có thay đổi đôi chút tùy từng nơi, tùy theo xứ sở và tùy vùng, nhưng nói chung, khi dẫn về nhà máy, rác rưởi, các vật lọt vào sẽ được gạn lọc ngay ra bằng cách quan sát, sau đó đưa vào hệ thống chuyên môn, thêm không khí vào, cho tiêu hủy nhanh, gạn lọc chất rắn cho lắng đọng, thu hơi thán khí làm hơi đốt chạy máy, gạn lọc thêm nữa, khử mùi, khử trùng, làm khô chất đặc trở thành phân bón. Cuối cùng nước thải ra được khử trùng lần cuối, và trả lại môi trường sống qua các sông rạch. Thường thì nhà máy phân xử nước dơ của thành phố sẽ được đặt ở nơi thấp nhất, thuận tiện trong việc đặt ống cống ngầm thu dẫn nước về đây.
.
.
z-td-sewer-plant-3.jpg picture by tddesign
.
.
 

Ở VN hiện nay, thấy có tài liệu nói về một nhà máy phân xử nước thải nhỏ ở Bình Điền, thu nước thải do các xe bồn chở tới, nhưng người của nhà máy vẫn than phiền là từ khi có nhà máy, số lượng xe chở đến đây đổ không tăng lên, chứng tỏ là người ta vẫn hút hầm phân lên xe bồn, mang đổ lén đâu đó. Đó là một hành động vô trách nhiệm, coi trường môi trường sống lành mạnh của người khác. Không thể tưởng tượng là thành phố với 8,9 triệu dân, mà không có hệ thống phân xử nước dơ tập trung. Ở các nước chậm tiến, các thành phố nhỏ còn có thể dùng những khoảng trống của thiên nhiên chung quanh mà hấp thụ bớt chất dơ của môi trường sống. Chứ một thành phố to lớn chục triệu dân trải rộng trên vài chục cây số vuống, giờ không còn khoảng trống, khoảng xanh của thiên nhiển để hấp thụ và bão hòa vệ sinh cho môi trường sống, thì thật là nguy hiểm cho sức khỏe của người dân sinh sống trong đó, khi bị ảnh hưởng trực tiếp từ các chất thải độc hại này.
.
.
Nói tóm lại, trước khi trời làm mưa gây ngập lụt, thì dân trong thành phố cũng do đời sống sinh hoạt hàng ngày, sản xuất hàng ngày đã thải ra hàng loạt nườc thải, nằm ssãn trong cống, chẩy ra sông rạch, ngấm vào lòng đất. Một số lượn nước đáng kể được thải ra nằm sẵn, chẩy vào các sông rạch. Rồi khi thủy triều lên, đẩy nước sông rạch đi ngược vào đường xá của thành phố, nơi sinh sống, rồi khi mưa xuống, tất cả gom lại gây ra ngập lụt. nên giải quyết chuyện ngập lụt là phải giải quyết tất cả nguồn gốc, từ đâu có nước để dâng lên ngập mọi nơi. Phải giải quyết giảm thiểu những lượng nước thải mà dân thành phố tạo ra. Còn chuyện mưa trên trời xuống thì khó mà kiểm soát thiên nhiên. Chỉ có thể làm hệ thống để thoát nước cho nhanh hơn, hợp và đi trước dung lượng, vũ lượng của nước mưa. Còn thủy triều lên cao, thì phải tránh nơi thủy triều lên, đừng xây cất ở đó. hay nếu vẫn muốn xây cất, thì so sánh những kinh phí phải trả để xây hệ thống đê đập, hay hệ thống nào đó để nước ngập không xẩy ra nơi đó. Một bài toán kinh tế cần được soạn ra.
.
.
Hơn 1/3 dân SG hiện nay phải sống bằng nước giếng, với đủ các chất độc hại do nước thải ngấm vào mạch nước ngầm. Những nhá máy lọc nước, cũng phải lấy nước từ sông vào, mà sông thì mang nước thải chẩy vào, cho dù trên thượng nguồn hay hạ nguồn, thì mật độ sinh sống ở đâu cũng tăng cao gấp hai ba lần so với vài chục năm trước, thì nước vào nhà máy, nước giếng đều phải trong lành, không có những chất độc hại ngấm vào. Do đó, thu hồi các nước thải là điều cần thiết cho thành phố lớn, thành phố nhỏ, hay đồng quê. nếu không giữ gìn, giảm thiểu chuyện ô nhiễm môi trường sống, bằng những hành động nhỏ nhặt nhất, thì tương lai sẽ phải trả giá thôi. Khi tự hủy hoại môi trường sống của mình vì tham lam, hay thiếu hiểu biết kiểu "sống chết mặc bay ... " thì chuyện ngập lụt của Saigon ngày nay, là một hậu qua do nhân tai làm ra, Saigon đang phải trả gía, do người dân, chính quyền tu5ưgây ra trong vài chục năm trước ... và vẫn tiếp tục tữ hủy hoại nếu không có giải pháp và nhận định ra trách nhiệm, nhận định ra nguyên nhân, và có đủ khôn ngoan, trong sạch, thanh liêm để giải quyết.
.
.


Phần trên, là nguyên nhân của bài phụ lục thứ tư này, nói ra, phân loại những nươc thải, cách phân xử, theo hệ thống môi sinh lành mạnh, trước khi nói về chuyện giải quyết ngập lụt của Saigon, mà nước ngập là bao gồm đủ tất cả những nước thải kể bên trên.
.
.
by duongtiden, Saigon ngập lụt .
.

No comments:

Post a Comment

Labels Loại Bài

Followers

Blog Archive

About tmd.design

My photo
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com
Powered by Blogger.