.
.
Những khu vực gió cao, khu có giông bão
.
Những khu vực, tiểu bang thường xuyên có giông bão thổi đến theo mùa, theo định kỳ mỗi năm, được liệt kê ra, để có riêng những đòi hỏi cao hơn về luật lệ xây cất, cũng như để cho các cơ quan lo việc cấp cứu có biện pháp chuẩn bị thích hợp, kề hoạch và nhân lực để kịp thời đối phó. Những cơn giông bão đến thường xuyên đã được ghi nhận và nghiên cứu để có một hệ thống đối phó thường trực trong mọi lãnh vực như xây dựng, lương thực, y tế và bảo hiểm để duy trì đời sồng dân cư trong vùng bị giông bão thường xuyên. Tránh chuyện bị thiệt hại lớn, theo từng chu kỳ, 5 năm, 10 năm, hay trăm năm, ghi nhận những cường độ của bão có thể lại xẩy ra bất cứ lúc nào vào mùa bão.
.
Nhiều sự nghiên cứu và điều tra đã được thực hiện để coi sự thiệt hại do giông bão xẩy đến cho những công trình kiền trúc to nhỏ như thế nào. Áp lực, sức nén, sức ép của gió, tác động vào những công trình như thế nào, cộng thêm lượng mưa lớn xẩy ra, cùng với sức gió lùa, đưa nước tác hại vào các bộ phận kiến tạo như mái nhà, tường, cửa như thế nào. Khi nước gió xâm nhập vào sẽ tạo ra những hư hại tới mức độ nào, làm nguy hiểm cho người cư ngụ bên trong, cũng như các thiệt hại vật chất sẽ xẩy ra.
.
Bảo hiểm trước, dùng kết cấu cho đúng.
.
Ở vùng hay bị giông bão thường xuyên, việc có bảo hiểm cho công trình kết cấu là chuyện cần thiết. Các hãng tư nhân vẫn có thể duy trì sự kinh doanh của họ, tùy theo may rủi. Ngoài ra các cơ quan của chính quyền cũng có thể có những chương trình giúp đỡ về bảo hiểm, như cho trừ bớt vào phần thuế bất động sản phải đóng.
.
Cộng thêm vào đó, các kết cấu trong công trình đòi hỏi có độ vững bền cao hơn, khi có thiệt hại vì giông bão lớn, cho dù phải tu sửa lại vẫn còn đỡ tốn kém hơn là phải làm lại công trình từ đầu, rồi lại bị san bằng trong các giông bão tới. Nói chung là cần nên tinh toán trước mọi chi phí xây cất kiên cố hơn, cộng với chi phí bảo hiểm, so sánh với thiệt hại do giông bão thường xuyên, tạo ra an toàn cho người xử dụng, bớt tốn kém khi phải xây dựng lại.
.
Những ghi nhận này, được đưa vào luật kiến tạo tại địa phương, đòi hỏi sự kiến tạo chắc chắn an toàn ở một mức độ tối thiểu nào, được ghi vào luật xây cất tại địa phương, để kiểm soát và cho phép được cư ngụ khi công trình hoàn thành. Những công trình kiến tạo của chính phủ địa phương hay liên bang sẽ có những tiêu chuẩn cao hơn, cho thích hợp với những nguy hiểm của giông bão thường xuyên.
.
.
.
.
Làm chi tiết đủ sự an toàn
.
Thực hiện đồ án công trình cho an toàn để chịu đựng giông bão thường trực đòi hỏi những tính toán, suy nghĩ ban đầu, về mức độ chịu đựng của vật liệu, cách bố cục xắp xếp những thành phần kết cấu, và quan trọng nhất là cách nối kết những thành phần này lại với nhau, trong những chi tiết kiến tạo đầy đủ độ an toàn.
.
Miếng lót chận nước (flashing)
.
Hầu hết 90% sự thiệt hại khi gió lớn thổi tới, là làm bật tung những miếng ngăn chận nước thấm (flashing), nằm trên mái, trong tường, nơi cửa và cửa số. Từ đây nước thấm vào trong nhà làm hư hỏng các vật liệu và tài sản khác ở bên trong.
.
Ở đây, nói rõ về các công trình kiến trúc ờ Mỹ, khác với VN, cho dù ờ vùng nóng và khô hơn VN, nhà ở Mỹ rất là kín, coi như hoàn toàn kín nước mưa từ mái xuống, hay thổi tạt vào tường khe gió. Nếu tường làm một lớp thí hoàn toàn kín, nếu tường hai lớp với khe thông hơi và hơi nước ở giũa, thì hơi nước hay nước chỉ được lọt vào phần rất ít, rồi sau đó, theo sức nặng, trọng lực, tụ dưới thấp và chẩy thoát ngược ra, không hề được cho ngấm vào phần tường thứ nhì.
.
Cho dù ở xứ nóng, chuyện có nước chẩy ngấm rửa bên trong nhà là hoàn toàn không có, trừ khi nơi đó đưọc làm phòng tắm hay cho nước chẩy trên mặt vật liệu như sàn nhà và tường. Công trình ở Mỹ thường được điều hòa không khí, mát lạnh hay sưởi ấm, tùy theo mùa. Hay những công trình không cần điều hòa vẫn phải kín nước khi giông bão thổi đến, để tránh hư hại tài sản bên trong, có thể làm mốc, hư hại, tan hủy các vật liệu khác. Hay xẩy ra hỏa hoạn vì chạm điện. Ngoài ra nhà ở Mỹ thường làm bằng những vật liệu sẽ hư hại khi gặp nuớc.
.
Ỏ VN không có nhiều khái niệm về những miếng chận thấm nước, thường là bằng kim loại chống sét rì, hay bằng vinyl, cao su chống thấm nước, thường đặt dưới mái, tiếp xúc vào tường, chung quanh lỗ mở ra cho cửa, cửa sổ, hay những máng nước mưa.
.
Ngoài vấn đề tốn kém, đòi hỏi sự hiểu biết về kỹ thuật nguyên tắc chống thấm nước và kỹ thuật tay nghề cao, tinh xảo, cùng vật liệu tốt thì các miếng chống thấm nước này mới ngăn được sự xâm nhập của nước mưa và hơi ẩm. Ở nơi giông bão thì áp lực của gió sẽ ép nước từ bên ngoài xâm nhập vào nhà từ mọi nơi và mọi hướng, đồng thời sức gió sẽ bốc vào bề mặt những miếng chận nước để thổi tung ra, nếu các vật liệu chống thấm này không đủ độ dầy, không được những móc giữ lại vững chắc, được đặt gần nhau cùng theo đầy đủ các ốc vít, đinh bắt sâu vào kết cấu bên trong.
.
Những đinh ốc vít bắt vào bề mặt (fasteners)
.
Ở vùng giông bão số đinh vít sẽ được đặt gần nhau hơn, bắt sâu hơn, hay có những kẽ dãn nở theo nhiệt độ của vật liệu, hay theo rung chuyển để có thể duy trì những miếng ngăn nước, giữ những miếng lợp mái không bị gió thổi tung ra. Ngoài ra, dùng đinh vít ốc bằng kim loại không sét rỉ, ở vủng tiếp xúc với nước biển mặn hay có nhiều hơi nước. Nói chung vật liệu cần được tốt dầy hơn, móc khóa được đặt gần hơn, đinh vít ốc bằng kim loại không sét rỉ, chiều sâu của răng vít nhiều hơn, số lượng nhiều hơn, mối nối phải được tính cho sự dãn nở của vật liệu theo nhiệt độ, và sự rung chuyển khi gió thổi để không bị bung cong và súc ra, hay bị thiệt hại trước khi giông bão xẩy đến.
.
Vật liệu dầy tốt, không bằng hệ thống lắp ráp, giữ tại vị trí tốt, vỉ nếu bị bung ra dễ dàng, thì vật liệu dầy tốt không còn gíá trị nữa mà chỉ làm thiệt hại nhân mạng hay hư hại kiến trúc khi vật liệu bay tự do trong gió.
.
.
Một vài điều cần chú ý, khác hơn sự hiểu biết thông thường
.
Thường thì bề mặt nhám và không kín mịn như gạch hay gạch bằng bê tông, xi măng, khi dùng kéo dán giữa bệ cửa sổ và tường gạch, lớp keo dán này chỉ ngăn nước khi dính với kim lọai, còn bề mặt dính với gạch hay gạch xi măng, vẫn để nước ngấm qua. Cho nên phải dùng những miếng chận nước, flashing, nước thấm qua, sẽ theo độ dốc chẩy ngược xuống dưới thấp, rồi lại đi ngược ra ngoài mặt tường. Loại tường có khe nước không khí ở giữa thì nước ngấm tụ xuống đáy rồi thoát theo lỗ để sẵn ra ngoài.
.
Tuy nhiên những kẽ hở giữa các loại dây, thông qua tường ngoài, hay ống nước, hay những vật đi qua tường, vẫn cần dùng keo chận nước bơm vào kẽ hở. Không hoàn toàn chận nước, nhưng sẽ làm giảm lượng nước xâm nhập vào khoảng trống này, giãm lượng nước xâm nhập vào khe thông thoáng giữa tường hai lớp, cavity wall.
.
Ngoài ra, khe hở chung quanh cửa, cửa sổ, khi bị áp lực gió thổi mạnh, vẫn có bị hơi nước xâm nhập vào, ở mức độ cho phép10% là tối đa,, sau đó những miếng chận nước, cùng chất keo bơm vào khe hở sẽ chận, đưa nước thấm chẩy ra chỗ dự trù theo trọng lực để lại chẩy ngược lại ra ngoài.
.
Những mái ngói, không nên chỉ dùng hồ xi măng ở đỉnh nóc và cạnh, mà phải dùng keo dính co dãn cùng với móc nối cột khóa vào nhau, khi hồ xi măng dãn nở nứt ra vì nhiệt độ hay rung chuyển thì vẫn được giữ lại tại chỗ bởi móc, khóa.
.
Ngoài ra các hệ thống nặng của những máy điều hoà không khí hay các khối máy cơ khí khác trên mái nhà, cũng dễ bị tác dụng của gió lớn xô đẩy nhiều ở bốn góc, đừng nghĩ những đơn vị này khá nặng gió không đẩy đi được, nhưng bị làm rung chuyển, hư hại các mối nối, nơi giữ gắn đơn vị xuống mái, làm hư các miếng ngăn chặn nước, và sự thấm nước sau đó sẽ làm hư hỏng mái và công trình bên dưới. Cần phải coi lại các mối nối, dùng các đinh ốc với sức chịu đựng cao, đặt gần nhau, và dùng kim loại không rỉ sét.
.
Đó là bài viết lại dựa theo bài học “High-Velocity Huricane Zones “ số tháng chín 2009, của tạp chí Building Design + Construction. Tôi trả lời 10 câu hỏi, đúng hết được 100%, được cấp chứng chỉ 1 đơn vị học bổ túc, trong 9 đơn vị đòi hỏi của tiểu bang để duy trì bằng hành nghề KTS, và 21 đơn vị của Viện Kiến Trúc Sư Hoa Kỳ để duy trì hội viên chính thức, AIA member.
.
Khi tôi thi tiếp các bài khác, thấy bài nào hay, sẽ viết theo lại bằng tiếng Việt. Ở Mỹ muốn duy trì bằng hành nghề KTS mỗi năm, phải tiếp tục học thêm và thi đậu, có chứng nhận ở các tổ chức huấn luyện được công nhận bởi viện KTS Hoa Kỳ.
.
.
viết phóng tác lại cho hợp với người đọc ở VN.
By duongtiden
.
No comments:
Post a Comment