.
.
.
Bài 10: Chiến trường An Lộc mùa hè năm 1972, đến hồi kết thúc, by duongtiden.
.
.
.
Cuối tháng 6, 1972 sau hơn hai tháng An Lộc bị bao vây, Lữ Đoàn 1 Nhầy Dù, Liên Đoàn 81 Biệt cách Dù đã rút ra để sau đó chuyển ngay ra chiến trường Quảng Trị để tiến công tái chiếm cổ thành tại thị xã này. Giữa tháng 6, sau cuộc bắt tay từ nam lên, từ bắc xuống của hai đại đội Nhẩy Dù, một từ ngoài vào, một từ trong hàng phòng thủ tiến ra, vài ngàn dân trong thị xã gồm hầu hết phụ nữ, trẻ em, người gìa cả, ốm đói suốt hai tháng bị bao vây đã lên đường tiến ra QL 13 xuôi nam về Chơn Thành, sau nhiều tổn thất nặng do VC chận phá, bắt bớt người, cuối cùng đoàn dân tị nạn thảm thương này cũng về đến bên VNCH, tuy nhiên một số không nhỏ đã nằm xuống vì đạn pháo của VC và kiệt sức, được VC giải phóng ra khỏi kiếp người.
.
.
.
.
.
Hầu hết lực lượng của SĐ 5 trấn giữ An Lộc từ trước và trong suốt thời gian thị xã bị bao vây đã được rút ra, thay quân bằng SĐ 18. Còn bộ chỉ huy của Tướng Hưng, lúc này đã được lên một chức từ Đại Tá, cấp bậc trong những ngày đầu tử thủ An Lộc, còn nằm lại điều khiển chiến trường và chuẩn bị đón TT Nguyễn văn Thiệu lên thăm thị xã để chính thức cho thấy đại quân VC đã thảm bại khi đã bao vây tiến đánh An Lộc trên hai tháng trời không thành công. Chuẩn Tướng Hưng đã có quân phục mới thẳng nếp, ngôi sao mới, quân phục đẹp nhất trong các hình chụp chung với các cấp lãnh đạo VNCH cao cấp. Tóc hớt cao, mặt trắng trẻo vì ở lâu trong hầm, Tướng Hưng tươi cười hướng dẫn phái đoàn quan sát sự điêu tàn của thị xã An Lộc. Nhất tướng công thành, vạn cốt khô của bên VC ngoài xa và cả trong thị xã An Lộc gần như bị san bằng với nhiều ngàn quân và dân thị xã đã nằm xuống, quyết chí tử thủ chứ không đầu hàng.
.
.
.
.
.
.
Sư đoàn 1 Không Kỵ của quân đội Hoa Kỳ, lực lượng chính yiểm trợ không chiến và tiếp liệu cho thị xã An Lộc, với những máy bay trực thăng mới nhất cho chiến trường, những phi công gan lì, đã được huấn luyện kỹ càng, thêm nhiều kinh nghiệm chiến trường đã đưa phái đoàn của TT Nguyễn văn Thiệu vào An Lộc trong bí mật được chuẩn bị rất kỹ. Không thấy nói chính xác cách họ đổ xuống như thế nào từ đâu, nhưng có lẽ có các phị vụ trực thăng lên xuống bãi đáp B15 đầu tỉnh như thường lệ, chuyện này không có gì khác lạ đối với VC, vì nơi đáp là QL 13, nằm giữa hai rừng cao su bên hướng Tây che mặt Xa Cam hay xã Thanh Bình, bên hướng đông che mặt đông từ đồi Gió tới, nên khi thấy tiếng động và quan sát thấy trực thăng từ mây cao đổ xuống, thì pháo binh VC chỉ bắn cầm chừng vào khoảng đáp này chứ khó điều chỉnh cho chính xác vì không quan sát rõ ràng từng vị trí các chiếc trực thăng đuợc từ xa.
.
.
Ngày 7 tháng 7, sau các chuyến lên xuống thường lệ của trực thăng tại bãi đáp B15 ngoài phạm vi thị xã để cho pháo binh VC chú ý đến đó, thì một vài trực thăng của SĐ 1 Không Kỵ Hoa Kỳ từ trên cao bất thần đổ xuống Sân Vận Động ngay kế bên Tòa Hành Chánh Bình Long nơi đặt hầm phòng thủ của Tướng Hưng trong suốt cuộc bao vây. Sau đó với xe Jeep, TT Thiệu đã được đi một vòng quan sát thị xã và thắp nhang tại Nghĩa Trang của Biệt cách Dù 81, ngay bên cạnh một nhà lồng chợ mới An Lộc.
.
.
.
.
.
.
.
.
Cuộc thăm viếng, thị sát của TT Thiệu đã đánh đấu chính thức sự thất bại của đại quân VC không dứt điểm đuợc thị xã An Lộc, và TT VNCH đẵ đến được nơi này bình an, chính thức coi như thị xã vẫn đứng vững trong lãnh thổ của VNCH. Sau đó các trực thăng của SĐ 1 Không Kỵ lại từ trên cao bất ngờ đáp xuống, bốc phái đoàn cao cấp nhất VNCH trở về bộ chỉ huy của SĐ 5 tại Lai Khê, sau đó có bữa picnic khoản đãi sự hy sinh của đơn vị SĐ 1 Không Kỵ Hoa Kỳ này tại đây. Vào buổi tối cùng ngày, trên chương trình của Đài Truyền Hình, cả nước đã nhìn thấy những hình ảnh kiêu hùng của An Lộc, thấy sự hy sinh nặng nề của quân dân An Lộc, vẫn đứng vững trong cuộc bao vây trên hai tháng trời của đại quân VC. Đây là một chiến thắng về tâm lý chung của toàn lãnh thổ VNCH, làm cho VC bối rối bực mình trong chuyện không ra mắt được thủ đô của MTGPMN là chánh phủ bù nhìn của Bắc Việt, VC dựng lên trong miền Nam.
.
.
.
.
.
Từ tin tức TT Thiệu đã vào An Lộc thị sát, tưởng thưởng binh sĩ, tuy nhiên những hình ảnh chụp chung với binh sĩ thì lại là các đơn vị của SĐ 18 vừa vào thay thế, chứ không phải các chiến sĩ tiều tụy gần kiệt sức của SĐ 5 và Tiểu Khu Bình Long. Chuyến thăm viếng bất ngờ này của TT Thiệu nằm ngoài vòng dự tính của quân VC, vẫn còn đang kiểm soát bầu trời An Lộc bằng phòng không và đại pháo đủ loại, sự bất ngờ để thoát dịp cho TT VNCH vào An Lộc đi quan sát thị xã làm VC mất mặt quá, nên chiến trường An Lộc lại được VC chú ý hơn nữa, bám sát quan sát kỹ những chuyến thị sát sau đó đi vào An Lộc hơn của bộ chỉ huy quân đội Việt Mỹ.
.
.
.
.
.
.
.
Cuộc viếng thăm của TT Thiệu vào ra an toàn gây chú ý cho tiền sát viên pháo binh VC, họ được lịnh bám sát hơn nữa không bỏ lơ là các chuyến viếng thăm vào các ngày sau đó, sẽ có các phóng viên, truyền hình, mang hình ảnh đứng vững của An Lộc ra ngoài thế giới. Đúng như vậy, hai ngày sau chuyến thăm của TT Thiệu, ngày 9 tháng 7, chuyến đi vào An Lộc của Chuẩn Tướng Richard Tallman, tham mưu trưởng cố vấn của Quân Đoàn 3, vừa nhậm chức trước đó ít lâu sau khi là cố vấn trưởng của SĐ 18 bộ binh VNCH, vào An Lộc thăm SĐ 18, khi trở ra thì bị pháo VC theo dõi từ trước, bắn trước khi trực thăng cất cánh tại bãi đáp, gây tử thương cho tướng Tallman, và hai sĩ quan cao Hoa Kỳ cấp tá tháp tùng. Tướng Tallman là vị tướng cuối cùng tử thương trên chiến trường VN. Pháo binh VC đã gây được chiến thắng to lớn sau cùng trên An Lộc là gây tử thương cho một tướng lãnh Hoa Kỳ mà lúc đó không hề biết.
.
.
.
.
.
BG Tallman, chuẩn tướng Richard Tallman, tướng Hoa Kỳ cuối cùng tử thương tại chiến trường VN
.
.
Không ngờ đây là một may mắn của pháo binh VC, tuy nhiên cũng là một sơ hở của bên Hoa Kỳ, không dự đoán là cuộc viếng thăm của TT Thiệu hai ngày trước đó đã làm cho VC mất mặt, gây chú ý cho pháo binh VC bám sát, quan sát kỹ sự lên xuống của trực thăng trong thị xã hơn. Ngoài ra, toán trực thăng này chắc chắn không đáp ngoài bãi B15, mà đáp ngay trại B15, nơi cao khá trống trải bị quan sát dễ dàng từ ngoài xa, đáp ở đây thì ngay trong thị xã không phải di chuyển xa. Cỏ lẽ trực thăng vẫn nằm tại chỗ chờ đón ông tướng này đi ra, hay là khi đáp xuống đã bị pháo VC rình rập chờ sẵn. Nói chung là cái xui của tướng Tallman và là cái may mắn của pháo binh VC, không chiếm được thị xã An Lộc, diệt được Chuần Tướng Hưng, nhưng cuối cùng may mắn gây tử thương cho Chuẩn Tướng Mỹ Tallman. Tin tức này hoàn toàn được giữ kín khi đó, chỉ biết Tướng Mỹ này tử thương trên chiến trường VN vì tai nạn trực thăng, chứ không nói rõ ở đâu.
.
.
.
.
.
Sau đó thì các cuộc viếng thăm An Lộc của các cấp chỉ huy cao cấp Mỹ, vì tò mò hay vì lý do khác, được an toàn diễn ra, có lẽ vì họ thay đổi chiến thuật, cẩn thận hơn, như Tướng Hollingsworth, cố vấn Quân Đoàn 3, ra vào nhiều lần với các nhân vật cao cấp mà không sao. Trong các bài viết về An Lộc trên Net, tôi có đọc những đoạn, có Sĩ Quan cao cấp không quân VNCH than phiền là có sự thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và VC, các trực thăng Hoa Kỳ sơn trắng dưới đáy để VC không bắn, họ vào ra tiếp tế thực phẩm cho các cố vấn Mỹ mà không sao? nếu biết vậy thì tại sao các sĩ quan cao cấp không quân VNCH không sơn trắng các trực thăng, hay sơn trắng mũ bay của mình đi. Sự thật ở đây cho thấy trong chiến trường này, không có tướng VNCH nào hy sinh trên mặt trận mà chỉ có tướng Tallman hy sinh khi đi trực thăng vào An Lộc, ngoài ra trên 50 nhân viên phi hành, phi công Mỹ tử thương trên An Lộc. Như vậy tỷ lệ thiệt hại nhân mạng của không quân Hoa Kỳ là cao nhất so sánh với toàn thể các đơn vị VNCH tham chiến. Chưa kể vào ngay ngày đầu trận Lộc Ninh, một trung tá cố vấn trưởng Hoa Kỳ tự sát sau khi bị thương nặng và các sĩ quan cố vấn khác cũng tử thương hay bị bắt sống, sau này mới được trao đổi sau hiệp địng Paris.
.
.
.
.
.
.
Đây là vài dòng, trích từ bài của một phóng viên Không Quân vào An Lộc:
.
- Tất cả các trực thăng tiếp tế cũng như tản thương của Không Lực Việt Nam Cộng Hoà đều không thể đáp xuống mặt trận An Lộc trong thời gian cuộc chiến đang sôi động . Dư luận của các cố vấn Mỹ cho là phi công Việt Nam Cộng Hoà nhát gan, sợ phòng không địch nên không muốn đáp xuống trận địa. Trong lúc đó thì phi cơ trực thăng tiếp tế của Hoa Kỳ vẫn đáp lên xuống đều đặn, đem đồ tiếp tế cho các cố vấn Mỹ của Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà và Tiểu Khu Bình Long, không chiếc nào bị phòng không Cộng Sản Bắc Việt ngăn cản.
- Theo lời tường thuật của Thiếu Tá Nguyễn Văn Ức đại diện Sư Đoàn 3 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, đích thân quan sát, đàm thoại và chứng kiến tận mắt, , cho biết : Sở dĩ trực thăng Mỹ được ra vào An Lộc một cách an toàn, là vì phía dưới luờn của trực thăng Mỹ và các mũ phi hành của tất cả phi hành đoàn, đều có sơn màu trắng, thay vì màu olive như các đơn vị Trực Thăng tác chiến của Việt Nam Cộng Hoà.
Như vậy, câu hỏi được đặt ra là, phía đồng minh Hoa Kỳ có đường giây bí mật nào liên lạc với địch quân , để nhận được một thoả hiệp như thế hay không?
.
.
.
.
Tôi khi còn ở VN, chưa hề thấy trực thăng bộ binh, không kỵ Hoa Kỳ sơn trực thăng hai mầu, olive và trắng bên dưới, chì thấy nguyên trực thăng mầu trắng hay xám nhạt, thường là của Air America, CIA của Hoa Kỳ, bay các phi vụ gián điệp lẻ loi.
.
.
.
Còn nhìn sơn trắng dưới đáy trực thăng Mỹ mà bắn hay không bắn, thì ai từng cầm súng, nhìn lên trời chói sáng, nghe tiến trực thăng đến vù vù, có thể cùng với đại liên và hỏa tiễn bắn xuống thì ở đó có thời giờ phân biệt chiếc trực thăng có sơn trắng bên dưới hay không? còn nhìn được mũ bay trắng và chân dung phi công thì có lẽ thấy tử thần dễ hơn. Tại sao VC không bắn những trực thăng lẻ tẻ mà pháo ngay trực thăng của tướng Tallman khi ông này trở ra sửa soạn cất cánh khỏi An Lộc. Chẳng qua là VC ngáp trúng ruồi, còn tử trên trời cao, máy bay phóng qua chì vài giây, ở đó mà phân biệt được chiếc nào là ruồi cái, chiếc nào là ruồi đực, đều bị bắn hết. Chẳng qua, máy bay Mỹ, sĩ quan Mỹ, họ học bay từ Mỹ, dĩ nhiên tiếng Mỹ là tiếng mẹ đẻ bay giỏi hơn, trình độ sĩ quan Mỹ phải tốt nghiệp đại học, máy bay họ được bảo trì tốt hơn, bay giỏi hơn, và họ là bậc thầy dậy bay cho các phi công VNCH, cho nên tỷ lệ họ bị bắn hạ dĩ nhiên ít hơn, vì số máy bay tham dự của họ có thể ít hơn, hay chính họ có nhiều chiến thuật, kỹ thuật khác lạ hơn. Dẫu sao chính họ phát minh ra trực thăng, bay giỏi hơn, có chiến thuật rồi mới truyền lại cho học trò VN, có giới hạn về tiếng Mỹ, giới hạn về bảo trì, thì VN cứ than là thiệt hại của mình cao hơn, hay VC có thỏa thuận không bắn vào trực thăng Mỹ. Thấy thiệt khôi hài, cái chết của tướng Tallman là bằng chứng trả lời cho chuyện bịa đặt Mỹ và VC có thỏa thuận trước này.
.
.
.
Các chiến đấu cơ Hoa Kỳ thường sơn trắng mặt dưới để ngụy trang lẫn vào mây khi không chiến .
.
.
.
Các máy bay của không lực Mỹ thường sơn trắng bên dưới, khi nhìn từ dưới lên, máy bay sẽ lẫn với mây trắng đó là yếu tố ngụy trang, từ trên xuống thì họ sơn mầu ngụy trang lá cây để nhìn từ trên xuống thì lẫn với cây rừng. Còn trực thăng thì có khi sơn cả máy bay mầu xám hay trắng nhạt, dùng cho các chuyến tải thương hay phi vụ đạc biệt, còn đa số trực thăng Mỹ đều sơn xanh Olive đậm toàn thân y như những trực thăng chuyển giao cho không lực VNCH. Còn pháo thủ cao xạ bắn trực thăng, thì nguyên tắc phải bắn từ xa, bắn chận đầu, nên lúc đó khó mà thấy hay phân biệt được mấu trắng dưới dáy vì rất nhỏ, lại từ xa, thường thì thấy ngang hông trực thăng là nhiều nhất, lúc đó là khai hỏa bắn chận đầu rồi, ít khi đợi trực thăng đến ngay đỉnh đầu mới bắn. nên chuyện quan sát được mầu trắng trực thăng Mỹ để không bắn, cho nên phi công Mỹ vào An Lộc dễ hơn phi công VN, chuyện khó tin. Ngoài ra các trực thăng chiến đấu Cobra Mỹ cũng bắn hỏa tiễn hạ rất nhiều tăng VC, như vậy không lẽ VC chịu chết, tránh bắn trực thăng Mỹ. Chiến trường mà có chuyện này. Chưa kể số sĩ quan phi công Mỹ bị hy sinh không nhỏ, nếu so với số lượng của phi công VN tham chiến trong trận An Lộc. Chưa kể lúc đó, Mỹ đang dội bom miền Bắc của VC để trả đũa các trận tiến xâm chiếm ở Miền Nam, kéo dài tới tận tháng 12, 1972, dội B52 vào tận Hải Phòng và Hà Nội.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Nói chung là như vậy, nói riêng có thể vài cá nhân phi công VNCH bay giỏi hơn phi công Mỹ, nhưng đừng nói ai không sợ chết, ai cũng sợ chết hết, nhưng ai can đảm hơn rời bỏ xứ Mỹ an lành đi nửa vòng trái đất để chết trên cái xứ VN, có ai từ chối không bay vào An Lộc không. Thành ra ông sĩ quan không quân VNCH nào, phi công nào đặt ra chuyện trên là điều lố bịch. Có nhiều phi công Mỹ chết mất xác, mà nhiều năm sau này mới tìm ra. Còn dĩ nhiên ở miền Nam, đầy người trốn lính, con ông cháu cha lính kiểng, chạy tiền không dám chiến đấu. Dĩ nhiên không phải sĩ quan Mỹ nào cũng can đảm, toán cố vấn Mỹ do một Trung Tá Mỹ cầm đầu đã từ chối theo Trung Đoàn 8 / SĐ5 vào An Lộc những ngày 10, 11 tháng 4 … vì sợ chết. Đó là toán cố vấn nhát gan nhất không dám tham dự trận chiến An Lộc. Trong suốt trận bao vây An Lộc sau Lộc Ninh, không có một cố vấn Mỹ nào tử trận.
.
.
.
An Lộc đứng vững được nhờ những chiến sĩ vô danh như các BCD trên.
.
.
Còn thiệt hại bên hàng ngũ chỉ huy cao cấp của VC ra sao ? chuyện này không bàn, vì VC không có tư cách … miển sao chiến thắng là được, lính tráng, sĩ quan không đeo lon lá, không đeo tên, phải dùng bí danh, dấu tên thật như mèo dấu cứt, không quân số, ngay cái tên đảng CS cũng phải đổi thành Lao Động cho khỏi có mùi CS, để lừa bịp ai ngây thơ thì chuyện gian manh láu cá, gian xảo là cách hành xử chung của CS, của VC nên không so sánh chuyện này. Quân VNCH và Hoa Kỳ theo đúng hiệp định quốc tế Geneve, có số quân, có quân phục, đeo tên, đeo lon lá chức vụ khi tham chiến, giống như truyện Tầu Tam Quốc Chí, tướng lãnh nói chuyện chào nhau trước khi tham chiến, không cần hèn hạ gian manh đá cá lăn dưa. Ai tử trận thì đều loan báo cho dù chức vụ cao tới đâu, gia đình làm lễ an tang công khai với lễ nghi có hình ảnh, đăng cáo phó trên báo chí tự do, phân ưu được thông báo đầy đủ, không cần phải dấu diếm. Hai cách hành sự khác nhau dựa trên hai nền tảng đạo đức khác nhau nên không bàn, không cần bàn thêm giữa thủ đoạn của VC, của các xứ CS (hay chỉ có VC, không dám đeo lon cấp bậc và xưng tên tuổi thật) và cách hành xử của các xứ Dân Chủ.
.
.
.
.
.
.
.
.
Kết luận của trận An Lộc, quân phòng thủ An Lộc đứng vững được là do tướng Hưng lên An Lộc với bộ chỉ huy SD 5 sau khi Lộc Ninh thất thủ, thay vì không vào An Lộc như SĐ 3 chạy khỏi Quảng Trị, do sự can đảm anh dũng của quân dân trú phòng, do sự anh dũng hy sinh của các lực lượng tiếp viện, và quan trọng nhất là do sự yiểm trợ tối đa và hy sinh cao của lực lượng không quân Việt Mỹ, nhất là phía Hoa Kỳ đã cung cấp mọi phương tiện kỹ thuật tiếp liệu cần thiết và không ngần ngày chịu sự hy sinh. Cho nên khi qua lần tấn công đầu năm 1975 để thăm dò của VC, khi thấy ngưởi Mỹ không trở lại chiến trường VN cho dù chỉ bằng không lực như B52 và tiếp liệu dồi dào thì VC tấn công thẳng luôn bằng các yiểm trợ tối đa của khối CS quốc tế đã tích lũy từ sau 72 tới 75. Trận tiến công sau cùng của VC chưa tới hai tháng, không so sánh được với trận An Lộc, VC đã xâm chiếm được trọn Miền Nam, Cộng Sản Quốc Tế đã cưỡng chiếm được được mảnh đất tự do, Miền Nam Việt Nam.
.
.
.
An Lộc đứng vững nhờ các chiến sĩ tí hon, con của các địa phương quân nghĩa quân Tiểu Khu Bình Long, không cấp bậc không lương, đi đôi giầy trận còn dư cả một mũi giầy.
.
.
An Lộc đứng vững sau trận chiến hè 72, tuy nhiên chỉ là một ốc đảo, tiếp liệu di chuyển vào chỉ bằng trực thăng, còn đường bộ thì VC vẫn đóng chốt không khai thông được. VC tuy thất bại vào năm 72, nhưng đã học được bài học rằng chiến trường sẽ được quyết định bằng không quân Hoa Kỳ, khi không có Hoa Kỳ nữa, sau hoà đàm Paris, coi như phía Hoa Kỳ đã bán đúng Miền Nam Việt Nam, họ đã lấy lại được tất cả tù binh, bắt tay thỏa thuận ngầm với Trung Cộng, chia đôi được khối CS quốc tế, không có sự đoàn kết Nga Sô – Trung Cộng nữa, thì lần lần Mỹ sẽ phá vỡ toàn chủ nghĩa CS quốc tế do Nga Xô cầm đầu. Chiến trường VN chỉ là một chiến trường qúa nhỏ bé trên chiến lược toàn cầu to lớn của Mỹ. Sau chiến thắng 75 ở VN, khối cộng sản quốc tế do Nga cầm đầu tiến lên chuẩn bị biến toàn Đông Nam Á thành CS, Nga phải chi viện lớn hơn cho chư hầu VC vừa chiến thắng toàn xứ VN, sau nhiều năm chi phí như vậy cho khối CS quốc tế, trong khi ngửa tay xin mua lúa mì của đối thủ Hoa Kỳ thì đến 1991, cộng sản Nga phải phá sản hết tiền và tự tan vỡ. Cuối cùng thì xứ Mỹ là xứ Mỹ, họ phục vụ quyền lợi người Mỹ trước, làm điều có lợi cho họ, Mỹ chỉ đến VN là vì có CS Nga xâm lấn nuôi dưỡng bành trướng chủ thuyết CS ở đây từ những năm 1920’s, nên khi Mỹ không cần phải có mặt tại VN nữa, ngay cả ở Phi Luật Tân, một thuộc địa cũ của Mỹ, mà họ cũng bỏ các căn cứ quân sự cuối cùng vào thập niên 1980’s, thì Hoa Kỳ không cần tốn tiền ở Miền Nam VN nữa. Việt Nam chỉ là một chiến trường cho Mỹ huấn luyện quân, tự do thử súng đạn vũ khí mới.
.
.
.
"người đứng trong hình cổng chào Bình Long anh dũng không phải là anh lính BĐQ đâu bạn duongtiden ạ.Chính xác là bạn Bùi Anh Tuấn dân gốc BL con ông Trưởng ấp Phú Bình năm chụp tấm hình là 1973 đương sự lúc đó là SQ phòng TQT /TKBL.Tôi chính là người đã scan tấm hình này nên biết rõ. "
.
.
Liên đoàn 5, 6 BĐQ lên phòng thủ giữ thị Xã An Lộc sau trận hè 72 vào những năm sau.
.
.
.
.
Miền Nam Việt Nam có được tự do nhờ những người vợ lính, không cấp bậc không lương anh dũng cầm M72.
.
.
.
.
.
.
.
.
Chuyện đất nước VN, xứ sở VN, có định mệnh riêng của nó. Tôi viết về An Lộc là vì để cho An Lộc sống mãi trong lịch sử, cho những kỷ niệm gắn bó, một thời ấu thơ lớn lên có trí nhớ bắt đầu ở đây, An Lộc với một trời ấu thơ đầy kỷ niệm được giữ lại bằng các bài viết trong đây, xin giữ lại chút lịch sử trung thực hơn cho tất cả những ai có gắn bó đến mảnh đất nhỏ bé này, nơi rừng thiêng nước độc, của một góc trời xa vắng không xa Saigon là mấy, nhưng ít ai biết đến trước khi trận An Lộc xầy ra … Từ nơi rất xa An Lộc, viết cho những người nằm xuống:
An Lộc Địa, Sử ghi chiến tích
Biệt Cách Dù vị quốc vong thân
.
.
Ngày 30 tháng 4, 2012. By Duongtiden
.
.
.
.
.
.
Có trên 10 mấy bài dài về An Lộc, Bình Long, nhấn vào tag: An Loc bên dưới, hay ngòai trang chính để tiện theo dõi, xin cám ơn.
.
.
Tiếp đến là những bài phụ lục của An Lộc với các chi tiết chưa từng được ai để tâm tới, lần lượt sẽ đưa lên với rất nhiều hình ảnh của An Lộc mà ít ai nhìn thấy trước đây.
duongiden, duongtiman, tran danh An Loc, An Loc battle, an loc anh dunh binh long kieu hung, an loc binh long .
.
No comments:
Post a Comment