.
.
Hôm nay, lại qua chuyện chữ nghĩa, nói theo VC là qua "từ", ngày nay chữ được phỏng giái thành "từ", đã thành thói quen phản xạ trong nhiều người rồi. Nhưng những ai chưa kịp bị phỏng giái lại nhớ rất kỹ chuyện chữ nghĩa trước 30/4 vì nó là gia tài của mẹ VN được mang theo, rất qúy gía, không thể để cho nó nhuộm bùn được. Nhất là sắp đến 30 tháng Tư rồi.
.
.
Mấy tuần nay có chuyện hai chữ "phương án" mà tui nói là chỉ có từ khi bị phỏng giái, thấy vui vui, nên viết thành đề tài chơi.
.
Có anh Đức 47, thấy hai chữ "phương án" lưu truyền trong mails của đhkt6, thấy ngứa ngáy, giật mình thức dậy, nửa đêm toát mồ hôi hột, tưởng lại sắp bị phỏng giái tới nơi, anh mới tế nhị làm bộ hỏi han, tiếng Mỹ là playdumb nhắc nhở, nhưng mấy tuần hổng thấy ai trả lời, có một anh thôi dùng chữ "phương án" ... tuần tự theo dõi meo meo ... mails ... dưới đây:
.
.
.
cám ơn anh Quyền nhiều đã tốn công dẫn giải,
Tặng anh câu thơ của Ng công Trứ có từ ngày ông nội của T. chưa đẻ :
"" ( chữ nghĩa ) ngày nay hỏng hết rồi ....
Tiến KT70
----- Forwarded Message ----
From:
Sent: Wed, March 16, 2011 9:02:38 PM
Subject: RE: Phương Án ĐHKT-6
Kính thưa anh Hy-Văn, mến chào hai bạn DMTiến và TVĐức,
Theo lời yêu cầu của Tiến, tôi tìm cả 4 quyển tự điển có trong nhà hiện thời, cả 4 đều xuất bản trước 1975 và cả 4 đều không có chữ "phương án", 4 quyển TĐ là:
- Hán-Việt tự điển của Ô. Nguyễn-Văn-Khôn.
- Anh-Việt tự điển cũng của Ô. Nguyễn-Văn-Khôn.
- Pháp-Việt, Việt-Pháp của Ban Tu Thư Sống Mới.
- Anh-Việt, Việt-Anh của các Ô. Lê-Bá-Kông và Lê-Bá-Khanh.
Tôi tìm các chữ "phương án", projet (Pháp) dịch ra tiếng Việt, project (Anh) dịch ra tiếng Việt đều không có chữ này.
Tôi biết chữ này từ sau 30/4/1975 từ các cán bộ CS tiếp thu trường KT và qua sách vở, báo chí tại VN, tôi vượt biên năm 1978 cho đến khoảng năm 1989, một tổ chức phi chánh phủ (ONG) ở Sherbrooke nhờ tôi dịch một bản văn ra tiếng việt để gửi qua VN, mỗi khi gặp chữ projet tôi đều phải dùng chữ "phương án" để dịch, vài tháng sau, ONG này cho tôi hay rằng bên VN khen người dịch sang tiếng Việt thật là xuất sắc !*
Tôi rất kính trọng đàn anh Hy-Văn và rất thích các pps do anh làm ra đang lan truyền khắp nơi trên thế giới, các bạn khác KT thỉnh thoảng gởi cho tôi 1 pps do anh Hy-Văn làm ra, tôi hãnh diện giải thích:" đó là đàn anh của tao trong trường ĐHKT đó". Tôi còn nhớ ngày nào ngồi trước mặt anh trong họa thất, người đàn anh cao lớn, trắng trẻo, mặt chữ điền, hơi móm và lắng nghe giọng nói Huế trầm trầm của anh mặc dù tôi biết anh không nhớ tôi là ai ? Tôi tin anh Hy-Văn nói đúng, lúc nhỏ anh ở Huế và vì vùng này gần Hà-Nội hơn Sài-Gòn cho nên anh đã từng nghe chữ này vào thời xa xưa kia rồi, từ trước 1954, chẳng có chi là lạ. Tuy chúng tôi biết chữ này, nhưng không bao giờ xử dụng ngay cả khi làm đồ án tốt nghiệp KTS sau 1975.
Kính chào anh Hy-Văn và chào hai bạn Đức và Tiến, hy vọng giải đáp được thắc mắc của hai bạn.
LCQuyền
*điều này là sự thật, tôi không giám tự ca đâu nghe Tiến!
From:
Sent: Wed, March 16, 2011 9:02:38 PM
Subject: RE: Phương Án ĐHKT-6
Kính thưa anh Hy-Văn, mến chào hai bạn DMTiến và TVĐức,
Theo lời yêu cầu của Tiến, tôi tìm cả 4 quyển tự điển có trong nhà hiện thời, cả 4 đều xuất bản trước 1975 và cả 4 đều không có chữ "phương án", 4 quyển TĐ là:
- Hán-Việt tự điển của Ô. Nguyễn-Văn-Khôn.
- Anh-Việt tự điển cũng của Ô. Nguyễn-Văn-Khôn.
- Pháp-Việt, Việt-Pháp của Ban Tu Thư Sống Mới.
- Anh-Việt, Việt-Anh của các Ô. Lê-Bá-Kông và Lê-Bá-Khanh.
Tôi tìm các chữ "phương án", projet (Pháp) dịch ra tiếng Việt, project (Anh) dịch ra tiếng Việt đều không có chữ này.
Tôi biết chữ này từ sau 30/4/1975 từ các cán bộ CS tiếp thu trường KT và qua sách vở, báo chí tại VN, tôi vượt biên năm 1978 cho đến khoảng năm 1989, một tổ chức phi chánh phủ (ONG) ở Sherbrooke nhờ tôi dịch một bản văn ra tiếng việt để gửi qua VN, mỗi khi gặp chữ projet tôi đều phải dùng chữ "phương án" để dịch, vài tháng sau, ONG này cho tôi hay rằng bên VN khen người dịch sang tiếng Việt thật là xuất sắc !*
Tôi rất kính trọng đàn anh Hy-Văn và rất thích các pps do anh làm ra đang lan truyền khắp nơi trên thế giới, các bạn khác KT thỉnh thoảng gởi cho tôi 1 pps do anh Hy-Văn làm ra, tôi hãnh diện giải thích:" đó là đàn anh của tao trong trường ĐHKT đó". Tôi còn nhớ ngày nào ngồi trước mặt anh trong họa thất, người đàn anh cao lớn, trắng trẻo, mặt chữ điền, hơi móm và lắng nghe giọng nói Huế trầm trầm của anh mặc dù tôi biết anh không nhớ tôi là ai ? Tôi tin anh Hy-Văn nói đúng, lúc nhỏ anh ở Huế và vì vùng này gần Hà-Nội hơn Sài-Gòn cho nên anh đã từng nghe chữ này vào thời xa xưa kia rồi, từ trước 1954, chẳng có chi là lạ. Tuy chúng tôi biết chữ này, nhưng không bao giờ xử dụng ngay cả khi làm đồ án tốt nghiệp KTS sau 1975.
Kính chào anh Hy-Văn và chào hai bạn Đức và Tiến, hy vọng giải đáp được thắc mắc của hai bạn.
LCQuyền
*điều này là sự thật, tôi không giám tự ca đâu nghe Tiến!
Date: Wed, 16 Mar 2011 17:10:58 -0700
From:
Subject: Fw:
To: lam
From:
Subject: Fw:
To: lam
.
#cg_msg_content .ExternalClass DIV {}
Hi anh Quyền,
nhờ anh coi dùm trong tự điển của Ng văn Khôn có chữ "phương án" hay không .
Cám ơn anh trước.
Tiến KT70
----- Forwarded Message ----
From:
Sent: Tue, March 15, 2011 5:34:40 PM
Subject: Re: Phương Án ĐHKT-6
From:
Sent: Tue, March 15, 2011 5:34:40 PM
Subject: Re: Phương Án ĐHKT-6
Email này của anh Tiến reply cho mọi người thay vì cho riêng anh Đức, nên tôi cần phải minh bạch.
1./ Tôi qua Mỹ tháng 4/1975. Tôi chưa hề được sống và rành chuyện văn hóa giải phóng bằng anh Tiến.
2./ Tôi thuộc thế hệ gíà, nên dùng từ xưa. Chữ phương án có trước khi tôi sanh ra.
Sự minh bạch này mục đích là hoá giải sự hiểu lầm - vô tình hay cố ý, để không gây hoang mang chụp mũ có hại chung cho tập thể kiến trúc như trường hợp ĐHKT-5 vừa qua.
Thân ái,
.
.
2011/3/15 TD
.Thưa anh Đức,Chữ "phương án" là danh từ mới của cách mạng qúa cũ rồi, có sau 75 từ mấy chục năm trước, hồi còn trường ĐHKT SG thì chưa được giải phóng chữ này . Lúc xưa thì có : đề án, dự kiến, dự án , đề nghị , nói chung là những chuyện chưa được chọn lựa làm giải pháp chót ... có vài lời như vậy không biết có đúng không. Vì không rành chuyện văn hóa giải phóng cho lắm .Tiến KT70
From:
Sent: Sat, February 26, 2011 9:52:59 PM
Subject: Re: Phương Án ĐHKT-6
Thưa các anh chị trong ban tổ chức Đại hội KT-6
Chử "phương án" anh Văn và các anh đã dùng trong những email vừa qua, tôi thật sự không hiểu nghĩa chính xác của hai chử đó, xin các anh chị vui lòng giãi thích cho rỏ nghĩa của hai chử "Phương án" xin thành thật cám ơn
Chúc quý anh chị một buổi tối an lành
Thân mến
Trần văn Đức (47)
.
.
Thư tôi viết ngày hôm nay, thứ ba 3/22, coi như bài trong đây:
.
Thân gửi các anh Trần văn Đúc 47, Lâm công Quyền và btc ĐHKT6 Seattle.
.
Trước hết cám ơn anh Quyền đã có công tra cứu coi có chữ “phương án” (sau giải phóng, GP, gọi là “từ” không gọi là chữ nữa) từ các quyển tự điển (sau GP hay phỏng giái, PG, gọi là “từ điển” dấu huyền `) trước 75. Vì mấy lần trước thấy anh nhắc đến vài tự điển khi trao đổi với Tiến. nên nhờ anh tra chữ dùm. Cám ơn anh đã bỏ công viết rất đầy đủ chi tiết và cố gắng “dĩ hòa vi qúy” không mích lòng ai.
.
Ở đây không cần thiết phải dhvq, vì thư trước, khi trả lời cho anh Đức, do anh này đã hỏi btc và mọi người nghĩa của chữ PA mà qua hai tuần không thấy những ai đã dùng chữ này chính thức trong btc trả lời, nên T. đã trả lời cho anh Đức, giản dị là sau PG mới có hai chữ nói trên do cách mạng xài. Đó chỉ là thực tế, Fact, chẳng có vô tình hay cố ý gì hết, ở đây chỉ nói chuyện chữ nghĩa hay từ-ngữ, từ-thuật trong tự-điển có trước 75 mà thôi, ai có tật thì giật mình. Và cũng chẳng có dính líu gì tới ĐHKT5 ở SJ, vì btc nơi đó đã rất cẩn thận không dùng những chữ có sau 75, do được mọi người nhắc nhở.
.
Còn anh Đức, cũng khá quanh co, cũng dĩ hòa vi qúy qúa mức, anh dư hiểu hai chữ PA từ đâu ra, anh nhột nhạt, khó chịu không thích thì cứ yêu cầu btc đừng dùng chữ sau 75. Cá nhân thì tha hồ dùng tùy ý, đó là quyền tự do cá nhân, nhưng nếu chính thức dùng cho btc ĐHKT6 gồm nhiều người lắm, thì đó là tiếng nói chung. Dùng các chữ thông dụng chỉ có sau 75, hay sau 75 mới thông dụng, trở thành đại diện cho PG thì đó là poor taste, có thể làm cho những nạn nhân của PG không có cảm tình với ĐHKT tổ chức tại hải ngoại.
.
Do đó, anh Đức đã tốn công nói bóng nói gió. Đây chỉ là nhận xét cá nhân của T., có thể, nhắc lại có thể có người cũng đồng ý, nhiều hay ít thì không biết.
.
Cám ơn công trình tra cứu của anh Quyền, và cũng như anh, sau 75, những người còn lại cũng không thèm xài hai chữ “PA” mà vẫn không sao, vẫn ra trường, sau đó rời VN rồi thì không thích được nghe thấy nhìn thấy nữa.
.
Tiến có tra cứu cuốn Tự Điển (không phải từ điển) đầu tiên của chữ Quốc-Ngữ là “ Việt-Nam Tự-Điển” in năm 1931, vào lúc ba của Tiến đang học chữ quốc ngữ. Trang 448, có liệt kê tất cả những chữ bắt đầu bằng “phương …” và không có chữ “phương án” …
.
.
.
.
.
.
.
Huế cũng gần HN như anh Quyền nói, gần đèn thì sáng, nhưng rất tiếc Hà Nội của Hội Khai Trí Tiến Đức, ban Văn Học làm ra cuốn tự điển đầu tiên ngày đó lại không có chữ “phương án”, nên chữ này từ đâu ra, thì chỉ thấy sau PG, như anh Quyền và những người còn ở VN sau 75 đều biết.
.
Cuốn Việt-Nam Tự-Điển này của Hội Khai-Trí Tiến-Đức đã được soạn thảo những năm từ trước 1931, được ấn hành đầu tiên năm 1931 tại Hà Nội bởi Trung Bắc Tân Văn. Hội Khai-Trí Tiến-Đức là gì thì khảo cổ Văn Học VN sẽ ra, KTTĐ và TBTV có trước Tự Lực Văn Đoàn của Nhất Linh và Khái Hưng. Đọc sách (Hà Nội) thời này, cũng như chương trình dậy quốc văn việt văn trong trường học, không hề thấy chữ “PA”.
.
Kèm đây là bản chụp trang 448, liệt kê tất cả các chữ bắt đầu bằng “phương … “ và lời tựa của ban phát hành cuốn tự điển, nói về cách dùng chữ trước 75 (chơi chữ chứ không có chơi “từ”) , dùng từ-ngữ, từ-thuật (từ không có dùng một mình, mà dùng như: danh-từ, tĩnh-từ, động-từ, từ-ngữ, từ-thuật … ). Còn bây giờ sau PG thì “từ” tuốt luốt … cho đỡ tốn chữ.
.
.
Thân mến chào tạm biệt các anh chị, xin lỗi đã làm phiền chuyện chữ và nghĩa, từ-ngữ và từ-thuật, với tự-điển trước 1975, ngược chiều nguồn gốc cho tới khi có chữ quốc-ngữ của nền quốc-văn Việt-Nam, sau chữ Nôm.
.
.
PS. Anh Quyền, mới Google tự điển của PG hiện nay, chừng 4 cái “từ điển”, anh-việt chữ project ra, không có cái nào dịch là “phương án” hết, mà đều là: dự án, đề án, kế hoạch. Còn dịch việt-anh ngược lại chữ “phương án” thì tất cả đều dịch là: project. Như vậy nghi ngờ lời PG khen do anh kể lại khi dịch anh-việt, project là phương án. Có lẽ đó là năm 89, văn hoá PG còn nghèo nàn, chứ bây giờ anh dịch như vậy là được học bổng đi học tập cải tạo lại đó.
.
“hey man, drop your weekend project, come and drink with me” nếu dịch cho PG là: “ông bạn, bỏ phương án cuối tuần đi, tới tui nhậu” … he he, PG mà nghe thấy, chắc cũng phải than “thôi mày, mấy chục năm rồi, khỏi cần 30/4 như vậy nữa, tao sẽ tới nhậu, kệ mẹ (hay địt mẹ) phương án” !!
.
Tiến KT70.
..
.
.
.
.
Tran van Duc 47, Lam cong Quyen KT65, phuong an, tu VC ..
.
.
.
Mời anh xem bài này rất hay. Cám ơn anh. Chúc anh vui khoẻ.
ReplyDeletehttp://anhoang365.multiply.com/journal/item/719/719
Cám ơn em, anh đã đọc bài.
ReplyDeleteThankyou. Smiling.
ReplyDelete