copy of tmddesign old multiply blog

Pageviews

Wednesday, March 3, 2010

Loạt bài Saigon ngập nước, bài phụ lục thứ ba, chuyện cái ngã tư ở trung tâm SG . By duongtiden

.

.
.
Bài phụ lục thứ ba, 3a, chuyện cái ngã tư ngập nước, ngập xe ở trung tâm SG, ĐL Lê Lợi và Pasteur, cao ốc SG Centre.
.
.
Qua bài giải pháp đầu tiên về ngưng tăng dân số và giảm trong tương lai, những giải pháp khác, lần lượt theo sự ưu tiên quan trọng của nó. Hôm nay có bài phụ lục thứ ba, nói chi tiết từng điểm tại trung tâm SG, như một thí dụ toàn diện, từ lịch sử, quá khứ, tới hiện tại và tương lai, từ nguyên nhân, từ  xác nhận nguyên do cho đến giải pháp đề nghị. Có nhiều bổ ích chung từ một chi tiết thí dụ để nhận diện ra giải pháp chung toàn thể cho SG.
.
Dĩ nhiên có những vấn đề tổng quát, nói chung chung như hô khẩu hiệu, như niệm thần chú, hay cầu nguyện, cầu xin phép lạ, hô to là tự nhiên ngày mai SG hết ngập lụt đủ vệ sinh cho môi trường sống. Cái đó ai nói cũng được, tuy nguyên đó là những căn bản chính về căn cơ phải được xác nhận. Rồi cho đến tới những thí dụ cụ thể nhỏ nhặt, những chi tiết, bài học, đề nghị nhỏ nhặt, để cho biết là không chỉ noí xuông, hô khẩu hiệu quyết tâm là xong mọi chuyện, mà thực sự phải giải quyết từng vấn đề nhỏ nhất, đóng từng cái đinh, nhổ những đinh cũ làm sai, phá bỏ tệ nạn, đặt từng viên gạch mơí, cần thời gian và tiền bạc, xử dụng đúng chỗ, thì mới giải quyết xong SG ngập lụt. Mất vài chục năm từ 75 tới nay mới tới tệ nạn ngập ngày nay, thì cũng phải vài chục năm nữa thì mới tới mức độ đầy đủ vệ sinh như các thành phố lớn khác trên thế giới.
.
.
z-td-sg-ll-p-ngap-kho.jpg picture by tddesign
.
.

Nói về trung tâm SG, ai cũng thấy nó cao đẹp, tiêu biểu nhất nước VN, không ai nghĩ đến nó ngập lụt, kẹt xe, ứ đọng di chuyển khủng khiếp như đang xẩy ra. Ngay cả tôi, đã sống một quãng đời niên thiếu tại SG, nhưng chưa bao giờ chúng kiến được chuyện trung tâm SG ngập nước, hay kẹt cứng xe, không di chuyển được. Nhưng trong chuyến trở về, đã là chứng nhân, tuy nhiên, vì tránh mùa mưa, nên chưa được hân hạnh ngâm chân vào nước cống thúi.
.
.
z-td-sg-ngap-btll.jpg picture by tddesign
.
.

Ai xa SG vài chục năm rồi đều ngạc nhiên về chuyện ĐL Nguyễn Huệ, Lê Lợi, và các con đường chung quanh trung tâm đều ngập nước vài chục cm, theo tin trên báo, có đến 50cm, qủa là điều bất ngờ. Một cảnh tượng hy hữu, khôi hài đen, nếu không nói là hơi thô bỉ, ngay dưới chân toà nhà vài chục tầng mới toanh, nước ngập vào bên trong xe hơi đậu dưới lề đường. Đó là ngã tư ĐL Lê Lợi và Pasteur, ngay góc toà nhà Saigon Centre, một nhà chọc trời. Và ĐL Nguyễn Huệ, đã ngập nước, đằng sau là toà nhà chọc trời cao nhất SG đang xây, Financial Tower, cao 68 tầng … chưa nói tới kẹt xe chung quanh nữa.
.
.
z-td-sg-ll-p-viendong.jpg picture by tddesign
.
Hàng chữ Viễn Đông trên nhà cao, làm thành tên cho xe nước mía bên dưới, nổi tiếng và đông khách lắm, nước mía nguyên chất, ép hứng thẳng ra ly, ngọt ơi là ngọt, vắt thêm quýt... hình này có lẽ vào tết năm Mậu Thân, hàng cây đang bị sâu bịnh và chết dần.
.
.
 
Ngã tư này ai còn nhỏ đều nhớ Chữ Viễn Đông trên cao mầu đỏ, bên dưới là xe bán nước miá nguyên chất có vắt thêm quýt hay cam, nước miá Viễn Đông, xéo bên là chùa Chà Dà Ấn Độ, qua chút là hủ tíu Mỹ Tho Thanh Tâm bên Tôn Thất Thiệp.
.
.
z-td-sg-ll-p-vd.jpg picture by tddesign
.
Nước mía Viễn Đông ở xéo phía sau khu đậu xe gắn máy. Hình này chụp có lẽ vào khoảng 1965. Xe đang đợi đèn đỏ cho thấy, vào thời gian này, dân số SG cũng đã đông đến mức độ không nên tăng nữa, đường giao thông cũng đã đầy xe, số lượng xe cũng đã chiếm kín diện tích đường.
 
.
Bên kia ngã tư là tiệm kem Mai Hương, đối diện là rạp hát Casino, với hẻm Casino bên cạnh, vào trong là những tiệm ăn món Bắc, bánh tôm, bánh cuốn và các loại bún nưóc rất  là  hấp dẫn. Tôi nghe kể về tiệm kem Mai Hương là nhà của cô giáo Nghĩa, là người dậy tôi học lớp mẫu giáo ở trường tiểu học Bà Rịa ngày xưa.
.
z-td-sg-ll-p-casino.jpg picture by tddesign
.
.
 
.
 

.
z-td-sg-ll-p-map1.jpg picture by tddesign
.
Nước mưa từ ngã tư này đi về đâu, nếu có cống thông suốt, sẽ chẩy ra dưới chân cầu Móng ở bến Chương Dương.

z-td-sg-ll-p-ngap-1.jpg picture by tddesign
.
.
z-td-sg-ll-p-caumong.jpg picture by tddesign
.
hình trên: B: nước cống nếu có cống liên tục từ Pasteur chẩy đến đây, thì thoát ra tại điểm B này, Rạch Bến Nghé dùng để thoát nước cho quận 1 và 4, nhưng hiện nay đã bị lấp từ sông SG đến gần cầu Calmette cho đại lộ đường ngầm qua Thủ Thiêm.
.

.
z-td-sg-ngap-map1867.jpg picture by tddesign
.
Sau khi Minh Mạng chiếm lại được thành Gia Định chiếm giữ do Lê Văn Khôi nổi loạn, thì Minh Mạng cho phá thành Bát Quái và xây lại thành mới nhỏ hơn như trên bản đồ gần về phiá rạch Thị Nghè.
.
 
.

Khi người Pháp chiếm thành Gia Định, tức là trung tâm SG ngày nay năm 1859, thì đường xá chung quanh thành SG đã được phóng hướng, xây dựng từ thời Nguyễn Ánh, qua Minh Mạng. Đại Lộ Lê Lợi, Nguyễn Huệ, và Hàm Nghi, Pasteur là những con kinh tự nhiên, hay kinh đào thông với sông SG, dẫn nước ngọt và thuyền bè tới tận chân thành SG là đường Lê Thánh Tôn ngày nay. Sau đó thì Pháp lấp kinh hết, không biết hệ thống cống lúc đó do người Pháp làm ra, như thế nào. Tôi hoài nghi là loại cống thông nhau liên tục dẫn ra sông SG và rạch Bến Nghé. Lúc đó vào khoảng 1880 tới 1890, bê tông cốt sắt mới được sáng chế ra bên Âu Châu, chưa qua tới VN, nên lề đường bằng đá tảng từ Biên Hòa xuôi ghe tới, đường cũng lót đá cục vuông to, cobble stone như bên Paris. Cống cũng đẽo bằng đá, xếp thành cống vuông, bên trên là miếng gang đúc, che miệng cống lại. Chắc chắn là lúc đó, không hề có hệ thống miệng cống, và cống đúc bằng bê tông ở giữa đường cho nước chẩy đi chỗ khác.
.
.
z-td-sg-ngap-drain.jpg picture by tddesign
.
.
z-td-sg-ngap-percolate.jpg picture by tddesign
.
Phải thử nghiệm tốc độ nước thấm cho hầm ngấm nước, cần nhất là mực nước ngầm không cao, nếu cao thì làm hố thấm rộng ra, thay vì sâu.
.
 

Ở Paris, Pháp đã xây nguyên hệ thống cống ngầm dưới đất bằng gạch đá, xi măng từ cả trăm năm trưóc, cho nước mua,cống và phân thải chẩy bên dưới, cao và rộng cho thuyền nhỏ đi được và người lưu thông sửa chữa bên dưới, coi các phim cũ của Pháp thì thấy bên trong hầm cống ngầm này cao và rộng. Cho nên, nếu các con đường trung tâm SG như hai ba Đại Lộ, nếu có cống liên tục chẩy ra sông, thì chỉ là cống xây bằng đá, trét hồ, chứ không phải là cống bê tông, nên chuyện bao to, bao lớn, bây giờ còn tồn tại hay không? Thì ngoài khả năng biết được của tôi. Có ai sửa chữa hệ thống này bao giờ chưa? Chưa kể là bây giờ các cơ giới di chuyển trên đường sẽ nặng nề, nhiều trọng tải hơn xe ngựa, xe bò vào thời đó.
.
.
z-td-sg-ll-p-cong.jpg picture by tddesign
.
Cống do Pháp đặt lúc lập ra SG đầu tiên, không phải là cống to bằng bê tông, đặt nối liên tục như bây giờ. Cho dù là có có cống liên tục, tiết diện cống phải to tới bao nhiêu mới đủ khi nhận nước thải đổ xuống từ Saigon Centre, mấy chục tầng đổ vào ??
.

Người Pháp khá nổi tiếng về những cách làm cống, có tên french trench, là cách thấm nước bên dưới do người Pháp làm ra bằng cách làm rãnh dưới đất, trải đá to nhỏ khác cỡ nhau, sau đó cho lấp đất lại, khi trời mưa, nước thấm xuống, theo đường rãnh bằng đá này, chẩy đi chỗ khác. Ứng dụng đó dùng làm sân tennis bằng đất nện, clay court, hiện nay vẫn còn dùng tại French Open. Thành ra cống trung tâm SG, tôi đoán, bao gồm lẫn hai loại, cống liên tục cho chẩy ra sông, những nơi gần ngay bờ sông, còn những nơi xa, thì miệng cống thu nước dơ rồi cho chẩy vào hố thấm, xây bằng gạch đá để thấm xuống nước theo trọng lực tự nhiên, chứ không chẩy liên tục ra tới sông SG, vì coi như không có độ dốc. Tôi tìm hình có miệng cống to, bên bờ sông SG mà không thấy, ngay khi nước cạn, nếu có, thì quá nhỏ, từ ngay mặt đường bên trên chẩy xuống, chứ không phải đường cống từ xa trên cây số đi đến, vì theo độ dốc cần thiết, tới đó, bờ sông là nằm quá sâu dưới lòng sông ngập đầy nước.
.
.
z-td-sg-ll-p-dia-1.jpg picture by tddesign
.
hình trên: C nhà hát, A ngã tư Lê Lợi/Pasteur, B chợ Bến Thành, ĐL Lê Lợi, nước chẩy ngang rồi vào các đường chéo. Còn rạch Bến Nghé lúc đó không biết chẩy theo chiều nào, ra sông SG, hay sông SG chẩy vào?
.
 

Những con đường thoát nưóc chính ra sông SG, hơi chéo như NG Huệ, Hàm Nghi, Pasteur còn có khả năng đi nhanh, còn những đường ngang như Lê Lợi là phải đổ nước vào các đường trung gian trên, kéo dài từ Nhà Hát cho tới Chợ Bến Thành, nên dễ bị ngập. Tìm ra các hình, cho thấy đường Lê Lợi cũng có ngập đôi chút chừng 15 cm, nhưng rất hiếm từ thời 1955, nhìn xe bus, và hình đen trắng lúc đó cho thấy con nít tắm mưa tồng ngồng. Hiện tượng lạ cho nên mới được chụp hình. 1965 có hình thấy ngập chút xíu, ngập chân thôi, rồi sau đó ít khi thấy ngập, cho đến ngày nay thì 50 cm ngập là không hiếm. Như vậy là người Pháp giải quyết cống chỗ này đã không tốt đẹp từ trước. Trăm năm sau, không giải quyết gì, nhìn các miệng cống bên lề đường bằng đá, vẫn từ khi Pháp làm, qua bao nhiêu xây cất qua trăm năm, không được bảo vệ, tu bổ hay làm mới lại, có bao giờ thông cống ngang, thăm dò đi ngang để biết nước có còn chẩy bao nhiêu. Chắc là không, vì qua các hình ngày nay, tôi tìm cách nhìn trên mặt đường tìm ra các miện che của hố thăm đứng, mà gần như chưa hề thấy, có vài miệng, như có lẽ thuộc về điện, điện thoại hay đèn lưu thông mà thôi.
.
.
z-td-sg-ll-p-1955-1.jpg picture by tddesign
.
Từng ngập nước sơ sơ, rất hiếm từ 1955, nên mới được chụp hình, Lê Lợi, khoảng Pasteur và Công Lý/NKKN.
.
.
z-td-sg-ll-p-1965.jpg picture by tddesign
.
Cống tại đây khi Pháp làm ra đã khó chẩy vì xa sông, cống nhỏ, tính toán dở thiếu độ dốc hay đã xụp đổ từ lâu ?
.
.
z-td-sg-ll-p-1968-1.jpg picture by tddesign
.
Sau đó hai hàng cây bị bịnh, được cắt bỏ hết. Nhà sách Khai Trí phía đằng sau trên Lê Lợi.
.

z-td-sg-ll-p-1962-3.jpg picture by tddesign
.
Đằng sau là Bộ Công Chánh ngày xưa, bây giờ là Saigon Centre, với góc đường ngập nước vào trong xe hơi. Kiến Trúc của toà nhà cũ nhìn cũng rất hài hoà với toàn khu theo kiến trúc Pháp cổ thời đó.
.

.
z-td-sg-ll-p-sgcenter-cong.jpg picture by tddesign
.
.
z-td-sg-ll-p-sgcenter-cong2.jpg picture by tddesign
.
.

Khi có mặt tại SG, chưa có ý định viết về SG ngập nước, nên không chụp hình về cống rãnh nhiều, và nhất là cố tình tránh mùa mưa, nhưng ngập nước vì thủy triều cao, khi không mưa thì có chứng kiến. Bài này khá dài, nên chia thành hai bài, và sẽ vào bổ túc khi có thời gian, nên vui lòng đọc lại sẽ có thêm hình và sửa chữa, kèm các đọan viết mới.
.
.
z-td-sg-ll-p-1992.jpg picture by tddesign
.
Dưới góc đường bên cột đèn xanh đỏ giao thông là miệng cống do Pháp đặt ra trên trăm năm trưóc. A: Toàn bộ cảnh Bộ Công Chánh, B: bệnh viện Saigon, C: ngã tư Công Lý/NKKN, D: nhà vệ sinh công cộng. Từ Pasteur cho tới Công Lý, trên đl Lê Lợi nhìn thấy bốn miệng cống thu nước vào ở phần lằn phân ranh đường, hàng cây mới trồng lại trên đó.
.
.
z-td-sg-ll-p-sgcenter1.jpg picture by tddesign
.
.
Khi xây tại góc đường này, một toà nhà cao, mà chưa giải quyết cống rãnh, ngập nước bên dưới, lại làm tràn nước bùn đất vào cống, thì càng làm ngã tư này ngập cao hơn nữa. Và hiện nay tòa nhà này đang thải nước dơ xài xong vào cống từ thời Pháp này ? nếu cống vẫn còn chẩy ?
.
.
z-td-sg-ngap-dias.jpg picture by tddesign
.
Đây là thí dụ, không hoàn toàn đúng hẳn với trường hợp SG Centre, nhưng cho thấy khi xây không đúng chỗ, chỉ làm nước ngập thêm lên. Chuyện xây cao ốc, nhà chọc trời không có gì là sai, chỉ có sai khi chưa cần thiết, xây không đúng chỗ và coi đó như là một chuyện khoe khoang thay vì giải quyết anh sinh chung của xã hội.
.
Ở các nơi trên thế giới người ta có old town, với vẻ đẹp cổ kính, historical architecture, history, memorial stories , historical sites, có thành phố cổ với kiến trúc lịch sử, với cổ kính của các giữ kiện lịch sử như một bảo tàng sống. Khi nhu cầu cần tăng trưởng thành phố, người ta lập ra new town, trng tâm thành phố mới, new district, khu vực mới, chứ không ai đập phá lịch sử cũ, dẹp văn hoá di tích lịch sử để thay vào đó những món đồ mua mới về không có dính líu gì đến quang cảnh chung quanh.
.
Không lẽ chỉ vì mấy con đường của Pháp bỏ thừa lại mà phải bám lấy nó, không có khả năng làm ra cống mới, đường mới, khu mới hay sao. Trên thế giới người ta bảo tồn văn hoá lịch sử tạo ra thêm khu vực thành phố hiện đại, chứ không ai dẹp khu thành phố cổ kính văn hoá lịch sử đi đề ôm về những cái mà ở đâu cũng có thấy, rồi cái đặc thù riêng biệt cổ kính, lịch sử, coi như đồ cổ hiếm có trên thế giới của riêng mình thì được đập bỏ. Người ta có thêm thành phố mới cộng thành phố cũ với giá trị lịch sử, chứ không ai đập bỏ cũ làm mới chỉ vì không biết kiếm đất cao ủi làm thành phố mới, vẫn chỉ có một thành phố chứ không có một cũ cộng thêm một mới, tổng cộng là hai thành phố với đặc thù khác nhau theo thời gian và lịch sử.
.
Thí dụ như thành phố New Orlearn, nổi tiếng với những khu phố thấp lè tè, chỉ hai ba từng, cửa lam gió, ban công rộng, miá ngói dốc, mỗi ngày một cơn mưa to, cây dài bóng mát, kiểu Pháp để lại, ngày nay người ta giữ nó như một gia tài, chỉ có một nơi đó duy nhất trên đất Mỹ là có kiến trúc với quanh cảnh như vậy. Không có những cổ kính đó, thì thành phố này chẳng có gì để nổi tiếng hấp dẫn lôi cuốn về du lịch khác lạ hơn các thành phố khác của Mỹ. Còn cần xây phố mới, nhà chọc trời họ xây chỗ khác, gọi là new town, còn downtown, French Quarter, nơi cư ngụ cũ của Pháp thời xưa, người ta gìn giữ, tu sửa, nhưng không hề thay đổi cảnh vật đã có trên vài trăm năm trước cùng với văn hoá đặc thù hiếm có tại đó. Các thành phố trên thế giới đều cố gắng duy trì cổ kính và lịch sử của nó, đồng thời xây cất các khu vực thành phố mới với kiến trúc hiện đại không xa, nối bằng giao thông hiện đại theo nhu cầu mới .
.
Còn SG thì khác, người ta thay đổi cái đẹp cổ kính, xanh tươi, lãng mạng êm dịu nhẹ nhàng trăm năm xưacủa nó bằng một rừng bê tông kim khí kíếng mới rất là nóng, bằng những lai căng lượm lặt mẫu nhà khắp nơi trên thế giới mang về như thằng nhà quê đập nhà cũ đi để bán đồ tạp hoá bầy nhà lượm về từ nơi khác, mà trên thế giới đâu cũng có, mang về xắp hàng trên những con đường cổ kính đã có từ vài trăm năm trước chỉ có khả năng cho xe bò xe ngựa đi là không bị kẹt xe. Cái đó mới là sai lầm.
.
Làm cho thành phố trở nên an sinh, môi trường sống an toàn, không ngập lụt, có nhà máy tập trung phân xử nước phân thải, có đầy đủ giao thông không ứ nghẹn, có cây xanh, có êm dịu và đẹp về môi trướng sống, cái đó mới là cái đẹp của thành phố mà thế giới ai cũng nể phục. Đi mua nhà chọc trời về, mà bên dưới chân còn ghẻ lở ngập nước, không đủ đuờng cho giao thông và vân vân .. vẫn còn phải mang xe đến hút hầm cầu, như một tên bệnh hoạn với hai chân đầy ghẻ lở thúi, không lo sức khỏe mà cứ mua giầy đẹp xỏ chân ghẻ vào, rồi đi sửa sắc đẹp bằng mấy cái nhà chọc trời chỉ chọc cười thế giới bên ngoài khi nhìng vào SG ngày nay thôi..
.
Cái đẹp ở đây mà người dân cần có là cái đẹp an sinh xã hội an lành môi trường sống để còn dành sự sinh thái an toàn lại cho thế hệ sau, cái đẹp mà mọi thành phần trong xã hội đều được hưởng công bình như nhau, là cái chân khô, không phải lội nước đẩy xe, ngập đầy nước cống vì nghèo hèn, hít thở không khí bụi bặm, nóng cháy, trước khi cần an hưởng nhà chọc trời, là những cái rất hồi hộp khi cháy và động đất, là không cần thiết bây giờ cho một quốc gia lớn với đầy những vùng đất cao rộng lớn, không phải như Singapore, Hồng Kông chỉ có vài cây số vuông, nên phải leo lên đầu nhau mà sinh sống trong những cái hộp như cá mòi đóng hộp, chân không đụng đất.
.
.
 
z-td-sg-ll-p-sgcenter2.jpg picture by tddesign
.
.
 


Chuyện dài còn tiếp … dài dài ..
.
By duongtiden
.
.

No comments:

Post a Comment

Labels Loại Bài

Followers

Blog Archive

About tmd.design

My photo
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com
Powered by Blogger.