.
.
Câu chuyện cái ngã tư ở trung tâm SG . Bài 3b, Không chỉ ngập nước rồi lại còn ngập xe trầm trọng.
.
Cái ngã tư Lê Lợi và Pasteur, góc nước miá Viễn Đông và Bộ Công Chánh cũ trước 75. Ngày nay thì toà nhà Viễn Đông vẫn còn, chùa Chà Dà đằng sau, Bộ Công Chánh không còn nữa, mà là cao ốc vài chục từng Saigon Centre. Mấy con đường bề ngang vẫn vậy, diện tích mặt đường vẫn vậy từ kh lập thành phố, nhưng dân SG tăng lên hai ba lần sau 75, 100 lần từ khi lập ra SG. Bộ Cống Chánh cũ vài trăm người, nay thay bằng cao ốc với trên nghìn người trong đó. Dưới đường thì nay ngập nước sâu hơn tràn vào bên trong xe, khi đậu bên lề đường.
.
.
Chung quanh chừng 300 mét, thêm cả chục cao ốc vài chục từng vài ngàn người dến đó làm việc và sống mỗi ngày. Trước 75, xe đợi đèn đỏ ở ngã tư cũng đã chật đường. Ngày nay, thêm chục cao ốc mới vài chục từng, cái cao nhất 68 tầng đang xây, Finance Tower, cho 10 ngàn người. nằm đằng sau, không xa hơn 300 mét. Bấy nhiêu người, và xe mới mang đến, đi đổ xuống đường tới cái ngã tư, mà những hình chung quanh đây cho thấy nó đang kẹt cứng xe như thế nào, đầu năm 2008. Hai năm sau, 2010 thì nó kẹt thêm như thế nào. Sau khi vài cao ốc trên 50 tầng nữa xây xong chung quanh, thì trung tâm SG sẽ ngập nước như thế nào, kẹt xe tới như thế nào.
.
.
.
kẹt xe tại ngã tư trung tâm Saigon, kẹt cứng ngắc, xe chạy luôn lên trên lề đường.
.
.
.
cũng ở cái ngã tư này, người cảnh sát giao thông đang tìm xe để điều khiển giao thông, sao mà đường vẫn rộng thênh thang cho dù Pháp đã làm ra trên 60 năm trước cho xe bò xe ngựa đi ..
.
.
.
.
người du khách đứng giữa hỗn loạn của giao thông, cho dù đứng trên lề đường .
.
.
.
cảnh sát thời nay, cho dù kẹt xe vô trật tự hỗn loạn giao thông, thây kệ bay, cứ ngồi trong xe máy lạnh, kiên nhẫn đi qua, coi như không có gì xẩy ra .. bỏ đi mất xong chuyện của mình .
.
.
.
ngã tư vẫn chưa đủ đông, người người vẫn chưa leo lên đầu nhau, nên vài chục cao ốc chọc trời chung quanh trung tâm sẽ đổ thêm vài nghìn xe và người vào đây cho vui để an hưởng ô nhiễm ..
.
.
.
cũng chỗ này ngày xưa hổng có kẹt xe để mà ngắm, mấy người này ngồi buồn quanh xe Velo Solex và xe Vespa. Xe Solex ngày xưa, máy đằng trước, quay cục đá, cục đá cạ vào bánh xe, quay xe chạy ... !!! khi không muốn chạy thì dùng tay kéo máy lên cài lại ... hết xăng thì thành xe đạp . Phía góc hàng cây cao bên đường Pasteur, hồi xưa, nửa thế kỷ trước có làm cái nhà tre, che trên một đám rước của Chù Bà ngay đó . Coi hình dưới đây:
.
.
Hình trên thật là hiếm có, khi xây Chùa Bà của người Ấn, phía ngay góc ngã tư này, nhà bằng khung tre và cây, dựa vào bốn thân cây hai bên đường, làm mái che cho .. cò lẽ là rước ngọc hay rước tượng gì đó đặt vào đền. Một kết cấu tạm thời bằng tre với mái lá, thiệt hiếm có, chắc sẽ viết một bài về kết cấu tre, cho hình trên vào. Đối diện bây giờ là Saigon Centre.
.
.
.
Ngoài chuyện kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm không khí, nước, thiếu nước, thiếu điện, nói chung là thiếu hạ từng cơ sở trầm trọng, nhưng SG vẫn không ngừng đạp những toà nhà cũ xuống ở trung tâm mà xây nhà chọc trời mới, tăng mật độ lên thật cao, trước khi giải quyết chuyện quan trọng hơn aàtrang bị hạ tầng cơ sở. Nếu xây thành phố mới, vào đầu thế kỷ 21, nhà chọc trời mới, nơi thành phố mới mở ra thì không có gì lạ, vì là thành phố mới, hay một trung tâm mới của thành phố cũ, như Phú Mỹ Hưng, nhưng ở đây là đập phá trung tâm thành phố cổ, trung tâm cổ kính của Hòn Ngọc Viễn Đông một thời nổi tiếng, làm biến mất không gian kiến trúc lịch sử, biến mất văn hoá di tích lịch sử, không duy trì bảo tồn kiến trúc cổ, preservation historical architecture. Khi phá thành phố cũ rồi là như xong, coi như xóa sổ trung tâm SG cũ.
.
Trên thế giới, người ta rất tôn trọng thành phố cổ, vì vẻ đẹp cổ kính, văn hoá lịch sử, là những hấp dẫn cho khách du lịch, cho thế hệ sau học hỏi lịch sử. Những thành phố trên vài trăm năm có lịch sử, hay ngàn năm trên thế giới, đều duy trì những nét đẹp kiến trúc cổ, SG cổ ở đây, có đồng điệu một kiến trúc Pháp trên toàn khu vực trung tâm, vì nó được thiết kế và xây dựng cùng một lúc, với cùng một ngôn ngữ kiến trúc, chung một vẻ đẹp.
.
.
.
thành phố cổ với nhiều kiến trúc đồng điệu, đồng chiều cao, rộng rãi, thừa giao thông .. có cái vẻ đẹp riêng của nó. Tấm hình này sẽ gợi nhiều kỷ niệm cho những ngườii Saigon Cũ, nhìn về những mái nhà đỏ, góc nước mía Viễn Đông, sẽ thấy hàng chữ đỏ Viễn Đông trên đó. Có lẽ đó là những gợi nhớ đáng yêu để đến SG du lịch nhiều lần hơn là cái nhà cao ốc SG Centre đối diện bây giờ.
.
.
Thành phố cổ trên thế giới, người ta chia ra old town và new town, trung tâm thành phố cổ được bảo trì tu sửa những kiến trúc lịch sử, vẫn còn nhìn thấy đường lót đá, những móc sắt tròn để cột xe ngựa. Trung tâm mới, có những kiến trúc mới hiện đại, có giao thong, hạ tầng cơ sở mới thích nghi với nhu cầu tăng trưởng. Nói chung là người ta có tới hai thành phố, hay hai khu trung tâm của thánh phố, chứ không phải chỉ có đất một chỗ, đập nát đi mà xây mới.
.
.
.
khi dân số chưa đến 3 triệu, đường xá còn thưa thớt xe cộ, ngay ở trung tâm, đời sống còn nhẹ nhàng thảnh thơi ... lúc này hai hàngcây bắt đầu bị bịnh, khô héo mỗi năm, nên sau đó được cắt xuống cho an toàn, và trồng lại hai hàng cây mới bây giờ.
.
Wahington DC, Paris, Philadelphia, New Orleans, có những đường phố cổ, chỉ hai ba từng cao, có French Quarter y như kiến trúc ờ SG thời xưa, và ngày nay, là những hấp dẫn hiếm có để thu hút du khách đến thăm viếng. Những thành phố này nổi tiếng nhờ những cổ kính còn giữ lại v àđược bảo tồn tu sửa với tình trạng xưa nguyên thủy, những đặc thù của thành phố cổ, mà không nơi nào có giống như vậy. Nếu họ đập phá hết thì thử hỏi, lịch sử còn gì để lưu truyền đến các thế hệ sau?
.
.
.
Thay thế những khu cũ của SG mà kiến trúc không có gì đáng kể để duy trì cũng là điều đáng làm, nhưng khi chưa đưa hạ tầng cơ sở thiếu thốn của thành phố lên đến mức hạp vệ sinh, môi trường sinh sống an lành, thì cũng không nên đưa những nguyên nhân làm tệ hại tăng lên, như tăng dân số, tăng xây cất, tăng biển bê tông kim khí lên làm nóng hổi thnàh phố và đồng thời biến công viên cây xanh đang hiếm có trở thành biển nóng bê tông kim khí, thủy tinh kiếng thêm nữa. Tạo ra thêm nhiểu thảm trạng chử không lo chữa căn bệnh trầm kha, ung thư ô nhiêm vì thiếu hạ tầng cơ sở đúng vệ sinh an toàn và an lành.
.
.
.
dự trù cho thêm vào đây, xóa khoảng trống, xoá cây xanh, thêm 2 nhà chọc trời, thêm bê tông, kim khí, thêm kiếng nóng nực và chật chội thêm cái ngã tư đang ngập nước vào xe hơi, đang kẹt giao thông bên dưới.
.
.
Không lo chữa bệnh, nhưng càng làm tăng thêm những chứng bệnh ung thối thành phố đã có. Đớ là phát triển không đúng chỗ, đặt ưu tiên không đúng chỗ. Thế hệ sau sẽ phải trả giá thật cao thôi.
.
Mỗi ngã tư trong thành phố có những vấn đề riêng, những câu chuyện riêng, phải được nhìn tới cân nhắc trong việc phát triển chung của thành phố. Những chương trình dự án ngầm của hạ tấng cơ sở như ngập lụt giao thong cung cấp điện nước phải được hoạch định thiết kế trước, quan trọng hơn là cho những toà nhà chọc trời tha hồ mọc lên, rồi mai mốt đào ngược xuống làm hạ từng cơ sở, ngược ngạo và tốn kém hơn nhiều gấp bội, chưa kể gây ra ứ đọng toàn diện trong đời sống hàng ngày.
.
.
.
khi đập phá nhà cũ xây nhà chọc trời đào hầm hút bùn đất lên, không có hệ thống ngăn chận bùn đất xuống cống cũ, coi những bài trước, làm ngập đất hư cống cũ, và khi mưa lớn những con đường trung tâm SG này, chung quanh Finance Tower này đều ngập nước ứ đọng, chưa kể khi cháy, những con đường nhỏ hẹp này có đủ chỗ cho xe có thang cao vào chữa cháy. trên các từng cao có bãi đáp trực thăng, nhưng cháy dưới thấp vẫn phải có khoảng trống cho thang cao vào chữa cháy và cứu người ???
.
.'
Đào cống, làm cống mới, kế hoạch chung cho toàn thành phố, rồi phải tìm cách giải quyết nước mưa xuống theo nội bộ từng nơi, từng căn nhà, từng miếng đất, không cho nước thoát ra cống hay xuống đường tràn ra sông nữa. Những thành phố tân tiến trên thế giới đang ứng dụng kiến trúc xanh, mái nhà xanh, cho cây cỏ mọc trên mái, thu hút nước lại trên mái, làm nguội thành phố, giảm nhiệt độ, thu giữ nước mưa bên dưới đất ới cây, hay lọc ra dùng trong các việc rửa xả không dùng trong ăn uống. Dưới đất, nước mưa được thu vào hồ ngầm, vào rãnh ngầm, trong ao lắng đọng cho thấm vào đất ở những nơi trồng cây xanh, khoàng vườn xanh trang trí. Dưới đường có những cách làm cho nước thoát chẩy chậm lại thấm bớt vào các hồ thấm, khi mưa qúa to mới tràn đi chỗ khác chẩy vào hệ thống cống, đưa đến nhà máy phân xử gạn lọc ô nhiễm, đưa nước ngọt trở lại sạch sẽ để dùng lại ở những việc cần thiết khác.
.
.
Trên thế giới, ngày nay, có nhiều chương trình, sáng kiến giải quyết nước mưa xuống, cho thấm ngay vào đất qua các lề đường, các hàng cây bên đường, khoàng xanh nơi các lề đường, các khoảng xanh và công viên, giới hạn tối thiểu chuyện đưa nước mưa vào cống hay cho chẩy thẳng ra sông, hay vào đầy các nhà máy phân xử, khiến cho các nhà máy này phải làm việc nhiều hơn, mau ứ đọng. Cho dù có nhà máy, người ta vẫn giới hạn xử dụng để tiết kiệm năng lượng và giữ cho môi trường sinh thái được lâu bền và an lành hơn.
.
.
Trong các bài tới sẽ nói về những sáng kiến trữ dúng lại nước mưa, gạn lọc nườc thải, cho xuống đất thấm ra rồi cuối cùng mới vào cống, xử dụng nước mưa làm hồ, làm thành những giải trí công cộng, trong những công viên xanh và khoảng xanh trên ngay những nóc nhà ..
.
.
by duongtiden
.
.
No comments:
Post a Comment