copy of tmddesign old multiply blog

Pageviews

Thursday, October 25, 2012

Tổng thống Mỹ có thể làm gía xăng đi xuống 50% ờ Mỹ không? Hay chỉ xuống được chút. By duongtiden.

.
 
.
.
 
 
 
Tổng thống Mỹ có thể làm gía xăng đi xuống 50% ờ Mỹ không? Hay chỉ xuống được chút.

.
Lần tranh luận thứ 2 giữa hai ứng cử viên TT Hoa Kỳ lần này giữa TT Obama và cựu Thống Đốc tiểu bang Massachuset ông Romney. Romney có nói: khi Obama lên nhậm chức hơn 3 năm trước, gía xăng trung bình của nước Mỹ là 1.87 usd môt gallon (khoàng 4 lít), bây giờ trung bình là gần 4 usd/gallon. Đổ lỗi cho Obama là để cho giá xăng tăng gấp đôi như vậy. Như vậy, tuy không nói ra, nhưng có ý là nếu Romney đắc cử TT, ông ta có thể làm gía xăng xuống được 50%. Câu hỏi ở đây là tổng thống Mỹ có thể làm giá xăng tại Mỹ giảm xuống 50% hay không, hay chỉ là câu nói mị dân, hoang tưởng để kiếm phiếu.
.

Lần đầu tiên xăng trên toàn thế giới tăng đột ngột, sau đó không xuống là năm 1972. Lúc đó ở Mỹ TT Nixon của đảng Cộng Hòa đang cầm quyền. Tại Việt Nam lúc đó, tôi còn nhớ giá xăng cũng tăng ít ra trên 40%. Như vậy tại Mỹ, gía xăng tăng là lỗi cũa TT Mỹ Nixon, còn tại VN là do lỗi của TT Nguyễn văn Thiệu chăng?. Mà giá xăng lúc đó tăng trên toàn thế giới, gía xăng căn cứ trên gía dầu thô, kiểm soát bởi OPEC, là hiệp hội các xứ sản xuất dầu trên thế giới, họ liên kết lại với nhau để giữ giá dầu, chỉ cho lên, chứ không xuống. Chỉ khi nào có các xứ sản xuất dầu tự xé lẻ, không đoàn kết tự hạ giá dầu để kiếm lợi nhiều hơn thì gía dầu thế giới mới đi xuống. Ngày nay, chắc không có chuyện OPEC sẽ tự tăng sản xuất đồng thời giảm giá, các xứ sản xuất dầu đều lo sợ nếu các giếng dầu của mình cạn hết dầu thì sao, nên họ chỉ sản xuất cầm chừng và giữ giá cao, điều đó an toàn và có lợi hơn cho mọi xứ trong OPEC.
.
.
20120924-romney-600x-1348498972.jpg
.
Giếng bơm dầu ở Midland Texas   
.

.
Lần giá dầu tăng đột ngột năm 1979, tại xứ Mỹ, không những tăng gía, mà tại California, có những trạm xăng không có xăng để bán nữa, trước trạm xăng có cờ xanh hay đỏ để cho biết có xăng hay không. Tôi đến Mỹ năm 1978, giá xăng nơi tôi ở, Porland Oregon, chừng 40 cent, hay .40 usd một Gallon. Sau đó tăng lên trên 1 usd/gallon, được chừng hai tháng thì lại đi xuống. Đó là thời TT Carter của đảng Dân Chủ.
.

Năm đó, tôi đi học lại Kiến Trúc tại University of Oregon, phong trào giảm tiêu thụ vàtiết kiệm năng lượng lên cao, ứng dụng rất nhiều vào Kiến Trúc như Passive Solar Design for heating and cooling, ứng dụng sáng tạo mặt trời thụ động vào việc làm ấm hay làm mát trong kiến trúc. Ở Mỹ và các nước lạnh, dầu còn được dùng để sưởi nhà vào mùa đông, đốt dầu bằng máy sưởi để làm ấm nhà. Ngoài ra có các nhà máy điện dùng dầu để sản xuất ra điện dùng trong việc chạy máy sưởi vào mùa đông hay máy lạnh vào mùa hè. Trước đây, ngoài các đường cao tốc, tốc độ tối đa được giới hạn ở 55 mph, 55 mile/giờ để giảm xăng tiêu thụ, vì khi máy xe hơi chạy trên 55mph sẽ đốt xăng nhiều hơn, chạy dưới tốc độ đó sẽ tiết kiệm được nhiều xăng tiêu thụ trên toàn nước Mỹ.
.
Tưởng là xứ Mỹ sẽ tiến lên con đường tiết kiệm năng lượng với kiến trúc xanh, nhà nhỏ, tiết kiệm xăng với xe nhỏ từ năm 1979. Lúc đó các công ty dầu Mỹ, nỗ lực tìm dầu thêm ở nội địa, khoan dầu thêm, các sinh viên gốc VN ở tiểu bang Texas đổ xô đi học kỹ sư dầu hỏa, đâu đâu ở vùng này đều thấy khoan dầu khi đi dọc theo đường cao tốc. Đùng một cái, giá dầu trên thế giới giảm gía, các xứ OPEC xé lẻ, sản xuất thêm dầu bán riêng rẽ kiếm lời riên, càng hạ gía dầu của thế giới xuống.

.
.
.
Ứng cử viên tổng thống Romney  
.
.


Rất nhiều công ty khoan dầu nhỏ tư nhân của Texas, Oklahoma phá sản đóng cửa, bán dàn khoan, sinh viên VN chuyển ngành, bỏ học kỹ sư dầu hỏa, chuyển ngành khác. Các nghiên cứu xanh, tiết kiệm năng lượng trong kiến trúc cũng dẹp tiệm, số nghiên cứu và ứng dụng giảm đi rất nhiều. Nhà ở tư nhân, cơ sở văn phòng tư nhân, càng ngày càng lớn hơn, từ nhà xe hai cái, tới nhà x echo b axe, xe càng to hơn, uống xăng nhiều hơn. Các công ty xăng thôi khoan dầu hay giảm đi rất nhiều trong nội địa xứ Mỹ vì không có lời nữa. Giá dầu thô có lúc giảm xuống dưới 13 usd một thùng. Trong khi giá dầu thô phải trên 16 usd thì mới khoan dầu được ở Texas để được huề vốn, chưa nói tới lời.
.
.
.
Quay lại chuyện  tổng thống nước Mỹ có làm được cho xăng đi xuống tại nước Mỹ không? chỉ thấy thời gian đó, là TT Reagan của đảng Cộng Hòa, xăng xuống giá, đứng yên thời gian dài. Những người làm về dầu hỏa giảm xuống trong các tiểu bang có dầu, phải đi làm ngành khác. Nước Mỹ thấy đi nhập cảng dầu từ trên thế giới rẻ hơn là sản xuất tại Mỹ. Trừ các tiểu bang Alaska hay ngoài khơi vịnh Mexico.
.
Năm 1984 tại Texas, giá xăng 1.25 usd/gallon, giá dầu thô trên thị trường thế giới là khoảng 15 usd một thùng barrel. Tới năm 2000, giá xăng khoảng 1.35 usd/gallon trong khi giá dầu thô trên thế giới lên khoảng 30 usd một thùng. Chi gía dầu thô lên trên thế giới, chưa chắc gía xăng ở Mỹ sẽ lên theo tương ứng với tủ lệ lên của dầu thô. Chứng tỏ các công ty xăng Mỹ có dự phần rất lớn trong việc kiểm soát gía xăng, tùy theo mức lượng tiêu thụ của dân Mỹ.
.

.
.
Bây giờ thế giới càng ngày càng tiêu dùng xăng dầu nhiều hơn nữa, nước Mỹ chỉ chiếm có khoảng 2% dân số thế giới, nhưng tiêu thụ 25% dầu được sản xuất ra trên thế gìới, Mỹ nhập cảng dầu thô nhiều nhất từ vùng Venezula, Mexico vì gần xứ Mỹ nhất, chuyên chở rẻ hơn. Nhưng đồng thời các nước thứ ba, bây giờ kinh tế phát triển nhanh hơn như China, Ấn Độ và Brazil, các nước này càng ngày càng có nhiều xe hơi hơn, dùng nhiều dầu trong sản xuất chuyên chở theo đà kinh tế phát triển hơn vì giá lao động qúa thấp, nên số dầu sản xuất ra trên thế giới không còn chỉ chờ bán cho nước Mỹ nữa. Mỹ không còn dễ dàng làm gía được dầu thô, hay gây áp lực tới các xứ sản xuất như ngày xưa nữa. Không cần bán dầu cho Mỹ nhiều, các xứ của OPEC vẫn dễ dàng giữ và tăng giá dầu theo ý muốn. Theo chủ nhĩa tư bản kiếm lời từ sản phẩm, các nước OPEC không bao giờ làm cho gía dầu giảm xuống, và luôn luôn tìm đủ cách để kiếm tiền nhiều hơn, nhất là các xứ chỉ có dầu là nguồn lợi chính.
.
Theo chủ nghĩa tư bản, các công ty dầu Mỹ với cổ phần có thể được làm chủ bởi các cá nhân không phải là công dân Mỹ, nên cho dù nếu xứ Mỹ tự sản xuất được đủ dầu tiêu dùng, không cần phải nhập dầu, công ty Mỹ vẫn bán dầu ra theo gía cao của thị trường thế giới để kiếm lợi cho các cổ phần viên, chứ không bán gía rẻ hơn cho dân Mỹ xài.
.
Chuyện tổng thống Mỹ định được giá dầu trên xứ Mỹ không bao giờ có thể thực hiện được như đa số dân Mỹ vẫn thơ ngây nghĩ như vậy, và tới mùa bầu cử, ứng cử viên TT mị dân đều dùng chuyện gía dầu lên xuống để đổ lỗi cho TT đang cầm quyền. Chuyện cho là TT Mỹ định được giá dầu cũng y như là TT Mỹ có thể địng được giá thị trường chứng khoán hay là stock market. Thời TT Bush của Cộng Hòa, mùa hè năm 2008, gía xăng nhẩy lên trên 4 đô la, lúc đó gía xăng tại VN cũng tăng lên, tính theo tiền VN thì gía xăng ở VN, một xứ với lợi tức qúa thấp mà giá xăng còn cao hơn Mỹ, và mỗi lần giá xăng lên cao tại Mỹ, đều lên trên toàn thế giới, gía cao hơn Mỹ nhiều, như vậy gía xăng cao tại VN, tại Âu Châu là do tội lỗi của tổng thống Mỹ đang cầm quyền chăng. Sau tháng 6 năm 2008, xăng từ 4 đô la xuống còn trung bình dưới 2 đô vào lúc TT Obama nhậm chức, rồi sau đó tự động lên xuống trồi sụt theo kinh tế của toàn thế giới và do toan tính điều hành của các xứ sản xuất dầu nằm trong OPEC. Chẳng có xứ nào trong OPEC muốn giá dầu xuống để giảm nguồn lợi của các quốc gia sản xuất dầu.
.
.
.
Tổng thống Mỹ đương nhiệm Obama 
.

.
Đền mùa bầu cử, thì mang chuyện gía xăng ra để đổ lỗi cho TT đang cầm quyền, trong khi TT Mỹ không thể nào tạo chiến tranh để đoạt dầu của xứ khác, hai chiến tranh xẩy ra ở Iraq, Afghanistan chỉ làm giá dầu tăng thêm theo rủi ro của chiến tranh. Mỗi lần chính trị trên thế giới không ỗn định thì giá xăng càng lên cao. Các xứ Âu Châu không có chiến tranh, VN không có chiến tranh, China không có chiến tranh tại sao giá xăng ở các nơi đó còn cao hơn Mỹ rất nhiều. Chắc tại các TT, thủ tướng các xứ Âu Châu bất tài, các nhà cầm quyền VN, China, Ấn Độ bất tài chăng, không biết lo cho dân của họ như TT xứ Mỹ chăng. Ngoài ra giá dầu cao sẽ làm tăng tất cả giá mọi thứ lên cao, vì dầu là nền tảng năng lượng của mọi sản xuất ra sản phẩm và lương thực.
.
.
Chỉ có một xứ giá xăng rẻ hơn Mỹ rấ nhiều, có lẽ chỉ một nửa, đó là Venezula ở Nam Mỹ, vì Chavez, TT xứ này, tài trợ dầu cho dân xài, có nghĩa là chính quyền trả tiền xăng tới một nửa giá trước khi bán ra. Venezuela làm  được vì xứ này quốc hữu hóa công ty dầu ngoại quốc và chi tiền dầu cho dân xài. Có Brazil cũng có gía xăng có thể rẻ hơn Mỹ vì xứ này sản xuất dư dầu, và thêm số lượng xăng lấy ra từ đường mía. Nga cũng có thể có giá dầu rẻ vì tự sản xuất ra qúa nhiều dầu. Như vậy TT Nga, Venezuela hay Brazil tài giỏi hơn các TT của xứ Mỹ chăng?
.
.
.
.

.
Mỹ không thể nào tự sản xuất đủ dầu cho mình dùng, vẫn phải nhập dầu vì đó là điều an toàn quốc phòng, Mỹ thà dùng dầu của thế giới hơn, để dành dầu trong nội địa của mình, để yên trong lòng đất, và xứ Mỹ muốn giữ gìn lãnh thổ của mình tươi đẹp, không bị tàn phá ô nhiễm khi các tai nạn sản xuất dầu xẩy ra, tàn phá môi trường sống. Gía lao động ở Mỹ cao, tự sản xuất đủ dầu chưa chắc là rẻ hơn nhập dầu trên thế giới. Ngoài ra Mỹ là xứ tư bản, chính phủ không làm chủ các công ty dầu quốc tế, mà có thể tự định giá hay ép buộc họ bán dầu ra giới giá thị trường trên thế giới. Tư bản Mỹ nếu với sự tiêu thụ dầu giảm nhiều ở Mỹ, họ sẽ không muốn bán dầu với giá rẻ ở Mỹ, thì sẽ mang dầu ra bán ngoài thế giới kiến tiền lời nhiều hơn dễ dàng với các xứ như China, Ấn Độ sẵn sàng mua hết dầu, vì họ cần dầu nhiều hơn. Ngay cả như VN, số lượng xăng tiêu thụ càng ngày càng nhiều hơn gấp bội vì dân tăng và càng ngày càng có nhiều xe hơi hơn. Càng ngày số sản xuất hang xưởng tăng hơn ở các xứ có lao động rẻ, thì số dầu dùng trong kinh tế sản xuất của các xứ này càng tăng hơn Mỹ rất nhiều. Chi các xứ này tiêu tụ dầu ngoài Mỹ mới là nguyên nhân chính làm cho giá dầu lên xuống, không còn là Mỹ có thể tự mình kiềm chế được giá dầu xăng nữa.
.
.
Năm 2008, kinh tế khủng hoảng trên thế giới, các xứ OPEC làm giá dầu tăng vụt toàn thế giới không chỉ có tăng tại Mỹ, tại Mỹ lên tới trên 4 đô/gallon. Sau đó kinh tế cà thế giới đứng lại, ngong chờ coi kinh tế ra sao, giảm sản xuất, giảm tiêu dùng trên toàn thế giới, các xứ OPEC không bán được dầu, sợ thiếu tiền thâu vào, họ giảm giá dầu thế giới xuống, xuống dưới 2 đô/gallon tại Mỹ vào lúc Obama lên làm TT. Sau đó kinh tế các xứ khác lên từ từ, China, Ấn Độ và các xứ Âu Châu vẩn còn khá, số tiêu thụ dầu trên thế giới vẫn tăng, chỉ có giảm tại Mỹ, giá dầu thế giới lại được OPEC cho tăng, giá dầu tại xứ Mỹ phải tăng, đó là điều tự nhiên của thế giới tư bản.
.
.
Đổ lỗi cho TT Mỹ làm gía dầu thế giới tăng, rồi gía dầu Mỹ phải bị tăng theo là chuyện buồn cười, TT Mỹ chả là cái gì trong chuyện xăng dầu thế giới. Mỹ chỉ có thể tạo chiến tranh để cướp dầu chăng, thì giá dầu mới rẻ chăng, mà trái lại, tất cả những gì bất ổn về chính trị chiến tranh trên thế giới đều làm cho giá xăng tăng nhanh hơn trên thế giới. Đó là cách trả thù lại Mỹ từ các xứ OPEC sản xuất ra nhiều dầu nhất trên thế giới. Ngoài ra giá xăng ở Mỹ, giá gốc là 2/3 giá từ dầu thô, 1/3 còn lại là từ thuế má đủ loại. Chi xứ Mỹ cần thuế, thì thuế cộng vào giá xăng căn bản không phải là ít hay được giảm xuống.
.
.
.
20120924-romney-600x-1348498972.jpg
.
Khoan dầu ở Mỹ đã gây ra những tai nạn thất thóat dầu ra ngòai môi trường sống một cách khủng khiếp như ở vịnh Mexico và biển Alaska.
.

.
Lấy giá xăng trung bình đều vài năm vừa qua là 3.5 đô la, giỏi lắm, theo giá dầu thế giới, đầu tiên là gía dầu thế giới phải đi xuống, rồi sau đó giá dầu Mỹ mới có thể rẻ hơn một chút, tiền thuế có thể bớt chút, điều này chắc là không, thì giá xăng sẽ trồi sụy lên xuống trong vòng cộng trừ 50 cent có lẽ như vậy hợp lý hơn. Còn nói như ứng cử viên TT Momney, giá xăng đang là 3.5 đô, nếu Romney đắc cử, ông ta sẽ làm cho xăng xuống dưới một nửa hay 2 đô/gallon chăng. Đây là điều mị dân trắng trợn. Làm được như vậy thì cả thế giới sẽ qùy lạy Romney, vì giá xăng thế giới phải xuống trước, rồi xăng ở Mỹ mới xuống sau. Điều đó đã xẩy ra từ năm 1972 cho tới nay và trong tương lai nữa.
.
.
Giá dầu xăng ở Mỹ kiểm soát, định bởi giá dầu trên thế giới, điều này không do TT Mỹ nào có thể kiểm soát. TT Mỹ có thể mang xăng dự trữ, xăn chiến lược ra bán nội địa để giảm giá xăng xuống chục cent, sau đó lại phải mua lại sau, nếu lúc cần mua thì xăng thế giới lại lên cao thì sao, hay phải đợi khi nào giá dầu thế giới xuống thì mua vào để dự trữ xăng chiến lược đầy đủ. Giản dị là ngày nay, cả thế giới sản xuất ra dầu nhiều hơn Mỹ, Mỹ chưa bao giờ sản xuất dầu được nhiều hơn thế giới chỉ có mua vào nhiều thôi, các xứ khác ngoài Mỹ ngày nay mua dầu nhiều nhất, chính các xứ này ngoài Mỹ sẽ làm cho giá dầu thế giới lên xuống.

.
.
Nói tóm lại, Mỹ không kiểm soát được thị trường dầu thế giới, chuyện gía dầu thế giới nằm ngoài tầm tay Mỹ, tạo chiến tranh chiếm dầu là chuyện không tưởng chỉ làm phá sản xứ Mỹ như hai chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, chiến tranh chỉ làm cho dân Mỹ nghèo hơn, chỉ có số rất tư bản Mỹ hưởng lợi, con nhà nghèo đi lính Mỹ chết cho con nhà giầu, giá xăng chắc chắn là mắc hơn. Đến mùa bầu cử, lại mang giá xăng ra mị dân, chẳng có TT Mỹ nào có thể làm cho giá xăng Mỹ xuống đượcmột nửa như ngày nay, đó là trò hề diễu cợt dành cho các kẻ ngây thơ về chính trị nghe theo. Các xứ khác như Anh, sản xuất rất nhiều giầu, làm chủ các công ty xăng lớn trên thế giới, mà tư bản Anh đâu có cho giá xăng ở Anh và Âu Châu rẻ được như giá xăng ở Mỹ, hay là còn cao hơn Mỹ vời vợi. Bao nhiêu năm qua tại sao các TT và Thủ Tướng ở các xứ tân tiến khác không làm giảm được giá xăng tại xứ họ, cho dân họ nhờ, cho kinh tế của họ lên cao.
.

Chuyện Tổng Thống Mỹ có thể làm cho giá xăng của thế giới giảm hay lên theo ý muốn là chuyện hoang đường, tới lúc bầu cử mang ra để mua phiếu, là một chuyện rẻ tiền dụ dỗ những ai thơ ngây. Đó là chuyện thị trường dầu của thế giới tư bản, do các xứ sản xuất dầu và thị trường quôc tế quyết định, trong đó, bây giờ, Mỹ chỉ là một xứ phải nhập dầu mà thôi như từ ngày xưa tới giờ.

By duongtiden
.
.
.
duongtiman, duong manh tien aia, tien duong aia, dau hoa, oil price in us , gia dau xang tai my, bau cu TT My, US president election .
.
 

Tuesday, October 23, 2012

Bài viết của anh Lâm công Quyền KT65: Tôi làm phụ diễn cho phim White House Down. Bài của Lâm-Công-Quyền

.

.

Bài viết của anh Lâm công Quyền KT65. Tôi sẽ lần lượt đưa lên lại lọat bài Hồi Ký Cam Ranh của anh Quyền lên đây, về cuốc đời sinh viên Kiến Trúc và các cuộc đời sĩ quan Công Binh sau đó.
.
.
Tôi làm phụ diễn cho phim White House Down

                                                                                               Bài của Lâm-Công-Quyền

Kính tặng các đạo diễn VN, các thầy Đinh-Xuân-Hòa, Nguyễn-Ngọc-Liên, Lê-Mộng-Hoàng, Thân-Trọng-Kỳ cùng thân tặng các bạn đã từng làm phụ diễn từ lúc còn ở VN.
.

“̣Đã mang lấy nghiệp vào thân”. Từ trẻ đã từng dính vào nghề sân khấu, xi-nê, Ti-Vi. Giờ đây, già rồi, về hưu, không có việc gì làm, đành phải trở về nghề tay trái của mình, tôi đã ghi danh vào một công ty chuyên phân phối vai trò cho các người phụ diền (tiếng Pháp là casting figuration, tiếng Anh là extras casting). Sau khi đóng những vai trò tầm thường như khách hàng đi qua đi lại, lên xuống cầu thang, đến khi hảng casting đã đề nghị tôi đóng vai một trong 5 vị đại sư tổ của Tần-Thủy-Hoàng (do Jet Li đóng vai chánh) trong phim the Mummy 3, tôi đã được đạo diễn Rob Cohen nâng cấp (upgrade) cách đây 4 năm.
.
White House Down
.
Giữa tháng 8 vừa qua, hảng Centropolis Entertailment  đã chọn tôi đóng một vai phụ thứ yếu trong một đại xuấ́t phẩm của Mỹ mang tựa White House Down hiện đang quay tại Montréal,do ông Roland Emmerich đạo diễnphim, ông Joe Reidy, phụ táđạo diễn, với các diêñ viên Mỹ nổi tiếng như Jamie Foxx, Channing Tatum, Maggie Gyllenhal, James Woods, Richard Jenkins… , có một số diêñ viên người Canada (đa số đều gốc Québec) như Nicolas Wright, Rachelle Lefevre.  Hảng phim đã gọi tôi đến để trưởng ban y phục Mỹ tên là Gregory Nelson[1] chọn và thử quần áo, nón và giày vớ…v..v..
.
Ngày 16/8 tôi đến phim trường Mel’s ở Montréal, được hướng dẫn đi vào set[2]  của WHD cùng với nhóm đóng vai du khách đ̣i thăm viếng Toà Bạch Cung. WH đã được chuyên viên québecois dựng lại vài phần cả trong lẫn ngoài trông giống như toà Bạch Cung tại Washington, DC. Nhóm du khách, tất cả đều là dân québec, gồm có một gia-đình giả từ Nebraska đến: vợ chồng Mario,Kat (tên thật)  và 2 đứa con vị thành niên 1 trai, 1 gái, vợ chồng ông Roy và bà Irene, da trắng, một cặp vợ chồng trẻ người Ấn Độ tên là Fayçal và Kavul, một cô giáo gốc da đen tên Warona dẫn theo một đám nữ học trò trẻ chừng độ mười đứa khoảng 12, 13 tuổi và cuối cùng là tôi và một bà người Việt tên Tây là Margaret đóng vai một cặp vợ chồng du khách người gốc Á.
.
Tại đây, người trưởng toán coi bọn phụ diễn cho biết những điều lệ nghiêm
cấm như sau:
.
1. Tắt hết tất cả đ.th. cầm tay khi vô đến sàn quây.
2. Không được chụp ảnh (chụp người hoặc phông cảnh)
3. Không được nói chuyện với diễn viên.
.
Tôi tôn trọng được điều thứ nhứt, nhưng khi nghĩ ̣đến viết bài tường trình cho các bạn đọc nên đành vi phạm hai điều kia.
___________________________________
[1] Không may, cách đây hai tuần lễ, trong một dịp dạo chơi trên núi Mont Royal , Montréal, ông đã trượt chân, té ngã xuống núi và qua đời tại chỗ. Mỗi sáng hôm sau, thấy hình ông trên tường, tôi đã kính cẩn xá ông hai xá, vì thi thể ông chưa được đưa về Mỹ
[2] set: sàn quay hay khung cảnh giả tại phim trường.
.
Nói chuyện với đạo diễn và phụ tá đạo diễn
.
Kễ từ khi đ.d. Rob Cohen yêu cầu tôi đến cho ông gặp trước khi ra về, tôi chợt nảy
sanh ra một ý kiến là bắt tay với tất cả đạo diễn nỗi tiếng khi tôi có dịp làm việc với họ.
Do đó. trước khi làm phụ diễn cho phim này, tôi đã làm cho phim T.S.Spivet, phim Mỹ cũng được quay tại Montréal vào tháng Bảy vừa qua, và đã đến bắt tay với đ.d. Jean-Pierre Jeunet, người đ.d. Pháp đã từng đoạt nhiều giải thưởng, lừng danh với các phim như Délicatessen, Alien la résurrection, Le Fabuleux Destin d’Amélie Poulain…
.

Nếu nói rằng cuộc đời tôi có nhiều may mắn, trước 1975 tôi đã hân hạnh gặp gỡ, nói chuyện hay học hỏi với nhiều văn nghệ sĩ ở VN, nay tại Bắc Mỹ, tôi có dịp may làm việc với người phụ tá đạo diễn giỏi nhứt nước Mỹ được cả giới điện ảnh công nhận. Tại trên set ngày đần tiên, nhìn thấy ông Joe Reidy làm việc, tôi cứ có cảm giác ông ta là đ.d., nhứt là ông đến ngay tôi và bà Margaret để điều khiển chúng tôi phải đi từ đâu đến đâu, làm như thế nào..v..v..Trong khi chờ đợi thu hình lâu lắc, tôi quá mỏi nên làm những động tác thể dục cho giản gân cốt, không biết ông nhìn thấy tôi từ xa hay nhìn trên moniteur thấy nên đến choàng tay quanh vai tôi dẫn đi về  hướng cái bàn giấy đánh vernis rất đẹp trong góc hành lang, ông nói:
.

.
- Quyen, anh đến đây với tôi !
Tôi đi theo ông ta, còn đang ngơ ngẩn, thì ông đặt tay lên góc bàn:
- Anh ngồi ở đây.
Joe Reidy đã hỏi tên tôi và nhớ luôn đến khi tôi hết nhiệm vụ cho phim này, các bạn nên biết cho rằng, ngoài các tài tử chánh, ông còn phải điều khiển hàng trăm phụ diễn khác cùng hàng trăm chuyên viên hình ảnh, âm thanh ánh sáng, phông cảnh…, do đó không phải là ông điều khiển riêng tôi mỗi ngày đâu ! Vì lẽ đó đã khiến tôi càng cảm phục ông.
.
Các bạn muốn biết về Joe Reidy, xin vô Google sẽ thấy ông giỏi cở nào, tôi chỉ tóm tắt  như sau: sau khi tốt nghiệp trường điện ảnh của NYU, J.R. đã theo Chương Trình thụ huấn hai năm khóa Phụ tá Đạo Diễn do Director’s Guild bão trợ, kễ từ 1988, ông đã từng làm p.t.đ.d. cho các đạo diễn nổi tiếng như Oliver Stone (4 lần), Robert Redford (3), Francis Ford Coppola (2), Ridley Scott, Steven Soderbergh, Robert Deniro…, đ.d. lừngdanh Martin Scorsese (13). Ông được kễ là phụ tá đ.d. hạng nhứt tại Mỹ và theo như Director’s Guild, p.t.đ.d. là cánh tay mặt của đ.d. Chỉ cần nghe cô Natalie Portman phát biễu ứng khẩu khi lên sân khấu nhận giải Oscar cho vai nữ diễn viên xuất sắc nhứt năm qua. Sau khi cám ơn tất cả các đồng nghiệp đã giúp cô lên đứng được ở đây, cô nói:”Có những người trong nghề phim ảnh không ai nói đến, nhưng họ là trái tim, là linh hồn của bạn mỗi ngày, trong đó kễ cả Joe Reidy, người p.t.đ.d. ngoại hạng của chúng tôi…” (  ”There are people on films that no one ever talks about, that are your heart and soul every day, including Joe Reidy, our incredible A.D…”)
.
Mãi nhiều ngày sau, tôi mới có dịp nói chuyện và bắt tay với ông Roland Emmerich. Ông là người gốc Đức, sanh năm 1955 tại Stuttgart, chì mới sang Mỹ  từ năm 1990 mà đến nay nổi tiếng là đ.d. làm được phim thu nhiều tiền nhứt, khoảng hơn 1 tỷ đô la tại Mỹ, néu kễ cả thế giới, thu được hơn 3 tỷ MK. Tuy thành công về mặt hốt bạc, trái lại ông bị báo chí phê bình chỉ làm toàn phim về thiên tai, tận thế… nhờ xão thuật điện ảnh, không có chiều sâu. Nhưng R.E. là loại người cứng rắn, ông nói rằng ỗng chỉ thích làm phim như vậy, cũng như ông công nhận công khai rằng ông là một người “gay”, đã sao ?
.
Là một người thích và ghiền xem xi-nê, tôi không bị ảnh hưởng của những bài phê bình, nhưng phải thú thật các phim của ông đều làm tôi buồn ngủ, Independance Day (1996), Godzilla (1998), The Day After Tomorrow (2004), 2012 (2009)…tuy nhiên tôi phải cám ơn ông đã chọn tôi giữa bao nhiêu ứng viên khác, do vậy, tôi lựa một vài phút cả ông và tôi đều rãnh, tiến đến xưng tên rồi bắt tay ông theo truyền thống do tự mình đặt ra.
.
Trong một màn “action” giữa phòng Ovale Room, cả hai ông Roland Emmerich và Joe Reidy  đều có mặt, cả hai đều tỏ ý hài lòng về tôi và bà Margaret, cả hai người đều hỏi:
- Ông Bà là người gì?
Chúng tôi đồng thanh trả lời:
- Chúng tôi là người Việt Nam.
.
Sau khi trả lời, tôi thoáng thấy nét mặt của hai ông không có vẻ gì là vui, tôi tự nghĩ, lần sau có ai hỏi, tôi sẽ trả lời rõ hơn là: I am a free vietnamese để thử coi phản ứng của họ ra thế nào? Tôi hiểu rằng từ sau năm 2000, tình hình người Việt bây giờ phức tạp lắm rồi, ngoài các thành công trên mọi lãnh vực lại hiếm người biết, bây giờ thêm bọn băng đãng, trồng ma túy, buôn gái, bán nô lệ, buôn Phật, bán thánh..v..v..làm sao người ngoài họ phân biệt được ?
.
.
ztd-lcq-whd3.jpg
.
.
Nói chuyện với Channing Tatum
Ngay ngày ̣đầu tiên, tôi và bà Margaret được sắp đứng và đi ngay sau lưng Channing Tatum với cô bé Joey King đóng vai con anh ta.Tưởng cũng nên nói đôi lời về Channing Tatum. Tài tử trẻ tuỗi, đẹp trai này hiện nay được giới trẻ hâm mộ kịch liệt, nhất là các cô vì anh đóng vài ba phim tình cảm ướt át như Dear John, The vow…và nhảy múa rất giỏi như trong Step-up và Step-up 2
.



.

Trong khi chờ đợi đạo diễn cùng phụ tá đ.d. quyết định phải làm sao và phối trí với tất cả chuyên viên thu hình, âm thanh, ánh sáng..v..v..rất lâu lắc. Vì đứng sát bên Channing, tôi gạ chuyện:
- Mr. Tatum. Nhân danh các con tôi đều là fan của anh, tôi có thể hân hạnh bắt tay anh được không?
Channing cười rất tươi , đưa tay ra siết chặ̣t tay tôi với câu chào hỏi thường lệ của Mỹ:
- Nice to meet you sir. Anh rất lịch sự và lễ phép, lúc nào nói chuyện với tôi cũng gọi sir.
- Tôi có coi vài phim của anh, mới lần đầu tiên nhìn anh trên màn ảnh, tôi thấy anh trông giống James Dean lắm !
Channing mĩm cười từ tốn, khiêm nhượng đáp:
- Tôi không giám giống James Dean đâu, thưa bác(tôi dịch chữ sir). Ông ta là cả một huyền thoại (he’s a legend)
- Không, không, tôi vẽ rất khá nên tôi nhận ra anh có rất nhiều nét giống ông ta lắm.
- Ồ, cám ơn bác nói như thế…
Ở Bắc Mỹ lâu năm, tôi biết không ai thích nghe nói rằng mình giống người khác, người nào cũng hãnh diện rằng mình có nét đặc thù riêng của mình, nhứt là người đó lại là tài tử ăn khách nữa ! Nhưng tôi đã từng vẽ thuộc làu James Dean không cần nhìn hình nên có thể nhận ra. Hiện nay tôi chỉ còn cao khoảng 5’6”, vì Channing cao khoảng 6’2”,  nên nhìn mặt anh ¾ từ vai lên thì theo tôi, anh hao hao giống J.D. thật[3] !
____________________________
[3] Thật ra, theo kích thước người Mỹ, tài tử James Dean thuộc loại nhỏ con, anh chỉ cao 5’7”. Năm 1954, lúc đ.d. Elia Kazan khám phá rồi dẫn anh ta qua đến Holywood, anh rất gầy gò và xanh xao vì ở New York lâu ngày không tìm ra việc làm.Nói về tạng người và cách diễn xuất, thì hai người này khác nhau xa lắm..
.
Tôi gặp Channing và cô bé Joey King đóng vai con anh mỗi ngày riết rồi không biết nói gì nữa cho đến một hôm nọ con gái tôi biết là tôi đang đóng phim với Channing nên
mướn phim 21th Jump Street là phim hài hước mới nhứt của Channing cho tôi coi, tôi xem xong buỗi tối, ngày hôm sau, thuật lại cho Channing nghe:
- Tối hôm qua, tôi đang coi 21th Jump Street, đang bị ảnh hưởng điên điên, điện thoại…
.
(còn tiếp -  Kỳ tới:Jamie Foxx rủ tôi hát What’d I say)

[1] Không may, cách đây hai tuần lễ, trong một dịp dạo chơi trên núi Mont Royal , Montréal, ông đã trượt chân, té ngã xuống núi và qua đời tại chỗ. Mỗi sáng hôm sau, thấy hình ông trên tường, tôi đã kính cẩn xá ông hai xá, vì thi thể ông chưa được đưa về Mỹ
.
[2] set: sàn quay hay khung cảnh giả tại phim trường.
.
[3] Thật ra, theo kích thước người Mỹ, tài tử James Dean thuộc loại nhỏ con, anh chỉ cao 5’7”. Năm 1954, lúc đ.d. Elia Kazan khám phá rồi dẫn anh ta qua đến Holywood, anh rất gầy gò và xanh xao vì ở New York lâu ngày không tìm ra việc làm.Nói về tạng người và cách diễn xuất, thì hai người này khác nhau xa lắm..
.
.
.
Thư từ của dân KT khi nhận được bài viết này:
.
Khong ngo Quyen con cung cap duoc cho anh em nhung cau chuyen ly thu nhu vay!!!
Interesting!
Thank you,
STC
.
.
Dân KT , nhiêu tai năng . .   Bạn có nhieu ky niêm  quy giá
Đan Thanh
Sent from my iPad
.
.

Quyền thân,
Không ngờ ở tuổi già như mày mà được chọn để đóng phim. Theo tao vai chánh hay phụ chẳng quan trọng mà được chọn để đóng phim là hay rồi nhứt là ở tuổi về hưu như như bọn mình.
Nếu có thể xin mày email những phim mày đã đóng cho anh em thưởng thức tài năng của mình.
Trịnh hoài Hùng
.

.
Bravo !
Khi sang Phap choi không thây Quyê`n noi gì vê nghê thuât thu 7 này.
Hôm qua vùa di an com voi v/c PVN,con gai PVN là PLDan,tài tu cua Phap, mong ngày nào do’ Q và PLDan do’ng phim chung.
V65
.
.

.
z-td-lamcongquyen-1.jpg
.
.
.
Anh Tâm thân mến,
Tôi rất mừng nhận được thư của anh. Tôi không có ngừng viết đâu, bài tôi viết vẫ còn gởi đăng thỉnh thoảng trên blog của Dương-mạnh-Tiến.
Anh bấm thử vô link sau đây là các bài của tôi sau khi tôi ngưng viết Hồi Ký:
http://tmddesign.multiply.com/tag/l%C3%A2m%20c%C3%B4ng%20quy%E1%BB%81n%20kt65
Hoặc anh Tâm đi vô link sau:
http://tmddesign.multiply.com/
là Blog của  KTS Dương-mạnh-Tiến, anh vô Tag: click vào lâm công quyền kt65 , tất cả bài do tôi viết chứa trong đó.
Thật là cảm động khi có đàn anh còn ưa đọc bài của mình, trong khi có đàn em Nguyễn-Đức-Sinh KT66 thì sau khi đọc bài tôi viết về trường QGÂN & KN nó nói tôi tự cao, tự đại làm tôi giận quá, không thèm viết nữa.
Sau đó có thêm 1 đàn em  nữa là Nguyễn-Văn-Nghi KT66 lại nói rằng:
 - Mày không viết nữa như vậy là phải lắm”
Tôi hỏi nó:
- Tại sao mày nói “ không viết nữa như vậy là phải ?”
- Tại vì mày mà viết nữa ” Bề Trên” không hài lòng đâu.
- Mày muốn nói ” Bề Trên” là ai? Là Trời Phật hả ?
- Không, không phải !
- Vậy, ” Bề Trên” là ai? Là chánh phủ Hà-Nội hả ?
- Cũng không phải !
Tháng 7, có 1 nhóm đàn em KT 72 từ Toronto qua đến nhà Nguyễn-Văn-Nghi, tôi lặp lại chuyện này, mấy đàn em la chộ̣:” Bề Trên” là bà xã anh chớ ai…
Nhưng Nghi vẫn nói:
- không phải,
Sau đó, tôi mới sực nghĩ ra là vợ chồng Nguyễn-Văn-Nghi KT66 thấy thằng Trần-Ngọc-Toàn KT65 kèn cựa với tôi hoài, vợ Nghi mới nói rằng:
- Khi nào anh gặp anh Toàn, chỉ cần chào hỏi thôi, ngoài ra mình phải coi như là một Đấng Bề Trên, không nên đụng đến ảnh nữa !
Tôi nói rằng:
- Thằng Toàn nó học cùng trường, cùng lớp, cùng thầy thì nó với tôi ngang hàng nhau chớ sao lại phải coi nó là Đấng Bề Trên của tôi được ?
Khi đưa tôi ra bãi đậu xe, Nghi cứ nằng nặc bảo tôi:
- Mày không nên viết nữa,
- À, tao hiểu rồi, mày viết không được , mày ghen chớ gì ?
- Không, không phải ! Người ta sẽ lợi dụng mày.
-Tao già đầu như vậy rồi, ai mà lợi dụng được tao  ? Phe Cộng lợi dụng hả? Phe Tự do hả ? Không ai lợi dụng được tao ̣đâu.
- Có chớ, Thằng Dương-mạnh-Tiến sẽ lợi dụng mày.
- Thằng Dương-mạnh-Tiến  lợi dụng được ćai gì tao ? Cái Blog nó tạo ra đâu có làm tiền gì đâu ?
- ?!?!?!
Tôi viết dài giòng như vậy để anh hiểu và cùng gởi 1 copy cho DMTiến luôn ̣để cho Tiến biết người ta nghĩ gì về Tiến.
Mến chào anh và chúc anh chị đều vui vẻ, mạnh khoẻ,
LCQuyền
.
.

.zkt-nhp-montreal-1.jpg
.

Thân gửi anh Quyền:
Chuyện chính là anh viết cho chính anh, và hài lòng, đó mới là chuyện quan trong. Già rùi óc của chúng ta đều phải cần tập thể dục đều đặn, không thì sẽ mất trí nhớ thành lẩn thẩn. Anh trổ thành bất tử rùi đó, khi nào rảnh, vào google, đánh lên: lam cong quyen KT65 thì sẽ thấy.
thân mến
Dương mạnh Tiến KT70.
.
.
.
dai hoc kien truc saigon, kien truc Viet Nam, lam cong Quyen KT65 . dong phim, Lam cong Quyen Montreal . kien truc montreal .
.

Saturday, October 20, 2012

Kiến trúc tình tự dân tộc, kts Dương mạnh Tiến, AIA. Vietnam folk motif architecture by Tien Duong, AIA.


.

.
Kiến trúc tình tự dân tộc, kts Dương mạnh Tiến, AIA. Vietnam folk motif architecture by Tien Duong, AIA.
.
.
.
.
.
ztd-ttudantoc-bw.jpg
.
.
Toà nhà Lá Bối.
.
.
ztd-ttudantoc-bw.jpg
.
.
.
.
kien truc tinh tu dan toc Viet Nam, Vietnam architecture, tien duong aia, kts duong manh tien, duongtiman, duongtiden, dai hoc kien truc saigon, sketchasugo . kien truc Viet Nam .

.

Tuesday, October 16, 2012

Xe đạp làm bằng giấy bìa làm thùng giấy. Cardboard bicycle can change the world, says Israeli inventor

.
.

.
Xe đạp làm bằng giấy bìa làm thùng giấy.
.
.
 
.
.
.


Một người Do Thái, Izhar Gafni, 50 tuổi, sáng tạo và làm ra xe đạp bằng bìa giấy cứng, xe nặng 9 kg, bánh xe cao su không có hơi dùng cao su tái tạo lại. Gần như hầu hết các bộ phận đều làm bằng giấy, chỉ tốn chừng 9 đô la, giá vật liệu, toàn là vật liệu tái tạo lại. Giá bán ra sẽ là chừng 20 đô la. Hiện thời chưa có trên thị trường vì còn trong giai đoạn xin cấp bằng sáng chế.
Xe được ngâm nước trong nhiều tháng, vẫn hoàn toàn chịu đựng được. Dùng keo đặc biệt và sơn phủ trong không thấm nước bên ngoài. Người phát minh ra trong nhà xe nhỏ phía sau vườn, đầy các bộ phận xe đạp và giấy làm thùng cứng.
Đây là bài viết trong Yahoo ngày thứ hai 15 tháng 10, 2012.
.


Cardboard bicycle can change the world, says Israeli inventor

By Ori Lewis and Lianne Gross | Reuters
.
.



MOSHAV AHITUV, Israel (Reuters) – A bicycle made almost entirely of cardboard has the potential to change transportation habits from the world’s most congested cities to the poorest reaches of Africa, its Israeli inventor says.
.
Izhar Gafni, 50, is an expert in designing automated mass-production lines. He is an amateur cycling enthusiast who for years toyed with an idea of making a bicycle from cardboard.
.
He told Reuters during a recent demonstration that after much trial and error, his latest prototype has now proven itself and mass production will begin in a few months.
.
“I was always fascinated by applying unconventional technologies to materials and I did this on several occasions. But this was the culmination of a few things that came together. I worked for four years to cancel out the corrugated cardboard’s weak structural points,” Gafni said.
.
“Making a cardboard box is easy and it can be very strong and durable, but to make a bicycle was extremely difficult and I had to find the right way to fold the cardboard in several different directions. It took a year and a half, with lots of testing and failure until I got it right,” he said.
.
.
.
ztd-xedapuo.jpg
.
.
.


Cardboard, made of wood pulp, was invented in the 19th century as sturdy packaging for carrying other more valuable objects, it has rarely been considered as raw material for things usually made of much stronger materials, such as metal.
.
Once the shape has been formed and cut, the cardboard is treated with a secret concoction made of organic materials to give it its waterproof and fireproof qualities. In the final stage, it is coated with lacquer paint for appearance.
.
In testing the durability of the treated cardboard, Gafni said he immersed a cross-section in a water tank for several months and it retained all its hardened characteristics.
.
Once ready for production, the bicycle will include no metal parts, even the brake mechanism and the wheel and pedal bearings will be made of recycled substances, although Gafni said he could not yet reveal those details due to pending patent issues.
.
.

“I’m repeatedly surprised at just how strong this material is, it is amazing. Once we are ready to go to production, the bike will have no metal parts at all,” Gafni said.
.
.

.
.

Gafni’s workshop, a ramshackle garden shed, is typically the sort of place where legendary inventions are born. It is crammed with tools and bicycle parts and cardboard is strewn everywhere.
.
One of his first models was a push bike he made as a toy for his young daughter which she is still using months later.
.
Gafni owns several top-of-the-range bicycles which he said are worth thousands of dollars each, but when his own creation reaches mass production, it should cost no more than about $20 to buy. The cost of materials used are estimated at $9 per unit.
.
“When we started, a year and a half or two years ago, people laughed at us, but now we are getting at least a dozen e-mails every day asking where they can buy such a bicycle, so this really makes me hopeful that we will succeed,” he said.
.
A ride of the prototype was quite stiff, but generally no different to other ordinary basic bikes.
.
“GAME CHANGER”
.
Nimrod Elmish, Gafni’s business partner, said cardboard and other recycled materials could bring a major change in current production norms because grants and rebates would only be given for local production and there would be no financial benefits by making bicycles in cheap labor markets.
.
“This is a real game-changer. It changes … the way products are manufactured and shipped, it causes factories to be built everywhere instead of moving production to cheaper labor markets, everything that we have known in the production world can change,” he said.
.
Elmish said the cardboard bikes would be made on largely automated production lines and would be supplemented by a workforce comprising pensioners and the disabled.
.
He said that apart from the social benefits this would provide for all concerned, it would also garner government grants for the manufacturers.
.
.

Elmish said the business model they had created meant that rebates for using “green” materials would entirely cancel out production costs and this could allow for bicycles to be given away for free in poor countries.
.
Producers would reap financial rewards from advertisements such as from multinational companies who would pay for their logo to be part of the frame, he explained.
.
“Because you get a lot of government grants, it brings down the production costs to zero, so the bicycles can be given away for free. We are copying a business model from the high-tech world where software is distributed free because it includes embedded advertising,” Elmish explained.
.
“It could be sold for around $20, because (retailers) have to make a profit … and we think they should not cost any more than that. We will make our money from advertising,” he added.
.
Elmish said initial production was set to begin in Israel in months on three bicycle models and a wheelchair and they will be available to purchase within a year.
.
“In six months we will have completed planning the first production lines for an urban bike which will be assisted by an electric motor, a youth bike which will be a 2/3 size model for children in Africa, a balance bike for youngsters learning to ride, and a wheelchair that a non-profit organization wants to build with our technology for Africa,” he said.
.
CHEAP AND LIGHT
.
ztd-xedapuo.jpg
.
.
.

.
The bicycles are not only very cheap to make, they are very light and do not need to be adjusted or repaired, the solid tires that are made of reconstituted rubber from old car tires will never get a puncture, Elmish said.
.
“These bikes need no maintenance and no adjustment, a car timing belt is used instead of a chain, and the tires do not need inflating and can last for 10 years,” he said.
.
A full-size cardboard bicycle will weigh around 9 kg (about 20 lbs) compared to an average metal bicycle, which weight around 14 kg.
.
The urban bicycle, similar to London’s “Boris bikes” and others worldwide, will have a mounting for a personal electric motor. Commuters would buy one and use it for their journey and then take it home or to work where it could be recharged.
.
He said that as bicycles would be so cheap, it hardly mattered how long they lasted.
“So you buy one, use it for a year and then you can buy another one, and if it breaks, you can take it back to the factory and recycle it,” he said.
.
Gafni predicted that in the future, cardboard might even be used in cars and even aircraft “but that is still a way down the road.”
.
“We are just at the beginning and from here my vision is to see cardboard replacing metals … and countries that right now don’t have the money, will be able to benefit from so many uses for this material,” he said.
.
(Writing by Ori Lewis, editing by Paul Casciato)

 .
.
.
ztd-xedap1.jpg
.
Israeli inventor Izhar Gafni holds his cardboard bicycle as he poses for a photo in Moshav Ahituv, central Israel September 24, 2012. The bicycle, made almost entirely of cardboard, has the potential to change … nhìn ông này phải nặng trên 100 kg nhiều, như vậy xe đạp giấy này phải chắc lắm.
.


Cùng ngày, tôi nhận được tạp chí của trường Kiến Trúc, School of Architecture & Allied Arts, University of Oregon, nơi mà tôi tốt nghiệp từ vài chục năm qua, cũng có một bài về xe đạp do sinh viên sáng tạo ra. Nhớ lại ngày xưa, học Đại Học Kiến Trúc Saigon, sáng tạo cấp 1, cũng có những concour, bài thi design nhanh, sáng tạo đủ thứ, trong đó, tôi cũng đậu được một bài concour, sáng tạo một xe bus lớn, dùng làm nhà ngân hàng di động, đi dến từng khu phố để phục vụ cho khách hàng. Học Kiến Trúc, không có nghĩa là chỉ biết sáng tạo, vẽ kiểu cho nhà cửa và xây cất. Mà còn phải thực tập sáng tạo nhiều thứ nữa.
.
.
,
ztd-xedapuo.jpg
.
.
.
ztd-xedapuo.jpg
.
.

Xe đạp là một thú vui của tôi, hiện nay, mỗi tuần lễ đều đạp chừng 40 miles, chừng 65 cây số. Xe đạp là một phát minh lâu đời lắm rồi, từ phát minh ra xe đạp thành máy bay, phi thuyền lên mặt trăng, nhờ những ứng dụng đó, ngày nay cải thiện ra xe đạp bằng giấy, và người ta vẫn tiếp tục cải thiện, thích hợp với thời gian và hoàn cảnh. Tới khi chiếc xe đạp bằng giấy cứng này được bán ở Mỹ, thế nào tôi cũng phải có một chiếc, trong bộ sưu tầm của tôi.

.
.
.
ztd-xedapuo.jpg
.
.

.
.
ztd-xedapuo.jpg
.
,.

.
xe dap bang giay, paper bicycle, dai hoc kien truc saigon duongtiden, duongtiman .
.

Tuesday, October 9, 2012

Ước gì, quê hương Việt với bốn ngàn năm văn hiến có một chút gì Kiến Trúc Tình Tự Dân Tộc. Trung tâm Văn Hóa Việt của Kts Dương mạnh Tiến, AIA. Viets Cultural Center by Tien Duong, AIA.

.
.


.
.
.
Ước gì, quê hương Việt với bốn ngàn năm văn hiến có một chút gì Kiến Trúc Tình Tự Dân Tộc. Trung tâm Văn Hóa Việt của Kts Dương mạnh Tiến, AIA. Viets Cultural Center by Tien Duong, AIA.
.
.
.
.
ztd-700ttudantoc-cl.jpg
.
.

.
.
 
.
.
ztd-vanhoattdantoc.jpg
.
.
.
.

Phần thích thú nhất phía trước là khối thang máy, ống thông hơi xuống các tầng hầm bên dưới. Đồng hồ ngoài trời cũng là một biểu tượng đáng nhớ. Toàn khối nhà kết hợp các đường nét cong, nón lá hay lá cây của Việt Nam. Ngoài các nhiệm vụ kiến trúc ra, đường nét không đối xứng, thường tìm thấy ngoài thiên nhiên, tạo thành một tác phẩm điêu khắc, với nhiệm vụ gây cảm giác hứng khởi, cảm xúc nâng tinh thần lên cao như các tác phẩm điêu khắc có kích thước ngoài trời. Một biểu tượng của Văn Hóa Dân Tộc Việt cần phải có để đưa ra một khuôn dạng kiến trúc riêng biệt, tự hào riêng biệt phải có trong đời sống dân Việt.

.

Đã đến lúc Kiến Trúc Việt cần phải có những gì đặc thù riêng biệt mà đã qúa thiếu xót từ lâu lắm rồi, đã đến lúc cần có chút tự hào và danh dự, để lại cho văn hóa để lại cho đời sau, thay vì cứ đi tiếp tục bắt chước lượm lặt rác rưởi của thế giới đang vứt đi.
.
 
.
.
.
.
ztd-vanhoattdantoc.jpg
.
.
.
.
ztd-615ttudantoc-cl.jpg
.
 
.
.
dai hoc kien truc saigon, kien truc Viet Nam, Vietnam architecture, kien truc tinh tu dan toc, kts duong manh tien aia, tien duong aia, vietnam motif, khuon dang viet nam, duongtiden, duongtiman, sketchasugo .
.
.
 

Friday, October 5, 2012

Thiên Đường Mù … !!! Bài thứ 3, tiếp. Blind Heaven by duongtiden.

.

.
.
.
Bài thứ 3, tiếp.
.
.
Cuốn phim thứ hai, nhân vật chính là người mù, cũng của đạo diễn Majidi, chuyện ở Iran, mới hơn khoảng 2006. Một người trung niên mù, có cô con gái nhỏ sáng mắt, rất đẹp dễ thương, làm giáo sư dậy ở trường đại học, tuy mù nhưng ông ta có chỗ đứng giá trị trong xã hội người sáng. Từ một gia đình khá gỉa, nên khi khám phá ra được, phía sau mắt có mầm cancer xuất hiện. OM. Tên tôi đặt ra cho ông mù này, được người chú rất giầu có đưa qua Pháp chữa trị cancer, ung thư mới bắt đầu.
.
Tại đây, sau khi được giám định bằng scat scan, máy soi dò 3 chiều, mầm cancer sẽ được loại bỏ dễ dàng bằng giải phẫu. Và tin mừng hơn nữa là bác sĩ cho biết, khi tìm hiểu mắt OM. Bác sĩ thấy hệ thần kinh nơi này vẫn còn cảm giác nên họ nghĩ rằng nếu thay con ngươi luôn khi giải phãu thì ông này có thể thấy lại được. Và dĩ nhiên với ông chú giầu có thì chuyện này trở nên dễ dàng.
.
.
Ông Mù này lặng lẽ viết thư cầu nguyện cho thượng đế bằng chữ nổi Braille, nguyện cầu God sẽ cho ông một cuộc đời mới, được sáng mắt. Gập thư cầu nguyện lại xếp vào cuốn kinh thánh, đựng trong bao da, cất giữ cẩn thận. God đã trả lời, sau khi thay mắt xong, đợi mở băng, đêm trước ngày mở băng mắt ra, OM. Không chờ đợi được, tự mình mở lấy băng ra.
.
.
Đi ra hành lang bệnh viện, OM. Say mê hưởng những hình ảnh đầu tiên. Khi bay trở về Tehran, cả giòng họ bạn bè, gia đình lớn bé ra đón đủ cả mẹ già, vợ, con gái và ông chú giầu có. Phim diễn tả những cảm nhận của OM. Khi từ bỏ thế giới mù, khám phá ra những cái đẹp của thế giới sáng, thấy nhan sắc của vợ mình, thấy vẻ đẹp của những người đón ông về với thế giới của người sáng.
.
.
.
.
.
.
Trở về với sự yêu thương của người vợ mắt sáng tận tụy lo lắng cho OM. từ bao năm qua, với cô con gái nhỏ từng chơi đùa những trò chơi của người mù với cha từ hồi nhỏ. Một căn nhà giản dị xinh xắn với sân vườn và bốn cây, với người vợ lái xe đưa ông ta đi chuyển từ bao năm, bà này làm việc trong trường người mù.
.
.
Từ khi trở về OM. Không thích thú gì với thế giới mù trước kia của mình, nhìn những tập sách chữ nổi của người mù, những cuộn băng thu âm mà ông ta dùng để dậy tại đại học cho người sống. OM. để ý tới một cô học trò xinh đẹp, cũng là người thân của gia đình, đi đón ông ở phi trường và chụp nhiều hình cho gia đình. OM. Khám phá ra thế giới của người sáng mắt và thấy tủi thân thấy mất mát nhiều qua bao nhiêu năm bị mù. Không hài lòng với những gì đã và đang có, không muốn trở lại làm giáo sư đại học nữa, cho dù đại học này hỏi ông ta chừng nào trở lại. Ngoài ra, bà vợ cũng ngỏ ý ông này nên giúp đỡ thêm cho trường mù, OM. Bây giờ sáng mắt, có nhiều khả năng giúp cho học sinh mù hơn.
.
.
Trở lại trường mù, đi theo vợ mang các cây Liễu, Willow đang gây mầm rễ non cho các trẻ em mù trồng, OM. Đi vòng coi các lớp học mù, tự nhiên ông trở nên khó chịu nhìn cảnh thầy mù, dậy học sinh mù, những cặp mắt mù lòa lòi cả những con ngươi đủ kiểu ra, làm cho ông trở nên kinh hoàng, ôm đầu bỏ chạy khi nhìn thấy thế giới của người mù giữa người sáng như ông, từng có ông ta trong đó, khi OM. bị mù từ năm 8 tuổi.
.
.
Từ chối đi làm trở lại, và trở nên bỏ bê vợ con không để ý tới, chỉ mơ mộng cho thế giới sáng mắt mới tìm thấy. OM. trở nên mê mệt, tưởng tượng là cô học trò người thân mà mẹ cô ta có đưa cuốn luận án của cô này nhờ OM. đọc và cho ý kiến thích ông ta. Chuyện mơ mộng, tìm người con gái trẻ trung hơn của OM. Không qua được mắt vợ mình, khi OM. bỏ đi lang thang cả đêm, khi trở về vợ ân cần hỏi han và lo lắng, thì ông này cằn nhằn tại sao cứ lo lắng cho ông ta như mẹ lo cho con vậy, ông ta 45 tuổi rồi, không cần ai làm mẹ nữa. Bà vợ rất ngạc nhiên vì khi OM. Mù, thì bà ta phải lo tất cả, còn khổ cực hơn lo cho con nhỏ nữa vì OM. mù, không tự mình làm đươc nhiều thứ.
.
.
Sau khi đọc xong luận án, OM. Mơ mộng sẽ có tình cảm với cô học trò xinh đẹp này, OM. Đi đến tận nơi cô này đang tập âm nhạc, mang theo tập sách với một bông hồng, chờ đợi hết giờ để gặp. Sau đó OM. thấy cô này ra ngoài với người bạn trai trẻ cùng tuối, cùng lên xe hơi đi. OM. lặng lẽ đi bộ theo ra ngoài đường mưa ướt để nhìn theo. Phiá sau, vợ của OM. lái xe theo dõi, đã nhìn thấy tất cả, bà này lặng lẽ lái xe bỏ đi.
.
.
.
.
.
.
Trong phim, OM. là người đàn ông già, tóc bạc, đeo kính dầy, không có gì hấp dẫn, bà vợ ông này cũng không xấu gì, trên trung bình, cô con gái nhỏ xinh đẹp. Cô sinh viên rất xinh đẹp, trẻ, là bạn của gia đình, biết vợ con của OM. Đã có vợ con, như vậy mà OM. mới sáng mắt đã bẩm sinh có bản tính thiếu trung thành, quay lại ghê tởm những gì mới trải qua từ thế giới mù không lâu trước đó.
.
.
OM. lủi thủi về nhà, ngạc nhiên thấy không có ai, chỉ có mẹ mình trong đó, hỏi vợ con tôi đâu, bà mẹ hỏi lại, mày còn cần biết vợ con ở đâu nữa à, cho biết vợ con của ông ta đã bỏ đi rồi, và ông ta phải tự hiểu, đừng hỏi tại sao. OM. giận dữ khó chịu, kéo đổ sách vở của người mù, những băng thu âmcủa người mù, gào thét là mẹ có biết chăng con đã khổ sở, ân hận cho bao nhiêu năm mù lòa của con không … con đã có được gì, chỉ có cái nhà với 4 cái cây (không thấy nhắc đã có được vợ tận tụy trung thành, có con xinh đẹp, và có bao nhiêu người sáng mắt, không hề có nhà cửa và 4 cái cây!). Nhưng khi ngửng lên thì mẹ mình đã bỏ đi khỏi cửa, vì chán nản cho sự tráo trở, trâng tráo, không biết điều, không tình người, qúa tham lam của ông này.
.
.
Ngày hôm sau, OM. giận dữ, vứt hết sách vở, đồ đạc của người mù xuống giữa sân, vào cái hồ nhỏ giữa sân. Cảnh quay, cái túi da, đựng kinh thánh, có lá thư cầu nguyện thượng đế cho được sáng mắt, cho được cuộc sống mới, từ từ tìm sâu xuống nước qua những bọt hơi nổi lên. OM.nổi lửa đốt hết sách vở giấy tờ giữa sân, đốt hết chứng tích của thế giới mù trước đây.
.
.
OM. bỏ đi lang thang ngoài đường trong thế giới người sáng mắt, trở về lấy thơ ngoài cổng mang vào đọc, có tấm hình, một người quen, khi nằm bịnh viện ỡ Paris, rủ ông ta ra vườn chơi, chụp một tấm hình cho OM, khi này vẫn còn mù, làm bạn, an ủi và giúp đỡ OM. tại đây. Sau đó ông này trở về Iran chờ chết vì bịnh không chữa được, bay giờ gửi đến tấm hình của OM. và thăm hỏi.
.
.
OM. nhìn tấm hình mầu của mình đứng bên cạnh cây liễu, tự nhiên hình mờ dần mờ dần, rồi không còn nhìn thấy gì nữa, hét lớn và qụy xuống. Trong bịnh viện, bác sĩ khám mắt và cho ông chú biết, hai con ngươi mới thay, đã bị cơ thể từ chối, không hoạt động được nữa, coi như OM. trở lại mù như xưa. Nghe như vậy, OM. gào thét lên như điên cuồng.
.
.
Người chú giầu có chở OM. đi về, an ủi là OM. nên đi xin lỗi vợ, trở về làm việc như xưa, trường đại học vẫn là nơi mời ông ta cộng tác và nhiều lời khuyên nữa. Tự nhưng OM. thất vọng bất thình lình mở cửa xe bước xuống, xe đang bị kẹt trên đường, OM. lao ra đi ngang  ngửa đụng vào nhiều xe đang đậu vì mù, người chú chạy theo kéo tay thì bị OM. hất té xuống đường, người chú già ôm tay đau phải trở về lại xe đang bỏ đó.
.
.
Cảnh quay OM. khốn khổ đi lê lết, bò, rớt cả xuống rãnh nước mới ra khỏi đường xa lộ, lần mò đi giữa thế giới người sáng giữa thành phố, lặn lội qua đêm, khổ sở ướt mưa mới về đến được ngoài vườn nhà, quấn mình ngủ qua đêm trong những tấm plastic mà vợ dùng giữ cây ương cho khỏi bị lạnh trong vườn.
.
.
.
Sáng thức dậy. OM. sực nhớ điều gì, mò xuống hồ, giữa sân, mò mẫm cái túi da, có tập kinh thánh trong đó, mò mẫm tìm giữa các trang ướt nước, tờ thư giấy chữ nổi mà ông mù này, viết gửi cho thượng đế, cầu cho mình được sáng mắt, trước khi vào giải phẫu thay con ngươi ở Paris. Không biết ông ta mò mẫm đọc gì trên những hàng chữ nổi đó. Hết Phim.
.
.
.
.
.
.
Cuốn phim có tựa đề Mỹ là: The Willow Tree, Cây Liễu. Phim chỉ có ý nghĩa như vậy, tác giả cho thấy một khía cạnh khác của con người, môi trường khác, thành phần xã hội khác, những bản chất thật, cá tính thật, cho dù giáo dục nhiều hay không, hành động theo bẳn năng, theo tôi có lẽ được di truyền sẵn trong tế bào qua di truyền. Hành xử đúng hay sai, không theo giáo dục hay môi trường sống.
.
.
Majidi làm hai cuốn phim mù, trái ngược nhau, trong đó hai nhân vật, một già một trẻ, mốt có học nhiều qúa, một nhỏ qúa chưa kịp học, cả hai đều muốn nói chuyện với thượng đế, và thượng đế đã trả lời. Không biết có thiên đường hay không? Không lẽ người mù có thiên đường Mù riêng chăng. Hay thiên đường chỉ là sự tưởng tượng mà ra, tưởng tượng là cái chắc, hoàn toàn do con người tưởng tượng. Vừa coi TV, ống kiếng trên không gian vừa thu được hình một ngôi sao từ từ tắt, tự đốt cháy tiêu hủy. Cách trái đất 300 ngàn năm ánh sáng. Tương tự như vậy, mặt trời sẽ tự cháy hết tiêu hủy trong một ngàn triệu năm nữa, in a billion years, như vậy thì cũng hết con người, lấy ai tưởng tượng ra thiên đường nữa đây.
.
.
Nói chuyện tưởng ttượng ra thiên đường mới nhớ, thiên đường bao giờ cũng đi sau trái đất. Nhiều năm trước đốt vàng mã cho thiên đường, chưa có xe hơi, người ta đốt xe bò, xe ngựa, trước khi có xe bò xe ngựa thì người ta đốt hình người cu li cu leo lên thiên đường để cõng cho người đã chết được sung sướng cõng hay võng đi, bây gìờ đốt vàng mã lên thiên đường có phi cơ, có xe Lexus, có Mobile phone …. Có Iphone 5, có tablet … hi hi như vậy có phải thiên đường luôn đi sau những phát minh của trần tục trái đất không ?
.
.
Toàn là do trần tục tưởng tượng ra thiên đường, thiên đườngViệt riêng, thiên đường Mẽo riêng. Giả sử khi nhỏ đi học bị ông cha cố đạo đánh đít bằng roi mây, sau này chắc chắn là cha lên thiên đường, mình lên sau gặp ông ta, thì sao? Có bị ăn roi mây nữa không? Mình và ông ta khác nhau cả vài chục tuổi vậy ở thiên đường lúc đó, ông cha ở trạng thái nào, lúc ông ta 25 tuổi hay lúc ông ta 45 tuổi. Còn mình, ở trạng thái nào? 5 tuổi đi chơi nhiều hơn đi học, hay mình cũng ở tuổi 45 như ông cha …. Khó trả lởi thiệt, chỉ tưởng ttượng thôi. À mà thấy ông cha uống rượu nho, hút thuốc lá uống bia, như vậy thiên đường chắc phải có bia thuốc lá ê hề và chắc là không thiếu roi mây cho mình. Hì Hì.
.
.
Thiên đường Sáng và thiên đường Mù, chắc có cả hai, không thôi mấy người mù, lên thiên đàng sáng thì sẽ lung túng chăng ….. thiên đường và thiên đường, phải có để an ủi cho những bất mãn, những đau khổ đang xẩy ra phải có thuốc bọc đường để mau qua khỏi những khổ cựa đó, Thiên đường để dùng mê hơạc thủ lợi riêng tư, có người một ngày nói chuyện với God cả chục lần mà không chỉ cách nói với God cho người khác, mà cũng buồn cho God, hầu như ai cũng xin xỏ God đủ thứ, cho họ lên thiên đường thiệt nhanh đi God dù ở tuổi nào cũng được, cho họ khỏi xin xỏ nữa.
.
.
Tôi vừa coi một cuốn phim Nhật, một ông già khuyên con cái, các con phải vui mừng khi cha chết, vui mừng vì cha biết cách sống, giữ gìn sức khỏe, không làm phiền ai, bây giờ mới chết, chết mãn nguyện, không thèm muốn cái gì …. Và khi ông ta chết thì người ta ăn mừng cho sự may mắn đó. Làm tui nhớ, lúc ông già cô bạn Mỹ lúc đi học của tôi chết, ông ta là KTS, nên lúc đó tôi và ông này cũng thân chút. Năm 1997, cô ta gọi báo tin, Walter chết rồi, bị đứng tim, ông gìa tao 68 tuổi. OK tao sẽ tới đưa đám ổng. Tôi tới mặc đồ đen, đưa cái mặt đưa đám ma buồn bã ra.
.
.
Ngạc nhiên, gặp bà vợ mặc áo toàn bộ mầu đỏ tươi, ai cũng vui vẻ, họ celebration ăn mừng cuộc sống của ông ta, đã mang đến những vui mừng ích lợi cho người khác. Đúng như vậy, ông ta và tôi có nhiều câu chuyện vui với nhau. Bà vợ chỉ những hình ảnh treo đầy lên tường nhà quàn, mày nhớ hình này không, mày và con Ellen, đang đẩy xe đổ bê tông cái hồ bơi mà Walter đang tô hồ phía sau. Tôi nói tiếp: bà nhớ mấy trái bắp trồng phía sau không, tôi còn nhớ nướng lên ăn rất ngọt … Ellen nói, bộ đồ má tao đang mặc là bộ ba tao thích nhất.
.
.
.
Thằng project manager cùng làm project với tôi, tôi project architect, nó manager, lớn tuổi hơn, nhiều năm trước ngày nào cũng thập thò hớn hở mở net coi 401K lên xuống, tiền dành về hưu, trôi nổi lên xuống theo stock, thị trường chứng khoán. Đùng một cái lăn ra chết sau hai tuần khám phá ra ung thư óc. Đang đi họp bên Montana, người ta gọi về hãng, yêu cầu gọi nó về liền, hình như nó bịnh, đầu óc không bình thường. Vợ ra phi trường đón, đưa vào nhà thương, hai tuần sau chết, chưa đụng tới tiền 401K, hình như lúc đó nó 58 tuổi. Làm đám ma không mời ai hết, đợi hai tháng sau, đúng gần ngày sinh nhật thằng này, thuê một cái ball room ngay Hilton Hotel, downtown Portland, thuê ban nhạc đến, đãi tất cả mọi người ăn, nghe nhạc, khiêu vũ, ăn mừng đời sống đã qua của thằng bạn già hơn làm chung sở này, qua đời cũng 7 năm hơn rồi. Vợ nó đãi tất cả khách, bạn bè tới ăn mừng, không nhận gì hết, miễn phí. Có lẽ ai mà buồn bã chắc bị đuổi ra, không có ai làm như vậy, họ mời hết bạn bè lối xóm, lớn nhỏ, bạn làm chung từ xưa tới nay tới ăn mừng, làm tui có dịp gặp lại mấy đứa bị hãng cho nghỉ việc trước, không biết ở đâu, nay lại gặp lại.
.
.
Với cái chết, người ta ăn mừng, có lẽ tốt hơn là than van khóc la, nhất là chết vào tuổi già. Đời sống con người như đời sống của vật liệu, như cái xe chỉ hai chục năm là mừng quá, mái nhà có cỡ bảo đảm của nó 10 năm … 30 năm là phải thay thế làm lại. Đời con người cũng vậy … làm sao: muôn năm, muôn năm hay đời đời vĩnh cửu được. Đó là qúa tham lam.
.
.
Thiên đường là do tưởng tượng, thiên đường Mù sẽ có khác, vì những người Mù sẽ không tưởng tượng ra trước thiên đường của họ giống như người sáng được. Lỡ người đó sáng mắt trước, sau đó bị mù, hay mù trước rồi sáng mắt sau, thì họ đi về thiên đường nào, sáng hay mù, hay lên cả hai thiên đường, đi hay bay hay nằm một chỗ, thiên đường tự tìm đến, qua lại hưởng cả hai. Trí tưởng tượng nhỏ bé của tôi chịu thua chuyện này. Cầu mong ai muốn đến thiên đường nào đều được toại nguyện. Còn tôi, thiên đường là đây, rất giản dị, là nơi chúng ta đang sinh sống. Đang ở trong thiên đường cũng chẳng cần sống trước mà cũng không đợi sống sau. Chết là hết, cái chết sẽ đến với mọi người, đừng vội vã, cứ từ từ mà sống, khi vào đời trần truồng không có gì, thì ra khỏi đời cũng vậy, chẳng cầm được gì mang theo.
.
.
Chỉ một tình cờ, ngước mắt lên nhìn thấy hai cha con người mù ở mall 205, coi TV thấy cô người mù Á Đông hạ tất cả đầu bếp sáng mắt để đoạt giải, sau mới biết là ái nữ của anh Hà thời Triển, có gặp anh trên 8 năm trước, không nhớ có nói chuyện hay không, đó là những người thật, hai cuốn phim người mù ở Iran, một coi từ hơn mười mấy năm trước, ảo tưởng nơi chân trời xa lạ nào đó. Đi một vòng, hội ngộ giữa tôi, hư và thực, thực hư khó biết. Có thiên đường Mù không ta ?
.
.
the color of heaven, thien duong mu, duongtiden, duongtiman, dai hoc kien truc saigon, .
.

Labels Loại Bài

Followers

Blog Archive

About tmd.design

My photo
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com
Powered by Blogger.