copy of tmddesign old multiply blog

Pageviews

Monday, August 15, 2011

Thêm các bài phụ lục cho cầu Ba Cẳng và kinh Bao Ngạn ngày xưa, vì có thêm tài liệu. Thêm vào phần các bài viết Saigon Ngập Lụt từ năm 2010. Kts Dương mạnh Tiến, AIA viết.

.
.
.

.
Thêm các bài phụ lục cho cầu Ba Cẳng và kinh Bao Ngạn ngày xưa, vì có thêm tài liệu. Thêm vào phần các bài viết Saigon Ngập Lụt từ năm 2010. Kts Dương mạnh Tiến, AIA viết.
.
.
.
.
ztd-binhtay-3cang-map.jpg

.
.
Saigon nằm trên một vùng coi như bằng phẳng, hơi dốc từ Bắc về Nam, Tây Nam, con rạch Nhiêu Lộc, đi từ Đông sang Tây chìa SG và Gia Định ngày xưa là vùng trũng ngay giữa, thoát nước hướng đông ra sông Thị Nghè. Vùng Tấy Nam Saigon Chợ Lớn thoát nước về hướng Tây Nam ra Phú Lâm, vùng Nam SG nội thành thoát nước hướng Nam xuống rạch Bến Nghé, kinh Tầu Hũ. Điểm cao nhất SG là hồ con rùa, công trường Chiến Sĩ, Duy tân, Trần qúy Cáp, cao độ 7m trên mặt biển, chừng 5m trên mặt sông bến Bạch Đàng thôi. Vùng cao trên cùng là vùng phi trường Tân ơn Nhất, Gò Vấp, đổ nước ra sông Saigon phía Bình Dương và trên nữa đổ nước ra hướng Hóc Môn vô kinh đào nối sông Saigon xuống vùng Bình Chánh, sông Vàm cỏ Đông từ Tây Ninh xuống.
.
.
Rất tiếc SG đã không phát triển về vùng cao ngay kế cạnh là Gò vấp, Hóc Môn, lấy phi trường Tân sơn Nhất làm trung tâm, khoảng cách đến phi trường thật gần nếu thành phố phát triển lên hướng bắc, Gò Vấp, Hóc Môn, tránh vùng thoát nước tự nhiên, giữ nước tự nhiên của SG tứ ngàn xưa như vùng thấp Phú Mỹ Hưng hiện nay.
.

.

.
ztd-mapsg-drainage-pre75.jpg
.
Bản đồ Saigon, Chợ Lớn và Gia Định được in trước 1975, hình như năm 1972.
.
.
Trong các loạt bài về Saigon ngập lụt, tôi viết đầu năm 2010, có rất nhiều bài nói, phân tích, nhiều dẫn chứng về hệ thống thoát nước tự nhiên của SG Gia Định và Chợ Lớn từ thời vài trăm năm trước cho tới nay. Bây giờ có thêm chút tài liệu nên viết bài bổ túc, kể câu chuyện nhỏ về kinh Bao Ngạn và cầu Ba Cẳng, đã đi vào dĩ vãng, bị xóa lấp thay vào đó bằng nhà ổ chuốt. Do đó ngày nay, nước ngập tràn lan mọi nơi đi vào từng nhà dân, nằm đó nhiều giờ, dân sống trên nước ngập cống rãnh hôi thối dơ bẩn.
.
Khi quy hoạch phát triển thành phố, không biết các đấng tiến sĩ VC, vì có qúa nhiều bằng cấp đếm không hết, nên không hiểu có biết đến cao độ, vòng cao độ tự nhiên, natural topo map của Saigon ra sao không? có biết khi mưa ngập nước thoát như thế nào không, mà mấy chục năm sau, bây giờ mà có chỗ nào mà SG chưa bị ngập đó mới là điềm lạ kỳ hiếm có ngày nay, còn cứ ra ngõ là ngập nước, không ra nước cũng tràn vào ngập vào tận chân và cao hơn nữa.
.
Vùng trung tâm SG, nơi cao nhất là chỗ Tháp Nước thời xưa, sau thành Đài Chiến Sĩ và bây giờ là hổ Con Rùa, cao độ là 7m, trên mực nước biển ở Hà Tiên, vậy sông SG ở bến Bạch Đàng chắc mực nước đã cao 2m trên mặt biển rồi, do đó từ sông SG lên chỗ Con Rùa, chỉ cao chừng 5m khác biệt là nhiều. Điểm cao thứ nhì là khu toà hành chánh Gia Định, chỗ Lăng Ông, đất gò cao, rồi thấp ra sông SG về Thanh Đa. Điểm cao nhất vùng này, là nơi phi trường Tân sơn Nhất, điểm cao là 9m trên mực nưóc biển, khi ra Lăng Cha Cả chỉ còn khoảng 4.5 tới 5m, vùng ngã bẩy Lý thái Tổ, Phan thanh Giản, Petrus Ký là cao trên 4m.
.
.
Từ hồ con Rùa, đường cao giảm dần về hướng Chợ Lớn, đường đỉnh từ đông qua tây là Trần quý Cáp, Hồng thập Tự ... kéo dọc theo Hùng Vương, Hồng Bàng vào Chợ Lớn, rồi tất cả giảm dần dốc chẩy về Phú Lâm, Bình Chánh. Nửa phía bắc vùng này chẩy vào kinh Nhiêu Lộc phía Yên Đổ, Công Lý, Tân Định ra Thị Nghè xuôi sông SG. Nửa phía tây nam đổ xuống rạch Bến Nghé, kinh Tầu Hũ, xuôi xuống Bình Chánh.
.
Ngày xưa còn có con kinh Bao Ngạn, nối ngay đầu nhánh rạch Nhiêu Lộc, nước từ Tân Sơn Nhất, Tân sơn Nhì đổ xuống qua Ông Tạ, được kinh Bao Ngạn đón đưa ngay qua tây nam (ngày nay phải ra Nhiêu Lộc, ra Thị Nghè, sông SG), chẩy qua Phú Thọ, dọc theo Dương công Trừng, nhập vào rạch Lò Gốm ra Phú Lâm, và ngày xưa còn nối thẳng xuống kinh Bãi Sậy sau chợ Bình Tây. Kinh này thoát nưóc nhanh vùng Ngã Tư Bẩy Hiền, Phú thọ Hòa, phần trường đua Phú Thọ, Chợ cá Nguyễn tri Phương, vùng Tô Híến thành, mang nước ra Phú Lâm. Không có kinh này thì nay chỉ còn rạch Nhiêu Lộc thu nước, chưa kể vùng lân cận sẽ bị ngập tại chỗ trước khi khó khăn ra được Nhiêu Lộc. Còn vùng Phú Thọ, Phú thọ Hòa, Ngã Tư Bẩy Hiền thì nước đi về đâu bây giờ.
.
Khi kinh Bao Ngạn bị lấp, thì nước vùng trên Tân sơn Nhất, sơn Nhì, Ông Tạ, Lê văn Duyệt, Chí Hòa, Hòa Hưng phải đi theo Nhiêu Lộc ra Thị Nghè ruồi xuôi sông SG, đi xa gấp đôi qúa quanh co và đổ nhiều nước hơn vào NL và sông TN. Ngày xưa khi đi vào cư xá sĩ quan Chí Hòa bằng đường Bắc Hải từ Lê văn Duyệt, dọc theo đường Bắc Hải hướng bắc là con kinh nhỏ đó là kinh Bao Ngạn. Đó là đường vào cổng trước của cư xá. Cổng sau bên đường Tô híến Thành, cũng có con kinh, hay mương song song với đưòng vào, mang nước ngập vùng khám Chí Hòa, băng qua Tô Hiến Thành đi qua phía sau nghĩa trang Đô Thành, bọc sau cư xá, đổ nước vào kinh Bao Ngạn. Kinh này băng qua đường Ng văn Thoại, trên bản đồ cũ còn thấy vẽ lằn cầu trên đó.
.
.

ztd-sg-cholon-arial-drainag.jpg
.
.
Phần bắc Gia Định nước thoát ra sông Saigon, nam và tây Gia Định nước vào kinh Nhiêu Lộc thoát ra Thị Nghè, đổ sông SG rồi xuôi Nhà Bè ra biển. Vùng nam SG, phần trên đổ nước ngược bắc về Phú Thọ, đổ nước xuôi tây nam, phần nam SG, phía dưới đổ nưóc vào rạch Bến Nghé, kinh Tầu Hũ xuôi Phú Lâm xuôi Bình Chánh. Không biết khi mực nước lên xuống theo thủy triều có bao giờ rạch Bến Nghé lại đổ nước vào sông SG hay không?, nhưng nay thì đầu rạch Bến Nghé đã bị lấp, thay bằng cửa hầm bằng qua sông SG vô Thủ Thiêm, rạch Bến Nghé nay thành còn rạch cụt đầu.. không còn thông di chuyển lưu thông với sông SG.
.
Kể ra rất tiếc, rạch Bến Nghé thông suốt thành đường du lịch bằng tầu thuyền chở du khách từ sông SG, tứ bến Bạch Đằng vào, water taxi vào tận Chợ Lớn, đi qua cầu Ba Cẳng vào kinh Bến Sậy, ghé bến chợ Bình Tây mua bán, xuôi Phú Lâm, ghé đầu tầu Phú Lâm, qua kinh Đôi, đổ lại về kinh Tầu Hũ ra sông SG. Con đường du lịch sông nước hiếm có thành phố nào có như vậy, cả vài chục cây số, tha hồ làm chợ nổi, tha hồ có nhiều thứ hấp dẫn du khách .... thiệt là tiếc, óc của người VC chỉ có vậy ???
.
.
ztd-caubacang-kimbien.jpg
.
.
Chuyện lấp con kinh Bao Ngạn, Kinh Bãi Sậy, dẹp cầu Ba Cẳng là một chuyện đùa cợt ngớ ngẩn, nếu không nói là quá ngu dốt, kinh rạch càng ngày càng bị biến mất thay vào đó rừng bê tông, tráng xi măng, đất giữ nước bị biến mất, thì nước dậm chân tại chỗ, ngập ứ lên, càng lúc càng ngập nhanh và ngập thường trực. Vùng đất xuối Nam, Tây Nam, đất ngập cho nước thấm nay thay bằng khu Phú Mỹ Hưng, phát triển vùng đất thấp nhất, đất thoát nước, đất ngập biến mất, đất thấm nước biến mất, đường thoát nước tự nhiên bị chận lại bời đường xa lộ mới được đắp cao thành đê, nhà cao từng thay rạch mương đất ướt, nước dồn lại, ngập tại chỗ, ngập ngược lại về hướng SG.
.
.
Saigon ơi, đất ngày xưa không ngập nước nhờ thiên nhiên, Saigon ngập nước thường trực ngày nay nhờ thiên tài VC.


.
ztd-sgmap-1815.jpg
.
vài trăm năm trước có rất nhiều kinh rạch để thóat nước và các vùng ngập nước để giữ nước tại chỗ.
.
.
.
ztd-plan-cholon-49.jpg
.
Ngày xưa, nước từ kinh Bao Ngạn đổ từ bắc phi trường xuống tây nam còn nối dính vào kinh Bãi Sậy phía sau chợ Bình Tây, khu này có rất nhiều đường thóat nước.
.
.
z-td-sgngap-Saigon1772.jpg
.
.

.
ztd-baongan-pre75.jpg
.
.
.
ztd-caubacang-baisay.jpg
.
Những tấm hình không ảnh Saigon và Chợ Lớn là do Raymond Cauchatier chụp năm 1955.
.

Khi nhìn tấm hình trên, chụp kinh Bãi Sậy, một bên phía chợ Bình Tây là bến Văn Thành bờ bắc, bờ nam là bến Bãi Sậy, cầu Ba Cẳng phía xa cuối trên hình, tôi rất ngạc nhiên, giật mình, không ngờ tấm hình đẹp như vậy. Đâu thua những con kinh ở các thành phố khác trên thế giới đâu. Hàng cây xanh hai bên, thu dọn hai bờ sạch sẽ trồng hoa, lối đi bộ rộng rãi chỗ ngồi chơi, và thuyền bè cho khách du lịch đi bên dưới. Thu dọn lại, đâu thua những thắng cảnh khác trên thế giới. Rất tiếc vì ngu muội, vì thiếu kiến thức vì nhiều thứ ... không biết từ bao gìờ ngưòi VN ở đó, kẻ cầm quyền VN để cho nơi đây bị lấp kín, đầy nhà ổ chuột dơ dáy, dễ cháy .... đó có phải là văn hoá tự hào của người Việt vùng đó không ... thật là mắc cở cho tài học cao nhìn xa trông rộng và cách ăn ở qúa sạch sẽ của người VC hiện nay.
.
.
z-bensay-chobinhtay-xua.jpg
.
Phía sau chợ Bình Tây, bến Văn Thành, còn có bến đá, lùi rộng vào bờ cho ghe tầu đổ hàng và có chỗ quay đầu đổi hướng ra vào  .... ngày xưa, hai chữ ngày xưa bây giờ nhắc lại thiệt mỉa mai .. có vẻ đi thụt lùi, tiến ngược chiều từ tốt lành thành ... thành tự hủy. Cái ngu nhất là xóa cái hay của người đi trước ... ? . Tự hủy hại, mà tường là hay.
.
.
.
ztd-bintya-baisay-55.jpg
.
hình trên vừa lấy từ site của Mạnh Hải KT71 .
.

z-sgngap-kbaisay-2.jpg
.
Phiá sau chợ Bình Tây là bến Văn Thàng và bến Bãi Sậy không còn nữa, con kinh với ghe thuyền to không còn nữa, bây giờ là nhà ổ chuột và bẩn thỉu.
.
.
Mời các bạn đọc lại bài Cầu Ba Cẳng vài bài trước đây và loạt bài Saigon Ngập Nước trước đây viết rất chi tiết và nhiều giải pháp đề nghị. Dùng tag Saigon ngập nước, ngay dưới cuối bài này.
.
.
ztd-caubacang-kimbien.jpg
.
Ghe thuyền lớn không cặp bến Kim Biên nữa vì nhà sàn bắt đầu mọc lên lấn kinh, đổ đất và rác ra lấp kinh, trước đó là bờ đá cho ghe to cặp vào, không biết xẩy ra thời nào, có lẽ lúc Pháp bị hất chân ra sau năm 1945.
.

.
ztd-bacang-tcmap.jpg
.
.
.
ztd-bacang-tcmap.jpg
.
.


.
Saigon ngập lụt, kts duong manh tien, saigon flood, tien duong, aia.
.
.

1 comment:

  1. SG ngập lụt nổi tiếng rồi, cũng không khác gì HN. Hai thành phố lớn đua nhau. Her
    ............................................................
    Ms.Lan Anh
    Công ty TNHH TM XNK Siêu Phong | Máy bơm nước chính hãng
    Bán máy bơm nước gia đình giá rẻ và uy tín tại TPHCM

    ReplyDelete

Labels Loại Bài

Followers

About tmd.design

My photo
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com
Powered by Blogger.