.
.
.
.
.
Hè tháng bẩy, những ngày hè, những chuyến đi ngắn, dài, những nơi chốn gần xa, bên này hay bên kia vòng trái đất …. Hè tháng bẩy rồi cũng đến hết tháng.
.
.
.
Bước vào tiệm xe đạp Performance ở mall 205, Portland, Oregon, một cái tiệm nho nhỏ, khuất góc bên Home Depot, một tiệm lớn bán vật liệu và đủ thứ để sửa nhà và vườn tược. Đi một vòng tìm mấy cái ruột xe đạp, toàn là loại vòi to, kiểu xe hơi, trong khi cái xe đạp bị xì ruột là vòi nhỏ bằng đồng, vặn tim xuống, giống như cái van xe đạp bằng đồng từ hồi còn ở VN. Người trong tiệm đi ngang qua hỏi cần gì, nó giúp cho. Chỉ qua bên kệ chỗ khác, nơi đó mới để loại ruột xe vòi van nhỏ bằng đồng.
.
Nhìn đủ loại ruột, 26x1.9 -2.1, $4.95 một cái, có loại để sẵn loại keo nước bên trong, khi bị thủng lỗ nhỏ, sẽ tự tràn keo ra làm kín lỗ thủng lại, chừng $8 một cái. Cầm lên ngắm nghía, rồi lại bỏ xuống, cái máu tự ái, nổi dậy, ngày xưa còn bé tí teo, đi Hướng Đạo, caí chuyên hiệu đầu tiên lấy được sau khi có bằng hạng nhì là bằng sửa xe đạp. Lúc đó chừng 13 tuổi. Cuối tháng sáu rồi tự nhưng nhận được phone của Ng gia Đức, người bạn đi Thiếu Đoàn Lê văn Duyệt ngày xưa gọi đến, sau khi hàn huyên thì nối nguyên một vòng tay nhỏ gần chục mống, qua internet, trao đổi lại các hình ảnh ngày xưa đi Hướng Đạo, nhắc từ ngưòi này qua người khác, sôi nổi nhửng tuần đầu hè tháng bẩy.
.
Cái dĩ vãng Hướng Đạo hiện về, trong đó tôi từng có cái chuyên hiệu sửa xe đạp trên 45 năm về trước, cho dù bây giờ mắt yếu, chứ tay thì không yếu, khỏe hơn khi còn con nít, bật vỏ bánh xe đạp lại vào niền bánh xe mà không cần cây móc lốp. Không lẽ mua hai cái ruột mới, thay vào bánh xe đạp như vậy dễ dàng quá, phải tháo ruột ra vá như ngày còn bé tí, vất vả một tí, nhưng hài lòng mát dạ ôn lại kỷ niệm nhiều hơn, tìm lại cảm giác ngày xa xưa. Đó là tìm thú thương đau.
.
.
Ngày hôm đó, bên đường xa lộ SG-Biên Hòa, phía bên trên Tăng nhơn Phú, nơi Suối Tiên, cây số 17, 18 từ Saigon ra,Thiếu Đoàn Lê văn Duyệt đi trại đoàn ở đó, khoảng năm 1966. Lúc đó trời mưa nhẹ, chúng tôi đã nhổ trại, cột tất cả đồ đạc lên xe đạp, họp đoàn chia tay, rồi đạp xe trở về SG theo đội. Lúc quay ra chỗ để xe đạp, thì xe của tôi và hai tên nữa, không nhớ là ai, một bánh xe “tự nhiên” bị xẹp lép, bơm lên rồi lại xẹp, như vậy là ruột bánh xe bị lủng.
.
Tự nhiên lủng, bây giờ mới nghĩ ra là vài tuần trước thông báo cho anh Lễ, Ng trọng Lễ, anh của Ng gia Đức, người đang coi Thiếu Đoàn là xin dự thi huy hiệu chuyên môn “Xe Đạp”. Bây giờ bị đâm vỏ bánh xe lủng ruột, để coi tài sửa xe đạp và tinh thần “Sắp Sẵn” như thế nào, khi trời chiều đến, mưa lâm râm, mệt nhoài sau ngày trại và mọi người đang hối hả đạp trở về nhà, bỏ mấy đứa chúng tôi lại đang phải tự vá vỏ xe cho chính mình. Thiệt là nhiều áp lực trên nét mặt lo lắng của đứa nhỏ, lầm lủi hì hà hì hục vá ruột xe trong khi trời mưa, ướt và tay dơ là điều tối kỵ khi vá ruột xe, không ham một tí nào.
.
.
Sau lần đó, tôi có chuyên hiệu “Xe Đạp” sau khi vá được xe của mình và đạp về tới SG không sao. Không hiểu sao hồi đó, mấy anh coi đoàn, cũng chỉ 18, 19 tuổi tại sao nghịch ngợm thông minh như vậy. Nếu tôi chịu thua không vá được ruột xe, thì mấy anh đó có ruột xe khác thay cho tôi hay không. Bây giờ nghĩ lại đúng theo tinh thần dân chủ, tôn trọng tài sản cá nhân ở xứ Mỹ này, thì tôi có thể khiếu nại, thưa những người đâm lủng ruột xe đạp của tôi, một đứa con nít nhà nghèo, ruột xe đạp lúc đó cũng là một món tiền không nhỏ. Như vậy không đúng với tinh thần Hướng Đạo, theo lời hứa là “Hướng Đạo Sinh giúp đỡ mọi người bất cứ lúc nào” chứ không phải đâm lủng ruột xe đạp của đoàn sinh, chỉ vì em nhỏ này muốn thi bằng Xe Đạp. Cứ tổ chức thi, em nhỏ đó sẽ cung cấp ruột xe đạp cũ, tha hồ mà châm chích, tùy theo khả năng và điều kiện của thiếu sinh đó.
.
.
.
Nghĩ đến đó, điều tôi đã nhớ lại trong những tuần trước khi dĩ vãng thời HĐ hiện về luân chuyển trong những thư từ của gia đình Liên Đoàn Lê văn Duyệt. Mỉm cười nghĩ lại hành động đâm ruột xe của các anh xếp HĐ, tôi bỏ các hộp ruột xe lại, đi vòng qua nhìn các đồ xe đạp khác, rồi đi ra khỏi tiệm, cười thầm. Tôi sẽ vá cả hai ruột xe, cho dù lủng bao nhiêu lỗ cũng không sao. Hôm từ Santa Ana, đi theo cái River trail, đường đạp xe dọc theo sông, đi đến nhà anh Hòa ở Huntington Beach, tới gần freeway 405 chỗ chuyển qua đường Ellis, tôi phải bỏ đường nhựa đạp xe bên hướng đông, đi qua đường đất bên hướng tây để qua đường Ellis đạp về hướng tây tới đường Beach. Khi đạp trên đoạn đường đất này không dè cán qua một đống gai cây khô, khi ra lại đường nhựa, thấy gai vàng khô bám chung quanh hai vỏ xe, chạm khung xe kêu những âm thanh lạ. Cạ giầy vào vỏ xe cho gai tuột ra, vỏ xe mountain bike khá to và cao nên không nghĩ là gai đâm lủng nổi tới ruột xe.
.
.
Cái dốc cao và dài khi đường Ellis đụng đường Beach, qua con dốc này là tiêu mất nửa ổ bánh mì mua từ Phở Cali. Anh Hòa nói để xe đạp trước cửa nhà không sao đâu, không bị mất đâu. Tôi nói, thôi dẫn ra sau hông nhà, cái xe đạp khi mua mấy chục năm trước cũng tới gần một ngàn đô đó, nếu mất, lấy gì đạp về đây. Vài tiếng sau, trở ra thì hai bánh xe xẹp lép, dưới ánh mặt trời Cali rực rỡ. Đúng thủ phạm là mấy cái gai khô rồi. Anh Hòa lấy bơm xe đạp ra cho bơm hai bánh lên. Chắc đạp 8 miles về lại được vì ruột xì hơi rất chậm, hồi nãy đạp gai rồi mà vẫn còn đạp tới nhà anh Hòa, 4 miles từ chỗ đạp gai lận. Chắc không sao.
.
.
Bây giờ đổ dốc cao Ellis từ Beach xuống, đạp thật nhanh vội vàng vì hai bánh xe sẽ xì, cái bơm xe mang theo những lần trước thì hôm nay bỏ nhà, vì cầm theo khi shop ở tiệm thấy khó chịu qúa, để ngoài xe thì sẽ bị mất. bánh xe cứ xẹp dần, bây giờ nhìn quanh thì không thấy trạm xăng nào để nghé bơm bánh xe vì lúc này đường Ellis nhập dưới freeway 405, không có trạm xăng, đạp qua bên kia là Costco ở Fountain Valley, nơi đó có trạm xăng, chạy quanh, đây là self serve, tự đổ xăng, nên không có vòi hơi hay vòi nước. Đạp thẳng vào luôn chỗ thay vỏ xe của Costco. Thấy thằng nhỏ Mỹ trắng đang bước đi chỗ khác vội vàng, hỏi nó:
.
“Sir, May I ask you a favor? I need air for my flat tires.” .. ông nhỏ, làm ơn dùm chút, tôi có thể dùng vòi hơi bơm bánh xe xì được không?
.
Thằng nhỏ cười nói vọng ra, trong khi đi ra chỗ khác:
.
“You best, help yourself sir …” … Vui lòng cứ tự nhiên xử dụng vòi bơm hơi.
.
Nó vừa cười vừa đưa tay chào một tên mang xe đạp vào chỗ thay vỏ xe hơi để xin bơm bánh xe. Tôi thoải mái bơm cứng hai bánh xe, thiệt cứng, rồi lao ra, nhìn coi thằng nhỏ còn đó không để cám ơn, nó đi đâu mất. Tôi phóng lên cầu Talbert gần 405, đổ vào Santa Ana river trail, đường đạp xe dọc sông để đạp vội vàng về nhà trước khi bánh xe xẹp lại, nhưng có vẻ đạp nhanh hơn vì đường rộng rãi hơn và có nhiều trạm xăng hơn nếu cần bơm bánh xe. Về đến nơi thì điện thoại reo, anh Hòa hỏi đi tới đâu rồi có cần gì không, hồi nãy đáng nhẽ biểu tôi quăng xe lên xe truck anh chở về nhà dùm cho.
.
.
“ Về tới nhà rồi anh Hòa ơi, hông sao, hồi nãy tính mượn cái bơm của anh mang theo, không hiểu sao, tự nhiên quên mất.”
.
.
Tôi nghĩ đến thằng nhỏ da trắng làm chỗ thay vỏ xe của Costco, thật dễ thương và vui vẻ, rất là sốt sắng giúp đỡ, chỉ cần dùng lời nói, cho tôi tự nhiên xài vòi bơm hơi. Làm tôi nhớ lại hai muơi hai năm về trước, năm 1989. Tôi tức tối nhìn thằng, phải gọi nó là thằng, nhân viên bưu điện Mỹ, dòm kỹ, nó là một thằng Mễ. Nó vừa ăn cắp ngay trước mặt tôi 10 đô la, tôi mua tem ở post office của Santa Ana ở trên đường First gần góc đưòng Raitt. Tôi đưa tờ giấy 20 mua tem, nó thối lại như tờ 10 đồng. Tôi tức tối nói tao đưa mày tờ 20 mà, nó kéo ngăn tiền ra chỉ vào chỗ 10 đồng, tôi nói: mày đừng để tao thấy mặt mày ngoài đường nhe. Nó thấy cách cư xử ăn nói của tôi là biết ngay tôi không phải là người ở địa phương, vì nếu đưa 20 là họ nhắc cho biết đó là tờ 20.
.
Nhìn phía sau, hàng xếp dài chờ đến phiên mua tem, tôi không muốn mất thời giờ coi như cúng cô hồn 10 đồng cho thằng nhân viên chính phủ liên bang gốc Mễ này vừa ăn cắp trắng trợn của tôi 10 đồng, chuyện có lẽ chỉ xầy ra ở cái Cali này, trong khi tôi ở Dallas, Texas, và Oregon không hề có chuyện đó trong trụ sở chính quyền liên bang. Với lại tôi đi vacation, thời giờ qúy báu, không ở đó tru tréo mất thời giờ đòi 10 đồng. Có lẽ thằng Mễ khi thường tôi không biết đủ tiếng anh để cãi lộn. ĐU ME thằng mễ ăn cắp vặt. Như vậy đủ rồi.
.
.
Mấy chục năm sau, cũng không có gì khá hơn, tôi nhìn người đàn bà nhanh nhẹn làm cho tôi ba ổ bánh mì thịt ở Phở Cali góc Harbor / First, Tôi mỉm cười: “ cám ơn cô nhiều nha” đón bánh mì, người đàn bà Việt Nam, nhỏ tuổi hơi tôi, im lặng chẳng nói gì, có thằng cha già điên, ngu mới nói lời cám ơn. Đúng không phải là dân Cali rồi. Tôi mua thêm ba lần nữa, hai ổ tặng một ổ, ba ổ năm tì, cám ơn thêm ba lần nữa, người đàn bà VN, không biết là Việt loại gì nữa vẫn trơ trơ im lặng, không ngượng ngập.
.
.
.
.
Trên đường Harbor khi gần đến Eldinger, băng qua Santa Ana River, có tiệm bánh mì LEE của chủ VN, tôi ghé qua làm ổ bánh mì cho có sức đạp xe theo sông ra biển, đồng thời coi tiệm này làm ăn tới đâu. Cậu nhỏ Việt Nam nói tiếng Mỹ như Mỹ, cám ơn tôi khi nhận tiền, cậu ta cám ơn một lần nữa khi tôi đợi nhận bánh mì:
.
“Thanks for waiting ..”
.
Tôi cũng cám ơn cậu nhỏ lịch sự này lần nữa. Có lẽ cậu ta cần cám ơn nồng nhiệt hơn vì tiệm đang vắng như chùa bà Đanh, không có ai, lác đác từng người, chỉ có tôi là VN, nên cám ơn nồng hậu là điều giữ khách trở lại. Chuyện ăn cắp trắng trợn trong bưu điện của thằng Mễ, Chú nhóc da trắng ân cần giúp đõ bằng miệng ở Costco, Chú bé VN thank you hai lần ở bánh mì LEE và người đàn bà VN làm bánh mì trơ trơ im lặng sau bốn lần được cám ơn ở Phở Cali … Cali, những kỷ niệm buồn cười hay khó chịu, khó quên, mấy chục năm chỉ có vậy.
.
.
Trưa ngày thứ năm, tôi rời Tustin, ra đường số 5, lại dọc đường gió bụi, bây giờ có bụi vì tôi không mở máy lạnh, hạ kiếng xe xuống, nắng Cali cũng không gay gắt lắm như nắng Texas của Dallas mà tôi hằng quen thuộc. Dọc đường gió bụi đường số năm, hướng bắc đi về nhà, những tên đường quen thuộc qua dần, lúc chạy như ma đuổi, lúc nhích nhích kẹt xe, qua exit Atlantic tôi tính tạt vào Monterey mua mấy con vịt quay ở Sam Woo, gần nơi tôi ở trên 20 năm trước, nhưng lại thôi, không tham sân si chi chuyện ăn uống nữa. Mấy tuần dưới này, tôi đạp xe ra biển được 4 lần, tiêu thêm được gần 5 pounds. Mãi gần hai tiếng mới đổ được những đèo dài ra khỏi vùng Nam Cali, bắt đầu vào vùng thung lũng trồng rau của tiều bang California, đường chi ra nhành đi về Fresno, Bakerfield, nhánh đi lên Sacramento … đường dài, thằng băng, đông xe …. lại có xe đạp cưỡi xe hơi trên ngàn miles, qua những cánh đồng ngút ngàn, sẽ chập chùng sông núi, lên cao xuống thấp về nhà. Hè tháng bẩy rồi cũng đến cuối tháng.
.
.
Đi đường xa, điều thú vị là nhớ được những trạm xăng nào gần bên đường cao tốc, đổ xăng với gía rẻ nhất, và nhớ nó, cho dù cả vài năm mới quay lại đường xưa, đổ xăng làm sao vừa lúc bình xăng sắp cạn, như vậy mới khỏi phải ngừng nhiều lần, đồ làm sao để lúc nào cũng có đầy xăng vào nửa đêm khua, vì không phải lúc nào giữa đêm cũng có trạm xăng mở cửa. Đi mới thấy xứ Mỹ này qúa giầu có, đường cao tốc thẳng băng, đèn thắp sáng những giao điểm đổi đường, cho dù bây giờ hà tiện đã tắt bớt cho đỡ tốn tiền. Những trạm dừng nghỉ chân, có cầu tiêu, sạch sẽ, chỗ đậu xe rộng rãi và an toàn, đèn sáng chưng, lại thêm những bãi cò, cây cối xanh mượt. Từ triền của dân đóng thuế ra, trong đó có thuế tính vào giá xăng.
.
.
.
.
Nửa đêm về sáng cứ gục lên gục xuống vì lười biếng không uống trước cà phê từ chiều, bây giờ uống, chưa thấy ép phê cho lắm. Dọc đướng số năm lần đầu tiên từ năm 1979, bây giờ trên 30 năm rồi, đường thay đổi nhiều lắm, an toàn hơn, đoạn tứ Redding về tới biên giới Oregon, không còn những đoạn đường không có lằn bê tông chận đôi ngăn dường mà hồi trước chỉ có những hàng rào giây sắt mỏng manh những đoạn đèo chận cho xe không lạc tay lái qua chiều xe chạy bên kia. Nhiều khi đổ dốc có hơi nhanh, thót ruột đổ mồ hôi tay, chỉ sợ lao xe qua bên kia đường. Bây giờ thì hầu hết là ba đướng xe chạy thong thả mỗi bên. Cái thú đồ đèo ban đêm vắng không xe, là cứ ngó sau thấy không có xe là cứ lái ba lằn đường một lúc, đổ đèo thênh thang không cần phải bám theo lằn đường của mình, như vậu cua đỡ gắt hơn và vẫn giữ tốc độ nhanh.
.
.
.
Nửa đêm về sáng bò qua biên giới về tớ tỉnh nhà, Oregon, Welcome to Oregon, bò lên con dốc dài ơ là dài cả 10 mile, 10 dặm đường, cứ ì ạch bò lên qua mặt những xe truck chở hàng chạy chậm như rùa bò, nép sát bên lằn đường bên phải. Không còn lái xe sport như những năm xưa, không còn Mitsubishi Starion, không còn Nissan 300ZX nữa, không còn hò hét nghe nhạc, bấm ga lên đèo như vài chục năm trước, người bám sát vào ghế da, di chuyển thay đổi được 6 chiều, ghế bám sát vào người, người và xe như một khối dính chặt bám vào nhau qua dốc đổ đèo vù vù, chỉ coi chừng Highway Patrol bắt phạt vì chạy nhanh thôi, hay nhanh quá đút đít xe truck chết đứt đầu không kịp ngáp như nhiều tai nạn đã xẩy ra.
.
.
Bây giờ thì chiếc Honda Sation wagon rộng rãi, chạy từ từ, qua đèo đổ dốc, người còn lắc qua lại qua chiếc ghế vải rộng rãi, không bám sát người, không giữ cho ruột gan khỏi bị lắc …. Và hơn nữa, bây giờ, mấy chục năm sau không còn thú vui chạy thật chậm, chạy thật nhanh nữa … không còn tham sân si, mà chỉ còn thương xe, tiếc tiền, để dành mà sống già. Đi càng nhanh thì càng tới Thiên Đường sớm, bây giờ châm ngôn là càng xa thiên đường, càng chậm đến là càng tốt. Bây gìờ đi xe làm sao mà càng dùng ít xăng, càng dùng ít thắng và … càng đừng làm hại môi trường sống là càng tốt, để dành xăng cho con cái những người khác sau này còn xăng mà xài.
.
.
.
Chịu không nổi, chui vào Roseburg kiếm ly cà phê, chỉ có Jack in the Box là mở cửa window bán cho xe chạy qua tôi. Thằng nhỏ da trắng chào hỏi nhiệt tình, lại nhớ khuôn mặt mẹt VN bán hàng ở dưới Cali. Cho tao ly cà phê đen bự, thẳng nhỏ thối tiền, lại ân cần chào lần nữa, thank you, cám ơn rất cẩn thận, thành phố nhỏ có khác, còn có thời giớ ân cần với nhau cho dù chỉ là một ly cà phê vào sáng sớm. Cuối cùng cũng chẳng cầm cự được bao lâu nữa cho dù giờ đã sáng trưng, cho dù đường quanh co khó mà ngủ gật, thấy cứ lạc tay lái chạy ra khỏi đường vài lần bánh xe chạm vào đường gạch ngang bên lề đường nhựa tạo ra âm thanh rào rào để đánh thức tài xế đang ngủ gật tỉnh dậy. Tôi lủi vào một trạm nghỉ chân, cứ thế mà gục xuống ngủ thêm được chừng hai tiếng.
.
.
Sáng trời đẹp, cà tháng nay không gặp mưa, một điều lạ lùng ở vùng tây bắc nước Mỹ, hôm nay không mưa, trời đẹp, không qúa lạnh, trong khi cả 2/3 nước Mỹ đang bị cơn nóng gần 40 độ C, hay 100 độ F, cho nên thêm cái áo bên ngoài cho bớt lạnh, không có gì phàn nàn, và nhất là đi cả đêm mát lạnh, hông làm nóng máy xe quá mức. bây gìờ đến vùng trời trên ba chục năm trước tôi đi học, về đến Eugene, tôi đi vòng ngã sau, từ đường số năm đổ lối ra, vào trường phía đằng sau.
.
.
Đi vào tới phía sau, chỗ ngày xưa, siêu thị, có lần tôi suýt đánh người cảnh sát chìm. Lúc đó chiều tối ngày chủ nhật, mấy đứa không có cơm tối, nhà ăn đóng cửa nghỉ, đi ra ngoài ăn. Đi ngang tới đây, tôi thấy có ba bốn người đang đuổi đánh một người, đè người này xuống bãi đậu xe, ngay gần tôi. Chẳng nghĩ gì hết, tôi kéo ngược một người ra, cái nón len tung ra, hóa ra là một cô con gái, tóc vàng dài bung ra. Cô này kéo áo ra, chỉ vào cái ngôi sao đeo trên ngực, nói to: “ I am an undercovered police” … “tôi là cớm chìm”. Tôi buông cô này ra, mấy người kia còng tay người bị đè, kéo dậy. Té ra họ là cớm chìm, rình tên ăn trộm trong siêu thị sau trường đại học. mấy người đi theo hỏi tôi: “sao mà nhanh vậy … “ tôi cũng không hiểu sao mà nhanh vậy, chỉ thấy một người bị tới bốn ngưòi, quần áo bình thường vật đè xuống đất, thì nhào vào cản cho ngừng lại. Lúc đó tôi chưa tới 25 tuổi.
.
.
Vừa lái xe, đợi đèn quẹo vào trường, vừa nghĩ chuyện xưa. University of Oregon, Eugene. Cái nhà thao đường chơi banh bóng rổ, mới toanh, to chần dần, do Phil Knight, ông chủ của Nike mới xây tặng cho, đâu tới 200 triệu đô la, nằm chần dần, thay vào cái lò bánh mì Frank ngày xưa, tỏa mùi bánh mì mới vào phòng tôi ở gần đó suốt ngày, làm lúc nào cũng thấy đói. Vòng xe qua chụp tấm hình Carson Hall, nơi tôi ở nội trú hai năm, cửa sổ nhìn ra cái y viện của trường, nơi ông bác sĩ nắn nót bàn chân tôi vừa nhìn vào 2 tấm Xray hình quang tuyến, vừa nói: “ coi như mày rất là may mắn, consider, hình dung ra là nhẩy dù, bị tai nạn mà chỉ trặc sưng mắt cá … có thằng dù không mở, tất cả xương trong người nó đều gẫy khi rớt từ vài ngàn bộ cao xuống .. bây giờ tao băng lại, rồi mày đi lãnh nạng chống đi cho tao một tháng, rồi quay lại”. Tôi cà nhắc ôm nạng đi về, lòng tiếc hùi hùi, vừa trả 75 đô cho hai tấm Xray, còn tiền bác sĩ và nạng thì miễn phí, ôi sinh viên nghèo, đi làm có được $2.65 một giờ, minimum wage lúc đó.
.
.
.
.
.
.
.
.
Bây giờ cây trong trường ngày xưa đã cao, lại còn cao hơn, xanh rì, chận cả tầm trời xanh, rất nhiều tòa nhà mới xây thật đẹp, hơn ba chục năm rồi mà. Lại bỏ trường đi ra, tôi chỉ tạt vào thật nhanh, lại rong ruổi, chỉ còn hơn một giờ nữa là về tới nhà rồi, tha hồ ngủ. Khi ra lại đường số năm, ngang Springfiled, người đàn bà lái chiếc xe Van chở đầy con nít, sáng thứ sáu, chắc đi nghỉ hè, vui vẻ từ trong nhập ra đường siêu tốc, qua luôn một lúc hai lằn xe mà không mở đèn báo hiệu, bà ta đẩy luôn tôi đang lái lằn ngoài cùng đi thẳng và đi nhanh, chao xe ra tránh bà này, tôi bấm còi cho bà ta biết để lui vô và cẩn thận hơn, trong một chút vui vẻ hào hứng, bà ta gần gây ra tai nạn có thể chết nhiều nguời, may là tôi tỉnh táo và nhìn thấy xe bà ta lao qua, không hiểu tại sao? người ta nói, 90% tai nạn chỉ xẩy ra khi vừa ra khỏi nhà, và khi gần tới đích.
.
.
.
.
.
Đi gần tới Salem, lại nhớ cái Juvernile Court and Detention Center, làm cách đây trên 7 năm, xây rồi mà chưa ghé qua coi lần nào. lại tắp vô exit đường Market, chỉ nhớ nó gần đây trên bản đồ vị trí. Ngừng lại trước một siêu thị, thấy ông da trắng trung niên đang chất đồ vào xe, quay kiếng xe xuống, tôi hỏi:
.
“May I ask you a question sir … do you know the courts and detention, jail for the kids, near by here. I am the architect that worked on it long time ago, I want to see it. “
.
“ Thưa ông, cho hỏi một câu, ông có biết chỗ toà án, và nơi nhốt con nít gần đây không, tôi là kts, làm trong đồ án đó, muốn nhìn nó chút”
.
.
Ông này nhìn tôi gãi đầu suy nghĩ, tôi nhắc lại đó là nơi nhốt con nít mật dậy, phạm pháp dười tuổi vị thành niên của Marion County. Ở gần đây, phía trên chừng hai đoạn đường, hình như đường Center, tôi hỏi tiếp, rất gần đường cao tốc phải không ông, tôi còn nhờ như vậy. Ông ta gật đầu. Chào ông này, không quên cám ơn và chúc ông một ngày vui vẻ. Tổi tìm đến đó không khó khăn lắm, nhìn không ảnh nhiều nên thấy quen thuộc ngay. Bên ngoài nhìn không hề biết bên trong nhốt vài chục đứa con nít mất dậy. Chỉ thấy như một cơ xưởng sản xuất cái gì với khối văn phòng bên ngoài bằng gạch block cmu, với nhiều đường cong cong.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Bên ngoài khu này, là một khối nhà nhỏ, vẽ miễn phí cho county để làm tiệm cà phê, tiệm bán đồ lặt vặt và cây cối, do tụi con nít bị giam bên trong làm việc thêm ngoài giờ, nhung do người lớn trong coi, và mấy cô cậu con nít mất dậy này không có tiếp xúc hay nhìn thấy khách hàng. kể ra khi xây xong có hơi khác với bản vẽ chính vì tùy theo vật liệu họ đi xin miễn phí được và thêm thắt riêng của họ mà coi là đẹp mắt hơn design của architect.
.
.
.
.
.
.
.
Vậy là bây giờ chỉ còn phóng xe về nhà thôi, đã coi hết những cái cần ghé coi, chứ đi qua đây cả chục lần mà lười biếng không ghé vào, vì mới ra khỏi nhà không muốn ghé, hay sắp về tới nhà cũng không muốn ngừng. 10 sáng, quay vào con đướng vô nhà, cỏ vàng mọc cao, thấy là lạ, nắng rực rỡ. Hè tháng bẩy, như mọi năm, những chuyến đi xa, những chuyến đi gần, những thay đổi cũa đời người, theo giòng thời gian, cứ tiếp tục, thêm một lần đi xa, về đến nhà an toàn, thêm một lần lái xe thâu đêm, trên ngàn dặm, về nhà an toàn, vỗ xe cám ơn, bên trên chiếc xe đạp, hai bánh xe xẹp lép, coi vẽ vẫn còn đang thèm được cưỡi xe hơi tiếp. Thôi xuống xe, vào nhà, nghỉ ngơi rồi tôi sẽ vá hai vỏ xe đạp.
.
.
.
.
.
Sau màn cắt cỏ hai nhà xong, bây gìờ đến vá ruột xe đạp, đồ vá , đồ nghề có đầy đủ, móc lốp có đù, nhưng bây giờ không nhớ để đâu, đi tìm chắc hơi lâu, có nguyên vỏ ruột mới đựng trong bao đen gắn dưới yên xe, không nhớ gỡ ra để đâu trong cái nhà và hầm đầy đồ tùm lum. Thôi thì đụng cái gì móc lốp ra cũng được, hai cái tuộc nơ vít, một cái miếng chận slot của computer, móc vỏ ra cũng nhanh. nhấn ruột xe, hơi nước lăn tăn nổi lên trong chậu, một ruột một lỗ, một ruột hai lỗ. Qua ngày hôm sau lại thấy bánh mềm. Tức qúa không lẽ tài vá ruột xe lại dở đến thế. Móc ruột ra, thấy một lỗ xì nhỏ xíu bên cạnh chỗ mới và, khùng, không lẽ điên đến độ vá lộn chỗ lỗ thủng. Bây giờ từ từ nhấn nước thật chậm, đợi hơi bọt xì ra khám phá ra thêm hai lỗ nhỏ li ti xì hơi ở một ruột, ruột thứ nhì thêm hai lỗ li ti nữa. Cuối cùng thì một ruột ba lỗ, một ruột 4 lỗ, cán chùm gai khô mà, gai đâm lung tung 7, 8 lỗ nhỏ..
.
.
Hai cái ruột nguyên thủy, Bridgestone, mua năm 88, bây giờ là 23 năm, vá bẩy tám lỗ tất cả, từ từ mà vá, chà giấy nhám, dán keo cao su, thùng keo gần nửa lít có từ năm 84 làm ở SHWC ở Dallas dùng dán bản vẽ lên bàng foam, mang theo mấy chục năm vẫn còn keo trong đó, có hai khúc cây gõ miếng vá cộp cộp vài chục cái như ở VN hồi nhỏ, vá miếng nào tốt miếng đó. Vá cho vui, cho thử thách, và tiêu thời gian giải trí, tiêu khiển, chứ mua ruột xe mới là nhanh nhất và rẻ tiền hơn nếu phải trả tiền. Nhưng vui và thích bị thử thách coi hai cái ruột xe, 23 năm cũ, bây giờ thêm 7 lỗ vá, coi sẽ còn tồn tại bao lâu nữa.
.
.
.
.
Cuối tuần, ex vác con vịt quay tới, rủ tôi đạp xe đạp nhe, cô nàng sung sức hai ngày đạp trên 30 miles, gần 50 cây số, ex đạp chiếc xe với hai ruột xe vá 7,8 lỗ vẫn ngon lành, đạp chiếc này vì khung xe nhỏ, leo lên đạp được, còn tôi thì đạp chiếc khung xe cao lớn hơn. Spring corridor bike trail gần nhà, với bóng hình ngọn núi tuyết Mount Hood phía sau nhà thật đẹp, hơn tuần, Portland không mưa, hăy có mưa tí xíu lúc nào đó hình như sáng sớm, tôi có nghe sấm nổ to làm thức tỉnh dậy, trời thật đẹp, hôm qua 85 độ vào buổi trưa, trời lý tưởng để đạp xe. Hôm qua đi ra bank thật nhanh kịp ngày thứ bẩy đóng cửa sớm, hỏi nó mày có thích nhà mới này không, thằng Mỷ quen mặt từ mấy năm rồi trả lới thích. Hỏi cái quầy coffee bar đâu mấy rồi, bộ office mới không có à, nó chỉ vào trong, vào làm ly chocolate nóng, móc thêm bao trà xanh lát uống sau, cho nên tôi thích nơi tôi đang ở, người ta còn có thời gian chào hỏi nhớ mặt nhau, credit bank của tôi còn để coffee, trà, chocolate, đầy đủ ly giấy khăn giấy nắp đậy cho khách hàng uống miễn phí mang theo, chỗ đậu xe thênh thang, và đâu cũng thấy nụ cười và thói quen thank you ở đầu môi.
.
.
Ghé qua tiệm Bike Galeria gần đó, bước vào xin thằng nhỏ da trắng mấy cái ruột xe cũ để cột mấy cây tre, nó mang ra một đống chừng 10 cái ruột, hỏi đủ chưa. Tôi cười cám ơn nó cẩn thận, thằng nhỏ vui vẻ cười cám ơn lại, mày cần nữa, cứ đến. Tôi về nhà lựa ra, trong đó có hai cái ruột xe đạp không bị xì hơi, không hiểu sao lại vứt đi. Nếu mà tới đây sớm, có lẽ không phải vá ruột xe. Không được, như vậy thì mất thú đau thương đi.
.
.
.
.
Hè tháng bẩy kết thúc hôm nay, ngày 31. Lại chờ đọi thêm nhiều hè tháng bẩy sẽ lần lượct đến nữa, từ chuyện to chuyện nhỏ, từ những cái chuyện ngu ngốc, từ chuyện vui chuyện buồn, một khoảng thời gian nào đó trong năm xẩy ra những chuyện sẽ có ảnh hưởng đến đời sống về sau, đến số mạng của một mảnh đởi của riêng tôi và ai nào đó nữa. Một hè tháng bẩy hôm nay đã qua, một hè tháng bẩy trong cuộc đời tôi chung cuộc sống với nhiều người ở đủ mọi nơi, hè tháng bẩy, lại qua rồi sẽ đến. Cám ơn mọi người đọc qua một phần đời tôi năm nay, hẹn đến hè tháng bẩy năm sau.
Thân mến.
.
.
.
.
.
kts duong manh tien, he thang bay, tien duong aia, ... manh doi toi .. dap xe dap . Huong Dao Viet Nam.
.
No comments:
Post a Comment