copy of tmddesign old multiply blog

Pageviews

Sunday, November 28, 2010

ăn học thì ít ... ăn chơi thì nhiều . by duongtiden.. tmddesign.

.
.


.
hình chụp trong phòng chấm bài trường ĐHKT SG năm 1973.

.
.
.
.
.

.
Chị Hoàng Oanh đã từ trần trên mấy chục năm rồi.
.
.

.
.
z-kt5sj-dmh-96-1.jpg
.
.

.


.
tmd và một trong những bài premiere concour chấm đậu.
.
.
Lúc học thì phạm nhiều tội, tội trốn học, tội cọp dê làm bài dùm, làm bài thuê, thi dùm, tội Lê Lai cứu chúa, nói lộn, tội Lê Lai cứu người đep, tội phá phách hàng xóm chung quanh trường KT .. tội chơi bời mắc bịnh… thôi thì cả ngàn thứ tội … chưa kể tội ăn cắp vặt đồ nghề vẽ, mắc nhất là bút vẽ Rotring … (có tên ăn cắp luôn ghế ngồi bằng sắt trong họa thất mang về nhà xài, đến nhà có nhìn thấy). Nhưng rồi được tha thứ tất cả … chỉ còn là kỷ niệm thôi …
.
.
.
z-kt5sj-lts-ruatoi-ntqv-nha.jpg
.
Rửa bụi trả lại cho đàn em sẽ vào học KT, không được mang tài sản KT ra khỏi trường, mang vào thêm thì được.
.
.
z-kt5sj-pvt-bqh-kts.jpg
.
.

.
.

.
.

.
z-kt5sj-hoc-hdt-nlap.jpg
.
Hòang đình Tuyên KT63 làm construction và Ng Lập làm negre.
.
.

.
Ng Lập hôm nay.
.
về anh Lập, tôi viết tên họ sai, Nguyễn Lập KT66, chứ không phải là Vũ Lập, xin lỗi.
.
Thu cua HDTuyen KT63: ,
Trong website nầy có ghi chú sai mot hình : Hình tôi (không phải Thưởng )  làm construction cùng với Vu Lập ngay tại nhà tôi . Trên tường có hoạ phẩm thằng con trai do hoa sỉ tài ba nhất trường KT : Trần đình Thục  thực hiện. Thời đó tôi làm Trưởng công trường xây cất 3 nhà ga TanSonNhut cho nên trên tủ các bạn thấy 2 cái nón nhôm màu trắng do Mỷ cung cấp. Ngay trên đầu của VuLập có một xe ủi đất cũng do nhà thầu trao tặng .…
Đề tài construction : Nhà tiền chế bằng tre ,  đả được thực hiện trước tại xưỡng . Khi nào có nạn bảo lụt như thường xẩy ra ở miền Trung thi chi việc chở các thành phần rời và chỉ ráp lên trong vong 2 giờ là hoàn tất nguyen cái nhà cho đồng bào .Kỷ thuật như một cái dù che mưa .Dương lên là xong ngay !!
Xin cám ơn B. đả cho xem lại hình .
Thân chào
Hdtuyen

.
.
.
.

.
mấy em sau 75 ai cũng ốm hết vì thiếu …. ăn .. hay ăn độn nhiều qúa.
.
.
.
z-td-ktvn-tmd.jpg
.
chứ đâu như tên tư bản mại sản này … cũng ốm.
.
.
.
.
z-dxd-vuontrongmong.jpg
.
.
zkt66-lmt-10.jpg
.
Đỗ xuân Đạm ngày hôm nay.

.
.
z-kt-hquoctruc-2.jpg
.
Huỳnh quốc Trực ở Australia.
.
.
.
zkt-truongmynghe.jpg
.
.
.
z-toihockt.jpg
.
Dương mạnh Tiến ở Mỹ.
.
.

.
.
.
zkt66-lmt-10.jpg
.
.


.
.
zkt66-lmt-10.jpg
.
.


.
z-kt5sj-dmh-96-1.jpg
.
.


.
.
z-kt-69-vutvuong-3.jpg
.
Vũ thế Vương ở Việt Nam.
.
.
.
.
.
kien truc saigon, dhkt6 Seattle, truong dai hoc kien truc. dhkt6. tmd.design. tmddesign, kien truc saigon, truong dai hoc kien truc.
.

Monday, November 22, 2010

Chuyến đi Trường Sa ngày xa xưa ... By duongtiden.

.
.


.
.

.
.
Đầu năm 1974, tôi có dịp tham dự một chuyến hải hành trên hạm đội của Hải Quân VNCH ra quần đảo Trường Sa trong khoảng một tháng. Hạm đội gồm có Khu trục Hạm Soái Hạm HQ1 Trần hưng Đạo, Tuần dương Hạm  HQ5 Trần bình Trọng và một Dương vận Hạm loại 500, hình như là HQ501. Tôi tháp tùng HQ5, tuần dương hạm (WHEC) , khởi hành ngay trước bộ chỉ huy HQ, bến Bạch Đằng, còn hai chiến hạm kia phát xuất từ nơi khác, chỉ hẹn nhau ngoài vùng quần đảo Trường Sa. Lúc này chiếc số 5 vừa được sửa chữa, vá những dấu đạn khi tham chiến ở Hoàng Sa về vào tháng một, trong trận chiến HS, HQ5 bị thiệt hại vừa tử trận vừa bị thương trên mười mấy quân nhân, trong đó có thiếu úy Ngô Đồng trưởng khấu đại bác 127 ly, tốt nghiệp Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, bị tử thương khi TC bắn trúng pháo tháp đại bác này.
.
Khi tham chiến ở Trường Sa, Hạm Đội HQ VNCH gồm có Tuần dương Hạm HQ16 Lý thường Kiệt, Tuần dương Hạm HQ5 Trần bình Trọng và Hộ tống Hạm HQ10 Nhật Tảo, thì chỉ có HQ16, HQ5 trở về. Hạm Trưởng Thiếu Tá Ngụy văn Thà và HQ10 nằm lại ở Hoàng Sa.
.
.
.
zhq-5.jpg
.
HQ5, Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng, đậu ngoài cùng nơi bến Bạch Đằng.
.
.
.
.
Khu Trục Hạm HQ1, Soái Hạm Trần Hưng Đạo, chiếc tối tân và lớn nhất của HQ VNCH.
..
.
.
.
tôi chưa tìm ra hình HQ501, nhưng giống y hệt chiếc HQ502 này, loại tầu chuyên chở nặng dùng để đổ bộ, đáy bằng với của mở khi ủi bãi. Gọi nôm na là tầu há mồm.
..
.
 
 

Một buổi sáng rất đẹp, ba chiếc chiến hạm hẹn nhau, rendervous trên biển, dàn hàng ngang, bềnh bồng dưới mây trời xanh rực rỡ ngoài Thái Bình Dương. Đại Tá Ngạc từ HQ1, đi ca nô qua giám sát HQ5, do Trung Tá Quỳnh làm hạm trưởng chuẩn bị đón tiếp phía dưới sàn. Tôi đứng trên đài chỉ huy cao, nhìn xuống bong, quan sát cuộc đón tiếp ĐT Ngạc hạm đội trưởng lên chiến hạm HQ5, biết thêm những lễ nghi quân cách hành quân của HQVNCH.
.
.
.
zvnch-ts-sttay-74.jpg
.
hình này có thể chụp vào cuối năm 1974, HQ VNCH đã đưa vật liệu ra, xây những mốc đánh dấu chủ quyền của VN. Chuyến đi của tôi, HQ5 không có đến đảo Song Tử tây.
.
.

.
Tôi chưa hề tham dự vào QĐVNCH, nên chỉ mang trang phục dân sự, quần Jean, áo thung dầy mầu xám nhạt có hàng chữ US Marines cùng dấu hiệu thôi, cho vui và có vẻ cũng oai hùng làm le. Tôi tự do di chuyển trong chiến hạm, trên dưới có tới 7 tầng, gần hai trăm quân nhân cơ hữu, thêm một trung đội Hải Kích và những chuyên viên khác. Những ngày đầu thời tiết rất tệ, nhồi sóng rất mệt mỏi vì say sóng. Nhưng khi tới khu vực Trường Sa thì có nhiều ngày nắng đẹp, biển yên lặng.
.
Tôi đổ bộ lên những đảo: Trường Sa, Nam Yiết, Sinh Cô và Thị Tứ là những đảo mà HQ5 ghé qua, còn những chiến hạm khác chia nhau đi những đảo khác. Vùng quần đảo Trường Sa là một khu vực rộng lớn có rất nhiều đảo hay bờ đá, hay bãi cát chỉ nhấp nhô khỏi mặt nước. Xa nhất về phía đông của VN là đảo Song Tử Tây, tuốt lên hướng bắc, ngay bên cạnh là đảo Sông Tử Đông do Phi Luật Tân chiếm giữ.
.
.
.
.
.

Trong đệ nhị thế chiến, quân đội Nhật đã chiếm đóng đảo Itu Aba, hòn đảo  lớn  với độ mặt đất địa hình cao nhất. Sau đó Trung Hoa Dân Quốc, sau này còn gọi là Đài Loan đã giải giới quân đội Nhật khi đầu hàng, và chiếm giữ đảo này từ đó đến hiện nay. Trước đó, VNCH chỉ cho Hải Quân đi tuần vùng này thôi chứ không đóng quân. Sau khi Trung Cộng chiếm được Hoàng Sa, thì VNCH có cho quân ra đóng, là những đại đội Địa Phương Quân của tỉnh Phước Tuy. Khi lên đảo tôi chỉ thấy lều vải và những túi cao su rất lớn, loại bồn nhiên liệu dã chiến, trải dài trên cát để chứa nước ngọt, họ cũng chỉ mới tới không lâu, chưa có xây cất gì hết. Thường khi lên bờ chỉ vài tiếng, nói chuyện thăm hỏi, có khi ở lâu trên nửa ngày, đến giờ ăn, thì bữa ăn nóng được trên chiến hạm cho ca nô mang vào. Có lần tôi thấy anh Lính Địa Phương Quân nhìn phần ăn của tôi một cách rất thèm thuồng vì trong đó có rau xanh. Tôi đề nghị trao đổi phần ăn với anh, rất vui mừng, anh ta trao ngay phần ăn chỉ có thịt đồ hộp và cơm, rồi anh ta ăn phần cơm có rau xanh, canh nóng của tôi rất ngon lành. Từ vài tháng nay, họ không có rau, hứng nước mưa trồng rau, nhưng không có đất, rau èo uột chưa lên.
.
.
 
zvnch-ts-sttay-74.jpg
.
.

Có một đảo, tôi phải bị ở lại trên một ngày qua đêm, lúc lên bờ chỉ tính ở có nửa ngày thì về lại chiến hạm, sau đó chiến hạm cho biết họ phải đi đâu đó, một ngày sau sẽ trở lại đón, cho ca nô mang đồ ăn nóng và đồ ăn thêm cho một ngày ở lại đảo. Có lẽ họ không muốn có mặt tôi trong chuyến đi riêng làm gì đó ? (trong đó có phần thử bắn lại khẩu cà nông 127 ly phía trước, bị hư hại trong trận chiến với Trung Cộng ở Hoàng Sa, khi trở về sửa chữa ở Hải Quân Công Xưởng ở Thị Nghè, bây giờ sẽ tác xạ thử để điều chỉnh, tôi cũng muốn chứng kiến buổi thực tập này, như đã biết từ trước trong chương trình của HQ5). Bây giờ có thì giờ đặt máy chụp hình riêng cho mình, sau đó mượn M16, đi ra bãi biển riêng, tập tác xạ lại, vì lâu lắm từ ngày đi qshd 71, tôi đó tới giờ chưa thực tập tác xạ bắn đạn thiệt lại. Lúc này, chiến hạm HQ5, bỏ đi đâu gần hai ngày mới trở lại đón. Chỉ hơn tuần sau khi lên tầu là tôi làm quen được nhiều sĩ quan và lính HQ, mỗi ngày cứ đi lên đi xuống bẩy tầng chiến hạm, từ phòng máy, lện đài chỉ huy, vào phòng mật truyền tin, phòng hành quân sau đài chỉ huy, hay bếp hay kho lạnh, phụ chùi rửa tầu, phụ làm bếp, làm cái này cái kia để giết thời gian, học vẽ đường di chuyển trên hải đồ, học hải đồ, học nhắm hướng, coi radar, hay vác ống nhòm ra bong làm một ca quan sát biển. Mấy người sĩ quan rất dễ thương, thấy tôi tò mò thích thú đủ thứ về nghề đi biển của họ nên cũng chỉ dẫn, ngoài ra chắc họ cũng quan sát coi tôi làm gì trên chiến hạm.
.
.

Lúc lên tầu, Trung Tá Hạm Trưởng Quỳnh có hỏi thẳng: tôi lên đi trên tầu của ông làm gì? với mục đích gì? Tui chỉ lễ phép trả lời, TT coi sự vụ lệnh của em có ghi rõ ràng nhiệm vụ và yêu cầu mọi cấp chỉ huy quân sự giúp hoàn thành nhiệm vụ. Nơi cấp giấy đòi hỏi là từ ở đâu cao hơn bộ chỉ huy HQ rất nhiều. Ông ta chỉ cười, không biết mục tiêu chính của tôi, và nơi cử tôi đi thật sự là dưới quyền ai ?. Được ngủ trong phòng ngủ của Hạ sĩ Quan, khoảng 10 người, phòng ngủ này được dành cho “khách” đi chiến hạm, còn ăn thì ăn chung với Hạm Trưởng trên phòng ăn dành cho sĩ quan, chỉ cực là phải đợi Hạm Trưởng bắt đầu ăn thì mới được ăn cho đúng phép lịch sự. Ăn xong nếu HT còn ngồi đó thì cũng chờ hầu chuyện cho vui, chỉ có sĩ quan đi lên ca thi hành nhiệm vụ mới được rời phòng ăn khi HT còn nói chuyện ở đó. Sau này tui hay được mời xuống phòng ăn riêng của lính, để xơi cá của họ câu được.
.
.
.
zvnch-ts-sttay-74.jpg
.
.
.

Trung Tá Quỳnh có nhiều lần nói chuyện riêng với tôi khi ít người trên đài chỉ huy, biết tôi đang học gần cuối năm thứ tư Kiến Trúc, ông cũng tâm sự có đứa con trai lớn sẽ thi tú tài trong vài tháng tới và ông cũng hy vọng cậu này sẽ thi đậu vào đuợc đại học nào đó, ông lại quay lại vấn đề hỏi tôi đang được hoãn dịch đi học, tại sao lên chiến hạm làm gì, không đụng trận thì coi như đi cho vui, mà đụng trận thì coi như cũng cùng chung số phận như tất cả quân nhân trên chiến hạm nếu gặp chuyện không may. Tôi chỉ mỉm cười cho biết “họ” trả tiển tôi rất nhiều, nên đi chuyến này tôi sẽ có nhiều tiền để đi học hơn. (chính ra là ba xạo, học miễn phí, ở nhà ba má nuôi, tiền chỉ để xài riêng như chụp và rửa hình mầu … ). Nhưng tôi biết ông ta vẫn chú ý tìm hiểu canh chừng tôi. Có một lần họ dàn xếp, viện cớ, chỉ đổ bộ một chiếc ca nô lên đảo, nên số người hạn chế, ông Thiếu Tá hạm phó yêu cầu tôi ở lại, vì có nhiều người suốt hành trình chưa được lên một đào nào. Tôi trả lời, nhiệm vụ của tôi là đảo nào mà HQ5 cho ca nô lên bờ, tôi phải vảo thanh sát, nếu Hạm Trưởng từ chối, tôi sẽ ghi rõ lý do như vậy khi trở về. Ông ta gọi phone cho TT Hạm Trưởng trên đài chỉ huy, sau đó: mời anh lên trước đi, tôi sẽ sắp chỗ cho những người khác sau. Những lần sau đó, khi lên bờ, tôi tự động vác túi đồ nghề, đứng đợi lên ca nô không cần xếp đặt trước nữa.
.
.
.
.

Chỉ có một mình tôi trên chiến hạm, nên phải làm quen xông xáo vui vẻ với mọi người, và thời gian trên chiến hạm không có gì làm chán lắm nên cũng quen được khá nhiều từ quan cho tới linh, có người kéo đến chỗ riêng, ăn uống thêm, có người tặng cho xô nước ngọt để tắm, có người rủ ra hông tầu câu cá lén … có người gìở đống hồ sơ máy móc toàn tiếng Mỹ ra giải thích sơ đồ máy tầu. Đôi khi tui cũng phụ ra bong cầm búa gõ sét sơn tầu … còn thì mặc quần short chạy lên xuống cầu thang tập thể dục. Ăn uống trên tầu, cho dù là phần ăn sĩ quan, cũng phải nói là đạm bạc. Còn ăn thêm, thì dưới phòng ăn của lính, có nhiều người mang đồ ăn riêng, chế biến ra món này món kia bán thêm kiếm tiền. Và tôi thích nhất là món sữa đặc làm ra Ya Ua chua. Yourt.  
.
.
.
.
Khu trục Hạm HQ1, destroyer.
.
 
.
.

Hải Quân Trung Cộng chắc chưa dám tiến ra lần chiếm Trường Sa lúc đó vì xa hậu cứ và mới xơi được Hoàng Sa với thiệt hại nặng, còn phải dưỡng thương, hoặc còn sợ dư luận thế giới. Cuộc hải hành không gặp TC thì thành chuyến du lịch thích thú ….khi chiến hạm quay trở về, ai cũng mừng, đi thật nhanh, buổi sáng sớm lên đài chỉ huy, TT Quỳnh chửi hai ông sĩ quan di hành một phát, hai ông sĩ quan lái tầu ca tối nhắm hướng trực chỉ Vũng Tầu như thế nào, mà tới sáng dạt về vùng biển phía Gò Công, lại mất mấy tiếng đi ngược về Vũng Tầu, như vậy những người được đi phép sẽ không về ngay được Saigon cho kịp chuyến xe chiều.
.
Tôi đi chào  và cám ơn TrT Quỳnh Hạm Trưởng, nhắn ông là nếu cậu con trai ông muốn thi vào trường KT, nên dự lớp học vẽ phân độ ở trường ĐHKT, thì tôi sẽ tận tình chỉ dẫn thêm, đi chào ông Hạm Phó “khổ như con chó .. vì chuyện gì trên chiến hạm ông đều phải có mặt, bị hành như vậy để có ngày làm hạm trưởng .. “ . Tiền lương ứng trước mang theo, tôi chẳng có dịp xài, chỉ có mua ít hũ ya ua ăn trả bữa sau những hôm say sóng vật vã, nên đã mời trước Trung Úy Châu, vài sĩ quan và binh sĩ được lên bờ đi phép về SG, tối nay sẽ nhậu cho đã, tôi trả tiền. Chiều đã đến coi như không về SG bằng xe đò kịp nữa. Mọi người được đi phép đã đeo túi bị đầy đủ xếp hàng dài chờ nhận giấy phép từ ông Thiếu Tá hạm Phó đang phì phèo thuốc lá cầm xấp giấy cho đi phép.
.
.
.
hình chiếc PCF trên dấu hiệu của Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ, những đơn vị PCF phục vụ tại VN.
.
.
.
.
 
.

Chiếc PCF (Patrol Craft Fast) Dương Tốc Đỉnh, trong bờ đi ra đón người đã cặp ngang hông thấp bên dưới chiến hạm, tôi, dân sự đi một mình chẳng dưới quyền của ai, ra bong tầu tôi vứt luôn cái ba lô cái bịch xuống dưới PCF, rồi tuột dây xuống luôn, chẳng cần đi phiá thang, một tháng, tôi chán bềnh bồng lắm rồi, chỉ muốn được say đất thôi. Nhưng phải đợi rất lâu thì những người đuợc đi phép mới nhận giấy tờ xong, cung kính tươi như hoa cười chào hạm phó rồi xuống thang qua PCF đang chờ từ khá lâu, có tôi nằm ngửa nhìn thân chiếc HQ5, nó to dài khủng khiếp, dài như một sân đá banh, giờ cao vòi vọi vì tôi nằm trên PCF thấp dưới này.
.
Lên bờ bãi trước Vũng Tầu, chúng tôi chắc khoảng bẩy tám người, lon cao nhất là Trung Úy Châu, người thân với tôi, có vợ mới cưới đang học trường Luật bên cạnh KT, nên anh này rành trường KT lắm. Vào ngay quán bãi trước, mỗi người gọi một thùng bia lớn con cọp đóng bằng cây để ngồi … rồi thùng bia cũng hết, tui cũng còn biết này kia chưa say quắc. Mời mọi người đi ngủ Hotel, tôi bao nữa, ai cũng ngạc nhiên, tôi chỉ qua bên kia đường GRAND HOTEL, ngay bãi trước, lớn và to nhất Vũng Tầu, tuy nhiên đã đóng cửa lâu rồi. Ai cũng tưởng tôi nói xạo, tôi nói không !...  tối nay mấy anh ngủ trong đó.
.
Kéo đến trước cổng sắt của Hotel, có cổng hàng rào sắt, cửa hotel nằm sâu bên trong. Ông gác dan, người lai Miên chạy ra, nhớ mặt tôi vội vàng mở cửa. Tôi cần mấy phòng ngủ tối hôm nay, tôi mới đi công tác cho cơ quan về từ Trường Sa, mới đổ từ chiến hạm lên, chỉ ngủ tối nay, mai về SG, còn mấy người này là sĩ quan binh sĩ của chiến hạm HQ5. Ông ta vội vàng huy động vợ con mang mùng tới, đi mở đèn dẫn đường vào dẫy phòng từng trệt, có cửa sổ nhìn ra biển. Tối nay, trống lặng, không có đèn nào khác, tối nay ông ta không nhận lén người vào ngủ đêm. Tôi biết vậy, lần trước ra thanh tra, thấy có phòng, giuờng còn móc mùng trên đó.
.
Mọi người lại ngạc nhiên, có người hỏi tôi làm gì mà nửa đêm gọi cửa, có người mở, lễ độ đưa ngay vào phòng ngủ, mang thêm mùng nữa. Tôi chỉ cười yên lặng vì đang say, chỉ muốn gục ngủ thôi. Sáng ra, mọi ngưới chào nhau vội vàng đi riêng về thăm gia đình. Tôi và Trung Úy Châu, đi chung xe đò về SG và chia tay nhau trên đường Trần quốc Toản. Nhà anh Châu ở gần Cầu Kiệu.
.
Tôi về nhà sửa soạn rồi lấy xe Honda đi đưa thơ chung quang SG. Lúc lên trên đảo, ở gần hai ngày, tôi có nhận lời chuyển thư riêng cho những người lính Địa Phương Quân có gia đình ở SG, còn những người khác, gửi thư về gia đình ở tỉnh, tôi sẽ bỏ thơ cho họ ở bưu điện SG để thơ đi nhanh hơn là chuyển theo đường chiến hạm ngã quân đội. Khi tắm thật lâu cho đã, tôi lại thấy phòng tắm quay nghiêng ngả, bây giờ lại thấy say đất sau cả tháng lắc lư trên biển.
.
.

Khi trình diện, trao lại những cuộn phim mầu và phim slide, tôi cám ơn sự dàn xếp trước, Hải Quân đối xử với tôi rất tốt, kể là không có gì quan trọng đã xẩy ra, thành chuyến đi giống như chuyến nghỉ hè mạo hiểm đầy thích thú, và đúng như thỏa thuận, boss vui vẻ nói đợi chút, giấy tờ đã soạn trước rồi nếu chú trở về đuợc, đợi ông cục phó giữ qũy ký cái là đi lấy tiền được rồi.
.
Đường Tự Do, năm 1974, một ngày nắng thiệt đẹp, bến Bạch Đằng gió thổi vào mát rượi, qua Ngô đức Kế, uống cà phê đen Uyên Ương, nhìn nàng cười một cái, tôi đã trở về … vui vẻ huýt sáo đi bộ qua bên Tổng Nha Ngân Khố, lấy thẻ nhôm ngồi chờ, giống như những lần đi lãnh tiền trước. Nhìn tờ giấy liệt kê, ngày hotel bao nhiêu, mỗi bữa ăn bao nhiêu, tiêu vặt linh tinh bao nhiêu … công tác phí …  một hàng dài mấy chục ngày thành số tiền khá lớn, tuy nhiên không nói tên khách sạn, hay địa điểm nơi đi công tác, chỉ biết tờ ngân phiếu phía dưới có rất nhiều con số sẽ làm tui rất vui vẻ thoải mái trong những ngày tới …ngồi chờ tới phiên lãnh tiền, tôi tính lát sau khi dẫn mấy tên KT cùng phòng bao đi ăn cơm Bà Cả Đọi gần đó, sẽ đi mua vài thứ, mà lúc trên chiến hạm, thấy tôi dùng, họ đợi đến ngày chót mới ăn cắp mất của tôi, không bao nhiêu tiền, chỉ có lạ mắt không ai có, như một con cá rô cây, bằng cây mầu xanh lá cây, nhưng khi kéo ra, lại là con dao làm cá, có đồ móc ruột và lưỡi cưa đánh vẩy, tôi không ngờ trên chiến hạm cũng có bị ăn cắp đồ. Khi thấy tôi dùng con dao đó làm cá câu lên đuợc, có người nhìn thấy và chủ tâm ăn cắp. Khi đi trên chiến hạm, là khách nên không có tủ khóa locker, mà chỉ có giường nằm ngủ, đồ đạc mang theo thì bỏ trên đó, ai muốn lấy gì thì cứ lục đồ mà lấy.
.
Trường Sa, một kỷ niệm khó quên… ít ai có cơ hội ra đó, mấy chục năm sau, nhớ lại như vậy …
.
.
Chiều nay Nov. 24, vào thêm hình và sửa bài. Nhân dịp lễ Tạ Ơn Thanksgiving, "tạ ơn" những người đã nằm xuống cho tôi được sống lớn lên trong tự do cho tới ngày 30-4-75.
.
.

duongtiman, tmd.design, tmddesign, truong sa, hoang sa.
.
.

Friday, November 19, 2010

năm tôi học Đại Học Kiến Trúc Saigon, năm thứ nhất KT 1970 .. niên khóa 70-71 . by duongtiden



.
.
.
.

.
.
.
Nói đến học Kiến Trúc, thì phải nói đến thi tuyển vào trường (bắt đầu vào năm 1967). Tôi học một khóa Vẽ Phân Độ do ban đại diện sinh viên KT tổ chức. Lớp học dùng giảng đường của trường, sinh viên đàn anh, thường là năm thứ 6, chia ra dậy nhiều lớp. Tiền thu học phí rất là tượng trưng so với các lớp luyện thi do tư nhân tổ chức bên ngoài, nhưng ban giảng dậy thì rất nhiều, các KT đàn anh tình nguyện vào lớp, đi từng bàn, chỉ từng người, trung bình gần 5, 10 người phụ dậy cho mỗi lớp học. Số tiền này, dùng gây qũy cho ban đại diên sinh viên hoạt động. Sau này, vài năm sau, tôi cũng tham dự dậy lớp luyện thi vẽ để thi vào trường này. Đi xa hơn, tôi còn tham gia chương trình của trung tâm Đắc Lộ tổ chức nói chuyện về các trường Đại Học của Viện ĐHSG. Tôi đại diện nói về trường Kiến Trúc ở hội trường của Tổng Hội Sinh Viên Saigon ở đường Duy Tân.
.
.
zkt-vephando-pbc.jpg
.
.
Tôi học lớp vẽ phân độ này. Biết anh Phạm bá Cương từ trước khi học KT. Anh đi Hướng Đạo Việt Nam, Đạo Tân Bình cùng với tôi. Anh là trưởng bên thiếu đoàn Chi Lăng, tôi là đội trưởng bên thiếu đoàn Lê văn Duyệt. Hình trên do tôi chụp, đứng trên mặt bàn phía sau hội trường. Nơi này là nơi tất cà sinh viên KT không kể năm, kể lớp đều mài đũng quần ở đây, kể cả những khi thi vấn đáp, oral, nghẹt thở, hồi hộp, trừ môn Hình Học Họa Hình của Kỹ Sư Trần văn Bạch
.
.
Ngày thi tuyển, ở trường Văn Khoa, mới đủ chỗ vì trường KT nhỏ quá không đủ chỗ cho trên 2 ngàn người dự thi. Môn toán đầu tiên, nhìn đề thi, tui cười thôi, đề cho ra một bài toán đại số hàm số, tôi thì không ôn bài đại số, chỉ nghĩ Kiến Trúc là vẽ hình, nên chỉ chuyên ôn môn hình học, tôi không nhớ được công thức của chuyển động cơ học để vẽ ra đường biểu diễn của hàm số.
.
Lúc đó nhìn qua người kế bên, một sinh viên đang học toán bên Khoa Học, anh ta thi tuyển vào KT lại, làm bài như gió, tui hỏi anh ta công thức, anh chỉ cười thui, bây giờ là thi tuyển, chứ đâu có còn thi tú tài đâu mà hỏi, anh ta hạ tui là cái chắc rồi. Ngồi ngáp ruồi nhìn cái bảng vẽ mang theo mà tôi hay dùng vẽ máy bay kiểu nhỏ, tui chỉ ước mơ làm kỹ sư hàng không chế máy bay, nên dùng tê và êke từ lâu rồi. Còn gia đình bây giờ không đủ tiền cho tôi đi du học hàng không, nên dự định hy vọng được học kiến trúc vậy.Tự nhiên tui nhớ đến quyển sách dậy Cơ Học của gs Ng xuân Vinh là nhà văn Toàn Phong, đại tá Không Quân, ông này vẫn viết bài trên tạp chí Văn, khi sống bên Âu Châu, cuốn sách cơ học đệ nhất ban B này không có gì hấp dẫn giải toán tủ mà chỉ nói về cách thành lập công thức về cơ động học. Thế là tui nhớ lại từ từ chuyện máy bay bỏ bom, trái bom đi với vận tốc đầu, như thế nào, thế là ngồi chứng minh ra được công thức mà lúc nãy tôi hỏi xin, người ngồi bên cạnh, bàn chỉ hai người, anh ta không nói. Tôi làm được hết ba câu hỏi của bài toán, câu cuối cùng, đường biểu diễn cho quay, tính thể tích, thế là tui bí, câu này dành cho mấy người đã học mpc toán bên Khoa Học. Anh ngồi bên cạnh khoái chí làm hết bài toán. Còn tôi phải bỏ câu chót, vì ngoài chương trình toán đệ nhất ban B.
.
Tới bài vẽ, một đài kỷ niệm, tôi thong thả lấy khăn chùi cái tê, cán gập lại, bỏ trong bao kéo phẹc mơ tua đàng hoàng, anh Hai tôi mua từ Nhật mang về, hai cạnh nhựa, giữa ép gỗ đẹp lắm. bây giờ tới phiên anh bên cạnh dòm tui vẽ bằng bút chì máy và những đồ vẽ nhà nghề của anh Hai tui, KTS, tha hồ mà xài. Còn anh ta cứ ngồi chuốt vuốt chì cây hoài hoài, hay ngó trời đất cho vui.
.
Thế là xong, bài toán bỏ câu chót, bài vẽ thì có lẽ bài tôi đẹp nhất phòng thi đó, có chừng hơn ba chục người, chắc may lắm thì tôi ngáp ruồi đậu dự khuyết thôi ...
.
.

Sau năm 74, có bạn thi vào ĐHKT có mắng vốn tôi đã quảng cáo quá mức vào trường KT, làm bạn này cố gắng thi vào đậu, sau này hối hận qúa. Như vậy tôi cũng có tài quảng cáo, nói láo ăn tiền.
.
.

... Bài này đang viết dở dang, đang tìm hình và sẽ viết tiếp, nếu bạn thích, vui lòng trở lại coi thêm nữa .. hi hi ... biết đâu tôi sẽ viết về bạn trong đó ...
.


.
.
.
zkt-70poster.jpg picture by tddesign-1
.
trong phòng vẽ tượng, Thầy Long và thầy Ngọc dậy môn này cho năm thứ nhất, vào ngày học là mua bánh mì ăn, bánh mì không, không xịt xì dầu, vét ruột bánh mì ve lại, làm gôm, dùng chấm, tẩy chì than trên giấy vẽ.
.
.
.
Tôi biết Phan Liêu và Trần anh Tuấn trước khi học KT, lúc đó, tờ mờ sáng, tập thể dục, luyện mấy môn điền kinh, chạy, nhẩy leo dây, ném tạ ở sân Phan đình Phùng để thi thể dục, kiếm thêm điểm cho thêm vào hai kỳ thi tú tài. Biết hai bạn này vào những lần tập thể dục sáng sớm đó, từ hai năm trước khi học chung kiến Trúc.
.
.
.
zkt-70poster.jpg picture by tddesign-1
.
Tấm hình được chụp bằng để máy tự động, hình chỉ có nửa lớp, ban anh văn, chờ vào phòng học.
.
.
Sau khi thi tuyển vào KT xong, tôi nghĩ sẽ không đậu, vì bài toán 4 câu, bỏ câu chót. Tôi tiếp tục chơi cho đã sau mấy tháng học thi tú tài 2, lúc này hay vào thư viện Hội Việt Mỹ, nơi có máy lạnh, mà mấy đứa bạn hay học thi chung, bây giờ vô chơi dòm gái đẹp. Một hôm gặp bạn Phan Liêu trong đó, bạn này mặt mày vui lắm, nói cho biết tôi thi đậu vào Kiến Trúc rồi. Còn tôi không hy vọng gì nên cũng chẳng cần biết lúc nào sẽ có kết qủa nóng hổi để đi coi.
.
Tôi không tin, nói Liêu đừng có dỡn, Liêu biểu tui lên xe Bridgestone chở đi tới trường KT coi bảng kết qủa liền vì tui không có xe. Lúc này cũng chiều tối rùi. Phía trước tường văn phòng, có nhiều người xúm xít coi, tui cũng chui lọt vô được hàng trên cùng dán mắt vào lỗ lủng lưới mắt cáo coi tên, đâu thấy tên tui đâu. Chui trở ra, tui giận nói với Liêu mày đừng giỡn như vậy chứ. Liêu thì mang cặp kính cận nặng chắc coi lộn, tui chẳng biết tên họ Liêu nên cũng chẳng coi có tên nó nữa không.
.
Liêu nói có mà, mày coi ở đâu, tui nói, tui chỉ nhìn dưới thấp, giữa bảng xuống dưới dự khuyết, vì trên cao khó nhìn, lại đông người chồm lên nữa. Liêu cười khà khà, mày phải ngó tuốt trên cao, gần thằng đậu thủ khoa, còn cao hơn tao nữa. Tôi năn nỉ, thôi mày đừng dỡn, mừng cho mày, làm ơn chở tao về thư viện lại đi. Liêu khoá xe gắn máy lại kéo tui vào, tui húc văng mấy người đang coi ra, nó chỉ tay tuốt lên trên ... tui không ngờ tui đậu hạng tư trên vài ngàn người. Cứng họng, không nói gì được với bài thi toán, 4 câu chỉ làm được có ba, bỏ giấy trắng câu chót chứ đùng nói là làm sai nữa ...

Chuyện học KT ngáp ruồi đã xẩy ra, mà không phải ruồi ... ngáp trúng con bọ hung rất ư là to .. ngoài sức tưởng tượng của tui .
.
Thế là mất vui chơi mấy năm, tui mới có 17 tuổi, đang tính vui chơi ba năm, sau đó đi vào trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt như dự tính với má tui và đã được bà chấp nhận. Tui thi đậu vào trường Kiến Trúc .. ngoài sự tưởng tượng vì tui chỉ có đi thi đại học duy nhất ở đây.
.

.
zkt-70poster.jpg picture by tddesign-1
.
.
Cám ơn bạn nào đó, hình như là Tôn Thất Hậu KT70, còn giữ được danh sách thi tuyển đậu vào trường KT, đầy đủ tất cả những bạn học năm 1970 và cả những người đậu vào KT nhưng không học. Một tài liệu hiếm có. Danh sách như vầy thì không thiếu một người nào của niên khóa KT1970.
.

.
.
zkt-70poster.jpg picture by tddesign-1
.
Họa thất 4, hai từng, nay không còn nữa, biết bao nhiêu bè bàn làm bài trong này, làm construction, làm diplome, ngủ trong này biết bao nhiêu ngày, kể cả những lúc say rượu ngủ như chết, những khi la hét chơi ban nhạc, chọc nghẹo những người đẹp học bên trường Luật với những lớp học với cánh cửa sổ mở rộng ra nhìn những cảnh tượng quái đản đang xẩy ra bên hoạ thất 4. Có lần tôi chứng kiến, ai đó (bây giờ nhớ là tên mất dậy Vũ thế Vương KT69)  bên họa thất 4, nói to qua lớp học bên trường Luật ” đừng nghe thằng đó nói, nó nói xạo đó … ” thằng đó ở đây, là người giảng viên đang dậy lớp học bên trường Luật … hay là "học cho lắm, tắm cũng ở chuồng à ..!!" qủa thật những người chưa thành Luật Sư này rất ư là kiên nhẫn, vẫn chăm chỉ học. Và hết chỗ nói cho sự phá phách của SVKT.
.
.
.
z-kt-70-anhvan.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
zkt-70-nnd-tmd.jpg
.
Ng ngọc Dziễm đi du học Mỹ năm 1971, trở về thăm trường KT năm 73, lúc này đang xây, năm 79 tmd tới thăm Dziễm ở Dallas để đánh lộn. Bây giờ chàng là kỹ sư Kiến Tạo, structural engineer ở đây.
.
.
zkt-70poster.jpg picture by tddesign-1
.
.
Còn tiếp nhiều hình ảnh của KT70 ..
.
.
.
.
.
.

.
.
zkt-70-ht4.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
zkt-70-qshd.jpg picture by tddesign-1
.
.
Quân Sự Học Đường, năm 1968, ngay sau trận tấn công tết Mậu Thân của VC vào SG, Chính Phủ liền quy tụ tất cả sinh viên thuộc Viện Đại Học Saigon thành lực lượng có thể dùng làm phòng thủ cho thành phố, phát đồng phục ka ki vàng, tập họp thành từng tiểu đoàn, được huấn luyện cấp tốc về căn bản quân sự và vũ khi. Sau đó chương trình này trở nên thường trực hơn. Vào dịp hè, tùy theo thi đậu khóa 1 hay khóa 2, sinh viên phải vào quân trường như trung tâm huấn luyện Quang Trung, thụ huấn trực tiếp mọi huấn luyện quân sự, vũ khí trong 5 tuần liên tiếp. Cuối tuấn được đi phép ngày thứ bẩy và chủ nhật. Nếu không thi đậu phần huấn luyện quân sự này, hay vi phạm kỷ luật, thì sự hõan dịch quân sự vì lý do học vấn không còn nữa, và phải nhập ngũ, nói nôm na là đi lính, ở đây là đi sĩ quan vì đã có bằng tú tài đôi, là tú tài 2.
.
Năm tôi và các bạn KT70 vào Quang Trung thụ huấn 5 tuần, là năm chót của chương trình này, vì bệnh đau màng óc phát xuất ra làm chết vài sinh viên bên Khoa Học, nên có biểu tình phản đối trong Quang Trung, nên năm 71 là năm chót, sau đó chương trình này được chấm dứt. Cũng là một kỷ niệm khó quên, ít nhiều gì cũng là kỳ nghỉ hè, ăn cơm chính phủ, tập thể dục, thay đổi hoạt động chân tay, leo trèo bắn súng ... tuy nhiên thời gian KT70 ở Quang Trung, có bị gĩa cho vài trái hỏa tiễn 122 ly do VC gửi tặng, may mắn là chỉ rơi vào ngã tư đường làm rụng vài cây bã đậu, chứ rơi ngay vào nhà ngủ, thì ít nhứt cũng đi đút vài chục kiến trúc sư tương lai đang nằm ngủ trên giuờng đôi hai từng, lúc nào rảnh, nói tiếp vài chuyện phá phách buồn vui, có đổ máu, mất chút da thịt .. hồi sau sẽ kể tiếp ..
.


.
zkt-70-dmt.jpg picture by tddesign-1
.
Tóc tai thì dài thòng lòng che kín lỗ tai, cuối tuần mặc đồ lính SVHĐ về SG, quân cảnh nhìn ngứa mắt, chưa kể nhiều tên còn vẽ sao trên cổ áo làm tướng bằng viết Bic nguyên tử đen. Chân thì cắt đôi giầy vải bốt lủng lỗ ra thành sandal cho mát mẻ đôi chân. Có lần báo ở SG có đăng tin: Quân Cảnh Saigon có bắt giữ mấy ông trung tướng và thiếu tướng của quân sự học đường vì đeo lon không có phép !!! hi hi, hổng phải tui, hổng ngu tới mức như vậy.
.

.
.
zkt-70-khuonghung.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
zkt-70-1b.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
zkt-70-1a.jpg picture by tddesign-1
.
.
.
  
.
 zkt-doidihocKT.jpg
.
.
dhkt6 . kt 70, tmd.design, tmddesign.
.
.

Labels Loại Bài

Followers

Blog Archive

About tmd.design

My photo
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com
Powered by Blogger.