.
.
Tối thứ năm, 4 tháng sáu, lái xe từ Portland xuống San Jose đi dự đại hội Kiến Trúc kỳ năm. Mưa to ròng rã cả đêm, đường đồi núi, đèo và rừng thông. Mỗi lần đi qua đường số 5, khoảng từ Redding xuống gần Sacramento, dọc đường có những cánh đồng lúa gạo, ngập nước, phải để ý mới biết họ trồng lúa, đây là lúa nước, sản xuất gạo chứ không phải trồng lúa mì, trồng khô, nơi đất bằng hay trên đồi.
.
.
người đàn ông đó không phải đi tè, nhưng là con chó của ông ta được dẫn ra khỏi xe, cho qua bên đó đi …
.
.
Họ cũng đắp đê đất nhỏ, ngăn thửa ruộng ra, bằng phẳng vì phải cho ngập nước, mỗi miếng ruộng có diện tích rất lớn, tùy theo địa thế và cách cho ngập nước. Nước có thể chính yếu là nước mưa, sau là nước giếng bơm lên. Đi dọc đường freeway, là đường tốc hành, không bị chận ngang, vào mùa hè cuối tháng 6 là hay thấy nhà nông dùng máy bay, rải thuốc, hay rải phân bón, bay qua lại trên ruộng. Người Mỹ dùng nhân công rất ít, dùng máy móc rất nhiều.
.
.
.
Trong chiến tranh VN, tại miền Nam, ăn gạo Mỹ, là gạo được sản xuất nơi đây, bắc California và ở Texas, gần chung quanh Houston, nơi những vùng đất bằng chút và có thể cho ngập nước. Người Mỹ cũng ăn gạo. Mấy năm gần đây, giá gạo tăng cao, gạo Mỹ trở nên rẻ hơn gạo nhập cảng từ Thái Lan. Bác sĩ Mỹ cũng khuyên nên ăn gạo Mỹ vì có ít chất đường hơn gạo của Á Châu và ít những chất hóa học, chất phân bón độc hại được dùng trong canh tác, không bị kiểm soát, cứ tùy theo sáng kiến của nhà sản xuất. Lúa gạo trồng ở Mỹ không được xài những phân bón, chất sát trùng độc hại nào mà bộ Canh Nông của chính quyền Mỹ, qua cơ quan thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho phép.
.
.
Không biết người Mỹ trồng gạo ra sao, nhưng họ không có cấy lúa, không biết trải hạt giống ra sao, nhưng chỉ thấy lúa mọc lên kín đất, không nhổ mạ lên cấy lại, chỉ gieo giống và gặt. Giữa đó là săn sóc, hầu như chỉ làm bằng máy bay nhỏ. Dọc đường số 5, thấy nhiều nhà máy trữ lúa với những bồn sắt hay bê tông cao ngất. Một chút viết về gạo của Mỹ trống ờ bắc Cali dọc đường số năm. Thêm chút nữa, vào tháng lúa lên cao một chút, sẽ thấy cò trắng bay lượn trên đồng lúa, cũng giống như ở VN.
.
.
.
Hình chụp từ các bảng thông tin, chỉ dẫn trong trạm nghỉ chân.
.
Từ mấy chục năm qua, trên 30, đi dọc đường gió bụi số 5 này bao nhiêu lần không nhớ nổi, từ khi tốc độ xe chạy tối đa là 55 mile, chừng 90 cây số giờ, cho tới bây giờ 70 miles/h 110 cây số giờ, đi ngang qua như bay, mấy khi để ý chuyện lúa gạo, bây giờ mới ghi lại một chút về nơi làm ra gạo Mỹ, một thời nuôi dân miền Nam.
.
.
Trạm nghỉ chân cho những người lái xe dọc đường số 5.
.
.
.
.
Duongtiden, duongtiman, lúa gạo Mỹ, lúa gạo của California .
.
.
No comments:
Post a Comment