bài 1: Nhà bằng bao đất .. earthbag houses | for everyone |
.
Bài 1: nhà bằng bao đất cát ở Mỹ và trên thế giới.
.
.
Trong lúc viết bài này thì bao cát đang được xữ dụng tối đa, chứa cát trong đó để mang dì chận lụt do nước dâng lên ở thành phố Fargo, tiểu bang North Dakota ở Mỹ. Hiện nay nghĩ đến bao cát, người ta thường nghĩ ngay đến cách dùng để chống lụt lội, đất cát đến ngay từ chung quanh, dùng thiên nhiên để chống lại lụt lội thảm họa cũng từ thiên nhiên đến.
Ngoài ra, trong thế kỷ qua và hiện nay, bao cát cũng gắn liền với chiến tranh, một phương pháp dùng đất cát chất bao lên cao để trú ẩn chống lại súng đạn, vẫn được dùng thịnh hành ở những nơi chiến tranh đang xẩy ra. Trong cuộc chiến VN vừa qua, những người lớn lên và sống ở Miền Nam, chắc không bao giờ quên được hình ảnh những cái bao cát của quá khứ chiến tranh.
.
.
.
.
.
.
Những người Mỹ tình nguyện đang ra sức cho đất vào bao cát để mang ra bờ sông chống lụt do nước dâng lên vì tuyết tan ra, mực nước sông Red ở tiểu bang North Dakota đang dâng lên cao. Hy vọng, họ sẽ thoát được trận lụt này, nếu xẩy ra, nhờ những bao đất cát xếp lên chận nước sông dâng lên.
.
.
.
.
Từ ngàn xưa con người dùng đất dựng lên nơi trú ngụ, nhà cửa cho đến đền đài ở khắp nơi trên thế giới. Đất cát bùn là những vật liệu có sẵn chung quanh từ thiên nhiên lúc ban đầu, sau đó với dụng cụ, đồ nghề và hiểu biết, con người bước qua giai đoạn làm gạch bằng đất phơi, đất nung, rồi đập đẽo và cưa xẻ đá ra để dựng lên những công trình to lớn hơn. Đất cát là những vật liệu thiên nhiên, khi tan rữa lại trở về cát bụi, không làm ô nhiễm, thiệt hại môi trường sống. Nhà đắp bằng đất không dùng nhiều năng lượng để nung như gạch, nhiều năng lượng để sản xuất ra như xi măng, bê tông, kim loại, hay cắt rừng, giảm lượng cây xanh như gỗ ván, cộng thêm năng lượng để chuyên chở.
Tuy nhiên nhà đắp bằng đất có giới hạn về kích thước, giới hạn về hình dạng để có thể kết cấu, để làm toàn bằng đất. Nhưng giá thành của kiến tạo đất không nung rất rẻ, lại chống cháy cao, tường dầy của đất sẽ điều hòa không khí bên trong, duy trì hơi lạnh hay nhả ra hơi nóng những lúc cần thiết. Với kỹ thuật mới, những chất ổn định vật liệu chống thấm nươc, chống giãn, chống lở đất ra được cho thêm trộn vào đất như vôi, xi măng, hay vỏ trấu xay, tro, hay những sỏi đá nhẹ từ hỏa sơn ra, được trộn chung với đất cát, tạo ra đất hỗn hợp dính lại với nhau, không quá nặng, cho thêm độ ngăn nhiệt xâm lấn vào nhà, tăng độ cách âm cao, tùy theo nhu cầu.
Bề mặt bên ngoài được trét bùn rơm trộn cho phẳng mặt, rồi tô hồ xi măng chống thấm nước, bớt giãn nở để làm phần mái. Đôi khi mái cho mọc rau cỏ bên trên cho chống nóng và làm chậm nước chẩy xuống, một loại mái xanh. Nói chung, nhiều sáng kiến về mỹ thuật và kỹ thuật đang được áp dụng cho khối nhà bớt trơ trọi và bền vững hơn. mái che nhỏ trên cửa sổ, mái che nơi ra vào, những lằn viến trên mái và tường, hướng dẫn nước chẩy, được đặt vào đúng chỗ, tạo nên những điểm thích thú cho loại nhà vòm đất này.
Điạ phương nào cũng có thể áp dụng loại nhà bằng bao đất xếp, không cần vật liệu tốn kém hay kỹ thuật cao, nhà ở, công trình công cộng, cộng đồng, trường học đều được phác họa ra rổi thực hiện cho thích hợp tại mỗi nơi trên thế giới.
Những nơi khô, ít mưa, nhà vòm đất không cần phải được bảo vệ chống soi mòn cao hơn những nơi mưa nhiều, mái tranh có thể phủ lên thêm với khung tre làm thêm mái bên trên vòm đất. Những hoá chất cho vào khi trộn thạch cao, những loại plaster, ciment trộn chất chống thấm nước, được tô lên mái, tường để chống nước thấm, ngoài ra, độ dốc cao của mái làm cho nước chẩy thoát nhanh hơn, không đọng hay tụ lại. Chung quanh chu vi tường nơi tiếp với đất bằng, nền đất phải dốc cho nước đi ra khỏi chân móng, phải có những lằn viền, hướng dẫn nước từ mái chẩy xuống, dùng máng xối nhỏ thu nước mưa lại. Chung quanh chân tường làm những mương dẫn nước cho chẩy xa ra khỏi móng nhà, cho chẩy và chỗ trồng cây hoa chung quanh.
.
Ngày nay hơn 1/2 dân số nhân loại, hay hơn 3 tỉ người đang sống hay làm việc trong những nhà làm ra bằng đất cát. Dùng đất để làm nhà có nhiếu cách, từ trét bùn đất vào khung cây, đắp nén đất lại, dùng gạch đất phơi khô. Một phương pháp có lẽ bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh gần đây từ thế kỷ vừa qua, cách phát minh ra bao đựng cát, đất xây dựng lên các cơ sỏ phòng thủ trú ẩn trong chiến tranh, tạo ra ý tưởng dùng phương pháp này để kiến tạo ra nhà cửa, nơi trú ần mà không cần kỹ thuật cao, cần nhiều vật liệu khác nhau. Đó là phương pháp dùng bao cát đất chồng chất lên theo hình học, tạo ra tường, vòm mái, những lỗ hổng trên tường sẽ thành cửa ra vào và cửa sổ.
.
.
.
.
Một phương pháp xử dụng chỉ một vật liệu duy nhất là đất cho toàn khối nhà bằng những tường tròn, trên đó là vòm chóp nhọn, mỗi lớp bao đất sẽ chồm ra môt khoảng cách cho phép mà không xụp, cho đến khi toàn bộ mái gặp nhau tại đỉnh. Hình bên trên là phòng học lớp mẫu giáo ở Ân Độ, do giáo sư đại Học Nhật, Inoue, của viện đại học Tenri, cùng 15 sinh viên Kiến Trúc Nhật, qua giúp dân Ân Độ sau trận động đất năm 2001. Họ qua khảo cứu những nhà tròn vách đất của địa phương đã chịu đựng trận động đất mà vẫn tồn tại. Sau vài năm qua lại, nhóm trường đại học KT Nhật nói trên đã thực hiện lớp học mẫu giáo nhỏ này cho dân địa phương, qua phương pháp xếp chồng các bao đất cát lên với nhau, sau đó trét bùn đất, và tô hồ lên trên, hay để nguyên bao đất không tô.
.
.
.
.
Có vài phương pháp xử dụng bao đất, loại dùng từng bao rời, loại dùng bao dài liên tục, uốn theo hình tròn, hay theo hình của tường, sau đó cằt ngưng khi cần thiết. Cửa sổ và cửa ra vào, là những ô trống trong tường, được các khung cây tạm thời chống đỡ, sau khi các vòm cung bên trên được xếp bao đất xong, thì các lỗ trống cửa, cửa sổ này tự đứng vũng.
Hình thù của loại nhà bao đất này cũng chia ra hai loại chính. Loại hình tròn để tạo ra mái vòm cung, mái chóp tròn bên trên cũng bằng bao đất, tức là từ tường lên mái đều dùng bao đất. Loại hình vuông hay hình chữ nhật, thì tường vuông góc dừng lại tại chiều cao của mái, sau đó mái bằng hệ thống kiến tạo khác, vật liệu khác được đặt lên trên. Loại nhà này thì tổn phí cao hơn, vì bao đất cát với giá rẻ chỉ được xử dụng cho một phần của nhà mà thôi.
.
.
.
.
.
.
Ở Mỹ, có số nhà được làm bằng bao đất cát, đa số nhỏ, chỉ một phòng, như họa thất studio sau vườn, cho nghiên cứu. Một phần vì luật lệ xây cất, chưa có những định nghĩa hay tiêu chuẩn rõ ràng khi cho phép xây cất kiến trúc có diện tích lớn bằng đất, nên làm nhỏ thì có thể thoát được phải xin giấy phép xây cất, hay tính tóan họa đồ đòi hỏi nhiều phí tổn. Tuy nhiên có một vài nhà ở với diện tích đầy đủ được thực hiện, nhưng tường bằng bao đất chỉ ngưng ở mép mái, mà không lên cao thành vòm mái, để tránh nhiều chi phí đòi hỏi đổi luật xây cất rắc rối giấy tờ tốn tài chánh.
.
Ở California, có trung tâm về nhà bằng đất loại này, adobe, nói chung là nghệ thuật kiến trúc từ đất. The California Institute of Earth Arts and Architecture, gọi tắt là Cal-Earth Center, do Nader Khalili sáng lập, chuyên nghiên cứu loại kiến tạo nhà ra tử đất cát bùn và gạch nung.
.
.
.
.
tmd.design tmd, aia
.
few above pics from Cal-Earth
.
by tien duong, AIA. duongtiden, duongtiman, earth bag houses. kien truc xanh, green architecture, dai hoc kien truc saigon, kien truc Viet Nam, Vietnam architecture. rammed earth houses.
.
No comments:
Post a Comment