copy of tmddesign old multiply blog

Pageviews

Tuesday, June 5, 2012

Những hình ảnh của một thời Đại Học Kiến Trúc Saigon xa xưa … ngày nào. Bạn Trương công Vọng KT72.

.
.


.
.
Những hình ảnh của một thời Đại Học Kiến Trúc Saigon xa xưa … ngày nào. Bạn Trương công Vọng KT72.
.
Vậy mà cũng từ kỷ niệm đã mấy chục năm trước, tôi lại tìm thêm được những hình ảnh cũ, lận phim bên người vượt đại dương mà vẫn còn, nằm yên nghỉ vài chục năm trong thùng, dọn nhà nhiều lần đi lòng vòng nước Mỹ, nay mới tự nhiên xuất hiện ra.
.
.
Có một người bạn Kiến Trúc, Trương công Vọng KT72. Tôi và Vọng không phải là patron hay negre, không chung nhóm học hành, không nhớ rõ tại sao có vài kỷ niệm với nhau. Tôi nhớ giọng nói Đà Nẵng hay Huế nhẹ của Vọng, hình như bằng tuổi tôi hay chỉ nhỏ hơn một tuổi. Có một lần bạn này cho tôi một cây thước vẽ song song kéo dây, là thước parallel. Hồi đó làm bài đồ án mà có thước này là le lắm vì của Mỹ, từ các công sở phòng vẽ Mỹ đi ra, tôi cũng đã có một cái, gắn trên bảng giấy mỗi lần làm bài, thường thì tui dùng Tê, cán gập lại cho không vướng, anh Đinh tấn Đệ KT65 nhà có xưởng mộc làm cho tôi một cái bằng gỗ cứng, tôi thường để dưới yên xe Honda ngồi lên, thước dài cho bảng cấp một lòi ra phía trước, hay vác trên vai đi cong cong nhún nhẩy như cái đòn gánh.
.
.
.
ztdkt-pchambai-tcv.jpg
.
.
.
.
Một ngày Vọng cho tôi một cái thước parallel tự làm lấy, khá đẹp, nhìn cũng rất giống thước làm tại Mỹ, tò mò tìm hiểu Vọng làm thước ra sao, bằng plastic trong làm cạnh vẽ, trên mặt có plastic đen che giây chạy bên trong, các trục bánh xe nhỏ thì dùng bốn mắt sên xe đạp trơn tru, thiệt là đầy sáng tạo, xử dụng lại các mắt sên xe đạp phế bỏ đi, không ngờ Vọng cũng rất ư là có sáng kiến và khéo tay. Chắc cũng có nhiều bạn cùng lớp được Vọng tặng thước này. Tôi cũng không quá thân với Vọng, không là patron hay có qua lại làm bài cho nhau mà không ngờ được Vọng chú ý tặng thước dài công phu tự làm ra như vậy. Hình như tôi cũng tặng lại ít sách vở Kiến Trúc và các đồ vẽ khác. Còn những bạn học cùng lớp hay La Linh KT73 là bạn thân của Vọng sẽ còn nhớ cái tài sáng tạo làm ra thước của Vọng. Lúc đó tôi chưa hề mở cái thước Mỹ ra coi bên trong giây chạy theo nguyên tắc nào, nhưng nhờ nhìn thước của Vọng mới biết ra nguyên tắc giản dị của thước.
.
.
Ngày làm đồ án ra trường, lúc đó Vọng có đến ngồi chung nhóm negre và patron của tôi, chụp chung hình, mấy chục năm sau, bây giờ mới thấy chỉ có hai tấm hình duy nhất có Vọng trong đó mà tôi nhìn thấy được, thôi cũng là định mạng. Lần về VN đầu tiên, tôi có hỏi thăm mới biết Vọng đã vắn số, tử nạn trong một tai nạn giao thông khi chưa tốt nghiệp Kiến Trúc. Không biết những cây thước song song của Vọng, tôi có một cái để lại nhà, bây giờ lưu lạc nơi đâu, có còn được ai xử dụng hay không, nếu còn, nên tưởng niệm vong hồn tác gỉa một chút.
.
.
Tôi đi học Kiến Trúc lại tại University of Oregon muà thu năm 1979. Cần một cây thước vẽ song song để trong họa thất, đã có thước dài, do anh Hùng tôi cho, để bảng vẽ lớn trong họa thất, khi học bên Mỹ, mỗi đứa có một cái bàn vẽ riêng cố định để bảng vẽ trong đó, tôi cần thêm một cái thước vẽ ngắn cho bảng nhỏ, để vẽ etude, study trong bàn học tại phòng ngủ, thước nhỏ thôi chừng gần một thước, xách tay với bảng vẽ đi học tới lui dễ dàng. Nhớ cách làm thước của Vọng, tôi vào tiệm bán đồ sửa chữa nhà cửa như Home Depot bây giờ, lại khu cắt kiếng plastic, lượm trong thùng rác các miếng plastic trong cắt dư bỏ đi, cạnh rất sắc xảo thẳng băng. Tới tiệm xe đạp xin một sợi sên cũ, như vậy là bốn mắt sên, thêm giây căng, tui đục lỗ cắm đinh dán keo, giữ mắt sên lại cố định, là có cây thước vẽ ngay không tốn tiền, mặt trên cứ để y như vậy không che lại, thấy giây chạy tới lui mỗi khi kéo thước cũng vui.
.
.
.
.
thước song song nhỏ làm với mắt sên xe đạp, dùng trong cư xá trường University of Oregon.
.
.
.
Thước nhỏ này rất tiện, kéo trên bảng gỗ nhỏ căng giấy bọc plastic trong, tha hồ dán giấy băng keo vẽ, vẽ những bài structure, kiến tạo tính bê tông, vẽ đồ furniture design, vẽ đủ thứ trên giấy nhỏ rất tiện lợi, mang vào họa thất vẽ, xong cầm bảng nhỏ kẹp nách mang về, cái thước thật nhỏ và nhẹ không rớt ra khỏi bảng. Mấy thằng Mỹ con trong họa thất thèm có một cái lắm mà không mua được ở đâu ra, vì thước Mỹ chỉ làm bán loại lớn, không có thước nhỏ, nhỏ thì chỉ có dùng T thôi, mà bảng vẽ nhỏ, không có đủ cạnh dài cho Tê cạ vào. Ông Thầy design studio đầu tiên, đến bàn sửa bài, rờ cái thước nhựa mắt sên kéo giây, ông ta cười nói: mày rất là thông minh và đầy sáng tạo, lời khen đó phải chuyển lại cho bạn Trương công Vọng xứng đáng hơn, tui chỉ là người bắt chước thôi.
.
.
.
.
.
Sau đó, tôi lấy hai studios làm đồ mộc, môn học furniture design của ngành Interior Architecture, phải học một khóa xử dụng tất cả máy móc trong xưởng mộc của trường vì phải tự thực hiện đồ đạc do mình sáng tạo ra như ghế bàn tủ giuờng, sau đó tha hồ dùng đồ trong xưởng không tốn tiền. Tôi nghịch ngợm, lần này làm ra cây thước song song bằng gỗ lượm trong thùng rác của xưởng, không dùng mắt sên xe đạp bằng kim khí nữa mà dùng bốn cái chốt bằng cây, dowels, khoan lỗ cắm vào thước dán keo lại, thế là xong, toàn bằng gỗ, khác với thước nhựa cong cong lắc qua lại, thước gỗ này không dài lắm, nên không cong, cầm lên đưa ra phía sau là thành cái đồ gãi lưng rất ư thoải mái đã ngứa. Tụi Mỹ con trong trường Kiến Trúc nể phục cái thước cây này, nó phơi bầy ra giây chạy như thế nào chỉ có cọ xát vào gỗ, bên trên đầu bảng gắn cái lò xo nếu muốn để cho giây lúc nào cũng căng. Có lần có mấy con nhỏ ở các lớp nhỏ hơn, vì lúc đó tôi đang học Master, dẫn theo lũ bạn đến bên cạnh, nói xin tui cho coi cái thước, vì mấy con nhỏ bạn không tin lời nó mô tả cái thước của tôi làm không có bộ phận nào di chuyển hết toàn bằng cây mà thước vẫn chạy. vài đưá xin phép kéo thước vẽ thử mấy nét.
.
.
.

Hai cái thước song song của Mỹ, và cái thước gỗ tô tự chế ra bằng đồ lượm trong thùng rác.

.
.
.

Giây để bên trên cho thấy đường chạy, còn khi gắn thật thì luồn giây nằm trong khe giữa hai miếng cây.

.
.
.
ztd-rtkl-la-89-1.jpg
.
Tôi bắt đầu vẽ bằng computer (AutoCAD) ở SHWC Architects-Engineers tại Dallas, TX năm 1988, khi chuyển qua RTKL thì hãng lớn này chưa dùng CAD toàn diện mà chỉ có một hai station thử nghiệm, các bàn vẽ dùng thước song song, parallel rule, nhìn thấy thứơc trong hình trên.
.
.
.
ztd-tmd-aia.jpg
.


.
.
Sau đó, không biết bao nhiêu năm, cái thước cây này là thước dùng để study của tôi, vẽ các bài nhỏ, các chi tiết kiến trúc trên giấy nhỏ rất tiện, dùng cái thước đó học xong cái Master of Architecture ở U of O. Mang theo đi làm nhiều nơi, ít năm sau, dứt được thi đồ án 12 giờ ngay lần đầu cho bằng KTS ở Mỹ năm 85, lấy bằng hành nghề. Sau đó vài năm lại cho Trung Gà KT66 mượn thước này, mượn bảng đi thi bằng hành nghề KTS Mỹ, cũng dứt điểm lấy được bằng luôn. Cái thước bằng gỗ lượm thùng rác với một chút khéo léo tối thiểu, chút keo dán, tới giờ trên ba mươi mấy năm vẫn còn ngon lành, đã giúp dứt điểm một cái bằng Master of Architecture Mẽo, hai bằng hành nghề KTS Mỹ, một của tôi, một của Trung Gà. Cái thước bắt đầu từ ý sáng tạo của người bạn KT vắn số Trương công Vọng. Sau còn kiếm tiền, hành nghề KTS riêng bằng cái thước đó rất nhiều lần, cạnh gỗ cây chưa mòn lắm, nếu mòn, vuốt giấy nhám lại là xong.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Bây giờ vẽ bằng Computer, nhiều bạn chắc không hiểu, không biết những chuyện tôi nói ở trên phải không, vẽ ngày xưa và ngày nay như nhạc sĩ chơi nhạc, phải có nhạc cụ như cây đàn bộ trống, phải biết xử dụng ngón tay, sức lực của mình, tuy không nhiều, dùng mắt biến sáng tạo trong óc ra đường nét trên giấy. Ngày nay tại các trường học Kiến Trúc hay Arts, vẽ tay vẫn còn dậy và các bạn vẫn phải biết vẽ tay, chứ không phải không có điện là cụt tay, cho nên, bài này, nhớ Trương công Vọng, tôi viết lại như một lần nữa cám ơn bạn đã tặng cho cái thước song song ngày nào trong khi bạn chẳng có nợ nần gì với tôi, viết lại cho những kỷ niệm ngày nào của những thời Kiến Trúc xa xưa, với tôi cho dù chuyện ở Mỹ cũng đã rất xa xưa trên 30 chục năm rồi. Nên nhớ Kiến Trúc Sư và sáng tạo là những gì trong óc mình và nhờ ngón tay vẽ ra, chứ không phải là một cái program, chương trình computer nào đó, cứ có tiền mua được là thành KTS. Ừa mà quên, phải có chỗ cắm điện nữa, hết pin là hết KTS.
.
.
.
.

.
.
Dưới đây là phần bổ túc của Phan quang Đạt KT72 gửi tới sau khi đọc bài này:
.
TB: nhân đọc bài anh viết vềTrương công Vọng, làm Đạt nhớ lại ông bạn này. Vọng là người gốc Huế, nhưng sống và lớn lên ở Nha Trang. Năm 76-77 lớp KT72 của Đạt có được Vọng rũ ra Nha Trang chơi, ở nhà Vọng và đuoc Mẹ của Vọng tiếp đãi như con cái trong nhà. Vọng mất năm 78, khi khóa KT72 của Đạt và KT71 bị đột xuất điều đi các tỉnh để thu thập số liệu về quy hoạch, 2-3 đứa đi một tỉnh. Đạt, Võ trung Trực và Lê trung Tùng đi Mỹ Tho. Vọng thì đi Đồng Nai, Biên Hòa. Có lẽ vì gần Saigon nên Vọng cũng thường xuyên về Saigon bằng xe đò nhỏ (xe du lịch cải biến giống như xe lôđi Đà Lạt trước 75). Chẳng may xảy ra tai nạn, vì Vọng ngồi bia ngoài nên chết ngay, ngoài ra còn có anh gì đó, khóa 71 thì ngồi kế bên mà không hề hấn gì. À, còn chuyện về cây thước vẻ của anh, Đạt đọc rất lấy làm hứng thú. Vì anh viết rất sống động. Vả lại, Đạt cũng biết khá nhiều về cây thước này. Vì Vọng cùng lớp, nên Vọng thường chia sẽ nhiều nghiên cứu, khám phá của anh ta. Cây thước mà anh có chắc là “version” đầu tiên của Vọng. Sau này, La Linh KT73 trước khi đi Bĩ, Lính có gởi lại cho Đạt toàn bộ các bộ phận rời, chưa lắp ráp của thước. Tuy nhiên, nếu Đạt nhớ không lầm thì Vọng đã thay các xích xe đạp bằng các “bạc đạn” rất nhỏ của ngoại quốc, rất đẹp và xinh xắn.   (Ghi chú: La Linh và Đạt cùng quê Vĩnh Long, Linh học dưới Đạt 1 lớp ở cùng trường trung học). Nhưng sau này vì Đạt qua bận rộn để kiếm sống và cũng không có khiếu về kỹ thuật cũng nhưkhông có các dụng cụ như kềm búa, khoan đục nên năm 85, trước khi rời VN Đạt đã gởi lại toàn bộ cho Vương văn Hùng, bạn cùng khóa của Đạt.
.
.
.
zkt-dinhhtuong.jpg
.
.

.
Thân gửi Đạt,
Có lẽ ở một nơi trên trời nào đó có một run rủi nào đó khiến cho tôi tìm được ra những tấm hình của ngày xưa Kiến Trúc thân yêu của chúng ta, không hiểu bây giờ có những câu chuyện quan trọng nào để cần nhớ đến hay không, hay chỉ là cây thước vẽ tầm thường nghèo nàn, hay Trương công Vọng đã thành cát bụi từ qúa lâu rồi, không ngờ Đạt cũng có dính phần tới cây thước của Vọng, như vậy là câu chuyện này không phải do tôi xạo ra hay tưởng tượng vì đã đến hồi lú lẩn rồi. Chắc La Linh ở bên kia qủa địa cầu cũng nhẩy mũi hắt xì khi được nhắc tới như vậy.
.

Có lẽ nhờ Vọng chỉ đường nên mới tìm ra được tấm hình ngày xưa, mang theo mình bọc ny lông, chỉ mang phim, không hình mà không bị nước biển tàn phá, đó là cuộn phim mua lại của Hương bây giờ ở Australia, chỉ có phim không lõi, phải vào phòng tối, cuộn lại vào lõi phim Kodak vứt đi. Trong phim đó là toàn bộ bài đồ án ra trường mang theo để làm portfolio đi học lại, tự nhiên có hình của Vọng trong đó, hai tấm chót, nhờ người bạn lặn lội đi theo chụp cho hai tấm đội túc cầu ĐHKT mà có Đạt trong đó, công nhận máy hình Nikon của đế quốc Nhật tốt thiệt, còn phim là của Liên Xô.
.
Thôi thì nhờ Vọng phù hộ nên kỷ niệm xa xưa của thời đã qua, nay trở về vào thời điểm có nhiều thời gian cho kỷ niệm hơn, cho kỷ niệm được sống mãi trên internet, Trương công Vọng sẽ thành bất tử, cứ google Trương công Vọng KT72, hay Đại Học Kiên Trúc Saigon là sẽ ra những hình ảnh chúng ta ngày xưa và ngày nay. Một lời hứa với Đạt những năm xưa, nay đã hoàn tất, tôi rất mừng, tại nhờ được Vọng góp sức trong đó chăng ?
Thân mến, cám ơn đời đã cho chúng ta gặp gỡ nhau, một hay nhiều lần, tạo kỷ niệm từ một thời xa xưa.
.
.
.

.
.
.
ztd-dhkt6-ban700.jpg
.
ghi danh:
.
http://dhkt6seattle.blogspot.com
.
.
.


kien truc Viet Nam, truong dai hoc kien truc saigon, duongtiden, duong manh tien aia . truong cong vong kt72 .kien truc Viet Nam, truong dai hoc kien truc saigon, duongtiden, duong manh tien KT70, phan quang dat kt72, truong cong vong kt72 .. thuoc song song .. dai hoc kien truc saigon .
.
.

2 comments:

  1. Cái truyền thống " ăn cháo chim " để chào đón tân sinh viên của trường KT là có hay không vậy ?

    ReplyDelete
  2. Từ khi tôi vào học năm 1970 và về sau thì không thấy có, trước đó thì có, nấu nồi cháo rồi mọi người ở truồng ngồi xổm chung quanh ăn, người này nhìn chim người kia mà ăn nên gọi là "cháo chim".

    ReplyDelete

Labels Loại Bài

Followers

Blog Archive

About tmd.design

My photo
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com
Powered by Blogger.