.
Bài thứ 9: Chiến trường An Lộc trong tháng 6, 1972. Đến hồi kết thúc. By duongtiden.
.
.
.
Bài thứ 9: Chiến trường An Lộc bước qua giai đoạn cuối, đầu tháng 6 đến cuối tháng 7, 1972. By duongtiden.
.
.
.
Chiều ngày 8 tháng 6, hai đại đội của Nhẩy Dù, Tiểu Đoàn 6 từ Nam lên, đi đoạn chót từ Xa Trạch tới Xa Cam (là xã Thanh Bình), Tiểu Đoàn 8 từ mặt phòng thủ nam An thị xã An Lộc đánh xuống Xa Cam theo đường 13. Hai đại đội bắt tay nhau, nối quân tiếp viện với quân trú phòng, coi như các đơn vị nặng với phòng không của VC đã bị đánh bật, rút lui qua phía tây QL 13 vào rrừng cao su, tạm thời để cho quân VNCH nối tay nhau lần đầu tiên khi chiến trường tỉnh Bình Long bắt đầu vào đầu tháng tư. Lực lượng tiếp viện này còn mang theo một số quân mới tăng viện cho các đơn vị tham chiến đã lâu ngày như Nhẩy Dù và Trung Đoàn 15 / SĐ 9.
.
.
.
người chiến sĩ Nhẩy Dù bên xác tăng T54 của VC tự lái xuống hố bom để tẩu thóat, bỏ xác xe dưới hố sâu để quân VNCH không lấy lên được, tự hủy theo kế họach định trước khi phải bỏ tăng chạy lấy thân. chiếc này nằm bên QL 13 mặt nam của An Lộc.
.
.
Qua ngày 9 tháng 6, nhiều đoàn trực thăng UH1 của không quân Việt Mỹ đã chuyển nhiều tiếp liệu, quân tăng viện vào ngay sát An Lộc phía nam trên đưòng 13, thường gọi là bãi đáp B15, vì nằm gần trại biệt kích cũ, mang tên này. Đồng thời di tản được số lượng lớn thương binh. Qua đợt tấn công nối tay ngày trước, các chốt phòng không và súng cộng đồng nặng, trọng pháo, tiền sát viên VC đã bị đánh bật văng xa khỏi vùng dọc QL 13, nên tình hình phòng không của VC và trọng pháo đã giảm sút rất nhiều, trên các phi vụ tiếp tế tải thương gặp ít tổn thất hơn. Lợi dụng khoảng thời gian này, quân VNCH đã chuyển thật nhiều phi vụ lên thị xã An Lộc.
.
.
.
chân dung người lính miền Tây vô danh lên tiếp cứu An Lộc.
.
Sau cuộc bắt tay của quân tăng viện và quân trú phòng này, Tổng Thống VNCH là Nguyễn văn Thiệu đã tưởng thưởng các quân nhân trú phòng và trên mặt trận An Lộc mỗi người được lên một cấp. Cấp bậc có hai bậc, sĩ quan là “nhiệm chức” và “thực thụ”, thí dụ là “trung úy nhiệm chức” sẽ lên cấp “trung úy thực thụ”, còn “trung úy thực thụ” sẽ được lên cấp Đại Úy. Đại Tá Lê văn Hưng, đã được lên chức riêng vào những ngày cuối tháng 5 thành Chuẩn Tướng.
.
.
xác các xe tăng T54, PT76 và xe chuyển quân BTR nằm bỏ xác rải rác bờ phải rừng cao su đầu tiên, hướng từ nam lên bắc, khúc đầu thị xã, từ Xa Cam lên.
.
.
.
.
Cũng lợi dụng sự thảm hại của VC ở mặt Nam An Lộc, và nhận xét thầy khả năng trọng pháo của VC đã giảm sút số lượng pháo vào thị xã nên các đơn vị trong An Lộc bắt đồng đan1h phản công ra, nối rộn chu vi phòng thủ của quân trú phòng. Ở mặt bắc thị xã, nơi chịu đựng nhiều cuộc tấn công của VC vào, Liên Đoàn 81 Biệt cách Dù và Biệt động Quân đã đánh phản công ra, lần lượt chiếm các cao điểm cần thiết như BĐQ chiếm cao điểm mặt tây phi trường An Lộc để yiểm trợ cho BCD tiến bao vây chung quanh đồi Đồng Long, cao điểm quan trọng nhìn bao quát hầu hết thị xã An Lộc cách đó không xa.
.
.
Ngày 12 tháng 6, Liên Đoàn 81 BCD đã chiếm lại đồi Đồng Long, đánh dấu quân VC đã bị đẩy lui xa ra khỏi vòng ranh thị xã An Lộc. Tuy nhiên xa hơn nữa thì quân VC vẫn còn hiện diện bám sát thị xã bằng các đơn vị thám sát nhỏ và tiến sát của pháo binh VC, từ đây, vẫn bắn rải rác vào thị xã, và nhất là khi có những đoàn trực thăng tiếp viện tới.
.
.
Đường 13, từ Chơn Thành lên An Lộc, tuy được các đơn vị VNCH giải tỏa các chốt đóng của VC, tuy nhiên sự di chuyển đường bộ chỉ được tượng trưng bằng sự di hành của các đơn vị bộ chiến chứ không thể thông cho các quân xa di chuyển, ngoài ra đường 13 cũng đã bị hư hại nặng coi như ngoài khả năng xử dụng cho đến khi tàn cuộc chiến năm 1975. Tỉễu Khu Bình thấy tình hình đưòng 13 đã vắng các đơn vị nặng của VC, liền tổ chức một cuộc di tản các thường dân kẹt lại trong An Lộc trên hai tháng vừa qua, đã khổ sở vì thương vong và thiếu thốn thực phẩm.
.
.
.
.
chiếc xe T54 trong đợt tấn công chót ngày 23 tháng 5 của VC, bị TĐ 8 Nhẩy Dù thanh toán, pháo tháp quay về hướng nam, đầu xe quay hướng bắc tiến vào An Lộc, đánh dấu khúc cua trên đường QL13, đánh dấu phiá đầu bãi đáp trực thăng B15, nổi tiếng của chiến trường An Lộc.
.
.
.
.
.
qua đầu tháng 6, các đơn vị BĐQ, Địa phương Quân đã an toàn chuyển thương binh về bịnh viện dã chiến thiết lập dưới hầm của Tiểu Khu Bình Long, trong tại BK cũ B15, hình trên khi đi qua xác T54 nằm đầu khúc cua QL 13 khi vào thị xã, BCH Tiểu Khu BL và Liên Đoàn 3 BĐQ ngay trước mặt. Các đơn vị của Liên Đoàn 3 Biệt động Quân cũng tụ về đầu thị xã để đợi bốc quân ra khỏi An Lộc vào tuần đầu tháng 7, 1972. Các đơn vị mới của SĐ 18 đã được chuyển vào thay thế quân trú phòng.
.
.
.
.
.
Ngày 12 tháng 6, hàng ngàn thường dân đã lên đường rời An Lộc, được Tiểu Khu Bình Long phát lương khô đủ để đến Chơn Thành, trên đoạn đường vài chục cây số này, VC vẫn khuấy phá đoàng người dân An Lộc di tản ra khỏi chiến trường về vùng hậu phương an toàn của VNCH. VC đã pháo kích, kéo quân ra chận đường đoàn người nạn nhân chiến tranh đang di tản, tuy nhiên lại đi về vùng tự do chứ không chọn đi vào vùng VC, bắt giữ những người còn khỏe mạnh đi làm dân công, cuối cùng đoàn người này cũng lần lượt về đến Chơn Thành và cũng đã phải bỏ xác lại trên vài trăm thường dân vô tội dọc đường 13.
.
.
Các đơn vị của Sư Đoàn 18 Bộ Binh cũng lần lược tăng viện lên An Lộc theo các chuyến trực thăng để thay thế từ từ cho SĐ 5 Bộ Binh đã mệt mỏi và tổn thất nặng qua hai tháng bị bao vây. SĐ 18 đã được đưa vào An Lộc có đến một trung đoàn, qua tuấn thứ ba của tháng 6, lực lượng của SĐ 18 đã tái chiếm lại được đồi Gió và đồí169 ở vùng đông nam thị xã An Lộc. Coi như lần tấn công sau cùng của VC từ vùng đồn điền Xa cam, hay còn gọi là xã Thanh Bình đi ra, chia hai hướng một đi lên An Lộc, một đi xuống nam tấn công vào quâm giải tỏa của Trung Đoàn 15 / SĐ 9 và TRiểu Đoàn 6 Nhẩy Dù, lần tấn công này bị đánh tan nhanh chóng cùng với số tăng T54 và BTR là thiết vận xa chuyển quân của VC chỉ làm mồi ngon cho M72 và các chiến đấu cơ Việt Mỹ, là lần tấn công cô độc lẻ loi, không có bộ binh đông đảo tùng tiết theo sau, cộng với các đợt pháo kinh hồn như các lần tấn công chót, là sự báo hiệu chiến lược tấn công chiếm thị xã An Lộc của đại quân, cấp trên một quân đoàn, đến gần 50,000 quân đã thất bại. Sau đó không còn cuộc tấn công nào nữa vào thị xã, chỉ còn pháo kích rải rác cầm chừng.
.
.
.
.
các chiến sĩ của SĐ 21 BB trở về từ chiến trường, mỗi người mang theo thêm những ba lô, nón sắt của các chiến hữu đã nằm xuống. Ít ai nhắc tới sự hy sinh không ít của SĐ 21, dù chỉ tiến đánh từ Chơn Thành lên Tân Khai, không hề vào tới An Lộc, nhưng đòan đường ngắn này là máu xương rất nhiều của hai bên.
.
.
.
Tới khi quân tăng viện đã giải tỏa tới được An Lộc, thì coi như trận tấn công vào An Lộc đã đến hồi kết thúc, quân trú phòng lúc này đã tăng đến được gần 8,000 quân vẫn giữ vững thị xã, nay được tăng viện tiếp thế, thay quân, thêm quân và được nghỉ ngơi lấy sức lại, coi như chiến trường tấn công vào thị xã An Lộc đến hồi kết thúc. An Lộc vẫn đúng vững trong tay của quân lực VNCH. Quân Vc chỉ còn bao vây ở ngoài xa, và vẫn đang cố gắng từ xa, trở lại các vị trí chận QL 13 tại nhiếu nơi từ Tân Khai lên An Lộc, vẫn cố gắng ngăn chận không cho An Lộc được tiếp tế tăng cường quân bằng quân xa, cho nên phương tiện di chuyển chính của quân VNCH vẫn là những chuyến trực thăng UH1, bây giờ trở nên thường trực và đông hơn vì khả năng phòng không của VC đã giảm sút rất nhiều. Tuy nhiên VC vẫn cố gắng duy trì được các toán tiền sát pháo binh, quan sát các vị trí trực thăng đáp xuống để sau đó vẫn rót đaịi pháo từ xa đến, hay bằng súng cối đến từ các đơn vị nhỏ của VC vẫn lẩn quất gần đó xung quanh An Lộc.
.
.
.
.
Người lính BĐQ mới tăng phái, tóc ngắn, quân phục tác chiến còn mới, đứng nhìn nghĩa trang của LĐ1 Nhẩy Dù, chôn bên QL13, dọc rừng cao su, đầu thị xã An Lộc ở mặt nam.
.
.
.
.
.
.
Khoảng qua tuần thứ ba của tháng 6 (khi có ngày chính xác, tôi sẽ điền thêm), Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù lên đường rời An Lộc, từ mặt Nam tiến ra đi ngược về hướng Tân Khai, Chơn Thành. Cho Dù đoàn quân tăng viện của Bộ Binh và Tiểu Đoàn 6 ND đã đánh lên nối tay với An Lộc, nhưng sau đó quân VC lại kéo ra quấy phá đường QL 13, đóng nhiều toán quân bên hông đường chờ có quân VNCH di chuyển thì tấn công. Ba tiểu đoàn Dù lại phải giao chiến trong rừng cao su, mở đường ra, hai bên lại có thêm những tổn thất tiếp tục, chứ tàn quân VC sau nhiều trận tấn công An Lộc không chịu rút đi, vẫn đánh phá và nhiều nhất là pháo kích theo LĐ 1 ND di chuyển ra. Chi di chuyển về tới qua phía nam của Tân Khai, thì tướng Hollingsworth, cố vấn của Quân Đoàn 3 quyết định dùng trực thăng Mỹ bốc hết Lữ Đoàn 1 ra khỏi vùng về Lai Khê. Cuộc bốc quân này cũng gặp nhiều phòng không của VC, lại vẫn bắn phá bầu trời gây tổn thất cho các trực thăng yiểm trợ cuộc bốc quân Nhẩy Dù ra. Thành ra khi nói là giải tỏa bắt tay với quân trú phòng không có nghĩa là QL 13 được thông suốt từ Tân Khai lên An Lộc, quân VC không còn nhiều như trước, chỉ bung ra khi quân VNCH đi qua, sau đó trở lại, hay nằm tại chỗ tránh đụng độ nếu không đủ sức, sau đó vẫn bắn phá quân địch di chuyển từ xa tới bằng đủ loại pháo binh hỏa tiễn như 107 ly, 122 ly.
.
Như vậy Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù đã rời An Lộc trở về hậu cứ sau hơn hai tháng, bổ xung quân nhân mới, tiếp liệu không tới một tuần sau lại được bốc ra tuyến đầu Huế, để tham dự vào các trận đánh một tuần sau đó vào Quảng Trị, chiếm lại các vùng bị VC lấn chiếm vào cuối tháng 3, 1972. Tồn thất của LĐ1 ND tới 40% quân số, thiệt hại từ binh sĩ cho tới các sĩ quan ưu tú. Tuy nhiên nhờ vào hệ thống tổ chức căn bản vững chắc, trong thời gian ngắn khi chiến trường hè 72 đang xẩy ra, các tân binh được huấn luyện để thay thế, các sĩ quan cần thiết đã tình nguyện từ các binh chủng bạn, chuyển qua và được huấn luyện nhanh ngay trên chiến trường để thích hợp với các chiến thuật chiến lược cách hành binh riêng của binh chủng Nhẩy Dù.
.
.
.
.
Đầu tháng 7, các đơn vị phòng thủ bên ngaòi rừng cao su phía nam, lần lượt di chuyển các thương binh từ bên ngoài vị trí trú phòng vào trong bịnh viện dã chiến, thiết lập sau này dưới hầm Tiểu Khu Bình Long.
.
.
.
.
.
Qua đến ngày 24 tháng 6 thì đến phiên Liên Đoàn 81 Biệt cách Dù rút ra khỏi An Lộc, cuộc rút quân nhanh hơn, trực thăng đến tận bìa nam An Lộc tại bãi đáp B15, bốc Liên Đoàn ra ngay về Lai Khê, tuy nhiên cũng có hai binh sĩ, một tử thương, một bị thương vì đạn pháo kích của VC bắn tới khi quan sát thấy trực thăng đáp. Với quân số tham chiến lúc ban đầu là 550 chiến sĩ, nằm lại tại nghĩa trang An Lộc là 68 người, thêm một chiến sĩ tử thương khi ra khỏi An Lộc, LĐ81 có số tử vong thấp nhất trong các đơn vị tham chiến, dưới 13%, cộng thêm thương vong, cũng đến 25% tổn thất. Sau đó thì BCD lại được chuyển ngay ra mặt trận phía bắc Huế, tham dự trận đánh chiếm lại Quảng Trị.
.
.
Tháng 6 là tháng chuyển quân ra vào An Lộc, thành phần chính là SĐ 18 Bộ Binh vào trấn giữa An Lộc, chiến trường lắng dịu không còn chịu các trận tấn công nữa nên các lực lượng tham chiến từ ngày đầu, hai tháng trước như SĐ5, Biệt động Quân, Nhẩy Dù, Biệt cách Dù đã lần lượt được thay thế bằng các quân mới hơn. Tới đấu tháng 7, Liên đoàn 3 Biệt động Quân cũng chuẩn bị trực thăng vận ra khòi An Lộc, tới ngày 7 tháng 7 thì bộ chỉ huy Liên Đoàn 3 BĐQ rút ra vào sáng sớm. Cũng vào ngày này, Tổng Thống VNCH là Nguyễn văn Thiệu, cũng bay vào thị xã An Lộc để tưởng thưởng các binh sĩ phòng thủ. Tuy nhiên các binh sĩ nòng cốt của BĐQ, Nhẩy Dù, Biệt cách Dù, Sư Đoàn 5 đã lần lượt rút ra khỏi An Lộc. Trừ các chỉ huy cáo cấp chiến trường của SĐ 5 còn ở lại để đón tiếp, hấu hết các binh sĩ chụp hình chung với Tổng Thống Thiệu là các binh sĩ tăng viện mới lên An Lộc của SĐ 18 Bộ Binh. Ngày 7 tháng 7 năm 1972, bằng các trực thăng của Lữ Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ, Nguyễn văn Thiệu đã vào An Lộc, chứng tỏ cho cuộc tiến công đánh vào đây suốt hai tháng của đại quân VC đã thất bại.
.
.
.
.
.
Đầu tháng 6, anh lính BCD, đã đầu trần ngồi kẻ bia cho chiến hữu nằm xuống trong nghĩa trang của Biệt cách Dù, bên hông ngôi nhà lồng chợ trong thị xã An Lộc. Sau này VC san bằng nghĩa trang này, các hài cốt đều bị thất lạc.
.
.
.
.
.
.
các BCD tại Lai Khê, sau khi được trực thăng vận ra khỏi An Lộc mang theo các chiến hữu bị thương.
.
.
.
.
.
Khi các trực thăng tăng viện quân và tải thương đến thị xã không đáp hẳn xuống mà chỉ lơ lửng vì pháo binh VC vẫn kiểm soát chiến trường. Quân tăng viện mới giúp đỡ đẩy các thương binh nhẹ và súng ống của họ lên trực thăng trong thời gian rất ngắn gủi đó.
.
.
.
.
.
Tuy nhiên, VC cũng đã chiến được quận Lộc Ninh, 1/3 diện tích của tỉnh Bình Long và gây nguy hiểm cho các vùng chung quanh quốc lộ 13, không thể di chuyển vào thị xã bằng cơ giới như trước khi tận hè đỏ lửa 72 bắt đầu. VC có thất bại không?, có vì không chiếm được An Lộc, VC có chiến thắng không?, có, vì cũng chiếm được nhiều phần lãnh thổ của tỉnh Bình Long, kiểm soát, uy hiếp vòng ngoài An Lộc từ bắc Chơn Thành lên tới Lộc Ninh cho tới tháng 4, 1975. Còn quân VNCH có chiến thắng không?. chữ chiến thắng dùng không đúng. Quân VNCH vẫn đứng vững ở An Lộc, làm cho VC thất bại hay thảm bại khi tiến chiếm An Lộc, tuy nhiên VC cũng san bằng An Lộc bằng đại pháo đủ loại. Trước hè 72, VNCH coi như kiểm soát lãnh thổ tĩnh Bình Long qua tới ranh giới Cam Bốt. Sau khi VC tấn công, quân VNCH mất kiểm soát hơn một nửa tỉnh Bình Long, không còn di hành bằng cơ giới được nữa từ bắc Chơn Thành lên An Lộc. Coi như quân VNCH bị VC tấn đánh tận nhà, lấn chiếm lãnh thổ so với thời gian trước, không ngăn chận được đại quân VC từ xa, địch quân đến tận nhà đánh cho lỗ đầu sứt trán, xe tăng VC chạy tung tăng trong thị xã An Lộc.
.
.
Quân VNCH đầy dũng cảm đẩy lui được VC ra khỏi An Lộc, thị xã vẫn đứng vững như một biểu tượng. Không thể coi như một chiến thắng lớn được khi giữ được An Lộc, công bằng mà nói như vậy. Quân dân miền Nam, Việt Nam Cộng Hòa đã thành công giữ vững được An Lộc, giữ được một phần tỉnh Bình Long, đã gây ra thảm bại nặng nề cho trên một quân đoàn VC từ bắc đi vào nam. Máu xương của các chiến sĩ quân VNCH đến từ mọi miền mọi vùng của quê hương VN, cùng với các chiến sỹ Hoa Kỳ đã nằm xuống cho An Lộc không thất thủ. Chỉ là một hành động dũng cảm, anh hùng, đẩy lui quân VC tiến công, tuy nhiên quân VNCH đã thất bại từ trước về tình báo, quân báo, hệ thống tổ chức điều quân không thích hợp với sự tiến đánh của VC, thất bại để cho đại quân VC bí mật bao vây tới cấp quân đoàn với xe tăng quá nhiều, đại pháo 130 ly, đi trên ngàn cây số vào tận chiến trường Bình Long mà không hề tiên đoán được hay có biện pháp nào ngăn chận tạo chiến trường bên ngoài các quận lỵ hay trọng điểm thị xã đông dân, không chuẩn bị đề phòng để cho VC đến tận nhà, gõ cửa, và gần như đã san bằng An Lộc, tuy VC không chiếm được An Lộc, sau đó VC vẫn kiểm soát được bầu trời An Lộc bằng trọng pháo cho tới những ngày tháng 1975.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Từ các đơn vị du kích đầu những năm 1960's, VC đã trưởng thành mang quân xâm lược từ miền bắc vào tới quân đoàn với xe tăng và đại pháo bắn không hề thiếu đạn được trong trận chiến hè 72 tại An Lộc, như vậy quân VC thua hay thắng, hay thảm bại trong trận An Lộc, điều đó phải được nhìn thấy một cách công bằng, chưa kể trong chiến trường toàn tỉnh Bình Long, VC không hề có Không Lực tham dự, nếy đại quân Vc có không quân VC yiểm trợ, hay các hỏa tiễn tầm xa như SAM thì chiến trường sẽ ra sao ??
.
.
.
.
tà áo trắng nữ sinh An Lộc Trần thị Cam sinh ra ở Xa Cam trong thanh bình như vầy, có cần phải được VC san bằng An Lộc để giải phóng không? hay chỉ làm kẻ đi theo bắt chước da trắng mũi lõ bẩn thỉu cộng sản Liên Xô !!!
.
.
Bài sau sẽ là bài chót, kỷ niệm 40 năm trận chiến An Lộc, cũng đang xẩy ra vào những ngày tháng tư, năm, sáu này. Trong bài, sẽ tóm tắt tổng quát lại vể trận đánh. Sau đó sẽ lần lượt đưa các hình ảnh An Lộc sau trận chiến lên, vì sau đó mới có nhiều phóng viên vào An Lộc ghi lại các hình ảnh hiếm có. Vui lòng theo dõi các bài kết thúc của An Lộc và các tài liệu hình ảnh, bài viết phụ lục về An Lộc cho đầy đủ các chi tiết, tài liệu đã có khi tôi viết về địa danh AN LỘC này.
.
.
tran danh An Loc, chien truong An Loc, pictures of An Loc Binh Long .... by duongtiden, an loc by duongtiden .
.
No comments:
Post a Comment