copy of tmddesign old multiply blog

Pageviews

Friday, April 27, 2012

Bài từ anh Lâm công Quyền KT65, viết về KTS Đào trọng Cương và các KTS đầu tiên của VN.

.
.


.
.
Tôi nhận được bài của anh Lâm công Quyền KT65, người từng chia xẻ bài vở rất nhiều nơi đây, như lọat bài Hồi Ký Cam Ranh của anh. Bài viết về cụ Đào trọng Cương, nay vẫn thọ trên 100 tuổi, một trong những KTS đầu tiên của VN tốt nghiệp tại Viện Đại Học Đông Dương, trong đó có phần chính là hồi ký của KTS ĐTC, mời các bạn theo dõi ...

.
.

Bài từ anh Lâm công Quyền KT65, viết về KTS Đào trọng Cương và các KTS đầu tiên của VN.

.

.
.
LỜI MỞ ĐẦU
.
Cùng các anh, chị, em KTS quý mến,
Cách nay non hai năm, trong một dịp tình cờ, chúng tôi gặp được anh Đào-Trọng-Quyền, nguyên cùng là cựu học sinh trường TH Võ-Trường-Toản, khi biết được nghề nghiệp của chúng tôi, mới cho hay thân phụ của anh là cụ Đào-Trọng-Cương KTS mới vừa ăn mừng sinh nhật 100 tuổi, chúng tôi vừa vui vừa ngạ̣c nhiên, xin anh Quyền gởi một copy hình của cụ đồng thời một bản tiểu sử  để chúng tôi có thể viết bài gởi đến các bạn đồng nghiệp. Chắc là vì công việc đa đoan, anh quên mất, đến hè qua, chúng tôi gặp được anh của Quyền là Đào-Trọng-Hiệp, cũng là cựu hs VTT, cùng lớp, chúng tôi lặp lại yêu cầu và được Hiệp gởi cho vài chữ tóm tắt, ngắn gọn đến nổi không thể nào viết lên được một bài.
Ngày 22 tháng 3 vừa qua, nhân dịp viếng linh cửu thân mẫu của bạn Nguyễn-Đăng-Mạnh-Trúc KT65, chúng tôi gặp lại được anh Đào-Trọng-Hùng KT57, là anh ruột của hai bạn nói trên. Nhân tiện, chúng tôi lặp lại ý định, được anh tán thành và gởi cho tôi các bài và hình ảnh sau.
Năm qua, chúng ta được đọc toàn bộ Hồi Ký của thầy Phạm-Minh-Cảnh với tất cả mọi thích thú, nay cũng với niềm sung sướng được đọc một trích đoạn HK của KTS Đào-Trọng-Cương. Qua đoạn HK này, KTS Cương cho chúng ta có một khái niệm về các vị KTS tốt nghiệp trong thập niên 30 tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông-Dương, Hà Nội, vốn là tiền thân của trường Đại Học KT Sài Gòn mà  hầu hết các vị giáo sư đều tốt nghiệp trong thập niên 40 tại École des Beaux-Arts de Paris, là những vị đã có công đào tạo đa số́ KTS chúng ta tốt nghiệp trong các thập niên 50, 60 cho đến hơn nửa thập niên 70, là những KTS dù nghèo hoặc giầu, dù công trình xây dựng ở tại Việt-Nam hay bất cứ nơi nào trên thế giới cũng chưa bao giờ bị sụp đỗ. Chúng tôi vẫn một lòng biết ơn và kính trọng các bậc tiền bối của các thập niên 30 và 40 đó. Ước mong được anh Đào-Trọng-Hùng  cho phép các đồng nghiệp hậu bối được đọc tiếp trọn bộ HK của cụ Cương, dĩ̃ nhiên trừ những đoạn chỉ dành riêng cho gia-đình mà thôi. Được như thế, công của anh Hùng đối với tập thể KTS VN không phải là nhỏ.
.
Lâm-Công-Quyền KT65
.
.
.
.
zkt-Me_NDMTruc_22_3-1.jpg
.
trái: Ng duy Hạnh, Lâm công Quyền, Trương Thọ, Ng đăng mạnh Trúc, Ng trọng Tuấn, Đào trọng Hùng, Trần ngọc Tòan. Tháng 3-2012 Montreal
.
.
.
HÀNH TRÌNH NGHỀ NGHIỆP
của
KIẾN TRÚC SƯ NIÊN TRƯỞNG
ĐÀO TRỌNG CƯƠNG
.
.
.
.
Sinh năm Tân Hợi ngày 07 tháng 05 năm 1911 tại Bắc Ninh.
- Học sinh Tiểu học tại Phú Thọ và Phủ Lý.
- Học sinh Trung học tạiTrường Bưởi Hà-Nội năm 1925-1929
- Sinh viên Ban Kiến Trúc trườngCao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương năm 1929-1934,
Tốt nghiệp năm 1934 cùng khóa với các kiến trúc sư : Nguyễn bá Chí, Võ đức Diên,
Hà minh Hoài, Đỗ đức Trung, Nguyễn xuân Tùng v..v..
- 1935-1938: Mở văn phòng Kiến Trúc sư tại Hà-Nội
-1938-1945: Kiến Trúc Sư phòng công thự tòa Đốc-Lý thành phố Hà-Nội
- 1945-1954: Mở văn phòng Kiến Trúc Sư tại Hà-Nội và Hải-Phòng,
. Kiến Trúc Sư giám định bồi thường chiến tranh.
. Nghị viên Hội Đồng thành phố Hà-Nội
- 1954-1957: Mở văn phòng Kiến Trúc Sư tại Saigon,
. Thực hiện và cố vấn rất nhiều công trình tân tạo và tu bổ quan trọng trong
Đô thành Saigon-Chợ-lớn.
- 1957-1970: Công chức khế ước Bộ Kiến Thiết và Thiết Kế Đô thị
. 1957-1958: Liên ty Trưởng, Liên ty Kiến Thiết Mỹ-Tho
. 1958-1961: Ủy viên Kiến Thiết khu 4
. 1961-1969: Ủy viên Kiến Thiết khu 2
- 1970-1974: Trở lại hành nghề Kiến Trúc Sư tư vụ,
. Kiến Trúc Sư cố vấn thành phố Đà-Lạt và Bộ Lao-Động
- Cuối năm 1974: Sau chuyến đi tham quan Hoa-Kỳ và Canada và đã định cư tại Québec.
Kiến Trúc Sư Đào Trọng Cương năm nay đã được trên 101 tuổi là vị Kiến Trúc Sư cao niên nhất trong cộng đồng Kiến Trúc Sư Viêt-Nam. Ông hiện sống tại thành phố Ottawa và vẫn còn trao đổi tin tức với bạn bè thân quyến :
M. ĐÀO TRỌNG CƯƠNG
200,Island-Lodge Road
Ottawa,OntarioK1N5M2
Canada

Trong số 10 người con trong giađinh Kiến Trúc Sư Đào Trọng Cương cóanh Đào Trọng Hùng (K57), tốt nghiệp thủ khoa năm 1969, Trường Kiến Trúc, Đại Học Laval Québec, nguyên Kiến Trúc Sư trưởng sở Đồ-án tân tạo và chỉnh trang hệ thống Tòa-án thuộc Bộ Tư Pháp, tỉnh bang Québec, hiện cư ngụ tạiMontréal,Canada.

.
.
.
.
Hồi ký của Kiến Trúc Sư ĐÀO TRỌNG CƯƠNG,
tốt nghiệp năm1934, Ban Kiến Trúc,
TrườngCao Đẳng Mỹ-Thuật Đông Dương, Hà-Nội
về
Nghề KIẾN TRÚC SƯ tại Bắc-Việt
từ 1931 tới cuối 1954
Mãn nguyện VỚI nghề nghiệp là khi nào chúng ta để lại được một số công tác mỹ thuật cho đời sau chiêm ngưỡng với cái danh của mình dính theo. Không được vinh dự đó mà có vàng đầy người, tiền đầy két, quanh năm lên xe xuống ngựa (bây giờ phải nói là đi phi cơ hạng nhất v…v) cũng chỉ là mãn nguyện TRONG nghề nghiệp mà thôi. Mãn nguyện VỚI nghề nghiệp tôi không thấy một ai trên đất Bắc trong thời gian 24 năm hành nghề liên tục.
Đúng là ”vạn sự khởi đầu nan” một nghề được xuất hiện từ năm 1931 là năm khóa đầu tiên tốt nghiệp sau 5 năm học Trường Kiến Trúc, mà danh ”Kiến Trúc Sư” chưa có trong tự điển Pháp-Việt ! Một nghề phụng sự thời bình lại sinh ra trong cảnh rối ren của đất nước, trong thời kinh tế khủng hoảng thế giới, tiếp nối tới Thế Chiến thứ hai từ 1939 đến 1945, trong đó thêm thời kỳ Nhật chiếm đóng, thời Pháp trở lại Việt-Nam, quốc gia được độc lập nhưng sống bằng tiền viện trợ ngoại quốc, tiếp theo chiến tranh dành Độc Lập hoàn toàn vào cuối măm 1946, như vậy trong một thờ gian dài đã không cho ta một ”kẽ hở” nào khả dĩ ta hưởng được vận hội làm ăn TRONG nghề nghiệp, nói chi VỚI nghề nghiệp.
Dưới thời Pháp thuộc cũng có đã có một số công tác xây cất quan trọng, nhưng đều do mấy Kiến Trúc Sư Pháp lập đồ án, tiền xây cất cũng toàn tiền bạc của Pháp, nên Kiến Trúc Sư Việt-Nam không bao giờ được tham dự ngang hàng, và chỉ được giúp việc ăn lương tháng…
Giới ”có tiền” chịu bỏ ra xây cất Nhà cho thuê lấy lời phần lớn là người Hoa, như vậy đều là những công trình kiến trúc không để lại được sau này tiếng tăm gì, để cho Kiến Trúc Sư tác giả đồ án coi là mãn nguyện VỚI nghề nghiệp.
Cho nên Kiến Trúc Sư nhận làm công chức cũng là sự ”bất đắc dĩ” , chịu nhận bỏ hai chữ ”tiếng tăm” trên miệng dân chúng để lấy sự bình an lo việc sinh kế gia đình.
Nghề Kiến Trúc Sư cũng được đứng trên mức khá cao trong các thang lương-hướng, vì kể từ ngạch bắt đầu đã cao gấp 2 lần ”Ông Phán Tòa Sứ” trong khi ”Ông Phán” cũng là đẹp rồi trước con mắt bố mẹ muốn kén chồng cho con gái !
Nhà thơ Tú Xương đã đề cao ngạch này:
Nào có hay chi cái chữ nho
Ông nghè ông cống cũng nằm co
Sao bằng thi đỗ làm ông Phán
Tối rượu sâm-banh, sáng sữa bò
Nghề Kiến Trúc Sư trong một số năm đầu vì dân chúng chưa biết đến nên đều được gọi với danh hiệu ”Ông Tham” vì thấy trong ngành công chức ”Ông Tham” là một trong những chức ngạch cao thời đó….
.
.

.
trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương có ban Kiến Trúc trong đó
.
.

Khóa Đầu tiên (tốt nghiệp năm 1931):
Ghi theo trí nhớ có các anh:
. Vũ Bá Dương
. Phạm Tư Quản
. Nguyễn Văn Ninh
. Ngô Khắc Trâm
. Nguyễn Hữu Phương
. Bùi Văn Trọng
Nghề Kiến Trúc Sư đã chính thức bắt đầu ngay sau khi một số rất nhỏ Kiến Trúc Sư đầu tiên của đất nước tốt nghiệp. Đó là năm 1931, văn phòng Kiến Trúc Sư đầu tiên được mở tại số nhà 42 phố hàng Cót, Hà-Nội (rue Takou) do hai anh Nguyễn văn Ninh (đỗ thủ khoa) và anh Vũ bá Dương, để truyền bá cái danh mới trong xã-hội hơn là để có việc làm trong nghề nghiệp. Một cái biển bằng đồng khắc chữ ” PRIARCHINDO ”  muốn nói lên đây là ”Kiến Trúc Sư Đông dương đầu tiên”. Nhưng chỉ hơn nửa năm sau thì biển bị gỡ ra vì hai anh đã nhận việc tại Nha công thự, thuộc Tổng nha Công Chính với lương công nhật, tuy thấp nhưng cũng còn dư cho chi tiêu hàng tháng. Và trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng này, cố hữu Ngô Khắc Trâm đã được Triều đình Huế thu dụng theo bằng Tú-Tài Pháp của anh thay vì nghề hợp pháp của mình.
.

Khóa thứ Nhì (tốt nghiêp năm 1932) :
Ghi theo trí nhớ có các anh :
. Hồ Đắc Cáo
. Phạm Gia Hiến
. Nguyễn Hữu Phan
. Đoàn Ngọ
. Nguyễn Thụy
Hầu hết các Kiến Trúc Sư tốt nghiệp đều ra làm công chức.
Đặc biệt ngoàianh Đoàn Ngọ vẫn tiếp tục ở lại trong nước, số còn lại sau biến cố 1975 đều sống rải rắc ở nước ngoài như ởHoa Kỳ có 2 anh Hồ Đắc Cáo và Nguyễn Thụy, ở Canada có anh Phạm Gia Hiến, ở Pháp có anh Nguyễn Hữu Phan. Đặc biệt hơn cả là anh Hồ Đắc Cáo tuy tuổi đã trên tám chục xuân xanh vẫn còn theo học, tìm hiểu về mỹ thuật  tranh sơn mài và anh giải trí bằng môn đó trong những năm sống hải ngoại.
.
.

.
kts Hubrard, và học trò, kts này sáng tạo công trình Viện Đại Học Đông Dương sau đó.
.
.
Khóa thứ Ba (tốt nghiệp năm 1933) :
Ghi theo trí nhớ có các anh:
. Phạm Quang Bình
. NguyễnCao Luyện
. Phan NguyênMậu
. Hoàng Như Tiếp
Tôi nhớ có 4 anh ra nhận công vụ ngay sau khi tốt nghiệp.
Hai anh NguyễnCao Luyện và Hoàng Như Tiếp chung nhau mở Văn phòng Kiến Trúc Sư tư vụ tại một biệt thự tọa lạc tại góc đường Richaud vời đường Borgnis-Desbordes Hà-Nội. Sau đó dăm năm thì có anh Nguyễn Gia Đức vào cộng tác cho tới năm 1947 tất cả phải tản cư kháng chiến chống Pháp. Từ đó tôi mất liên lạc, và nay tất cả các bạn trong ba khóa trên đây đều đã thành người thên cổ …
.

Khóa thứ Tư (tốt nghiệp năm 1934 ) :
Ghi theo trí nhớ có các anh:
. Nguyễn Bá Chí
. Đào Trọng Cương
. Võ Đức Diên
. Hà Minh Hoài
. Nguyễn Văn Minh
. Đỗ Đức Trung
. Nguyễn Xuân Tùng
.
.
zkt-voducdien-thuyta.jpg
.
.
Trong số các Kiến Trúc Sư tốt nghiệp khóa 1934, thì khoàng một nửa ra làm công chức, trong đó có tôi, và số còn lại ra mở Văn phòng tư-vụ.
Ở Hà-Nội cóanh Võ Đức Diên cộng tác với anh Nguyễn Xuân Tùng, ở Hải Phòng có anh Nguyễn Bá Chí, vì ông cụ thân sinh quen biết nhiếu nhà buôn người Hoa giầu có nên khách hàng rất đông, gần như bất dịch.
Anh Diên và anh Tùng có Văn phòng ở đầu phố Hàng Gai quẹo ra Bớ Hồ Hoàn-Kiếm Hà-Nội, nhưng thân chủ thưa thoáng; anh Tùng mò mẫn lên tận Sơn-La, nơi có tiếng là rừng thiêng nước độc để tìm mỏ cát có vàng để đãi ra, nhưng mồ hôi ra nhiều mà vàng không xứng đáng với công mệt nhọc, nên lại trở về Hà-Nội tìm sinh kế kiểu khác vào quãng năm 1943.
Vắng mất anh Tùng, anh Diên với óc tài tử sẵn có cùng với quí phu nhân mở một Ban Kịch lưu động nhỏ. Sau độ một năm, tôi gập anh trở vế Hà-Nội với cái đầu trọc lốc vì đã đóng vai Nguyễn Thái Học nên bị Pháp bắt và bị nhốt vào tù. Anh có lại thăm nơi tôi làm việc tại Tòa Đốc -lý Hà-Nội, anh cho biết khi từ Thanh Hóa tới ga xe lửa Hà-Nội, trong túi chị Diên còn có chưa đến 3 đồng bạc (giá trị một tạ gạo lúc bấy giờ). Dĩ nhiên, tôi trong ví sẵn có chút tiền, liền vui vẻ giúp anh chút ít cho qua được ít ngày chờ có việc mới.
Còn anh Tùng bèn khai thác vận tải, dựa vào sự nguy hiểm ăn bom trên đưởng bộ, anh chọn vận tải bằng thủy. Anh mua được một thuyền đinh to lớn, thì vào một buổi chiều hè năm 1944, anh nhẩy xuống sông tăm mát và anh bị chết đuối trong khi anh có tài bơi lội không khác gì con dái-cá. Vài anh em chúng tôi đưa chị Tùng, mới thành hôn chưa được bao lâu, xuông tỉnh Thái-Bình lo việc ma-chay cho anh, cho tròn tình-nghĩa thân giao khi một bạn thân bị hoạn nạn.
.

.
.
Khóa thứ năm (tốt nghiệp năm 1935):
Ghi theo trí nhớ có các anh:
. Nguyễn Mạnh Bảo                                          . Bạch Văn Chụ
. Phạm Khánh Chù                                            . Nguyên Ngọc Diễm
. Đỗ Thúc Đính                                                  . Vũ Bá Đính
. Hoàng Hùng                                                    . Nguyễn Đăng Linh
. Từ Nghê                                                            . Nguyễn Ngọc Ngoạn
. Huỳnh Tấn Phát                                              . Nguyễn Hữu Phi
. Nguyễn Hữu Thiện
Trong số các bạn tốt nghiệp năm đó cóanh Hoàng Hùnglà một trong những bạn thân thiết nhất đã cho tôi một kỷ niệm đáng quí mà tôi ghi nhớ mãi mãi…
Đó là vào đầu năm 1957, sau khianh Hoàng Hùngtrở thành giầu có trong nghề nghiệp và tôi cũng khá dư giả trong nghề tạm thời là thực hiện việc xây cất và chỉnh trang một số địa-ốc cho Nha Quân Khu Thủ Đô và Đô thành Saigon dưới tên một ông bạn là Trần Lưu Dy, thì Anh  được Tổng Thống Ngô Đình Diệm giao cho chức Bộ Trưởng Bộ Kiến Thiết và Thiết Kế Đô Thị. Anh mời tôi cộng tác. Trong mấy vị trí trong Bộ mà anh nói ra để cho tôi chọn trước tiên một chỗ, tôi đã nhận việc thiết lập Liên Ty Kiến Thiết Mỹ Tho : trách nhiệm trên 4 tỉnh ngoài tỉnh Mỹ Tho là Long An, Bến Tre, Kiến Phong và Kiến Tường. Thế là từ năm 1957 đến năm 1970, tôi trở lại làm Kiến Trúc Sư công vụ.
.

.
.
Khóa thứ sáu (tốt nghiệp năm 1936 trở về sau) :
Ghi theo trí nhớ có các anh:
. Trần văn Bốt                                                         . Tạ Mỹ Duật
. Huỳnh Văn Nhu                                                   . Đỗ Bá Vinh
. Nguyễn Mỹ Lộc
. v…v…
Từ khóa này trở về sau, tôi chỉ nhớ được với mức rõ ràng tối thiểu.
Đại để là một số ra làm công chức ở Hà-Nội, một số ra làm tư vụ như anh Tạ Mỹ Duật mở văn phòng ở phố Hồ Thuyền Quang (phố Halais), anh Nguyễn Ngọc Ngoạn có văn phòng tại nhà ở số 1 đường Sơn Tây, anh Từ Nghê ở số 27 đường Jean Solès, anh Vũ đình Hóa ở phố Mission, gần Nhà Thờ Lớn Hà-Nội. Tất cà mở văn phòng tư vụ như ”để làm vì” thế thôi… Hồi ấy, nhà nước tạm ngưng việc bổ bán vào làm công chức tại Hà-Nội. Nếu có thì ở các nơi xa xôi nhất như Cao-Miên hay Lào mà chẳng ai muốn nhận !
Những bạn này đều từ các gia đình khá giả, khách hàng tuy thưa thoáng, nhưng với sự giúp đỡ của gia đình ”lấy đầu cá vá đầu tôm”, miễn sao tấm biển đổng treo bên cửa vẫn còn được tồn tại. Anh Tạ Mỹ Duật sau khi qua Pháp tham quan một thời gian dài, khi đó tôi cũng qua Pháp chơi đã được gập lại và cùng đi du lịch nước Đức thăm ”Bức Tường Ô -Nhục” đã mất đi vài năm sau vì bệnh tim trong một buổi họp quan trọng tại Hà-Nội.
Anh Từ Nghê bị bệnh ung-thư óc, sang Pháp chữa và mất ở đó vào quãng năm 1948.
Anh Vũ ĐìnhHóa, sang di dân tại Pháp theo chương trình ”đoàn tụ gia đình”, và mất vào năm 1986, không bao lâu sau khi đến nơi.
Trong thời Kháng chiến chống Pháp (từ 1946 trở đi…) phong trào tản cư về vùng thôn quê làm đình chỉ việc hành nghề Kiến Trúc khắp nơi.
Tới cuối năm 1947, sang năm 1948 mới lác đác một số trở về nội thành Hà-Nội, trong đó có tôi. Vì một số lớn công chức trước kia đã đi theo kháng chiến, một số chưa gập dịp để trở về Hà-Nội nên chính quyền hồi đó bèn ra một thông tư : ” ai muốn trở về làm công chức thì sẽ được truy lãnh số lương của 2 năm đi kháng chiến (1945-1947) theo mức lương hiên tại; cho nên rất nhiều bạn đã xin hồi ngạch để có một số tiền lớn. Cũng vì thế, trong ngành Kiến Trúc Sư tư-vụ không còn mấy ai : ở Hà-Nội thì có anh Nguyễn Bá Chí và tôi, ở Hải Phòng thì có anh Huỳnh Văn Nhu cộng tác với hai anh Nguyễn Mỹ Lộc và anh Trần Văn Bốt.
Anh Nhu và tôi được chính phủ Phápcho phép là ”Kiến Trúc Sư có quyền tính bồi thường Chiến Tranh 1939-1945 cho công dân Pháp và một số người Viêt-Nam, nếu nhà ở của những vị này bị hư hại bởi chiến tranh vừa qua.
Với thẩm quyền đó tôi bắt đầu thực hành từ năm 1949 khi văn phòng tư vụ của tôi còn ở Hải Phòng, sang đầu năm 1950 mới rời về Hà-Nội, nơi gia đình tôi đang ở.
Công việc tuy rất bận rộn nhưng cũng rất vui trong suốt 5 năm (1949-1954), văn phòng có đầy đủ nhân viên giúp cho việc lập Hồ-sơ tốt đẹp, được sự tín nhiệm của Sở Bồi Thường Chiến Tranh. Năm năm này là những năm tôi cho được là mãn nguyện nhất TRONG nghề nghiệp.
Năm 1954, gia đình tôi đã bỏ lại tất cả ở Hà-Nội để di cư vào miềnNam.
Tới đây cũng xin nhắc lại cái Nghị Định của Toàn Quyền Decoux ngày 20-5-1942, theo đó nghề nghiệp Kiến Trúc Sư mới bắt đầu được quy định trên Pháp-Luật : ở Hà-Nội, nhà ở có diện tích từ 100 thước vuông trở lên phải do Kiến Trúc Sư vẽ kiểu, nhờ vậy các văn phòng tư-vụ bắt đầu dễ thở đôi chút.
Sở dĩ nghị định này được ban hành là vì muốn nó đi đôi với việc lập đồ án chỉnh trang thành phố Hà-Nội do Kiến Trúc Sư Cérutti-Maori, đệ nhất Khôi Nguyên La-Mã (Premier Grand Prix de Rome) với sự phụ tá của anh Nguyễn Gia Hiến (khóa 2) .
Như ta thường hiểu ”giữa người nghèo với nhau, tình bạn đằm thắm và thành thực” thì giới Kiến Trúc Sư ngoài Bắc cũng như trong Nam, đại đa số không thật là giầu có, thì tình bạn với nhau kể từ năm 1955 vẫn giữ được nét đẹp cố hữu.
Mà nay nhắc lại một số các bạn xưa thì đây là mấy nén hương-lòng đem tới các Bạn hầu hết đã khuất bóng tại quê nhà cũng như tản mát khắp năm châu..
KTS.  ĐÀO TRỌNG CƯƠNG
(Trích trong Hồi Ký ”Quên làm sao được”viết năm 2004 tạiOttawa,Canada)
.
.
zkt-daotrongcuong04.jpg
.
Kiên-Trúc-Sư Đào-Trọng-Cương, chụp năm cụ được 93 tuổi. Ảnh do KTS Đào-Trọng-Hùng cung cấp
.
.
ztdkt-ktsdongduong-dipl.jpg
.
bằng tốt nghiệp KTS Đông Dương của sinh viên Nguyễn văn Nghi, năm 1939.
.
.
Phần ghi chú
.
Nhờ trí nhớ tuyệt vời của cụ Cương, chúng tôi, những kẻ̃ đi sau được biết rõ hơn như sau:
Khóa Đầu tiên (tốt nghiệp năm 1931) có:
KTS Ngô-Khắc-Trâm là GS dạy chúng tôi, khóa 65-66, môn Métré tại trường ĐHKT Sài-Gòn.
Khóa thứ Tư (tốt nghiệp năm 1934 ) có:
KTS Nguyễn Bá Chí, là tác giả đồ án chợ mới Đà Lạt, khoảng năm 1960, là thân phụ của anh Nguyễn-Bá-Côn KT63, q.c.và Nguyễn-Bá-Cung KT65.
KTS Võ Đức Diên, theo quyển Hồi Ký số 3 của Phạm Duy,”là một công chức cao cấp của Nha Kiến Thiết,…được lòng của ông bà Ngô-Đình-Nhu trong việc trang  hoàng các dinh thự lớn, KTS họ Võ được chế độ tin cậy”. Cũng theo Phạm Duy, Ông Võ-Đức-Diên ngoài nghề KTS, còn là một lão tướng trong làng văn nghệ miền Nam, ông dựng kịch, ông vân động với ô. NĐNhu để lập ra tập san văn nghệ Sáng Dội Miền Nam và phòng trà Anh Vũ…KTS Diên có một người con trai tên là Võ-Đức-Diễn là GS dạy môn Toán tại trường ĐHKT SG, niên khóa 65-66 và sau đó, người con khác tên là Võ-Phượng-Đằng KT65.
KTS Đào Trọng Cương là thân phụ của anh Đào-Trọng-Hùng KT57, là người viết tiểu sử của cụ trong bài này.
Khóa thứ năm (tốt nghiệp năm 1935) có:
KTS Hoàng Hùng, Bộ Trưởng Bộ Kiến Thiết và Thiết Kế Đô Thị trong thời cố TT Ngô-Đình-Diệm ̣( cụ ̣Cương đã viết trên đây)
KTS Huỳnh Tấn Phát, người quá sức nổi tiếng rồi, khỏi cần phải giới thiệu.
KTS Nguyễn Hữu Thiện, dạy môn Luật Nhà Phố tại trường ĐHKT SG, niên khóa 65-66.
KTS Vũ Bá Đính, đã quá vãng tại Mỹ, có con trai tên Vũ-Bá-Long cũng là KTS nhưng tốt nghiệp tại Mỹ. Cụ Đính có hai người cháu ruột, gọi là chú, hoc tại trường ĐHKT SG là Vũ- Bích-Ngọc KT66 và Vũ-Bá-Vinh KT69.
KTS Nguyễn Đăng Linh,q.c., được con bảo lãnh sang ngụ tại th.ph. Sherbrooke, Qué, Ca-Na-Đa một thời gian dài, là thân phụ của bạn Nguyễn-Đăng-Mạnh-Trúc KT65.
KTS Nguyễn-Hữu-Phi*, Bộ Trưởng Bộ Thanh Niên trong chánh phủ Nguyễn-Cao-Kỳ, khoảng năm 1965, nội các này chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn,
Khóa thứ sáu (tốt nghiệp năm 1936 trở về sau) có :
KTS Đỗ Bá Vinh, GS tại trường ĐHKT SG, các năm 70 cho đến 76,  người ta không quên hình ảnh một vị thầy tóc sói, hiền lành, trắng trẻo, mập mạp, đi lữ̉ng thửng trong sân trường. Cụ là thân phụ của bạn Đỗ-Bá-Khoa KT66. Bạn nào có dịp sang Bĩ, nhớ ghé nhà của cụ tại Bruxelles, nhìn di ảnh của cụ nơi bàn thờ trông không khác gì lúc còn sinh tiền, để tưởng niệm các hình ảnh nói trên.
Lâm-Công-Quyền KT65
Ngày 22 tháng 4 năm 2012 St-Hubert, Qué.
* Dòng này do bạn Trần-Quang-Trung KT66 TX, Mỹ bổ xung ngày 23/4/’12
.
.
.
.
zkt-dbvinh-khoa.jpg
.
.
.
.
ztd-sketch-ndmt-1.jpg picture by tddesign-1
.
Thân phụ của anh Trúc là KTS Nguyễn đăng Linh, tốt nhiệp năm 1935.
.
.
.
.
kien truc Viet Nam , kts dao trong cuong, kien truc su dong duong, truong cao dang my thuat dong duong,
.
.

Sunday, April 22, 2012

kể ra từ ngày có computer, có software, cái gì mình đã biết ngày hôm qua rành rọt, nay biến mất ... tốt nhất là cứ vẽ tay, càng ngày càng ngọt, nét càng ngon ... chẳng bao giờ biến mất.

.
.


.
kể ra từ ngày có computer, có software, cái gì mình đã biết ngày hôm qua rành rọt, nay biến mất ... tốt nhất là cứ vẽ tay, càng ngày càng ngọt, nét càng ngon ... chẳng bao giờ biến mất.
.
.
.
ztd-gresham-hs.jpg
.
Một cái trường Trung Học nhỏ, special High School cho mấy đứa con nít có bầu không cha đi học riêng cho khỏi mắc cở, và mấy đứa học sinh đặc biệt cần sự chăm sóc hơn bình thường ... thiệt là tiền bạc dư thừa dồi dào.
.
.
.
.
ztd-gresham-hs1b.jpg
.
.
.
.
ztd-gresham-hs1.jpg
.
dùng Photoshop biến ra mầu nước, watercolor.
.

.

.

dọn dẹp mấy tấm hình rendu cũ từ năm 2001, làm nhanh, vẽ 3d bằng ACAD14, sau đó dùng Accurender cho vật liệu mầu sắc người cây cối và bóng. Đã rành rọt như vầy rồi, sau thì computer biến mất, windows biến mất ACAD thay đổi, Accurender thành dĩ vãng không ai biết ... từ đang vẽ được, nhanh chóng, thành không còn biết gì hết !!!. Tốt nhất là cứ vẽ tay, muốn vẽ thì cầm cây viết, không hề suy nghĩ, chỉ nghĩ sáng tạo, thay vì phải đi tìm cái computer, kiếm chỗ cắm điện và ngẩn ngơ ngồi học vẽ lại ... cứ có tay cầm cây viết cho đến khi còn thở, còn cầm viết được là còn vẽ được.
.
.
ztd-gresham-es.jpg
.

cứ biết vẽ tay là chắc ăn không cần sợi dây điện.
.
.
.
ve voi, kts duong manh tien, kien truc Vietnam, accurender ...
.



Tuesday, April 17, 2012

Bài thứ 9: Chiến trường An Lộc trong tháng 6, 1972. Đến hồi kết thúc. By duongtiden.

.

.
Bài thứ 9: Chiến trường An Lộc trong tháng 6, 1972. Đến hồi kết thúc. By duongtiden.
.
.
.
Bài thứ 9: Chiến trường An Lộc bước qua giai đoạn cuối, đầu tháng 6 đến cuối tháng 7, 1972. By duongtiden.
.
.
.
Chiều ngày 8 tháng 6, hai đại đội của Nhẩy Dù, Tiểu Đoàn 6 từ Nam lên, đi đoạn chót từ Xa Trạch tới Xa Cam (là xã Thanh Bình), Tiểu Đoàn 8 từ mặt phòng thủ nam An thị xã An Lộc đánh xuống Xa Cam theo đường 13. Hai đại đội bắt tay nhau, nối quân tiếp viện với quân trú phòng, coi như các đơn vị nặng với phòng không của VC đã bị đánh bật, rút lui qua phía tây QL 13 vào rrừng cao su, tạm thời để cho quân VNCH nối tay nhau lần đầu tiên khi chiến trường tỉnh Bình Long bắt đầu vào đầu tháng tư. Lực lượng tiếp viện này còn mang theo một số quân mới tăng viện cho các đơn vị tham chiến đã lâu ngày như Nhẩy Dù và Trung Đoàn 15 / SĐ 9.
.
.
ztdal-t54-nd.jpg
.

người chiến sĩ Nhẩy Dù bên xác tăng T54 của VC tự lái xuống hố bom để tẩu thóat, bỏ xác xe dưới hố sâu để quân VNCH không lấy lên được, tự hủy theo kế họach định trước khi phải bỏ tăng chạy lấy thân. chiếc này nằm bên QL 13 mặt nam của An Lộc.
.

.
Qua ngày 9 tháng 6, nhiều đoàn trực thăng UH1 của không quân Việt Mỹ đã chuyển nhiều tiếp liệu, quân tăng viện vào ngay sát An Lộc phía nam trên đưòng 13, thường gọi là bãi đáp B15, vì nằm gần trại biệt kích cũ, mang tên này. Đồng thời di tản được số lượng lớn thương binh. Qua đợt tấn công nối tay ngày trước, các chốt phòng không và súng cộng đồng nặng, trọng pháo, tiền sát viên VC đã bị đánh bật văng xa khỏi vùng dọc QL 13, nên tình hình phòng không của VC và trọng pháo đã giảm sút rất nhiều, trên các phi vụ tiếp tế tải thương gặp ít tổn thất hơn. Lợi dụng khoảng thời gian này, quân VNCH đã chuyển thật nhiều phi vụ lên thị xã An Lộc.
.
.
.

chân dung người lính miền Tây vô danh lên tiếp cứu An Lộc.

.
Sau cuộc bắt tay của quân tăng viện và quân trú phòng này, Tổng Thống VNCH là Nguyễn văn Thiệu đã tưởng thưởng các quân nhân trú phòng và trên mặt trận An Lộc mỗi người được lên một cấp. Cấp bậc có hai bậc, sĩ quan là “nhiệm chức” và “thực thụ”, thí dụ là “trung úy nhiệm chức” sẽ lên cấp “trung úy thực thụ”, còn “trung úy thực thụ” sẽ được lên cấp Đại Úy. Đại Tá Lê văn Hưng, đã được lên chức riêng vào những ngày cuối tháng 5 thành Chuẩn Tướng.

.
ztdal-baib15.jpg
.
xác các xe tăng T54, PT76 và xe chuyển quân BTR nằm bỏ xác rải rác bờ phải rừng cao su đầu tiên, hướng từ nam lên bắc, khúc đầu thị xã, từ Xa Cam lên.
.

.
.
.
Cũng lợi dụng sự thảm hại của VC ở mặt Nam An Lộc, và nhận xét thầy khả năng trọng pháo của VC đã giảm sút số lượng pháo vào thị xã nên các đơn vị trong An Lộc bắt đồng đan1h phản công ra, nối rộn chu vi phòng thủ của quân trú phòng. Ở mặt bắc thị xã, nơi chịu đựng nhiều cuộc tấn công của VC vào, Liên Đoàn 81 Biệt cách Dù và Biệt động Quân đã đánh phản công ra, lần lượt chiếm các cao điểm cần thiết như BĐQ chiếm cao điểm mặt tây phi trường An Lộc để yiểm trợ cho BCD tiến bao vây chung quanh đồi Đồng Long, cao điểm quan trọng nhìn bao quát hầu hết thị xã An Lộc cách đó không xa.
.
.
Ngày 12 tháng 6, Liên Đoàn 81 BCD đã chiếm lại đồi Đồng Long, đánh dấu quân VC đã bị đẩy lui xa ra khỏi vòng ranh thị xã An Lộc. Tuy nhiên xa hơn nữa thì quân VC vẫn còn hiện diện bám sát thị xã bằng các đơn vị thám sát nhỏ và tiến sát của pháo binh VC, từ đây, vẫn bắn rải rác vào thị xã, và nhất là khi có những đoàn trực thăng tiếp viện tới.
.
.
Đường 13, từ Chơn Thành lên An Lộc, tuy được các đơn vị VNCH giải tỏa các chốt đóng của VC, tuy nhiên sự di chuyển đường bộ chỉ được tượng trưng bằng sự di hành của các đơn vị bộ chiến chứ không thể thông cho các quân xa di chuyển, ngoài ra đường 13 cũng đã bị hư hại nặng coi như ngoài khả năng xử dụng cho đến khi tàn cuộc chiến năm 1975. Tỉễu Khu Bình thấy tình hình đưòng 13 đã vắng các đơn vị nặng của VC, liền tổ chức một cuộc di tản các thường dân kẹt lại trong An Lộc trên hai tháng vừa qua, đã khổ sở vì thương vong và thiếu thốn thực phẩm.
.

.
.
ztdal-baiB15-t54.jpg
.
chiếc xe T54 trong đợt tấn công chót ngày 23 tháng 5 của VC, bị TĐ 8 Nhẩy Dù thanh toán, pháo tháp quay về hướng nam, đầu xe quay hướng bắc tiến vào An Lộc, đánh dấu khúc cua trên đường QL13, đánh dấu phiá đầu bãi đáp trực thăng B15, nổi tiếng của chiến trường An Lộc.
.

.
.
.

.
qua đầu tháng 6, các đơn vị BĐQ, Địa phương Quân đã an toàn chuyển thương binh về bịnh viện dã chiến thiết lập dưới hầm của Tiểu Khu Bình Long, trong tại BK cũ B15, hình trên khi đi qua xác T54 nằm đầu khúc cua QL 13 khi vào thị xã, BCH Tiểu Khu BL và Liên Đoàn 3 BĐQ ngay trước mặt. Các đơn vị của Liên Đoàn 3 Biệt động Quân cũng tụ về đầu thị xã để đợi bốc quân ra khỏi An Lộc vào tuần đầu tháng 7, 1972. Các đơn vị mới của SĐ 18 đã được chuyển vào thay thế quân trú phòng.
.
.
.
.
.
Ngày 12 tháng 6, hàng ngàn thường dân đã lên đường rời An Lộc, được Tiểu Khu Bình Long phát lương khô đủ để đến Chơn Thành, trên đoạn đường vài chục cây số này, VC vẫn khuấy phá đoàng người dân An Lộc di tản ra khỏi chiến trường về vùng hậu phương an toàn của VNCH. VC đã pháo kích, kéo quân ra chận đường đoàn người nạn nhân chiến tranh đang di tản, tuy nhiên lại đi về vùng tự do chứ không chọn đi vào vùng VC, bắt giữ những người còn khỏe mạnh đi làm dân công, cuối cùng đoàn người này cũng lần lượt về đến Chơn Thành và cũng đã phải bỏ xác lại trên vài trăm thường dân vô tội dọc đường 13.
.
.
Các đơn vị của Sư Đoàn 18 Bộ Binh cũng lần lược tăng viện lên An Lộc theo các chuyến trực thăng để thay thế từ từ cho SĐ 5 Bộ Binh đã mệt mỏi và tổn thất nặng qua hai tháng bị bao vây. SĐ 18 đã được đưa vào An Lộc có đến một trung đoàn, qua tuấn thứ ba của tháng 6, lực lượng của SĐ 18 đã tái chiếm lại được đồi Gió và đồí169 ở vùng đông nam thị xã An Lộc. Coi như lần tấn công sau cùng của VC từ vùng đồn điền Xa cam, hay còn gọi là xã Thanh Bình đi ra, chia hai hướng một đi lên An Lộc, một đi xuống nam tấn công vào quâm giải tỏa của Trung Đoàn 15 / SĐ 9 và TRiểu Đoàn 6 Nhẩy Dù, lần tấn công này bị đánh tan nhanh chóng cùng với số tăng T54 và BTR là thiết vận xa chuyển quân của VC chỉ làm mồi ngon cho M72 và các chiến đấu cơ Việt Mỹ, là lần tấn công cô độc lẻ loi, không có bộ binh đông đảo tùng tiết theo sau, cộng với các đợt pháo kinh hồn như các lần tấn công chót, là sự báo hiệu chiến lược tấn công chiếm thị xã An Lộc của đại quân, cấp trên một quân đoàn, đến gần 50,000 quân đã thất bại. Sau đó không còn cuộc tấn công nào nữa vào thị xã, chỉ còn pháo kích rải rác cầm chừng.
.
.
.
ztdal-sd21-anloc.jpg
.
các chiến sĩ của SĐ 21 BB trở về từ chiến trường, mỗi người mang theo thêm những ba lô, nón sắt của các chiến hữu đã nằm xuống. Ít ai nhắc tới sự hy sinh không ít của SĐ 21, dù chỉ tiến đánh từ Chơn Thành lên Tân Khai, không hề vào tới An Lộc, nhưng đòan đường ngắn này là máu xương rất nhiều của hai bên.
.
.
.
Tới khi quân tăng viện đã giải tỏa tới được An Lộc, thì coi như trận tấn công vào An Lộc đã đến hồi kết thúc, quân trú phòng lúc này đã tăng đến được gần 8,000 quân vẫn giữ vững thị xã, nay được tăng viện tiếp thế, thay quân, thêm quân và được nghỉ ngơi lấy sức lại, coi như chiến trường tấn công vào thị xã An Lộc đến hồi kết thúc. An Lộc vẫn đúng vững trong tay của quân lực VNCH. Quân Vc chỉ còn bao vây ở ngoài xa, và vẫn đang cố gắng từ xa, trở lại các vị trí chận QL 13 tại nhiếu nơi từ Tân Khai lên An Lộc, vẫn cố gắng ngăn chận không cho An Lộc được tiếp tế tăng cường quân bằng quân xa, cho nên phương tiện di chuyển chính của quân VNCH vẫn là những chuyến trực thăng UH1, bây giờ trở nên thường trực và đông hơn vì khả năng phòng không của VC đã giảm sút rất nhiều. Tuy nhiên VC vẫn cố gắng duy trì được các toán tiền sát pháo binh, quan sát các vị trí trực thăng đáp xuống để sau đó vẫn rót đaịi pháo từ xa đến, hay bằng súng cối đến từ các đơn vị nhỏ của VC vẫn lẩn quất gần đó xung quanh An Lộc.
.

.
.
ztdal-monhaydu.jpg
.
Người lính BĐQ mới tăng phái, tóc ngắn, quân phục tác chiến còn mới, đứng nhìn nghĩa trang của LĐ1 Nhẩy Dù, chôn bên QL13, dọc rừng cao su, đầu thị xã An Lộc ở mặt nam.
.

.
.
.
.
.
Khoảng qua tuần thứ ba của tháng 6 (khi có ngày chính xác, tôi sẽ điền thêm), Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù lên đường rời An Lộc, từ mặt Nam tiến ra đi ngược về hướng Tân Khai, Chơn Thành. Cho Dù đoàn quân tăng viện của Bộ Binh và Tiểu Đoàn 6 ND đã đánh lên nối tay với An Lộc, nhưng sau đó quân VC lại kéo ra quấy phá đường QL 13, đóng nhiều toán quân bên hông đường chờ có quân VNCH di chuyển thì tấn công. Ba tiểu đoàn Dù lại phải giao chiến trong rừng cao su, mở đường ra, hai bên lại có thêm những tổn thất tiếp tục, chứ tàn quân VC sau nhiều trận tấn công An Lộc không chịu rút đi, vẫn đánh phá và nhiều nhất là pháo kích theo LĐ 1 ND di chuyển ra. Chi di chuyển về tới qua phía nam của Tân Khai, thì tướng Hollingsworth, cố vấn của Quân Đoàn 3 quyết định dùng trực thăng Mỹ bốc hết Lữ Đoàn 1 ra khỏi vùng về Lai Khê. Cuộc bốc quân này cũng gặp nhiều phòng không của VC, lại vẫn bắn phá bầu trời gây tổn thất cho các trực thăng yiểm trợ cuộc bốc quân Nhẩy Dù ra. Thành ra khi nói là giải tỏa bắt tay với quân trú phòng không có nghĩa là QL 13 được thông suốt từ Tân Khai lên An Lộc, quân VC không còn nhiều như trước, chỉ bung ra khi quân VNCH đi qua, sau đó trở lại, hay nằm tại chỗ tránh đụng độ nếu không đủ sức, sau đó vẫn bắn phá quân địch di chuyển từ xa tới bằng đủ loại pháo binh hỏa tiễn như 107 ly, 122 ly.
.
Như vậy Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù đã rời An Lộc trở về hậu cứ sau hơn hai tháng, bổ xung quân nhân mới, tiếp liệu không tới một tuần sau lại được bốc ra tuyến đầu Huế, để tham dự vào các trận đánh một tuần sau đó vào Quảng Trị, chiếm lại các vùng bị VC lấn chiếm vào cuối tháng 3, 1972. Tồn thất của LĐ1 ND tới 40% quân số, thiệt hại từ binh sĩ cho tới các sĩ quan ưu tú. Tuy nhiên nhờ vào hệ thống tổ chức căn bản vững chắc, trong thời gian ngắn khi chiến trường hè 72 đang xẩy ra, các tân binh được huấn luyện để thay thế, các sĩ quan cần thiết đã tình nguyện từ các binh chủng bạn, chuyển qua và được huấn luyện nhanh ngay trên chiến trường để thích hợp với các chiến thuật chiến lược cách hành binh riêng của binh chủng Nhẩy Dù.
.

.
.
ztdal-taithuong.jpg
.
Đầu tháng 7, các đơn vị phòng thủ bên ngaòi rừng cao su phía nam, lần lượt di chuyển các thương binh từ bên ngoài vị trí trú phòng vào trong bịnh viện dã chiến, thiết lập sau này dưới hầm Tiểu Khu Bình Long.

.
.
.
.
.
Qua đến ngày 24 tháng 6 thì đến phiên Liên Đoàn 81 Biệt cách Dù rút ra khỏi An Lộc, cuộc rút quân nhanh hơn, trực thăng đến tận bìa nam An Lộc tại bãi đáp B15, bốc Liên Đoàn ra ngay về Lai Khê, tuy nhiên cũng có hai binh sĩ, một tử thương, một bị thương vì đạn pháo kích của VC bắn tới khi quan sát thấy trực thăng đáp. Với quân số tham chiến lúc ban đầu là 550 chiến sĩ, nằm lại tại nghĩa trang An Lộc là 68 người, thêm một chiến sĩ tử thương khi ra khỏi An Lộc, LĐ81 có số tử vong thấp nhất trong các đơn vị tham chiến, dưới 13%, cộng thêm thương vong, cũng đến 25% tổn thất. Sau đó thì BCD lại được chuyển ngay ra mặt trận phía bắc Huế, tham dự trận đánh chiếm lại Quảng Trị.
.
.
Tháng 6 là tháng chuyển quân ra vào An Lộc, thành phần chính là SĐ 18 Bộ Binh vào trấn giữa An Lộc, chiến trường lắng dịu không còn chịu các trận tấn công nữa nên các lực lượng tham chiến từ ngày đầu, hai tháng trước như SĐ5, Biệt động Quân, Nhẩy Dù, Biệt cách Dù đã lần lượt được thay thế bằng các quân mới hơn. Tới đấu tháng 7, Liên đoàn 3 Biệt động Quân cũng chuẩn bị trực thăng vận ra khòi An Lộc, tới ngày 7 tháng 7 thì bộ chỉ huy Liên Đoàn 3 BĐQ rút ra vào sáng sớm. Cũng vào ngày này, Tổng Thống VNCH là Nguyễn văn Thiệu, cũng bay vào thị xã An Lộc để tưởng thưởng các binh sĩ phòng thủ. Tuy nhiên các binh sĩ nòng cốt của BĐQ, Nhẩy Dù, Biệt cách Dù, Sư Đoàn 5 đã lần lượt rút ra khỏi An Lộc. Trừ các chỉ huy cáo cấp chiến trường của SĐ 5 còn ở lại để đón tiếp, hấu hết các binh sĩ chụp hình chung với Tổng Thống Thiệu là các binh sĩ tăng viện mới lên An Lộc của SĐ 18 Bộ Binh. Ngày 7 tháng 7 năm 1972, bằng các trực thăng của Lữ Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ, Nguyễn văn Thiệu đã vào An Lộc, chứng tỏ cho cuộc tiến công đánh vào đây suốt hai tháng của đại quân VC đã thất bại.
.
.

.
.
ztdal-nt-bcd81.jpg
.
Đầu tháng 6, anh lính BCD, đã đầu trần ngồi kẻ bia cho chiến hữu nằm xuống trong nghĩa trang của Biệt cách Dù, bên hông ngôi nhà lồng chợ trong thị xã An Lộc. Sau này VC san bằng nghĩa trang này, các hài cốt đều bị thất lạc.
.
.
.
.
.
ztdal-bcd81laikhe.jpg
.
các BCD tại Lai Khê, sau khi được trực thăng vận ra khỏi An Lộc mang theo các chiến hữu bị thương.
.
.
.
.
ztdal-thayquan.jpg
.
Khi các trực thăng tăng viện quân và tải thương đến thị xã không đáp hẳn xuống mà chỉ lơ lửng vì pháo binh VC vẫn kiểm soát chiến trường. Quân tăng viện mới giúp đỡ đẩy các thương binh nhẹ và súng ống của họ lên trực thăng trong thời gian rất ngắn gủi đó.
.
.
.
.
.
Tuy nhiên, VC cũng đã chiến được quận Lộc Ninh, 1/3 diện tích của tỉnh Bình Long và gây nguy hiểm cho các vùng chung quanh quốc lộ 13, không thể di chuyển vào thị xã bằng cơ giới như trước khi tận hè đỏ lửa 72 bắt đầu. VC  có thất bại không?, có vì không chiếm được An Lộc, VC có chiến thắng không?, có, vì cũng chiếm được nhiều phần lãnh thổ của tỉnh Bình Long, kiểm soát, uy hiếp vòng ngoài An Lộc từ bắc Chơn Thành lên tới Lộc Ninh cho tới tháng 4, 1975. Còn quân VNCH có chiến thắng không?. chữ chiến thắng dùng không đúng. Quân VNCH vẫn đứng vững ở An Lộc, làm cho VC thất bại hay thảm bại khi tiến chiếm An Lộc, tuy nhiên VC cũng san bằng An Lộc bằng đại pháo đủ loại. Trước hè 72, VNCH coi như kiểm soát lãnh thổ tĩnh Bình Long qua tới ranh giới Cam Bốt. Sau khi VC tấn công, quân VNCH mất kiểm soát hơn một nửa tỉnh Bình Long, không còn di hành bằng cơ giới được nữa từ bắc Chơn Thành lên An Lộc. Coi như quân VNCH bị VC tấn đánh tận nhà, lấn chiếm lãnh thổ so với thời gian trước, không ngăn chận được đại quân VC từ xa, địch quân đến tận nhà đánh cho lỗ đầu sứt trán, xe tăng VC chạy tung tăng trong thị xã An Lộc.
.
.
Quân VNCH đầy dũng cảm đẩy lui được VC ra khỏi An Lộc, thị xã vẫn đứng vững như một biểu tượng. Không thể coi như một chiến thắng lớn được khi giữ được An Lộc, công bằng mà nói như vậy. Quân dân miền Nam, Việt Nam Cộng Hòa đã thành công giữ vững được An Lộc, giữ được một phần tỉnh Bình Long, đã gây ra thảm bại nặng nề cho trên một quân đoàn VC từ bắc đi vào nam. Máu xương của các chiến sĩ quân VNCH đến từ mọi miền mọi vùng của quê hương VN, cùng với các chiến sỹ Hoa Kỳ đã nằm xuống cho An Lộc không thất thủ. Chỉ là một hành động dũng cảm, anh hùng, đẩy lui quân VC tiến công, tuy nhiên quân VNCH đã thất bại từ trước về tình báo, quân báo, hệ thống tổ chức điều quân không thích hợp với sự tiến đánh của VC, thất bại để cho đại quân VC bí mật bao vây tới cấp quân đoàn với xe tăng quá nhiều, đại pháo 130 ly, đi trên ngàn cây số vào tận chiến trường Bình Long mà không hề tiên đoán được hay có biện pháp nào ngăn chận tạo chiến trường bên ngoài các quận lỵ hay trọng điểm thị xã đông dân, không chuẩn bị đề phòng để cho VC đến tận nhà, gõ cửa, và gần như đã san bằng An Lộc, tuy VC không chiếm được An Lộc, sau đó VC vẫn kiểm soát được bầu trời An Lộc bằng trọng pháo cho tới những ngày tháng 1975.
.
.

.
.
.
ztdal-sd5-1.jpg
.
.
.
.
.
ztdal-quanvc-bl.jpg
.
Từ các đơn vị du kích đầu những năm 1960's, VC đã trưởng thành mang quân xâm lược từ miền bắc vào tới quân đoàn với xe tăng và đại pháo bắn không hề thiếu đạn được trong trận chiến hè 72 tại An Lộc, như vậy quân VC thua hay thắng, hay thảm bại trong trận An Lộc, điều đó phải được nhìn thấy một cách công bằng, chưa kể trong chiến trường toàn tỉnh Bình Long, VC không hề có Không Lực tham dự, nếy đại quân Vc có không quân VC yiểm trợ, hay các hỏa tiễn tầm xa như SAM  thì chiến trường sẽ ra sao ??
.
.
.
ztdal-tranthicam.jpg
.
tà áo trắng nữ sinh An Lộc Trần thị Cam sinh ra ở Xa Cam trong thanh bình như vầy, có cần phải được VC san bằng An Lộc để giải phóng không? hay chỉ làm kẻ đi theo bắt chước da trắng mũi lõ bẩn thỉu cộng sản Liên Xô !!!
.

.
Bài sau sẽ là bài chót, kỷ niệm 40 năm trận chiến An Lộc, cũng đang xẩy ra vào những ngày tháng tư, năm, sáu này. Trong bài, sẽ tóm tắt tổng quát lại vể trận đánh. Sau đó sẽ lần lượt đưa các hình ảnh An Lộc sau trận chiến lên, vì sau đó mới có nhiều phóng viên vào An Lộc ghi lại các hình ảnh hiếm có. Vui lòng theo dõi các bài kết thúc của An Lộc và các tài liệu hình ảnh, bài viết phụ lục về An Lộc cho đầy đủ các chi tiết, tài liệu đã có khi tôi viết về địa danh AN LỘC này.

.
.
tran danh An Loc, chien truong An Loc, pictures of An Loc Binh Long .... by duongtiden, an loc by duongtiden .
.














Friday, April 6, 2012

Bài thứ 8: Chiến trường An Lộc cuối tháng năm qua đầu tháng 6, 1972 (tiếp theo bài 7). By duongtiden.


.
.
.

.
Bài thứ 8: Chiến trường An Lộc cuối tháng năm qua đầu tháng 6, 1972 (tiếp theo bài 7)  . By duongtiden.
.
.
Trước khi vào bài này, tôi viết lại phần ghi chú bài viết của Tướng Ngô quang Trưởng mà tôi đọc được trên Website của Biệt động Quân ở bài trước đây, được ông Kiều công Cự chuyển dịch từ bản Anh Ngữ. Chi đọc, tôi đã nghi ngờ chi tiết Biệt cách Dù tàn sát 1 trung đoàn VC, cho nên tôi đã cố tìm ra được nguyên bản tiếng Anh của Tướng Trưởng. Ông Cự này phiên dịch cũng không chính xác cho lắm, lại có phịa thêm:
nguyên bản tiếng Anh của TrTướng Trưởng:
The tide of the battle turned in our favor as B-52's began their strikes at 0900 hours, when the intensity of enemy tank-infantry attacks were at a peak. Thirty strikes were conducted during the next 24 hours and their devastating power was stunning. By noon, the enemy's attack had been completely broken. Fleeing in panic, enemy troops were caught in the open by our tactical air; several tank crews abandoned their vehicles. By early afternoon, no enemy tank was seen moving. Those that remained in sight were either destroyed or abandoned, several with motors still running. In one area, an entire enemy regiment which had attacked the 81st Airborne Ranger Group was effectively eliminated as a fighting force. 
.
.

.
.

.
Bản dịch tiếng Việt của ông Cự:
“”
Chiều hướng của trận chiến đã nghiêng hẳn về phía ta khi những pháo đài bay B52 bắt đầu xuất trận lúc 0900 G, đúng vào lúc Cộng quân xua toàn bộ lực lượng bộ binh và thiết giáp của chúng vào cuộc tấn công. 30 phi xuất B52 đổ lửa xuống vùng chiến trận trong 24 giờ liên tiếp và khả năng tàn phá thật khủng khiếp. Đến trưa cuộc tấn công của Cộng quân đã hoàn toàn bị bẻ gãy. Tất cả kinh hoàng bỏ chạy, nhiều đơn vị bị những đợt B52 đánh ngay đội hình, nhiều chiếc tăng địch mà nhân viên phải bỏ xe. Đến xế trưa không còn một chiếc tăng nào di chuyển. Những chiếc còn lại bị phá hủy hay bỏ lại, có chiếc máy vẫn còn nổ. Trong khu vực phía đông bắc, toàn bộ một Tr/đoàn địch bị Liên đoàn Biệt kích 81 xông lên tàn sát. “”

.

Trong khu vực phía đông bắc, toàn bộ một Tr/đoàn địch bị Liên đoàn Biệt kích 81 xông lên tàn sát..”  là phần dịch của ông Cự ở bài trước.
.
Đúng như câu chót tiếng Anh ở trên: “Ở một khu vực, nguyên một trung đoàn quân địch mà đã tấn công Liên Đoàn 81 Biệt cách Dù đã được hiệu qủa loại trừ khỏi khả năng làm lực lượng tác chiến  phải được dịch đại khái như trên, chứ LĐ81 không có xông lên tàn sát hết trung đoàn VC, còn “phía đông bắc” thì ông Cự này hoàn toàn bố lếu láo phịa ra, nguyên bản không có ….. Thành ra tướng Trưởng không có hề viết thiếu giá trị như vậy. Chỉ có ông Cự phịa ra, loại khỏi khả năng chiến đấu, không phải là bị “ xông lên tàn sát,” chỉ có VC xông vào, rồi ôm đầu máu kéo ra, không còn khả năng chiến đấu. Còn BCD vẫn giữ nguyên vị trí không có “xông lên”. Còn trung đoàn VC này còn lại bao quân số như thế nào, bản Anh ngữ không có nói, chỉ giản dị là "không còn khả năng tác chiến ..". Nghi ngờ như vậy cho nên tôi phải kiếm ra cho được nguyên bản Anh Ngữ.
.
.
.
.

Tôi vẫn để nguyên văn bài viết trước để cho thấy, những tài liệu đang được lưu truyền trên Web, không phải tài liệu nào cũng có giá trị, và “chuyển ngữ” là chữ do VC dùng, còn trước 75 của VNCH là “phiên dịch” hay “thông dịch” hay “dịch thuật”
.
.
.
.
Về phía Nam thị xã An Lộc, quân VNCH cố gắng giải tỏa từ hướng Chơn Thành lên An Lộc, đoạn đường chừng dưới 30 cây số, trước đó, Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù đã tiến tới khu vực Tầu Ô bên QL13, quần thảo nhiều ngày với SĐ7 VC đóng chốt kiền tại đây, nhưng sau đó QĐ3 VNCH đổi chiến thuật tăng viện, rút Nhẩy Dù ra, nhẩy thẳng vào khu vực Đồi Gió, đông nam An Lộc, rồi tiến vào thị xã cùng với Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù. Khi LĐ 1 Nhẩy Dù rút ra để nhẩy vào An Lộc, bỏ trống chiến trường vùng này thì VC lại lục tục kéo trở lại đóng nhiều chốt trên QL13 từ phía bắc Lai Khê, Bầu Bàng, Bầu Lòng tới gần quận lỵ Chơn Thành. Trung đoàn 43 / SĐ 18 ở đây cùng với LĐ1 ND chỉ giữ an ninh được vùng quận Chơn Thành, đường 13 từ Lai Khê đến Chơn Thành vẫn bị VC quấy nhiễu.
.
.

.
ztdal-kyniem40nam.jpg
.
.
.
Phía Nam, bây giờ quân đoàn 3 giao chiến trường giải tỏa QL13 chính cho SĐ 21 Bộ Binh và Trung Đoàn 18 của SĐ 7 Bộ Binh đều từ miền Tây lên đã chuyển lên khoảng giữa tháng tư, thêm vào đó Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù cũng nhập cuộc hơn một tuần sau đó. Cuộc chiến ở mặt Nam tỉnh Bình Long diễn tiến rất gay go, tuy nhiên không có trận đánh nào nổi bật lên như các trận tấn công trên thị xã An Lộc. SĐ 21 lại phải đi giải tỏa từ bắc Lai Khê lên Chơn Thành, đoạn đường này sau khi LĐ1 Nhẩy Dù từ Chơn Thành nhẩy vào An Lộc, chỉ còn Trung Đoàn 43 của SĐ 18 bộ binh giữ an ninh đường từ Lai Khê lên và giữ Chơn Thành, tuy nhiên không thành công, sau lại có các đơn vị nhỏ VC ra quấy phá, đóng chốt QL 13 phía nam của Chơn Thành chận đường từ Lai Khê lên.
.
.
.
ztdal-bl-map.jpg
.
.
Từ bắc Chơn Thành lại lên Tầu Ô, từ đây SĐ 21 và Trung Đoàn 15 / SĐ9 chậm chạp tiến trong vùng từ Tầu Ô lên Tân Khai, Tân Khai nằm trên nửa đường từ Chơn Thành đến An Lộc, qua được TK thì tới Xa Cam, chỉ có hơn cây số là tới bìa Nam của thị xã An Lộc. Nơi này có SĐ7 VC và các đơn vị tăng viện, phòng không dầy đặc bịt đường lên thị xã An Lộc. Hai bên cầm chân nhau trong suốt thời gian dài bằng nhiều trận đụng độ dai dẳng. Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà gồm có 3 Trung Đoàn, 31 do Đại Tá Nguyễn Văn Kiểm (giai đoạn đầu), Trung Tá Nguyễn Văn Xuân (giai đoạn sau) chỉ huy, 32 do Đại Tá Nguyễn Văn Biết, chỉ huy (giai đoạn đầu), Trung Tá Đoàn Cư (giai đoạn sau), 33 do Trung Tá Nguyễn Viết Cẩn chỉ huy.
.
.
Trong thời gian này, Thiếu Tướng Nguyễn vĩnh Nghi là tư lệnh sư đoàn 21 BB với ba trung đoàn cùng các thiết đoàn chiến xa M113 và chiến xa nhẹ M41, Trung đoàn 15 của sư đoàn 9 tăng viện do Trung Tá Hồ ngọc Cẩn chỉ huy. Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù do Trung Tá Trương vĩnh Phước chỉ huy gồm TĐ1ND do Trung Tá La trịnh Tường làm TĐT; Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù do Trung Tá Lê văn Mạnh làm TĐT và TĐ3ND do Thiếu Tá Trần văn Sơn làm TĐT, được đưa vào chiến trường ngày 25 tháng tư sau khi được rút về từ chiến trường Tây Nguyên vùng 2 chiến thuật, sau khi các tấn công của VC trên chiến trường cao nguyên bị dừng lại.
.
.
.
ztdal-topomap-tankhai.jpg
.
.
.
Nhẩy Dù và bộ binh được trực thăng vận lên khu vực Tân Khai mở căn cứ hỏa lực tương tự nhu khu Đồi Gió trước đây để đặt pháo yiểm trợ cho chiến trường chung quanh. Trong khi đoạn QL13 từ Tầu Ô lên Tân Khai vẫn chưa được khai thông. Hai mặt quân tiếp viện đánh từ Tầu Ô lên, Từ Tân Khai xuống để nhổ hết các chốt kiềng của VC đã bịt kín khu vực từ những ngày đầu khởi sự trận chiến An Lộc đầu tháng tư cho tới trung tuần tháng năm. Các chốt kiềng này bao gồm nhiều hầm nối nhau bằng giao thông hào, khi bị tràn ngập thì pháo VC tầm xa như 130 mm sẽ bắn chụp lên từ xa, trong khi quân VC rút xuống hầm. Nếu chốt kiềng bị nhổ, mà quân VNCH không trấn giữ, chỉ tiến qua, thi trong những ngày sau, VC lại mò ra tìm cách chiếm lại và cố thủ. Chiến thuật là khi quân VNCH tiến mạnh qua, băng qua để tiến vào An Lộc, thì VC sẽ bỏ chạy rút ra hai bên, lùi sâu về mặt Tây đường 13, sau đó trống quân VNCH thì VC lại tiến ra, chiếm cứ chốt kiềng lại, cố thủ bịt kín lại đường 13.
.
.
.
căn cứ hỏa lực vùng Tân Khai của SĐ 21 BB.
.
.
.
SĐ 7 hay Công Trường 7 và các đơn vị giải tỏa của QĐ3 cứ quần thảo nhau nhiều ngày trong khu vực chỉ dài chừng 10km, ngang 3 km, tổn thất khá nhiều, nhưng VC không còn dư quân để tràn ngập các căn cứ hỏa lực yiểm trợ pháo của Nhẩy Dù hay Bộ Binh, như Vc đã dứt điểm Đồi Gió với 6 khẩo pháo của Nhẩy Dù trước đây. Chi Nhẩy Dù tấn công mạnh, thì VC lại dãn ra cho đi qua, sau đó khép lại đi theo phía sau để quấy phá, làm cho quân giải tỏa không nối liền nhau được để tiến lên An Lộc. Chiến trường khu vực này cứ chia ra từng khoanh chiến trướng nhỏ lẫn lộn.
.
.
Tuy nhiên, nhờ vậy mà quân VC không thể tăng viện lên đồng tấn công mạnh vào mặt nam thị xã An Lộc vì phải chia quân tăng viện, quần chiến ở chiến trường vùng Tầu Ô lên Tân Khai. Quân VNCH dù không qua khỏi xa hơn Tân Khai, chỉ cách An Lộc trên 10 km, tuy nhiên cũng cầm chân nhiều quân VC ở đây không tấn công thẳng vào An Lộc mạnh mẽ từ mặt Nam lên được. Cả hai bên đều bị thiệt hại rất nặng nể ở đây. Tuy nhiên có điều lạ lùng ngay từ ngày đầu trận chiến là các oanh tạc cơ chiến lược B52 không được không quân Mỹ dùng trong vùng này. Có lẽ là không muốn tàn phá quốc lộ 13 chăng. Cũng không đúng, chỉ cần tránh xa hai bên QL13 chừng vài trăm mét, còn hàng cây số vuống chung quanh, nhất là về hướng tây, không phải là các địa điểm tập trung pháo của VC bắn yiểm trợ, hay vùng tập trung quân của VC cho chiến trướng mặt Nam thị xã An Lộc chăng. Các toán BCD 81 đâu, sao không thả các toán Biệt Kích đi lùng địa điểm pháo, tiếp liệu của VC vùng mặt trận này để gọi không lực Việt Mỹ đến oanh kích và nhất là pháo đài bay B52 đến trải thảm, tiết kiệm xương máu cho quân giải tỏa và kết thúc chiến trường An Lộc nhanh hơn.
.
.
.
ztdal-b52.jpg
.
.
.
Không thấy có phi vụ B52 nào được bộ tư lệnh hỗn hợp Viêt-Mỹ, hay do QD3 VNCH yêu cầu BTKL Mỹ cho B52 đánh ở mặt nam, hay sườn tây của QL13, chỉ cần chừng 10 phi vụ B52 trải từ Tầu Ô lên nam Xa Cam về hướng tây QL13 là tiêu hết quân VC ở vùng này, chưa kề vùng này không có quân VNCH hay dân cư. Nhiều câu hỏi căn bản chiến lược rất giản dị như vậy không được trả lời. Nếu kết thúc được chiến trường An Lộc nhanh, cũng là giảm thiệt hại cho các cố vấn và phi công Hoa Kỳ tham chiến. Sau khi chiến trường An Lộc tạm ngưng, đã có trên 50 quân nhân Mỹ tử thương trong vùng mặt trận An Lộc, hầu hết là sĩ quan không quân, trong đó có một chuẩn tướng (Richard Tallman), trung tá, thiếu tá tử thương vì VC pháo khi viếng thăm chiến trường An Lộc vào ngày 9 tháng 7, 1972, sau khi coi như chiến trường đã kết thúc. Không lẽ muốn cứu vớt các khu rừng cao su không bị thiệt hại, cũng không còn khai thác được vì toàn bộ các khu vực trồng cao su ngút ngàn đã bị thiệt hại do các mảnh bom đạn hay không còn an toàn để khai thác cho tới sau khi chiến tranh VN được kết thúc vào tháng 5/75.
.
.
.
.
những người lính bộ binh của miền Tây lên tăng viện, với dép cao su trắng, bình ny lông, thuốc lá trên môi và M72 bên tay súng ...
.
.
Khi lực lượng từ miền tây lên tăng viện, thì trung đoàn 43 được rút ra xuống phần Lai Khê làm trừ bị cho QĐ3 và tỉnh Bình Dương. Phần chiến trường mặt nam An Lộc vùng Tầu Ô lên Tân Khai không được nhắc đến nhiều như chiến trường bên trong Thị Xã An Lộc, tuy nhiên cường độ cũng rất khốc liệt giữa hai bên với đủ loại vũ khi. Ở vùng này, đường xe lửa gặp QL13, bên phía đông QL trống trải kéo dài ra các con suối, bên mặt tây QL thì gần sát các rừng cao su của đồn điền Xa Cát, kéo dài lên Xa Cam.
.
Đường tiếp viện của quân Vc là từ khu Lưỡi Câu bên đồn điền Mimot ở Cam Bốt, tiến sâu xuống Tây Ninh, chuyển qua mặt tây tỉnh Bình Long vào hướng tây QL13, từ đây tiếp tế và bắn pháo tầm xa 130 ly yiểm trợ cho quân VC đóng chốt kiềng. Quân VNCH lại chuyển qua khoảng trông bên phía đông QL13 để tiến lên, cố nối Tầu Ô và Tân Khai, nhưng VC cũng dễ dàng chuyển quân qua đây để chận đánh và pháo dồn dập không hề thiếu đạn.
.
.
ztdal-bobinh-ql13.jpg
.
những cùng cực, kiên nhẫn trong chiến tranh, người lính miền Tây bị thương bên đường 13 khô cằn, đất đã bớt đỏ ...
.
.
Trở lại mặt trận phía nam Bình Long, Tầu Ô và Tân Khai, khoảng ngày 12 tháng 5, có thay đổi nhiều trong các cấp bực chỉ huy cao cấp của Quân Lực VNCH. Tướng Trưởng, tư lệnh vùng 4 chiến thuật rat hay tướng Lãm chi huy vùng 1 chiến thuật. Tướng Nguyễn vĩnh Nghi tư lện SĐ21 đang tham chiến ở nam An Lộc về làm tư lệng vùng 4, Chuẩn Tướng Hồ trung Hậu, phó tư lệnh sư đoàn Nhẩy Dù lên thay làm tư lệnh SĐ 21 BB. Tiểu Đoàn 6 Nhẩy Dù, sau khi bị thiệt hại nặng trên hai đại đội tại Đồi Gío trước đây, một đại đội lui vào nhập chung LĐ1 ND trong An Lộc, tiểu đoàn chỉ còn một đại đội đuợc bốc ra về hậu cứ, tái bổ xung, tập luyện tân binh, sĩ quan tăng phái mới, và lại đưa lên mặt trận Tân Khai, sửa soạn tấn công lên, vào An Lộc về với đơn vị mẹ là Lữ Đoàn 1 ND đang tử thủ bên trong An Lộc.
.
.
Đây là một tinh thần cao và tổ chức chuyên nghiệp rất cao của SĐ Nhẩy Dù, chỉ cần còn các sĩ quan chỉ huy kinh nghiệm chiến trường cao và hăng say còn lại, trong thời gian ngắn vài tuấn cho tới một tháng thì các đơn vị bị thiệt hại nặng, lại lên đường ra mặt trận với các tân binh tình nguyện, các sĩ quan tình nguyện, có các sĩ quan tình nguyện qua ND từ các binh chủng khác. Sau này trong một lần nhẩy “chuồng cu” tôi có gặp các sĩ quan nhẩy dù từ thiếu úy trở lên đi học nhẩy dù, tôi có thắc mắc, mới được biết, do nhu cầu chiến trường cấp tốc, các sĩ quan chuyển binh chủng, chưa được huấn luyện Nhẩy Dù, sau này khi có dịp mới đi học nhẩy lần đầu tiên.
.
Trung tá Nguyễn viết Cần chỉ huy Trung Đoàn 33 SĐ 21, là một tiểu đoàn trưởng Nhẩy Dù chuyển qua bộ binh sau khi liên quan đến chuyện hạ sát hai quân cảnh Mỹ trong lần đụng chạm trong một vũ trường trong Chợ Lớn, khi mang trung đoàn từ tân Khai cố tiến lên về Xa Cam trong khoảng ngày 18, 19 tháng 5 đã bị pháo của VC bắn dồn dập gây tử thương cho ông vào đêm 21 tháng 5. Nói chung là chiến trường vùng này rất khốc liệt, từ ngày đầu đã có Đại Tá Trương hữu Đức, chỉ huy Thiết Đòn 5 Kỵ Binh cũng bị tử thương trên trực thăng từ những tuần đầu tháng tư. Nói chung, ở vùng Nam tỉnh Bình Long, VC cũng thành công chận đứng quân tiếp viện và khả năng di động cùng phòng không và pháo binh đã chính xác, gây tử thương cho các sĩ quân cao cấp nhất của VNCH trên chiến trường. Về phần thiệt hại của quân VC thì về phía họ, không dùng tên tuổi thất, không có dấu hiệu chức vụ tên tuổi trên quân phục, nên không hề biết thiệt hại rõ ràng của các cấp chỉ huy chiến trường. Ngoài ra khi bị bắt hay hồi chánh, không thể nào biết chính xác đơn vị hay cấp bậc của họ, vì không ghi trên quân phục, và quân VC đã học thuộc lòng những lời khai gian khi bi lọt vào tay của đối phương, đó là hệ thông tổ chức của VC. Kể cho đến ngày nay, nếu VC, họ tự công bố ra, cũng không có gì để kiểm chứng có đúng sự thực hay không. Còn các tên tuổi chỉ huy, và thiệt hại của VNCH, là xứ có tự do báo chí, nên tin tức chiến trường, tên tuổi các sĩ quan cao cấp tử trận đều được cấp nhật, công bố tới một gìới hạn rất nhỏ nào đó.
.
.
.
ztdal-ql13-bobinh-pk.jpg
.
chân dung những người lính bộ binh vui mừng tịch thu được súng phòng không của VC.
.
.
.
Sau cuộc tấn công mạnh nhất trong suốt thời gian bao vây An Lộc ngày 11 tháng năm vừa qua. Hy vọng chiến thắng chiếm An Lộc thì đến ngày 19 tháng năm, sinh nhật của HCM thì phía VC có thể ra mắt chính phủ MTGPMN, dùng An Lộc làm thủ đô, thực ra nếu đoán như vậy thì cũng chưa chắc đúng vì B52 vẫn có thể trải bom lên đầu An Lôc theo nguyện vọng “ hãy bắn lên đầu chúng tôi … “ khi bị VC tràn ngập trên nhiều chiến trường từ xưa. Tuy nhiên, theo tài liệu bắt được khi toán biệt kích từ căn cứ Tống lê Chân rải ra ngoài vùng liên lạc từ An Lộc về hậu cần VC ở Mimot, thì VC gom viện quân từ Cam Bốt qua, tập trung vùng này để cố dứt điểm An Lộc vào ngày sinh nhật HCM. Cuộp tập trung quân và tiếp liệu này không xẩy ra được vì B52 đã được thả vào khu vực này, gây thiệt hại cho quân tập trung VC. Ngày 19 tháng năm, không có trận đánh khốc liệt vào An Lộc như dự tính.
.
.
.
.
.
Dù không tổ chức được trận tấn công vào ngày sinh nhật của HCM như dự tính bằng quân tiếp viện mới, chiến trường sát ranh thị xã chỉ còn toàn là pháo của VC rót vào và những chạm trán lẻ tẻ ở lằn ranh hai bên. Cả hai bên đã rất mệt mỏi sau những trận tấn công và phản công kinh hoàng, chiến trường đầy những thiệt hại nặng của hai bên. Tuy nhiên phải làm gì cho ngày sinh nhật của HCM, ngày 23 tháng 5, VC cũng tung số lượng quân không có tầm vóc là bao nhiêu và hầu như toàn bộ chiến xa còn sót lại, chỉ lẻ loi tiến lên từ mặt nam An Lộc, từ đồn điền cao su Xa Cam đi ra QL13, tiến vào phòng thủ của LĐ1 ND, tiểu đoàn 8, tiểu đoàn 5, đó là một mũi tấn công vào đêm 23 rạng sáng lên hướng bắc vào mặt nam của AL, một mũi chỉa xuống nam phía Tân Khai đi về vùng của quân tiếp viện đang cố đánh lên nối với AL của SĐ 21, Trung đoàn 15 / SĐ 9 và Tiểu Đoàn 6 Dù vừa tái tân lập lại.
.
.
.

một trong những chiếc tăng VC từ Xa Cam (xã Thanh Bình) đi tấn công vào An Lộc theo hướng bắc ngày 23 tháng 5, bị Nhẩy Dù thanh tóan bằng lựu đạn thẩy vào trong nắp. Chiếc T54 này, đầu quay vào An Lộc theo thế tiến công, nhưng phào tháp lại quay vào sau, chứng tỏ bị quân trú phòng tấn công từ phía sau tới. Chiến này nầm ngay khúc quanh của bãi đáp trực thăng B15 đường 13 vào đầu thị xã An Lộc, kế trại biệ kích mang tên này và quận đường chi khu An Lộc.
.
.


.
Hai mũi tăng VC này này không tiến được bao xa thì lần lượt bị phi cơ oanh kích, bắn hạ hầu hết các chiến xa VC, dồn ụ bên rừng cao su Xa Cam dọc QL 13. Từ đó cho tới cuối tháng 5 không còn có các trận tấn công nào mới, chỉ còn tiến công của quân VNCH từ mặt bắc Tân Khai, tiến lên nối với Xa Cam. Qua các trận đánh khốc liệt, yiểm trợ mạnh mẽ của không quân Việt Mỹ và pháo binh từ các căn cứ hỏa lực mới thiết lập ở Tân Khai.
.
Ngày 4 tháng 6, Trung Tá Nguyễn văn Đỉnh lại dẫn TĐ6 Nhẩy Dù được trực thăng vận lên phía bắc Tân Khai, tăng viện, hợp chung với trung đoàn 15 / SĐ9 đánh thúc mạnh lên An Lộc, tuy nhiên cũng gặp nhiều công sự phòng thủ rất vững chắc của VC, quấn thảo vài ngày ở gấn mặt nam Xa Cam. Không quân phải oanh tạc dữ dội để giải quyết các hầm hố kiên cố này. Cuối cùng thì chiều ngày 8 tháng 6, Tiểu Đoàn 6 Dù và Tiểu Đoàn 8 Dù bắt tay với nhau qua hai Đại đội Trưởng Đại Uý Ngô xuân Vinh ĐĐ62 từ Tân Khai lên và Đại Úy Trương ngọc Ni ĐĐ81 đang phòng thủ mặt nam của thị xã An Lộc. Coi như Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù đã nối kết lại với đầy đủ 3 tiểu đoàn, 5,6 và 8 sau lần đổ quân xuống đồi Gió vào trung tuần tháng tư.
.
.
ztdal-chandung-nhaydu.jpg
.
chân dung người lính Nhẩy Dù trên chiến trường An Lộc, xác pháo 105 mm và trực thăng UH-1 nằm ở đầu mặt nam thị xã.
.
.
.
Tôi có đọc một hồi ký của một sĩ quan chiến đấu kiêm chiến tranh chính trị của Trung Đoàn 15 phàn nàn là đúng ra phải để cho tiểu đoàn BB của trung đoàn 15 này đánh đoạn chót nối tay với Tiểu Đoàn 8 Nhẩy Dù mới đúng vì TrĐ 15 / SD BB này đã chiẹu nhiều tổn thất nặng và đánh ròng rã ở mặt này từ trên cả tháng, đến khi tiến vào An Lộc thì lại để dành cho TĐ6 Nhẩy Dù vì SĐ Nhẩy Dù danh tiếng hơn. Tôi thì nghĩ TĐ 6 Dù cũng từng bị đánh gần tan hàng ở đồi Gió, đáng nhẽ ở hậu cứ dưỡng thương cũng được, trái lại, lại lên lại để vào An Lộc, mà họ đã đến chỉ cách AL hơn 3 km trước đó. Ngoài ra khi đánh cận chiến ép VC vào giữa từ hai mặt Nam lên, Bắc xuống, thì chắc chắn là hai tiểu đoàn Dù, cùng đơn vị mẹ Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù sẽ làm ăn nhịp nhàng cùng chiến thuật cao hơn vì họ từng liên hợp cùng tác chiến với nhau nhiều lần, cùng một tư lệnh chiến trường là Đại Tá Lưỡng, nên BCH quân đoàn 3 xắp xếp cho họ nối tay là chuyện thường, vã dỉ nhiên ai cũng biết là chiến trường thành công là do máu xương của mọi binh chủng, trong đó không quân Việt Mỹ ít được nhắc tới, không mấy ai nhắc tới các cấp chỉ huy không quân trực tiếp trên vùng trời An Lộc, mà ít ra các sĩ quan không quân Viêt Mỹ đã hy sinh nhiều nhất nếu tính theo số lượng sĩ quan.
.
.
.
Lúc nào trên chiến trướng An Lộc đều có các thám thính cơ, nhiều nhất là 02, bay 24/7 để điều động các phi vị yiểm trợ, theo dõi chiến trường, lúc nào cũng có các phi vụ yiểm trợ hỏa lực trên không của AC-130 Spectre, hay Hỏa long AC-119 túc trực thay phiên nhau 24/24 bắn phá các vị trí VC, các chiến xa VC, theo sự yêu cầu yiểm trợ của quân bộ chiến hay do các thám sát cơ phát hiện ra các vị trí của quân VC. Đó mới là nghuyên nhân chính mà chiến trường An Lộc đứng vững, cho tới ngày quân tăng viện và quân trú phòng bắt tay nhau ở Xa Cam ngày 8 tháng 6, đánh dấu, chấm dứt các cuộc cường tập của VC vào An Lộc, đánh dấu rắng VC đã thất bại trong cố gắng tiến chiếm An Lộc. Chiến trường An Lộc đã dứt điểm sự thất bại của đại quân VC sao hai tháng bao vây. Bây giờ chiến trường An Lộc đổi qua khúc quanh mới.
.
.
.
Chân dung người cán binh VC từ bắc vào nam, nằm lại chiến trường đưòng 13. Rất tiếc không có hình của họ khi còn sống, hay vui mừng khi chiếm được mục tiêu, vì bên VC, chuyện đó không cần thiết, chỉ cần chết cho CS quốc tế là được ghi công.
.
.
.
.
người lính VNCH không chân dung, nằm xuống bên đường 13, còn chút may mắn hơn là gia đình sẽ được chôn cất.
.
.
.
.
Có những người lính tử thủ An Lộc đã nằm xuống không biết thân xác bây giờ ở đâu, Đại Úy Lê bắc Việt, chức vụ khi tử trận, Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 7 SĐ5 Bộ Binh. Nay chỉ còn hình ảnh trong gia đình, vợ là chị Nguyễn thị Thu cất giữ.
.
.
.
Trong khoảng thời gian này, không biết chính xác vào ngày nào, Đại Tá tư lệnh SĐ5, chỉ huy trưởng của chiến trường trên thị xã An Lộc được thăng chức lên chuẩn tướng. Đồng thời tất cả quân nhân trên chiến trường này cũng được thăng thưởng một cấp. Tuy nhiên, cũng có một số chỉ huy, theo tôi, phải bị khiển phạt vì thiếu thu tập về tình báo, thiếu chuẩn bị, cho nhẩy các toán thám kích, biệt kích lấy tin như thế nào mà không biết được VC chuyển quân bao vây Lộc Ninh, cả trăm xe tăng, xăng dầu, lương thực tiếp tế cho một đại quân có đến gần 50 ngàn tấn công bao vây An Lộc, cắt đút QL 13 xuống gần tới cạnh Lai Khê, mà cho đến khi VC nổ súng tấn công, lúc đó mới biết. VC đã tài tình cất dấu cả trăm chiến xa, kho tàng đạn được bắn tới ¼ triệu qủa đại pháo và lương thực suốt mấy tháng chuẩn  tấn công An Lộc, không hề có không quân tiếp liệu hay tải thương. Từ du kích chiến vài năm trước, bước qua trận địa chiến, tấn công với đủ thứ đại pháo, tới hỏa tiễn phòng không bắn rơi đủ loại không quân Việt Mỹ, một thành qủa lớn của VC.
.
.
ztdal-lvh-tvpuoc.jpg
.
Đại Tá Lê văn Hưng, lên chức Chuẩn Tướng trên chiến trường An Lộc.
.
.

.
.
ztdal-binhlonganhdung.jpg
.
Sau trận chiến, cả hai bên đều nhận mình đã chiến thắng, vui lòng theo dõi bài chót, lần tới, kết thúc trận chiến An Lộc.
.
.
ztdal-kyniem40nam.jpg
.
.
.

.
ztdal-ql13-thuongdan.jpg
.
Chỉ có những người vô tội, chết và bị thương, cô nhi qủa phụ là những người thua cuộc, mẹ Việt Nam là người thua cuộc.
.
.
.
ztdal-kyniem40nam.jpg
.
.
.

.
an loc binh long, tran chien an loc, an loc battle, ARVN, duongtiden,
.
.

Labels Loại Bài

Followers

About tmd.design

My photo
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com
Powered by Blogger.