.
.
.
Tôi và Sư Đoàn Nhẩy Dù, bài phụ luc số 1... , Trận chiến An Lộc ngày... sẽ tiếp tục sau.
.
.
.
.
Trong những lần viết bài về An Lộc, Hai chữ Nhẩy Dù luôn nhắc đến một kỷ niệm của tôi từ mấy chục năm qua, một kỷ niệm nhỏ, hôm nay viết lại, có những người trong đó đã nằm xuống …. Cho nên cần viết lại khi trí nhớ của tôi hãy còn hoạt động.
.
.
Ngày còn nhỏ lắm, tôi đi Hướng Đạo từ Sói Con lên, trong bầy Lê văn Duyệt, có hai anh em Vũ anh Tuấn và Vũ anh Dũng là con của ông Vũ quang Tài, có một thời làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 Nhẩy Dù từ thời Nhẩy Dù được chuyển giao về cho QĐVNCH từ Pháp. Lúc còn nhỏ, tối chỉ nhớ một chuyện buồn xẩy ra cho gia đình Dũng, là ông Tài, lúc đó là sĩ quan cao cấp Dù, có chỉ huy đảo chánh ông TT Ngô đình Diệm năm 1960, sau đó không thành, bị bắt và bị giam ở Côn Sơn. Lúc đó tôi nhỏ lắm nên chỉ nhớ như vậy.
.
.
.
.
Sau này lớn hơn, qua 65, nhà tôi dọn về ở gần chợ Hòa Hưng, gần đó là trại lính, tên là gi tôi tự nhiên quên mất, ngay trước nghĩa trang Đô Thành, nơi trú đóng của một Tiểu Đoàn ND (hình như trại Ng trung Hiếu ?). Từ nhà tôi đạp xe vào cư xá sĩ quan Chí Hòa, đi qua đây, rẽ trái vào đường Bắc Hải rồi vào cổng cư xá. Đến gặp Vũ anh Dũng hay một người nữa, nhà cũng ở cư xá mà tôi quên tên rồi, nhà anh này hình như là dẫy B. Còn nhà Dũng ở xa hơn, khu mới xây sau này, gần ra phía đường Tô hiến Thành.
.
.
Khi học thám du, coi bản đồ địa hình và dùng địa bàn trong HĐ, tôi có nói Dũng xin ba là Bác Tài, lúc này là Đại Tá Cục trưởng Cục Xã Hội của QĐVNCH một tấm bản đồ hành quân để làm quen. Ông cho một tờ bản đồ hành quân, hình như tỷ lệ 1/50000, nhưng rất tiếc, nhìn rất chóng mặt, toàn vùng rừng núi cao Yên Thế ngoài thượng du Bắc Việt, đường cao độ chằng chịt gần nhau đến thấy ớn. Đó là hồi tôi rất nhỏ, sĩ quan nhẩy dù mà tôi biết là ĐTá Vũ quang Tài.
.
.
Sau trận Mậu Thân tết 1968, tôi nhớ một hôm nhà ăn cơm trưa, có cháu của mẹ tôi là anh họ tôi, Trung Sĩ Không Quân, nhà văn Thế Phong gì đó, có dẫn người em vợ anh ta đến cùng ăn cơm chung. Anh gìới thiệu người em vợ là Thiếu Úy Nhẩy Dù, đang nằm trong BV Đỗ Vinh của Sư Đoàn Nhẩy Dù, anh này đang dưỡng thương, bị thương ở ngực. Tôi nhìn anh thấy rất bình thường, thư sinh, chẳng có vẻ gì nhẩy dù hết trong bộ đồ thường dân sự áo sơ mi.
.
Trong bữa ăn, anh này có nói với mẹ tôi là nằm bịnh viện buồn qúa, nên anh đang xin về đơn vị sớm hơn. Mẹ tôi có nói sao không đợi lành hết vết thương, gỡ băng xong thì hãy xuất viện. Anh trả lời, là chỉ đi dẫn lính đi vòng vòng phía sau phi trường Tân sơn Nhất đi tuần cho dãn gân cốt chứ không có gì lạ hay mệt mỏi gì, đi cho khỏe người.
.
.
Vài tuần sau, anh họ tôi tạt ngang nhà tôi, buồn rầu nói, người em vợ anh, đã tử trận, bị VC bắn sẻ bên Gò Vấp, cả trung đội không ai bị gì hết, anh ta bị du kích núp trên cây, thấy được lon sĩ quan Nhẩy Dù nên bị bắn sẻ chết. Gia đình tôi bàng hoàng, anh ta mới ngồi ngay đây ăn cơm trưa vài tuần trước mà. Chiến tranh là như vậy, cái chết rất gần, chỉ phía sau phi trường, sau bộ chỉ huy Nhẩy Dù chưa hơn 3 cây số.
.
.
.
.
Sau này khi học Đại Học Kiến Trúc năm thứ ba, năm này rảnh rang lắm, vì tôi đã xong loạt bài 10 bài sáng tạo, đồ án kiến trúc cấp Hai ngay đầu năm thứ ba. Không được làm bài đồ án kiến trúc cấp Một tiếp, vì tôi hãy còn học năm thú ba chưa thi construction cuối năm. Một hôm Ban Đại Diện SV tới hỏi tôi có thích đi giúp cho Sư Đoàn Nhẩy Dù trong thời gian ngắn hay không?
.
.
.
.
.
Được biết, SĐND, không biết liên lạc qua ai, đến nhờ sinh viên Kiến Trúc Saigon phụ giúp trong việc sáng tạo và điều hành phần nghệ thuật cho chiếc xe hoa của Sư Đoàn Nhẩy Dù tham dự cuộc diễn hành ngày Quân Lực VNCH 19 tháng 6 năm 1973. Ý kiến của BĐD SVKT hỏi tôi có muốn tham dự không, kể ra khá thú vị, tôi mới học năm thứ ba, nghề sáng tạo chưa biết tới đâu, nhưng tánh ham vui và hiếu kỳ làm tôi cảm thấy thích thú. Có nhiều sinh viên đàn anh. lớp trên tham dự nữa, thì cỡ tôi chắc chỉ làm tà lọt đi chơi cho biết thôi. Thực tình là như vậy, trong nhóm chỉ có tôi và Phan lạc Việt là KT70, còn toàn ra là các lớp trên năm thứ sáu, có anh Nguyễn tất Tống, không nhớ lúc đó đã làm diploma chưa, hay cũng vừa đủ bài ra trường. Để coi lại ngày anh này nộp đồ án tốt nghiệp.
.
.
.
Một ngày, hai chiếc xe Jeep lùn, nhiều cần ăng ten đến đón vào buổi sáng, người trung úy là sĩ quan liên lạc, giới thiệu tên là Mạc Đạm, trung uý Đạm, người cao trung bình, hay cười, vui vẻ và rất lịch sự. Xe đón đoàn sinh viên Kiến Trúc, không nhớ rõ bao nhiêu người hôm đó, chỉ nhớ có anh Minh Bò KT65, Chị Tám Xinh KT65, lúc đó làm bà Ngọai, tức là Phó Trưởng Tràng Ngoại Vụ ban đại diện, Có Vũ thế Vương KT69,Phan lạc Việt KT70 và tôi KT70, chắc còn ai nữa không nhớ được.
.
.
.
.
.
Qua cổng trại Hoàng Hoa Thám phía Ngã Tư Bẩy Hiển, xe chạy sâu vào trại tới khu quân xa, tiếp phía sau là cuối phi đạo TSN, nơi đó trong nhà xe rộng lớn sẽ là nơi thực hiện Xe Hoa cho SĐND tham dự diễn hành ngày Quân Lực 19-6. Dẫy bàn dài, trải mền xanh nhà binh, hai hàng ghế, các giá giấy trắng để thuyết trình đang chờ chúng tôi. Được giới thiệu với Trung Tá Nguyễn văn Tư là chỉ huy trưởng căn cứ Hoàng hoa Thám, Trung Tá Vinh, tôi không nhớ họ, ông là chỉ huy tại hậu cứ Sư Đoàn. Vào mở đầu, TrTá Tư cám ơn Ban Đại Diện SVKT đến cộng tác giúp SĐND thực hiện xe hoa, ĐHKT SG, coi như đây là nơì đào tạo KTS về sáng tạo Mỹ Thuật cùng Kỹ Thuật duy nhất của cả nước, sẽ giúp làm cho xe hoa của SĐ trở nên đặc biệt. Ông nhấn mạnh, SĐND tác chiến, đánh giặc không thua ai hết trong QĐVNCH, nhưng khi thi xe hoa, có khi còn thua cả Địa Phương Quân. Tôi nghe chỉ mỉm cười trong bụng, nghĩ rẳng có lẽ ĐPQ có nhiều họa sĩ nhân tài Mỹ Thuật trốn tác chiến, trốn vào ĐPQ chăng, cho an toàn hơn là sẽ hy sinh ngoài mặt trận.
.
.
.
.
Nói về tôi lúc này thì tôi hình như bắt đầu tuồi 20, năm thứ ba đại học, chưa dính dáng gì tới quân đội cho lắm còn ba năm nữa mới tới năm thứ sáu năm cuối cùng, và còn dư tới ba tuổi ngồi lại lớp nữa, nên đường nhập ngũ còn khá xa xôi. Ngồi trong bàn nghe Trung Tá Tư và các sĩ quan Dù tường trình, chúng tôi thì mặc quần áo dân sự, quần dài áo sơ mi, tóc dài, ngoài cửa thì hai quân cảnh Dù to lớn đứng gác, hai anh này lai tây da đen, to như Mỹ coi ngầu lắm. Còn các sĩ quan Dù khác thì im lặng, ngay ngắn, không ai nói gì trừ khi được hỏi. Sau đó chỉ còn Trung Tá Tư, Trung Úy Mạc Đạm và ông sĩ quan gì lo quân xa, chắc thêm một sĩ quan khác, và toán nhân viên từ thợ hàn, thợ mộc, họa sỹ, và vân vân chừng mười người, toàn là binh sĩ ND, lo thực hiện xe hoa. Theo chương trình, xe hoa là chiếc xe Dodge mới, xe này nhỏ hơn GMC bự, to hơn Jeep lùn, được dùng làm xe hoa, vì không quá cao như GMC, khó cho người hai bên đường nhìn thấy.
.
.
Phần Nhẩy Dù đã có sẵn ý kiến, là khung xe hoa như thế nào, hai bên có hai hàng huy hiệu của các Tiểu Đoản Dù, chia đều thành các hộp huy hiệu có đèn chiếu sáng từ bên trong. Xe có máy phát điện. Họ đã thực hiện phần khung sáng tạo tối thiểu, cần có để đại diện cho SĐND. Bây giờ thì phần bàn sáng tạo xe hoa bắt đầu, họ để dành cho chúng tôi, họ không muốn xe hoa phô trương ra sự tác chiến sắt máu của sư đoàn thiện chiến nhất của VNCH mà muốn mọi người nhìn SĐND qua khía cạnh mới về tương lai yên bình hơn. Anh Minh Bò KT65, có ý kiến nhiều nhất và phác họa xe hoa theo chủ đề Hoà Bình Xây Dựng lại Nông Thôn sau chiến tranh, Nhẩy Dù sẽ về quê trở về ruộng vườn xây dựng lại làng xóm đã tan nát vì chiến tranh. Chủ đề chính như vậy, năm đó là năm Sửu, xe hoa có con trâu đen to lớn ở giữa, hai bên, một là anh lính Dù, một bên là anh Nông Dân dẫn trâu ra đồng làm việc. Đại khái là như vậy, mấy chục năm tôi không nhớ rõ nữa, nên xin lỗi không vẽ phác họa lại xe hoa được.
.
.
Sau khi nghe đề nghị và nhìn phác họa, tôi xin hỏi là Nhẩy Dù có muốn xe hoa mình rất đặc biệt không giống ai không? mọi người tò mò yêu cầu tôi giải nghĩa tiếp. Tôi đề nghị là sẽ có hai xe hoa, không chỉ là một, một xe Jeep nhỏ đi đầu mang phù hiệu, biểu hiệu chính của SĐND, sẽ có đoàn người đi phía sau nối tiếp vào xe hoa chính, xe đi đầu có phù hiệu chính Con Ó của SĐND, hai bên là các binh sĩ dù và nông dân đi qua lại, khoác cánh chim làm thiên thần, múa qua lại và sẽ tiếp xúc với khán gỉa đừng coi hai bên đường, mỗi khi xe hoa ngừng lại ở phần có khán đài. Tôi cũng nói thêm là các người đi diễn bên dưới đường sẽ có kích thước cao lớn, đi trên cà kheo, mặc đồ to lớn thích hợp đi lượn qua lại để có tỷ lệ cùng chiều cao với hai xe hoa, và làm cho người coi thích thú và ngạc nhiên. Khi qua phần diễn hành thì họ rút về chiếc GMC tiếp tế bọc hậu tiếp ứng trừ bị cuối cùng để nghỉ ngơi, đi vệ sinh và thay đổi.
.
.
Mấy ngưởi sĩ quan Dù đều im lặng, không ngờ ý kiến của tôi quá táo bạo. Trung Tá Tư nói là ý kiến rất lạ, chưa có ai làm xe hoa như vậy bao giờ từ xưa tới nay, không có gì mà Nhẩy Dù không làm được, chỉ sợ không nghĩ ra thôi, đánh giặc còn không sợ chết thì làm xe hoa đâu có gì mà làm không được. Ông ngỏ ý thích thú và nghĩ rằng các binh chủng khác sẽ không có ai nghĩ ra sẽ làm như vậy. Nhưng ông hỏi, ai sẽ là người dậy Nhẩy Dù đi cà kheo, chính ông cũng không biết đi ra sao. Tôi giải nghĩa là đi trên khung cây cao chừng trên 1m, có cây dài hai tay vòng kẹp vào nách mà đi, hoặc là đi bằng chân cây cột vào hai chân thật. Tôi có đi hồi nhỏ trong Hướng Đạo, không cao lắm vì lúc đó tôi còn nhỏ, bây giờ làm cho tôi một cặp, tôi sẽ vẽ kiểu ra, tối về tôi tập một chập, thì ngày mai tôi có thể biểu diễn và chỉ lại cho các binh sĩ Nhẩy Dù đi cà kheo. Bây giờ nghĩ lại thì hồi đó tôi to gan thiệt, nghĩ gì là nói ngay ra, và trí tưởng tượng cũng quá phong phú và ngông cuồng.
.
.
Trung tá Tư hỏi tiếp là học đi cà kheo có khó không, bây giờ nói lại là lúc đó tôi cũng cao 1m70, TrT Tư to con lắm cao phải trên 1m75, to lớn như Mỹ, đi tới lui nhanh nhẹn lắm. Tôi nói là khó hay không thì sẽ có người không đi được, chỉ chọn những người đi được, tuy nhiên khi học sẽ bị té đau, ê mông hay trặc cổ chân, nhưng không nguy hiểm như học nhẩy dù, vừa nói tôi vừa chỉ ra phía trước là cái chuồng cu của trung tâm huấn luyện nhẩy dù, nơi bàn họp nhìn thẳng ra hai cửa nhà kho mở rộng là thấy chuồng cu liền và các tiếng hô khẩu hiệu “ Nhẩy Dù Cố Gắng” dồn dập bên đó.
.
.
TrTá Tư nói té không sợ đâu, tôi cho anh một trung đội võ sinh Thái cực Đạo của võ đường SĐ Dù toàn là thứ chì nhất của Nhẩy Dù đang về đây dự huấn luyện, anh Mạc Đạm này là võ sư chỉ huy võ đường đó. Bây giờ tôi mới biết anh Đạm là đệ tam đẳng huyền đai. Anh chỉ nhỉn tôi gật đầu cười hề hề, không nói gì. TrTá Tư còn nói thêm, anh sẽ dậy tôi đầu tiên nữa. Nếu võ sinh SĐND mà không học đi cà kheo được thì sẽ không có ai học được nữa. Bây giờ đến nghỉ trưa, sau đó là khởi công vô làm xe hoa liền, họ đã làm xong khung xe, chúng tôi dựa vào đó design tiếp, hai hàng hộp đèn phù hiệu các Tiều Đoàn có sẵn, chỉ sơn khung hộp thôi. TrT Tư nói bây giờ mời mọi người chuẩn bị rửa tay, rửa mặt cho tỉnh táo để ăn trưa, ông đã cho xe đi lấy phần ăn trưa rồi.
.
.
Tôi thích thú lắm, lần đầu tiên mới có mặt trong một căn cứ chỉ huy quân sự quan trọng to lớn như vầy, được coi các sĩ quan cao cấp đang điều hành, mà lại trực tiếp với TrTá Tư, chỉ huy trưởng căn cứ Hoàng hoa Thám. Còn sỉ quan liên lạc, anh Đạm thì rất là vui vẻ thân mật vi gần bằng tuổi tôi, chỉ lớn hơn vài tuổi, đang thân mật trò chuyện thăm hỏi làm quen với các sinh viên Kiến Trúc này. Nhìn lại chúng tôi, thì người to, người nhỏ, người lùn, người cao, nam nữ có đủ hết, và ăn mặc thi đủ thứ đủ kiểu. Anh Minh Bò, thì lúc nào cũng tóc dài ăn mặc rất bụi, quần jean bạc phếch, Vương Lùn thì nhỏ con và lùn, còn tui thì đen đúa, chị Tám Xinh thì áo dài trang điểm le lói lắm vì chị ta đi làm riêng bên ngoài, đi xế hộp lâu rồi.
.
.
Chiếc xe chữa lửa thắng cái két trước nhà xưởng quân xa, mấy người lính Dù mặc áo chữa lửa nhẩy xuống mặt mày lo lắng không biết cháy cái gì mà TrT Tư cho gọi xe cứu hỏa vào. Họ kéo vòi nước ra đứng đợi rồi ngưng lại ngạc nhiên vì không thấy có cái gì cháy. Mấy người lính Nhẩy Dù làm xe hoa, mang mấy cái chậu ny lông ra, kê hàng dài, bao nhiêu ông bà sinh viên KT là bao nhiêu chậu. còn tụi tui thì đứng nhìn thích thú quan sát, không biết họ đang làm cái gì coi lạ qúa. TrTá Tư chỉ cho anh trưởng xa cứu hỏa, anh cho nước vào đầy mỗi chậu. Chưa xong, gọi bệnh viện cho mang xe cứu thương vào đây, ông Tư ra lệnh.
.
.
Một xe cứu thương loại lớn chạy thật nhanh đến, bệnh viện Đỗ Vinh của SĐ Dù nằm ngay bên cạnh, theo sau là một xe Jeep chỉ huy, một Thiếu Tá Quân Y cao lớn nhẩy xuống mặt mày lo lắng, chào Trung Tá, có gì không mà TrTá cho gọi xe cứu thương. À không, tôi chỉ cần mấy băng gauge loại lớn cho các qúy vị này rữa tay lau mặt, vậy thôi, chứ đâu có gì mà Thiếu Tá cần đi theo. Ông Thiếu Tá bác sĩ quân y cười nhỏ, tôi thấy TrT kêu xe cứu thương nên tôi phải đích thân tới, tôi thấy nét mặt ông này chưng hửng và tò mò nhìn đám chúng tôi. Còn chị Tám Xinh thì cười lớn bước tới bắt tay ông này hỏi han trò chuyện: Chào anh Niệm. Đó là Thiếu Tá Tôn Thất Niệm, Bác Sĩ Trưởng của Quân Y Viện Đỗ Vinh Sư Đoàn Dù. Chị Xinh quen biết ông này, vì em chị Xinh là một Tiểu Đoàn Trưởng “Trâu Điên” bên Thủy Quân Lục Chiến.
.
.
.
.
.
Bây giờ chúng tôi được mời rửa mặt rửa tay để ăn trưa. Thiệt là ngượng trân, thiệt là kỳ cục vì chuyện rửa ráy cá nhân là chuyện riêng tư đâu có làm trước mặt mọi người, toàn là sĩ quan cao cấp Dù, binh lính Dù, rửa mặt trước một xe chữa lửa, một xe cứu thương, và các binh sĩ tháp tùng thiệt là kỳ cục. Tôi phải nói nhỏ với anh Đạm, ủa còn các vị sĩ quan cũng phải đi rữa tay để nghỉ ngơi ăn trưa chứ. Mấy người đó hiểu ý đi chỗ khác, còn chúng tôi cũng phải rửa cho nhanh, để cho các binh sĩ hạ sĩ quan dọn dẹp chứ để lâu coi kỳ quá. Qủa thiệt là mấy ông chỉ huy Dù này dàn ra chào đón săn sóc chúng tôi thiệt là qúa kỹ. Tôi nhớ lại năm 71 đi thụ huấn 5 tuần Quân Sự Học Đường, ở Quang Trung, ăn bờ bụi, làm sinh viên quân trường không quân số, tuy vậy chứ vẽ sao trên cổ áo, lính hạng bét đâu có được rửa tay lau mặt gì đâu ..!!! mà bây giờ, đang rửa tay rửa mặt trong bộ chỉ huy SĐND, có tới hai chục người binh sĩ Dù, lính có, hạ sĩ quan có, đang tò mò nhìn chúng tôi rất lạ lùng trong im lặng. Có lẽ lần đầu tiên họ mới thấy mấy dân sự được ưu ái tiếp đãi như vậy. Chúng tôi phải nói với anh Đạm, yêu cầu cho các xe cứu hỏa, cứu thương đi về, các anh Nhẩy Dù khác đi ăn trưa, tan hàng, và ngày mai không được làm như vậy nữa, nếu không, chúng tôi sẽ không đến nữa. Ngày mai, lính rửa tay ở vòi nước nào, chúng tôi sẽ làm y như vậy nếu cần.
.
.
.
.
.
TrTá Tư bước vào, nhìn đồng hồ, nói: Sao mấy đứa này đi lâu vậy, ra Bô Đa lấy bánh mà giờ này chưa về. Tôi ngạc nhiên hỏi anh Đạm, bộ Brodard ngoài Tự Do Lê Lợi thiệt hả anh, làm sao họ đi nhanh được, qua Ngã Tư Bẩy Hiền, trưa hay kẹt xe nữa. Tr Úy Đạm cười: Không sao, tụi nó đi đường tắt qua cổng Phi Long, hồi sáng là chuyến đón các anh đi lần đầu, phải vào cổng chính Hoàng Hoa Thám đi qua sân Bộ Tư Lệnh cho đúng nguyên tắc quân phong quân kỷ có lính chào. Lần sau đi tắt qua cổng Phi Long ngay Lăng cha Cả, ngắn gần nửa đường cho lẹ. Không sao, cần đi nhanh, tụi nó mở còi hụ, mà xe hai cần câu, ai cũng nhường đường. Tôi nghe vậy chứ cũng không biết xe hai cần câu có nghĩa gì. Tôi nói: sao mà rắc rối vậy anh, đồ ăn lấy trong Câu Lạc Bộ Sư Đoàn là qúy hóa lắm rồi, được mời ăn là qúy rồi. Anh Đạm cười: Đâu được, đãi khách qúy mà. Tôi cười, chỉ qua chuồng cu: Nhẩy Dù Cố Gắng, ở bên đó họ đã tập nhẩy dù lại sau khi nghỉ trưa.
.
..
(còn tiếp vài bài... )
.
.
duongtiman, duongtiden, nhay du viet nam, su doan nhay du.... tien duong aia
.
Nov 25, '11 8:23 PM
ReplyDeletefor users tmddesign and nuavongtraidat
ngay trước nghĩa trang Đô Thành, nơi trú đóng của một Tiểu Đoàn ND (hình như trại Ng trung Hiếu ?).
Dạ đúng rồi Anh. Hướng Saigon chạy lên Ngã Tư Bảy Hiền.Phía bên tay phải là trại Dù Nguyễn-trung-Hiếu. Chạy lên tí xíu nữa ,quẹo tay trái là vô cư xá Sĩ Quan Chí Hòa ,chạy lên một đoạn ngắn cũng nằm bên tay trái là Bắc-Hải( có một cái ao toàn là Lục Bình ).Đường chính là đường Lê-văn- Duyệt. Sai này đổi tên mới thì mình không biết là đường mới tên gì ???
Trung úy Nguyễn-trung-Hiếu chết năm 1952.Trong năm này ,tiểu đoàn 1 ,nhảy xuống Xuyên-Mộc ,tấn công vào mật khu Lê-hồng-Phong căn cứ địa đạo của Cộng Sản. Vị Sĩ Quan VN đầu tiên hy sinh trong cuộc chiến.Từ đó , căn cứ của tiểu đoàn được mang tên Ông là trại Nguyễn-trung-Hiếu.
Cám ơn bạn David, đường Lê văn Duyệt sau đổi tên là cách mạng tháng 8, như vậy trí nhớ của tôi chưa đến nỗi tê. Trại Nguyễn trung Hiếu, căn cứ của Tiều Đòan 1 Nhẩy Dù.
ReplyDelete